Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 28

03 Tháng Mười 202012:44 SA(Xem: 5860)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 28


NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 28  



Thứ hai 21 tháng 9


Đó là một tiệm giày nhỏ kiểu "pop and mom store" ở thành phố ven biển miền Tây, Astoria, Oregon đã được truyền qua bốn thế hệ, đã sống còn sau 128 năm. Năm 1892, ông cố của Pete Gimre từ Na Uy, di cư sang Mỹ và mở tiệm giày Gimre's shoes. Hết đời ông, tiệm giày truyền lại cho ông nội, rồi đến cha của Pete.

Pete bắt đầu ra tiệm giày làm việc, phụ giúp cha lúc vừa bước vào tuổi 16. Năm 1984, cha ông quyết định về hưu, truyền lại tiệm giày cho Pete, lúc đó vừa bước vào tuổi 24, nhưng đã có sáu năm gắn bó với Gimre's shoes.


blankblank

                       Courtesy of Pete Gimre 


Là một tiệm giày nhỏ, Gimre's Shoes không bán online, chỉ có những khách hàng trung thành là dân địa phương, và du khách. Cách làm ăn có uy tín và thành thật của Gimre's Shoes stores chiếm được cảm tình của khách hàng. Tiệm giày nhỏ này trở thành một nơi quen thuộc cho dân địa phương khi người ta cần một đôi giày mới cho một chuyến leo núi, một chuyến đi xa, một đôi giày cao cổ cho mùa đông, hay một đôi dép cho mùa hè...


Họ lớn lên, già đi, vẫn yên phận với cuộc sống an lành, không bon chen, rất ổn định. Nhưng rồi "thuở trời đất nổi cơn... đại dịch", cũng như các tiểu bang khác, Oregon cũng lockdown, Gimre's Shoes cũng phải đóng cửa. Chương trình trợ giúp PPP  (Payroll Protection Program) từ chính quyền Liên bang, giúp Pete trả được tiền thuê mặt bằng, giữ được tiệm giày tồn tại.


Thời hạn lockdown của Oregon chấm dứt, Gimre's Shoes mở cửa lại, chỉ còn ông chủ tiệm và hai nhân viên. Ở một thị trấn nhỏ, người ta biết nhau, và hết lòng ủng hộ nhau về mọi mặt, nên tiệm giày đã được truyền qua bốn  thế hệ, dù doanh số không còn như trước, nhưng vẫn đủ để trang trải chi phí và sống còn trong thời đại dịch. 

Sau hơn nửa năm, cúm Tàu len lỏi vào Mỹ, con số các tiệm nhỏ đóng cửa nhiều đến nỗi người ta không tưởng tượng nỗi. Hệ thống truyền thông chỉ nhắc đến các Công Ty lớn, vì con số nhân viên bị sa thải lên đến vài chục ngàn. Những tiệm nhỏ (pop and mom stores) âm thầm đóng cửa, không có thông báo, vì người ta không có doanh thu, không đủ tiền trả tiền thuê mặt bằng. Đến nỗi trên tờ Washington-post, đã có một bài xã luận có một cái tựa khá ngộ nghĩnh và buồn "Một lễ cầu siêu cho tất cả các cửa hàng nhỏ phải đóng cửa vĩnh viễn vì đại dịch", ký giả Petula Dvorak đã mô tả về tình hình chung các cửa tiệm sang trọng chuyên phục vụ các dân biểu, nghị sĩ và nhân viên ngoại giao đoàn quanh vùng thủ đô Washington DC.


blankblank


Chẳng hạn tiệm kính thuốc Wagner Opticians ở thủ đô DC đã phải âm thầm  đóng cửa sau đúng nửa thế kỷ ăn nên làm ra. Tiệm đã sống sót sau nhiều biến cố lớn nhỏ, cả chính trị, lẫn kinh tế,đã tồn tại qua các cuộc suy thoái kinh tế, nhưng đã không thể tồn tại trong thời đại dịch. 



***

 

Thứ ba 22 tháng 9


Mùa thu đang về, mùa lá vàng rơi đẹp nhất trong năm. Nhưng vào năm 2020. mùa thu được nhắc đến không thơ mộng như "lá thu rơi xào xạc" mà sẽ được nhắc đến như một mùa ác mộng, mùa mà vi trùng cúm (đủ loại cúm) tấn công nhân loại.

Mỗi một tiếng ho, mỗi một tiếng "hắt xì" trong thời đại dịch đều có thể làm cho người chung quanh tránh xa "người phát ra tiếng động" không chỉ hai thước mà càng xa càng tốt.

Không ồn ào, hoa lá cành như các mặt hàng trang trí cho lễ hội ma quỷ Halloween, những túi kẹo ho, những viên thuốc trị dị ứng không cần toa bác sĩ lặng lẽ xuất hiện trên các quầy hàng "bán theo mùa" (seasonal goods counters).


Theo Asthma and Allergy Foundation of America, có đến 23 triệu người Mỹ bị dị ứng với phấn hoa, với thời tiết thay đổi. (Chính bản thân chúng tôi cũng là một trong số những người này , nên vào lúc chuyển mùa trong thời đại dịch, phải tự nguyện "cấm cung" để khỏi gây ra "khủng bố tinh thần" cho người khác vì mũi của mình rất nhạy cảm với thời tiết).

Vì vậy, cũng vào mùa đại dịch, các loại thuốc dị ứng, thuốc ho không có side effect, bán tự do ở các quầy thuốc tây trở nên đắt hàng. Ngay cả vitamin C giúp tăng sức đề kháng cũng được tìm mua nhiều hơn những mùa thu không có đại dịch.


Cho đến khi có vaccine, nhân loại vẫn phải sống với khẩu trang, với khoảng cách giao tiếp xã hội hai mét. Cùng giúp nhau vượt qua đại dịch dễ dàng hơn bằng lòng kiên nhẫn. 

Chợt nhớ một lời khuyên đọc được từ sách (không còn nhớ là của ai) "Nếu không ra khỏi sa mạc được, thì hãy là một cây xương rồng để tồn tại".


Coronavirus đã thắng trận thứ nhất, có thể sẽ thắng trận thứ hai vào mùa thu năm nay, nhưng nhân loại sẽ thắng trận chiến với kẻ thù vô hình Coronavirus. Cho đến lúc đó, có lẽ chúng ta phải tập là một cây xương rồng để tồn tại, và sống còn sau đại dịch.  



***


Thứ tư 23 tháng 9


Bạn có tin là một người đã bước vào tuổi 90 có thể "hạ đo ván" Coronavirus chỉ trong ba tuần lễ? Đó là một "kỳ tích", một phép lạ xảy ra với ông cụ Enzo Carnaroli ở thành phố Media (phía Đông Nam của tiểu bang Pennsylvania), dân số chưa đến sáu ngàn người. 


Vào ngày cuối cùng của tháng 8, ông Carnaroli thức dậy với một cơn sốt, ông lập tức được đưa vào bệnh viện Riddle Hospital.

Ở tuổi 90, bị nhiễm Coronavirus, ông bị cách ly hoàn toàn, và được chăm sóc đặc biệt dù hy vọng hồi phục không cao.

Ông được truyền huyết tương (plasma) của một "cựu bệnh nhân" COVID-19 như một cách điều trị "còn nước còn tát". Như một phép màu, sau ba tuần chiến đấu với cúm Vũ Hán với cơ thể của một người 90 tuổi, ông Carnaroli lành bệnh.

Đây không phải là lần đầu tiên, ông cụ ở cận kề bờ sinh tử. Ở tuổi 70, ông đã chiến đấu mãnh liệt và đã thắng được ung thư ruột (colon cancer) giai đoạn bốn. Hình như cơ thể ông có đầy đủ "kinh nghiệm chiến đấu" khi đứng gần lằn ranh sinh tử?  

Nhân viên bệnh viện và vợ ông (bà Joan) đều tin là việc truyền huyết tương (plasma) của người đã khỏi bệnh cúm Vũ Hán là đồng minh mạnh nhất giúp ông Carnaroli đánh bại được Coronavirus. 


Ngày ông xuất viện, cả bệnh viện đều lạc quan, vui mừng. Họ tiễn ông ra tận cửa bệnh viện, đeo cho ông một cặp găng tay boxing màu đỏ, và cho phát một bài hát trong album "Rocky" từ 43 năm trước như là một biểu tượng của việc chiến đấu và đã thắng được bệnh tật của ông Carnaroli. 


blank

        Courtesy of abc news


Khi được phỏng vấn, ông Carnaroli-một người Ý đã di cư qua Mỹ từ lúc còn rất trẻ- đã nhỏ nhẹ trả lời "Tôi cầu nguyện mình sẽ khỏe hơn và sống được thêm vài năm nữa. Chỉ có thế thôi, không mong gì hơn"


Trước ông Carnatoli, ông Phil Corio, người già nhất nước Mỹ hiện nay, ở tiểu bang New Mexico cũng thắng vẻ vang trong trận chiến đấu không cân sức với Coronavirus vào tháng 5 năm nay.


Có thể trong và sau đại dịch, người ta cảm nhận được định mệnh, và đôi khi sẽ tự nhắc mình "đừng bao giờ nguyền rủa định mệnh, mỗi điều định mệnh mang đến đều có ghi giá một cách kín đáo" .


***


Thứ năm 24 tháng 9


Đến trung tuần tháng 9 năm 2020, sau hơn nửa năm đại dịch COVID-19 xuất phát từ Vũ Hán, China,  hoành hành ngang dọc trên thế giới, cướp đi hơn một triệu sinh mạng, và làm cho hơn 25 triệu người đã lành bệnh, nhưng vẫn phải sống với những di chứng khác nhau từ cúm Tàu, người được ghi nhận là bệnh nhân cao tuổi nhất thế giới đã thắng được Coronavirus là bà cụ Maria Branyas ,113 tuổi,  người Tây Ban Nha.


Cụ Branyas là người Tây Ban Nha, nhưng sinh ra ở San Francisco năm 1907, khi thân sinh của cụ, một ký giả người Tây Ban Nha, qua Mỹ làm việc dài hạn, mang theo vợ của mình. Cô bé Maria Branyas lớn lên, đi học ở Mỹ, cho đến năm lên 8 tuổi, thì theo cha mẹ về sống ở Tây Ban Nha. Từ hai mươi năm nay, cụ Maria sống trong viện dưỡng lão ở ngay nguyên quán của mình Catalonian, Spanish, sức khỏe vẫn tốt, mặc dù tai đã không thể nghe, và mắt đã không thể nhìn rõ. 


blankblank

      Courtesy of  YouTube/AgenciaEFE/ David Alvarez  & Twitter/@telemadrid



Vào ngày 4 tháng 3 năm nay, 10 ngày trước khi Tây Ban Nha ban hành lệnh lockdown rất nghiêm ngặt, cụ Branyas được mọi người tổ chức sinh nhật thứ 113 ngay trên giường của cụ. Chỉ một tháng sau đó, cụ bị nhiễm Coronavirus và bị cách ly hoàn toàn cho đến lúc cụ có được COVID-19 test âm tính. 


Không hiểu cụ được điều trị hay chỉ để đó cho "nước chảy bèo trôi"? Coronavirus đến rồi đi,vì cảm thấy không thể tấn công nổi một người đã sống hơn một thế kỷ, đã sống sót qua hai thế chiến, qua nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939), và sống sót qua cả hai đại dịch: cúm Tây Ban Nha 1918, và cúm Tàu 2019 .

"Bạn cùng nhà" với Cụ, trong tổng số 133 người ở viện dưỡng lão , đã có gần 20 người "trẻ" hơn Cụ bị Coronavirus mang ra khỏi đời sống.


Qua một người con gái, cũng là một người lớn tuổi, cụ Branyas vẫn còn sáng suốt nhận xét về đại dịch trong một cuộc phỏng vấn của tuần báo "The Observer" của Anh:


- "Tôi lại phải trải qua một cơn đại dịch nữa, một đại họa của thế giới một lần nữa với một hình thức khác. Hình như tôi đã nợ tất cả những người nằm xuống vì đại dịch".


Phần cuối của cuộc phỏng vấn là những bài học đáng giá cho tất cả mọi người trên thế giới, giàu hay nghèo, già hay trẻ, hạnh phúc hay bất hạnh :


- "Những người lớn tuổi đã chiến đấu suốt cuộc đời họ, hy sinh tuổi trẻ và giấc mơ của họ cho chất lượng của cuộc sống ngày hôm nay. Họ không đáng để bị lãng quên , đi ra khỏi cuộc đời như thế này." (They fought their whole lives, sacrificed time and their dreams for today’s quality of life. They didn’t deserve to leave the world in this way.)


- "Ở tuổi của tôi, tôi sẽ không tồn tại lâu hơn, nhưng hãy tin tôi , một trật tự mới cần được thiết lập" (Given my age, I likely won’t be there. But believe me a new order is needed.)


Chỉ tiếc là cụ không còn sức để chỉ dạy thêm cho hậu sinh về "trật tự mới" cần có để giúp cuộc sống nhẹ nhàng, bình an hơn. Nhưng chỉ như thế cũng để cho chúng ta phải suy nghĩ lâu, lâu lắm, có thể cho đến cuối cuộc đời.


***


Thứ sáu 25 tháng 9


Niên khóa 2020-2021 bắt đầu khi người ta "lâu rồi đời cũng quen" sống với đại dịch. Các em học sinh cũng quen thuộc với việc log in mỗi sáng, gặp thầy cô, bạn bè qua màn ảnh hình chữ nhật của computer, Ipad.

Hai đứa con nhỏ của ông Mitchell Couch biến chiếc bàn ăn của gia đình trong nhà bếp thành nơi học "virtual learning" của mình. Nhiều hôm,ông bà Couch phải "ăn lưu động" vì không muốn các con thiếu tập trung trong việc học.


blank

                                               Courtesy of Mitchell Couch - Instagram 


Là một người thợ mộc với hơn 20 năm kinh nghiệm, Mitchell đóng cho hai đứa con hai cái bàn học để giúp các con có không gian riêng trong việc học ở nhà.

Ông cũng nghĩ đến những đứa trẻ con khác, mà cha của các em không phải là thợ mộc.

Mitchell làm một video đơn giản post lên youtube, chỉ dẫn cặn kẽ cách đóng bàn cho học trò. Ông cũng cẩn thận liệt kê vật liệu cần có để giúp các ông bố "tay ngang" tự đóng được bàn học cho con của mình.


Video đó lọt vào mắt của một người chủ ngôi chợ Grocery Outlet ở cùng thành phố Leemore, miền Trung California. Người này liên lạc với Mitchell, bỏ tiền ra mua vật liệu (gỗ, đinh, sơn..) nhờ Mitchell đóng thêm một số bàn học cho những học sinh thuộc các gia đình nghèo.


"Kẻ góp công, người góp của", họ cùng có tấm lòng nên đã cung cấp được 37 cái bàn học cho các em học sinh ở địa phương tính đến trung tuần tháng 9. Và vẫn còn tiếp tục trong tình hình bàn học, bàn làm việc đang bỗng dưng tạm thời khan hiếm trong thời đại dịch khi người lớn làm việc ở nhà, và các em học qua màn hình computer.

Hạnh phúc đến với cả người cho lẫn người nhận, ngay cả trong thời đại dịch ở một thị trấn nhỏ, nghèo sống bằng nông nghiệp ở miền Trung California. 


Riêng Mitchel, mỗi tối ông vẫn trả lời các thắc mắc về việc đóng bàn học qua mạng xã hội Reddit cho các ông bố không những chỉ ở Leemore, mà còn ở khắp nước Mỹ.

Bằng tấm lòng, người ta vẫn tìm thấy hạnh phúc ngay cả trong thời... mắc dịch.



***


Thứ bảy 26 tháng 9


Đại dịch đã làm cho sự ổn định kinh tế trở nên bấp bênh hơn, với hàng triệu người hiện đang phải chuyển từ cuộc sống tương đối thoải mái sang không biết bữa ăn tiếp theo của họ đến từ đâu?


COVID-19 đã kéo dài hơn nửa năm, làm cho bữa ăn của gia đình Matilde Alonso càng ngày càng đơn giản.

Trước đại dịch,  bữa ăn tối của gia đình anh Alonso  thường có thịt gà, các con của anh được uống sữa tươi mỗi ngày. Bây giờ, bữa ăn của họ chỉ có bánh bột tortilla với muối. Ngay cả bánh mì, anh cũng không có tiền mua, và các con anh phải uống nước thay cho sữa.


Alonso mất công việc của một công nhân xây dựng khi Coronavirus bắt đầu đặt chân đến Guatemala, Bắc Mỹ . Từ vài tháng nay, ba bữa ăn sáng, chiều, tối của gia đình anh chỉ có bánh tortilla trộn muối, không có một thứ gì khác! Vợ anh còn cố tiết kiệm bằng cách mua bột mì về tự làm bánh tortilla, không dám mua các túi bánh tortilla cán mỏng hình tròn làm sẵn bày bán ở chợ.


Có những đêm không ngủ được, Matilde Alonso nghĩ đủ cách để kiếm tiền nuôi sáu miệng ăn trong gia đình. Không có công ăn việc làm, không có một hy vọng nào nhận thêm trợ cấp từ Chính phủ, ngoài $130  đã được giúp. Ở một đất nước nghèo khó, nợ nần chồng chất như Guatemala, trợ cấp 130 dollars cho mỗi gia đình đã là một cố gắng tối đa. Không ai dám hy vọng gì hơn. Anh nghĩ mãi, vẫn không tìm ra được cách kiếm tiền. Trong bóng tối của đêm dài, nghĩ đến những đứa con sẽ thiếu ăn, thiếu mặc, nước mắt anh chảy dài.


Một người bạn thương tình cho Alonso mướn một mảnh đất nhỏ , một người bạn khác cho anh mua chịu một số hạt giống, và hóa chất làm đất màu mỡ, xốp hơn. Thế là anh công nhân xây dựng siêng năng trở thành một nông dân cần cù, một nắng hai sương, mỗi ngày cày bừa, trồng trọt với hy vọng nhỏ nhoi có đủ thực phẩm cho sáu miệng ăn, và có đủ tiền trả lại cho những người bạn tốt đã giúp anh trong lúc khốn cùng.


Nghe chuyện này, mỗi lần uống sữa, chúng tôi vẫn nghẹn ngào nghĩ đến đâu đó trên địa cầu, có những em bé như bốn đứa con nhỏ của anh Alonso, và chắc chắn là có những em nhỏ khác ở khắp địa cầu, ở quê nhà vẫn phải uống nước đường, thậm chí cả nước lã thay cho sữa. 

Xin cùng góp phần giúp các em nhỏ đáng thương này bằng cách hiến tặng tiền online trên những trang web của các tổ chức thiện nguyện lớn, nhỏ, chẳng hạn như  Unicef, Milkcare Foundation ...

Không cần nhiều, chỉ cần $20 mỗi ba tháng, một trong những đứa trẻ con của anh Alonso sẽ được uống lại sữa. 

Như thế, mỗi lần uống sữa, chúng ta sẽ không còn "cảm giác tội lỗi", sẽ không thấy những đôi mắt trẻ thơ ốm đói ở đáy ly như trong huyền thoại ngày xưa, Mỵ Nương thấy đôi mắt Trương Chi ở đáy chén trà của mình 



***

 

Chủ Nhật 27 tháng 9


Ở Chile, Nam Mỹ tình hình cũng tồi tệ không kém. Cô Sonia Gallardo đến Chile từ Peru 12 năm trước để tìm kiếm một đời sống kinh tế khá hơn. Tuy chỉ làm công việc dọn phòng cho một khách sạn lớn ở thủ đô Santiago của Chile, Sonia cũng kiếm được 600 dollars mỗi tháng, đủ để cô dành dụm tiền đủ mua một ngôi nhà tươm tất ở quê nhà Peru. 


Rồi đại dịch Tàu đến Chile, với chính sách lockdown để ngăn ngừa Coronavirus lây lan , không còn du khách đến Santiago, khách sạn không có khách, Sonia mất việc. 

Ở một quốc gia nghèo, không có trợ cấp từ Chính phủ, cô phải sinh tồn bằng cách mua đi bán lại các sản phẩm cần thiết trong mùa đại dịch : hand sanitizer, thuốc khử trùng... đã vài tháng nay. Tháng nào may mắn lắm, Sonia kiếm được 80 dollars, chỉ vừa đủ để mua thức ăn sống qua ngày.


Trước thời đại dịch, bữa ăn của Cô thường có thịt gà và cơm nấu kiểu Nam Mỹ. Trong lúc này , bữa ăn chỉ có bánh mì, bơ, và cà phê đen, không có sữa. Nhiều lúc không bán được hàng, cả ngày Cô chỉ có cà phê pha đường. Chỉ trong vài tháng, trọng lượng của Sonia giảm gần 8kg, không có tiền mua quần mới, Cô phải may thêm dây thun vào quần.


Sonia đã trả lời phỏng vấn với khuôn mặt buồn thiu: "Tôi chưa bao giờ nghĩ là tôi phải trở lại cuộc sống như thời tôi vẫn còn ở Peru"


Trong mắt người phụ nữ còn trẻ này, Coronavirus là một con quái vật lấy đi công việc, và nguồn sống của Cô. Sonia không quan tâm đến vaccine, đến hơn 34 triệu người đủ màu da trên thế giới đã nhiễm cúm Vũ Hán, đến hơn một triệu người đã bị mất mạng vì Coronavirus.

Cô chỉ mong đại dịch chấm dứt để người ta được đi lại tự do, để cái khách sạn Cô làm có khách, và Cô có công việc, có tiền gởi về nuôi Mẹ ở quê nhà Peru. Chỉ đơn giản như thế!

Có những điều rất bình thường trong tầm tay bỗng dưng trở thành một ước mơ trong thời đại dịch.


Nguyễn Trần Diệu Hương

Trung Thu 2020

Như nén tâm hương tưởng nhớ NQK8 Trần Hữu Phúc @Stuttgart, Germany




23 Tháng Tám 20143:27 SA(Xem: 32324)
Bởi Sinh Nhật anh rơi vào tháng tám buồn Giọt mưa Ngâu nát lòng Ngưu Lang Chức Nữ Nhưng mưa đã cột hai mình từ hai nửa Thành một mình nên tháng tám tình thân
23 Tháng Tám 20142:57 SA(Xem: 30318)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 201411:42 CH(Xem: 33313)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 201410:39 SA(Xem: 27877)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
16 Tháng Tám 20142:34 SA(Xem: 33749)
Lạy Mẹ mùa Vu Lan đến rồi. Từ bao tiền kiếp của luân hồi Phước báo tái sinh làm con Mẹ Ơn đức cù lao tựa biền trời
15 Tháng Tám 201411:58 CH(Xem: 28268)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 201410:16 SA(Xem: 24764)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 20141:30 CH(Xem: 27314)
vẫn chiều tôi ngồi garage vẽ cả bầu trời mênh mông mênh mông bỗng thấy một đàn chim cánh nhỏ lượn chao rồi mất hút khi nào …
13 Tháng Tám 20144:29 CH(Xem: 25153)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 20141:26 SA(Xem: 29159)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
08 Tháng Tám 20143:16 CH(Xem: 40366)
Tháng Bảy mưa Ngâu sắp đến rồi. Nhân mùa báo hiếu gửi Mẹ tôi. *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀ MẸ QUÊ - Nhạc Phạm Duy - Đặng Thế Luân trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Tám 201411:37 SA(Xem: 34770)
Dòng sữa mẹ nuôi con tấm bé Len vào lòng vạn nẻo tình thương. Dù cho dòng sữa cạn nguồn, Tình thương trời biển còn vương hương đời. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức TÌNH MẸ - Thơ vhp - Nhạc Huỳnh Trọng Tâm - Ca sĩ Thùy An
06 Tháng Tám 201410:39 CH(Xem: 23285)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
02 Tháng Tám 20143:01 SA(Xem: 29268)
Về nghe tháng bảy mùa chay. Thương cha nhớ mẹ vòng quay định tuần. Cũng là hệ mẫu số chung. Nào ai tránh khỏi hòa cùng luật chơi.
02 Tháng Tám 20141:50 SA(Xem: 30667)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN THỀM TRĂNG SÁNG - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube. Vu Lan về con bâng khuâng nhớ lắm Nhớ Mẹ Cha đã cho con vào đời...
02 Tháng Tám 201412:37 SA(Xem: 28178)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
27 Tháng Bảy 20141:02 CH(Xem: 16237)
Mù Sương, Sinh Nhật vọng lời Khu Rừng Hực Lửa chiều trôi đỏ chiều Kẻ Tà Đạo tiếng lòng xiêu Căn Nhà Ngói Đỏ dắt dìu nhớ sang...
26 Tháng Bảy 20144:21 SA(Xem: 36333)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Vẫn Biết Là Thế Đó. Trình bày: Thuỳ An. Nhạc: Bằng Giang Hòa âm: Cao Ngọc Dung. Lời: Hoàng Ánh Nguyệt
26 Tháng Bảy 20143:42 SA(Xem: 21980)
Tôi đã từng mơ, sẽ đưa anh chị em cựu HĐS. Trấn Biên – Bửu Long cùng tôi dự trại. Đến hôm nay, giấc mơ xưa của tôi đã thành sự thật. Cả hai gia đình Trấn Biên – Bửu Long của anh chị em tôi đã được đoàn tụ tại Thẳng Tiến 10.
26 Tháng Bảy 201412:50 SA(Xem: 41206)
Von véo khúc tình rộn nhạc ve! Đỏ màu hoa phượng trổ sang hè Còn không tuyết khuất, trăng thầm đợi Vắng trống chiều xa, chim lắng nghe
22 Tháng Bảy 201411:05 CH(Xem: 23220)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
17 Tháng Bảy 201410:15 CH(Xem: 29734)
buổi trưa nhà Lữ Quỳnh buổi chiều nhà Nguyễn Xuân Hoàng ôi một ngày hạnh phúc ở San Jose một ngày Hoàng rất vui…
17 Tháng Bảy 20149:58 CH(Xem: 30170)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 20143:04 SA(Xem: 17110)
Đã hai ngày mà tui vẫn còn lừ đừ. Nửa như say sóng xe, nửa thật mệt và buồn ngủ, nhưng niềm vui vẫn cứ như in trong đầu. Cho nên nhiều lúc đang nấu cơm lại bật cười một mình.
11 Tháng Bảy 20143:34 SA(Xem: 31224)
Hai ngày theo phái đoàn Nam Cali xuôi về miền Bắc dự Hội Ngộ Ngô Quyền lần thứ 13 đã cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều tình thương và quyến luyến. Nếu tôi có thêm hai tay nữa, tôi cũng sẽ bấm hết ra, viết hết ra...
11 Tháng Bảy 20142:29 SA(Xem: 29433)
"Hãy đem niềm vui đến cho gia đình mình, bạn bè mình, những người chung quanh mình ". Sự góp mặt và đóng góp những gì mình có thể làm được cho những lần Hội Ngộ Ngô Quyền trong tương lai cũng là điều mà tôi sẽ và phải làm.
04 Tháng Bảy 20147:48 CH(Xem: 26185)
Lần nào thăm anh về lòng cũng nặng bầu trời mây những đám mây không có dấu chân Hoàng cầu mong anh vượt qua, vượt qua, vượt qua được ...
04 Tháng Bảy 201412:55 SA(Xem: 30126)
Tháng Bảy này Ngô Quyền mình họp bạn Có nhiều người lại vắng mặt nữa đây Xiết tay nước mắt đong đầy Mừng vui hội ngộ khóc hoài cố nhân
03 Tháng Bảy 20142:54 SA(Xem: 26761)
"Để ghi ơn Thầy cô đã một thời đem hết nhiệt tình dạy dỗ chúng em nên người, và cùng nhớ lại kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.
03 Tháng Bảy 20142:21 SA(Xem: 28520)
Ngày vui tháng bảy nở hoa. Chúc mừng họp mặt đậm đà tình thân. Thầy tôi đi trọn đường trần. Cô tôi thắt chặt nghĩa ân học trò. Bạn tôi cười nói vui đùa. Ngô vương dậy sóng trường xưa theo về.
28 Tháng Sáu 20144:13 SA(Xem: 30729)
tìm trong ngọn sóng triều lên dấu chân người bước qua miền phù vân chiều nay chợt nhớ bâng khuâng chút hương mùa cũ bỗng chừng đâu đây ngày xuân, tháng hạ hao gầy thuyền xưa, bến cũ đã đầy tuyết sương!
28 Tháng Sáu 20142:00 SA(Xem: 30953)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
27 Tháng Sáu 201410:58 CH(Xem: 28805)
Tôi rất thương cánh cổng trường mở rộng Đón bạn bè áo trắng bước chân chim Thật hồn nhiên và tràn đầy mơ mộng Ngô Quyền xưa bao dấu ấn êm đềm.
21 Tháng Sáu 20147:43 SA(Xem: 30028)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
20 Tháng Sáu 201410:17 CH(Xem: 29539)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
13 Tháng Sáu 20149:31 SA(Xem: 29523)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 20144:12 SA(Xem: 23965)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 20141:56 SA(Xem: 33499)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚT TÌNH AI GỬI CHO AI - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm
07 Tháng Sáu 201412:48 SA(Xem: 32531)
cùng lúc xem trên web. Ngô Quyền vừa mới post tấm ảnh thầy trò xưa thầy Hoàng dạy triết cravate thả lỏng rất Don Juan. làm sao không nhớ thời yêu Vy làm sao không nhớ thời ĐàLạt
07 Tháng Sáu 201412:39 SA(Xem: 30652)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 20141:01 CH(Xem: 30755)
Cha là bóng cả trên cao, dưỡng dục cù lao nghĩ nặng sâu Tình Cha non Thái như biển rộng Còm cõi nắng mưa bạc mái đầu
06 Tháng Sáu 201411:41 SA(Xem: 29098)
Chúc mừng đại hội Ngô Quyền. Các anh các chị đoàn viên một nhà Họp mặt vang tiếng hát ca Thầy xưa trò cũ mặn mà tình thân
31 Tháng Năm 20143:22 SA(Xem: 28393)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
31 Tháng Năm 20141:55 SA(Xem: 23547)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẢI NGOẠI THƯƠNG CA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Trình bày Hà Thanh
29 Tháng Năm 20142:11 SA(Xem: 23379)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”