Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 26

19 Tháng Chín 202012:29 SA(Xem: 8589)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 26
 
NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 26  



Thứ hai 7 tháng 9


Theo American Academy of Pediatrics, và Children’s Hospital Association, đến đầu tháng 9 năm 2020, chỉ ở Mỹ, đã có hơn nửa triệu người dưới 17 tuổi bị nhiễm Coronavirus.

Nhân mùa tựu trường, hãy cùng nghe một "cựu bệnh nhân" COVID-19 mới chín tuổi kể về những kinh nghiệm sống của em khi phải chịu đựng cúm Tàu.


Cả Eli Lipman và ba của em (Jonathan Lipman) đều là một trong những bệnh nhân COVID-19 đầu tiên ở Mỹ. Họ nhiễm cúm Vũ Hán từ tháng 3, Coronavirus không thể cướp được sinh mạng của hai cha con, nhưng đã để lại di chứng kéo dài cho đến tận bây giờ.  


Eli cho biết mặc dù đã khỏi bệnh, có COVID-19 âm tính, nhưng nhiều lần trong ngày cơ thể em vẫn bị đau các bắp thịt, em cảm thấy rất mệt mỏi. Có những đêm em bị mất ngủ.

Em đã nói với các bạn qua một chương trình phỏng vấn của CNN: 


- "Các bạn trạc tuổi tôi, rất tiếc báo cho các bạn rằng COVID-19 là một bệnh nguy hiểm, và di chứng của nó thật sự khủng khiếp! Các bạn phải đối diện với di chứng của COVID: đau nhức bắp thịt, và mệt mỏi. Đôi khi, tôi tưởng chừng như Coronavirus vẫn ở lại trong cơ thể tôi. Tôi có cảm tưởng như cơ thể mình bị đập vào một bức tường. Nhiều lúc tôi bị mất ngủ"


Khó có thể tin là một em bé mới 9 tuổi lại không thể ngủ được vì đau nhức, nhưng đó là một di chứng mà cúm Tàu đã để lại cho Eli Lipman. Và không ai có thể cho em biết khi nào di chứng này mới chấm dứt.


Ba của Eli, Jonathan Lipman cũng chịu đựng di chứng của COVID-19. Sau khi đã khỏi bệnh, hầu hết mỗi buổi sáng, Jonathan thức dậy với đau nhức như vai của ông bị gãy. Không những thế, Jonathan không thể lên cầu thang mà không thở hổn hển, ông rất mệt dù chỉ lên một tầng lầu. Ông cũng không thể nấu bữa ăn tối cho cả gia đình như ông vẫn làm  mỗi ngày trước kia khi chưa nhiễm cúm Vũ Hán.


Ở mỗi lứa tuổi, Coronavirus để lại một "dấu ấn sâu đậm" ở những bệnh nhân mà nó không thể quật ngã được vì sức trẻ của họ.

Xin đừng bao giờ coi thường đại dịch, và tưởng là mình có thể được đặc quyền "bất khả xâm phạm" từ Coronavirus. 


***

 

Thứ ba 8 tháng 9


Đã hai tháng trôi qua, từ khi làn sóng tấn công COVID-19 đến Úc đợt hai, Thủ tướng Scott Morrison ra chỉ thị "hàng tuần nhiều nhất là bốn ngàn người được nhập cảnh Úc".

Lệnh này làm cho hàng trăm chuyến bay quốc tế đến Úc bị hủy bỏ, những người may mắn lên được chuyến bay về Úc phải trả một số tiền rất cao cho vé máy bay. Ít nhất 25 ngàn người Úc bị chận đường về nhà. Họ ngồi trên laptop hàng giờ mỗi ngày, cố tìm cho mình một chỗ ngồi trên máy bay hồi hương kể từ tháng 7 năm 2020.  


Đến đầu tháng 9, vẫn còn hơn 100 ngàn người Úc -đang sinh sống, làm việc ở khắp nơi trên thế giới- chưa tìm được đường về nhà. Họ "sống vất vưởng" ở khắp nơi trên thế giới, tiền bạc cạn kiệt, không có bảo hiểm sức khỏe, không thể đi làm kiếm tiền. Họ cảm thấy bị bỏ rơi bởi chính đất nước họ, một đất nước tự do có passport được xếp vào hàng thứ 9 về sức mạnh di trú trên thế giới.


Khi đại dịch khởi đầu vào cuối năm 2019 từ Vũ Hán bên Tàu. Không một ai biết gì về Coronavirus. Cũng không một ai có thể tiên liệu chỉ chín tháng sau, tình hình chưa thật sự khả quan, trên toàn thế giới, số bệnh nhân đã gần 30 triệu, và số người thiệt mạng đã mấp mé con số một triệu.

Cho nên vào tháng 3, khi đại dịch cúm Tàu đã lây lan khắp thế giới, các Tòa Lãnh sự Úc ở khắp thế giới đã khuyên công dân họ nếu có việc làm ổn định, với thu nhập  ở bất cứ quốc gia nào thì "người ơi người ở đừng về".


Không ai -trong tháng 3- có thể dự đoán được quỹ đạo mà đại dịch sẽ di chuyển, cũng như tác động của nó đối với cuộc sống của nhân loại. Sáu tháng sau, một số ít người vẫn có thu nhập và nhà ở ổn định, trong khi cuộc sống của đa số mọi người đã bị đại dịch tàn phá. Họ bị mất việc, không có bảo hiểm sức khỏe, visa làm việc bị hết hạn,và đau đớn nhất là đường về quê hương Australia là một lối nhỏ rất hạn chế, gần 100  ngàn người đang xếp hàng online, đợi tới phiên mình.


Gia đình của Stephen Spencer là một trong những công dân Úc đang mỏi mòn chờ đợi ngày về. Stephen từ Úc qua United Arab Emirates (UAE) làm việc dài hạn. Công việc ở một quốc gia Tây Á sống bằng nguồn lợi thiên nhiên ban tặng (những giếng dầu không đáy), Stephen đưa cả gia đình từ Úc qua UAE, mua nhà sống dài hạn ở đó. Khi đại dịch bùng nổ, vừa không muốn các con bỏ dở niên học, vừa không muốn bỏ nhà của mình ở thành phố Abu Dhabi, và phải bỏ công việc với thu nhập rất cao.

Vài tháng sau đó, vì đại dịch, nhu cầu di chuyển gần như không có, không ai mua xăng dầu, ngay cả các công ty khai thác dầu hỏa cũng phải sa thải nhân viên, Stephen bị mất việc. Visa lưu trú của cả gia đình không còn được gia hạn, họ có 30 ngày để về lại cố hương Australia.

blankblank

                                                        Courtesy of the Spencers 

Stephen mô tả tình hình của gia đình anh trong những ngày chờ đợi chuyến bay từ UAE về lại Úc :


"Nếu chúng tôi không thể có chỗ trên một chuyến bay về lại Úc, chúng tôi đang phải sống như những người tỵ nạn, không có quyền (visa) ở lại UAE, và một quê nhà Australia không cho phép chúng tôi trở về. Tôi không thể nào ngờ chính quyền Úc bỏ rơi công dân của họ đang sống ở nước ngoài nhanh chóng như vậy !"


Đó là một trong cả trăm ngàn câu chuyện của những người Úc “tiến thoái lưỡng nan”, không được ở lại nơi đang sống, và cũng không được phép về lại quê nhà vì đại dịch.


***


Thứ tư 9 tháng 9


Đến hôm nay đã có hơn 700 người bị cấm bay với các hãng hàng không dân sự ở Mỹ vì đã từ chối mang khẩu trang trên chuyến bay. Trong số đó Delta Airlines thi hành chỉ thị "no face mask, no flying" nghiêm ngặt nhất, với tổng số 270 hành khách sẽ bị cấm bay với Delta cho đến khi nào đại dịch chấm dứt .


Jodi Degyansky đã đi máy bay 5 lần kể từ khi các hãng hàng không dân sự ở Mỹ bắt buộc hành khách mang khẩu trang trong suốt chuyến bay. Cô không thể tưởng tượng có một ngày, cô và  con trai mới hai tuổi bị "mời xuống" khỏi chuyến bay của Southwest từ Fort Myers, Florida về Chicago, Illinois khi chuyến bay chưa kịp cất cánh vì cậu bé mở khẩu trang xuống ăn kẹo gummy bears. Lập tức một cô tiếp viên hàng không đến yêu cầu Jodi mang khẩu trang lại cho con. Cậu bé không chịu mang vì đang còn mãi ăn kẹo. Thế là cả hai mẹ con Jodi bị mời ra khỏi chuyến bay. 


Tháng trước, Southwest cũng đã mời hai mẹ con của một hành khách khác ra khỏi chuyến bay vì cậu con trai của người này, 3 tuổi, bị bệnh tự kỷ, không chịu mang face mask.

Nên biết Southwest chỉ miễn trừ việc bắt buộc đeo khẩu trang cho các em bé dưới hai tuổi.

Xin nhớ mang theo khai sinh của con nếu con của bạn chưa đến 24 tháng vào ngày đi máy bay để khỏi bị lâm vào cảnh khó xử cho cả hai bên.


Cũng trong tuần này, WestJet của Canada cũng đã hủy cả chuyến bay từ Calgary đến Toronto sau khi hành khách đã yên vị, máy bay đang chuẩn bị cất cánh.

Một gia đình gồm hai vợ chồng và hai con nhỏ 3 tuổi và 19 tháng là nguyên nhân làm cả chuyến bay bị hủy, ảnh hưởng đến tất cả hành khách trên chuyến bay. Cô bé 3 tuổi thì ngoan ngoãn đeo face mask, nhưng cậu bé 19 tháng thì khóc thét lên, nhất định không chịu mang khẩu trang. Cuối cùng cả chuyến bay bị hủy.


Từ chuyện này, cha mẹ có con nhỏ phải mang đi cùng, nên tìm hiểu chính sách của hãng máy bay đối với việc miễn trừ đeo khẩu trang cho con nít để khỏi phiền lòng, và làm mất thời gian của người khác.

Tất cả mọi người cùng biết chịu đựng trong lúc "thuở trời đất nổi cơn... đại dịch" thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn.


***


Thứ năm 10 tháng 9


Một thống kê vừa cho biết khi Coronavirus đặt chân lên Mỹ, lệnh lockdown ban hành ở khắp nước Mỹ, hãng xưởng đóng cửa, 30 triệu người Mỹ bị mất việc, rất nhiều người Mỹ ở độ tuổi 18 đến 29 đành quay về "mái nhà xưa" với cha mẹ. Đó vẫn là nơi trú ẩn an toàn nhất trong mọi giông bão của cuộc đời.

Con số này lên đến 52% người trẻ trở về sống với cha mẹ , cao hơn con số 48% của thời đại suy thoái nặng nề, dai dẳng nhất ở Mỹ (và cả thế giới) trong thập niên 1929-1939.

"Về nhà" sống với các đấng sinh thành như thời dưới 18 tuổi không phải là một lựa chọn  hạnh phúc, mà đó là "giải pháp cuối cùng" khi người ta không còn thu nhập thường lệ, không còn lựa chọn khác.


Jack Fitzpatrick, 26 tuổi, chuyên viên về truyền thông xã hội quay về nhà cha mẹ ở Maryland từ Minnesota -nơi anh sống trong một chung cư có ba phòng với hai người bạn khác- từ cuối tháng 8 khi hợp đồng thuê nhà của anh kết thúc. Anh không cảm thấy khó chịu khi thay đổi môi trường sống vì "Tôi đã sống cùng nhà với hai người bạn trước kia. Bây giờ tôi cũng có hai người sống dưới một mái nhà, cái khác duy nhất là hai "roommates" bây giờ là ba mẹ của tôi, nên chúng tôi không hề có trở ngại" 


Không may như Jack Fitzpatrick, Garrett Collins, 27 tuổi, trở về mái nhà xưa với mặc cảm tiếp tục ăn bám cha mẹ. Là một người pha chế rượu giỏi, Garrett sống thong dong ở Chicago, Illinois. Đại dịch bùng phát, quán xá đóng cửa, không còn thu nhập, trợ cấp thất nghiệp không đủ để sống còn, giải pháp duy nhất là quay về sống với cha mẹ ở Edmond, Oklahoma.

Dưới mái nhà bây giờ có đến ba thế hệ, bà ngoại, cha mẹ, và Garrett. Anh ân hận mình đã không tìm việc làm đúng ngành nghề sau khi tốt nghiệp cử nhân về Sinh Hóa từ trường Đại học Oklahoma  để khỏi phải ăn bám cha mẹ. 

Với cha mẹ của Garrett, vấn đề không ở chỗ tiền bạc, mà là ở chỗ quan điểm chính trị, cách những người có trách nhiệm trong chính quyền đối phó với khủng hoảng kinh tế từ đại dịch.

Ba thế hệ của gia đình , bà ngoại 77 tuổi, cha mẹ ở độ tuổi 57, và con luôn tranh luận đến cãi nhau về quan điểm của mỗi người. Đến độ mẹ của Garrett phải than phiền đôi khi bà có cảm giác về không khí trong nhà như đang bước trên một bãi mìn, không biết nổ tung lúc nào. Là người "đứng mũi chịu sào" về tài chính trong gia đình, cha mẹ Garrett quyết định những bữa ăn trong gia đình sẽ tuyệt đối im lặng cho đến lúc...có kết quả cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới, hoặc có thuốc chủng ngừa COVID-19.

Không dưng mà gia đình Collins đã học được cách im lặng "ăn trong chánh niệm" của đạo Phật. Phải chăng đêm tối nào cũng có ánh sáng của trăng sao, hay ánh sáng của một tia chớp trong đêm đen giông bão?


Là phái nữ, Leah Gay, 28 tuổi, không gặp trở ngại khi "trở về mái nhà xưa". Vào trung tuần tháng 3, khi New York là tâm dịch của Mỹ, bị mất công việc ở một tổ chức không kinh doanh vì lợi nhuận, Leah trả lại căn apartment một  phòng trong khu vực nhà giàu Manhattan để trở về nhà cha mẹ ở Blacksburg, Virginia. Đây là lần đầu tiên Leah về sống lại trong căn phòng xưa của mình sau 10 năm rời khỏi tổ ấm từ khi tốt nghiệp Trung học. Cô trân trọng những ngày được sống với cha mẹ lâu hơn một tuần về nhà vào dịp lễ Tạ Ơn, và hai tuần vào dịp Lễ Giáng sinh và đầu năm dương lịch.


Cả ba người bạn trẻ kể trên đều có may mắn vẫn còn cha mẹ, vẫn còn “mái nhà xưa” để quay về trú ẩn cho qua cơn đại dịch. Chỉ thương cho những người trẻ không còn nơi chốn để quay về, hoặc không còn cả cha lẫn mẹ để cung cấp cho họ nơi trú ẩn an toàn nhất.


Rõ ràng, bằng một cách nào đó, Coronavirus đã giúp họ hiểu ra tấm lòng của cha mẹ, và đâu là "hậu phương" an toàn nhất khi dòng đời không còn phẳng lặng bình yên.


***


Thứ sáu 11 tháng 9


Hôm nay, khắp nơi trên đất nước Hoa kỳ, lễ tưởng nhớ gần ba ngàn nạn nhân đã thiệt mạng khi nước Mỹ bị không tặc tấn công vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Lễ tưởng niệm vẫn trang nghiêm như như từ 19 năm qua, chỉ có khác là tất cả những người tham dự đều phải đeo khẩu trang màu đen.


Tất cả thân nhân của gần ba ngàn người vô tội (có quốc tịch từ 93 quốc gia khác nhau) thiệt mạng vì không tặc khủng bố September 11th  đều được mời đến tham dự. Có khác là dân chúng không được khuyến khích có mặt ở các nơi tưởng niệm: World Trade Center (New York), Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (Arlington, Virginia), và trên một cánh đồng lúa mì ở Pennsylvania (do các hành khách trên chuyến bay này khi biết tin về ba chuyến bay bị không tặc ở NY, và VA; đã đồng lòng chống lại không tặc để chuyến bay số 93 định mệnh của United Airlines rớt ở một cánh đồng phía Tây của Pennsylvania, giảm thiểu thương vong).

Và khác hơn những năm khác là tên của các nạn nhân được phát thanh từ một máy thu âm thanh của năm ngoái, không đọc live.


blankblank

NY Memorial 2020 - Courtesy of Carlos Allegri / Reuters    Twin Tower Memorial made of  blue light - SEP 11 2020


Lần tưởng niệm thứ 19 cũng khác thường như tất cả mọi thứ không bình thường khác trong thời kỳ... mắc dịch.

Nhưng nỗi bùi ngùi, và tâm thành tưởng nhớ những cuộc đời rất trẻ bị khủng bố Al-Qaeda cướp đi thì vẫn còn nguyên, không hề suy giảm dù đại dịch vẫn đang hoành hành, dù đã gần 20 năm trôi qua. 


Về phần những người dân có mặt ở thành phố New York vào lúc đó, vì hít phải khói bụi khi hai tòa nhà Twin Building sụp đổ, rất nhiều người trong số họ đã phải mang bệnh mãn tính về đường hô hấp.


Thời đại dịch, những người này thuộc nhóm người bị thương tổn nặng nề, và nếu nhiễm phải Coronavirus, cơ hội bình phục của họ khá thấp. Nếu may mắn bình phục, di chứng họ phải chịu đựng từ cả hai biến cố (SEP 11th và COVID-19) sẽ kéo dài suốt phần đời còn lại.

Do vậy, ngân quỹ VCF (The 9/11 Victim Compensation Fund)  cho các nạn nhân sống sót từ World Trade Center ở New York, tuần rồi vừa thêm vào phụ lục, nếu những người sống sót này qua đời vì COVID-19, gia đình họ vẫn có thể xin bồi hoàn thiệt hại từ VCF.


Tưởng cũng nên ghi nhận hơn một ngàn bốn trăm người sống sót từ biến cố rất đáng buồn SEP 11th đã nhiễm Coronavirus. Vào cuối tháng 8, 191 người trong số này vẫn còn phải nằm trong bệnh viện, và 44 người đã vĩnh viễn từ bỏ cuộc đời.

 

***


Thứ bảy 12 tháng 9


Bác Sĩ Robert Redfield, Giám đốc CDC, Trung tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ cho biết thuốc chủng ngừa COVID-19 có thể sẽ có trong tháng 11 hoặc tháng 12 năm nay, nhưng rất hạn chế.

Đợt thuốc chủng ngừa đầu tiên sẽ chỉ dành cho nhân viên ngành Y tế, và những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân trong công việc hàng ngày của họ. Ưu tiên thứ hai là những người có bệnh mãn tính, nếu nhiễm COVID-19, cơ hội hồi phục gần như không có.

Và thứ tự này sẽ đi xuống dần đến những người trẻ, khỏe mạnh.

Dự kiến là mãi đến giữa năm 2021, tất cả mọi người ở Mỹ mới được chủng ngừa Coronavirus


Cũng theo BS Redfield, vũ khí hữu hiệu nhất để phòng ngừa COVID-19 vẫn là chiếc khẩu trang mà tất cả mọi người đều đã quen thuộc từ tháng 5 đến nay. Ông còn tuyên bố rất thận trọng:


"Nếu các bạn hỏi tôi khi nào thuốc chủng ngừa sẽ đủ để cung cấp cho tất cả mọi người, để chúng ta có thể trở lại với đời sống bình thường, tôi nghĩ là chúng ta phải chờ đến cuối quý 2. hoặc đầu quý 3 của năm 2021"


Ông cho là khẩu trang là vũ khí quan trọng nhất để chống COVID-19 trong lúc đợi đủ vaccine chủng ngừa cho tất cả mọi người. Bác sĩ Redfield cũng nhấn mạnh:


"Nếu tất cả chúng ta đều đeo khẩu trang ở nơi công cộng trong vòng 10, hoặc 12 tuần nữa thôi, người Mỹ sẽ kiểm soát được đại dịch" 


blank


Nếu bạn nghĩ là Bác sĩ Giám đốc CDC hơi bi quan, xin hãy nghe tiếp ý kiến của một chuyên gia Y tế khác, Tiến sĩ Soumya Swaminathan, Giám đốc Khoa học của WHO (World Health Organization): 


"Nhân loại chỉ có thể trở về với đời sống bình thường trước đại dịch vào đầu năm 2022.

60% đến 70% dân số thế giới phải được chủng ngừa mới có thể chận được sự phát tán của Coronavirus"


Như thế thì khẩu trang sẽ là bạn đồng hành của tất cả mọi người ít nhất là một năm nữa.


Rất riêng, chân thành cảm ơn bạn bè, các đàn anh, đàn chị thời Trung học, đã gởi cho chúng tôi những cái khẩu trang tự may (hay tự... mua) đủ màu qua đường bưu điện hay đích thân mang đến nhà. Những chiếc khẩu trang đầy ân tình nhắc nhớ tình bạn trải dài từ thủa thiếu thời, từ quê nhà đến quê người. Và màu sắc tươi thắm của những chiếc khẩu trang sẽ giúp cả người cho lẫn người nhận thấy lạc quan hơn ngay cả trong lúc "thuở trời đất nổi cơn.... đại dịch", không phải chỉ có "khách má hồng" mà tất cả mọi người đều phải chịu "nhiều nỗi truân chuyên".

   

Chủ Nhật 13 tháng 9


Elias Aviles trở về nhà sau một ngày dài mệt mỏi trên cái xe truck bán Tacos (một món ăn phổ biến của người Mễ Tây Cơ, tương tự bánh mì thịt của người Việt). Mệt mỏi xen lẫn với thất vọng, lo âu vì ông chỉ thu được vỏn vẹn có sáu dollars cả ngày. Biết là buôn bán trong thời đại dịch trăm ngàn khó khăn, không dễ dàng như trước. Nhưng chỉ bán được mỗi một cái bánh tacos và hai ly soda trong một ngày thì đây là lần đầu tiên ông buôn bán ế ẩm như vậy!


Từ khi đại dịch bùng phát, mặc dù người ta vẫn phải sống, phải ăn nhưng có những ngày ông chỉ bán được $60, $40 hay tệ nhất là $20;  con số $6 thì có nằm mơ Elias cũng không tưởng tượng nỗi.

Ông san sẻ lo âu với con gái, cô Giselle Aviles, 21 tuổi. Không thể tưởng tượng nỗi doanh số sáu đồng cho suốt một ngày thứ bảy, cuối tuần, Giselle dùng mạng xã hội tweeter.com để chia xẻ ảnh hưởng của đại dịch với chiếc xe truck bán Tacos trên đường phố ở Humble, cách Houston khoảng 32 km.

Giselle kết thúc câu chuyện bằng yêu cầu: "Nếu bạn tweet trả lời rằng bạn đã đọc câu chuyện này, tôi sẽ vô cùng cảm ơn"


Chỉ một ngày sau, Giselle nhận được hai ngàn retweets phúc đáp. Cô rất vui, báo cho cha mình sửa soạn cho một ngày thứ hai rất đắt hàng.


Ông Aviles không biết gì về các trang mạng xã hội, nên cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng cũng chuẩn bị mọi thứ, lái xe đi bán lại sau ngày Chủ nhật, ngày duy nhất ông nghỉ bán.

Vào lúc 8 giờ sáng thứ hai, khi Elias đến góc đường ông vẫn đậu chiếc xe truck bán bánh tacos có tên là Taqueria El Torito, từ xa ông rất vừa kinh ngạc, vừa vui mừng khi thấy đã có một hàng người xếp hàng chờ mua tacos của ông, chuyện chưa từng có trong những năm Elias mưu sinh bằng nghề bán bánh Tacos.


blankblank

         Taqueria El Torito / Saturday            Taqueria El Torito / Monday



Elias có một ngày đắt hàng nhất trong suốt sáu năm bán hàng ở góc đường này. Đông khách đến nỗi, ông phải gọi con gái ra bán phụ, và phải tạm ngưng bán đến hai lần trong ngày để chuẩn bị thêm vật liệu vì tất cả mọi thứ đã bán sạch.


Giselle rất vui mừng, vì chỉ trong vài tiếng giúp cha bán hàng, cô đã bán cho hơn 100 khách hàng. Hai cha con có một ngày thứ hai mệt mỏi nhưng rất hạnh phúc.

Sang ngày thứ ba, khách hàng không đông như thứ hai, nhưng vẫn giúp Taqueria El Torito hết nhẵn hàng vào cuối ngày.


Các trang mạng xã hội nếu được sử dụng một cách khôn ngoan, đúng mục đích, đúng lúc thì sẽ mang về niềm vui bất tận, và cứu được việc buôn bán của một chiếc xe truck bán thức ăn trong thời đại dịch. Đó là  ánh sáng cuối đường hầm của gia đình Aviles, hy vọng cũng là giải pháp khả thi cho các nơi buôn bán nhỏ giúp họ vượt qua thời buổi đại dịch gây khó khăn cho tất cả mọi người.


Nguyễn Trần Diệu Hương

Mừng sinh nhật 14 tháng 9 của H5



20 Tháng Tám 201612:26 SA(Xem: 38647)
Chút nắng mật ong đùa reo trên lá Bảo mùa thu đang hối hả quay về Kịp thấy loạt lá vàng rơi kín ngã Kịp nhìn mây chiều rờm rợp sơn khê.
20 Tháng Tám 201612:22 SA(Xem: 19642)
Con tìm mãi không nguôi bóng mẹ ngoài sân Trong đêm mưa đầy, trăng buồn đi mất Mẹ không trăng mà lòng trăng vằng vặc Mẹ không nguồn mà biển cả bao dung
19 Tháng Tám 201611:24 CH(Xem: 15444)
Ngày Lễ Vu Lan, con quỳ dưới Phật Đài. Tâm thành con nguyện Đức Phật Từ Bi, gia hộ cho hai người mẹ mà con tôn kính nhất .
19 Tháng Tám 20162:13 CH(Xem: 19692)
Vu Lan Bồn, chuyện cũ, tích xưa Buồn, vui mấy mùa với nắng mưa Ơn nghĩa sanh thành sao nặng trĩu! Thương nhớ Mẹ Cha, mấy cho vừa...!
17 Tháng Tám 20162:26 CH(Xem: 19688)
Trăng in bóng nước soi vằn vặt Rọi chiếu hồn con một chữ TÂM Thương Mẹ dấu yêu chiều bóng khuất Tìm đâu hơi ấm chỗ Mẹ nằm.
17 Tháng Tám 20162:19 CH(Xem: 22199)
Đêm nay khóc để vơi sầu, Tình mình lịm tắt theo màu thời gian. Bạn hiền giờ đã mê man, Suốt đêm không ngủ, ly tan đâu ngờ.
17 Tháng Tám 20161:45 CH(Xem: 18034)
Chính vì nghĩ như thế mà chúng ta cần nhắc lại một nền văn học đã bị xóa sổ chẳng khác gì một mảnh đất đã bị cào bằng để xây đô thị mới bất kể những di tích cũ, đền đài cũ.
17 Tháng Tám 20161:41 SA(Xem: 10803)
Một ngày vui không thể nào quên, cũng như niềm vui của 2 gia đình vừa kết nghĩa thông gia. Và sẽ còn những cuộc vui tiếp nối.
16 Tháng Tám 20161:16 CH(Xem: 20101)
Em chợt đến tưởng chừng như cổ tích Liếc nhìn anh giọng phụng phịu vô cùng
15 Tháng Tám 20162:11 CH(Xem: 17839)
Lòng Mẹ sáng soi tựa trăng rằm Khi con quỳ xuống khấn lâm râm Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Mẹ được siêu sinh cõi vĩnh hằng.
12 Tháng Tám 201610:51 CH(Xem: 15272)
Đại nhạc hội "Cám ơn Anh người thương phế binh VNCH" kỳ 10 đã kết thúc vào ngày chủ nhật . Một ngày chủ nhật đẹp trời.
12 Tháng Tám 201611:48 SA(Xem: 23285)
Chiều nay gió thổi hây hây, Bên dòng sông vắng, nhớ ngày ấu thơ. Đi tìm về kỷ niệm xưa, Dòng sông năm cũ xa mờ còn đâu!
12 Tháng Tám 201611:42 SA(Xem: 20176)
Nắng, nắng ơi! hong khô mù sương phủ Trên đầu cây ngọn cỏ bước người qua Đừng vương lại chút gì dù thật nhỏ Tình xưa rồi ...Thôi cứ vậy mà xa.
12 Tháng Tám 201611:35 SA(Xem: 33978)
Hoa Xuyến Chi bây giờ ở đâu? Có còn khoe sắc dưới trăng sầu?! Có còn e ấp cành hoa nhỏ? Trông mãi người xa những canh thâu!
12 Tháng Tám 201610:43 SA(Xem: 21841)
Lên năm đệ nhất, tôi được học triết với thầy Trần Bích Lan tức thi sỹ Nguyên Sa. Thầy đã giảng về thi ca tả sắc đẹp của người đàn bà qua các thời đại và để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong tôi.
12 Tháng Tám 20169:59 SA(Xem: 19984)
Những ngày cuối đông Oregon … buồn như một khúc kinh cầu. bầu trời đầy mây xám xịt, nặng trĩu, tưởng chừng như muốn đổ ập xuống,
12 Tháng Tám 20162:25 SA(Xem: 19435)
Trường xưa sừng sững tường rêu. Phượng hồng râm mát dấu xưa yêu kiều. him xa mỏi cánh chiều chiều. Ngận nga tiêng vọng mỹ miều âm vang
12 Tháng Tám 20162:15 SA(Xem: 20600)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Vọng Vu Lan" sáng tác Thanh Tâm Hoài--Bảo Yến trình bày Mẹ Tôi sáng tác Nhị Hà--Giao Linh trình bày
11 Tháng Tám 201610:22 CH(Xem: 22502)
Thời nghịch ngợm thuở biết yêu. Tan trường từng bước liêu xiêu ven đường Ngụm cà phê đắng lạ thường Lại nhe thoang thoan mùi hương ngọt ngào
11 Tháng Tám 201610:10 CH(Xem: 20119)
Vì Sao Lẻ Loi Nhạc: Phạm Chinh Đông với 24 bài hát do nhiều ca sĩ thể hiện.
07 Tháng Tám 201611:01 CH(Xem: 21971)
thở ra * trời. đất bao la. mùa đông qua đang lặng lẽ, trở về. chiếc lá kia. rồi sẽ… một ngày chôn vùi trong tuyết trắng mênh mông…
06 Tháng Tám 201610:31 CH(Xem: 20262)
Một khoảng trời xanh thật dễ thương Có chùm hoa mướp ngạt ngào hương Xôn xao nắng lụa cài trên tóc Ngơ ngác bồ câu lạc cuối vườn
06 Tháng Tám 20169:42 CH(Xem: 20962)
Rồi một bữa anh thì thầm hỏi "nhỏ" Cớ vì sao em thích "lụa Hà Đông" * Bên ni nào có nắng Hạ Sài Gòn Hay vì chỉ "ai" nhìn đam mê đó?
05 Tháng Tám 20164:58 CH(Xem: 16297)
Cầu mong bạn bè được mạnh khỏe để đến với nhau khi tuổi thời gian lần đi xuống, mặt trời từ từ khuất sau rặng núi cuộc đời.
05 Tháng Tám 20161:54 CH(Xem: 18943)
Thiệt tình mà nói, tui thấy mình cũng không giống ai. Già rồi mà còn mê bóng đá. Mà đâu phải coi ăn theo ông chồng đâu. Tui mê rồi ngồi coi mình ên mới chết.
05 Tháng Tám 20161:25 CH(Xem: 25073)
Tôi vẫn còn em Đà Lạt những nhớ nhung Chiều đi chiều đến gió mênh mông Yêu em bạt ngàn xanh rừng núi Muôn thuở xinh tươi những nụ hồng
04 Tháng Tám 20163:14 CH(Xem: 17378)
Người lính VNCH ơi! có bao giờ anh khóc Khi nhớ về những người bạn thương binh Khập khểnh bước vào cánh cửa điêu linh Thân tàn tật, thuốc men không có.
04 Tháng Tám 201612:46 CH(Xem: 21028)
Vầng trăng ai nở chia đôi Nửa bên gối chiếc nửa soi tình sầu Trời làm tháng bảy mưa ngâu Làm sao anh bắc nhịp cầu bên em...
04 Tháng Tám 201612:24 CH(Xem: 17148)
Nhìn lại nền giáo dục của 20 năm miền Nam dễ mà cũng khó. Dễ ở chỗ nếu chúng ta chỉ nhìn vào những thành quả đạt được của các trường Kỹ sư Phú Thọ, ...
02 Tháng Tám 201612:40 SA(Xem: 20058)
Ngoài kia, mùa hè vẫn đang chín muồi. Sao ai dấu của tôi đi đâu tiếng ve râm ran ngày cũ, và những chùm hoa rơi thắm đỏ sân trường?
01 Tháng Tám 20169:38 SA(Xem: 22907)
Nếu ngày mai tới vùng xa lắm Cởi gánh đời nặng nhọc trên vai Chắp cho lòng cánh bay thăm thẳm Rồi hóa thành mây trắng bay bay.
31 Tháng Bảy 201610:13 CH(Xem: 13759)
Hội ngộ Ngô Quyền như một lời réo gọi, những đứa con xưa tìm lối quay về, được đến với Thầy Cô và bạn bè là cả bao niềm hạnh phúc
31 Tháng Bảy 20167:09 SA(Xem: 17961)
Một số có quan điểm khác không coi túc cầu chỉ là một trò chơi giải trí vì từ đó có thể có những tác dụng "kỳ diệu" khác.
30 Tháng Bảy 20169:44 SA(Xem: 20290)
Ơi hãy quên, Rằng ta vẫn hoài mơ ước, Rằng đường ta đi chẳng có bóng che, Rằng bóng mát có ở cuối con đường?
29 Tháng Bảy 201611:03 CH(Xem: 20896)
Ta về quét lá sân trường Nhìn theo lá rụng lòng buồn bấy nhiêu Cổng trường vắng lặng đìu hiu Phượng hồng rã cánh gợi nhiều nhớ nhung.
29 Tháng Bảy 201610:58 CH(Xem: 22144)
Chiều nay em gửi vào cho chị Cây chuối xanh trồng ở sau vườn Cây chuối thân thương, hình ảnh quê hương Đã sống lại và trổ hoa, kết trái
28 Tháng Bảy 201611:16 CH(Xem: 19661)
Xe chạy qua cầu nghe rầm rì sóng vỗ xanh trời cù lao Phố thấp thoáng rặng cây xanh mây chẳng muốn trôi nhanh ghé đầu qua khung cửa...
28 Tháng Bảy 201610:52 CH(Xem: 19270)
Trời đêm đã mọc sao Mai Ngủ đi, sao Mẹ thức hoài đêm thâu Thức chi đêm lụn dầu hao Khuya rồi, Mẹ thức càng lâu càng buồn!
28 Tháng Bảy 201610:46 CH(Xem: 19356)
Trong nỗ lực phổ biến hoá di sản văn học miền Nam, qua trung gian nhà văn Trần Hoài Thư, người viết có ý muốn giới thiệu một phần các tác phẩm của gần 200 nhà văn miền Nam thuộc đủ mọi khuynh hướng,
27 Tháng Bảy 20168:03 SA(Xem: 19980)
Ban tổ chức sau buổi họp đầu tiên đã quyết định giao phần văn nghệ ngày đại hội chính thức cho Lam và Mai, đôi uyên ương có đôi chân vàng và giọng hát ngọt ngào đầy sức sống
24 Tháng Bảy 20167:46 CH(Xem: 20340)
Từ giã bạn bè trở về nhà sau mấy ngày tham dự Hội ngộ Ngô Quyền, tôi mang theo câu hát " Rồi mai đây khi mình xa nhau vẫn nhớ nhau hoài ...
24 Tháng Bảy 20167:46 SA(Xem: 31346)
Hái bông hoa xuyến chi người bỏ lại Trong vườn hoang xưa cỏ dại ngập đường Gió lay lay vòm xuyến chi thơ dại Bé bỏng thơ ngây nở trắng góc vườn.
23 Tháng Bảy 20169:11 CH(Xem: 32220)
Các Em hợp lực cùng nhau, Kề vai gánh vác trước sau một lòng. Thầy Cô, bè bạn chờ mong, Tám ngày Đại Hội "Vô Song" kỳ này.
23 Tháng Bảy 20168:02 SA(Xem: 23671)
Dõi nhìn cây phượng trường ta, Bóng cò tô những cành hoa thêm màu, Cuộc đời dễ mấy ai đâu! Thương đàn cò trắng gửi câu: Thank you.
23 Tháng Bảy 20167:08 SA(Xem: 22728)
Viết cho em tình thư tháng bảy Kể chuyện về Chức Nữ-Ngưu Lang Có tiên nương dệt lụa tơ vàng Yêu say đắm chàng Ngưu tiên giới.
23 Tháng Bảy 20166:54 SA(Xem: 11153)
Thướt tha áo trắng, tóc buông dài Như đàn bướm tung tăng bay lượn Giữ mãi Ngô Quyền trong tâm tưởng Tình Thầy Cô, bạn hữu lúc sum vầy...
23 Tháng Bảy 20166:47 SA(Xem: 10503)
Thoắt cái thời gian 48 năm Bạn xưa còn mất vẫn biệt tăm Chiều nay nhìn lại hình xưa ấy Nhớ bạn nhớ trường ở xa xăm
23 Tháng Bảy 201612:45 SA(Xem: 11897)
Tựa đề: TRẢ ĐỜI CHO NHAU Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Ca Sĩ: Khánh Minh
21 Tháng Bảy 20161:16 CH(Xem: 15743)
Bao giờ Hằng Nga về lại trăng? Để thăm chú Cuội chốn cung Hằng Thương nhớ đang chờ gốc đa đó Buồn nầy Hằng Nga có biết chăng?
21 Tháng Bảy 20161:09 CH(Xem: 10110)
Qua kinh nghiệm này tôi nghĩ chỉ nên đọc những gì mình cảm thấy thích. Không thích không đọc để khỏi tự hành hạ mình
16 Tháng Bảy 20161:55 SA(Xem: 16756)
Các bạn có đồng ý với tôi là ngày hội ngộ NQ đã thành công vượt bực không?. Tôi ra về trong lòng mang theo niềm hân hoan và một chút tò mò.
15 Tháng Bảy 201610:52 CH(Xem: 19248)
Em đứng bên cô ngày vui hội ngộ Mái tóc bạc phơ thương quá là thương Bàn tay cô đặt lên em nhè nhẹ Bàn tay mềm, một thuở bụi phấn vương
15 Tháng Bảy 20162:53 CH(Xem: 18526)
Gởi lại Grand Canyon, bóng chiều tà Đã đưa hồn ta du lãng xa Từng lớp chồng nhau màu đủ sắc Từ giã ra về sao mãi thiết tha
15 Tháng Bảy 20162:46 CH(Xem: 11653)
Về đây chung một mái nhà, Nhớ về trường cũ, Biên Hòa ngày xưa. Những tà áo trắng sớm trưa, Thướt tha đến lớp, nắng mưa sá gì.
15 Tháng Bảy 20162:29 CH(Xem: 28701)
Căn nhà ngoại ô buổi chiều Chiếc bánh sinh nhật, nâng niu tặng Thầy Mừng Thầy thượng thọ bát tuần Chúc Thầy sức khỏe, tinh thần lạc quan...
15 Tháng Bảy 20162:12 CH(Xem: 20069)
Muốn giữ lại sau chặng dài xa cách Nghĩa cô thầy,tình bè bạn thiên thu Cũng muốn nhặt trong cung trầm nhịp phách Những ngọt ngào bài giảng tựa lời ru.
15 Tháng Bảy 20162:01 CH(Xem: 18771)
Khi đọc tập tài liệu Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long với một giọng văn chắc nịch, mang tính tố cáo và áp đặt ...
15 Tháng Bảy 20168:36 SA(Xem: 26664)
Bụi mờ đôi mắt đỏ Tiễn nhau nơi phi trường Anh dặm dài sương gió Viết bài thơ tình buồn Em hỡi, còn yêu thương...
13 Tháng Bảy 20169:03 SA(Xem: 21668)
Hôm nay, 12/7/2016, có lẽ là một trong những ngày "đen tối" nhứt của lịch sử bành trướng cộng sản Trung Hoa.
12 Tháng Bảy 20169:35 CH(Xem: 23977)
Còn gì cho nhau trước lúc chia tay Buồn lên đôi mắt, nhớ từng ngày Giờ phút phân kỳ ai không đã ... Ngậm ngùi ... đâu biết chuyện ngày mai
12 Tháng Bảy 20169:36 SA(Xem: 12872)
Sau chuyến đi vui vẻ thân thiết với các em, tâm tình nầy tôi muốn gởi đến các em có học hay không học với tôi.
09 Tháng Bảy 201610:44 CH(Xem: 20476)
Bài viết này con muốn nói lên sự cảm ơn và lòng cảm xúc của con đối với ngày Hội Ngộ Kỷ Niệm 60 năm Ngô Quyền vừa qua.
09 Tháng Bảy 20161:08 SA(Xem: 17511)
Cám ơn thầy cô và các bạn đã dành cho tôi nhiều thương mến. Tình cảm này tôi sẽ trân trọng không bao giờ quên.
09 Tháng Bảy 201612:27 SA(Xem: 20205)
Xin chào đại hội vui đông Ngô Quyền ngày cũ phượng hồng xôn xao Gửi anh chị một lời chào Nhớ nhau xin hẹn viết vào trang thơ
08 Tháng Bảy 20162:01 CH(Xem: 21373)
Thật cảm động 1 bài thơ của chs Ngô Quyền Khóa 7 từ VN gửi sang Hình như ai hát "Ướt mi "... ghẹo mình.
08 Tháng Bảy 20161:43 CH(Xem: 20417)
Dẫu đã biết tình mình thành cổ tích Sao cứ mãi tìm trên lối cỏ quen Còn giấu gì trong mênh mông u tịch Chút thiên đường yêu dấu chẳng đành quên.
08 Tháng Bảy 20162:31 SA(Xem: 19993)
Thầy Hoài áo đỏ như tân. Ai ngờ thầy đã cửu tuần rồi đây. Bát tuần nhiều lắm cô, thầy Học trò chúc thọ sum vầy thật vui
08 Tháng Bảy 201612:40 SA(Xem: 18556)
Bè bạn ngày xưa tìm lại được Đất gào thương nhớ gọi tên nhau Đã biết trùng phùng không nói trước Thương yêu như mạch suối tuôn trào.
02 Tháng Bảy 20161:34 SA(Xem: 21253)
nụ cười thường chóng vội tan khổ đau kia mãi ngân vang một đời... thềm xưa có cánh hoa rơi vườn xưa còn đó một người ngóng trông.
02 Tháng Bảy 20161:17 SA(Xem: 18502)
Thầy trò gặp nhau nhắc chuyện xưa Bốn lăm năm qua nhiều nắng mưa Tóc Thầy bạc trắng, trò cũng trắng Cạn ly tâm sự, có đâu thừa...
01 Tháng Bảy 201611:13 CH(Xem: 20500)
Tuổi xanh ngày cũ qua mau, Mừng vui lại được gặp nhau nơi này. Bên nhau vui sống đôi ngày, Ngô Quyền yêu dấu cùng Thầy, Cô yêu.
01 Tháng Bảy 201612:52 CH(Xem: 20021)
Thầy ơi, cạn chén tương giao Cô ơi, nhắp chút hồng đào kính dâng Bạn ơi, xích lại thật gần Mai còn gặp gỡ chiều phân nắng ngày...
01 Tháng Bảy 201610:15 SA(Xem: 22330)
Một ngày bình thường có hai mươi bốn giờ Em nhớ anh nên thấy còn thiếu lắm Gom góp từng giây thời gian đi chậm Dành dụm từng giờ ngày lại qua nhanh
01 Tháng Bảy 20164:43 SA(Xem: 15488)
Với lòng biết ơn đến quý Thầy Cô @ Ngô Quyền Biên Hòa Kính tặng quý Thầy Nguyễn Văn Phố , Diệp Cẩm Thu Thành kính tưởng nhớ Cô Hà Bích Loan
01 Tháng Bảy 20162:48 SA(Xem: 20615)
Một chiều tôi bước qua trường cũ Trắng xóa mây ngàn áo mộng xưa Tình bay ngàn cánh trời hoa phượng Để bước trăm năm lạc chẳng ngờ
30 Tháng Sáu 201610:29 SA(Xem: 23975)
Mưa vẫn không ngơi Giọt như thổn thức Dáng hình lẩn khuất Mưa Sài Gòn… Chợt nhớ những tàn phai!
29 Tháng Sáu 201611:28 CH(Xem: 19556)
Hy vọng lần này kết quả sẽ khác hơn và cả nước Đức uống bia "liên tu bất tận" để ăn mừng Hội tuyển mình bước vào bán kết. Hãy chờ xem sao!
28 Tháng Sáu 201612:47 CH(Xem: 17598)
Bà Thụy Khuê chỉ sốc nổi chăm chăm tìm tòi xem trong sách vở do sử quan nhà Nguyễn viết để lại chứng minh được rằng việc đóng tầu thuyền từ A tới Z đều do ....
25 Tháng Sáu 20161:09 SA(Xem: 18466)
Trước hết giải túc cầu Copa America 2016 đang vào giai đoạn cuối với trận chung kết giữa Argentina & Chile và trận tranh hạng 3 giữa Mỹ & Colombia.
24 Tháng Sáu 201611:56 CH(Xem: 19681)
Chờ xem trực tiếp đá banh, Màn hình mờ tỏ, tròng trành lao chao, Dáng em tóc xõa hôm nào, Rung màn ảnh nhỏ, lao chao tròng trành,
24 Tháng Sáu 201611:41 CH(Xem: 19159)
Sáu mươi năm, mái trường xưa yêu dấu Biết có còn nguyên vẹn nữa hay không? Nghe ngậm ngùi, và xao xuyến trong lòng Chắc có lẽ, trường bây giờ biến đổi
24 Tháng Sáu 20162:32 CH(Xem: 23857)
Dù ai đi ngược về xuôi Ngô Quyền họp mặt nhớ thời học sinh Từ năm Thất - Lục... chúng mình Những ngày chung lớp thân tình với nhau
24 Tháng Sáu 20161:57 CH(Xem: 20760)
Ta đi đi mãi, đi suốt mấy mươi năm... Trường Ngô Quyền xưa đã bao lần xây sửa mới! Mấy mươi năm đó ta vẫn đi và vẫn đợi... Mong gặp Mùa Xuân như Thuyền Nhân mong gặp bến bờ!
24 Tháng Sáu 20161:49 CH(Xem: 21131)
Lâu lắm mới về thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ QUYỀN trường cũ dấu yêu Bâng khuâng cổng khép - hàng me rũ Rưng rức hồn đau sầu cô liêu!
24 Tháng Sáu 201612:51 SA(Xem: 21123)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức QUÊ NHÀ TIẾP NỐI - Nhạc Phạm Chinh Đông Thảo Sương & Phạm Chinh Đông trình bày
23 Tháng Sáu 201611:00 CH(Xem: 20515)
Bạn bôn ba nơi quê người xứ lạ Vẫn thâm trầm chôn giữ nỗi niềm riêng Còn lại tôi mang mang hồn cỏ lá Nửa trời thương chợt loang tím ưu phiền.
22 Tháng Sáu 20161:39 CH(Xem: 20153)
Quê hương vậy sao Sử hùng trong giấy Đọc lại cho vui Tìm hoài không thấy… Mình ơi! vô tâm Cá chết mặc cá Người chết mặc người Biển chết mặc biển Mình ơi! buồn ơi…
22 Tháng Sáu 20161:29 CH(Xem: 18921)
Một vài dẫn chứng trên đây không đủ cho phép bà Thụy Khuê gán ghép cho Tạ Chí Đại Trường cóp nhặt và chịu ảnh hưởng của một số sử gia Tây phương trên toàn bộ cuốn sách của ông.
19 Tháng Sáu 201612:33 SA(Xem: 19948)
Nếu HT Mỹ thắng được trong trận bán kết vào thứ ba tới thì vào chung kết sẽ dễ dàng đoạt giải Copa America 2016 vì lúc đó không còn đối thủ "nặng ký" nữa .
17 Tháng Sáu 201611:27 CH(Xem: 19061)
mây bay về đâu. gió về đâu hương hoa lilac nhẹ. mơ hồ gợn lên một chút ngây thơ cũ và chút êm đềm. trong. mắt xưa
17 Tháng Sáu 201611:01 CH(Xem: 20086)
Mây về bóng ngả lầu tây Tay đan ngày tháng nhớ ai rưng buồn Say nồng tóc đẫm mùi hương Vây quanh màu tuyết phủ đường trăng soi
17 Tháng Sáu 201610:54 CH(Xem: 24668)
Thiếu Cha lòng thực cô liêu, Như là con trẻ "chơi diều" đứt dây. Chúc Cha thanh thản như mây, Sống ngoài trăm tuổi đó đây khắp trời.
17 Tháng Sáu 201610:48 CH(Xem: 20137)
Hôm nay đây nhân ngày “từ phụ” Gửi về cha nỗi nhớ khôn nguôi Trong khói mờ hương trầm nghi ngút Con nhớ cha, lòng dạ bùi ngùi
16 Tháng Sáu 201611:35 CH(Xem: 20277)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: QUÊ NHÀ - Nhạc Phạm Chinh Đông – Hòa Âm: Cao ngọc Dung - Ca Sĩ: Quốc An
16 Tháng Sáu 201612:56 CH(Xem: 21119)
Màn đêm ơi! Xin chậm lại bóng chiều Bão giông ơi! Đừng kéo về ào ạt… Hãy dịu nhẹ cơn mưa cuồng gió giật… Thương thân gầy Còn bươn bả đường xa!
16 Tháng Sáu 201612:49 CH(Xem: 19643)
Con về, Ba chắc... đi rồi Thôi thì hãy nhớ mấy lời hôm nay Con như bèo giạt mây bay Cầm cho thật chắc, giữ hoài tình quê
16 Tháng Sáu 201612:41 CH(Xem: 24642)
Cha là nắng ấm thái dương Là sao sáng tỏa soi đường bước con Còn cha gót đỏ như son Bây giờ cha mất héo hon tấc lòng...
16 Tháng Sáu 201612:33 CH(Xem: 17476)
Trừ các sử gia miền Bắc thường có thói quen bôi nhọ Trần Trọng Kim, có thể đây cũng là lần đầu tiên ở miền Nam ...
11 Tháng Sáu 20167:54 SA(Xem: 19513)
Cũng may mưa đổ về sông rộng Áo em chỉ ướt nửa vạt sau Mưa chẳng hẹn hò ôm áo mỏng Cớ sao vạt trước cũng phai màu
11 Tháng Sáu 20162:22 SA(Xem: 17399)
Năm nay ngày từ phụ. Father's Day đây rồi. Bây giờ con đã biết, Làm cha như thế nào. Nhưng không biết làm sao Đền ơn sâu nghĩa nặng