Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - NẾP SỐNG ĐẠO MỘT THỜI (II)

18 Tháng Mười Một 201812:14 SA(Xem: 9507)
GS. Nguyễn Văn Lục - NẾP SỐNG ĐẠO MỘT THỜI (II)

Nếp sống đạo một thời (II)

blankViệc tranh chấp giữa Cố Tế và cô Mến đã qua đi như nước chảy qua cầu và hầu như chỉ còn là câu chuyện của mấy người luống tuổi trong làng từng chứng kiến hay nghe kể lại. Nói đi thì cũng phải nói lại, cả cái làng này đều là tá điền đi làm công cho giới nhà giầu.

Chương hai | Nếp sống đẹp của xứ đạo

Tiền đâu mà dân làng đóng góp để xây nhà thờ? Chẳng qua cũng là tiền của giới giầu có bỏ ra hiến cho nhà xứ cả. Tiền đất đã đành, tiền mua vật liệu ai bỏ ra? Còn ai vào đây nữa! Rồi nếu quan tâm thêm một chút nữa, đã có bao nhiêu xứ đạo? Mà có xứ nào đã thiết lập được cả một dòng nữ tu? Chỉ riêng làng Yên Phú có cả dòng Mến Thánh Giá (MTG) với gần một trăm cô mụ. Số là, Bà Nhất, Bà Nhì của nhà dòng vốn là hai chị em ruột, con cái các nhà giàu có. Họ đã không lập gia đình, tự nguyện đời sống độc thân hiến dâng mình cho Chúa. Khi được bố mẹ chia của, họ đã hiến cả mảnh đất phần hương hỏa để xây cất nhà dòng MTG hiện nay, và họ trở thành hai mẹ bề Trên. Người ta thường gọi hai bà là Bà Nhất, Bà Nhì. Tiền bạc đất đai là của họ cả. Dân làng cùng lắm góp công sức! Có người coi đó chỉ có thể là việc Chúa làm, người thường sao hiểu được.

Vì công đức họ bỏ ra nên trong nhà thờ, nhà xứ dành ra có những ghế một người ngồi, có đệm hẳn hoi. Ghế thường đặt riêng ra ở đầu hàng, trên bệ ghế quỳ, có gắn bảng đồng để tên các ông bà ấy dành riêng cho họ không ai được phép ngồi.

Đây là cách ghi ân của nhà xứ đối với họ, cũng là công bằng thôi. Tổ chức nhà xứ nào cũng theo một quy trình nhất định: xây nhà thờ, rồi xây trường học và sau đó mới xây nhà xứ và dành một khu đất để xây một nghĩa địa.

Sống và chết dưới bóng Thánh Giá

Người không có tài sản, không có đạo không được như vậy nên nhiều khi chết phải chôn nhờ trên các mảnh ruộng trong làng.

Người giàu có, khi chết được chôn cất trong khu đất của gia tộc của họ. Nhà xứ có hơn 20 mẫu ruộng, phần lớn là do sự dâng cúng của những người giầu có hay do số tiền dâng cúng của những người mua chức Hậu. Vì thế mới có chuyện trong làng có nhiều ông Hậu, bà Hậu đành phải gọi là Hậu nhất, Hậu nhì hay hay Hậu Ba.

Vì thế, việc của Mến xét cho cùng, công của giới giầu có thì nhiều, tội thì không đáng kể.

Và nếu nói cho rốt ráo, trận đói năm Ất Dậu, mặc dầu xứ Kẻ Tâng không phải là vùng tâm bão của trận đói. Nhưng ruộng của giới giầu có đâu chỉ nằm trong phạm vi làng Yên Phú mà rải rác trong các làng lân cận như Bói, Kẻ Non, Lác Triều, Kỷ Cầu, làng Căn, làng Chè, v.v..

Ruộng phần lớn là thuộc ruộng xâm canh, nghĩa là trồng trọt trên đất không thuộc địa phận của mình, nên họ phải thuê người trông coi. Nhưng nhiều tá điền thích cấy rẽ, nghĩa là thuê ruộng để làm và nộp một phần hoa lợi cho chủ ruộng, vì có lợi hơn cho họ. Nhưng họ phải tự lo liệu từ lúc cầy bừa, gieo mạ đến lúc gặt lúa gánh về. Lỗ lã phải chịu nếu gặp năm mất mùa. Giới giầu có cũng như nhà xứ nhờ thế cũng rảnh rang không phải trông nom gì. Cả hai bên đều có lợi, nhất cử lưỡng tiện.

Tuy nhiên, việc cấy rẽ tùy thuộc vào Chân Ruộng. Ruộng chân Nhất đẳng, tức ruộng tốt nhất phải nộp cho nhà xứ mười vuông thóc. Một vuông tính ra hai thúng, một thúng chùng 10 Kg. Nghĩa là, một mẫu ruộng sau khi gặt hái xong phải nộp cho nhà xứ hai tạ. Trung bình một mẫu có thể gặt được từ hai mươi lăm đến ba mươi vuông thóc.

Nhà xứ lấy một phần ba, tá điền hai phần ba, Kẻ có công, người có của.

Ruộng chân hai, tức ruộng xấu hơn, nhà xứ lấy tám vuông một mẫu. Ruộng chân ba chỉ còn lấy 6 vuông.

Tuy nhiên, cày cấy tùy vào vận trời. Nếu có gió may thổi về từ trên mạn ngược thổi về, lúa sẽ mẩy. Thu hoạch từ 25 vuông đến 30 vuông là chắc rồi. nhờ đó có đồng ra đồng vào chờ màu lúa năm tới.

Nhưng gặp năm mất mùa, nghĩa là úng lụt, mưa làm rơi rụng phấn nhị thêm gió tây nóng thổi về làm khô phấn nhị, lúa sẽ lép, ít hạt. Đang từ 30 vuông xuống còn 15 vuông. Khi nộp cho chủ điền hay nhà xứ vẫn phải nộp lúa trắng. Trước khi nộp, phải cho vào quạt gió để thổi lúa lép ra ngoài.

Trong trường hợp đó chỉ có nước xin chủ điền giảm tô. Nhà xứ thường nới tay, cánh chủ điền cũng vậy, gia giảm tùy người. Phần thầy mẹ tôi còn có phần rộng rãi hơn.

Nói dài dòng như trên để thấy rằng xứ Kẻ Tâng có quyền hãnh diện là giới giầu có, nhà xứ cũng như gia đình thầy mẹ tôi đã giúp đỡ tất cả những tá điền nghèo để họ có thể sống qua cơn khốn cực. Chẳng hạn không thu lợi nhuận mùa gặt như thường lệ. Mẹ tôi còn đong thóc cho các anh con nhà bác sống qua ngày. Mỗi buổi sáng, mẹ tôi cho nấu nồi 30 cháo múc ra từng bát cho những kẻ đang chết đói ở các làng khác vất vưởng trước cổng nhà. Nhưng phần đông, họ chết đói, vì bụng đã ỏng ra vì suy dinh dưỡng, thiếu hẳn chất đạm (Kwashiorkor). Đói đến bụng ỏng ra đi đứng như phụ nữ có mang.

Nhưng xét cho cùng, tấm lòng thương người của giới giầu có cũng không tự nhiên mà có được. Hẳn là xuất phát từ tinh thần của tôn giáo buộc họ phải làm như vậy theo lời huấn giáo của Chúa:

“Vì ta đói, các ngươi đã cho ta ăn; ta khát, các ngươi đã cho ta uống; ta là khách lạ, các ngươi tiếp rước ta;”

[Ma-thi-ơ 25:35].

Các làng khác cũng thiếu gì người giàu, tại sao dân làng bị bỏ đói và đi tha phương cầu thực? Họ thiếu một cái gì đó mà nơi các xứ đạo có được. Phải qua thử thách mới biết được. Sau này, làng tôi dưới thời Việt Minh không có cha cố nữa. Nhà thờ biến thành nhà kho. Vậy mà con chiên bổn đạo vẫn tập trung lại đọc kinh cầu nguyện, cố gắng giữ một nếp sống đạo tối thiểu. Các sổ sách, giấy tờ hộ tịch sau bao nhiêu biến cố chính trị cộng với chiến tranh tàn phá nay nhà xứ vẫn giữ được nguyên vẹn.

Cũng cần nói cho rõ, lúa của nhà xứ thu hoạch được, một phần ba số đó, nhà xứ phải làm sổ sách gửi về nhà Chung Kẻ Sở để nuôi các chủng sinh trường Hoàng Nguyên và trường Lý Đoán. Còn dư ra Nhà Chung Kẻ Sở lại lấy số thóc dư ra phân phối cho các xứ nghèo. Tất cả công việc này đều do tay một mình thầy Cai Trại trông coi.

blank

Bị cướp cũng nguyện cầu: Dân giáo xứ  Phú Yên đọc kinh cầu nguyện trên phần đất nhà cầm quyền định cướp ngày 18/9/2018.

Kinh nghiệm đời sống đạo tốt đẹp ngay trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, tuyệt vọng nhất vẫn là những nét đẹp tôn giáo cần phải “gìn vàng giữ ngọc”. Khi có tờ Sống Đạo, năm 1972, tôi được các anh lớn cử đi làm “phóng viên” tại một họ đạo có cái tên khá lạ lùng: Họ đạo Xóm Lách, quận 4, thuộc khu Khánh Hội. Ở đây, toàn dân lao động và dân buôn thúng bán mẹt, tụ lại đây từ các vùng quê có chiến tranh chạy về. Vậy mà không có dân anh chị giang hồ, đâm chém hoặc trộm cướp. Phải đi qua rất nhiều ngõ ngách, cầu khỉ mới tới được. Vậy mà họ cũng tự dựng được một ngôi nhà nguyện khoảng ba gian, mái là những mái tôn sắt rỉ của những khu nhà cháy gom lại. Tối tối, bổn đạo vẫn tụ lại đây đọc kinh rổn rang.

Đó phải chăng là nếp sống đạo của xứ đạo làng tôi cách nay hơn nửa thế kỷ?

Những biến động chính trị chưa từng thấy trong giáo hội

Mặc dầu cá nhân cô Mến có thể không phải với Cố Tế. Thế nhưng, điều đó một cách ngoài ý muốn của mọi người, nó như báo hiệu một sự cáo chung vai trò của các thừa sai người Pháp tại Việt Nam. Kể từ 1933-1945, Vatican đã bổ nhiệm bốn giám mục Việt Nam tiên khởi, nhằm bản địa hóa giáo hội địa phương và làm nhẹ gánh sự có mặt của các thừa sai ngoại quốc tại Việt Nam.

Cho đến năm 1951 phần lớn các thừa sai đều rút lui khỏi vai trò lãnh đạo giáo hội Việt Nam.

Họ rút lui một cách thầm lặng, tuân phục, đáng kính và nhường chỗ lại cho các linh mục bản xứ. Tôi được biết như Giám Mục Jean Cassaigne Sanh về Di Linh chăm sóc người cùi. Tôi đặc biệt nhắc đến Cố Victor Caillon, tên tiếng Việt là cố Năng, vì tôi từng ở trong nhà thờ Cửa Bắc đến 4, 5 năm, ra vào gặp cố. Cố là cha chính xứ nhà thờ Cửa Bắc rồi trở thành cha Tổng Quyền đại diện, vậy mà rút lui về ở ẩn coi một giáo xứ ở tỉnh Phan Thiết. Khi LM Trịnh Như Khuê lên làm Giám mục theo lời kể của cha Trọng thì tiếng Pháp của GM Khuê còn yếu, cố Năng mỗi ngày, đúng 11 giờ, lái xe Vespa từ nhà thờ Cửa Bắc đến tòa Giám Mục để dạy tiếng Pháp cho G.M Khuê.

blank

ROME (10/5/1976) – Hồng y Giuse-Maria Trịnh Như Khuê, TGM Hà Nội, giữa, bước vào Thánh đường San Francesco di Paola tại Rôme hôm Chủ nhật sau khi được phong chức Giám mục hiệu tòa nhà thờ này. TGM Khuê đã được Giáo hoàng Phaolô VI nâng lên bậc Hồng y trong buổi Công nghị trang trọng diễn ra hôm thứ hai. (AP Wirephoto)

Cũng không ngờ thể nào được khi Nhật đảo chính Pháp, cố là một trong những tù binh Pháp bị Nhật bắt giam. Người Nhật bắt sĩ quan Tây cởi trần, quỳ trước của trại Hành Chánh tài chánh, nằm đối diện với nhà thờ Cửa Bắc. Sau đó, cố đã về Tây, chán cảnh nước Pháp, lại sang tình nguyện ở Việt Nam, rồi chết trên mảnh đất quê hương thứ hai của ngài. GM Paul Seitz của hội Thừa sai Hải ngoại Paris tức Cha Kim về chăm sóc trẻ em mồ côi ở Quần Ngựa, sau này lại được cất nhắc lên làm giám mục Kon Tum. Sau 1975, ngài cho xuất bản cuốn Le Temps des Chiens muets (Thời của những con chó không sủa). Giám mục Chaise Thịnh, giám mục của Hà Nội cả đời sống thanh bạch, khiêm nhường, đi đâu Cha Thịnh chỉ dùng một chiếc xe đạp đầm để đi thăm các họ đạo. Khi cha Thịnh chết, mặc dù mua một cỗ quan tài rộng quá khổ cũng không đặt ngài vào được. Cuối cùng, ông Chí Thành, anh bà con bên bác của Giám Mục Trọng phải đứng lên người cha để dặn xuống cho xác lọt vào quan tài.

Đó là nếp sống đạo đẹp đẽ, từ các nhà truyền giáo như một tấm gương sáng của các thừa sai người Pháp để lại. Ai chê trách họ là tùy người ấy. Tôi đã từng kể kinh nghiệm đời sống của tôi bên cạnh các cha dòng Chúa Cứu Thế, người Gia Nã Đại tại Dinh Hoàng Cao Khải các năm 1951-1953.

Cha Dubé, dáng người hiền lành, ít nói, chỉ cười nhoẻn. Trong thời gian tôi bị bệnh phù chân đến liệt chân. Mỗi ngày cha cõng tôi trên vai từ nhà học đến nhà ngủ, cách xa nhau khoảng nửa cây số, đi về như thế cũng cả tháng, vừa đi vừa hát một mình. Ôi còn có sự san xẻ nào hơn nếu không có niềm tin vào Chúa của Ngài! Tệ hơn nữa, có lần một anh đánh rơi cái bút máy vào hố cầu tiêu đứng khóc. Ngài lẳng lặng cởi áo chùng, áo cánh rồi quần dài, chỉ còn độc nhất chiếc quần đùi. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy một ông Tây mình mẩy lông lá như thế. Cha nằm rạp xuống sàn cầu tiêu, nghiêng mặt một bên, thò tay vào lỗ cầu tiêu khoắng, dòi bọ bò lên tứ tung. Rồi cha cũng kiếm được chiếc bút máy. Nhoẻn miệng cười, lau chùi đưa cho cậu bé. Còn có nụ cười nào dẹp hơn trên đời này?

Nhà thờ xứ Yên Phú sau này do linh mục Việt Nam cai quản. Tiếp nối công trình xây dựng của cố Tế, nay đã có nhà xứ khang trang rộng rãi, uy nghiêm mà nếu đứng ở trên đê sẽ thấy tháp chuông nhà thờ bao quát cả một vùng rộng lớn. Trong số linh mục Việt Nam, có cha Vũ Xuân Kỷ sau này nhận anh tôi cũng như giám mục Phao Lồ Lê Đức Trọng làm dưỡng tử. (ông là Cha bố). Chúng ta còn nhiều dịp khác để nhắc đến vai trò Lm Vũ Xuân Kỷ về mặt đạo cũng như mặt đời, nhất là từ sau 1955.

Làng Yên Phú quê tôi, một xứ đạo nhỏ bé, nghèo nàn mà cho đến ngày hôm nay cũng rất nghèo so với các vùng khác. Nhưng nơi đã có những người con như Lm Vũ Xuân Kỷ, Lm Nguyễn Minh Thông.

blank

Lm. Nguyễn Minh Thông (đeo kính, đứng giữa) và đồng môn trong những ngay du học. Nguồn: ảnh gia đình.

Trong thời gian anh tôi, Lm Nguyễn Minh Thông, bị đi tù cộng sản Hà Nội, Lm Vũ Xuân Kỷ đã âm thầm cho người bà con bí mật thăm nuôi anh tôi ở nhà giam Hỏa Lò. Người đó là ông Vũ Đình Liệu (1919-2005), đi theo Việt Minh từ những ngày đầu kháng chiến; trong thời gian từ 1945 đến 30/04/1975, ông lần lượt đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng tại Vùng Tây Nam ở miền Nam như: Chủ nhiệm Việt Minh huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh; Bí thư Huyện ủy Châu Thành; Phó Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh; Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau; Khu ủy viên sau đó là Bí thư Khu ủy khu 9 kiêm Chính ủy Quân khu 9. Sau 30/04/1975, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IV và V. Ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Phó Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương; Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (01/1977-03/1979); Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang (dưới tên Nguyễn Thanh Bình). Khi ông qua đời vào năm 2005, mấy tháng sau tôi có ghé thăm bà quả phụ Vũ Đình Liệu, lúc bấy giờ được chính quyền cộng sản cho một căn biệt thự rộng rãi ở đường Tú Xương, biệt thự chắc là do người Pháp để lại. Bà ngăn ra và cho trường dậy Anh ngữ Quốc Tế xây một căn nhà ba tầng, cho thuê rồi hết hạn thì căn nhà này trở thành tài sản của bà Liệu. Cho nên cuộc sống bà quá dư dả và thoải mái, tiêu gì cho hết vài ngàn đô la một tháng. Một con trai và một con gái của ông bà cũng có chức vụ lớn trong chính quyền như Giám đốc một Đài phát thanh. Đúng chính hiệu tư bản đỏ.

Bà Liệu vẫn còn giữ bản chất quê mùa, chất phác và thật thà như đếm của phụ nữ miền quê đất Bắc. Bà cho biết, khi ông vào miền Nam thì năm thì mười họa mới có dịp gặp nhau trong đôi ngày rồi lại đi biền biệt. Bà không biết tất cả những việc ông làm và chỉ nghe nói về vụ cha Thông mà không hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao. Ơn đền nghĩa trả, tôi đến đây để thắp một nén hương trước vong linh ông để thầm tỏ lòng biết ơn một người đã lo cho anh tôi lúc tù đầy ở Hỏa Lò. Cạnh bàn thờ, tôi thấy có treo ba vòng hoa. Và chỉ ba vòng thôi.

Khi tiễn tôi ra về tận cửa, bà chỉ sang căn biệt thự xê xế đối diện nói như đùa mà hóa ra sự thật:

“Nhà của thằng Nguyễn Tấn Dũng đấy. Lúc anh ấy còn sống, anh ấy rất quý Dũng và chắc kỳ này chức Thủ tướng là về tay nó chứ không ai khác.”

Sau này quả đúng như vậy; Nguyến Tấn Dũng trở thành Thủ tướng CHXHCN Việt Nam từ 2006 đến 2016, linh thật!

Thời nay nhìn lại, người ta nhận ra một điều chưa từng xẩy ra bao giờ đối với các tu sinh còn ngồi ghế Chủng Viện hay Đại Chủng Viện mà đã tham gia chính trị, đã bất tuân lệnh Bề trên. Chuyện lớn lắm không phải nhỏ. Như một cuộc cách mạng trong giới nhà tu!

Đây cũng là lần đầu tiên các người tu sĩ trẻ của một Giáo Hội Công giáo còn non nớt về mọi mặt đã dám đứng lên thách thức thẩm quyền tôn giáo thông qua các thừa sai Pháp. Việc làm của họ chỉ bày tỏ một thái độ chính trị hơn là một hành động chính trị cụ thể. Tuy nhiên cũng từ chỗ đứng, chọn lựa ấy mà nhiều tu sinh đã dấn thân, nhập cuộc, ra khỏi dòng tu hoặc vẫn chọn con đường tu hành , nhưng là một linh mục làm chính trị.

Vì thế, đã có một số tu sĩ công giáo cùng thế hệ anh tôi – rõ hơn cùng ở Đại Chủng Viện Xuân Bích Hà Nội – “hăng hái” nghe theo tuyên truyền của Việt Minh chống lại các cha giáo thừa sai và tình nguyện đi theo Việt Minh.

Theo Trần Thị Liên, Tuần báo “Thứ Bảy” có một mục nhan đề “Dưới bóng Thánh Giá” cổ võ cho việc tảy chay các thừa sai ngoại quốc dưới những nhan đề như: “Các thừa sai người Âu Châu, một trở ngại lớn cho Độc lập dân tộc.”

(Trích tóm tắt Tran Thi Lien, Les catholiques Vietnamiens pendant la guerre d’Indépendance (1945-1954) entre la reconquête coloniale et la résistance communiste, 1996, trang 124-125)

Đa số sinh viên đại chủng viện Xuân Bích trong số đó có anh tôi không đi theo Việt Minh và vẫn vâng lời Bề trên và các cha giáo thừa sai Pháp.

Nhưng cũng theo Trần Thị Liên, một số nhỏ linh mục và sinh viên Đại chủng viện Xuân Bích, Hà Nội đã mạnh mẽ kết án các thừa sai và nêu khẩu hiệu “Độc lập bằng bất cứ giá nào” trong đó một số sinh viên đại chủng viện gốc miền Nam ra học tai Hà Nội như các Lm Hồ Thành Biên, Võ Thành Trinh. Sau này họ trở thành các linh mục “Quốc doanh”.

Tuy nhiên, các linh mục này đã không được sự tín nhiệm của đa số người công giáo.

Mặc dầu vậy, trong ngày lễ tuyên dương Độc Lập tại vườn hoa con cóc, gần vườn Bách Thảo thì theo như lời Lm Phạm Hân Quynh — một trong những người hăng hái nhất và cũng là một trong những người sau khi đi du học Pháp, tình nguyện về miền Bắc sớm năm 1954 — có khoảng 130 các thầy Đại chủng sinh gồm ban Triết và Thần học. Đa số các thầy trẻ trong ban Triết đã tham dự cuộc mít tinh này. Trong đó có anh tôi. Còn lại một số nhỏ, thuộc trường Lý Đoán hay ban Thần Học, thì ở lại Đại Chủng Viện, tại Quần Ngựa, một địa điểm cách không xa Vườn hoa con cóc, sát thảo cẩm viên không xa bao nhiêu. Đoàn tu sĩ áo đen ấy đã đi bộ từ Quần Ngựa đến nơi mít tinh và đứng thành một nhóm nổi bật nhất ngay bên cạnh khán đài.

Cha Tông, sau này là cha xứ nhà Thờ Lớn được cử cầm cờ vì vóc dáng to lớn, mạnh khỏe. Trên đường đi, trẻ con tò mò trèo lên cửa sổ nhà bên đường ngó xem bị bộ đội rút súng bắn rớt xuống ngay (Dữ thật!).

Đoàn các tu sĩ tiến ra phố Ngọc Hà, lễ đài được đặt ra ở vườn hoa trước cửa vào vườn Bách Thảo. Đoàn được xếp ngay trước lễ đài chỉ cách mấy thước. Trên lễ đài, bộ đội Việt Minh cầm súng quay mặt ra. Có thể đám đông chừng 3. 4 chục ngàn người. Trên lễ đài có đến vài chục người, nhưng người ta nhận ra người đứng giữa là Hồ Chí Minh, với gương mặt xanh xao, yếu ớt. Bên cạnh ông có các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, ông Hồ bá Cang tức Hoàng Quốc Việt, ông Trần Huy Liệu, trưởng ban tuyên truyền.

Ông Hồ tuyên bố độc lập và thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà khẩu hiệu là Độc lập, Tự do, Hạnh Phúc.

Có lẽ, không gì hơn để nghe chính một sinh viên Đại chủng viện Xuân Bích, Lm Phao lô Lê Đắc Trọng, sau này là giám mục kể lại đã có mặt trong buổi mít tinh hôm đó. Cha Trọng lúc ấy còn là Trưởng tràng của đại chủng viện Xuân Bích. Theo Lm Trọng, ngày tựu trường của các sinh viên là ngày 1-9 thì đến ngày 2-9 là có buổi lễ tại nhà thờ, sau đó 2 giờ chiều mới có buổi mít tinh. Nhiều người sau này lầm tưởng buổi mit tinh diễn ra vào buổi sáng.

Lm Trọng ghi lại như sau:

“Sáng hôm sau (2-9) chúng tôi có mặt tại nhà thờ Lớn Hà Nội từ 8 giờ sáng. Nhà thờ trang hoàng trọng thể, có cả một lá cờ đỏ sao vàng căng trên cung thánh(chưa mấy ai đặt vấn đề cộng sản), một chiếc ghế tựa lớn bọc nhung quen dùng cho Toàn Quyền hay vị thượng khách nào đó..

Cha Nghiêm chính xứ cùng với mấy người, mặc áo dòng đứng cuối nhà thờ chờ đón phái đoàn. Phái đôàn là mấy người thanh niên. Cha Nghiêm không biết ai là trưởng đoàn nên hỏi: “ Vị nào là trưởng đoàn? Họ chỉ vào một thanh niên 30 tuổi, đó là ông Võ Nguyên Giáp.”

(Phao Lô Lê Đắc Trọng. Chứng từ của một Giám Mục. Những câu chuyện về một thời, Diễn Đàn Giáo Dân, trang 284)

Dù sao ở đây chỉ nói lên khát vọng của tuổi trẻ khát vọng độc lập. Những người tham dự cuộc mít tinh không nhất thiết theo Việt Minh.

Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945. Nguồn: PBS/ The Vietnam War, Geoffrey C. Ward viết truyện phim, Ken Burns and Lynn Novick đạo diễn.

Có một số thầy ở chủng viện Xuân Bích đặc biệt như thầy Quảng “hăng hái theo Việt Minh lúc ban đầu”. Thầy Quảng cũng là người dẫn đầu sinh viên đại chủng viện Xuân Bích tham gia ngày tuyên bố Độc Lập của Việt Minh. Nhưng sau này thầy Quảng tiếp tục việc tu trì và còn vào dòng tu Châu Sơn (dòng Khổ tu) và sau làm Bề trên dòng Châu Sơn.

 (còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

23 Tháng Tám 20143:27 SA(Xem: 32279)
Bởi Sinh Nhật anh rơi vào tháng tám buồn Giọt mưa Ngâu nát lòng Ngưu Lang Chức Nữ Nhưng mưa đã cột hai mình từ hai nửa Thành một mình nên tháng tám tình thân
23 Tháng Tám 20142:57 SA(Xem: 30277)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 201411:42 CH(Xem: 33209)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 201410:39 SA(Xem: 27774)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
16 Tháng Tám 20142:34 SA(Xem: 33718)
Lạy Mẹ mùa Vu Lan đến rồi. Từ bao tiền kiếp của luân hồi Phước báo tái sinh làm con Mẹ Ơn đức cù lao tựa biền trời
15 Tháng Tám 201411:58 CH(Xem: 28226)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 201410:16 SA(Xem: 24760)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 20141:30 CH(Xem: 27314)
vẫn chiều tôi ngồi garage vẽ cả bầu trời mênh mông mênh mông bỗng thấy một đàn chim cánh nhỏ lượn chao rồi mất hút khi nào …
13 Tháng Tám 20144:29 CH(Xem: 25152)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 20141:26 SA(Xem: 29157)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
08 Tháng Tám 20143:16 CH(Xem: 40364)
Tháng Bảy mưa Ngâu sắp đến rồi. Nhân mùa báo hiếu gửi Mẹ tôi. *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀ MẸ QUÊ - Nhạc Phạm Duy - Đặng Thế Luân trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Tám 201411:37 SA(Xem: 34764)
Dòng sữa mẹ nuôi con tấm bé Len vào lòng vạn nẻo tình thương. Dù cho dòng sữa cạn nguồn, Tình thương trời biển còn vương hương đời. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức TÌNH MẸ - Thơ vhp - Nhạc Huỳnh Trọng Tâm - Ca sĩ Thùy An
06 Tháng Tám 201410:39 CH(Xem: 23283)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
02 Tháng Tám 20143:01 SA(Xem: 29267)
Về nghe tháng bảy mùa chay. Thương cha nhớ mẹ vòng quay định tuần. Cũng là hệ mẫu số chung. Nào ai tránh khỏi hòa cùng luật chơi.
02 Tháng Tám 20141:50 SA(Xem: 30664)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN THỀM TRĂNG SÁNG - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube. Vu Lan về con bâng khuâng nhớ lắm Nhớ Mẹ Cha đã cho con vào đời...
02 Tháng Tám 201412:37 SA(Xem: 28083)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
27 Tháng Bảy 20141:02 CH(Xem: 16237)
Mù Sương, Sinh Nhật vọng lời Khu Rừng Hực Lửa chiều trôi đỏ chiều Kẻ Tà Đạo tiếng lòng xiêu Căn Nhà Ngói Đỏ dắt dìu nhớ sang...
26 Tháng Bảy 20144:21 SA(Xem: 36332)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Vẫn Biết Là Thế Đó. Trình bày: Thuỳ An. Nhạc: Bằng Giang Hòa âm: Cao Ngọc Dung. Lời: Hoàng Ánh Nguyệt
26 Tháng Bảy 20143:42 SA(Xem: 21979)
Tôi đã từng mơ, sẽ đưa anh chị em cựu HĐS. Trấn Biên – Bửu Long cùng tôi dự trại. Đến hôm nay, giấc mơ xưa của tôi đã thành sự thật. Cả hai gia đình Trấn Biên – Bửu Long của anh chị em tôi đã được đoàn tụ tại Thẳng Tiến 10.
26 Tháng Bảy 201412:50 SA(Xem: 41205)
Von véo khúc tình rộn nhạc ve! Đỏ màu hoa phượng trổ sang hè Còn không tuyết khuất, trăng thầm đợi Vắng trống chiều xa, chim lắng nghe
22 Tháng Bảy 201411:05 CH(Xem: 23219)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
17 Tháng Bảy 201410:15 CH(Xem: 29734)
buổi trưa nhà Lữ Quỳnh buổi chiều nhà Nguyễn Xuân Hoàng ôi một ngày hạnh phúc ở San Jose một ngày Hoàng rất vui…
17 Tháng Bảy 20149:58 CH(Xem: 30169)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 20143:04 SA(Xem: 17110)
Đã hai ngày mà tui vẫn còn lừ đừ. Nửa như say sóng xe, nửa thật mệt và buồn ngủ, nhưng niềm vui vẫn cứ như in trong đầu. Cho nên nhiều lúc đang nấu cơm lại bật cười một mình.
11 Tháng Bảy 20143:34 SA(Xem: 31222)
Hai ngày theo phái đoàn Nam Cali xuôi về miền Bắc dự Hội Ngộ Ngô Quyền lần thứ 13 đã cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều tình thương và quyến luyến. Nếu tôi có thêm hai tay nữa, tôi cũng sẽ bấm hết ra, viết hết ra...
11 Tháng Bảy 20142:29 SA(Xem: 29429)
"Hãy đem niềm vui đến cho gia đình mình, bạn bè mình, những người chung quanh mình ". Sự góp mặt và đóng góp những gì mình có thể làm được cho những lần Hội Ngộ Ngô Quyền trong tương lai cũng là điều mà tôi sẽ và phải làm.
04 Tháng Bảy 20147:48 CH(Xem: 26184)
Lần nào thăm anh về lòng cũng nặng bầu trời mây những đám mây không có dấu chân Hoàng cầu mong anh vượt qua, vượt qua, vượt qua được ...
04 Tháng Bảy 201412:55 SA(Xem: 30123)
Tháng Bảy này Ngô Quyền mình họp bạn Có nhiều người lại vắng mặt nữa đây Xiết tay nước mắt đong đầy Mừng vui hội ngộ khóc hoài cố nhân
03 Tháng Bảy 20142:54 SA(Xem: 26759)
"Để ghi ơn Thầy cô đã một thời đem hết nhiệt tình dạy dỗ chúng em nên người, và cùng nhớ lại kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.
03 Tháng Bảy 20142:21 SA(Xem: 28516)
Ngày vui tháng bảy nở hoa. Chúc mừng họp mặt đậm đà tình thân. Thầy tôi đi trọn đường trần. Cô tôi thắt chặt nghĩa ân học trò. Bạn tôi cười nói vui đùa. Ngô vương dậy sóng trường xưa theo về.
28 Tháng Sáu 20144:13 SA(Xem: 30725)
tìm trong ngọn sóng triều lên dấu chân người bước qua miền phù vân chiều nay chợt nhớ bâng khuâng chút hương mùa cũ bỗng chừng đâu đây ngày xuân, tháng hạ hao gầy thuyền xưa, bến cũ đã đầy tuyết sương!
28 Tháng Sáu 20142:00 SA(Xem: 30947)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
27 Tháng Sáu 201410:58 CH(Xem: 28804)
Tôi rất thương cánh cổng trường mở rộng Đón bạn bè áo trắng bước chân chim Thật hồn nhiên và tràn đầy mơ mộng Ngô Quyền xưa bao dấu ấn êm đềm.
21 Tháng Sáu 20147:43 SA(Xem: 30023)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
20 Tháng Sáu 201410:17 CH(Xem: 29536)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
13 Tháng Sáu 20149:31 SA(Xem: 29520)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 20144:12 SA(Xem: 23965)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 20141:56 SA(Xem: 33404)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚT TÌNH AI GỬI CHO AI - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm
07 Tháng Sáu 201412:48 SA(Xem: 32530)
cùng lúc xem trên web. Ngô Quyền vừa mới post tấm ảnh thầy trò xưa thầy Hoàng dạy triết cravate thả lỏng rất Don Juan. làm sao không nhớ thời yêu Vy làm sao không nhớ thời ĐàLạt
07 Tháng Sáu 201412:39 SA(Xem: 30650)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 20141:01 CH(Xem: 30755)
Cha là bóng cả trên cao, dưỡng dục cù lao nghĩ nặng sâu Tình Cha non Thái như biển rộng Còm cõi nắng mưa bạc mái đầu
06 Tháng Sáu 201411:41 SA(Xem: 29007)
Chúc mừng đại hội Ngô Quyền. Các anh các chị đoàn viên một nhà Họp mặt vang tiếng hát ca Thầy xưa trò cũ mặn mà tình thân
31 Tháng Năm 20143:22 SA(Xem: 28393)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
31 Tháng Năm 20141:55 SA(Xem: 23546)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẢI NGOẠI THƯƠNG CA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Trình bày Hà Thanh
29 Tháng Năm 20142:11 SA(Xem: 23378)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”