Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Giải mã cái chết non yểu của nền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam (I)

13 Tháng Mười 201810:24 CH(Xem: 9488)
GS. Nguyễn Văn Lục - Giải mã cái chết non yểu của nền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam (I)

Giải mã cái chết non yểu của nền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam (I)


ndd Kể từ năm 1970, các buổi lễ chính thức để tưởng niệm nền Đệ nhất Cộng hòa -tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đình Diệm- đã được tổ chức công khai ở Saigon. Kể từ đó cho đến nay, các buổi lễ trên đã trở thành một thông lệ tại nhiều nơi trên thế giới.


Nhưng ngược lại đã không có những buổi lễ kỷ niệm cuộc Cách Mạng 1963 thành công.


Điều đó chỉ ra hai điều:

  • Một, việc triệt tiêu nền Đệ nhất Cộng hòa là một thất bại về nhiều mặt. Ngoài những mặt như chính trị, quân sự, xã hội. Theo tôi, cái mất mát lớn nhất là uy quyền Quốc Gia không còn nữa. Tính hợp pháp (Legitimacy) của một vị tổng thống cũng mất luôn. Uy tín người lãnh đạo đất nước cũng không còn nữa. Hiểu theo cách của người Á Đông như Geoffrey Shaw đã dùng trong tựa đề cuốn sách mới đây của ông, The lost Mandate of Heaven. Nghĩa là ngoài vấn đề pháp lý đã đành. Chúng ta còn mất đi cái thẩm quyền cao quý nhất là thẩm quyền luân lý, thẩm quyền tinh thần mà đạo lý Đông phương thường nhìn nhận như một sứ mạng thiết yếu của người lãnh đạo đất nước.
  • Hai, càng ngày càng có nhiều người nhìn lại biến cố bi kịch này. Ngoài những người đã từng sống và trải nghiệm qua hai chế độ Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa. Có rất nhiều người Mỹ từng là người trong cuộc đã sớm lên tiêng kết án chính sách sai lầm của Kennedy. Đó là TT Nixon, TT Johnson, đại sứ Nolting sau nay ông đã xin từ chức rút ra khỏi ngành ngoại giao. Đại tướng Harkins, những trùm mật vụ như Rufus Phillips, William Colby, Thượng Nghị sĩ Eugene Mc Carthy, v.v. Sự nhìn nhận như thế là một thái độ chính đáng mà nay không thể gán ghép là một thái độ hoài Ngô, hoặc tham vọng dựng lại một chế độ Diệm không Diệm.


Nếu có tham vọng gì thì đó là là tham vọng nhin lại đâu là sự thật. Một cách nói khác là nền Đệ nhất Cộng hòa đã chôn, nhưng chưa chết!

Phục hồi lại chế độ Đệ nhất Cộng hòa là gián tiếp phục hồi và trả lại cho quân đội cũng như thể chế miền Nam vai trò chính trị, quân sự của nó.


Sự chưa chết ấy được cắt nghĩa là thế hệ các nhà viết sử thứ hai tại Mỹ đã có cơ hội để nhìn lại lịch sử miền Nam trước 1975 một cách công bằng hơn.


Những người như các nhà sử học Edward Miller, Robert Tracinski và đặc biệt giáo sư Mark Moyar với tác phẩm Triumph Forsaken, The Vietnam War 1954-1965 mà người ta thường dịch là Một chiến thắng bị bỏ lỡ.


Tiếp nối các tác giả trên thì gần đây nhất có hai tác phẩm mới được xuất bản: Cuốn The Politics of Deception của Patric J. Slovan, 2015 và mới đây nhất -tháng 11-2015- cuốn The lost Mandate of Heaven của Geoffrey Shaw.


Chính hai cuốn sách của Slovan và G. Shaw đã thúc dục tôi viết lại và viết thêm về một số mặt của nền Đệ nhất Cộng hòa.


Tuy nhiên cái yếu tố làm cho tôi hiểu rõ và đưa đến một thái độ dứt khoát là nhờ sống và trưởng thành trong nền Đệ nhị Cộng hòa giúp tôi hiểu rõ những thành quả của nền Đệ nhất Cộng hòa.


Có thể nói, Đệ nhị Cộng hòa là cơ hội tốt nhất để hiểu được Đệ nhất Cộng hòa.


Theo ý kiến riêng của người viết, những đề tài viết vế chế độ Đệ nhất Cộng hòa thường là những ‘đề tài quá khứ nhìn lại’, nhưng xem ra nó không bao giờ là cũ dù đã hơn 50 mùa xuân đã đi qua. Quá khứ ấy vẫn được hâm nóng trở lại vì nó có quá nhiều ý kiến trái chiều. Đã có 1200 cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam và nền Đệ nhất Cộng hòa.


Vậy mà cho đến nay, nhiều vấn đề vẫn chưa được khai thông.


Nhiều sự kiện lịch sử do chính người Mỹ che dấu vì những lý do quyền lợi đảng phái, nhất là các kỳ bầu cử tổng thống. Các chính sách của người Mỹ thường được hoạch định hoặc thay đổi theo các nhu cầu tranh cử.


Vì thế nay nhìn lại ta mới hiểu được những nguyên do sâu xa của nó. Sự thay đổi đường lối, kế hoạch ấy nó biến trở thành những sự kiện lịch sử đầy kịch tính, dàn dựng và thiếu lương thiện.


Ta thường dựa trên căn bản đạo đức để gọi sự thay đổi ấy là một phản bội.


Nhưng muốn hiểu tại sao chính sách của Mỹ thay đổi?

Bích chương quảng cáo 3 ngày  Đại hội nhạc trẻ ở Woodstock, năm 1969. Nguồn: OntheNet

 Bích chương quảng cáo 3 ngày Đại hội Woodstock ở New York,tháng 8, năm 1969. Nguồn: OntheNet


Theo tôi, sự thay đổi này khởi đi từ thập niên 60 mà người ta gọi là: Những năm 60 (Les années 60). Tôi có dịp nhìn lại những năm tháng này ở Mỹ cho thấy nó như một chấn động lịch sử mà người ca tụng thì gọi đó là một Cuộc Cách mạng tinh thần với ba chủ đề: Tự Do – Đàn Bà – và Ma túy. Nó giản lược cuộc sống vào chuyện tự do làm tình – xì ke ma túy – và nhạc Rock-n-Roll với chủ yếu là cây đàn guitar.


Nhạc là cây đàn Guitar đánh tới tấp như gió, như mưa bão, cúi gập người xuống hay ngã ngửa người, giật như người mắc bệnh kinh phong – dập dình phấn khích đến cực điểm thì xé toang quần áo, cởi trần và bất kể người chung quanh, nhảy múa cuồng lọan. Đỉnh điểm của nó là Festival de Woodstock tụ họp trên 200.000 giới trẻ -sống hoang dã-vào rừng-làm tình-ca hát nhảy múa đêm ngày-sống bất cần ngày mai-chống chiển tranh.

Đánh giá giai đoạn này có thể nói người Mỹ lạc hướng và nước Mỹ thua trận không phải ở Việt Nam mà ngay tại Mỹ. Chính quyền Kennedy đã có những chuyển hướng do áp lực của phong trào giới trẻ thập niên 60.


TT. Reagan sau này nhận xét họ – những thanh niên Mỹ – ứng xử như những con vật. Phong trào này chỉ xẹp như quả bóng xì hơi khi có bạo động với bảy người chết.


Hiểu rõ hiện tình nước Mỹ trong giai đoạn này giúp chúng ta hiểu những chuyển hướng chính trị tại Mỹ. Sau này, tổng thống Bush cũng đã cảnh cáo thành phần đối lập tại Mỹ và đã nêu ra trường hợp Việt Nam như một tỉ dụ.


Gọi là phản bội là chỉ theo cái nhìn chủ quan của chúng ta.


Chúng ta, người miền Nam nói chung, chính quyền và quân đội VNCH đã bị hiểu lầm đủ cách và là nạn nhân của chính sách Mỹ một cách thiếu công bằng.


Nhớ lại giai đoạn 60 ở Việt Nam, tôi nhận ra hầu như không mấy ai có thông tin đầy đủ về hiện tình nước Mỹ lúc bấy giờ. Phong trào Hip-pi sang Việt Nam chỉ còn là những cơn bão rớt như một mốt mới chỉ ảnh hưởng tới một vài thành phần giới trẻ con cái thuộc thành phần khá giả.


Phần đông giới trẻ chúng tôi cắm cúi lo học ngày học đêm để làm sao có được mảnh bằng tú tài để nếu có đi lính thì không rơi vào số phận: Rớt tú tài anh đi Trung Sĩ.


Cho nên, nghĩ lại giai đoạn này, tôi cảm nhận được số phận của người Việt Nam như thế nào. Vậy mà vô lý, cho đến nay, người Mỹ vẫn bị ‘hội chứng Việt Nam’ ám ảnh.


Nước Mỹ có thể đã làm nên nhiều điều kỳ tich có tầm vóc lịch sử thế giới, nhưng ở Việt Nam thì không.


Họ chỉ cho thấy một chính sách áp đặt một phía và nếu cần thì loại trừ bằng mọi phương tiện, ngay cả lừa đảo.


Sau nhiều năm đọc và say nghĩ, tôi cho rằng cái sai lầm lớn nhất của Mỹ và đồng minh là trao một trọng trách quá lớn là Việt Nam như một tiền đồn chinh trị đảm đương trách nhiệm chiến thắng cộng sản trên toàn vùng Đông Nam Á.


Ông Diệm được coi như một lãnh tụ – một thứ giải pháp chính trị – mà sự thắng thua cũng là sự sống còn của thế giới tự do.


Thật sự thì đó là một yêu cầu quá tầm tay của ông.


Tại sao không phải là Nhật hoặc bất cứ nước nào khác ở Đông Nam Á. Tại sao là miền Nam? Tại sao phải là ông Diệm? Tại sao ta trở thành thí điểm cho một chính sách? Tại sao ta cầm ngọn cờ đầu? Tại sao ta chết thay cho người khác?


Những câu hỏi trên nay lại có dịp được đặt ra một lần nữa trong cuộc khủng hoảng ở Biển Đông!


Tình trạng này, nhiều người mong đợi chính quyền cộng sản ngả theo phía Tây Phương!


Tình thế này, theo thiển ý, họ sẽ không chọn một giải pháp đơn cực nào cả.


Phần phía người Việt Nam chúng ta buộc phải sống chết với cuộc chiến tranh ấy -thân phận chúng ta gắn bó với số phận cuộc chiến tranh từng ngày từng giờ ấy- không thể có chọn lựa nào khác- hoặc sống hoặc chết với nó.


Và quả thực ta đã chọn được chết với nó cho trọn vẹn nghĩa tình.


Vì thế khi mất miền Nam thì người Mỹ êm thắm rút đi, phần chúng ta nhận lãnh tất cả những oan khiên, mất mát do cuộc chiến ấy gây ra.


Nói một cách khác, chính người Mỹ mới là những tên lính đánh thuê.

Quân đội Mỹ ở Việt Nam. Nguồn: Getty Immages

Quân đội Mỹ ở Việt Nam. Nguồn: Getty Immages


DCVOnline
 | Chiến tranh Việt Nam đã có nhiều tên gọi nhưng nó đã là lịch sử và hiện vẫn đang được học giả bình thản nghiên cứu, truy cập rất nhiều tài liệu mới, dù không phải là không bị giới hạn, từ tất cả mọi phía trong cuộc chiến. Thí dụ, theo Bắc Kinh thì đã có khoảng 320000 quân Trung Cộng có mặt giúp Bắc Việt trong khoảng 1965-1973. Ngày 23 tháng 9, 1968 Mao Trạch Đông đã hỏi Phạm Văn Đồng, “Tại sao người Mỹ không làm rùm beng về sự kiện có hơn 100.000 binh sĩ Trung Quốc đang giúp đồng chí xây đường sắt, đường bộ và sân bay dù họ đã biết?”


Thực ra Trung Cộng và Liên Xô đã đóng một vai trò lớn hơn trong cuộc chiến tranh Việt Nam hơn người Mỹ biết được vào thời điểm đó. Năm mươi phần trăm của tất cả các viện trợ cho nước ngoài của Liên Xô đã đổ vào Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968. Pháo đội phòng không của Liên Xô ở miền Bắc Việt Nam đã bắn rơi hàng chục máy bay Mỹ. theo cựu đại tá Liên Xô Alexei Vinogradov, “Người Mỹ biết quá rõ rằng các máy bay Bắc Việt do Liên Xô thiết kế (MIG) thường xuyên do phi công Liên Xô lái.”


Sử gia Chen Jian kết luận rằng “nếu không có sự hỗ trợ đó, lịch sử, ngay cả kết quả của cuộc chiến tranh Việt Nam, có thể đã khác.”

(Nguồn: Michael Lind, “Why we went to war in Vietnam”, The American Legion. Michael Lin cũng là tác giả cuốn “Vietnam: The Necessary War”.)


Họ đến đây với giao kèo một năm rồi trở về Mỹ – để đến lượt người khác. Hoặc một nhiệm kỳ Tổng thống năm năm. Sau năm năm, đó là công việc của người kế nhiệm.


Còn người lính miền Nam, chọn binh nghiệp là một chọn lựa suốt đời!


Đó là sự khác biệt giữa đôi bên.


Thật ra thì chúng ta đã chết thay cho những người khác mà vô tình chúng ta không biết. Ông Diệm như thế là một con dê tế thần chết cho chính những niềm xác tín của ông!


Đó là những huyền thoại cần được giải mã.


Những sự chia rẽ, tranh chấp trầm trọng. tạo ra những biên giới thù địch với nhau: giữa các tôn giáo, giữa các đảng phái chính trị, giữa Bắc-Nam, giữa giới trí thức phản chiến và không phản chiến bởi vì chúng ta đã bị tuyên truyền lợi dụng từ nhiều phía.


Đó là những chia rẽ giả hiệu do tuyên truyền và áp đặt.


Phía người cộng sản Bắc Việt thì đã biết lợi dụng tối đa, đào sâu thêm những mâu thuẫn dị biệt ấy để chia rẽ hàng ngũ quốc gia.


Và người Việt quốc gia một cách ngoài ý muốn luôn luôn phải đối diện đương đầu với ba thế lực:


Nội thù giữa chúng ta -chúng ta do thói quen chia rẽ như một quán tính, Ta với bạn là người Mỹ là một mối tương quan giữa quan thầy và người thụ hưởng và kẻ thù thứ ba là Ta-với người cộng sản.


Nhưng nguyên nhân chính đưa đến sự thua cuộc là Ta-và Mỹ, Diệm-và Kennedy.


Sự viện trợ biến miền Nam là kẻ lệ thuộc vào sự viện trợ ấy.


Trong những năm ấy, phần đông người đọc lại chỉ đọc và nhất là tin tưởng những tài liệu viết ra từ phía người Mỹ và sự tuyên truyền rỉ tai của cộng sản.


Nhiều người cầm bút đã mắc phải cái bệnh tôn sùng và tin tưởng ấy.


Người Mỹ họ viết đúng cũng có, nhưng phần sai lạc, bóp méo cũng không thiếu. Có một số đông giới trí thức miền Nam khác thì lại ngả theo những lời dụ dỗ của cộng sản mà biểu tượng cao điểm của sự lừa dối nằm trong Mặt Trận Giải Phóng miền Nam.


Càng nghĩ, sự thật càng sáng tỏ, càng buồn.


Đối với người Mỹ, trước sau họ chỉ là người ngoại quốc, họ đến Việt Nam như những kẻ tự cho mình là ‘cố vấn’, kẻ chỉ dạy, họ không bao giờ hiểu được trọn vẹn hết ý nghĩa cuộc chiến tranh Việt Nam.


Phải trước tiên là người Việt Nam mới hiểu được cuộc chiến này.


Hiểu được tình tự dân tộc, hiểu được những nỗi lo sống còn, hiểu được những khó khăn của các chính quyền, hiểu được những mất mát, những nỗi đau, nỗi nhục, hiểu được sự thua kém lệ thuộc vào người, hiểu được sự o ép phải nhượng bộ, hiểu được con người Việt Nam, hiểu được sâu xa tại sao hận thù người cộng sản.


Người Mỹ đã không bao giờ hiểu được những điều như thế nên dễ dàng thay đổi chính sách, bán đứng Việt Nam Cộng hòa.

21 năm chế độ miền Nam, trải qua những thăng trầm, có những yếu kém, thiếu xót, có những hạn chế về nhiều mặt như quản lý hành chánh, chính sách..và biết bao nhiêu lạm dụng sai trái.


Đất nước miền Nam như chiếc cầu khỉ bắc bằng mấy cây tre từ bao nhiêu thế hệ, với sông nước con người nay trở thành bãi chiến trường cho những âm mưu tranh đoạt, bội phản, bom đạn và lừa bịp của nhiều phía.(1)


Tuy nhiên đó là những lỗi lầm mà chế độ nào cũng không thể tránh hết được.


Sau những năm tháng nghiền ngẫm đọc, suy nghĩ, tôi có thể tóm tắt mà không ngại ngùng nói ra là có một số mốc điểm khách quan làm phân hóa và đã đưa đến sự mất miền Nam vào tay cộng sản.


(còn tiếp)

(1) Lan Cao, Monkey Bridge

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

12 Tháng Chín 20142:15 SA(Xem: 29448)
Không cần xem lịch hoặc đọc báo, cũng không cần bước ra ngoài sân hoặc lên “nét,” tôi vẫn biết mùa thu đang đến qua ánh mắt buồn hiu hắt của vợ.
12 Tháng Chín 20141:12 SA(Xem: 31349)
Mùa thu sang em áo dài nón lá Đi trong mưa náo nức buổi tựu trường Thôi tạm biệt những ngay Hè thư thả Đi trở về cùng sách vở thân thương
11 Tháng Chín 20142:39 SA(Xem: 38270)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
06 Tháng Chín 20141:42 SA(Xem: 27763)
Thuở còn bé Mẹ chỉ vầng trăng sáng, Bảo Hằng Nga đẹp lắm ngự trên trời Một vầng nhỏ đen đen là chú cuội. Bỏ trâu ăn lúa bởi ham chơi.
05 Tháng Chín 20143:36 CH(Xem: 29502)
Nhân mùa trăng Trung Thu, xin gửi đến quý vị một vài hình ảnh họa theo dòng nhạc của thời xa xưa, những ngày còn ấu thơ thường đùa vui ca hát dưới ánh trăng
05 Tháng Chín 20142:09 CH(Xem: 18971)
Tính đến nay, Gia Phả cựu hướng đạo sinh Ngô Quyền – Biên Hòa đã lên đến 408 thành viên rồi anh chị em ơi!...
05 Tháng Chín 20143:04 SA(Xem: 28291)
Nắng lang thang góc phố Ghé vào trang sách thơm Sợi treo dòng thác đỗ Cho thơ chảy thành nguồn
30 Tháng Tám 20147:43 CH(Xem: 29260)
Bây giờ khi bay về ngang khung cửa Ngôi trường Ngô Quyền một thuở thân thương Mây có dừng lại thiết tha trìu mến Như ngày xưa theo áo trắng đến trường
29 Tháng Tám 20142:05 CH(Xem: 28201)
Tháng tám, mưa nặng hạt tuôn. Dòng sông nước cuộn xa nguồn về xuôi. Lũ mang nguồn sống cho đời. Bập bềnh hai tiếng khóc cười trầm luân.
28 Tháng Tám 20149:19 CH(Xem: 29678)
Bước chân lạc giữa hư không. dẫm vào vạt nắng cuối dòng nhân gian ngẩn ngơ đếm những lá vàng Dòng đời muôn mối ngổn ngang ưu phiền
23 Tháng Tám 20143:27 SA(Xem: 32518)
Bởi Sinh Nhật anh rơi vào tháng tám buồn Giọt mưa Ngâu nát lòng Ngưu Lang Chức Nữ Nhưng mưa đã cột hai mình từ hai nửa Thành một mình nên tháng tám tình thân
23 Tháng Tám 20142:57 SA(Xem: 30351)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 201411:42 CH(Xem: 33368)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 201410:39 SA(Xem: 27909)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
16 Tháng Tám 20142:34 SA(Xem: 33782)
Lạy Mẹ mùa Vu Lan đến rồi. Từ bao tiền kiếp của luân hồi Phước báo tái sinh làm con Mẹ Ơn đức cù lao tựa biền trời
15 Tháng Tám 201411:58 CH(Xem: 28282)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 201410:16 SA(Xem: 24791)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 20141:30 CH(Xem: 27343)
vẫn chiều tôi ngồi garage vẽ cả bầu trời mênh mông mênh mông bỗng thấy một đàn chim cánh nhỏ lượn chao rồi mất hút khi nào …
13 Tháng Tám 20144:29 CH(Xem: 25338)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 20141:26 SA(Xem: 29197)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
08 Tháng Tám 20143:16 CH(Xem: 40509)
Tháng Bảy mưa Ngâu sắp đến rồi. Nhân mùa báo hiếu gửi Mẹ tôi. *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀ MẸ QUÊ - Nhạc Phạm Duy - Đặng Thế Luân trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Tám 201411:37 SA(Xem: 34846)
Dòng sữa mẹ nuôi con tấm bé Len vào lòng vạn nẻo tình thương. Dù cho dòng sữa cạn nguồn, Tình thương trời biển còn vương hương đời. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức TÌNH MẸ - Thơ vhp - Nhạc Huỳnh Trọng Tâm - Ca sĩ Thùy An
06 Tháng Tám 201410:39 CH(Xem: 23327)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
02 Tháng Tám 20143:01 SA(Xem: 29308)
Về nghe tháng bảy mùa chay. Thương cha nhớ mẹ vòng quay định tuần. Cũng là hệ mẫu số chung. Nào ai tránh khỏi hòa cùng luật chơi.
02 Tháng Tám 20141:50 SA(Xem: 30688)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN THỀM TRĂNG SÁNG - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube. Vu Lan về con bâng khuâng nhớ lắm Nhớ Mẹ Cha đã cho con vào đời...
02 Tháng Tám 201412:37 SA(Xem: 28488)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
27 Tháng Bảy 20141:02 CH(Xem: 16258)
Mù Sương, Sinh Nhật vọng lời Khu Rừng Hực Lửa chiều trôi đỏ chiều Kẻ Tà Đạo tiếng lòng xiêu Căn Nhà Ngói Đỏ dắt dìu nhớ sang...
26 Tháng Bảy 20144:21 SA(Xem: 36390)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Vẫn Biết Là Thế Đó. Trình bày: Thuỳ An. Nhạc: Bằng Giang Hòa âm: Cao Ngọc Dung. Lời: Hoàng Ánh Nguyệt
26 Tháng Bảy 20143:42 SA(Xem: 22022)
Tôi đã từng mơ, sẽ đưa anh chị em cựu HĐS. Trấn Biên – Bửu Long cùng tôi dự trại. Đến hôm nay, giấc mơ xưa của tôi đã thành sự thật. Cả hai gia đình Trấn Biên – Bửu Long của anh chị em tôi đã được đoàn tụ tại Thẳng Tiến 10.
26 Tháng Bảy 201412:50 SA(Xem: 41245)
Von véo khúc tình rộn nhạc ve! Đỏ màu hoa phượng trổ sang hè Còn không tuyết khuất, trăng thầm đợi Vắng trống chiều xa, chim lắng nghe
22 Tháng Bảy 201411:05 CH(Xem: 23255)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
17 Tháng Bảy 201410:15 CH(Xem: 29773)
buổi trưa nhà Lữ Quỳnh buổi chiều nhà Nguyễn Xuân Hoàng ôi một ngày hạnh phúc ở San Jose một ngày Hoàng rất vui…
17 Tháng Bảy 20149:58 CH(Xem: 30217)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 20143:04 SA(Xem: 17137)
Đã hai ngày mà tui vẫn còn lừ đừ. Nửa như say sóng xe, nửa thật mệt và buồn ngủ, nhưng niềm vui vẫn cứ như in trong đầu. Cho nên nhiều lúc đang nấu cơm lại bật cười một mình.
11 Tháng Bảy 20143:34 SA(Xem: 31266)
Hai ngày theo phái đoàn Nam Cali xuôi về miền Bắc dự Hội Ngộ Ngô Quyền lần thứ 13 đã cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều tình thương và quyến luyến. Nếu tôi có thêm hai tay nữa, tôi cũng sẽ bấm hết ra, viết hết ra...
11 Tháng Bảy 20142:29 SA(Xem: 29481)
"Hãy đem niềm vui đến cho gia đình mình, bạn bè mình, những người chung quanh mình ". Sự góp mặt và đóng góp những gì mình có thể làm được cho những lần Hội Ngộ Ngô Quyền trong tương lai cũng là điều mà tôi sẽ và phải làm.
04 Tháng Bảy 20147:48 CH(Xem: 26215)
Lần nào thăm anh về lòng cũng nặng bầu trời mây những đám mây không có dấu chân Hoàng cầu mong anh vượt qua, vượt qua, vượt qua được ...
04 Tháng Bảy 201412:55 SA(Xem: 30166)
Tháng Bảy này Ngô Quyền mình họp bạn Có nhiều người lại vắng mặt nữa đây Xiết tay nước mắt đong đầy Mừng vui hội ngộ khóc hoài cố nhân
03 Tháng Bảy 20142:54 SA(Xem: 26791)
"Để ghi ơn Thầy cô đã một thời đem hết nhiệt tình dạy dỗ chúng em nên người, và cùng nhớ lại kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.
03 Tháng Bảy 20142:21 SA(Xem: 28556)
Ngày vui tháng bảy nở hoa. Chúc mừng họp mặt đậm đà tình thân. Thầy tôi đi trọn đường trần. Cô tôi thắt chặt nghĩa ân học trò. Bạn tôi cười nói vui đùa. Ngô vương dậy sóng trường xưa theo về.
28 Tháng Sáu 20144:13 SA(Xem: 30762)
tìm trong ngọn sóng triều lên dấu chân người bước qua miền phù vân chiều nay chợt nhớ bâng khuâng chút hương mùa cũ bỗng chừng đâu đây ngày xuân, tháng hạ hao gầy thuyền xưa, bến cũ đã đầy tuyết sương!
28 Tháng Sáu 20142:00 SA(Xem: 30989)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
27 Tháng Sáu 201410:58 CH(Xem: 29013)
Tôi rất thương cánh cổng trường mở rộng Đón bạn bè áo trắng bước chân chim Thật hồn nhiên và tràn đầy mơ mộng Ngô Quyền xưa bao dấu ấn êm đềm.
21 Tháng Sáu 20147:43 SA(Xem: 30065)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
20 Tháng Sáu 201410:17 CH(Xem: 29583)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
13 Tháng Sáu 20149:31 SA(Xem: 29929)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 20144:12 SA(Xem: 24118)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 20141:56 SA(Xem: 33630)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚT TÌNH AI GỬI CHO AI - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm
07 Tháng Sáu 201412:48 SA(Xem: 32574)
cùng lúc xem trên web. Ngô Quyền vừa mới post tấm ảnh thầy trò xưa thầy Hoàng dạy triết cravate thả lỏng rất Don Juan. làm sao không nhớ thời yêu Vy làm sao không nhớ thời ĐàLạt
07 Tháng Sáu 201412:39 SA(Xem: 30686)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 20141:01 CH(Xem: 30789)
Cha là bóng cả trên cao, dưỡng dục cù lao nghĩ nặng sâu Tình Cha non Thái như biển rộng Còm cõi nắng mưa bạc mái đầu
06 Tháng Sáu 201411:41 SA(Xem: 29226)
Chúc mừng đại hội Ngô Quyền. Các anh các chị đoàn viên một nhà Họp mặt vang tiếng hát ca Thầy xưa trò cũ mặn mà tình thân
31 Tháng Năm 20143:22 SA(Xem: 28434)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
31 Tháng Năm 20141:55 SA(Xem: 23573)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẢI NGOẠI THƯƠNG CA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Trình bày Hà Thanh
29 Tháng Năm 20142:11 SA(Xem: 23421)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”