Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam (II)

23 Tháng Ba 201810:04 CH(Xem: 8822)
GS. Nguyễn Văn Lục - Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam (II)
Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam (II)

Để xác định rõ vị trí của TLVĐ khi tiếp nối thế hệ Nam Phong, điều cần thiết là tìm hiểu xem sự đóng góp cho văn học của Nam Phong ra sao và sự khác biệt giữa Nam Phong và TLVĐ như thế nào?

B. Sự khác biệt hay đổi mới của Tự Lực Văn Đoàn so với Nam Phong 

1. Nam Phong Nghiêm chỉnh, khệnh khạng. Tự Lực Văn Đoàn vui tười diễu cợt. 

Sau thế hệ Đông Dương tạp chí rồi Nam Phong tạp chí, như có hiện tượng bùng nổ trong sinh hoạt báo chí. Nhiều báo trước sau lục tục ra đời như Phụ nữ Tân Văn, 1929. Phụ nữ thời đàm 1930. Lùi xa hơn nữa có Tiếng dân 1927, Hữu Thanh tạp chí 1921. Annam tạp chí 1926, Rạng Đông 1929, Nhựt Tân 1929, Khoa học tạp chí. 

Năm 1932, năm mà TLVĐ ra đời thì có một lô báo chí xuất hiện như Chớp bóng, Từ Bi âm, Văn Học tạp chí, Đông Thanh tạp chí, Đông Tây tuần báo và dĩ nhiên có Phong Hóa tuần báo. 

Đồng thời có sự xuất hiện của nhiều nhà văn, nhà thơ độc lập. Như Vũ Trọng Phụng, Trần Tiêu, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao và Nguyễn Tuân. 

Tóm lại trong bối cảnh sinh hoạt báo chí đông đảo và nhộn nhịp như thế thì Phong Hóa ra đời. Phong Hoá nổi lên như cồn đồng thời làm lu mờ các nhà văn độc lập ngoài nhóm TLVĐ khiến người ta có cảm tưởng, sự thành công của TLVĐ đã gián tiếp đẩy lui một số nhà văn tài năng vào hậu trường. Tôi nghĩ đó là một điều bất công.

Nhất là trường hợp Vũ Trọng Phụng.

Có thể nói, Phong Hoá kể từ số 11 ra đời mang bộ mặt mới cho sinh hoạt báo chí: Vui tươi, cười cợt, chế diễu, tiến bộ như lời quảng cáo:

- Một hoán cải lớn lao trong báo Phong Hóa
- Một sự lạ trong làng báo.
- Một cái mới...
- Bàn một cách vui vẻ về các vấn đề cần thiết: Xã hội, chính trị, kinh tế.
- Nói rõ về hoạt động trong nước. Có 15 tranh vẽ, nhiều chuyện vui... cần thiết... hoạt động... vui vẻ. Ai cần xem báo, ai thích đọc báo nên đọc Phong Hoá.

Ông Nguyễn Vỹ trong một bài báo có nhắc lại kỷ niệm về tờ Phong Hoá, bộ mới số 11 như sau:

Ttrẻ con ôm báo Phong Hóa số 1 đi bán rong, rao inh ỏi khắp phố phường, thiên hạ tò mò, mua xem, bán báo chạy như tôm tươi. Lý do: báo Phong Hoá đăng giày những bức vẽ, những mục khôi hài, chế giễu tập tục Phong hóa An nam. Công chúng bình dân, từ cô sen, cậu bồi đến lớp các học sinh nam nữ đến công tư chức đều rũ ra cười khi đọc những mẩu chuyện hóm hỉnh và nhìn những bức hình vẽ rất tức cười, chế nhạo nào ông Lý Đình Dù ở nhà quê ra tỉnh. Ông giáo sư Lê Công Đắc bị chế diễu là con gà ba chân.. ôÂng luật sư Lê Thăng là con đĩ đánh bồng, tiến sĩ Khoa học Nguyễn Công Tiễu chữa bênh toi gà, ông Nguyễn Văn Vĩnh, bụng bự, ông Nguyễn Văn Tố gọi là ông búi tó, ông Nguyễn Tiến Lãng gọi là con ve sầu.. Nguyễn Tường Tam đã thành công với tiếng cười kích động.. Báo Phong Hóa vượt lên một số lượng phát hành vô địch. Và ông cũng nổi tiếng từ đó

 

Báo Phong Hóa nổi bật hơn Nam Phong bắt đầu từ những tiếng cười này. Lần đầu tiên, dân chúng ham đọc báo trước tiên là để được cười. 

Phong Hóa đánh dấu một giai đoạn mới trong làng báo Việt Nam thời 1932. Cụ Huỳnh văn Thái, một sinh viên trường Cao Đẳng Công Chánh Hà Nội kể lại thời đó, người ta đua nhau đọc báo Phong Hóa và truyện dài Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng.

Nói gì thì nói, sau này cảnh đó không bao giờ còn tái diễn.

Đó cũng là sự đổi mới thật. Đổi mới toàn diện. Trước, Nam Phong tạp chí chỉ có mình Phạm Quỳnh là tinh thần, là linh hồn tờ báo. Nay là cả một nhóm. Trước quan liêu khệnh khạng, trưởng giả, quan trường, trí thức thì nay bình dân đại chúng. Con sen đầy tớ cũng như sinh viên cũng đọc. Đó là sự cộng lại giữa báo Sài gòn Mới của bà Bút Trà với Chính Luận của Từ Chung và Đặng Văn Sung. Hay sự cộng lại giữa Mai Thảo và bà Tùng Long sau 1975. Trước nghiêm nghị nay vui cười. Trước không có tranh vẽ, nay có 15 trang vẽ mỗi kỳ.

Và tầm nhắm của Phong Hoá khi ra đời là hạ bệ cho bằng được Nam Phong và thế hệ đàn anh với những cái thủ cựu, cái nghiêm chỉnh khệnh khạng của họ.

Thủ phạm của cái thủ cựu: Chính là nho học.

Chúng tôi muốn tiêu diệt đời cũ. Then chốt của nó là cái đạo Tống nho. và vì thế, chúng tôi muốn bài bác cái đạo không hợp thời ấy.

Nhóm TLVĐ đã khẳng định như thế.

Họ đã đưa tất cả những nhà văn cũ mới lên dàn phóng.

 

 

Nạn nhân đầu tiên là Nguyễn văn Vĩnh và Phạm Quỳnh. Ra đường hai câu thơ sau đây trở thành câu vè của người đường phố:

Nước Nam có hai người tài
Thứ nhứt sừ Ĩnh, thứ hai sừ Uỳnh.


Sau đó lần lượt lên giàn phóng của Phong Hóa là Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Khắc Hiếu, Hy Tống, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Lê Văn Phúc. Lãng Nhân Phùng tất Đắc.

Và những người trẻ hơn cũng không thoát khỏi như Vũ Trọng Phụng, bà nữ thi sĩ Tương Phố. Bà Tương Phố là người nữ duy nhất, trẻ nhất viết cho Nam Phong nên cũng trở thành đối tượng cười cho nhóm Phong Hóa.

Phong Hóa đã đếm ra trong bài Giọt lệ thu của nữ sĩ đăng trong Nam Phong có đến 61 chữ vừa than ôi, vừa ôi, và lệ như sau:
29 chữ than ôi
18 chữ ôi
14 chữ lệ
Một bài độ 4 trang giấy mà có 61 chữ ôi thì đáng bi thương là phải. 
(Trích trong Thế hệ 1932 của Thanh Lãng).

Ngoài những nhà văn, nhà báo bị báo Phong Hoá lôi ra chế diễu, kể như tất cả các báo chí thời đó đều bị báo Phong Hóa lôi ra đả kích. Từ những tờ báo lâu đời như Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Annam tạp chí đến những tờ mới ra như Văn học tạp chí, Đông Thanh tạp chí cũng bị lôi ra làm thịt.

Tôi đếm dối cho TLVĐ thì thấy cả thẩy có 41 bài đả kích. Chẳng hạn Tiểu thuyết tuần san bị Nhất Linh chế diễu là con khỉ. Báo Loa bị làm thịt liên miên đến thậm tệ với bài của Tứ Ly viết Loa hay váy, báo Đông Phương cũng bị Nhất Linh chế diễu nhiều lần: Loài nhai lại.

Tôi chỉ có thể nói, chưa bao giờ thấy sinh hoạt báo chí trước hay hiện nay có một không khí “chửi”hăng, vui, thông minh đến như thế. Ngang ngửa với những cây viết phiếm thời trước 75 như Thương Sinh, Kha Trấn Ác Chu Tử, Hiếu Chân, Hà Thượng Nhân, Vip KK, ký giả Lô Răng, Sức Mấy, Kiều Phong, Hoàng Hải Thủy, Dê Húc Càn, Hư Trúc Nguyên Sa... Nhưng sự chế diễu của TLVĐ chỉ vui mà không độc ác. Có thể nói làng báo sau 1954 là sự tiếp nối truyền thống báo trào phúng của TLVĐ còn sót lại, nhưng sống sượng, tai quái, hơn TLVĐ rất nhiều. 

Hầu hết các tác giả chính trong TLVĐ từ Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mở, Thế Lữ đều dùng vũ khí trào phúng để chế diễu các báo khác. Mục đích chế diễu của nhóm TLVĐ dù vui thì cũng gián tiếp nhằm hạ uy tín các nhà văn ngoài nhóm cũng như các báo khác vì chỉ nhắm vào những góc cạnh xấu, đời tư nhiều hơn là nhằm vào khía cạnh văn hóa, nghệ thuật.

Cung cách chế diễu đó cho người ta có cảm tưởng nhóm TLVĐ tỏ ra khinh thường tất cả những báo khác cũng như các tác giả khác.

Đây là một sự khác biệt rõ rệt so với giai đoạn thế hệ văn học Phạm Quỳnh. Thời kỳ ấy, cũng có một vài cuộc tranh luận nổ ra, nhưng vẫn ở trong vòng tương kính lẫn nhau như các cuộc tranh luận giữa Phạm Quỳnh và Phan Khôi, Lê Dư và Nguyễn Trọng Thuật.

Dĩ nhiên, để trả đũa TLVĐ, nhiều nhà văn đã lên tiếng như Nguyễn Công Hoan, Lê Tràng Kiều, Lãng Nhân Phùng Tất Đắc (vừa quá vãng) Vũ Trọng Phụng, Ích Hữu, Hải Triều, Hồ Xanh, Bùi Công Trừng.

Đã có những bài báo phản hồi cũng nặng lắm như: Cái tin báo Loa chết đối với Phong Hóa là một tin mừng. Cái tranh ấy cũng buồn cười thật. Nhưng hơi mất dạy một chút. Giọng hèn nhát của báo Phong Hoá. Cái thói dèm pha của báo Phong Hoá...

Lời chế diễu, đả kích ném đi thì có thể vui. Nhưng hòn đất ném lại thì nặng nề và hằn học hơn nhiều.

2. Nam Phong chú trọng vào việc dịch thuật, biên khảo. TLVĐ chuyên chú vào việc sáng tác truyện ngắn và truyện dài.

Có thể coi đây là sự khác biệt lớn nhất từ Nam Phong đến TLVĐ. Sự khác biệt này cũng có thể hiểu và cắt nghĩa được. Ở thế hệ Nam Phong 1914-1932, quốc văn chưa được thịnh hành, kiến thức còn giới hạn. Các nhà học thuật thời đó không làm điều gì khác hơn là mượn vốn người làm vốn của mình bằng dịch thuật và biên khảo. Vì vậy phần trước tác không có bao nhiêu, trừ một vài cuốn ký sự như Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam Kỳ, Pháp du hành trình nhật ký.

Trên tờ Nam Phong thấy xuất hiện nhiều áng văn dịch thuật thiên về triết học như Phương pháp luận của Descartes, Sách cách ngôn của Épitète, Đời đạo lý của Paul Carton, tuồng Le Cid cũng như tuồng Hòa Lạc (Horace) của Corneille. Hoặc dịch tư tưởng chính trị của Montesquieu, hoặc văn thơ của Victor Hugo, Paul Bourget... Bên cạnh đó là những bài khảo cứu về chính trị nước Pháp, về văn minh luận, về thế giới tiến bộ sử vv… Chẳng hạn khảo cứu về các học thuyết của J.J. Rousseau, của Voltaire. Ngoài ra còn có có các bài biên khảo về Phật giáo, về người quân tử trong triết học đạo Khổng, Văn chương trong lối hát Ả Đào v.v...

Những loại biên khảo và dịch thuật này chỉ dành cho một số độc giả hạn hẹp có một trình độ kiến thức tối thiếu để có thể đọc và hiểu được.

Ngược lại, TLVĐ chủ trương báo chí phải được phổ biến tới tay người dân bình thường nên nhẹ phần khảo cứu và nhấn mạnh vào phần sáng tác, truyện ngắn, truyện dài.

Nhất Linh, người chủ xướng của TLVĐ đóng góp trên 20 tác phẩm sau 40 năm hoạt động văn học. Có những tác phẩm mà đương thời được coi là thành công nhất của TLVĐ như Đoạn Tuyệt rồi Lạnh Lùng thì sau này chính Nhất Linh thú nhận với Nguyễn Vỹ như sau: Theo Nhất Linh thì những truyện ông viết trước đây đều dở. Nhưng tồi nhất là quyển Đoạn Tuyệt và Lạnh Lùng. Chỉ trừ cuốn Bướm Trắng sau này đọc lại ông còn thấy có giá trị. Khi chính tác giả tự đánh giá tác phẩm của mình thì nhận xét này phải được tôn trọng. Mà thực vậy, những tiểu thuyết này đều là những tiểu thuyết luận đề nên từ tình tiết đến ý tưởng đều phải chạy theo tư tưởng luận đề nên có phần giả tạo? Hơn thế nữa, những luận đề chỉ thích hợp cho từng thời kỳ, khi xã hội thay đổi thì các tiểu thuyết luận đề không còn thích hợp nữa. Xin xem thêm một bài viết ngắn của Thạch Lam: Quan niệm trong tiểu thuyết có đề cập đến loại tiểu thuyết luận đề.

Về điểm này, không chỉ Nhất Linh mà chính Khái Hưng cũng nhìn nhận như vậy. Theo Khái Hưng, những Roman à thèses chỉ có mục đích cải cách một vài tập tục xã hội Việt Nam hiện nay. Một ngày sau, những tập tục đó sẽ không còn trong xã hội tiến bộ hơn thì tiểu thuyết của tôi sẽ mất giá trị của nó.

Sau này, Nguyễn Sỹ Tế và Thanh Tâm Tuyền trong buổi thảo luận: Nhìn về tiền chiến đã công kích các tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng.

Theo Thanh Tâm Tuyền, sở dĩ độc giả ưa chuộng TLVĐ vì những tiểu thuyết ấy hợp thời trang: Những tác phẩm mà TLVĐ gọi là tiểu thuyết luận đề đã chứng tỏ sự nông cạn và hời hợt của những tác giả ấy. Chưa nói tới những luận đề mà nhóm TLVĐ chọn là những vấn đề rất thô sơ và hẹp hòi ở trong xã hội, tôi muốn công kích ngay cái loại mà người ta gọi là tiểu thuyết luận đề- kể cả những luận đề cao nhất- là một quan niệm ấu trí về tiểu thuyết. Bởi tính cách luận đề phản nghệ thuật...

Nặng quá. Bất công quá. Đi quá xa nữa. Thời ấy, xã hội ấy, làm sao có thể viết khác được?

Phần Nguyễn Sỹ Tế đặt vấn đề cần phân biệt cái sống (le vécu), cái nghĩ (le pensé) và sách vở... Tôi đã có dịp nói rằng nhiều tác giả ấy chưa sống, danh từ sống hiểu theo nghĩa sâu xa của nó. Và tôi cho rằng tác phẩm của họ chưa đạt tới cái nghĩ nữa. Cho nên mới gọi là sách vở, là hời hợt, là giả tạo.

Nhận xét trên của nhóm Sáng Tạo có phần cực đoan và lý thuyết, đòi hỏi vấn đề nguyên tắc nền tảng mà thực sự khó ai đạt được. 

Thử quay ngược lại hỏi chính các nhà văn thế hệ 54, ở thời điểm đó, họ đã có những công trình sáng tác gì? Vì thế, cũng đã có những tác giả thời đó đã không đông ý với nhóm Sáng Tạo. Nguyên Sa trong Hãy rời bỏ nền văn chương trú ẩn viết: “Có những tiếng không kỳ cục ấy, những phủ nhận phách lối như thế. Có những anh phủ nhận tất cả những người đi trước để ra cái điều ta đây mới lạ”.

Ngày hôm nay chúng ta lên đường thì người đàn anh chúng ta cũng đã lên đường. Và lên đường trước hay sau tthì cũng bắt đầu từ một lịch sử, lịch sử dòng văn học. Cho nên, người làm công tác văn nghệ hôm nay, không thể quên được những người hôm qua. Chúng ta đều phải bắt đâu lên đường từ một quá khứ. Khi nhằm phủ nhận, xóa bỏ một quá khứ thì không phải từ một phủ nhận mà chúng ta được chấp nhận. 

Trong nhóm TLVĐ, có trường hợp viết chung nhau một cuốn truyện. Thật cũng hiếm và không dễ. Có thể viết chung một tác phẩm nghiên cứu, nhưng truyện sáng tác thì không dễ. Vậy mà giữa Khái Hưng và Nhất Linh đã viết chung với nhau 3 cuốn: Anh Phải Sống, 1934, Gánh hàng Hoa, 1934 và Đời Mưa Gió, 1934. Theo sự thú nhận của Nhất Linh với nhà văn Nguyễn Vỹ, Khái Hưng đã giúp Nhất Linh trong việc sửa chữa lại tác phẩm của ông.

Khái Hưng viết ít hơn một chút, chỉ trên dưới 15 tác phẩm, nhưng đã gây được tiếng vang và truyện của ông có giá trị nghệ thuật hơn Nhất Linh. Hồn bướm mơ tiên là tác phẩm đầu tay của ông cũng như của nhóm TLVĐ. Tác phẩm này được người đương thời đón nhận nồng nhiệt cũng như tác phẩm kế tiếp của ông là Nửa chừng xuân. Từ những tác phẩm mang nặng tính chất tình cảm lãng mạn, ông chuyển dần sang khuynh hướng xã hội tình cảm như Thoát Ly, Thừa Tự, v.v…

Kể từ những sách dịch của Nguyễn văn Vĩnh đến Phạm Quỳnh, chữ quốc ngữ như được mở đường. Tuy nhiên để cho thứ chữ ấy trở thành trong sáng, trôi chảy, diễn đạt tự nhiên được hết tình, hết ý và có một chỗ đứng vững vàng trong dòng Văn Học Việt Nam thì phải chờ đến TLVĐ.

Nhóm Nam Phong chú trọng vào dịch thuật, TLVĐ vào sáng tác. Đó là cả một đọan đường đầy hứng khởi và hy vọng của dòng văn học chữ quốc ngữ. 

Sang đến thế hệ văn học 1954 trở đi, nó đã chau chuốt, bóng bảy, diễn tả về tâm lý, triết lý con người một cách ma thuật hơn nhiều. Chúng ta còn mong đợi điều gì hơn nữa?

Nhờ những nhà văn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam tiếng Việt mới thực sự trớ thành thứ ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ của nghệ thuật. 

Thứ ngôn ngữ có thể chuyên chở được, có khả năng diễn tả và truyền đạt được những tình cảm, những hoàn cảnh, tâm lý cá nhân vào trong những truyện ngắn, truyện dài, biến nhiều truyện trở thành những truyện hay và có giá trị. Một số truyện nay đọc lại cũng vẫn thấy hay.

Cho đến hơn nửa thế kỷ sau, nhiều tình tiết trong truyện của các nhà văn trên đọc lại vẫn còn gây ấn tượng và xúc động nơi người đọc. Chẳng hạn, truyện ngắn Nhặt lá bàng của Nhất Linh, dài chưa quá 6 trang nhưng thấm đẫm tình người, vẫn gây những xúc động và dư âm mỗi ghi gấp cuốn sách lại. Truyện Anh phải sống, viết chung giữa Khái Hưng và Nhất Linh cũng là một trong những truyện ngắn khó quên.

3. Ảnh hưởng của Nam Phong tạp chí và TLVĐ đối với Văn học chữ Quốc ngữ.

Ảnh hưởng của Nam Phong − Nói đến Nam Phong là nói đến Phạm Quỳnh. Hai mà một không thể tách rời. Nhìn lại những năm từ 1914 đến 1932, thế hệ Nam Phong với Phạm Quỳnh đã có những đóng góp nhất định về nhiều mặt trong sự phát triển chữ Quốc ngữ cũng như về học thuật tư tưởng. Đúng như trong lời mở đầu tạp chí Nam Phong, Phạm Quỳnh đã viết: Nam Phong là cơ hội để bồi bổ quốc văn, cho thêm nhiều thứ tiếng, cho đủ tài liệu phiên dịch và truyền bá tư tưởng Âu Tây.

Như vậy, Nam Phong ra đời với hai mục đích rõ ràng: bồi bổ quốc văn và phiên dịch và truyền bá tư tưởng Âu tây. Không phải chỉ bồi bổ quốc văn mà cao vọng của Phạm Quỳnh còn hơn thế nữa: chúng ta hết học chữ Hán, nay thì đua nhau học chữ Pháp. Quốc văn có đó, nhưng chưa có Quốc học.

Đối với trí thức trẻ thời Phạm Quỳnh, người ta coi ông là bực thầy về tư tưởng học thuật. Người ta coi Nam Phong như một thứ Hàn Lâm Viện. Quy tụ chung quanh ông là một số những cây viết cựu học cũng như tân học lừng danh thời đó như Nguyễn Bá Học, 60 tuổi, Nguyễn Hữu Tiến 43 tuổi, Phạm Duy Tốn 34 tuổi, Trần Trọng Kim, Tản Đà, 30 tuổi. Cạnh đó là giới quan trường như Hoàng Cao Khải, Thân Trọng Huề. 

Vì thế, Nam Phong dần chiếm địa vị độc tôn trên các tạp chí cùng thời như Hữu Thanh, An Nam tạp chí cũng như Đông Dương tạp chí trước đó.

Hàng ngàn trang báo Nam Phong trong số mấy trăm số báo Nam Phong đã một thời được người đọc dùng như một sách học để trau dồi kiến thức. Vũ Ngọc Phan đã viết về Nam Phong như sau:” Cái công ông Phạm Quỳnh khai thác lúc đầu cho nền quốc văn có ngày nay, thật là một công không nhỏ.” Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên viết: “Phạm Quỳnh là tiêu biểu cho một giai đoạn bán cựu, bán tân ở nước ta trước 1932”. 

Và trong 16 năm có mặt, tờ Nam Phong cũng như tên của Phạm Quỳnh đã xây đắp nền móng quốc văn được vững vàng.
Phần người viết bài này thấy rằng, cần đánh giá đúng mức Nam Phong ở cái thời đại của Phạm Quỳnh vào những năm 1914-1932 để thấy cái công lớn của Phạm Quỳnh đối với thế hệ văn học chữ Quốc ngữ.

Đánh giá một thế hệ văn học trước hết là đánh giá cái Thời của văn học ấy. Cái hay, cái dở có thể có, cái chưa đạt, cái chậm lụt, cái tiến bộ cũng có thể có. Hay dở vẫn là cái hay, cái dở của một thời kỳ văn học không tách rời khỏi khung cảnh xã hội, chính trị, văn hóa của thời đó. Nhưng tựu chung vẫn là biểu tượng cho cái thời mà thế hệ văn học đó đã đi qua. Và nếu nhìn lui về giai đọan thế hệ văn học của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, ta mới thấy được bước tiến của văn học chữ Quốc ngữ xuyên qua thế hệ Nam Phong với Phạm Quỳnh.

Ông đã để lại một gia tài văn học cho thế hệ văn học mang tên ông ...

Và điều đó phải được nhìn nhận như vậy.

Người ta có thể trách Phạm Quỳnh làm việc cho Tây. Cũng không phải là sai. Nhưng thời thế nó như vậy. Phải nhìn nhận, tờ báo Nam Phong của ông do Louis Marty, giám đốc chính trị phủ toàn quyền lập ra. Nhưng đã nói thì phải nói cho đủ. Ở vào thời kỳ đó, có thể có một tờ báo nào được phép in ấn mà không phải qua tay người Pháp? Gia Định báo ở Nam Kỳ, Đại Nam Đồng Văn nhật báo của Nha kinh lược Bắc Kỳ rồi Đại Việt tân báo? Rồi Lục tỉnh tân văn Sài gòn, Đông Dương tạp chí ở Hà nội, Trung Bắc Tân văn. Nào ai nói hay làm khác được?

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

22 Tháng Giêng 20169:10 CH(Xem: 15200)
Trong tiếng chuông mõ ngân nga, hương bay làn khói trắng. Tôi bắt gặp lại hình ảnh Bác Khan tươi cười, má hồng, đôi mắt sắc sảo đứng trước nhà chải tóc.
22 Tháng Giêng 20168:45 CH(Xem: 19332)
Tình yêu đúng nghĩa một lần Không anh, em vẫn âm thầm nói yêu Trình bày: Thuỳ An Nhạc: Bằng Giang Hòa âm: Cao Ngọc Dung Lời: Hoàng Ánh Nguyệt
22 Tháng Giêng 20162:07 CH(Xem: 25465)
Như dòng sông âm thầm xuôi chảy mãi Mượn vần thơ che dấu những muộn phiền Lời trăng buồn như thể tự tình riêng Để ngơ ngẩn giữa đêm dài lạnh giá
21 Tháng Giêng 20161:23 CH(Xem: 24127)
Nụ hoa vừa chớm nở Đón Xuân về hân hoan Đàn én tung cánh nhỏ Mừng Xuân đến rộn ràng
21 Tháng Giêng 20161:13 CH(Xem: 22287)
Xuân nầy, Xuân nữa, lại Xuân sau Vẫn đợi chờ em tóc úa màu Trái tim già cỗi, hồn tươi trẻ Thì thôi em nhé, đợi chiêm bao...
16 Tháng Giêng 201612:03 SA(Xem: 15696)
Năm tuổi con khỉ lại về. Đã qua 6 lần con khỉ đến rồi đi trong cuộc đời của anh ấy. Bao nhiêu chiếc "Cầu Khỉ " chong chênh, cheo leo trong cuộc đời anh ấy đã bước qua một cách bình an.
15 Tháng Giêng 201611:16 CH(Xem: 20564)
trăng treo...một đoạn đời. chợt. ngưng. ở lại thôi. lui dần vào bóng tối. bỏ không gian. mịt mù. gia đình còn ngơ ngác. bè bạn. ngồi với ai? trăng lơ lửng. trăng treo. chỉ trăng. có phải trăng?
15 Tháng Giêng 20164:17 CH(Xem: 24806)
Những đêm dài tôi nhâm nhi từng viên chocolate chị Dung gửi tặng, để cảm nhận hương vị ngọt ngào tình em với chị trong trái tim tôi.
15 Tháng Giêng 20161:45 CH(Xem: 11282)
Xa người biển hát buồn tênh Ngẩn ngơ núi quạnh chênh vênh khép trời! Ngửa tay hứng giọt sầu rơi Nghe trăng khuya rụng... Nửa đời yêu em!...
15 Tháng Giêng 20161:35 CH(Xem: 23995)
Làm sao gói nhớ thương vào mãi mãi Sợ một ngày rơi rớt nẻo hư không Sợ mùa xuân đi qua quên trở lại Sợ héo tàn trong nắng hạ mưa đông.
15 Tháng Giêng 201612:19 SA(Xem: 25299)
Xuân này nguyện thế giới hòa bình. Đừng có chiến tranh, dân điêu linh. Quê hương đổi mới người no ấm. Gia đình, bạn hữu luôn an bình.
14 Tháng Giêng 201610:36 CH(Xem: 24721)
Tháng mười mưa cũng đang chờ Làm sao khô hết bài thơ giận hờn? Thôi thì mưa cứ mưa luôn Hai ta ướt hết, cái buồn cũng tan.
14 Tháng Giêng 201610:27 CH(Xem: 25684)
Bao giờ đất nước hết nhiễu nhương Quê Mẹ bình yên, khắp phố phường Con sẽ quay về vui bên mẹ Chung vai xây đắp “mảnh Quê Hương”
14 Tháng Giêng 201610:21 CH(Xem: 21984)
Mùa Xuân về với muôn nơi Chim muông ríu rít hoa cười bướm ong Nhụy hương tỏa sắc thơm nồng Gió Xuân trãi nhẹ má hồng môi em.
14 Tháng Giêng 201610:12 CH(Xem: 26116)
Anh dòng sông êm ả Em con thuyền về xuôi Thời gian chờ ở bến Anh và em ngỏ lời!
09 Tháng Giêng 201612:40 SA(Xem: 16311)
Tôi sẽ trân trọng những gì mình có được hôm nay. Một người chồng dù đau yếu nhưng lúc nào cũng cận kề yêu thương. Những đứa con dù không giàu có nhưng luôn luôn hiếu thuận vâng lời.
08 Tháng Giêng 201611:51 CH(Xem: 22741)
Cung nghe Đường Chiều (Hồng Duyệt) - do Đinh Sinh Long & Duy Khanh trinh bay
08 Tháng Giêng 201611:36 CH(Xem: 32703)
Em về gửi nhớ trọn tình thơ Ảnh ảo chìm sâu mắt thẫn thờ Êm dịu gọi ai lòng tiếc mộng Thiết tha giăng mạng nhện sầu tơ
08 Tháng Giêng 201611:14 CH(Xem: 25095)
Rừng xôn xao nắng đùa vui trên lá Ta riêng mình cây mọc nhánh hoang vu Thấy đơn côi giữa bạt ngàn hoa cỏ Cây nghiêng cành thương nhớ lắm rừng xa.
08 Tháng Giêng 20161:23 CH(Xem: 28221)
Hôm cô giáo về đây, Nhìn cái dáng hao gầy, Môi hồng vương tóc rối, Hát “Như cánh vạc bay”.
08 Tháng Giêng 20161:07 CH(Xem: 23929)
Tuổi nào còn lại tặng cho người, Tuổi nào tôi để lại cho tôi, Tuổi nào đi nhẹ vào quá khứ, Tuổi nào hy vọng những niềm vui.
08 Tháng Giêng 20161:01 CH(Xem: 27303)
Xuân lại về đây xuân khắp nơi Rượu xuân nhắp cạn chén đầy vơi Xuân tâm ấp ủ niềm hy vọng Nhân loại tưng bừng cuộc sống vui.
08 Tháng Giêng 201612:12 SA(Xem: 22194)
Tháng giêng, và tháng giêng Anh xanh hoài nỗi nhớ Giữa rừng thẳm muộn phiền Trái tim gầy guộc thở Vẫn nhớ hoài tháng giêng...
07 Tháng Giêng 20161:11 CH(Xem: 24565)
Thì thôi cũng một lần sang, Cửa nhà em mở nắng tràn đầy sân. Vậy mà anh cứ ngại ngần, Nhìn lên ngó xuống phân vân nỗi gì.
07 Tháng Giêng 201612:54 CH(Xem: 24496)
Như nụ hồng tháng Giêng Len lén vươn cao chào bình minh E ấp và thật xinh.
01 Tháng Giêng 201610:57 CH(Xem: 23464)
Ngôi sao Thiên Chúa soi đời, Cũng vì nhân loại tơi bời, u minh. Hãy yêu nhau với chân tình, Vui như đêm đón Giáng Sinh năm nào.
01 Tháng Giêng 20166:44 CH(Xem: 24329)
CHÚC nhau lời hát ru êm - MỪNG cho gia đạo được thêm đề huề NĂM cũ qua dấu nhiêu khê - MỚI là hạnh phúc theo về trần ai.
01 Tháng Giêng 201610:36 SA(Xem: 19422)
Cây lý dường như chỉ mọc tốt ở miền Nam nắng ấm ? Dáng cây, cành lá, hoa... , nhìn chung giống cây mận khá nhiều, nhưng khác biệt rõ nhất là đám lá dài nhọn và có màu xanh lục đậm hơn, rất đậm.
01 Tháng Giêng 20162:15 SA(Xem: 20419)
Đến ngôi chùa sim tím Ngày đầu năm tinh khôi Bảo Lộc trời xanh biếc Nắng Cao nguyên bồi hồi.
01 Tháng Giêng 20161:33 SA(Xem: 22525)
Giơ tay bóc nốt tờ lịch chót. Chợt nhớ hôm nay ngày cuối năm. Tuyết trắng ngoài song rơi lất phất. Thoáng mơ thoáng nhớ chuyện xa xăm
01 Tháng Giêng 201612:54 SA(Xem: 23927)
Chiều cuối năm thơ thẩn Hạ đông thời gian đỏ tím vàng Màu quan san chiếc lá. Chiều cuối năm mình tôi Nơi góc đời lãng quên hiu quạnh Ánh tà huy lung lay.
31 Tháng Mười Hai 201510:47 CH(Xem: 23183)
Năm mới, nâng ly, chúc mừng nhau Chúc nhau vui vẻ, hạnh phúc giàu Chúc cho gia đạo bình yên ấm Sức khỏe dồi dào, không lo âu
31 Tháng Mười Hai 201510:34 CH(Xem: 26905)
Trái đất quay hết vòng quỷ đạo Năm đã trôi, năm mới bắt đầu Tờ lịch rơi nghe hồn đau đáu Một tuổi buồn nữa lại qua mau.
26 Tháng Mười Hai 20158:30 CH(Xem: 19011)
Lời nguyện cầu bình an cho tất cả, tôi thấy đang bay cao, bay cao... vào vòng tay giang rộng không bến bờ của Đấng Yêu Thương...
26 Tháng Mười Hai 20157:05 CH(Xem: 19423)
Hạnh phúc và đau khổ là một bản đàn duy nhất, khác chăng là được trổi lên ở giây phút này hay giây phút khác. Và khi mình có được hạnh phúc
26 Tháng Mười Hai 20156:07 CH(Xem: 22328)
Bài viết ngắn kỷ niệm ngày thành lập TRƯỜNG TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN BIÊN HÒA (1/1/1956)– ngọn đuốc tri thức ra đời đem lại nguồn sống mới cho tỉnh Biên Hòa
26 Tháng Mười Hai 20151:17 CH(Xem: 24934)
Cuối năm 1968 Đạo Bửu Long chính thức được thành lập do Sói Hùng Lang – Trần Quang Ngọc làm thủ lĩnh.
26 Tháng Mười Hai 20154:23 SA(Xem: 28575)
Nhớ thuở nào năm tàn ta gặp gỡ, Cuộc họp nào còn lắng đọng lòng ta Chuyện họp cũ đã không còn hợp cảnh, Thì sao buồn chuyện cũ đã phôi pha ?
25 Tháng Mười Hai 20158:37 CH(Xem: 17302)
Tháng 12. Đêm cuối năm cựa mình nồng nàn. Chiếc bình cổ thời gian chứa đầy hương kỷ niệm, tôi nhẹ nhàng mở nắp nghiêng bình... ngây ngất với ngày thơ...
25 Tháng Mười Hai 20158:34 CH(Xem: 24731)
Nửa đêm Thiên Chúa giáng trần Nằm trong máng cỏ đức ân sáng lòa Dẫn đường ngôi sáng sao xa Bê-lem hang đá thánh ca tỏ tường.
25 Tháng Mười Hai 20158:19 CH(Xem: 21362)
Xin bình yên cho an lành thế giới Để người người quên thù hận, thương đau Và nhân loại, không còn rơi máu lửa Đem yêu thương hàn gắn mọi u sầu
25 Tháng Mười Hai 20151:25 CH(Xem: 20222)
Vậy là chú Trần Doãn Trị đã rời cõi tạm, nhẹ nhàng như chiếc lá cuối đông. Tôi hụt hẫng khi nhận tin chú “Sáu Trị” qua đời, bởi những điều ấp ủ đã lâu nhưng tôi chưa kịp sẻ chia cùng chú Sáu.
22 Tháng Mười Hai 20157:40 SA(Xem: 18495)
Bài viết mới, Thiệp và Video CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2015 của Nguyễn Thị Thêm
19 Tháng Mười Hai 201512:34 SA(Xem: 22387)
Thời gian qua hoa đã thành trái đắng Có vị gì nghe xa xót bờ môi Những chiều nhìn theo vời vời khói trắng Thấy đời mình mờ mịt tựa mây trôi.
18 Tháng Mười Hai 201511:44 CH(Xem: 21811)
ĐÃ xa cái thuở lược trâm cài BIẾT lỡ ngàn đời chuyện trúc mai MẶT ngọc mái tây mang nỗi hận MÀY hoa sương ký khóc đêm dài
18 Tháng Mười Hai 201511:23 CH(Xem: 22359)
TIẾNG LÒNG TRI KỶ, TRI ÂM -Thơ Trần Kiêu Bạc-Hồng Vân Diễn Ngâm Kiều Oanh thực hiện youtube
18 Tháng Mười Hai 201512:34 CH(Xem: 19095)
Cám ơn em, Đóm lửa nhỏ mùa Xuân, Đem hơi ấm xóa tan cái lạnh. Bà Mẹ già trong căn nhà trống vắng, Rét tê người, môi tái, mắt quầng thâm.
17 Tháng Mười Hai 201510:53 CH(Xem: 21027)
Thày xưa, bạn cũ mong chờ, Có ngày "hội ngộ" đôi bờ đại dương. Ân tình thắm đượm lên hương, Lòng Ta ấm lại trong "Đêm đông trường”.
17 Tháng Mười Hai 201510:44 CH(Xem: 22503)
Giáng sinh đèn nến sáng lung linh Đường phố thênh thang vạn ánh đèn Ngàn sao lấp lánh ngời đêm vắng Xem lễ nửa đêm: Anh và em
17 Tháng Mười Hai 20159:28 CH(Xem: 12856)
Ngô Quyền ơi! Qua bao gian nan vẫn đong đầy kỷ niệm. Kỷ niệm thật đáng yêu…
16 Tháng Mười Hai 20153:33 CH(Xem: 22060)
Năm nay Giáng Sinh lại đến. Cả nhà đi lễ nhà thờ. Xe lăn em đưa tay đẩy. Lệ rơi! nhớ thuở ngây thơ.
16 Tháng Mười Hai 20151:03 CH(Xem: 27813)
Giáng Sinh an bình Yên vui trần thế Dẩu đời dâu bể Còn đó đức tin.
16 Tháng Mười Hai 201512:52 CH(Xem: 17838)
Chôn tháng mười hai vào kỷ niệm Ru tình bên tóc rối xanh xao Ngày tháng cuối năm đi biền biệt Ta còn hẹn đợi giữa chiêm bao.
11 Tháng Mười Hai 20152:53 CH(Xem: 21683)
Hơi thở lạnh. Ý nghĩ lạnh. Thả lòng dìu dặt theo ánh trăng nghiêng bóng soi suốt nẽo đường về. Như say. Như đang nghiêng cả cõi lòng theo con gió dạt trôi
10 Tháng Mười Hai 201512:27 CH(Xem: 22581)
Bốn ba năm, giấc mơ dài Nô-En lại đến, tình rày nhớ mong Thì thôi ngủ trọn mùa Đông Tháng mười hai lạnh giấc nồng không em...
09 Tháng Mười Hai 20153:27 CH(Xem: 22341)
Rồi sẽ qua mau chóng Viên sỏi chìm đáy hồ Ngyệt vàng soi bóng nên thơ Mặt hồ vẫn đẹp vẫn chờ bóng trăng
08 Tháng Mười Hai 20151:06 CH(Xem: 39081)
Bàng bạc bên đồi sương tuyết phủ Chập chùng trước ngõ lá hoa lay Trần gian một cõi mong manh quá Nhắm mắt... mịt mù... cát bụi bay!!!
08 Tháng Mười Hai 201512:59 CH(Xem: 21779)
Noel năm đó lên Đà Lạt Nhà thờ Con Gà đứng trong sương Ta như lạc giữa trời nhan sắc Dòng tóc mây bay góc giáo đường
08 Tháng Mười Hai 201512:47 CH(Xem: 19732)
Trong bốn ngăn tim tôi Có một điều rất lạ Nằm im trong góc tối Bất chợt thành bài ca.
07 Tháng Mười Hai 20151:27 CH(Xem: 21442)
Thoáng giật mình, Trời lập đông rồi đó! Trên cành cây trụi lá chỉ tuyết bông Qua song cửa, gió lùa hờ hững quá Bâng khuâng vầng mây xám buổi chiều Đông
07 Tháng Mười Hai 20151:17 CH(Xem: 21696)
Đi tận đâu, phương trời nào vô tận. Gọi thời gian chậm lại nắng phai mờ. Chờ tôi nhé bỏ buồn phiền nuối tiếc. Chấm nét nào cho sâu lắng hồn thơ.
04 Tháng Mười Hai 20159:52 CH(Xem: 19338)
Con chấp hai tay, khấn vái ân cần. Nguyện Chư Thiên phò hộ, mẹ hiền siêu thoát.
04 Tháng Mười Hai 20157:43 SA(Xem: 24676)
Trong Ban giảng huấn đầu tiên của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa, bây giờ chỉ còn lại một cựu giáo sư duy nhất, đó là thầy Trần Văn Lộc.
27 Tháng Mười Một 201511:35 CH(Xem: 20325)
... tôi thích những mái tóc ngang vai tung bay lả lướt theo gió hơn là nằm gọn lỏn, bị khuất phục dưới chiếc nón lá thấy ghét !
27 Tháng Mười Một 201511:33 CH(Xem: 23330)
Mình nhìn nhau lòng như là giấy mới Quên thăng trầm, thua được ở quanh ta Tay cầm tay với ngàn điều muốn nói Quên hết ngày phải bỏ lại đi xa.
27 Tháng Mười Một 201511:24 CH(Xem: 31701)
Hạnh phúc cho anh chị em tôi, là cùng lúc được thăm lại nhiều thầy cô giáo cũ. Câu chuyện xưa và nay của Thầy – Trò chúng tôi những lần gặp gỡ thế này, bao giờ cũng sôi nổi và dòn như pháo,...
27 Tháng Mười Một 201510:21 CH(Xem: 19627)
Hình như chút gió đông vừa chợt đến Đủ ửng hồng đôi má thắm ngẩn ngơ Làn gió Thu dường như còn vương vấn Chút se nồng phơn phớt thắm Thu mơ
27 Tháng Mười Một 20157:05 CH(Xem: 17362)
XIN HÃY YÊU ANH - Nhạc: Nguyễn Đình Hòa & Lê Thị Phúc Phổ từ bài thơ HÃY YÊU CHÀNG - Thi sĩ NGUYỄN TẤT NHIÊN Trình bày Ca sĩ: Diệu Hiền
27 Tháng Mười Một 20153:00 CH(Xem: 21966)
Tạ ơn cha mẹ cho con Một dòng máu nóng chảy mòn máu tim Vẳng nghe tiếng hát mẹ hiền Võng nôi kẻo kẹt ru mềm tuổi Xuân
27 Tháng Mười Một 20152:20 CH(Xem: 22031)
Vẫn là em, Cô đơn, run rẩy. Với tay cao , Tìm lấy ánh mặt trời. Chờ ngày mai, Một ngày bất tận. Đi về đâu ? Cơn gió mùa đông.
26 Tháng Mười Một 20153:29 CH(Xem: 14536)
Xin hãy ngưỡng mộ và tri ân ngay từ buổi ban đầu của sự góp mặt đầy quả cảm. Bây giờ chúng ta đang trong mùa lễ tạ ơn…
20 Tháng Mười Một 201511:02 CH(Xem: 20429)
Hãy nói với nhau một lời cám ơn bằng tất cả sự thành thật. Trái tim sẽ mở rộng, Niềm vui sẽ lan tỏa. Hạnh Phúc sẽ trở về.
20 Tháng Mười Một 201511:01 CH(Xem: 32967)
TRỞ MÌNH ĐÊM GÓA PHỤ - Thơ Trần Kiêu Bạc - Nhạc Mai Trung Tín Giọng Ca: Bích Hiền - Giọng ngâm: Hồng Vân Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
20 Tháng Mười Một 20159:02 CH(Xem: 18630)
Ngồi bên nhau để cùng nhắc nhở kỷ niệm, của đồng môn trung học NQ BH, của đồng hương BH sau bao ngày xa cách.
20 Tháng Mười Một 20155:23 CH(Xem: 20177)
TÌNH KHÚC CUỐI MÙA THU Thanh Trang sáng tác - tiếng hát Ngọc Lan Kiều Oanh thực hiện youtube
20 Tháng Mười Một 201512:35 CH(Xem: 19368)
Khi chồng chất trên vai nhiều năm tuổi Mới thấy mình lạc lối giữa đường hoang Trong lao đao mưa bão dội phong trần Nghe rất nhớ thuở học trò áo trắng.
20 Tháng Mười Một 20158:23 SA(Xem: 22297)
Xa nhau mới biết đêm dài Nhớ nhau chẳng để nhạt phai hương tình Đông về phố vắng lặng thinh Đèn đêm mờ tỏ soi hình bóng tôi.
20 Tháng Mười Một 20157:40 SA(Xem: 22071)
Bây giờ em là cô giáo già. Nhớ thầy em kính cũng như cha. Nhớ làn roi khẻ ngày xưa ấy. Nhớ quá thầy tôi: Ông giáo già.
19 Tháng Mười Một 20159:45 CH(Xem: 27709)
Dưng không. Ừ, dưng không Một nốt trầm rơi xuống Theo bóng chiều đang buông Giật mình, ai ngơ ngác Thu phai... Ừ, thu phai!
19 Tháng Mười Một 20154:37 CH(Xem: 24617)
Tựa đề: Núi Đồi Vẫn Gọi. Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Tuấn Ngọc. Ca Sĩ: Hương Giang
14 Tháng Mười Một 20151:08 SA(Xem: 44708)
Ước gì không có ai chém giết ai, không có ai gây đau khổ cho người khác, thế giới con người cũng giản dị hiền hòa như những câu chuyện cổ tích mình đọc suốt một thời thơ dại.
14 Tháng Mười Một 201512:05 SA(Xem: 12324)
Chúc những bất hạnh, tai ương đi xa và biến mất khỏi những người tôi yêu thương, quý mến. Cám ơn các bạn đã đọc những tâm tình vụn vặt hôm nay.
13 Tháng Mười Một 201511:40 CH(Xem: 21228)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới thưởng thức NHÌN NHỮNG MÙA THU ĐI - Nhạc Ngô Thụy Miên - Thiên Kim trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
13 Tháng Mười Một 201510:31 CH(Xem: 19517)
Mời anh, mời chị cô bác gần xa, Ghé mua nhãn làm quà biếu tặng, Em buôn bán thật thà sòng phẳng. Mua dùm mở hàng, mau mắn. Cám ơn.
13 Tháng Mười Một 201510:13 CH(Xem: 22858)
Tình yêu không là nắng Sao vương vấn tơ vàng Tình không là trái đắng Mà suốt đời hoang mang.
12 Tháng Mười Một 20151:39 CH(Xem: 20014)
Mùa Thu rồi cũng đi xa Có chăng nguyệt khuyết trăng tà Trăng tình chia đời đôi mảnh Có còn thương tiếc ngày qua.
07 Tháng Mười Một 201511:29 CH(Xem: 22025)
Tập Kỷ Yếu Hướng Đạo NQBH cả nhà chung tay xây dựng hôm nay, biết chừng đâu sẽ trở thành báu vật cho con cháu chính mình mai sau.
07 Tháng Mười Một 201511:08 CH(Xem: 26807)
Tôi hát anh nghe "Chiều thương đô thị" Hoa mướp vàng,hoa khế tím đong đưa Anh và tôi đều nhớ nhà nhớ phổ Buồn rũ người chiều u ám trời mưa.
06 Tháng Mười Một 201511:22 CH(Xem: 26972)
Nghìn khuya... hồn thu đi lạc Sương đêm hay giọt lệ mềm? Khuấy hoài chưa tan nỗi nhớ Hoa thơ phủ kín mặt thềm.
06 Tháng Mười Một 201510:55 CH(Xem: 23907)
Cuối đời về với hư không Xuôi tay cũng chẳng thương mong được gì Tiền tài danh lợi mà chi Tay trơn nuối tiếc hồn quỳ khóc than.
06 Tháng Mười Một 20158:08 CH(Xem: 21266)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới HÌNH DÁNG THU MƠ - Nhạc Phạm Anh Dũng - Ca sĩ Duy Trác Kiều Oanh thực hiện youtube
06 Tháng Mười Một 20158:00 CH(Xem: 23718)
Trò yêu cô giáo dễ thương. Tôi yêu em những nẽo đường hiến dâng. Mừng em vượt khó bao lần. Hoa thơm một bó ân cần tặng em
06 Tháng Mười Một 20157:54 CH(Xem: 26829)
"Giật mình ta ngó lại, Ừ! Chỉ là hư không Biên hòa biến thành sông Lệ rơi hòa theo nước."
05 Tháng Mười Một 201510:55 CH(Xem: 16551)
Cơn đói như một lũ sâu bọ đang bò vào xâu xé cơ thể ông. Cơn đói quái ác nó lôi ông ra khỏi giấc ngủ đầy mộng mị.
05 Tháng Mười Một 201510:08 CH(Xem: 21202)
Phải chi được là sao trời Để đêm đêm đến sánh đôi bên nàng Bởi em là ánh trăng vàng Trăng sao soi rọi trần gian diễm tình.
30 Tháng Mười 20153:09 CH(Xem: 14690)
Tập Cận Bình thất bại đã không đạt được một bản Thông Cáo Chung với Toà Bạch Ốc . ...
30 Tháng Mười 20152:09 CH(Xem: 19897)
Bài viết nầy, tạm gọi là chút tình tri ngộ, tri tình, tri ân cùng ông giữa cõi đời và cõi người rất mong manh, mộng ảo nầy.
30 Tháng Mười 201512:03 SA(Xem: 15491)
Cuối tuần qua, một nhóm Chs NQ gồm anh chị Thọ Mai, anh chị Út Lộc, anh chị Phương Loan ...đã cùng nhau đến San Diego để tham dự một buổi Picnic thật thú vị.
29 Tháng Mười 20158:12 CH(Xem: 13847)
Cảm ơn tất cả các Anh Chị và Các Bạn một buổi tối ca nhạc say sỉn thật vui chúc quí Anh Chị và các Bạn yêu đời và trẻ mãi, cảm ơn tất cả ca sĩ truyền cảm trữ tình, một đêm cuối tuần rất nồng nàn ấm cúng.
29 Tháng Mười 20157:01 CH(Xem: 26225)
Thu đem tình yêu đến cho muôn loài, mùa của cây trái chín mùi, và là mùa gặt hái của nhà nông, vv... Nhưng Thu lại là mùa buồn nhất của tôi -- Mùa Thu tôi mất Mẹ.