Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Thư của một người cầm bút ở miền Nam gửi những người có hiểu biết trong nước (I)

12 Tháng Giêng 201810:27 CH(Xem: 8865)
GS. Nguyễn Văn Lục - Thư của một người cầm bút ở miền Nam gửi những người có hiểu biết trong nước (I)

Thư của một người cầm bút ở miền Nam gửi những người có hiểu biết trong nước (I)


blankNam Cao là một nhà văn nhân bản lớn, một nhà văn vượt mọi kích thước thông thường. Ông mang theo một sứ điệp phản bác tất cả những trào lưu tư tưởng, những chủ thuyết bất nhân biến con người thành những công cụ.

Thư của một người cầm bút ở miền Nam gửi các vị thức giả ở trong nước

(Nhân có những tranh luận chung quanh vấn đề loại bỏ tác phẩm Chí Phèo(1) của nhà văn Nam Cao ra khỏi chương trình trung học phổ thông môn Ngữ văn, lớp 11.)

Nhắc lại một quá khứ

Sau 1954, một số lớn nhà văn thuộc lớp tiền chiến đã chọn ở lại miền Bắc thay vì di cư vào Nam. Đó là một chọn lựa đem lại thiệt thòi cho những người di cư từ miền Bắc vào Nma. Hầu hết các nhà văn chọn di cư vào Nam đều thuộc lớp nhà văn trẻ, chưa có tiếng tăm trên Văn đàn.

Thật vậy, các nhà văn có tầm cỡ đã chọn ở lại như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Đặng Thái Mai, Nguyễn Công Hoan, Huy Cận, Trần Tiêu, Bùi Hiển, Lan Khai(với cuốn Mực mài nước mắt), Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Tú Mỡ, v.v..

Nhóm các nhà văn trong Nhân Văn Giai Phẩm như Trần Dần, Văn Cao, Phan Khôi, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Sỹ Ngọc, Nguyễn Sáng, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Hữu Loan và Thụy An, v.v. và có Đoàn Giỏi, người Nam Kỳ tập kết độc nhất có bài đăng trên báo Nhân Văn.

Lại có những nhà văn cũng được kể là thuộc nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, nhưng ít ai nghe tên tuổi như Hoàng Yến, người khu 5 dám phê bình thơ Tố Hữu Hữu là “những vạc nước lã, trong khi chúng ta cần những cốc sữa đặc” . Hoàng Quế cũng chống đối kịch liệt, sau bị đưa xuống Hải Phòng lao động. Hoàng Tố Nguyên, thi sĩ người Nam Kỳ đã dám mắng Xuân Diệu là “tên địa chủ trong văn học”. (Xuân Vũ, “Hà Nội – Hà ngoại. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của ông Phó chủ tịch hội ve chai”. Trang 72)

Sự chọn lựa của các nhà văn có tiếng một thời nay số phận họ ra sao? Chúng tôi chắc khỏi cần nhắc lại làm gì ở đây. Nhưng chắc chắn là số phận của họ kém may mắn hơn những nhà văn lớp trẻ đã chọn vào Nam.

Nếu chỉ nói riêng về trường hợp nhà văn Nam Cao (tên thật là Trần Hữu Trí) bắt đầu cầm bút từ năm 1936) và các truyện ngắn của ông gần 20 chục truyện được đăng trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy và Ích Hữu. (Tiểu thuyết thứ bảy là nơi tập trung rất nhiều nhà văn sau này nổi tiếng một thời ở ngoài Tự Lực Văn Đoàn)

Truyện Chí Phèo mà chúng ta sẽ nói ở đây được sáng tác vào năm 1941. Nghĩa là trước khi Nam Cao tham gia vào cuộc Cách Mạng tháng 8. Còn số phận các truyện viết sau đó của Nam Cao thì như thế nào?

Tôi chỉ nhận ra có một truyện ngắn có tựa đề: Đôi mắt, được ghi năm 1948. Truyện này được chọn đăng trong: Truyện ngắn Việt Nam. 1945-1985. (Nam Cao, truyện ngắn Đôi Mắt, Văn Học, nxb Văn Học, Hà Nội – 1985, trang 248-258)

Đây là một truyện không ra truyện, nhạt nhẽo đến vô duyên.

Đọc truyện Đôi Mắt, tôi tự hỏi phải chăng đây có thực sự là nhà văn Nam Cao viết hay không? Câu hỏi tiếp theo là XHCN miền Bắc đã có được cái may mắn có một gia tài văn hóa với đội ngũ các nhà văn có tiếng tăm hàng đầu mà không nơi đâu có được như cụ Phan Khôi, như Nguyễn Tuân, như Văn Cao và Nam Cao! Miền Bắc cũng là nơi có được một triết gia như Trần Đức Thảo có tầm vóc quốc tế đã bị đầy đọa trong suốt cuộc đời của ông. Giả dụ những vị này ở miền Nam thì số phận của họ sẽ như thế nào?

Các nhà văn, nghệ sĩ trên phải được kể là những nhân tài của đất nước. Trường hợp Văn Cao, ông sáng tác được bao nhiêu bản nhạc sau 1954? Trong khi Phạm Duy ở trong miền Nam sáng tác trên dưới 1000 bài ca.

Tôi chỉ tiếc cho một thế hệ nhà văn đáng lẽ làm nên sự nghiệp lớn lao cho cả đất nước đã bị chôn vùi trong bóng tối của một thứ chủ nghĩa đáng nguyền rủa. Chỉ vì một cái mà Eric J. Hobsbawm gọi tên nó là “Thời đại của những thái cực”(3).

Có một điểm khá đặc biệt là tất cả những nhà văn ở miền Bắc bị vứt bỏ cách này cách khác thì họ lại được trân trọng ở miền Nam.

Trong bài viết này, tôi muốn tự nhắc nhở mình, phải nhớ lấy, trong một tuyển tập Truyện ngắn của Bảo Ninh, “Hà Nội lúc không giờ” đã nhận xét một cách khinh bỉ văn học miền Nam như thế nào:

“Chúng tôi phát hiện dưới tầng hầm tòa nhà chính một cái kho tối om đầy ự sách báo giấy má đã mốc meo. Chỉ một mình Tú, một tay mọt sách, nguyên sinh viên trường Tổng Hợp là không ngại rúc vào đó, ngụp lặn lục tìm trong bụi, tha về phòng một bao tải nặng chịch những cuốn tiểu thuyết chưa bị mối xông. Nhưng bởi tất cả đều rặt một nòi thối tha mục nát văn chương chống cộng, chữ nghĩa tối tăm, mờ ám, nội dung láo toét, ít ai kiên nhẫn đọc nổi quá nửa trang, chất giấy lại không hợp để vấn thuốc và khổ thì quá nhỏ để gói bọc một thứ gì, thành thử đống sách của Tú chẳng mấy ai buồn ngó, dù rằng nó cứ vơi đi. Người ta thấy các mẩu vụn của những Chu Tử, những Xuân Vũ, những gì đó nữa quanh chỗ đựng điếu cầy và trong nhà bếp, nhà cầu.”

(Bảo ninh, “Hà Nội lúc không giờ”. Truyện ngắn. nxb Văn Hóa Thông Tin. Hà Nội-2002, trang 83.)

Sự khinh miệt các nhà văn miền Nam đến thế là cùng.

Thưa các anh, ngày hôm nay, tôi muốn gửi đến các anh một thông điệp là những người các anh triệt hạ, bôi xóa tên tuổi họ — những nhà văn thời tiền chiến — những nhà văn trong Nhân Văn Giai Phẩm, ngay cả những nhà văn miền Nam, rồi bắt họ tù đầy thì ở miền Nam trước 1975, họ được trân trọng tìm đọc hoặc được mang giảng dạy công khai tại chương trình trung học thi Tú tài I và tại giảng đường đại học.

Thật vậy, toàn bộ các tác giả trong Tự Lực Văn Đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo, Thế Lữ, Xuân Diệu, Tú Mỡ đều nằm trong chương trinh giáo dục, kỳ thi Tú tài I. Không kể các nhà thơ như Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Chế Lan Viên hay các nhà văn Hiện thực xã hội như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan cũng được tự do giảng dạy tại miền Nam.

Chỉ riêng trường họp nhà văn Nam Cao thì được đưa lên giảng dạy tại Đại Học Văn Khoa với tác phẩm Chí Phèo. Nguyễn Văn Trung trách nhiệm việc giảng dạy này.

Nên có thể nói không gì mà chúng tôi không được học. Không một nhà văn, một nhà thơ, một nhạc sĩ nổi tiếng nào ở miền Bắc trước 1954 mà không được giảng dạy hoặc phổ biến công khai trong nhà trường, tại giảng đường đại học, tại các đài phát thanh hay đài truyền hình, hay được in lại trong các nhà sách. Và cuối cùng, còn được lưu trữ đầy đủ trong các thư viện.

Cá nhân tôi đọc Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Trần Tiêu, Bùi Hiển, Tô Hoài trong thư viện. Không một bài hát nào của Văn Cao thời Tiền Chiến mà không được trình diễn công khai qua các giọng ca như Thái Thanh.

Có thể nói, văn học miền Nam không thẹn với hai chữ Khai Phóng vì nó đã không quan tâm, phân biệt biên giới địa lý, không phân biệt ý thức hệ hay chủ nghĩa giáo điều.

Là người cầm bút ở miền Nam, tôi phải biết tạ ơn miền Nam đã cho tôi những cơ hội vô cùng quý giá được học, được đọc những tác giả đương thời, từ thời tiền chiến nổi tiếng một thời mà giới trẻ thanh niên miền Bắc đã không có được cái may mắn đó. Họ bị bịt mắt và họ chỉ được đọc những gì mà Đảng cho phép.

Tôi xin trích một đoạn của Bùi Văn Nam Sơn trong bài ông giới thiệu cuốn sách Triết học Kant của Trần Thái Đỉnh như sau:

“Muốn tìm ‘lối vào’ triết Đông ư? Chúng tôi có thầy Nguyễn Đăng Thục uyên bác và bừng bừng tâm huyết (trong một giờ học, Thầy chỉ mạnh tay vào một cuốn sách chữ Hán- hình như là quyển ‘Đạo giáo nguyên lưu’ — rồi gằng giọng hỏi: ‘Thế hệ chúng tôi mất rồi, ai trong các anh chị còn đọc được những quyển này?’); có thầy Kim Định bay bổng, thầy Nguyễn Duy Cần cặm cụi, Thầy Lê Xuân Khoa hào hoa.

Còn triết Tây? Chúng tôi có thầy Nguyễn Văn Trung (Những vấn đề cơ bản, Mác-xít), Thầy Lý Chánh Trung (Đạo đức học), Thầy Lê Thành trị (Huserl, Sartre…) Nhưng “sợ” nhất vẫn là thầy Nguyễn Văn Kiết! Thầy nổi tiếng nghiêm khắc, lại dạy rất khó.

Bốn tác giả lớn nhất và khó nhất của triết học cổ điển Đức (Kant, Fichte, Schellling, Hegel) được thầy dồn lại trong một “cours” (giáo trình) chỉ ngót trăm trang, đọc muốn vỡ đầu mà chỉ có thể hiểu được lõm bõm. Mà nào phải chỉ cần đọc để tìm hiểu thôi đâu, còn “phải học” để đi thi nữa chứ; thi hỏng thì.. Thủ Đức đang chờ sẵn.”

(Trần Thái Đỉnh. “Triết học Kant”, nxb Văn Hóa Thông tin, 2005. Bài viết giới thiệu của Bùi Văn Nam Sơn có nhan đề“Nhân cuốn ‘Triết Học Kant’ của gs Trần thái Đỉnh được tái bản lần 3: Hồi niệm và viễn cảnh.)

Bùi Văn Nam Sơn, sinh viên du học Triết ở Đức, tình nguyện về Việt Nam. Ông cũng là tác giả dịch và chú giải cuốn sách đồ sộ: Phê phán Lý tính thuần túy (Kritik Der Reinen Vernunft) của Immanuel Kant do nxb VH, năm 2004. Cuốn sách dày 1261.

Hiện ông đang sống ở Việt Nam. Làm nghề gì thì tôi không biết(2).

Nhưng tôi xin phép được đào sâu thêm nữa về vấn đề giáo dục ở miền Nam.

Chương trình và mục đích của việc giáo dục ở miền Nam không phải do chính quyền Đệ I hay Đệ II Cộng Hòa đề ra. Chương trình ấy do một đại hội giáo dục gồm các nhà giáo dục, các vị giáo sư soạn mà mục đích và tôn chỉ là tinh thần Nhân Bản, Khai Phóng..

Nhân bản có nghĩa là giáo dục để đào tạo con người, vì con người và cho con người. Việc đào tạo mang ý nghĩa cao cả theo như Vercors gọi là “ cái làm cho người là người” (qualité d’homme).

  • Thứ nhất là dạy cho con người biết yêu mến cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật, trong thi ca, trong hội họa và trong văn chương triết lý mà chúng ta đã kế thừa được từ truyền thống văn minh Hy Lạp.
  • Điều thứ hai dạy cho con người biết yêu mến và tôn trọng quyền lực pháp lý, tôn trọng sự công bằng mà chúng ta được thừa hưởng từ trong thể chế của đế quốc La Ma và sau này từ Cách Mạng Pháp.
  • Và điều thứ ba quan trọng hơn cả và cũng khó khăn hơn cả, đòi hỏi hơn cả là làm thế nào để con người biết yêu mến và tôn trọng con người. Điều khó khăn này, một số trong chúng ta đã học được trong lời giảng dạy của truyền thống Ki Tô giáo.

Và đó là những đòi hỏi khẩn thiết nhất trong bất kỳ thời đại nào. Mỗi khi con người không được tôn trọng, con người bị chà đạp, con người bị khinh bỉ, con người bị giam cầm tù đầy một cách bất công thì kể như xã hội ấy đã có nguy cơ bị diệt vong và nền văn hóa của nó kể như đã chết. Và như lời lên án của Vercors: “L’homme a perdu sa qualité d’homme”. Con người ngày nay đã đã làm mất hết phẩm giá làm người của nó.

Nếu chúng ta chia xẻ được những suy nghĩ như trên thì sẽ dễ dàng hiểu được tại sao, Chuyện Chí Phèo là một tác phẩm lớn, lớn của Việt Nam mà lớn của nhân loại nữa.

Cái nhìn đó cũng là cái nhìn nhân bản. Nói đơn giản là một chủ nghĩa vì con người, coi trọng giá trị làm người dù đó là những con người thấp kém, vô học, dù đó là Chí Phèo hay Thị Nở. Một chủ nghĩa vì con người sẽ vượt qua những ranh giới địa lý, ranh giới chủng tộc, ranh giới ý thức hệ, ranh giới tốt xấu, ranh giới giầu nghèo, ranh giới giai cấp xã hội..

Và muốn hiểu được điều ấy phải vượt hay phá bỏ tất cả những rào cản như vấn đề giai cấp, vấn đề xã hội, vấn đề luân lý thông tục, vấn đề thế thái nhân tình, cái nhìn theo thói quen của xã hội thường khinh bỉ Chí Phèo, miệt thị nhan sắc của Thị Nở.

Xin thú thực với lòng mình, tôi đã mang và ấp ủ trong lòng từ nhiều năm nay về hình ảnh quá đẹp nối kết thân phận Chí Phèo với Thị Nở. Tôi thường tự so sánh họ với hai nhân vật trong một cuốn film của Ý. Film La Strada (Con đường) của đạo diễn Federico Fellini. Chí Phèo là hình tượng của Zampano. Và Gelsomina và Thị Nở đều là những phụ nữ bất hạnh.

(Đạo diễn film La Strada, 1954, Federico Fellini đã dựng nên hai mẫu hình nhân vật. Người thứ nhất là anh chàng Zampano, khỏe mạnh, lực lưỡng, tính nết cục cằn, bạo tàn như súc vật. |Anh làm nghề bán thuốc dạo, bằng cách giật đứt sợi giây xích sắt sau khi uống thuốc. Nhân vật thứ hai là một thiếu nữ yếu đuối –Gelsomina- còn thơ dại, con nhà nghèo vùng quê mà mẹ nàng vì không có tiền đã bán nàng cho anh chàng Zampano. Không nên quên là trước đây, chị của Gelsomina cũng đã được bán cho Zampano và sau đó cô đã bị chết.

Số phận hay định mệnh đã ràng buộc hai thân phận người ấy lại với nhau mà nhiều lần Gelsomina đã có ý định bỏ trốn đi vì sự đối xử tàn bạo của Zampano. Sau này, vì nghề bán dạo thuốc không còn thu hút nổi khách làng quê. Zampano quyết bỏ đi để bớt đi một miệng ăn. Nhưng cũng kể từ đó, sự mất mát của cả đôi bên như thể không thể nao thiếu vắng được. Zampano thì buồn bã rồi rượu chè. Gelsomina dù được hai chị em nhà kia đem về nuôi nấng, nhung cô cứ buồn bã rồi bệnh mà chết. Zampano say khướt đi tìm lại hình bóng Gel Somina, đến khi gặp thì được hai chị em nhà kia cho biết cô đã chết.

Đó là một bi kịch về thân phận người.)

Số phận hẩm hiu đã nối kết họ lại, tình người đã hé lộ. Nhưng rồi để vuột tay.

Rất tiếc là sau này tôi đã trót dại tìm mua cuốn film về Chí Phèo. Tôi trách những người làm film Chí Phèo vì đã bôi nhọ Thị Nở và đã vẽ hề cho Chí Phèo một cách không cần thiết.

Họ đã quá xúc phạm đến nhân phẩm Thị Nở khi đưa ra hình ảnh một người phụ nữ cực kỳ xấu xí cả về nhân dạng đến tính nết và ông đã giết chết chẳng những Thị Nở, mà còn giết chết cả Nam Cao nữa. Và tôi nghĩ rằng những ai không có một tâm hồn, không có một tấm lòng thì tốt hơn hết nên vứt tác phẩm của Nam Cao vào thùng rác.

Cái đẹp nhất cũng như cao cả nhất, dù là một Chí Phèo thì anh vẫn là một con người, có một con tim và từ chỗ đó tình người đã nở hoa giữa hai thân phận khốn khổ nhất. Thị Nở lần đầu tiên được để vào, được chan hòa sung mãn và hạnh phúc, được trở thành một người đàn bà như những người đàn bà khác.

Chí Phèo cũng lần đầu tiên được có người chăm sóc, được đút cho ăn cháo và hiểu thế nào là ở trên đời này vẫn còn những người tử tế. Từ đó lóe lên một tia hy vọng về thân phận người, dù trong hoàn cảnh cực đoan vẫn là nguồn hy vọng và đáng sống. Đây cũng là lần đầu tiên, cả hai nhận thức được một cách trọn vẹn là họ cũng có cơ may được làm người như mọi người.

Trên đời này, dù là một sợi tóc đi nữa, xem ra thừa thãi, vô ích, nhưng dù nhỏ nhoi nó vẫn cần thiết và có ý nghĩa để tồn tại huống chi một con người, dù là một con người như Thị Nở, như Chí Phèo.

blank

Tháng 7 năm 1950, nhà văn Nam Cao cùng Nguyễn Huy Tưởng đang trên đường đi chiến dịch Biên giới. Từ trái sang phải: Tô Hoài, Xuân Thủy, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao. Lúc này, Nam Cao đã là tác giả của nào là Chí Phèo, Sống mòn, Đôi mắt, Ở rừng… những tác phẩm đóng đinh vào văn học Việt Nam. (Nguồn: Nguyễn Huy Thắng con trai của Nguyễn Huy Tưởng, “Nhà văn Nam Cao và cái sự tương đối”, Tiền Phong, 2008)

Hiểu như thế, Nam Cao là một nhà văn nhân bản lớn, một nhà văn vượt mọi kích thước thông thường. Ông mang theo một sứ điệp phản bác tất cả những trào lưu tư tưởng, những chủ thuyết bất nhân biến con người thành những công cụ.

Chính những chủ thuyết ấy đã tàn phá xã hội và thời đại chúng ta, vì họ gieo rắc sự khủng bố, sự giam cầm và đưa toàn thể xã hội đến chỗ tuyệt vọng.

Vì thế, trong Hội Nghị bảo vệ Hòa Bình và Văn Minh Ky tô giáo tại Florence năm 1955, các đại diện đã công khai tuyên bố:

“Thời đại chúng ta là một thời đại hy vọng” (Notre temps est un temps d’espérance)

Và để củng cố cho lập luận, tôi xin đưa ra một vài trường hợp cụ thể sau đây:

  • Khi một binh sĩ VNCH, giữa khói lửa chiến tranh, can đảm bế một em bé ra khỏi vùng lửa đạn, anh là một con người nhân bản, có tình con người. Cuộc chiến nào cũng có bắn giết tàn bạo, nhưng nó không giết được tình con người.
  • Khi một bác sĩ quân y VNCH gọi một trực thăng đến tải thương một thương binh về bệnh viện Cộng Hòa, ông không cần biết danh tính người thương binh thuộc phe ta hay phe địch, nhiều phần thương binh ấy là một người lính phía bên kia. Bổn phận của ông là cứu sống người thương binh nhân danh con người. Và khi một viên y sĩ khác mổ xẻ để cứu sống người thương binh ấy thì hiển nhiên ông cũng không cần kiểm tra xem đó là một người lính quốc gia hay một Việt Cộng. Chỉ biết đó là một con người cần được cứu sống. Cái đẹp của cuộc chiến tranh đôi khi là ở chỗ đó.
  • Cuốn Nhật Ký Đặng Thùy Trâm có một số phận thật kỳ diệu. Sau một trận càn quét. Bệnh viện của bác sĩ Trâm bị tiêu hủy và Trâm trở thành liệt sĩ. Một người Mỹ có tên là Frederic Whitehurst, một sĩ quan quân báo, đã nhặt được hai cuốn nhật ký của cô. Ông đã giữ nó trong một phần ba thế kỷ và tìm mọi cách làm thế nào tìm được gia đình của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Và cuối cùng ông đã tìm được gia đình của Đặng Thùy Trâm để trao lại. Ngày 29 tháng tư 2005, Frederick Whitehurst đã viết một lá thư như sau:

    “Tôi là Frederick Whitehurst. Tôi đã giữ ký ức về chị cô, bác sĩ Đặng Thùy Trâm ba mươi lăm năm nay… Sau bao nhiêu năm tìm kiếm, điều này giống như một giấc mơ và việc tìm ra gia đình cô khiến tôi bật khóc.”

(Nhật ký Đặng Thùy Trâm, bìa sau cuốn nhật ký)

Câu chuyện thật là đẹp, đầy tình người.

Tuy nhiên, câu chuyện đã mất đi một phần cái đẹp khi người ta cố tình xóa bỏ danh tính một trung sĩ Thông dịch viên, một người lính Quốc gia trong câu chuyện. Thật sự người tìm ra cuốn nhật ký này là một trung sĩ thông dịch viên. Anh ta đã đọc và thấy nó cần được giữ lại. Anh đã cắt nghĩa nội dung nhật ký đó và bàn thảo với viên cố vấn Mỹ và trao cho Frederick Whitehurst yêu cầu ông này giữ lại. Nếu không có người trung sĩ thông dịch yêu cầu giữ lại thì có thể cuốn nhật ký đã không còn nữa. Nó đã bị đốt như các tài liệu không cần thiết khác.

Vậy mà trong lời giới thiệu cuốn nhật ký, nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã không nêu tên người lính VNCH đó, và chỉ nói trống gần như một cách khinh bỉ là:

“bởi theo lời của một người lính ngụy, thông dịch viên người Việt trong đơn vị anh ta, thì “ở trong đó có lửa.”

Người trung sĩ thông dịch viên đó là ông Đỗ Trung Hiếu, hiện nay đang ở Mỹ và đã gặp hai chị em của bác sĩ Đặng Thùy Trâm đến thăm và tặng sách.

Tình người hình như chỉ có thể nở từ một phía chăng? Thật là đáng tội nghiệp cho Vương Trí Nhàn vì ông ta vẫn chưa học được bài học mà đáng nhẽ ông phải học được qua hai nhân vật Đỗ Trung Hiếu và người sĩ quan quân báo Mỹ.

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline
05 Tháng Giêng 20189:33 CH(Xem: 22705)
Hẹn ngày mừng lễ Kim Cương, Tình Ta lấp lánh Yêu thương muôn đời. Thênh thang mây trắng trên Trời, Rong chơi đây đó không rời xa nhau.
05 Tháng Giêng 20189:26 CH(Xem: 8232)
Trong khi đó không có người kế thừa chỗ của những kẻ đã ra đi. Ghế trống mỗi ngày một nhiều không ai ngồi thay thế. Ai có thể thay thế được những người ấy?
01 Tháng Giêng 20188:10 SA(Xem: 19492)
Xuân đến rồi đi, thêm mùa Xuân. Rộn rã nhạc vui thật tưng bừng. Gieo niềm tin mới trong hy vọng. Dẫu bao nhiêu tuổi vẫn còn Xuân.
01 Tháng Giêng 201812:20 SA(Xem: 11894)
Duy chỉ còn cái tên TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN còn sừng sững cùng thời gian, để mỗi lần khi đi ngang qua tôi lại bồi hồi nhớ đến thời thơ ấu của mình.
31 Tháng Mười Hai 20179:55 CH(Xem: 18314)
CHÚC gì Xuân lại bước sang? MỪNG vui trời đất rộn ràng tiễn đưa NĂM cũ ngã mũ chào thưa MỚI qua thời tiết giao mùa Xuân trôi.
31 Tháng Mười Hai 20171:30 SA(Xem: 19719)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Happy 2018 New Year" from ours to yours Kiều Oanh thực hiện youtube
31 Tháng Mười Hai 20171:21 SA(Xem: 15414)
Bài toán cuộc đời chưa và có lẽ sẽ chẳng bao giờ tìm được ẩn số hài lòng người giải nhưng cứ mỗi một năm mới đến lại đem theo hy vọng
30 Tháng Mười Hai 20178:22 SA(Xem: 20638)
Leng keng tiếng nhạc xe xa Tuyết rơi thoảng bóng ông già Nô En Cõi lòng thắp ngọn lửa lên Tiếng chim ríu rít bên thềm ngân nga
29 Tháng Mười Hai 201710:20 CH(Xem: 18762)
Bên ngoài khung cửa sáng nay Phố phường vắng vẻ sương mai giăng đầy Nhìn lên trời chẳng thấy mây Nhắm đôi mắt lại còn ngây giấc nồng
29 Tháng Mười Hai 201710:04 CH(Xem: 17846)
Em mong anh Mong anh đến với em thêm lần nữa Để ngọt ngào hong môi khô thành mềm ướt Để say chiều tay lại tìm tay
29 Tháng Mười Hai 20179:50 CH(Xem: 30082)
BÓNG CHIỀU chợt tắt, nhường đêm sang, Tờ lịch cuối rơi, năm ngỡ ngàng. Giá buốt Đông về, thêm lạnh lẽo, Ngập ngừng nghe gió, tiếng thở than.
29 Tháng Mười Hai 20179:43 CH(Xem: 24780)
Đêm Đông Trăng sáng tuyệt vời, Trao nhau hơi ấm cho đời lên hương. Lễ Vàng bè bạn muôn phương, Cùng về họp mặt yêu thương ngập tràn.
29 Tháng Mười Hai 20179:39 CH(Xem: 8930)
Như thế cho thấy, tác giả viết bài còn có giá lắm chứ! Hơn 10 năm sau, Nguyễn Văn Trung ngưng cầm bút, nay sống lủi thủi ở nột góc nhà, không một bạn bè, it ai thăm hỏi. Và hoàn toàn bị rơi vào quên lãng!
23 Tháng Mười Hai 20174:18 SA(Xem: 13093)
Nồng ấm như lời nói của Thầy Hà Tường Cát dành cho người con gái đi xa về, khi được hỏi thăm “ Bố có khỏe không?”
23 Tháng Mười Hai 20174:06 SA(Xem: 9316)
Họa Phước cũng do chúng ta làm chủ, không ai ban Phước giáng Họa cho chúng ta, vì thế chúng ta sớm thức tỉnh để chọn lối sống thích hợp ở đời này...
23 Tháng Mười Hai 20173:52 SA(Xem: 12137)
Tôi viết những dòng này là để dâng nén hương lòng kính nhớ đến cô Chân Phuong và cô Bích Loan và với lòng chân thành kính yêu cô Đặng Trí
23 Tháng Mười Hai 20171:20 SA(Xem: 15683)
Đường bay rồi cũng sẽ đến đích. Vòng tròn khởi hành và kết thúc cũng sẽ diễn ra ở một đường băng nào đó. Đời là một bãi đáp định mệnh.
22 Tháng Mười Hai 201710:54 CH(Xem: 19372)
Chúa ơi, lầm lỡ hôm nay Hồng ân chói rạng tỏa rày đức tin Kính Mừng Thiên Chúa Giáng Sinh Trần gian niệm khúc tạ tình Chúa tôi...
22 Tháng Mười Hai 201710:50 CH(Xem: 22094)
Ngồi đây. Đêm đã tàn Tuổi đời sắp sang trang Ráng tâm bình, tĩnh lặng Để đón mùa Xuân sang.
22 Tháng Mười Hai 201710:44 CH(Xem: 17624)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "BÀI THÁNH CA BUỒN" - Nhạc Nguyên Vũ-Tiếng hát Vũ Khanh Kiều Oanh thực hiện youtube
22 Tháng Mười Hai 201710:38 CH(Xem: 18790)
Giáo đường vang vọng, tiếng chuông xa, Lung linh sao sáng, rực muôn nhà. Đêm nay mừng Chúa, giáng Trần thế, Nhạc đoàn dâng lễ với Thánh ca.
22 Tháng Mười Hai 201710:36 CH(Xem: 19224)
Những mùa thu thơ dại Quanh má tôi một thời Của ngày xưa thân ái Giờ biền biệt xa rồi. Má và chị về trời Những mùa thu còn lại Mang mang buồn chơi vơi Nhớ thơ ngây ngày ấy.
22 Tháng Mười Hai 201710:32 CH(Xem: 17385)
Saigon đẹp với Giáng Sinh, Đèn giăng, hang đá lung linh tuyệt vời. Tự Do, Nguyễn Huệ sáng ngời, Cửa hàng trưng đẹp đón mời người mua.
22 Tháng Mười Hai 201710:23 CH(Xem: 8481)
Phần công trình biên khảo của ông Nguyễn Văn Trung, tôi nghĩ, ông đã làm trọn vẹn công việc của một nhà biên khảo
17 Tháng Mười Hai 20171:10 SA(Xem: 25431)
Chị ơi! Còn nhớ buổi trưa, Tàn vui tiệc đãi chị "thưa" vài lời, "Về nữa anh chị em ơi! Ngô-Quyền trường Mẹ chả đời nào quên!",
16 Tháng Mười Hai 20179:29 CH(Xem: 26361)
Kính mừng Thiên Chúa Giáng Sinh Cầu Chúa cứu rỗi: Hoà Bình khắp nơi Lạy Chúa ban phúc muôn loài Bình an dưới thế, Chúa Trời hiển linh.
16 Tháng Mười Hai 20179:23 CH(Xem: 19119)
Màu đỏ hoa ấm lòng đông phong lạnh Mùa hoa xưa chơi đi trốn đi tìm Lạc vào đời biền biệt xa từ ấy Nhớ màu hoa nhức nhối cả buồng tim.
15 Tháng Mười Hai 201711:29 CH(Xem: 12095)
Viết những dòng nầy tôi chỉ muốn các em thế hệ NQ luôn hoàn thành nghĩa vụ của minh bằng lương tâm và trách nhiệm...
15 Tháng Mười Hai 201711:12 CH(Xem: 20426)
Chúc Thầy, chúc bạn, chúc Ngô Quyền. Web nhà phát triển mãi đi lên Văn, thơ, hình ảnh cùng trao đổi. Biên Hòa xứ Bưởi chẳng hề quên
15 Tháng Mười Hai 201710:46 CH(Xem: 19818)
Chuông nhà thờ đổ liên hồi Jingle Bell nhạc vang lời thánh ca Trên trời thiên động sao sa Dưới trần Thiên Chúa sinh ra cứu đời.
15 Tháng Mười Hai 201710:41 CH(Xem: 30553)
Buồn chi Cô hỡi, đứng một mình?! Đà Lạt hoàng hôn, bóng chiều in. Sương phủ mênh mông, làn khói tỏa, Đông về giá buốt, vẻ buồn tênh!
15 Tháng Mười Hai 201710:34 CH(Xem: 24825)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "TRẢ LẠI ANH" Đức Quỳnh - Tiếng hát Vũ Khanh "TRỞ VỀ DĨ VÃNG" Lâm Tuyền - Tiếng hát Sĩ Phú
15 Tháng Mười Hai 201710:28 CH(Xem: 24258)
Thời gian một thoáng qua đi, Tóc xanh dần bạc, buồn chi nhọc lòng? Mừng vui hết tuổi long đong, Saigon vẫn nhớ Ta mong ngày về.
15 Tháng Mười Hai 201710:09 CH(Xem: 8596)
Điều chắc chắn là người miền Nam sau này có thể tự hào bởi vì họ có được một thứ văn minh, văn hóa riêng cho họ –
09 Tháng Mười Hai 20173:10 CH(Xem: 10169)
Con người ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, và dĩ nhiên ít hay nhiều gì ai cũng có hạnh phúc. Hạnh phúc đến với mỗi người tuỳ theo môi trường sống và quan niệm sống
08 Tháng Mười Hai 201710:46 CH(Xem: 16864)
Thì thôi đi trọn cung đường Mai về cát bụi gọi hương tạ tình Lỡ làng duyên nợ ba sinh Tháng Mười Hai Nhớ đôi mình chia xa...
08 Tháng Mười Hai 201710:39 CH(Xem: 19293)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HAI VÌ SAO LẠC - Nhạc Anh Việt Thu - Hoàng Oanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
08 Tháng Mười Hai 201710:34 CH(Xem: 28338)
Chào tạm biệt, mùa thu vàng lá đổ Đất nước Phù Tang, xứ sở hoa Anh Đào Ta sẽ trở về khi xuân đến đón chào Hoa trỗ bông rực rỡ trên đường vào căn cứ.
08 Tháng Mười Hai 201710:29 CH(Xem: 17892)
Quỳ bên nhau ta cùng cầu nguyện Giờ hẹn xưa theo gió mất rồi Mùa đông ấy trôi vào kỷ niệm Mùa đông này nắng rớt chơi vơi.
08 Tháng Mười Hai 201710:20 CH(Xem: 18012)
Miền Trung bão tố tơi bời, Buồn thương làm tím lòng người tha phương. Nhìn về Đà Nẵng đau thương, Hội An, phố cổ nước đương dâng tràn.
08 Tháng Mười Hai 20179:58 CH(Xem: 8679)
Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã đóng góp cho triết học và văn học miền Nam với nhiều tác phẩm đủ loại.
08 Tháng Mười Hai 20173:34 CH(Xem: 18183)
Thằng sinh viên xuống xe lầm lủi đi dưới cơn mưa phùn lất phất. Cặp kiếng đen vẫn còn che hai mắt.
08 Tháng Mười Hai 20172:24 CH(Xem: 17975)
Giáng sinh năm đó lên Đà Lạt Nhà thờ Con Gà đứng trong sương Ta như lạc giữa trời nhan sắc Dòng tóc mây bay góc giáo đường
08 Tháng Mười Hai 201711:58 SA(Xem: 30075)
Lộc Vừng hoa đỏ rụng đầy sân, Bỏ cuống đu đưa, níu lấy cành. Thầm tiếc hôm nao, chùm hoa mới, Mơ ngày mai nở, nụ bâng khuâng.
02 Tháng Mười Hai 201711:02 CH(Xem: 15628)
Và mặc kệ tháng 12 hờ hững vội vàng, tôi chậm rãi nhâm nhi dư vị cũ của bâng khuâng ngày xưa ấy,
02 Tháng Mười Hai 20179:59 CH(Xem: 18237)
Chiều Sư Phạm mưa bay Chuyến xe đò cuối ngày Đưa em về phố nhỏ Anh buồn… em có hay?
02 Tháng Mười Hai 20175:43 CH(Xem: 12220)
Viết cho Cô Trần Thị Minh Tâm, để tưởng nhớ Thầy Trần Văn Kế (1937-2007)
02 Tháng Mười Hai 20178:40 SA(Xem: 19317)
Ngồi nghe khúc nhạc Giáng Sinh Rưng rưng nhớ lại chúng mình ngày xưa Theo em đi lễ nhà thờ Từng hồi chuông đổ qua bờ yêu thương
02 Tháng Mười Hai 20178:30 SA(Xem: 21666)
Đống Đa, sông Nhị, núi Nùng, Quang Trung Đại Đế toàn vùng Nước Nam. Đón Xuân Mậu Tuất vẻ vang, Tự do, no ấm vinh quang phú cường.
02 Tháng Mười Hai 20171:59 SA(Xem: 14231)
Thú thật không có người học trò cũ nào của trường Trung Học Long Thành không biết và không nhớ đến thầy Phạm Hữu Ân.
01 Tháng Mười Hai 201710:36 CH(Xem: 21874)
Phải lo Trông Rộng Nhìn Xa Giàu sang phú quý như là phù vân Nghèo hèn đâu phải cùng bần Sải đôi tay rộng lập thân bước đời...
01 Tháng Mười Hai 201710:32 CH(Xem: 26579)
Nàng Thu gom lá đi rồi, Đông về trơ trọi, đất trời xác xơ! Nàng buồn, đứng lặng, ngẩn ngơ! Còn gì không hỡi, hững hờ thế sao?
01 Tháng Mười Hai 201710:05 CH(Xem: 8673)
Đó là tất cả di sản tinh thần của một cuộc đời cầm bút miệt mài của một người trí thức miền Nam trong 20 năm.
26 Tháng Mười Một 201711:10 CH(Xem: 16836)
Như một nén hương lòng chia tay với bạn Lê Đỗ Bích Trân, cựu học sinh Trung học Công lập Kiến Tường, vừa qua đời vì bạo bệnh tối 18-11-2017,
26 Tháng Mười Một 201711:09 CH(Xem: 17322)
Anh đã có thể trả lời em về câu hỏi Thiên đàng Thiên đàng không có thật, chỉ Tình yêu thì có thật Và Thiên đàng trong đời là mỗi bước em qua
25 Tháng Mười Một 201710:22 CH(Xem: 22169)
Sáng mai giã từ thị xã Bỏ lại bao nỗi chán chường Bỏ lại tơ sầu vấn vương Ta đi về nơi phố núi
25 Tháng Mười Một 201710:13 CH(Xem: 23759)
Bịn rịn mấy rồi cũng chia tay, Mong phút chia phôi, được kéo dài. Đến, vui bao nhiêu - Đi, buồn ngần ấy! Thôi, mặc cho đời theo lá Thu bay!
24 Tháng Mười Một 201710:31 CH(Xem: 16659)
Sông Đồng Nai nước trắng bờ Mùa về lũ lụt dật dờ sóng dâng Bên cầu bốn đứa bạn thân Ngồi gom dĩ vãng gọi lần mến thương.
24 Tháng Mười Một 201710:22 CH(Xem: 20646)
Ồ em mái tóc học trò Rẽ đôi cái tuổi dại khờ về đâu Rẽ về phía gió lao xao Tóc bay hương nhẹ lùa vào lớp thương
24 Tháng Mười Một 201710:17 CH(Xem: 17363)
Đêm trở gió, báo hiệu mùa Đông tới Lòng ngậm ngùi tiếc nuối Mùa Thu qua Vài chiếc lá, bâng khuâng buồn tơi tả Áo ai bay chiều gió lộng xót xa
24 Tháng Mười Một 201710:10 CH(Xem: 23208)
Xin Em hãy tựa vai Anh, Đôi ta ngồi ngắm trời xanh Thu vàng. Cùng nhìn mây trắng từng làn, Bay đi khắp nẻo non ngàn xa xôi.
24 Tháng Mười Một 201710:02 CH(Xem: 8998)
Vĩnh biệt anh Lê Phụng, một con người trên muôn người. Và nay cả Thiên đàng và Niết Bàn đều có giấy mời anh vào.
18 Tháng Mười Một 201712:04 SA(Xem: 16464)
Thầy Cô mang theo mình lời “Lương Sư Hưng Quốc” Trò cũng đau đáu trong lòng câu “Nhất Tự Vi Sư”
17 Tháng Mười Một 20179:45 SA(Xem: 17133)
Em vẫn nhớ sau tháng năm biền biệt Dáng cô đi trong nắng ngát sân trường Lời nồng nàn của bài thơ tha thiết Theo em hoài ấp ủ cả trời thương.
17 Tháng Mười Một 20179:35 SA(Xem: 26154)
Ngày nay cuộc sống ấm no Nhớ ơn người lái con đò năm xưa Biết lời nào nói cho vừa Mong Thầy sức khỏe, sớm trưa an bình.
16 Tháng Mười Một 201711:37 CH(Xem: 19792)
Hằng năm cứ vào ngày Thứ Năm, trong tuần lễ thứ 4 của tháng 11 thì dân chúng Hoa Kỳ lại tưng bừng đón mừng ngày “Lễ Tạ Ơn”
16 Tháng Mười Một 20175:21 CH(Xem: 19440)
Tàn Thu, man mác, hồn Thu buồn! Rười rượi khung trời... quá thê lương! Thu đi, Đông đến, càng tê tái ! Có gì vui đâu! Hỡi cố hương?!
16 Tháng Mười Một 20174:27 CH(Xem: 8473)
Xin chào mừng sự trở lại của họa sĩ nhà Hạnh Phạm với bức tranh tuyệt vời mới nhất
16 Tháng Mười Một 20174:18 CH(Xem: 21449)
Vui vui giấc mộng xuân thì, Sáng nay thức dậy mình suy nghĩ nhiều! Trở trăn tóc muối rải tiêu, Hồn đêm lạc bước phiêu diêu... mắc cười!
16 Tháng Mười Một 201711:09 SA(Xem: 21813)
Giữa rừng chấp ngã vô biên Những gì có được, bạc tiền đâu hơn!! Vui Mừng Ngày Lễ Tạ Ơn Câu kinh sám tụng xanh hồn A men...
16 Tháng Mười Một 201711:00 SA(Xem: 28466)
Ai về Hà Nội xa xôi, Xin cho nhắn gửi giùm tôi đôi lời. Thăng Long yêu dấu muôn đời, Hồng Hà, Yên Phụ của thời tuổi thơ.
15 Tháng Mười Một 201711:18 SA(Xem: 19341)
Tháng Mười Một ngó xuống Cành cây nghiêng về xa Tiếng chim vang lời chúc Phương trời vui an hòa
12 Tháng Mười Một 201711:28 CH(Xem: 19304)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LÁ ÚA CHIỀU THU - Nhạc Huỳnh Anh - Thái Thanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
12 Tháng Mười Một 201712:12 SA(Xem: 19995)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: SẦU THU GỌI ĐÀN - Thơ Duy Quang- Nhạc Nguyễn Hữu Tân Hòa Âm: Võ Công Điển - Ca sĩ: Thùy Dương
11 Tháng Mười Một 201710:19 CH(Xem: 27411)
Phố đông vui bỗng lạ thường Cuối tuần thứ bảy yêu thương theo cùng Vàng lên ánh mắt nhớ nhung Hàng cây rũ bóng vui mừng đón em.
10 Tháng Mười Một 201711:11 CH(Xem: 26121)
Hoa vàng xưa tan tác Giữa lạnh lẽo chiều đông Theo sóng đời trôi dạt Lênh đênh vào mênh mông. òn lại dáng hoàng hôn Bên đường hun hút gió
10 Tháng Mười Một 201711:05 CH(Xem: 20551)
Tháng Mười Một thoáng heo may Se se những giọt nắng gầy ngủ quên Đông chừng đang đến bên thềm Phương trời em có đắp mền nhớ thương
10 Tháng Mười Một 201710:59 CH(Xem: 18551)
Quê hương xa tắp mù khơi, Thu sang mưa đổ lệ rơi thêm nhiều. Thương dân mình mãi tiêu điều, Lại thêm bão tố một chiều chớm thu.
10 Tháng Mười Một 201710:46 CH(Xem: 8183)
Sự biện minh cho một hành động hay một quyết định chỉ chính đáng khi người ta xác tín đó là môt lý tưởng.
10 Tháng Mười Một 20179:56 CH(Xem: 20989)
Theo anh bỏ phố lên rừng Cỏng con xách nặng thăm chồng khổ đau Sương rừng thấp thoáng chạy mau Như sợ ánh sáng sắc màu ban mai
10 Tháng Mười Một 20178:19 CH(Xem: 29727)
Chuyện tử sinh, ta người sau, kẻ trước. Hãy bình tâm, đừng thương tiếc, buồn rầu. Lắng thương đau, chấp tay lại nguyện cầu. Anh thanh thản đi về nơi thanh tịnh.
10 Tháng Mười Một 20173:53 CH(Xem: 17677)
Vận nước ngả nghiêng chúng ta đều thấy Thế kỷ hai mốt rồi khác hẳn ngày xưa Hơn bốn ngàn năm Việt Nam còn dậy sóng Dân khổ nhiều rồi nước mắt đã thành mưa!
03 Tháng Mười Một 201710:43 CH(Xem: 24064)
Thực sự Bức Tường Bá Linh trong ngày đó không bị bị bạo lực phá sụp. Lực lượng biên phòng Đông Đức được lịnh cho mở cửa bức tường... Đây là một đặc điểm ly kỳ của cuộc cách mạnh hi hữu này: rất ôn hòa
03 Tháng Mười Một 201710:27 CH(Xem: 24382)
Tôi tin chắc khi trở về Mỹ lần này, hành trang của chs.NQBH K6 Võ Hải Vương sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc, đầy ăm ắp kỷ niệm yêu thương về thầy cô giáo cũ lẫn bạn bè xưa…
03 Tháng Mười Một 20179:47 CH(Xem: 19122)
Cầm tay tiễn tháng mười đi Heo may trở lại Đông nhi cận kề Lạnh nồng gió thổi vân vê Thu đi man mác Đông về lạnh cơn. Thì xin em chớ dổi hờn Mưa Đông rét buốt gió vờn gối chăn
03 Tháng Mười Một 20179:41 CH(Xem: 16970)
Nhớ lắm thuở xuân thì Lang thang cùng học trò Khắp đầu sông cuối bãi Bên này sông là Bình Long, Tân Phú Bên kia sông là Tân Tịch, Thường Lang Trong hồn tôi là ngàn thương ấp ủ Là muôn vàn kỷ niệm miên man.
03 Tháng Mười Một 20176:17 CH(Xem: 20674)
Tôi đã đi qua rất nhiều nẻo đường, đã tiếp xúc nhiều người và đến nhiều địa danh khác nhau. Nhưng trong tôi vẫn hiện lên quê nhà ngày thơ ấu. Con sông Đồng Nai và những kỷ niệm của một thuở ngây thơ. Chúng tôi luôn rất hãnh diện là người Biên Hòa.
03 Tháng Mười Một 20174:04 CH(Xem: 28853)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ''MẮT THU" - Nhạc Ngô Thụy Miên (Trần Thái Hòa & Hương Giang trình bày) Kiều Oanh thực hiện youtube
03 Tháng Mười Một 20171:15 SA(Xem: 22847)
Halloween tháng đầu tiên đến Mỹ Halloween năm nay, người ra đi. Lễ ma tiễn biệt người đã khuất. Đốt nén hương trầm niệm A DI
02 Tháng Mười Một 201710:07 SA(Xem: 19339)
Ta về nhé, con sông buồn đến lạ, Sóng lăn tăn chia cắt bởi đôi bờ. Mưa bay qua có dừng nơi phố cổ, Ngày đi qua và nắng vẫn chia xa.
02 Tháng Mười Một 20179:53 SA(Xem: 24272)
Em ngồi chải tóc mượt mà Chải luôn mấy sợi thơ qua quấn lòng Ru em tròn bước thong dong Mùa thu vương vấn ẵm bồng dung nhan
02 Tháng Mười Một 20179:43 SA(Xem: 22875)
Thu vàng nhìn lá thu rơi, Mơ làm mây trắng rong chơi non bồng. Thu về gợi nhớ mênh mông, Trăng thu vằng vặc bên sông Biên Hòa.
28 Tháng Mười 201710:54 CH(Xem: 18613)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Liên Khúc "Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu & Tiếng Hát Học Trò" - Ngọc Lan - Ngọc Hạ trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
28 Tháng Mười 20175:01 CH(Xem: 21103)
Tận đáy lòng, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng tri ân và cảm tạ các thầy cô, bà con cô bác xa gần. Các bạn đồng nghiệp, đồng môn, đồng khóa, cùng lớp.
28 Tháng Mười 20174:52 CH(Xem: 19767)
Tóm lại, Chúng ta tu tập để làm chủ Nghiệp, không cho phép Nghiệp làm chủ dẫn dắt chúng ta vào con đường xấu.
28 Tháng Mười 201712:02 CH(Xem: 27225)
Gót hài bước nhẹ trên lối vắng Một chút nhớ thôi thấy mỏi mòn Mùa thu trở lại trời chưa nắng Thêm gió heo may lạnh nửa hồn
27 Tháng Mười 201710:07 CH(Xem: 17864)
Cơn mưa giăng nhớ phương trời Ai cầm dù biếc che người phương xa Ai lau mái tóc mượt mà Mà lòng sũng ướt tình qua êm đềm?
27 Tháng Mười 201710:01 CH(Xem: 19460)
Bạn bè tri kỷ mấy người Biết nhau từ thuở lên mười lên năm Như là ruột thịt tình thân Sẻ chia nồng ấm khi lần gian nan.
27 Tháng Mười 20179:55 CH(Xem: 22061)
Các cháu, con quanh quẩn ở bên mình Chấp tay lại, nguyện cầu ông siêu thoát Trên bàn Phật, khói hương trầm bát ngát Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn hương linh.
27 Tháng Mười 201712:39 CH(Xem: 21027)
Lòng tôi đó... Nàng lẵng lặng thinh?! Buồn bã bước đi... như vô tình! Chắc quê tôi nghèo, Nàng không đến, Thôi! Đến mà chi? Khi người bỏ ra đi!