Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - “Hồ Sơ Về Lục Châu Học – Tìm hiểu con người ở vùng đất mới” của Nguyễn Văn Trung (II)

08 Tháng Mười Hai 20179:58 CH(Xem: 8697)
GS. Nguyễn Văn Lục - “Hồ Sơ Về Lục Châu Học – Tìm hiểu con người ở vùng đất mới” của Nguyễn Văn Trung (II)

“Hồ Sơ Về Lục Châu Học – Tìm hiểu con người ở vùng đất mới” của Nguyễn Văn Trung (II)


Tóm tắt các công trình biên khảo giai đoạn 1954–1975 của giáo sư Nguyễn Văn Trung

Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã đóng góp cho triết học và văn học miền Nam với nhiều tác phẩm đủ loại. Xin tóm tắt sau đây:

Về triết học có các cuốn:

1. Triết học tổng quát,
2. Đưa vào triết học,
3. Ca tụng thân xác (1967),
4. Ngôn ngữ và thân xác (1968),
5. Hành trình trí thức của Karl Marx (1966),
6. Danh từ triết học (cùng với Cao Văn Luận, Đào Văn Tập, Trần Văn Tuyên và Linh mục Xuân).

Trong những cuốn trên, trong cái tình hình môn triết còn quá mới mẻ ở miền Nam. Các cuốn trên chỉ có giá trị giới thiệu hoặc dẫn đường vào triết học. Về phía người viết còn nặng tính trường ốc như một thứ sách giáo khoa. Về phía người đọc chỉ là nhựng người học vỡ lòng về triết học.

Đối với một người cầm bút, đây là những bước đầu thử nghiệm của người mới bước vào việc cầm bút. Đó là chặng đường đầu tiên như thử lửa. Tính trường ốc, sách vở còn để lại dấu vết khá rõ ràng như cuốn Triết học tổng quát, Đưa vào triết học. Nhưng không có lý do gì để chê trách tác giả cả. Có thể nói đó là loại sách giáo khoa về triết học .

htcKM

Hành trình Trí thức của Karl Marx. Nguồn: Nam Sơn, Sài Gòn 1966

Cuốn “Hành Trình trí thức của Marx” đã tiến xa thêm một bậc. Việc nghiên cứu đã chứng tỏ một tiềm năng hứa hẹn. Thứ triết học Mác Xít như thể một món ăn lạ miệng!

Nói chung, sách dù là nghiên cứu triết học – dù khô khan – dù không dễ. Nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Văn Trung, nó trở thành dễ đọc.

Đây là ưu điểm lớn của Nguyễn Văn Trung mà người đọc triết của ông cũng nhận thấy dễ dàng như trích dẫn Nguyễn Trọng Văn ở phần sau.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giai đoạn khai phá mở đường – nhưng là một giai đoạn khai phá dầy hứng khởi – cho cả người viết lẫn người đọc.

Cuốn “Ca tụng thân xác” – nội cái tên đã bị người ta hiểu lầm – mà thực ra ông chỉ muốn xác định lập trường chống lại chủ thuyết Duy Tâm hay trường phái thần học trung cổ, kinh viện coi thần tinh hay linh hồn cao thượng hơn thân xác.

Con người theo Nguyễn Văn Trung là một con người toàn thể – L’homme–en–totalité – vừa thể xác, vừa tinh thần. Nhưng thay vì suy luận cao siêu thì ông bám vào các biểu tượng như “con ở’, ‘thằng lái xe’ hay sự miệt thị tình dục nơi con người để biện luận. Nhiều sự hiểu lầm vả nhiều rắc rối xảy ra từ đây.

Thời VNCH có một số giới chức công giáo trên tờ Văn Đàn dị ứng – allergique – với cuốn sách vì họ vốn đề cao tinh thần, trí năng, coi nhẹ thân xác. Họ thuộc trường phái kinh viện St.Thoma d’Aquin mà tính giáo điều đối với họ là kim chỉ nam.

Nhưng sau 1975, giáo sư Trần Trọng Đăng Đàn gián tiếp xếp Nguyễn Văn Trung vào loại lấp lửng giữa luân lý và vô luân lý.(3) “Nguyễn Văn Trung trong: Trường hợp Francoise Sagan hay vấn đề luân lý trong tiểu thuyết.”

Thật là tội nghiệp cho Nguyễn Văn Trung thì ít mà cho triết học thì nhiều.

Người nào đã có dịp mon men vào lãnh vực triết học thì phải thấy rằng đây là một quan điểm tiến bộ về con người. Tác giả nói về vong thân của con người, vong thân về thân xác như một dụng cụ, một đồ vật. Như trường hợp người đi ở, người gái điếm, người lính đánh thuê.

Vì thế thật là khổ quá. Đây không phải là sách khiêu dâm đồi trụy! Ở đó, không có vú, không có cửa mình gì ráo trọi. Tác giả có nói đến cuốn “Rapport de Kinsey”. Nhưng dùng ngôn ngữ rất lịch sự, khoa học. Chẳng hạn không dám nói đến ngoại tình rõ ràng, chơi nhau , mà chỉ nói là “luyến ái ngoài hôn nhân”. Có kinh nguyệt thì chỉ dám nói là ‘thấy’. Làm ái tình rõ ràng mà chỉ dám nói ‘ngủ’.

Hay như trong hai câu ca dao tác giả trích dẫn đã gián tiếp nói lên thân phận, thân xác người phụ nữ như sau:

Đương cơn lửa tắt cơm sôi
Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem


Thật tất bật quá! Cơm sôi, lợn kêu, con đòi bú, còn chồng đòi tòm tem. Tòm tem là cái gì? Là cái ấy, cái kia, là giống thằng con! Tác giả hỏi,  “thế còn người đàn bà: thỏa mãn mình? Được là bao?”(4)

Nói chung, khi tình thế miền Nam càng trở nên xôi động, càng về sau này, ông chuyển hướng.

Triết học trường ốc dần mất hết vị thế.

Đối với Nguyễn Văn Trung, triết học nếu còn lại cái gì chỉ là thứ triết học dấn thân.

Hay nói theo Đỗ Lai Thúy là thứ triết học “xuống đường” – không phải đứng đường.5.

Trong số những triết gia có ảnh hưởng tới công việc biên khão của Nguyễn Văn Trung thì lúc đầu có những người như G. Marcel, E. Mounier, Gaston Bachelard, Claude Lévy–Strauss. Sau đó đến những người như Alain Robbe Grillet, Nathalie Sarraute, Michel Butor ảnh hưởng trong văn học.

Nhưng có hai người có một ảnh hưởng lớn nhất là A. Camus và nhất là J.P. Sartre. Sartre ảnh hưởng đến Nguyễn Văn Trung cả trong phạm vi triết học, nhất là văn học và chính trị.

Vì thế đã có lần ông viết một bài với nhan đề Sartre trong đời tôi.

Xin dùng một nhận xét của Nguyễn Trọng Văn để kết luận phần này.

“Dù muốn, dù không, ai cũng phải nhìn nhận rằng có những tư tưởng, những danh từ và những cách lập luận mà trước ông không ai dùng đến, nhưng sau ông thì người ta dần dần quen biết và nhắc tới tính cách quyến rũ và ám ảnh của Hiện tượng luận, tính cách thú vị và bất ngờ của vấn đề huyền thoại, cách thức lý luận về vấn đề cách mạng xã hội.”(6)


Về các cuốn Nhận Định: Gồm 10 cuốn tập trung đủ các loại bài viết của tác giả. 6 cuốn xuất bản trước 1975, còn lại bốn cuốn in photocopy ở hải ngoại. Theo tôi, 6 cuốn Nhận Định in trước 1975 là rất có giá trị.

Nó giá trị ở chỗ nào?

Chúng ta nên hiểu rằng, triết học không hẳn đóng khung trong những cuốn sách triết học.

Không phải cứ nêu tên tuổi Platon hay Descates hay Sartre mới là triết học.

Triết học khởi đi từ đời sống và thái độ về đời sống chính là thái độ triết học. Vì thế, triết học bàng bạc trong đời sống.

Vì thế, các bài viết của Nguyễn Văn Trung trích dẫn sau đây trong 6 tập Nhận Định nó bàng bạc tính triết học như:

Cái Nhìn hay đám cưới với cuộc đời – Vài cảm nghĩ về về tình cảm phi lý của kẻ lưu đầy – Cuộc đời như một tra hỏi – Quê hương và lưu đầy. Giới thiệu Camus – Người phản kháng – Tưởng niệm Camus – Văn chương hiện sinh – Những tình bạn dang dở – (ám chỉ J.P. Sartre và A. Camus) – Sartre trong đời tôi – Triết học hiện sinh, giờ thứ 25 của triết học Tây Phương – Dịch và giới thiệu người đàn bà ngoại tình của Camus – Chủ nghĩa hiện sinh. (Trả lời phỏng vấn của Trần Thái Đỉnh – Đọc vũ trụ chữ nghĩa cuả J.P Sartre – Thi ca và triết học.

Các cuốn nhận định từ I đến VI là cơ hội để Nguyễn Văn Trung bày tỏ, lập trường quan điểm của mình, dùng triết học như bước nhảy vào văn chương, chính trị, sử học và đưa ra một thái độ, một quan điểm nhìn.

Chính trong những bài viết này bộc lộ cá tính con người tác giả.

Sự thành công trong sự nghiệp cầm bút theo nghĩa được nhiều người biết đến cũng ở những cuốn sách này.

Người ta biết đến ông nhiều cũng nhờ những tập Nhận Định này. Phê phán ông cũng từ những quan điểm nhìn của ông từ đây. Nó được in đi in lại từ ba lần đến bốn lần.

Đó là những cuốn sách làm nên Nguyễn Văn Trung.

Tôi đọc lại, vẫn thích những bài viết bàng bạc tư tưởng G. Marcel, Mounier như Cái Nhìn, Hối Hận, Thông Cảm, E Lệ, Tự tử, cách viết theo lối diễn tả Hiện Tượng luận.

Mỗi cuốn đặt ra một số vấn đề, lay động và đặt người đọc vào trường hợp của người trong cuộc. Đây cũng là những cuốn mà lối viết của Nguyễn Văn Trung có sức lôi cuốn nhất.

Có thể nói nhà văn, người cầm bút như kẻ đưa đường.

Tôi gọi những loạt bài triết học này là Sartre ngoài Sartre.

Có vẻ như có Sartre mà không phải là Sartre theo một lối tiếp cận rất nhân bản, pha trộn thần học Ki tô giáo, pha trộn kinh nghiệm hiện sinh, pha trộn lối mô tả Hiện tượng luận với một thái độ lạc quan về con người.

Sự lạc quan thường vắng bóng trong quan điểm nhìn của Sartre về con người.

Sartre có cái nhìn tiêu cực theo cái kiểu hỏa ngục là người khác, sự hiện hữu của tha nhân đôi khi chỉ là vật thừa thãi đến chán ngấy.

Chưa bao giờ triết học lại được đọc một cách thích thú như thế.

Cuốn I, II và IV đã được sự hưởng ứng nồng nhiệt của độc giả.

Bốn cuốn sau này, tác giả viết ở hải ngoại đã mất sự sống, sút kém đi nhiều do tuổi tác. Nếu có tình trạng lão hóa thì nó đã đến ở bốn cuốn này.

Về Văn Học: Lược khảo văn học, tập I, II, III. Nhà văn, Người là ai, với ai. Vụ án truyện Kiều, Chủ đích Nam Phong: Trường hợp Phạm Quỳnh, Văn Chương và chính trị, Câu đố Việt Nam, Chữ vần Quốc ngữ thời đầu Pháp thuộc.

Đây là giai đoạn trầm lặng nhất của tác giả. Một giai đoạn trùm chăn mặc thế sự. Nhưng nó cũng thể hiện một sức viết nhiều, viết mạnh ngoài khuôn khổ.

Theo cá nhân tôi, không dễ gì để viết những cuốn sách về lý luận văn học. Hầu hết những cuốn sách viết về lý luận tôi mua sau 1975 – mua để đó mà không có can đảm đọc nổi.

Tôi phải thú thực như thế và thấy không tiện để hài tên các tác giả ấy ra đây.

Tuy nhiên nếu nhìn một số các tác phẩm nàyy, ông Nguyễn Văn Trung đã có một chủ đích rõ ràng là đả phá tất cả những ai dùng báo chí văn chương như một bàn đạp chính trị.

Văn học và chính trị không thể có chung chiếu ngồi. Một chủ đích văn học kèm theo một chủ đích chính trị là bị lên án.

Người bị chỉ đích danh là Phạm Quỳnh liên tiếp trong hai ba tác phẩm. dưới thới Pháp cai trị. Nó đã gây những cuộc tranh luận công khai trên báo chí, có kẻ bênh người chống. Chẳng những viết, ông Nguyễn Văn Trung còn diễn thuyết về những đề tài này tại nhiều nơi.

chunghiathucdanNVT


Nguyễn Văn Trung: Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam: thực chất và huyền thoại. Nguồn: Nam Sơn, Sài Gòn 1963

Trong những cuốn sách căn bản, ông dựa trên cuốn sách “Chủ Nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam – Thực chất và huyền thoại” mà theo ông người Pháp đã dùng chính sách thực dân về văn hóa, chính sách khai hóa để cai trị dân chúng.

Đây là một quan điểm chính trị sô vanh yêu nước nên sau này lập trường của ông có dịu hơn và hình như ông không muốn nhắc đến mấy cuốn này nữa. Riêng trường hợp Trương Vĩnh Ký, ông thay đổi hẳn, đề cao vai trò văn hóa của Trương Vĩnh Ký sau 1975.

Nếu Nguyễn Văn Trung có con hoang thì chính là những cuốn sách này.

Bên cạnh đó là những cuốn sách thuần túy văn học. Tôi vẫn chưa hiểu tại sao ông Trung viết một loạt những sách loại này? Không phải một cuốn mà 5,6 cuồn mà đều là lý luận văn học.

Rất khó viết mà cũng khó đọc vì khô khan. Nhưng một lần nữa, Nguyễn Văn Trung đã vượt qua được những trở ngại này.

Một lần nữa, phải nhìn nhận khả năng xử dụng ngôn ngữ khéo léo của ông đã giúp ông vượt được tất cả. Ông cũng kể là thành công trong lãnh vực này.

Đây là những cuốn sách giúp cho các nhà phê bình văn học có thêm chất liệu, nắm được một số nguyên lý văn học.

Cũng phải nói, trong những cuốn này nó phảng phất Sartre mà như thể không có Sartre trong Situations II của ông. Khởi hứng từ Sartre và không phải Sartre cũng là một lợi điểm hiếm quý của Nguyễn Văn Trung.

Về phạm vi triết học, phải nhìn nhận ông Nguyễn Văn Trung có khả năng bén nhậy bắt được cái chính yếu, cái cốt lõi tư tưởng của triết gia khác. Tôi lấy trường hợp khi ông đọc Gaston Bachalard trong cuốn “Poésie de l’espace” và viết ra một số bài rất hay theo lối mô tả Hiện tượng luận.

Đến lượt tôi bắt chước đọc, và cũng bị nhiễm Gaston Bachelard. Nhưng bảo là tôi cóp chép lại tác giả thì không có. Vì họ viết cả 6–700 trang, dài lê thê, nói dông dài quá kỹ mình góp ý lại còn vài trang. Tôi tự biết là trong một số bài viết của tôi thường dùng lối phân tích cơ cấu luận, pha trộn lối mô tả Hiện Tượng luận.

Theo tôi, ta phải học cái hay của người thôi, vì ta chưa giỏi.

Các lối hỏi tra vấn làm tựa đề mà từ trước tới giờ không mấy ai đặt ra như Viết là gì ?Viết cái gì? Và Tại sao viết? Viết thế nào? Nhà văn, Người là ai? Các nhà văn Việt Nam thường viết văn, nhưng lại chưa từng tự tra hỏi như thế cảm thấy bối rối khi bị đặt trước những câu hỏi.

Đó là những tra vấn đến tận cùng và từ những câu hỏi đó ông đi vào tìm hiểu yếu tính văn học Việt Nam. Những loại sách này sẽ là những nguyên lý căn bản cho văn học trong đó tác giả cũng khai thác triệt để vấn đề ngôn ngữ trong văn học.

Về chính trị, tôn giáo: Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam. Thực chất và Huyền thoại, Lương tâm công giáo và công bằng xã hội (Nhiều tác giả) Biện chứng giải thoát trong phật giáo, Góp phần phê phán Giáo dục Đại Học, Người công giáo trước thời đại.

Những cuốn sách này do sự đòi hỏi, thúc bách của thời cuộc mà tác giả viết. Tính cách giai đoạn sẽ làm cho gía trị những cuốn sách này giảm đi giá trị tự tại của nó.

Riêng cuốn “Biện Chứng giải thoát trong Phật giáo”, tác giả chịu ảnh hưởng quá nhiều lối suy luận của các triết gia Tây Phương. Nó có vẻ thuận lý trên bình diện lý luận, nhưng nó lại không đúng trên bình diện nhận thức theo Đông Phương. Nhưng dù sao nó cũng đánh dấu những chặng đường cầm bút của tác giả.

Những cuốn sách này không ảnh hưởng tới giới người đọc bao nhiêu và sẽ đi vào quên lãng.

Nếu cần giữ lại điều gì trong những cuốn sách này, tôi xin được chọn giữ lại cuốn “Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam. Thực chất và huyền thoại.”

Về Những Bút Ký của Nguyễn Văn Trung: Đây là phần mà bạn đọc ít được biết đến nhất vì chỉ được đăng trên các báo như Tin Sáng, Hòa Bình, Dân Chủ Mới. Loạt bài viết này cũng khá nhiều, nhưng rất tiếc lại chưa được tập trung lại để in thành các cuốn Nhận Định như trước đây. Các loạt bài này mới bộc lộ rõ quan điểm, cái nhìn của một người trí thức, những băn khoăn trăn trở của một người trí thức trước thời cuộc. Tôi cho những bài viết này có “giá trị nhân chứng” một thời, mặc dầu nó cũng bộc lộ rõ ràng chỗ đứng của tác giả là người thiên tả. Thiên tả chống chiến tranh, kêu gọi hòa bình một phía, chủ trương một chủ nghĩa xã hội không cộng sản và bất mãn vốn là bản chất của người thiên tả. Tôi đã từng viết Nguyễn Ngọc Lan là một trí thức thiên tả, lấy bất mãn làm lẽ sống ở đời (la raison d’être). Chết rồi, Chúa đành cho ông lên Thiên Đàng. Lên Thiên Đàng tất nhiên là chỉ có sướng. Ít lâu Nguyễn Ngọc Lan lại bực bội hỏi Chúa: Tại sao tôi lại cứ sướng mãi như thế này?

Tỉ dụ, Trong nhiều bài, tôi chọn một bài tiêu biểu Mỹ thua Mỹ ở Mỹ.

Về giai đoạn làm báo

Trừ giai đoạn làm chủ bút tờ Đại học. Giai đoạn làm báo sau này của ông thể hiện chỗ đứng và “vai trò dấn thân của người trí thức”. Đúng sai lại là một chuyện khác.

Daihoc-900x737

Tập Chí Nghiên cứu Đại Học Huế – Số 1 , in lần thứ hai. Nguồn: Viện Đại học Huế

Tập san Đại Học: khi đại học Huế được thành lập ngày 1/3/1957 thì chẳng bao lâu sau tập san Đại Học Huế được ra đời và người chủ bút đầu tiên là Nguyễn Văn Trung. Tờ Đại Học biểu tượng cho vóc dáng Trí thức Huế mà cộng chung số trang lại khoảng 6000 trang. Với khoảng 80 tác giả cộng tác. Ngay năm đầu, tạp chí Đại Học đã xuất bản được 18 cuốn sách. Những cuốn như “Nhà Văn hóa mới và Sứ mệnh Văn Nghệ” của Nguyễn Nam Châu bây giờ ngồi nhớ lại, tôi vẫn còn thấy thích thú. Hai cuốn Nhận Định I và II của Nguyễn Văn Trung cũng được in lại trong dịp này.

Số 1 của tờ Đại Học xuất bản tháng 2 – 1958 mà khuôn khổ tờ báo làm tôi có cảm tưởng nó giống như tờ Esprit bên Pháp. Đại Học Huế cũng như tờ báo ngoài vấn đề văn hóa, nó còn nhắc nhở cho phía bên kia cầu Hiền Lương biết, Chúng tôi có mặt ở đây.

Sau này khi nhắc tới giai đoạn này, Nguyễn Văn Trung vẫn cho là những năm tháng tốt đẹp nhất trong cuộc đời cầm bút của ông.

Hiện nay, tất cả các số báo đại học đã được số hóa. (DCVOnline.net sẽ lần lượt đưa vào mục Tài liệu.)
(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

12 Tháng Chín 20142:15 SA(Xem: 29461)
Không cần xem lịch hoặc đọc báo, cũng không cần bước ra ngoài sân hoặc lên “nét,” tôi vẫn biết mùa thu đang đến qua ánh mắt buồn hiu hắt của vợ.
12 Tháng Chín 20141:12 SA(Xem: 31394)
Mùa thu sang em áo dài nón lá Đi trong mưa náo nức buổi tựu trường Thôi tạm biệt những ngay Hè thư thả Đi trở về cùng sách vở thân thương
11 Tháng Chín 20142:39 SA(Xem: 38285)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
06 Tháng Chín 20141:42 SA(Xem: 27766)
Thuở còn bé Mẹ chỉ vầng trăng sáng, Bảo Hằng Nga đẹp lắm ngự trên trời Một vầng nhỏ đen đen là chú cuội. Bỏ trâu ăn lúa bởi ham chơi.
05 Tháng Chín 20143:36 CH(Xem: 29510)
Nhân mùa trăng Trung Thu, xin gửi đến quý vị một vài hình ảnh họa theo dòng nhạc của thời xa xưa, những ngày còn ấu thơ thường đùa vui ca hát dưới ánh trăng
05 Tháng Chín 20142:09 CH(Xem: 18983)
Tính đến nay, Gia Phả cựu hướng đạo sinh Ngô Quyền – Biên Hòa đã lên đến 408 thành viên rồi anh chị em ơi!...
05 Tháng Chín 20143:04 SA(Xem: 28302)
Nắng lang thang góc phố Ghé vào trang sách thơm Sợi treo dòng thác đỗ Cho thơ chảy thành nguồn
30 Tháng Tám 20147:43 CH(Xem: 29276)
Bây giờ khi bay về ngang khung cửa Ngôi trường Ngô Quyền một thuở thân thương Mây có dừng lại thiết tha trìu mến Như ngày xưa theo áo trắng đến trường
29 Tháng Tám 20142:05 CH(Xem: 28216)
Tháng tám, mưa nặng hạt tuôn. Dòng sông nước cuộn xa nguồn về xuôi. Lũ mang nguồn sống cho đời. Bập bềnh hai tiếng khóc cười trầm luân.
28 Tháng Tám 20149:19 CH(Xem: 29687)
Bước chân lạc giữa hư không. dẫm vào vạt nắng cuối dòng nhân gian ngẩn ngơ đếm những lá vàng Dòng đời muôn mối ngổn ngang ưu phiền
23 Tháng Tám 20143:27 SA(Xem: 32529)
Bởi Sinh Nhật anh rơi vào tháng tám buồn Giọt mưa Ngâu nát lòng Ngưu Lang Chức Nữ Nhưng mưa đã cột hai mình từ hai nửa Thành một mình nên tháng tám tình thân
23 Tháng Tám 20142:57 SA(Xem: 30360)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 201411:42 CH(Xem: 33378)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 201410:39 SA(Xem: 27915)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
16 Tháng Tám 20142:34 SA(Xem: 33784)
Lạy Mẹ mùa Vu Lan đến rồi. Từ bao tiền kiếp của luân hồi Phước báo tái sinh làm con Mẹ Ơn đức cù lao tựa biền trời
15 Tháng Tám 201411:58 CH(Xem: 28287)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 201410:16 SA(Xem: 24979)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 20141:30 CH(Xem: 27361)
vẫn chiều tôi ngồi garage vẽ cả bầu trời mênh mông mênh mông bỗng thấy một đàn chim cánh nhỏ lượn chao rồi mất hút khi nào …
13 Tháng Tám 20144:29 CH(Xem: 25431)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 20141:26 SA(Xem: 29204)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
08 Tháng Tám 20143:16 CH(Xem: 40518)
Tháng Bảy mưa Ngâu sắp đến rồi. Nhân mùa báo hiếu gửi Mẹ tôi. *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀ MẸ QUÊ - Nhạc Phạm Duy - Đặng Thế Luân trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Tám 201411:37 SA(Xem: 34853)
Dòng sữa mẹ nuôi con tấm bé Len vào lòng vạn nẻo tình thương. Dù cho dòng sữa cạn nguồn, Tình thương trời biển còn vương hương đời. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức TÌNH MẸ - Thơ vhp - Nhạc Huỳnh Trọng Tâm - Ca sĩ Thùy An
06 Tháng Tám 201410:39 CH(Xem: 23339)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
02 Tháng Tám 20143:01 SA(Xem: 29312)
Về nghe tháng bảy mùa chay. Thương cha nhớ mẹ vòng quay định tuần. Cũng là hệ mẫu số chung. Nào ai tránh khỏi hòa cùng luật chơi.
02 Tháng Tám 20141:50 SA(Xem: 30694)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN THỀM TRĂNG SÁNG - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube. Vu Lan về con bâng khuâng nhớ lắm Nhớ Mẹ Cha đã cho con vào đời...
02 Tháng Tám 201412:37 SA(Xem: 28510)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
27 Tháng Bảy 20141:02 CH(Xem: 16271)
Mù Sương, Sinh Nhật vọng lời Khu Rừng Hực Lửa chiều trôi đỏ chiều Kẻ Tà Đạo tiếng lòng xiêu Căn Nhà Ngói Đỏ dắt dìu nhớ sang...
26 Tháng Bảy 20144:21 SA(Xem: 36407)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Vẫn Biết Là Thế Đó. Trình bày: Thuỳ An. Nhạc: Bằng Giang Hòa âm: Cao Ngọc Dung. Lời: Hoàng Ánh Nguyệt
26 Tháng Bảy 20143:42 SA(Xem: 22033)
Tôi đã từng mơ, sẽ đưa anh chị em cựu HĐS. Trấn Biên – Bửu Long cùng tôi dự trại. Đến hôm nay, giấc mơ xưa của tôi đã thành sự thật. Cả hai gia đình Trấn Biên – Bửu Long của anh chị em tôi đã được đoàn tụ tại Thẳng Tiến 10.
26 Tháng Bảy 201412:50 SA(Xem: 41254)
Von véo khúc tình rộn nhạc ve! Đỏ màu hoa phượng trổ sang hè Còn không tuyết khuất, trăng thầm đợi Vắng trống chiều xa, chim lắng nghe
22 Tháng Bảy 201411:05 CH(Xem: 23263)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
17 Tháng Bảy 201410:15 CH(Xem: 29802)
buổi trưa nhà Lữ Quỳnh buổi chiều nhà Nguyễn Xuân Hoàng ôi một ngày hạnh phúc ở San Jose một ngày Hoàng rất vui…
17 Tháng Bảy 20149:58 CH(Xem: 30223)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 20143:04 SA(Xem: 17141)
Đã hai ngày mà tui vẫn còn lừ đừ. Nửa như say sóng xe, nửa thật mệt và buồn ngủ, nhưng niềm vui vẫn cứ như in trong đầu. Cho nên nhiều lúc đang nấu cơm lại bật cười một mình.
11 Tháng Bảy 20143:34 SA(Xem: 31297)
Hai ngày theo phái đoàn Nam Cali xuôi về miền Bắc dự Hội Ngộ Ngô Quyền lần thứ 13 đã cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều tình thương và quyến luyến. Nếu tôi có thêm hai tay nữa, tôi cũng sẽ bấm hết ra, viết hết ra...
11 Tháng Bảy 20142:29 SA(Xem: 29490)
"Hãy đem niềm vui đến cho gia đình mình, bạn bè mình, những người chung quanh mình ". Sự góp mặt và đóng góp những gì mình có thể làm được cho những lần Hội Ngộ Ngô Quyền trong tương lai cũng là điều mà tôi sẽ và phải làm.
04 Tháng Bảy 20147:48 CH(Xem: 26234)
Lần nào thăm anh về lòng cũng nặng bầu trời mây những đám mây không có dấu chân Hoàng cầu mong anh vượt qua, vượt qua, vượt qua được ...
04 Tháng Bảy 201412:55 SA(Xem: 30175)
Tháng Bảy này Ngô Quyền mình họp bạn Có nhiều người lại vắng mặt nữa đây Xiết tay nước mắt đong đầy Mừng vui hội ngộ khóc hoài cố nhân
03 Tháng Bảy 20142:54 SA(Xem: 26798)
"Để ghi ơn Thầy cô đã một thời đem hết nhiệt tình dạy dỗ chúng em nên người, và cùng nhớ lại kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.
03 Tháng Bảy 20142:21 SA(Xem: 28561)
Ngày vui tháng bảy nở hoa. Chúc mừng họp mặt đậm đà tình thân. Thầy tôi đi trọn đường trần. Cô tôi thắt chặt nghĩa ân học trò. Bạn tôi cười nói vui đùa. Ngô vương dậy sóng trường xưa theo về.
28 Tháng Sáu 20144:13 SA(Xem: 30770)
tìm trong ngọn sóng triều lên dấu chân người bước qua miền phù vân chiều nay chợt nhớ bâng khuâng chút hương mùa cũ bỗng chừng đâu đây ngày xuân, tháng hạ hao gầy thuyền xưa, bến cũ đã đầy tuyết sương!
28 Tháng Sáu 20142:00 SA(Xem: 30994)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
27 Tháng Sáu 201410:58 CH(Xem: 29015)
Tôi rất thương cánh cổng trường mở rộng Đón bạn bè áo trắng bước chân chim Thật hồn nhiên và tràn đầy mơ mộng Ngô Quyền xưa bao dấu ấn êm đềm.
21 Tháng Sáu 20147:43 SA(Xem: 30073)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
20 Tháng Sáu 201410:17 CH(Xem: 29598)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
13 Tháng Sáu 20149:31 SA(Xem: 29945)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 20144:12 SA(Xem: 24132)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 20141:56 SA(Xem: 33641)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚT TÌNH AI GỬI CHO AI - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm
07 Tháng Sáu 201412:48 SA(Xem: 32582)
cùng lúc xem trên web. Ngô Quyền vừa mới post tấm ảnh thầy trò xưa thầy Hoàng dạy triết cravate thả lỏng rất Don Juan. làm sao không nhớ thời yêu Vy làm sao không nhớ thời ĐàLạt
07 Tháng Sáu 201412:39 SA(Xem: 30708)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 20141:01 CH(Xem: 30795)
Cha là bóng cả trên cao, dưỡng dục cù lao nghĩ nặng sâu Tình Cha non Thái như biển rộng Còm cõi nắng mưa bạc mái đầu
06 Tháng Sáu 201411:41 SA(Xem: 29232)
Chúc mừng đại hội Ngô Quyền. Các anh các chị đoàn viên một nhà Họp mặt vang tiếng hát ca Thầy xưa trò cũ mặn mà tình thân
31 Tháng Năm 20143:22 SA(Xem: 28443)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
31 Tháng Năm 20141:55 SA(Xem: 23582)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẢI NGOẠI THƯƠNG CA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Trình bày Hà Thanh
29 Tháng Năm 20142:11 SA(Xem: 23437)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”