Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p16)

01 Tháng Chín 20171:31 CH(Xem: 8375)
GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p16)
Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p16)

Hoàn cảnh tại Quảng Ngãi cũng có thể suy rộng ra địa bàn cả nước. Hóa ra kẻ tội phạm chính vẫn là gian thương, tham nhũng. Tại Bình Định, thiếu tá Nguyễn Bé nguyên là phó tỉnh trưởng cũng gặp chính quyền địa phương tham nhũng như vậy. Làm sao chính sách Chiêu hồi có thể thực hiện tốt đẹp được khi có gian thương, tham nhũng?

Chương trình chính thức của chính phủ là sự phối hợp các mẫu thực nghiệm tại Phi Luật Tân trong chương trình EDCOR để chiêu dụ lực lượng cộng sản Hukbalahap và chương trình của Sir Robert Thompson của quân đội Anh để bình định Malaysia.

Những người Hồi Chánh được chuyển vào hơn 200 trại học tập chính trị trong thời gian từ 4 đến 6 tuần. (Bách Khoa toàn thư mở)

Ông Ngô Đình Cẩn có thể chỉ là người đã thành công áp dụng chính sách chiêu mời có kết quả khả quan nhất trong thời gian chỉ có vài năm.

Cho đến nay, người ta vẫn ít có tài liệu nói về kết quả chính sách chiêu hồi đã đem lại được những kết quả gì. Đánh giá trong từng giai đoạn, những ai là những người lãnh đạo có lý tưởng và tâm huyết? Chỉ sợ nó rơi vào tình trạng trì trệ hành chánh vốn không thích hợp cho những hoạt động loại này, vì nó đòi hỏi cấp lãnh đạo phải có lý tưởng và nhiệt tình.

Người ta sẽ đánh giá thế nào về các thời kỳ do các vị có tên sau đây lãnh đạo Bộ Chiêu hồi

“Tổng trưởng: Trần Văn Ân (tổng trưởng đầu tiên, tháng 3 đến 19-6-1965).
Tổng trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Bảo Trị (19-6-1965 đến 9-11-1967).
Tổng trưởng: Nguyễn Xuân Phong (9-11-1967 đến tháng 3-1968).
Tổng trưởng: Tiến sĩ Tôn Thất Thiện (tháng 3-1968 đến 25-8-1968).
Tổng trưởng: Giáo sư Nguyễn Ngọc An (25-8-1968 đến 1-9-1969).
Tổng trưởng: Bác sĩ Hồ Văn Châm (1-9-1969 đến đến tháng 4-1973).
Tổng trưởng: Hoàng Đức Nhã (tháng 4-1973 đến tháng 4-1975).”

(Nguồn: Bách Khoa Toàn Thư Mở, “Chiêu hồi” http://bit.ly/2rvN8U6)

Cứ tính thời gian tại chức ngắn hạn của các vị trên, nhiều phần chỉ là những chức vụ chính trị trám chỗ của phe phái mà tính hậu quả hẳn là thấp?

blank

Hồi chánh viên ở một trung tâm Chiêu hồi. Chính phủ VNCH tin rằng phí tổn chiêu hồi một Việt cộng ít hơn tiền cần có để giết 1 Việt cộng. Có khoảng 180,000 cán binh cộng sản đã về với chính phủ VNCH tính từ 1963. Tin AP, Jun 2 1965. Hình APWire.

Nhìn lại, người ta có thể nhận thấy những người cựu kháng chiến có một số tỏ ra khả năng trong nhiều trường hợp nhất là hành chánh quản trị. Họ có thể áp dụng những chính sách mà họ đã từng thừa hưởng các kinh nghiệm khi họ còn nằm trong hàng ngũ người kháng chiến.

Chẳng hạn, hồi chánh viên hẳn quen thuộc với thói quen của các cán bộ khi về làng. Họ tìm cách gần dân, tìm cách hăng hái giúp việc nọ việc kia. Khi có vụ gặt, họ sắn tay áo giúp dân gặt hái chẳng hạn. Rồi trong giao tiếp, họ khéo léo nịnh nọt gọi má má, con con, rồi lợi dụng ăn ngủ ngay trong nhà dân. Nhiều người dân khờ khạo đã mắc bẫy, thấy kêu má má con con đã hết lòng cung phụng bọn cán bộ.

Những người cựu kháng chiến hiểu rõ tác dụng hữu ích của lối tâm lý chiến ấy. Dĩ nhiên, họ sẽ không giả dối nịnh dân, mà giúp thực sự mà vẫn tỏ ra có tư cách chững chạc.

Đó là những kinh nghiệm quý báu mà các Hồi chánh viên thường đem áp dụng vào các chương trình xây đời mới, xây dựng nông thôn khi họ về với chính phủ Quốc Gia.

Họ đã được chế độ tin tưởng và trao phó những trọng trách lớn như Bộ Trưởng, Tổng giám đốc hoặc được nắm giữ những chức vụ then chốt trong chính quyền.

Phần những nhà văn, nghệ sĩ, nhà báo vốn là những người kháng chiến cũ cũng đã quay về hàng loạt với chính quyền Quốc Gia khi Việt Minh trở thành Đảng Lao Động.

Ngay từ những năm 1950, đã có một số đông trí thức tư sản thành thị đã rời bỏ hàng ngũ Việt Minh trở về Hà Nội. Phải nói đây phần đông không phải cán bộ cộng sản. Họ chỉ là những thành phần trí thức tiểu tư sản, yêu nước, tình nguyện theo kháng chiến, rồi cũng tự nguyện rời bỏ kháng chiến do hiểu rõ bản chất cộng sản là gì.

Đó là trường hợp các ông Trần Chánh Thành, cựu Bộ trưởng Thông tin. Sau 1975, ỗng đã quyên sinh khi cộng sản vào Sài Gòn. Rồi các ông Huỳnh Văn Lang, Phạm Duy, Võ Phiến, Hoàng Thi Thơ cũng đã một thời theo kháng chiến.

Nhất là khi có cuộc Cải cách Ruộng Đất sau đó với cuộc di cư. Hai biến cố này đã thu hút hằng trăm ngàn người bỏ kháng chiến, di cư vào miền Nam, hoặc rời bỏ các căn cứ kháng chiến ở Nam Bộ như một số đông giới cầm bút. Và họ là những nhân tố tích cực nhất trong giai đoạn mở đầu xây dựng chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa còn non trẻ.

Đây cũng là cơ hội thuận tiện để những người cựu kháng chiến dứt khoát từ bỏ đảng cộng sản hàng loạt. Cuộc rinh tê hàng loạt này xảy ra vào khoảng những năm 1948-1950 mà số lượng người bỏ về Hà Nội đến hàng chục ngàn người. Nó đã có sức lôi kéo số đông những trí thức tư sản này đã rời bỏ hàng ngũ cộng sản để về với Quốc Gia.

Các đợt “hồi chánh” giai đoạn này hoàn toàn tự nguyện khác với giai đoạn 1955-1963. Một trường hợp tự nguyện là của Nguyễn Văn Thuỳ, sau này ông đã viết hai tác phẩm đồ sộ: Lớn lên với đất nước, Tủ sách Sự Thật Thật, 2006 và cuốn mới xuất bản: Vy Thanh, Hồ Chí Minh cứu nước, 2015.

blank

Tác giả Vy Thanh. Nguồn: Nguyên Huy/Người Việt

Cuốn thứ nhất với nhiều tài liệu thuộc Khang chiến Nam Bộ giúp người đọc hiểu được thực trạng kháng chiến Nam Bộ. Nó bổ túc cho các cuốn sách của Xuân Vũ thường chú trọng nhiều đến cán bộ phía Bắc.

Trong số những hồi chánh viên sau này có một số người như Thượng tá Tám Hà, tức Trần Văn Đắc, chính ủy sư đoàn 5. Trung tá Huỳnh Cự, trung tá Phan Văn Xướng, trung tá Lê Xuân Chuyên, bác sĩ Đặng Tân, ca sĩ Bùi Thiện, ca sĩ Đoàn Chính, diễn viên Cao Huynh, Mai Văn Sô (em song sinh với Mai Văn Bộ), Bùi Công Tương, v.v. (Bách Khoa Toàn Thư Mở, ibid.)

blank

Tám Hà (người thứ 3 từ trái). Nguồn: Corbis.

Có một số được chế độ Đệ I và Đệ II Cộng Hòa trọng dụng như các ông Trần Ngọc Châu, Nguyễn Bé, Phạm Ngọc Thảo. Những sĩ quan này cũng được người Mỹ rất nể trọng. Trong giới cầm bút có một số như Hà Thúc Cần, Vy Thanh, Lê Tùng Minh, Kim Nhật Xuân Vũ, Dương Đình Lôi.

TT Diệm cũng như ông Ông Đình Cẩn đã trọng tài năng của các cựu kháng chiến không nghi ngại mà trao cho họ những chức vụ quan trọng như tỉnh trưởng. Chẳng hạn, cả hai ông Phạm Ngọc Thảo và Trần Ngọc Châu thì dều lần lượt làm tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hòa. Hà Thúc Cần sau này làm nhiếp ảnh viên cho hãng CBS.

Phần những người cầm bút như Kim Nhật, một đảng viên đảng Cộng Sản đã về hồi chánh, ông viết sách. Vào năm 1967, ông đã cho xuất bản cuốn Về R. “Về R” là một bút ký chiến tranh đã được đăng trên nhật báo Sống năm 1967 trước khi được in thành sách. Ông là một người hiểu biết khá đầy đủ về Trung Uơng Cục miền Nam. Điều này bổ khuyết cho cuốn sách Lớn với đất nước của ông Vy Thanh.

Trong những tiết lộ quan trọng của Kim Nhật trong sách của ông, ông trình bày cho thấy có một mối giây liên lạc của Trung Ương cục miền Nam, ngay từ trước 1954. Họ đã cài được người vào tổ chức của Bảy Viễn, qua Tư Thiên, nhờ đó họ được Tư Thiên cung cấp tiền bạc. Thành Bộ Sài gòn-Chợ Lớn của cộng sản được cung cấp đầy đủ nhờ vào sự kinh tài của nhóm Bình Xuyên cung cấp để nuôi cả trăm miệng ăn. Sau này Tư Thiên đòi vào Đảng cộng sản và đòi có vai vế như cán bộ Mười Trí. Cuối cùng họ cũng chấp thuận. Khi Bình Xuyên xảy ra đụng độ với Thủ tướng Ngô Đình Diệm ngày 28-3-1955 tại Nancy, tức Ngã tư Cộng Hòa, Trần Hưng Đạo. Bảy Viễn thua rút lui kéo quân về phía Rừng Sát. Phần còn lại, khoảng một đại đội đã theo Tư Thiên, dưới sự hướng dẫn của Tư Mước, vượt lộ 15, vòng núi Thị Vãi ở Bà Rịa, băng qua Quốc lội I về chiến Khu D của Trung Ương cục.. Số phận Tư Thiên theo cộng sản sau này không rõ ra sao.

Kim Nhật cũng viết đầy đủ chi tiết việc một nhà báo Úc, ông Burchette, một người cộng sản đã đến Sài Gòn và làm thế nào được cán bộ cộng sản nằm vùng đưa vào mật khu. Và cộng sản đã khai thác tối đa sự có mặt của Burchette trong chuyến đi này trên đài phát thanh Hà Nội.

(Kim Nhật, Vể R. Nxb Đại Nam, tóm tắt các trang 229-231)

Tuy nhiên, những khuôn mặt hồi chánh nổi bật nhất là Xuân Vũ và Nguyễn Bé (sau là đại tá trong quân đội Quốc Gia)

Nhà văn Xuân Vũ-Bùi Quang Triết hơn 20 năm trời gắn bó với chế độ cộng sản, tập kết ra bắc- 1955, bị cán bộ miền Bắc trù dập, sống đóng kịch trên 10 năm ở miền Bắc, đã thấy, đã nghe hết những truyện trong lòng chế độ. Trong suốt hơn 10 năm ở Bắc, ông chỉ có một mong mỏi trở về Nam. Trên đường vượt Trường Sơn trở về miền Nam 1971, băng Đồng Tháp trở về nhà, ông đã tìm cách trốn ra hồi chánh với chính quyền miền Nam. Cả hai ông Xuân Vũ và Dương Đình Lôi sau này đều sang sinh sống tại Hoa Kỳ.

blank

Xuân Vũ, hồi chánh năm 1968. Nguồn: OntheNet

Ông Xuân Vũ là một trong những nhà văn hồi chánh viết khỏe nhất và cũng sâu sắc và phong phú nhất. Ông cũng là người hiểu rõ nhất thực chất chế độ cộng sản là gì. Với tài liệu và vốn sống 20 năm lăn lộn với cộng sản từ kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ, ông đã để lại cho đời những cuốn sách bất hủ như Đường đi không đến, Xương trắng Trường Sơn, Mạng người lá rụng, Đến mà không đến, Đồng bằng gai góc, Tự vị Thế kỷ, Đỏ và vàng, Bùn đỏ, Biển lửa Núi Tro.

Đọc ông, người ta tự hỏi, ai là người chủ xướng cho một cuộc chiến tranh được trả giá bằng xác người trên đoạn đường mòn Hồ Chí Minh?

Đường mòn Hồ Chí Minh là một trong những đề tài chính trong các sách của nhà văn Xuân Vũ. Đây là hậu cảnh hay sân sau của cuộc chiến tranh đẫm máu và tàn khốc nhất trên chiến trường miền Nam đến ngoài sức tưởng tượng của con người.

Đây là con đường chiến lược vận chuyển Người và vũ khí, dài khoảng 4000 cây số, chằng chịt những đường nhánh, có nơi chỉ rộng độ một thước, có nơi có thể cho hai đường xe qua lại. Người Mỹ đã dùng hơn phân nửa số máy bay dùng vào việc bỏ bom con đường này mà mục đích chính là ngăn chặn sự chuyên chở việc tiếp liệu từ miền Bắc vào miền Nam. Họ đã phải trả một giá rất đắt cho mỗi tấn tiếp liệu từ Bắc vào Nam.

“Hàng ngày có khoảng 380 lượt máy bay C-119, C-130 hoặc B.52 thả bom suốt dọc con đường này. Trong đó có bom hóa học để đốt cháy rụi cây rừng mà một ngọn cỏ cũng không mọc được. Chưa kể các tín hiệu điện tử gọi là Igloo White thả xuống. Và mỗi khi có tiếng động hoặc sự vận chuyển của chân người hay xe cộ đi qua sẽ báo động cho trung tâm ở phi trường.. Hoặc hệ thống Pave way giúp máy bay thả bom theo sự chỉ dẫn của hệ thống tìm ánh sáng.”

(Claude de Groulat, L’aigle et le Dragon, nxb Roset, các trang 246-250)

Đường mòn là một thứ Holocaust của chiến tranh hiện đại mà tất cả đoạn đường đều được xây dựng bằng sức người.

Xuân Vũ viết:

“Tôi biết rằng con đường về là con đường đầu thai một lần nữa, con đường về là con đường đói khát, con đường sấm sét, con đường đau khổ và gian khổ, con đuòng dốc, con đường dài, con đường đi không đến mà rồi vẫn phải đi, trên vai phải mang theo những sứ mạng bầy đặt, không biết ai trao cho, một thứ vinh quang không có, một thứ tình cảm ái quốc cũng là sạo nốt, chỉ còn lại có tình cảm gia đình là thực mà thôi.”

(Xuân Vũ, Đường đi không đến, trang 11)

Hàng vạn cán binh cộng sản đã bỏ mình trên đoạn đường này bằng đủ mọi cách chết.

Viết về bút ký chiến tranh không với tư cách một ký giả có mặt tại mặt trận qua trung gian các bá cáo hay kể lại của các sĩ quan hành quân mà bằng chính bản thân mình, tận mắt sống, tận mắt thấy.

Xuân Vũ đã cho thấy một bộ mặt khác của chiến tranh miền Nam mà ít ai có cơ hội thấy được. Nó xóa tan những tuyên truyền xảo trá một phía của người cộng sản. Nó cũng cho thấy một sự hy sinh đến vô nghĩa của những người trẻ một phần là cánh miền Nam tập kết ra Bắc mà cộng sản đem làm vật thí bỏ.

Những tiết lộ của nhà văn Xuân Vũ qua nhân vật bác sĩ Cường sau đây đến không thể nào tưởng tượng ra được. Theo lời bác sĩ Cường kể lại cho bác sĩ Năm cà Dom thì khi có quá nhiều thương binh mà không có thuốc men để chữa trị được. Để thì trước sau gì bệnh nhân cũng chết. Theo lời bác sĩ Cường kể lại:

“Ừ đúng thật, vô nhân đạo, dã man, tán tậm lương tâm nữa, nhưng mà nếu để cho họ rên siết, vật vã, lăn lộn mà mình không cứu chữa, cũng không kéo dài được sự sống của họ thêm phút nào, thì lại càng dã man, tán tậm lương tâm hơn. Tớ đã suy nghĩ rất nhiều, thấy mình ác, tệ thật. Nhưng làm sao? Đứt động mạch, võ não bị thương, gẫy đốt xương sống vv dẫu có là thánh cũng đành co tay ở đây. Nhưng tớ không ra lệnh. Tớ cứ để cho tổ lao động họ làm. Bề nào cũng chết, thà chết sớm cho đỡ đau khổ. Sau khi nghe xong câu chuyện, bác sĩ Năm Cà Dom mới hiểu rõ câu chuyện. Thật là ngoài sức tưởng tượng. Thảo nào tôi trông thấy những cái hầm giống như cái huyệt mộ, dưới đó có những thương binh nằm sẵn. Khi cần cứ lấp đất, tiện lợi biết bao.”

(Xuân Vũ, Xương trắng Trường Sơn, trang 265)

Câu chót đúng một cách dễ sợ thật. Phải tiện lợi biết bao.

Mỗi nhan đề sách của Xuân Vũ gửi đi một thông điệp, một lời tố cáo về sự tàn bạo xảy ra trên Đường Mòn Hồ Chí Minh mà cộng sản Hà Nội đã cho nướng hằng trăm ngàn sinh linh chết vô tội. Và nếu còn sốn thì cũng thân tàn ma dại, tàn tuổi thanh xuân.

Xin bạn đọc tìm đọc thêm bài “Việt Nam, nữ cán binh thời chiến, nỗi đau thời bình” trong đó có đoàn nữ binh 559 mà sự hy sinh cuối cùng là không còn mấy người trở về. Đã có khoảng nửa triệu người đã hy sinh như thế. Trong số người may mắn trở về có bà Binh. Bà đã sỗng trơ trọi một mình trong suốt 17 năm. Sau đó, bà có lấy một “người chồng qua đêm” và sinh hạ được một đứa con gái đặt tên là Lan. Chỉ mong rằng bé gái tên Lan không gặp phải số phận kém may mắn như mẹ cháu!

Thật vậy.

“Con đường chập chùng rừng núi không tên, đã dìm chết bao nhiêu người có tên, nhưng khi nằm xuông thì nấm mồ lại không tên.” (Xuân Vũ, Mạng người lá rụng, trang 10)

Tôi nghĩ giá trị của những cuốn sách này, ngoài giá trị nhân chứng, còn có giá trị tố cáo cao độ.

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

01 Tháng Sáu 201811:06 CH(Xem: 15852)
Bà ơi! Từ ngày Bà bỏ đi xa Hè đi. Hè đến... nữa là hai năm Bảy trăm đêm, đã khóc thầm Còn đâu giòng lệ chứa chan tuổi này Nhớ Bà, ngày lẫn đêm dài Chập chờn giấc ngủ, loay quay thẫn thờ
01 Tháng Sáu 201811:00 CH(Xem: 10980)
Đứng nghiêm tay nâng cúi chào Nhớ thương bè bạn đi vào gió sương Cà phê đắng bỏ thêm đường Điểm Danh Đồng Đội cuối đường đợi mong...
01 Tháng Sáu 201810:52 CH(Xem: 14535)
Con đường trước mặt đầy hoa Lá xanh, hoa đỏ, chim ca rộn ràng. Đường Hoa Phượng nở huy hoàng, Hè về tô thắm thiên đàng tuổi thơ.
01 Tháng Sáu 20181:11 CH(Xem: 10489)
Khi đã hiểu sanh tử như thế nào, hiểu sự sống từ đâu đến và chết đi về đâu, thì đối với sự sống, chúng ta không tham cầu bởi chúng ta biết tấm thân ngũ uẩn này không thực chất tính
30 Tháng Năm 201811:48 CH(Xem: 17037)
Cảnh nghèo đâu đâu... cũng giống nhau! Cũng xơ xác, cũng những niềm đau! Cũng cùng quần quật, qua năm tháng Chén cơm, manh áo... đủ không nào?!
27 Tháng Năm 201812:50 SA(Xem: 17044)
Một mình gom nhặt niềm đau Gom buồn khắc khoải lao đao vô thường Gom bao cay đắng đoạn trường Gom đời trôi nổi sầu thương quay vòng Gom niềm Vô, Hữu, long đong Chôn theo năm tháng, Có, Không, Tình đời!
26 Tháng Năm 20182:48 CH(Xem: 7516)
Liệu trận chung kết này có kết quả bất ngờ "lội ngược dòng" như các fans của Liverpool từng mong đợi từ 13 năm qua? Hãy chờ xem!
26 Tháng Năm 20182:36 SA(Xem: 10153)
Người nào kinh nghiệm được trạng thái Niết Bàn là người đó thoát khổ, giải thoát. Như vậy Niết Bàn không phải ở đâu xa mà nó ở ngay trong tâm của người liễu đạo bây giờ và ở đây!
25 Tháng Năm 201810:12 CH(Xem: 19966)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Tình Khúc Tưởng Niệm "Memorial Day"--"Anh & Anh Trước Tôi Sau" (Nguyễn V. Đông) Kiều Oanh thực hiện youtube
25 Tháng Năm 201810:07 CH(Xem: 23418)
Hoa tím nở nhắc nhớ thời thơ dại Hái chùm hoa cài lên tóc đung đưa Nắm tay đi trên đường ray nắng trải Dọc con đường hoa tím gió lưa thưa.
25 Tháng Năm 201810:02 CH(Xem: 20539)
Vòng tròn thiên địa vần xoay Bạn bè mấy chục năm dài cách xa Tưởng chừng ngày cũ hôm qua Theo về kỷ niệm ánh tà dương rơi.
25 Tháng Năm 20189:49 CH(Xem: 30132)
Phượng Hồng như đợi tình quân Thấy hoa Phượng Tím buâng khuâng nhớ người. Phượng Vàng đẹp tựa giáng trời, Ta yêu hoa Phượng nhớ thời vui chơi.
25 Tháng Năm 20184:06 CH(Xem: 26822)
70 năm, kiếp má hồng Người xưa khuất núi, hết mong tương phùng Nắng chiều mờ nhạt mông lung Tóc pha màu muối, tình chung một đời.
25 Tháng Năm 20183:26 CH(Xem: 24260)
Bóng chiều đã ngả, cuối trời xa, Đêm ru thật êm, ánh trăng ngà. Tắm mát lòng người, về đất Phật, Quên nỗi nhọc nhằn, những ngày qua.
24 Tháng Năm 20186:05 CH(Xem: 21317)
Tôi vẫn nghe, lòng muốn say Lời yêu chưa nói đã chia tay Chiều nay nhớ quá người em nhỏ Chỉ thấy sân trường cánh phượng bay
19 Tháng Năm 201811:26 CH(Xem: 15964)
Thầy đang mong mỏi từng ngày để được hưởng niềm vui tương ngộ vào tháng 7 sắp tới. Đó là niềm hạnh phúc của một người Thầy đã giã từ bục giảng ...
19 Tháng Năm 201810:15 CH(Xem: 19797)
.... lòng nhân đạo và tri ân của con người. Thật là đáng quý. Cuộc sống vẫn rất đẹp nếu ta biết mở rộng tâm hồn để nhìn về mọi phía với sự lạc quan.
19 Tháng Năm 20181:33 CH(Xem: 20564)
Cảm ơn thi sĩ về Ánh sáng Ngôn ngữ một lần trong “xứ sở chiêm bao”, qua đó con đường cổ tích đi đến xứ chiêm bao ấy được khơi mở ra cho những ai có tâm và có sự chuẩn bị trước để bước vào.
19 Tháng Năm 201812:25 SA(Xem: 14295)
Tôi chỉ đơn thuần viết những cảm nghĩ chân thật của mình về cơ hội được biết anh và cám ơn anh đã gửi cho tôi những bài thơ tuyệt vời
18 Tháng Năm 201810:49 CH(Xem: 35904)
Ngoài trời mưa gió đã qua, Nắng Hè rực rỡ sắc Hoa học trò. Tung tăng đây đó hẹn hò, Vui cùng bè bạn mừng cho "tuổi vàng".
18 Tháng Năm 201810:37 CH(Xem: 9811)
Đợi nhau mưa gió bao mùa Em đi từ độ nắng thưa gọi hè Tháng Năm Rời Rã Tiếng Ve Đỏ màu mắt phượng nghiêng che tình sầu...
18 Tháng Năm 201810:27 CH(Xem: 28309)
Thoảng xưa tiếng mẹ ru buồn Nghẹn lòng con thắp nén hương nguyện cầu Mẹ ơi giờ ở trời cao Xin an vui với trăng sao Vĩnh Hằng Điệp vàng trổ rực tháng Năm Vàng lòng nhớ mẹ lệ thầm lặng rơi.
18 Tháng Năm 20182:11 CH(Xem: 22658)
Rời cung điện, trăng cũng vừa lên, Chuyện xưa còn đó, nhớ hay quên? Một ngày đông vui, rồi tan biến?! Để dòng sông kia, mãi buồn tênh.
13 Tháng Năm 20181:54 SA(Xem: 24284)
Làm sao quên được nghĩa cao dày Mẫu tử tình thâm đâu dễ phai Lặng lẽ Mẹ đi về cõi tịnh Trần gian huyễn cảnh có riêng ai?
13 Tháng Năm 20181:52 SA(Xem: 19596)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Mẹ"--Nguyễn Linh Diệu & Nguyễn Đinh Toàn "Mẹ Yêu" Nhạc Ngoại Quốc Tiếng hát Lưu Bích & Trịnh Lam Kiều Oanh thực hiện youtube
13 Tháng Năm 201812:31 SA(Xem: 19619)
"Lễ Mẹ" tháng năm đã về rồi Con buồn nhớ Má lệ thầm rơi Ví dầu con có bao nhiêu tuổi. "Mồ côi" con má vẫn ngậm ngùi.
12 Tháng Năm 20189:46 CH(Xem: 17782)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Mẹ Yêu Con"-- Nhạc Nguyễn V. Tý -- ca sĩ Hương Lan -- Mừng ngày "Lễ Mẹ May 13, 2018" Kiều Oanh thực hiện youtube
12 Tháng Năm 20189:29 CH(Xem: 16901)
Đời trai chiến sĩ... đau hồn nước Phận gái thuyền quyên... tủi má đào Dẫu tiếc, dù thương đành phải chịu Ân tình gửi lại bến ngàn sau!
12 Tháng Năm 20189:19 CH(Xem: 28242)
Ta bất mãn chung thân. Rồi tự hỏi: Giá khi xưa, ta đừng có trên đời Để khỏi vướng nhọc nhằn, mang phiền lụy Thế gian này đỡ ô nhiễm. Lôi thôi !
11 Tháng Năm 201811:32 CH(Xem: 26297)
Vẫn còn đó hoa dầu xoay trong gió Mà một thời tuổi nhỏ nhặt đầy tay Hoa xoay xoay vào không gian lộng gió Đường Hàm Nghi vàng nắng mật ong chiều.
11 Tháng Năm 201811:28 CH(Xem: 26081)
Yêu thơ thích nhạc cơ nguyên, Gặp nhau do bởi nhân duyên trong đời. Nay xin đáp lại lời mời, Niềm vui hội ngộ đôi lời cám ơn.
11 Tháng Năm 201811:22 CH(Xem: 22172)
Mẹ về cõi hạc xa xăm Phù kiều quá độ định thần lạc an Siêu thăng tiên cảnh tịnh nhàn Ca Dao Cho Mẹ giữa ngàn nhớ thương...
11 Tháng Năm 20186:30 CH(Xem: 25259)
Nào ai biết ai... đang nguyện gì? Đăm chiêu, trầm lặng... Đấng Vô Vi. Mong được an lành, Phước lộc cả, Thế giới hoà bình, mọi nhà an vui.
07 Tháng Năm 201811:30 CH(Xem: 18498)
Năm nay, ngày Họp Mặt Truyền Thống Ngô Quyền kỳ thứ 17 sẽ được tổ chức tại thành phố Anaheim, CA vào trưa Chủ Nhât ngày 1 tháng 7, 2018.
07 Tháng Năm 20182:49 SA(Xem: 16549)
Xin cùng về để cùng thấy lại trường xưa trong mắt nhau, trên tuyển tập Ngô Quyền 2018. Phải về vì "Lỡ… ngày mai ta không còn thấy nhau" …
07 Tháng Năm 20182:41 SA(Xem: 18516)
Tạm biệt Hawaii với những kỷ niệm êm đềm bên người Thầy kính yêu. Những ngày nghỉ hè tuy ngắn ngủi nhưng chắc hẳn để lại trong lòng chúng tôi tình cảm Thầy trò sâu đậm.
07 Tháng Năm 20181:40 SA(Xem: 19374)
Khuya này mơ thấy mẹ Lòng mừng! Đâu? Mẹ đâu? Tiếng gọi con rất khẽ Vọng về từ thiên thu... Lại nằm mơ thầy Mẹ Lòng buồn! Đâu, Mẹ đâu???
07 Tháng Năm 20181:05 SA(Xem: 19587)
Thuở ấy lá còn bay mênh mang Áo trắng qua sông cũng ngỡ ngàng Nón lá chợt nghiêng tươi màu mắt Phượng hồng sắp nở hạ sắp sang
04 Tháng Năm 201810:36 CH(Xem: 20719)
Tháng năm mưa gió hẹn hò Ngọt tình cây lúa ấm no dân nghèo Sông đời nước có trong veo? Ao sâu cá lội bọt bèo áo cơm.
04 Tháng Năm 201810:30 CH(Xem: 20768)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "TƯƠNG TƯ 3 & BÀI KHÔNG TÊN SỐ 8" Ca sĩ: Họa Mi & Sĩ Phú Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Năm 20185:14 CH(Xem: 27460)
Hương linh mẹ có về chứng giám Mỗi tháng Tư tang trắng Việt Nam Con quỳ, bàng bạc khói nhang Cúng cơm cho mẹ, cúng ngàn sanh linh.
03 Tháng Năm 201811:12 CH(Xem: 25649)
Hồn đi... Hoa trôi... sẽ về đâu?! Chìm trong bóng đêm, chắc u sầu! TRO, cũng không còn lơ lửng nữa, Nửa mảnh trăng gầy, chìm đáy sâu!
29 Tháng Tư 20182:53 CH(Xem: 21079)
Bốn mươi năm lẻ vẫn chưa nguôi Giận kẻ cuồng nô, hận ngút trời Áp bức dân lành gieo thống khổ Bởi quân cướp nước, lũ đười ươi.
29 Tháng Tư 20182:48 CH(Xem: 21664)
Chiều nay gặp lại nơi đây, Vào đêm thứ sáu trời mây, sương mù. Quên đi công việc lu bù, Họp nơi thư viện mặc dù trời mưa.
28 Tháng Tư 201811:36 CH(Xem: 28653)
Gửi đến em một chút tình riêng lẻ Những người con nước Việt dã xa quê Cô Gái Việt Nam vẫn ước muốn quay về Tô điểm lại bức tranh quê giờ tan nát.
28 Tháng Tư 201811:31 CH(Xem: 23751)
Tàu rít xa... đêm buồn trăn trở, Nghe côn trùng... rời rã tâm can! Đêm K3, đẫm ướt lệ từng hàng! Ngàn giấc mộng, đang mơ về một hướng . Tháng tư buồn, nhớ về K3 càng buồn hơn!
28 Tháng Tư 20187:58 SA(Xem: 27576)
Nửa đêm thức giấc mơ màng Thấy em về giữa hai hàng nến chong Dáng buồn như liễu mùa đông Chập chờn hư ảo, lạnh lùng ngẩn ngơ
28 Tháng Tư 20187:34 SA(Xem: 27944)
Đi và về qua hàng cây phượng vỹ Nắng đổ chan hòa nhuộm lá hanh hao Từng cánh phượng rơi rơi đầy trên cỏ Nhắc nhớ thời xa lắm tuổi học trò.
28 Tháng Tư 20187:28 SA(Xem: 23037)
Thương hoài mảnh đất hình cong Trường Sơn chắn sóng gió đông sinh tồn Việt Nam tổ quốc mến thương Nhớ công dựng nước Hùng Vương cao dầy...
28 Tháng Tư 20186:37 SA(Xem: 11731)
Biến cố 30.04.1975 xảy ra quá bất ngờ đối với toàn thể dân VN chúng ta. Từ cấp lãnh đạo cho đến người dân bình thường của cả 2 miền Nam Bắc không ai cảm thấy hoặc đoán trước được chuyện sẽ xảy ra.
27 Tháng Tư 201811:26 CH(Xem: 16807)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LIÊN KHÚC SÀI GÒN NIỀM NHỚ KHÔNG TÊN - Tưởng Niệm 30-4-1975 Kiều Oanh thực hiện youtube
22 Tháng Tư 20181:43 SA(Xem: 19183)
Giai thoại Thơ Đường Trung Quốc có kể chuyện “Bốn Câu Là Đủ Ý”...“Bốn Câu Là Đủ Ý”, tôi suy nghĩ hoài! Vâng, thì không cần nhiều, chỉ cần bốn câu thôi!
21 Tháng Tư 201811:36 CH(Xem: 13651)
"Cuộc vui nào cũng phải tàn. Nhưng tình vẫn sẽ mãi không tan". Tất đại diện mời Thầy Cô năm sau lên Biên hòa họp mặt, do bạn Hồ văn Hòa Bình làm ''chủ xị''.
21 Tháng Tư 20189:24 CH(Xem: 19963)
“Có một tháng Tư”! Buồn rơi nước mắt Ngày ngậm ngùi, ngày cách biệt chia ly Người chiến binh tả tơi, rơi áo trận Làn sóng người, cuồn cuộn bước chân đi
21 Tháng Tư 20186:39 CH(Xem: 10144)
Ngậm ngùi nhớ tháng tư đen Lìa quê yêu dấu, bon chen xứ người Mong sao con cháu nhớ lời Chuyên cần học tập nên người, giúp dân
21 Tháng Tư 20183:03 CH(Xem: 22745)
Rưng rưng, nước mắt lưng tròng. Hương trầm em đốt, thinh không anh về Chứng cho phu phụ trọn thề, Hương linh siêu thoát. đường về Tây Phương.
21 Tháng Tư 20182:25 CH(Xem: 26601)
THẦY GHÉ BẾN, thả thuyền theo dòng chảy, Mặc nhân gian: cay đắng, ưu phiền, Đã hết rồi, tục lụy nhân duyên, Cõi Vĩnh Hằng kính chúc Thầy vui miền Cực Lạc.
20 Tháng Tư 201810:19 CH(Xem: 23749)
Xin một lần trở về ngày xưa ấy Ngồi trên cỏ xanh đón giọt nắng vàng Sung sướng thay thuở còn nhiều vụng dại Có thiên đàng quanh gót ngọc thênh thang.
20 Tháng Tư 201810:16 CH(Xem: 19034)
Viết Tâm Sự Tháng Tư buồn Một thời tuổi trẻ rung chuông khóc cười Bây chừ sắp xỉ bảy mươi Niềm vui góp nhặt tiếng cười vọng lâng...
20 Tháng Tư 201810:11 CH(Xem: 21047)
Chùa chiền, mồ mả ông, cha, Cũng đừng đập phá dân ca thán buồn. Đừng quên uống nước nhớ nguồn, Dân giầu nước mạnh đời luôn huy hoàng.
20 Tháng Tư 201810:04 CH(Xem: 10570)
Gia tài văn học của Sagan để lại khá đồ sộ. Khoảng 30 cuốn tiểu thuyết, 9 vở kịch. Cộng chung ngót nghét 50 chục tác phẩm..Nhiều cuốn chuyện đã được dịch ra đến 15 thứ tiếng.
15 Tháng Tư 20185:17 SA(Xem: 18650)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Họp mặt đón Mùa Hoa Anh Đào--Tư gia chị Hillary Hạnh Dzương (4/7/18) Kiều Oanh thực hiện youtube
15 Tháng Tư 20181:37 SA(Xem: 30016)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THÁNG TƯ NẮNG - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Hòa Âm: Đỗ Hải – Ca sĩ : Thúy An
14 Tháng Tư 201810:37 CH(Xem: 18695)
Bao năm lưu lạc xứ nguời, tôi đã có lần cuối cùng thăm lại xóm Lò Lu của Xã Hóa an, nhìn lại con đường từ ngã tư xuống bên đò, lòng tôi như se lại.
14 Tháng Tư 201812:45 CH(Xem: 12968)
Niềm vui hạnh phúc dâng trào, Lòng luôn hỷ xả, dạt dào tình thương. Đem về Tổ Quốc quê hương, Mùa Xuân tươi thắm dân đương mong chờ…
14 Tháng Tư 201811:43 SA(Xem: 28001)
Một viễn ảnh rất gần và kinh khủng. Khiến người có tâm, thao thức, đắng lòng. Tháng tư về. Núi cao, biển cả mênh mông Có hồn thiêng sông núi. Xin soi đường dẫn lối.
14 Tháng Tư 201810:57 SA(Xem: 19422)
tha phương lưu lạc đến chốn nầy cõi lòng sống lại nỗi riêng tây dang tay ôm lấy mùi hoa ấy ngỡ ngàng... tiên nữ nào có đây!
14 Tháng Tư 20189:02 SA(Xem: 27302)
Những con đường xưa, bây giờ bỡ ngỡ? Thiếu đá để tô, thiếu nhựa để mềm. Bao tháng ngày, cát bụi phủ mờ im, Biết bao giờ? Nâu về thăm nó được.
14 Tháng Tư 20188:57 SA(Xem: 20613)
Ngồi trông tưởng nhớ người xa Bốn vòng kẽm thép bụi lòa mắt thương Tay che anh dấu nỗi buồn Tháng Tư Đỏ Mắt em còn đợi anh...
14 Tháng Tư 20182:29 SA(Xem: 21960)
Tháng tư là tháng tư nào? Đạn bay, bom nổ, máu đào tuôn rơi Rền vang pháo kích tơi bời Bình yên bỗng chốc ngập trời hiểm nguy
14 Tháng Tư 20181:33 SA(Xem: 10206)
Cuộc đời của Sagan có thể tóm tắt bằng mấy chữ : Vinh quang và xì căng đan với những phiêu lưu đủ loại với 5 lần đối diện với tử thần.
08 Tháng Tư 201811:21 CH(Xem: 17107)
Tôi thầm cám ơn các nhà thơ đã trang trải tâm tình về quê hương xứ Bưởi và được anh Bằng Giang chấp cánh bằng những dòng nhạc dịu êm,
08 Tháng Tư 201811:00 CH(Xem: 11868)
Năm nay, 2018, cũng là kỷ niệm 55 năm khóa 8 nhập trường. Mốc thời gian đó cũng bằng tuổi đời người. Thầy Cô cũng lần vào tuổi hạc.
08 Tháng Tư 201810:51 CH(Xem: 26974)
Em về nắng lại rỡ ràng Bàn tay mở cửa thiên đàng tình yêu Lòng anh rối tiếng chim reo Bao giờ tình lại thả diều rong chơi?
07 Tháng Tư 201811:54 CH(Xem: 21818)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XA QUÊ HƯƠNG -- Nhạc Đan Thọ & Xuân Tiên- Tiếng hát Thái Thanh Kiều Oanh thực hiện youtube
07 Tháng Tư 20189:17 CH(Xem: 28728)
Đã thấy Nàng Xuân về trước cửa Xuân nhìn đời ánh mắt trong veo Tưởng rằng có điều chi vui vẻ Nào biết em đang buồn hắt hiu
06 Tháng Tư 201810:20 CH(Xem: 28706)
Em bảo tôi: ghi dòng Nhật ký cuối cùng, Nghe, bỗng thấy buồn, đôi mắt rưng! Bao năm, Em, Tôi, cùng chung lớp, Chưa lần gặp nào, lòng thấy buâng khuâng.
06 Tháng Tư 201810:07 CH(Xem: 25613)
Có mặt trời có rạng đông, Tuyết tan, nắng ấm nở bông Anh Đào. Niềm vui trở lại dạt dào, Cùng đi trẩy hội vui nào vui hơn?
06 Tháng Tư 20189:58 CH(Xem: 10248)
Bà đã chọn biệt hiệu lấy lại trong tác phẩm của Proust, một tác giả được bà ưa chuộng: Hélie de Talleyrand Périgord, princesse de Sagan.
01 Tháng Tư 20183:17 CH(Xem: 24794)
Hạt mưa thánh thót rơi đều, Mái tôn vách ván túp lều nổi trôi. Trời mưa không dứt buồn ôi, Đầu Xuân Mậu Tuất sao Tôi nặng sầu? Gió mưa làm bạc mái đầu, Ải Nam Quan mất, giặc Tầu xâm lăng.
01 Tháng Tư 201812:48 SA(Xem: 12162)
Vậy, qua những dòng thông tin như đã viết, người viết mong người đọc có dịp gửi đến nơi đặt tấm bia "Tri Ân" chút nhắc nhớ hoàn tất cho dù "Trăm năm bia đá - vạn vật vô thường".
31 Tháng Ba 20189:50 CH(Xem: 20189)
Chim hót ca, hân hoan chào Xuân tới Nắng thanh bình, rộn rã đón mùa sang Trời Thủ Đô tưng bừng mừng Lễ Hội Én mê say, bay lượn tắm nắng vàng *Xin bấm vào phần Youtube bên dướiđễ thưởng thức: VỀ MÁI NHÀ XƯA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Tiếng hát Thái Thanh
31 Tháng Ba 20188:00 SA(Xem: 29352)
Chưa về thăm được, CÙ LAO ơi! Nhớ lắm, ngổn ngang, nỗi bời bời. Rạch Cát, cầu Gành, sương mai phủ, Đồng Nai lững lờ, thả lụa trôi. Những đám mưa chiều, đẹp làm sao! Nhuộm cả không gian, trắng một màu.
30 Tháng Ba 201811:34 CH(Xem: 34986)
Ngày tháng âm thầm trong nỗi nhớ Giòng đời cuồn cuộn hững hờ trôi Người đi biền biệt vào Vô Định Còn đâu? ngẫm thật, đời vô nghĩa Mới đó, mà nay mất hẵn rồi Kẻ ở hắt hiu cuối đoạn đời
30 Tháng Ba 201811:30 CH(Xem: 22145)
Tự ta thương lấy ta thôi. Ngước trông bản ngã hồn rời rã đau. Ngậm đường tưởng lắm ngọt ngào. Hay đâu muối mặn pha vào đường ngon...
30 Tháng Ba 201811:24 CH(Xem: 9417)
Ngoài ra, bài viết này chỉ nhằm tìm chỗ đứng của TLVĐ trong văn học. Những chi tiết về giai đoạn thế hệ văn học sau 1954 ở miền Nam ...
30 Tháng Ba 20185:13 CH(Xem: 19650)
Ân tình cao cả Chúa tôi Trên cao nẻo bước rạng ngời thánh kinh Soi đường sáng ngã u minh Tâm thành Thánh Lễ Phục Sinh vọng từ...
30 Tháng Ba 20183:39 CH(Xem: 22505)
Đường Xưa cây ngã rêu phong Mưa chiều hôn nhẹ mùa Đông chợt về Người đi chưa tỉnh cơn mê Người về ngơ ngác bốn bề quạnh hiu
28 Tháng Ba 20187:54 CH(Xem: 26699)
Em sẽ vào quán, gọi món sushi anh thích. Một tô udon thêm một tách trà xanh, Để thấy anh cười, trong mỗi muỗng canh Và ấm áp thấy rằng mình hạnh phúc.
24 Tháng Ba 20186:18 CH(Xem: 13231)
mong rằng tất cả các cựu học sinh Ngô Quyền cùng đến với nhau bằng sự thiện tâm, thiện ý, để gia đình Ngô Quyền “không bao giờ ngăn cách”
24 Tháng Ba 20184:39 CH(Xem: 21527)
Hoa bán mọi nơi trong ngày nhà giáo. Có bông hoa nào bằng tất cả tấm lòng. Trân trọng, tri ân Kính dâng lên thầy cô mình không? Hỡi những người học trò. Mầm non đất nước.
24 Tháng Ba 20181:55 CH(Xem: 28318)
Một chuỗi dài... như mới đây thôi, Hãy gắng mà vui, tiếc chi đời. Cuộc sống vô thường, rồi tan biến, Cầm bằng như: gió thoảng, mây trôi.
24 Tháng Ba 201810:57 SA(Xem: 29174)
Tạo hoá gieo chi số phận người Sao dời, vật đổi mãi không vui Lắm phen ôm nỗi buồn sâu kín Chua xót riêng mang chẳng trách ai
24 Tháng Ba 201810:52 SA(Xem: 23417)
Gió trên cao vội vàng nghiêng xuống thấp Lay đồng hoa như sóng gợn rực hồng Nắng gió cao nguyên cùng về ôm ấp Cả đồng hoa sao nháy hát mênh mông.
24 Tháng Ba 20181:54 SA(Xem: 16959)
Một kỷ niệm nhỏ của nhà thơ Trần Mộng Tú thời còn là một “nữ sinh Lớp Tám” cho chúng ta thấy tư cách của một thầy giáo và lòng tôn kính của phụ huynh học sinh đối với thầy,
23 Tháng Ba 201810:32 CH(Xem: 22661)
Có gì đó đỏ như son Nụ hôn gió lá chưa mòn dấu yêu Con đường rối tiếng chim reo Dòng sông sóng lượn bao chiều nhớ trôi Có gì đó rất bồi hồi Ngày xưa hò hẹn bờ môi đỏ hồng
23 Tháng Ba 201810:23 CH(Xem: 29993)
Đi tìm hạnh phúc hôm nay Nâng niu gìn giữ để mai hạnh tồn Ở đời ai dại ai khôn Hạnh là lành tốt, phúc dồn phước may...
23 Tháng Ba 201810:18 CH(Xem: 26193)
Ngày đầu Xuân tuyết khắp nơi, Khung trời hoa mộng đang rơi giọt sầu. Khách du Xuân lỡ chuyến tầu, Đi, về chẳng đặng cơ cầu tính sao?
23 Tháng Ba 201810:04 CH(Xem: 8805)
điều cần thiết là tìm hiểu xem sự đóng góp cho văn học của Nam Phong ra sao và sự khác biệt giữa Nam Phong và TLVĐ như thế nào?
22 Tháng Ba 20184:44 CH(Xem: 8955)
Sáng nhận tin Ni sư Thích Nữ Như Thủy mới viên tịch ở Massachusetts, chiều tối lại biết thêm tin buồn giáo sư Việt văn Bạch Thị Bê vừa qua đời tại Georgia. Đời vô thường có khác.