Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Một cái nhìn từ bên ngoài của người Tây phương và người Việt về nước Tầu (1a)

04 Tháng Ba 201611:50 CH(Xem: 18922)
GS. Nguyễn Văn Lục - Một cái nhìn từ bên ngoài của người Tây phương và người Việt về nước Tầu (1a)

Một cái nhìn từ bên ngoài của người Tây phương và người Việt về nước Tầu (1a)


china
Tội của họ là tội bán nước? Công của họ là công nô bộc cho một chủ nghĩa ngoại lai. Họ vẫn tiếp tục con đường họ đã chọn.

Hiện nay, nước Tầu là cường quốc thứ nhì trên thế giới. Nước Tầu hầu như có mặt ở khắp nơi.

Tiếng nói người ở Trung Hoa không chỉ là tiếng Quan Thoại. Nguôn: Wikimedia Commons

Tiếng nói người ở Trung Hoa không chỉ là tiếng Quan Thoại. Nguôn: Wikimedia Commons

Thế giới như thu nhỏ lại còn nước Tầu thì phình lớn ra.

Trong cuốn sách của Ted Fishman, “La Chine, Première entreprise mondiale”, xuất bản năm 2005, đã gọi nước Tầu là xí nghiệp hàng đầu của thế giới. Và trong chương 11 của cuốn sách, tác giả đã không ngần ngại gọi đây là Thế kỷ của nước Tầu.

Vì thế, việc tìm hiểu về nước Tàu là điều không thể không làm.

Trong bài viết này, tác giả cố gắng có cái nhìn phác họa về nước Tầu trong suốt chiều dài lịch sử của nó dựa trên một số sử liệu đọc được.

Cái cảm thức của người viết bài này khi có dịp tiếp cận với vô số tài liệu viết về nước Tầu từ thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19 là sự kinh ngạc. Làm sao mà những người như Hegel, Montesquieu, Napoléon đệ nhất và nhiều người lại có cơ hội tìm hiểu về nước Tầu như thế! Người viết có cảm tưởng mình đang đi trên mây mà ở dưới là thế giới đang có thực.

Hay nói một cách bình dân là mình đang tiếp cận với một biển học trong khi chính bản thân người viết còn đang lội bì bõm ở một con rạch nào đó!

Nói chung thì các tác giả viết về nước Tầu có khuynh hướng trái chiều: khen có, chê cũng không thiếu, tùy theo hoàn cảnh chính trị và đặc biệt vào thời kỳ cuối thế kỷ 18, đầu 19.

Cái nhìn của người phương Tây về nước Tầu

Kể từ chuyến hải hành huyền thoại của Marco Polo, nước Tàu trở thành điểm đến của nhiều chuyến viễn du. Nhưng trước thế kỷ 18 thì thường chỉ có những thương buôn, những nhà thám hiểm và nhất là các nhà truyền giáo đến nước Tàu. Nhưng từ thế kỷ 18 sang 19 thì các đội thương thuyền đã được cải tiến nhiều về kỹ thuật hàng hải- nhất là nước Anh- nên đã có rất nhiều tác giả có cơ hội và phương tiện đến tìm hiểu về nước Tàu.

Phần còn lại là do sự phổ biến rộng rãi tài liệu của Tàu do các thừa sai dòng Tên truyền đạt tại các nước như Anh, Pháp.

Nói chung thì trước thế kỷ 18, có nhiều tài liệu sách vở phương Tây nhìn nước Tàu với thái độ thán phục.

Đó là sự thích thú của họ khi khám phá ra cái lạ, cái mới như thể họ khám phá ra Tân Thế Giới. Và nó có tác dụng thỏa mãn óc phiêu lưu, mạo hiểm của họ.

Điều nhận xét trên trùng hợp với lý tưởng của Alexandre de Rhodes khi ông chọn gia nhập Dòng Tên để được gửi đi truyền giáo. Ông viết:

“Đó là lý do chính khiến tôi chọn Dòng này hơn các Dòng khác. Tôi chi thích đi tới những miền đất xa xôi tốt đẹp […]”


Và khi nhận được lệnh đi truyền giáo, ông viết:

Giáo sĩ Đắc Lộ. Tem Việt Nam Cộng hòa, 1961. Nguồn: OntheNet

Giáo sĩ Đắc Lộ. Tem Việt Nam Cộng hòa, 1961. Nguồn: OntheNet

‘Tôi hằng nhớ đến niềm vui tôi cảm thấy lúc đó, tâm hồn tôi tràn đày sung sướng: Tôi đã nhận lời bằng cặp mắt và giòng châu lệ mừng rỡ tràn trề. Tôi sấp mình dưới chân ngài (vị bề trên của ông), hết lòng cảm tạ về ơn ngài ban cho tôi. Thế là tôi sửa soạn khởi hành vào tháng chín.”(1)


Alexandre De Rhodes khi ở nước Tầu đã ngạc nhiên không ít khi thấy người Tầu còn sống ở trên sông, hay người Tầu không uống nước lạnh như người Tây Phương – mà uống nước đun sôi – nhất là uống trà – nhờ đó họ tránh được nhiều bệnh tật.

Chẳng hạn, họ dã không thể nào nghĩ rằng nước Tầu chẳng những đã có một nền văn minh và nền văn minh ấy còn đi trước cả người phương Tây nữa. Họ ngạc nhiên nhận thấy rằng:

  • Người Tầu đã có thể chế tạo ra thuốc súng tượng trưng cho sức mạnh quân sự mà kết quả là sự triệt tiêu chế độ phong kiến.
  • Người Tầu cũng có thế tạo ra máy in và bột giấy đã mở đường cho sự phát triển văn hóa. Kỹ thuật in của người Trung Hoa bắt đầu thế kỷ 8 bằng Xilography (Khắc chữ/hình) trên khối gỗ, bôi mực rồi ép trên giấy hay vải.(2)
  • Người Tầu cũng là người tiền phong trong sự phát minh ra Kim địa bàn để đi biển, tượng trưng cho sức mạnh thương mại mở đường cho con đường tơ lụa, giao thương vừa trên đất liền vừa trên biển. Và nhờ đó sau này người ta đã phát hiện ra Châu Mỹ.

Sự thán phục của phương Tây về nước Tầu thật sự không có gì khó hiểu.

Ấy là chúng ta chưa nói tới về mặt tư tưởng. Nước Tầu có một nhà tư tưởng lớn, chói sáng bầu trời nhân loại mà di sản tư tưởng của ông sau này còn được truyền thừa bởi nhiều nhà tư tưởng khác. Sau Khổng Tử còn có Đổng Trọng Thư, Cáo Tử, Mạnh Tử, Vương Tứ (Tiết Tín), Vương Mãn (Cự Quân), Tuân Huống, v.v.

Rồi trường phái của Trần Đoàn, Cát Hồng, Lão Tử, v.v., trường phái thiên nhiên của Trần Diễn; rồi Triều Thác, Hàn Phi Tử, v.v., những nhà tư tưởng về pháp lý cùng những nhà tư tưởng về Lô gic, nông nghiệp, ngoại giao, quân sự.

Hơn 2000 năm sau Triết gia người Đức Karl Jaspers (1863-1969) đã nói tới một Thời Trục (Période axiale). Thời trục là thời kỳ được cho rằng trước công nguyên có một sự xuất hiện gần như đồng thời những nhà tư tưởng lớn mà sự tác động ảnh hưởng của họ bao trùm lên cả nhân loại.

Nó tạo ra một khúc quanh lịch sử nhân loại hướng tới một tư tưởng đồng quy như một điểm Oméga hội tụ.

  • Từ Ấn Độ, khoảng 800 trước công nguyên với kinh Upanishads – (World sacred book) ra đời.
  • Từ Hy Lạp góp mặt với Aristote.
  • Từ nước Tàu đại diện với Khổng Tử.
  • Và từ Do Thái nhỏ bé xuất hiện với Jesus.

Sau Khổng Tử, đã có biết bao nhà tư tưởng khác tiếp nối dòng chảy tư tưởng ấy như một kế thừa? Đó phải chăng là sức mạnh đích thực của người tầu?

Lễ Ký. Nguồn; www.wikiwand.com

Lễ Ký. Nguồn; www.wikiwand.com


Và cho đến tận bây giờ, ảnh hưởng của Khổng Tử – đối với nước Tầu – chưa hẳn đã chấm dứt. Gần đây nhất, vào tháng giêng, 2011, một bức tượng khổng lồ của Khổng Tử đã được dựng lên tại Thiên An Môn bên cạnh lăng Mao Trạch Đông. Ba tháng sau, bức tượng này đã bị gỡ bỏ xuống.(3) Trong một chủ trương bành trướng và phát triển, người Tầu đang có những nỗ lực dùng Khổng Tử- bằng cách thiếp lập các Viện Khổng Tử- cho nhu cầu bang giao với các nước.

Muốn hiểu rõ vai trò của Khổng Tử như thế nào chẳng những đối với người Tầu mà còn cả người Việt Nam nữa. Lại xin đọc đôi dòng nhận xét của Alexandre De Rhodes như sau:

“Một trong những thần của họ là Khổng Tử. Vị này như tôi đã nói trong cuốn Lịch sử Đang Ngoài, là người quy định lễ giáo, luật pháp và sáng lập ra Kinh Sách. Không thể tưởng tượng được họ sùng kính vị này như thế nào. Chúng tôi mất nhiều công thuyết phục giáo hữu tân tòng là chớ nên bái phục trước ảnh tượng mà họ đặt hầu hết ở các nhà.”(4)


Nhưng thế giới Tây Phương được biết nhiều đến nước Tầu  – ngoài giới thương buôn và các nhà hàng hải – rõ nét nhất là các nhà truyền giáo. Chẳng hạn như của Hội Thừa sai Ba Lê, tại Pháp và nhất là các vị linh mục dòng tên (Jesuites – dòng này không đơn giản là chỉ có người Pháp mà còn có người Bồ, người Tây Ban Nha, Hòa Lan và cả người Pháp) đã viết hoặc dịch các tài liệu của Tàu hoặc viết lại trong các hồi ký của họ.

Người đầu tiên thuộc thế giới Tây Phương được chấp nhận cho vào Tử Cấm Thành – nơi chứa các tài liệu được gọi là Cổ Cung Bác vật Viện – là nhà truyền giáo Matteo Ricci- một học giả thuộc tu Hội Jesuites vào năm 1603.

Trong một bài viết lý thú của Guido Abbattista(5), đại học Tríesta, ông cũng nhìn nhận sự đóng góp quan trọng của dòng tên như Du Halde đã cổ súy cho việc dịch các tài liệu, sách vở của người Tầu về các bộ môn lịch sử, âm nhạc, nghệ thuật, ngôn ngữ, triết học, xã hội, thể chế, phong tục, kiến trúc mà người ta có thể so sánh coi nước Tầu như thời kỳ Khai sáng (Enlightenment age) của phương Tây.

Đây quả thực là một so sánh và nhận xét mới lạ và táo bạo.

Nói chung, thái độ của các thừa sai cũng như của người phương Tây có thể tóm tắt là lúc ban đầu là một thái độ sùng bái Tàu. Đó là một thái độ gọi là sinophilie.

Hay chữ dùng riêng của Alain Peyrefitte là Europe enchinoisée.

Nước Tàu đóng vai trò trung tâm điểm của những tranh luận, bàn thảo với sự tham dự của nhiều người như Montesquieu, Hume, Smith, Condorcet, Reinhardt Koselleck, John Pocock.

Tuy nhiên, do những thất bại ngoại giao không tìm được những thỏa thuận giữa các nước phương Tây – nhất là với nước Anh qua đại sứ Anh Macartney – với triều đình nhà Thanh mà tình hình giữa đôi bên trở nên tồi tệ.

Huân tước Macartney và Sứ đoàn 1793 tại Thanh Triều. Nguồn:  en.wikipedia.org


Huân tước Macartney và Sứ đoàn 1793 tại Thanh Triều. Nguồn: en.wikipedia.org

Có những việc nhỏ như theo thông lệ – một protocole de la Cour – là bất cứ ai đến chầu Hoàng đế nhà Thanh cũng phải bái lậy sát đất 9 lậy.(6)

Đại sứ Anh đã từ chối không chịu bái lậy.

Alain Peyrefitte đã kể lại giai thoại ngoại giao này và dẫn chứng một nhận xét của Montesquieu.(7)

Nhân việc này, Montesquieu đã lấy trường hợp cái chết của César chỉ vì bất cẩn là đã không đứng dậy trước Viện Nguyên lão (Sénat). Người ta không nên bao giờ xúc phạm đến người khác bằng cách súc phạm đến lễ nghi của họ.

Điều đó chứng tỏ một sự khinh miệt họ.

Triều đình nhà Thanh cảm thấy bị nhục mạ. Vua cho bãi triều.

Và sau đây là câu nói đanh thép của vua Càn Long (Qianlong): “Nous n’avons besoin de personne. Retournez chez vous. Reprenez vos cadeaux.” (Ta không cần bất cứ người nào. Hãy về xứ của các ông đi. Mang đi luôn các lễ vật của các ông.)

Riêng Napoléon khi biết rõ sự rắc rối ngoại giao đã gián tiếp ‘dạy’ cho đại sứ Anh một bài học về ngoại giao như sau:

“C’ét une erreur de croire que les ambassadeurs sont les équivalents de leur souverain: aucun accord conclu par eux ne peut être considéré comme valide, qu’autant qu’il a été ratifié par l’autorité qui les envoie. Jamais un monarque n’a traité un ambassadeur comme son égal.”(8)


(Thật là một sự sai lầm khi tin rằng những vị đại sứ thì ngang hàng với một quân vương: bất cứ một thỏa thuận được ký kết bởi họ chỉ có giá trị khi được phê chuẩn bởi thẩm quyền đã gửi họ đi. Không bao giờ có chuyện một quân vương coi một vị đại sứ là ngang hàng với họ).

Napoléon còn cho rằng việc gây chiến với nước Tàu là một sụ ngu ngốc với một xứ sở rộng mênh mông và nguồn tài nguyên vô tận.

Nước Anh đã tự mình cắt đứt một thị trường thương mại đầy triển vọng mà dưới triều đại Victoria, các thương buôn Anh có tham vọng bán cho mỗi gia đình người Tầu một chiếc đèn đốt bằng dầu hỏa.

Hiểu điều này, ta mới hiểu tại sao Napoléon có câu nói thời danh: Khi nước tàu thức tỉnh thì thế giới sẽ run rẩy.

Tôi thật sự lấy làm lý thú khi đọc nhận xét của Napoléon trong trường hợp này. Nhưng nên hiểu rằng, Napoléon có một số nhận thức sắc bén về nước Tàu vì ông đã có cơ hội tiếp xúc với các tài liệu từ các linh mục Dòng Tên.

Vào giữa thế kỷ 18 những thừa sai Jesuites như Amyot, Castiglione, etc. Đã có mặt ở Trung Hoa và đang là quan lớn củaTriều Nhà Thanh. Hầu hết những bản dịch sách văn học của Trung Hoa (Tứ thư Ngũ kinh, Đạo đức kinh, Binh thư chiến pháp của Tôn Tử, v.v.) đều là những bản tiếng Pháp và tiếng Latin của giới thừa sai. Rất có thể Napoleon đã đọc bản dịch Binh thư Chiến Pháp (và nhiều tập binh thư khác) do Amyot dịch vì thế nhận thức của Napoleon về Trung Hoa là một nhận thức rất thời thượng của giới trí thức trẻ người Pháp vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 về Trung Hoa.

Mao. Nguồn: OntheNet

Mao. Nguồn: OntheNet


Phần Mao Trạch Đông lại là người học kỹ bài học lịch sử này hơn bất cứ ai.(9) Ông đã từng trả về các cố vấn và chuyên viên Liên Xô và tuyên bố: Chúng ta chỉ nên trông cậy vào sức của chính mình.

Tinh thần tự chủ và tình tự dân tộc còn được thể hiện rõ ràng sau khi Mao Trạch Đông cùng các đồng chí của ông tiến vào Bắc Kinh ngày 9 tháng 9-năm 1949. Trước đám đông dân chúng, Mao Trạch Đông tuyên bố: “Dân tộc Trung Hoa đã đứng dậy… Kể từ nay, không còn một ai có thể làm nhục chúng ta được nữa.”(10)

Sự việc trên của viên đại sứ Anh mở đầu cho một chuỗi biến cố khác: Đó là cú sốc về khác biệt văn hóa. Kéo theo sự sụp đổ triều đình nhà Thanh đưa đến sự chế ngự của nước Anh vào thế kỷ 19. Đồng thời tạo ra một một mối hận oán giữa Tây Phương và các nước thứ ba ở thế kỷ 19.

Phía triều đình Mãn Thanh càng tỏ ra cực đoan hơn nữa nghi ngờ mọi thứ trong các cuộc thương thảo, tẩy chay mua bán. Mọi việc buôn bán trao đổi tắc nghẽn.

Phía Anh thì coi nước Tàu như một xã hội khép kín, bướng binh, bảo hộ.

Từ đó họ chuyển sang thái độ bài Tàu, sinophobie.

Tiếp đến là cuộc chiến tranh nha phiến xảy ra năm 1840(11),11 vào giữa thế kỷ 19 thì từ đây người phương Tây đã đổi hẳn thái độ. Một thái độ được coi như bài tàu với sự khinh miệt. Liệt cường sâu xé Trung Hoa!

Nước Tàu vẫn thường quen được gọi là Empire du Milieu – Trung Quốc. Người Tây Phương đánh giá nước Tàu bấy giờ là L’empire Immobile – Một Trung Quốc bất động và khép kín. Huyền thoại Họa da vàng (Péril Jaune) lại được nhiều người nhắc tới.

Sự man rợ trong áp dụng luật lệ, trong những hình phạt áp dụng dưới triều nhà Nguyên( xuất phát tư xứ Mông Cổ) như xẻo tai, cắt tay chân tội nhân biến hình ảnh nước Tàu thành một xứ sở man di mọi rợ,..

Một đế quốc nay chẳng khác gì một con sư tử ngủ.

Theo Alain Peyrefitte nhận xét rất lý thú khi viết:

“Lịch sử nước Tầu đã diễn ra trong 4000 năm lịch sử mà giả dụ nếu ta có thể thu gọn lại chỉ trong một ngày. Thì sự thống trị của chủ nghĩa cộng sản Mao Trạch Đông có thể chỉ diễn ra trong 8 phút chót của ngày hôm đó.”(12)


Cho đến bây giờ, nhiều điều Mao Trạch Đông thực hiện vẵn đem lại sự kinh ngạc hoặc sự ghê sợ chưa có lời giải đáp: Mao Trạch Đông đã dám xóa bỏ cái quá khứ 4000 năm lịch sử nước Tàu – xóa bỏ phong kiến, dẹp nho học và tầng lớp quan lại – đưa giới nông dân ít học lên hàng lãnh đạo đất nước.

Nếu ông giữ lại điều gì của Nho Giáo, chỉ còn duy nhất một điều: Đó là chữ Hiếu. Ông viết gián tiếp về mẹ mình, “Người đàn bà mang trên đôi vai mình một nửa bầu trời. Nghĩa là họ đảm đương trách nhiêm của một nửa vũ trụ.”(13)

Thứ hai dùng chủ nghĩa Marxism từ Liên Xô và biến đổi chủ nghĩa Mác Xít thành Maoism (Mao Ít)?

Chủ nghĩa Mác Xít ngày nay gắn nhãn hiệu Tàu.

Có thể nói, nước tàu là một đất nước vĩ đại. Vĩ đại trong cái tương phản, mâu thuẫn biện chứng giữa những điều cực xấu và cực vĩ đại. Tốt xấu đan chen. Tần Thủy Hoàng là cực điểm của điều xấu, dã man tàn bạo bên cạnh một Vạn lý trường thành- một kỳ quan thế giới..

Một kỳ quan của thế giới, nhưng đã biết bao xương máu đã bị chôn vùi và đổ ra ở đó?

Một đất nước với những nhân vật vĩ đại – Tôn Dật Tiên, Mao Trạch Đông, Tưởng Giới Thạch, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Binh.

Mỗi nhân vật ấy là một hằng số.

Tôn Dật Tiên với cuộc Cách Mạng Tân Hợi năm 1911, lật đổ triều đình Mãn Thanh năm 1911 mở ra một vận hội mới cho nước tàu.

Tôn Dật Tiên khi ông là Chủ tịch của Cộng hòa của Quảng Châu, 1920s. Nguồn: Keystone-Sygma

Tôn Dật Tiên khi ông là Chủ tịch của Cộng hòa Quảng Châu, 1920s. Nguồn:Keystone-Sygma


Một Tưởng Giới Thạch xây dựng một Đài Loan trở thành kiểu mẫu điển hình của một Quốc Gia tự do ngoài Trung Quốc, đặt ra câu hỏi tại sao ông đã thất bại trước đây?

Mao dưới mắt một số người Tầu vẫn là một thứ thần tượng. Ông có thể làm thay đổi số phận của hàng trăm triệu người chỉ bằng một cái gật đầu!

Chỉ nghĩ tới một điều như thế thôi đủ làm tôi run sợ trước viễn ảnh sức mạnh của quyền lực! Thật vậy, làm sao có thể hiểu được chủ nghĩa Maoism mà không đếm xỉa đến hàng triệu nạn nhân đã chết cho chính sách ấy?

Mao vĩ đại ở chỗ nào khi chỉ kể từ năm 1958-1962, trong kế hoạch Bước nhảy vĩ đại về phía trước đã giết hại 45 triệu người Tầu vì bị lao lực, vì bị đói khát và bị hành hạ đánh đập?

Tác giả Frank Dikotter đã viết một cuốn sách về trận đói đã tàn phá nước Tàu như thế nào?(14)

Đó là một ảo tưởng vĩ đại. Thay vì đi theo Liên Xô chú trọng vào sự phát triển kỹ nghệ nặng. Mao Trạch Đông chủ trương phát triển đất nước Tàu bằng hai chân. Người nông dân đã được kêu gọi vừa khuyến khích nông nghiệp, vừa phát triển kỹ nghệ, đồng thời vừa chủ trương tập thể hóa cùng một lúc. Và với cơn sốt luyện kim đã đưa đất nước Tàu đến tình trạng kiệt quệ như chưa bao giờ xảy ra, hủy diệt hàng triệu sinh linh.

Trả lời cho những oan hồn chết oan và những tiếng rên xiết của những người người dân còn sống sót. Mao Trạch Đông chỉ lạnh lùng nói vắn gọn:

“Một cuộc cách mạng thì không phải là một bữa tiệc.”

Vào năm 1971, tướng Lâm Bưu là người được chỉ định kế vị thay Mao Trạch Đông, ông cũng là người được Mao tin tưởng và cũng là kẻ phát động cuốn sách đỏ của Mao Trạch Đông. Vậy mà cuối cùng Lâm Bưu phải tìm kế hoạch trốn thoát ra khỏi nước Tàu bằng cách dùng máy bay sang Nga. Máy bay của ông đã bị Mao Trạch Đông cho tay chân bắn hạ trên đường đi Moscova.

Gớm thay cho sự tàn độc của Mao Trạch Đông! Nếu cần nói thêm là trường hợp thanh trừng Lưu Thiếu Kỳ – chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân dân Trung hoa – trong cuộc Cách Mạng văn hóa. Mao đã để cho bọn Hồng Vệ Binh bắt nhốt và sau đó họ Lưu đã bị chết trong tù.

Người may mắn thoát chết là Đặng Tiểu Bình, sau này làm nên chuyện lớn.15

Đó phải chăng là những kỳ tích của Mao Trạch Đông! Mao là nhân tài vĩ đại hay con quỷ vĩ đại?

Những giống dân đang sống ở Tầu. Nguồn: Washinton Post

Những giống dân đang sống ở Tầu. Nguồn: Washinton Post

Và câu hỏi mà Alain Peyrefitte đặt ra cho đến nay có thể chưa có lời giải đáp thỏa đáng:

“Pourquoi la Chine était-elle, jusqu’au XVI ou au XVII siècle, le pays le plus évolué du monde, dépassant l’Europe occidentale à la fécondité des inventions et le raffinement de la civilisation? Pourquoi s’est-elle laissé ensuite rejoindre, puis distancer, au point d’être colonisé au XIX sìècle en certains portions de son territoire, tout comme si elles étaient habitées par des peuplades demeurées à l’âge de pierre au point de devenir, au XX siècle, un des pays les plus attardés et les plus pauvres du monde? Pourquoi comment certains pays se sont-ils ‘éveillés‘ et d’autres- ou les même ensuite- ‘endormis’? Le sort qui fut hier celui de la Chine ne risque-t-il pas d’être un jour le nôtre?”(16)


(Tại sao nước Tầu cho đến thế kỷ 16-17, một trong những nước tiến bộ nhất thế giới, vượt cả các nước phương tây về sự phong phú cũng như sự tinh tế của nền văn minh? Và tại sao nó đã để các nước khác bắt kịp, rồi vượt qua mặt đến độ trở thành một nước bị đô hộ vào thế kỷ 19 và mất một phần lãnh thổ như thể đó là một sắc dân của thời kỳ đồ đá đến nỗi đến đầu thế kỷ 20, nó trở thành một trong những nước chậm tiến nhất và cũng là một trong những nước nghèo nhất thế giới? Tại sao một số nước đã kịp thức tỉnh và một số nước khác thì không? Số phận dành cho nước Tàu trước đây phải chăng có thể sẽ xảy ra cho chúng ta?)

Đó là những thắc mắc cần có một lời giải đáp thỏa đáng nhờ đó hiểu được một cách sâu xa về nước Tàu.

Câu hỏi của Peyrefitte có thể đào sâu thêm, nếu chúng ta hiểu rằng, trước khi bị liệt cường sâu xé. Nước Tàu đã nhiều lần bị các láng giềng xâm chiếm.

Trung Hoa đã bị Mông Cổ xâm chiếm/đô hộ suốt hơn 100 năm trong thế kỷ 13 Sau khi diệt nhà Kim, diệt Đại Lý Quốc, khuất phục nhà Tây Hạ, thiết lập Nguyên triều. Đó là lần đầu Trung Hoa bị chinh phục.

Vài thế kỷ sau đó, Trung Hoa lại bị Mãn Châu thanh toán, lập Thanh Triều. Trung Hoa theo thực tế lịch sử không phải là một quốc gia thống nhất đồng chủng, vĩ đại, hùng mạnh tiến bộ liên tục từ ngày lập quốc đến hiện đại.

Và về mặt địa lý cũng thế. Trung Hoa thế kỷ 21 không phải là Trung Hoa ở thời tiền Chiến Quốc (chỉ có Trung Nguyên của nhà Hán). Những khu gọi là “tự trị” như dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương Tân Cương, Tây Tạng, dân tộc Hồi Ninh Hạ, Nội Mông Cổ, và ngay cả Khu tự trị của dân tộc Choang ở Quảng Tây có phải là đất của Trung Hoa hay không? Đại khái như thế để thấy rằng có nhiều cái nhìn về Trung Hoa rất khác nhau tùy theo quan diểm chính trị của tác giả.

Dĩ nhiên theo chủ nghĩa Đại Hán ngày nay thì tất cả đều là Trung Quốc, nhưng dân những vùng “tự trị” không đồng ý như vậy!

Trung Hoa và các vùng tự trị. Nguồn: OntheNet

Trung Hoa và các vùng tự trị. Nguồn: www.realmagick.com


Câu hỏi tại sao TQ là nước yếu bị sức mạnh quân sự Nhật bản khuất phục một thời gian dài thì câu trả lời thật là không khó nếu xét về đia chính trị, lãnh đạo của Trung Hoa sau Tôn Dật Tiên, lực lượng quân sự, và đồng minh chiến lược – điểm chót lại liên quan đếncái văn hóa “thiên triều”

Họ, nước Tầu, đã ngủ như thế trong bao nhiêu năm? Một giấc ngủ trên dưới ngàn năm chứ không ít!

Câu hỏi quan trọng nhất về nước Tàu là: Ai là người đánh thức nước Tàu thức tỉnh sau ngàn năm? Các cường quốc Tây Phương, Tôn Dật Tiên hay Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình?

Lịch sử Trung Quốc cho dù nó có nhiều thăng trầm, dù đã có nhiều lần thay đổi thể chế, triều đại.Nhưng mỗi lần thay đổi là mỗi lần có những chuyển biến tác động sâu xa đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Cần nhìn nhận rằng lịch sử chính trị, xã hội nước Tầu như những lớp sóng phế hưng, thịnh suy với những âm mưu soán đoạt, thủ đoạn hết triều đại này sang triều đại khác.

Nhưng mỗi triều đại để lại những dấu ấn lịch sử làm nên triều đại ấy.

Và nhìn ở góc cạnh tổng thể, ngay cả những triều đại được tiếng là tàn độc, hung hiểm cũng có những mặt tích cực.

Chẳng hạn 215 năm, trước công nguyên, một Tần Thuỷ Hoàng – nổi tiếng hung bạo – đã nối tiếp công trình xây dựng được tuyến phòng ngự Vạn Lý Trường Thành mà trước đây các nước Hàn, Triệu, Tấn đã xây dựng. Nhờ đó đã ngăn chặn được các rợ Hung nô tràn xuống từ Phương Bắc.

Nhờ sự xây dựng củng cố bức tường thành từ phía Tây sang phía Đông nhờ đó ngăn chặn và bảo đảm được an ninh khu vực biên giới phía Bắc.

Thời kỳ chiến Quốc đã có những nhân tài như Mạnh Tử và Tuân Tử.

Thời Tần Hán đã có công đại thống nhất Quốc Gia củng cố vững chắc đường biên giới phía Bắc.

Thời Đường với chế độ khoa cử chọn lựa ra nhiều nhân tài. Thời Đường cũng là thời kỳ mở cửa, giao lưu vói nhiều nước ngoài qua con đường tơ lụa. Thời Đường cũng là thời kỳ Hoàng kim của thơ văn, nhất là thơ văn đời Đường.

Đến thời Tống, ngành hàng hải phát triên đến cao độ, chế tạo ra nhiều tầu viễn dương.(17)

Vì thế lịch sử – con người-địa lý-văn minh của Trung Quốc phải nhìn nhận rằng chúng đều đa dạng, nhiều mặt.

Và nếu nói theo chu kỳ lịch sử thì lấy gì để bảo đảm cho một trật tự và một sức mạnh trường tồn?

Lịch sử nhân loại cho thấy bao nhiêu lớp sóng phế hưng? Bao nhiêu triều đại, bao nhiêu đế quốc, bao nhiêu nền văn minh đã suy tàn?

Câu trả lời thật không thiếu!

Theo nhận xét của Pol Quentin-Radles,(18), chúng ta nên lưu ý đến yếu tố con người của người Tầu.

Thế nào là một người Tầu?

Người Tầu có cá tính vừa lý thuyết và thực tiễn. Nhưng xem ra nghiêng về tính thực tiễn. Bề ngoài tỏ ra nhỏ bé, tầm thường, nhưng bên trong lại cao ngạo. Họ che dấu cái ‘tẩy’ của họ.

Có tài liệu dựa trên con số để nói về sức mạnh của Tầu.

Chảng hạn họ cho rằng dân số năm 1953 nước Tầu có 513 triệu dân. Năm 2015 là một tỷ 316 triệu dân với 56 sắc dân và người Hán chiếm đa số đén 92% dân số.

Tuy nhiên, con số này là tổng cộng tất cả các sắc dân như Mông Cổ, Mãn Châu, Tân Cương, Tây Tạng cộng lại.

Tiếp đến về diện tích đất đai.

Về diện tích đất đai, ngay vào thế kỷ 2, sau kỷ nguyên, diện tích nước Tàu là 7 triệu cây số vuông. Dưới đời nhà Nguyên (Yuan), lên đến 33 triệu cây số vuông. Và hiện nay là 9.596.961 cây số vuông – đứng hàng thứ ba thế giới chỉ sau nước Nga và Canada.(19)

Về diện tích nước Tàu như vừa nêu lên ở trên cũng bao gồm các vùng tự trị như Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, ngoại Mông.

Tham vọng một nước đại Hán đưa đén kết quả muốn thu gom tất cả thành một khối!

Dù sao đi nữa thì nay nước Tầu được coi là đã thức dậy sau giấc ngủ dài ngàn năm!

Sự thức dậy ấy trở thành sự thách thức cho cả thế giới và trở thành mối đe dọa cho các nước lân bang. Nhất là Việt Nam! Câu hỏi thêm là Việt Nam đang thức hay đang ngủ? Hay đang ngủ với một mắt nhắm, một mắt mở?

Câu hỏi là người cộng sản Việt Nam liệu có ý thức được trọn vẹn điều đó không?
(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

 

01 Tháng Chín 20162:31 CH(Xem: 18672)
Người Pháp có Paris, Người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải, người Bắc có thể có Hà Nội! Chỉ có người Sài Gòn là không có Sài Gòn. Hoặc giả vay mượn mà muôn đời vẫn xa lạ!
28 Tháng Tám 20162:05 SA(Xem: 20875)
Về đâu Thu hỡi biết về đâu Cánh bướm, vườn xưa đã phụ nhau Nắng úa nên chiều dâng sắc tím Lá xa, thềm nhớ vết tình sâu. Về đâu Thu hỡi giọt mưa ngâu Chức Nữ Ngưu Lang lỗi nhịp cầu
28 Tháng Tám 20161:59 SA(Xem: 22171)
Ai vẫn đi về con đường vắng , Nghe lòng xao xuyến , chút bâng khuâng. Phố nhỏ chiều mưa bao hoài cảm, Nhớ nhớ, quên quên suốt bao ngày.
28 Tháng Tám 20161:31 SA(Xem: 18544)
Đây là một trong những thất bại thê thảm nhứt của Bắc Kinh về phương diện tuyên truyền đánh bóng tính cách ưu việt của chế độ độc tài hiện có.
28 Tháng Tám 201612:52 SA(Xem: 16645)
Cuộc đời mỗi con người trải qua nhiều giai đoạn. Đi học là thời gian vui vẻ và xinh đẹp nhất của một đời người. Gần 70 tuổi, con cái đã yên bề gia thất, cháu chít một bầy, niềm vui là gặp lại bạn bè trường xưa.
28 Tháng Tám 201612:51 SA(Xem: 17970)
Cho em thuê bờ vai... Những đêm buồn say khướt. Cứ kệ em sướt mướt .! Lệ thấm ướt vai đầy... Cho em thuê tình anh. Những đêm trời bão nổi. Phần phật mái hiên ngoài. Gió lùa cơn lốc xoáy.
26 Tháng Tám 201610:36 CH(Xem: 18824)
Sáng nay, lành lạnh gió thu về Mây trắng lưng trời kéo lê thê Trăng gió ân tình... sương đẫm ướt Ngây tình lưu luyến không chịu về
26 Tháng Tám 201610:32 CH(Xem: 20275)
Có người vợ và con thơ bé nhỏ Chờ anh về để nối lại bờ vui Ngày đoàn viên người lính trẻ tươi cười Ôi hạnh phúc tuyệt vời. Tàu về bến.
24 Tháng Tám 201610:49 CH(Xem: 18821)
Nhớ về tháng bảy mưa rơi Vu Lan vắng mẹ cõi đời quạnh hiu Buồn nghe chim vịt kêu chiều Vàng đôi mắt nhớ nắng xiêu lòng buồn.
24 Tháng Tám 201610:20 CH(Xem: 19006)
Gặp nhau chia sẻ bao điều, Khổ đau, hạnh phúc xế chiều dần qua. Bạn đi bỏ lại mình Ta, Vu Lan nhớ Bạn, dâng hoa, hóa vàng.
24 Tháng Tám 201610:12 CH(Xem: 18643)
Nếu lấy chính trị làm cột mốc cho văn học thì có thẻ chia văn học miền Nam làm hai thời kỳ: thời kỳ 1954-1963 và thời kỳ 1964-1975. T
20 Tháng Tám 201612:26 SA(Xem: 38756)
Chút nắng mật ong đùa reo trên lá Bảo mùa thu đang hối hả quay về Kịp thấy loạt lá vàng rơi kín ngã Kịp nhìn mây chiều rờm rợp sơn khê.
20 Tháng Tám 201612:22 SA(Xem: 19740)
Con tìm mãi không nguôi bóng mẹ ngoài sân Trong đêm mưa đầy, trăng buồn đi mất Mẹ không trăng mà lòng trăng vằng vặc Mẹ không nguồn mà biển cả bao dung
19 Tháng Tám 201611:24 CH(Xem: 15547)
Ngày Lễ Vu Lan, con quỳ dưới Phật Đài. Tâm thành con nguyện Đức Phật Từ Bi, gia hộ cho hai người mẹ mà con tôn kính nhất .
19 Tháng Tám 20162:13 CH(Xem: 19782)
Vu Lan Bồn, chuyện cũ, tích xưa Buồn, vui mấy mùa với nắng mưa Ơn nghĩa sanh thành sao nặng trĩu! Thương nhớ Mẹ Cha, mấy cho vừa...!
17 Tháng Tám 20162:26 CH(Xem: 19786)
Trăng in bóng nước soi vằn vặt Rọi chiếu hồn con một chữ TÂM Thương Mẹ dấu yêu chiều bóng khuất Tìm đâu hơi ấm chỗ Mẹ nằm.
17 Tháng Tám 20162:19 CH(Xem: 22315)
Đêm nay khóc để vơi sầu, Tình mình lịm tắt theo màu thời gian. Bạn hiền giờ đã mê man, Suốt đêm không ngủ, ly tan đâu ngờ.
17 Tháng Tám 20161:45 CH(Xem: 18175)
Chính vì nghĩ như thế mà chúng ta cần nhắc lại một nền văn học đã bị xóa sổ chẳng khác gì một mảnh đất đã bị cào bằng để xây đô thị mới bất kể những di tích cũ, đền đài cũ.
17 Tháng Tám 20161:41 SA(Xem: 10891)
Một ngày vui không thể nào quên, cũng như niềm vui của 2 gia đình vừa kết nghĩa thông gia. Và sẽ còn những cuộc vui tiếp nối.
16 Tháng Tám 20161:16 CH(Xem: 20313)
Em chợt đến tưởng chừng như cổ tích Liếc nhìn anh giọng phụng phịu vô cùng
15 Tháng Tám 20162:11 CH(Xem: 17942)
Lòng Mẹ sáng soi tựa trăng rằm Khi con quỳ xuống khấn lâm râm Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Mẹ được siêu sinh cõi vĩnh hằng.
12 Tháng Tám 201610:51 CH(Xem: 15535)
Đại nhạc hội "Cám ơn Anh người thương phế binh VNCH" kỳ 10 đã kết thúc vào ngày chủ nhật . Một ngày chủ nhật đẹp trời.
12 Tháng Tám 201611:48 SA(Xem: 23404)
Chiều nay gió thổi hây hây, Bên dòng sông vắng, nhớ ngày ấu thơ. Đi tìm về kỷ niệm xưa, Dòng sông năm cũ xa mờ còn đâu!
12 Tháng Tám 201611:42 SA(Xem: 20268)
Nắng, nắng ơi! hong khô mù sương phủ Trên đầu cây ngọn cỏ bước người qua Đừng vương lại chút gì dù thật nhỏ Tình xưa rồi ...Thôi cứ vậy mà xa.
12 Tháng Tám 201611:35 SA(Xem: 34118)
Hoa Xuyến Chi bây giờ ở đâu? Có còn khoe sắc dưới trăng sầu?! Có còn e ấp cành hoa nhỏ? Trông mãi người xa những canh thâu!
12 Tháng Tám 201610:43 SA(Xem: 21966)
Lên năm đệ nhất, tôi được học triết với thầy Trần Bích Lan tức thi sỹ Nguyên Sa. Thầy đã giảng về thi ca tả sắc đẹp của người đàn bà qua các thời đại và để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong tôi.
12 Tháng Tám 20169:59 SA(Xem: 20088)
Những ngày cuối đông Oregon … buồn như một khúc kinh cầu. bầu trời đầy mây xám xịt, nặng trĩu, tưởng chừng như muốn đổ ập xuống,
12 Tháng Tám 20162:25 SA(Xem: 19539)
Trường xưa sừng sững tường rêu. Phượng hồng râm mát dấu xưa yêu kiều. him xa mỏi cánh chiều chiều. Ngận nga tiêng vọng mỹ miều âm vang
12 Tháng Tám 20162:15 SA(Xem: 20805)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Vọng Vu Lan" sáng tác Thanh Tâm Hoài--Bảo Yến trình bày Mẹ Tôi sáng tác Nhị Hà--Giao Linh trình bày
11 Tháng Tám 201610:22 CH(Xem: 22604)
Thời nghịch ngợm thuở biết yêu. Tan trường từng bước liêu xiêu ven đường Ngụm cà phê đắng lạ thường Lại nhe thoang thoan mùi hương ngọt ngào
11 Tháng Tám 201610:10 CH(Xem: 20234)
Vì Sao Lẻ Loi Nhạc: Phạm Chinh Đông với 24 bài hát do nhiều ca sĩ thể hiện.
07 Tháng Tám 201611:01 CH(Xem: 22059)
thở ra * trời. đất bao la. mùa đông qua đang lặng lẽ, trở về. chiếc lá kia. rồi sẽ… một ngày chôn vùi trong tuyết trắng mênh mông…
06 Tháng Tám 201610:31 CH(Xem: 20358)
Một khoảng trời xanh thật dễ thương Có chùm hoa mướp ngạt ngào hương Xôn xao nắng lụa cài trên tóc Ngơ ngác bồ câu lạc cuối vườn
06 Tháng Tám 20169:42 CH(Xem: 21152)
Rồi một bữa anh thì thầm hỏi "nhỏ" Cớ vì sao em thích "lụa Hà Đông" * Bên ni nào có nắng Hạ Sài Gòn Hay vì chỉ "ai" nhìn đam mê đó?
05 Tháng Tám 20164:58 CH(Xem: 16391)
Cầu mong bạn bè được mạnh khỏe để đến với nhau khi tuổi thời gian lần đi xuống, mặt trời từ từ khuất sau rặng núi cuộc đời.
05 Tháng Tám 20161:54 CH(Xem: 19063)
Thiệt tình mà nói, tui thấy mình cũng không giống ai. Già rồi mà còn mê bóng đá. Mà đâu phải coi ăn theo ông chồng đâu. Tui mê rồi ngồi coi mình ên mới chết.
05 Tháng Tám 20161:25 CH(Xem: 25183)
Tôi vẫn còn em Đà Lạt những nhớ nhung Chiều đi chiều đến gió mênh mông Yêu em bạt ngàn xanh rừng núi Muôn thuở xinh tươi những nụ hồng
04 Tháng Tám 20163:14 CH(Xem: 17514)
Người lính VNCH ơi! có bao giờ anh khóc Khi nhớ về những người bạn thương binh Khập khểnh bước vào cánh cửa điêu linh Thân tàn tật, thuốc men không có.
04 Tháng Tám 201612:46 CH(Xem: 21236)
Vầng trăng ai nở chia đôi Nửa bên gối chiếc nửa soi tình sầu Trời làm tháng bảy mưa ngâu Làm sao anh bắc nhịp cầu bên em...
04 Tháng Tám 201612:24 CH(Xem: 17261)
Nhìn lại nền giáo dục của 20 năm miền Nam dễ mà cũng khó. Dễ ở chỗ nếu chúng ta chỉ nhìn vào những thành quả đạt được của các trường Kỹ sư Phú Thọ, ...
02 Tháng Tám 201612:40 SA(Xem: 20353)
Ngoài kia, mùa hè vẫn đang chín muồi. Sao ai dấu của tôi đi đâu tiếng ve râm ran ngày cũ, và những chùm hoa rơi thắm đỏ sân trường?
01 Tháng Tám 20169:38 SA(Xem: 23081)
Nếu ngày mai tới vùng xa lắm Cởi gánh đời nặng nhọc trên vai Chắp cho lòng cánh bay thăm thẳm Rồi hóa thành mây trắng bay bay.
31 Tháng Bảy 201610:13 CH(Xem: 13857)
Hội ngộ Ngô Quyền như một lời réo gọi, những đứa con xưa tìm lối quay về, được đến với Thầy Cô và bạn bè là cả bao niềm hạnh phúc
31 Tháng Bảy 20167:09 SA(Xem: 18121)
Một số có quan điểm khác không coi túc cầu chỉ là một trò chơi giải trí vì từ đó có thể có những tác dụng "kỳ diệu" khác.
30 Tháng Bảy 20169:44 SA(Xem: 20415)
Ơi hãy quên, Rằng ta vẫn hoài mơ ước, Rằng đường ta đi chẳng có bóng che, Rằng bóng mát có ở cuối con đường?
29 Tháng Bảy 201611:03 CH(Xem: 21210)
Ta về quét lá sân trường Nhìn theo lá rụng lòng buồn bấy nhiêu Cổng trường vắng lặng đìu hiu Phượng hồng rã cánh gợi nhiều nhớ nhung.
29 Tháng Bảy 201610:58 CH(Xem: 22395)
Chiều nay em gửi vào cho chị Cây chuối xanh trồng ở sau vườn Cây chuối thân thương, hình ảnh quê hương Đã sống lại và trổ hoa, kết trái
28 Tháng Bảy 201611:16 CH(Xem: 19794)
Xe chạy qua cầu nghe rầm rì sóng vỗ xanh trời cù lao Phố thấp thoáng rặng cây xanh mây chẳng muốn trôi nhanh ghé đầu qua khung cửa...
28 Tháng Bảy 201610:52 CH(Xem: 19370)
Trời đêm đã mọc sao Mai Ngủ đi, sao Mẹ thức hoài đêm thâu Thức chi đêm lụn dầu hao Khuya rồi, Mẹ thức càng lâu càng buồn!
28 Tháng Bảy 201610:46 CH(Xem: 19498)
Trong nỗ lực phổ biến hoá di sản văn học miền Nam, qua trung gian nhà văn Trần Hoài Thư, người viết có ý muốn giới thiệu một phần các tác phẩm của gần 200 nhà văn miền Nam thuộc đủ mọi khuynh hướng,
27 Tháng Bảy 20168:03 SA(Xem: 20118)
Ban tổ chức sau buổi họp đầu tiên đã quyết định giao phần văn nghệ ngày đại hội chính thức cho Lam và Mai, đôi uyên ương có đôi chân vàng và giọng hát ngọt ngào đầy sức sống
24 Tháng Bảy 20167:46 CH(Xem: 20467)
Từ giã bạn bè trở về nhà sau mấy ngày tham dự Hội ngộ Ngô Quyền, tôi mang theo câu hát " Rồi mai đây khi mình xa nhau vẫn nhớ nhau hoài ...
24 Tháng Bảy 20167:46 SA(Xem: 31484)
Hái bông hoa xuyến chi người bỏ lại Trong vườn hoang xưa cỏ dại ngập đường Gió lay lay vòm xuyến chi thơ dại Bé bỏng thơ ngây nở trắng góc vườn.
23 Tháng Bảy 20169:11 CH(Xem: 32345)
Các Em hợp lực cùng nhau, Kề vai gánh vác trước sau một lòng. Thầy Cô, bè bạn chờ mong, Tám ngày Đại Hội "Vô Song" kỳ này.
23 Tháng Bảy 20168:02 SA(Xem: 23819)
Dõi nhìn cây phượng trường ta, Bóng cò tô những cành hoa thêm màu, Cuộc đời dễ mấy ai đâu! Thương đàn cò trắng gửi câu: Thank you.
23 Tháng Bảy 20167:08 SA(Xem: 22836)
Viết cho em tình thư tháng bảy Kể chuyện về Chức Nữ-Ngưu Lang Có tiên nương dệt lụa tơ vàng Yêu say đắm chàng Ngưu tiên giới.
23 Tháng Bảy 20166:54 SA(Xem: 11227)
Thướt tha áo trắng, tóc buông dài Như đàn bướm tung tăng bay lượn Giữ mãi Ngô Quyền trong tâm tưởng Tình Thầy Cô, bạn hữu lúc sum vầy...
23 Tháng Bảy 20166:47 SA(Xem: 10569)
Thoắt cái thời gian 48 năm Bạn xưa còn mất vẫn biệt tăm Chiều nay nhìn lại hình xưa ấy Nhớ bạn nhớ trường ở xa xăm
23 Tháng Bảy 201612:45 SA(Xem: 11982)
Tựa đề: TRẢ ĐỜI CHO NHAU Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Ca Sĩ: Khánh Minh
21 Tháng Bảy 20161:16 CH(Xem: 15814)
Bao giờ Hằng Nga về lại trăng? Để thăm chú Cuội chốn cung Hằng Thương nhớ đang chờ gốc đa đó Buồn nầy Hằng Nga có biết chăng?
21 Tháng Bảy 20161:09 CH(Xem: 10164)
Qua kinh nghiệm này tôi nghĩ chỉ nên đọc những gì mình cảm thấy thích. Không thích không đọc để khỏi tự hành hạ mình
16 Tháng Bảy 20161:55 SA(Xem: 16860)
Các bạn có đồng ý với tôi là ngày hội ngộ NQ đã thành công vượt bực không?. Tôi ra về trong lòng mang theo niềm hân hoan và một chút tò mò.
15 Tháng Bảy 201610:52 CH(Xem: 19357)
Em đứng bên cô ngày vui hội ngộ Mái tóc bạc phơ thương quá là thương Bàn tay cô đặt lên em nhè nhẹ Bàn tay mềm, một thuở bụi phấn vương
15 Tháng Bảy 20162:53 CH(Xem: 18614)
Gởi lại Grand Canyon, bóng chiều tà Đã đưa hồn ta du lãng xa Từng lớp chồng nhau màu đủ sắc Từ giã ra về sao mãi thiết tha
15 Tháng Bảy 20162:46 CH(Xem: 11745)
Về đây chung một mái nhà, Nhớ về trường cũ, Biên Hòa ngày xưa. Những tà áo trắng sớm trưa, Thướt tha đến lớp, nắng mưa sá gì.
15 Tháng Bảy 20162:29 CH(Xem: 28870)
Căn nhà ngoại ô buổi chiều Chiếc bánh sinh nhật, nâng niu tặng Thầy Mừng Thầy thượng thọ bát tuần Chúc Thầy sức khỏe, tinh thần lạc quan...
15 Tháng Bảy 20162:12 CH(Xem: 20200)
Muốn giữ lại sau chặng dài xa cách Nghĩa cô thầy,tình bè bạn thiên thu Cũng muốn nhặt trong cung trầm nhịp phách Những ngọt ngào bài giảng tựa lời ru.
15 Tháng Bảy 20162:01 CH(Xem: 18918)
Khi đọc tập tài liệu Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long với một giọng văn chắc nịch, mang tính tố cáo và áp đặt ...
15 Tháng Bảy 20168:36 SA(Xem: 26949)
Bụi mờ đôi mắt đỏ Tiễn nhau nơi phi trường Anh dặm dài sương gió Viết bài thơ tình buồn Em hỡi, còn yêu thương...
13 Tháng Bảy 20169:03 SA(Xem: 21804)
Hôm nay, 12/7/2016, có lẽ là một trong những ngày "đen tối" nhứt của lịch sử bành trướng cộng sản Trung Hoa.
12 Tháng Bảy 20169:35 CH(Xem: 24136)
Còn gì cho nhau trước lúc chia tay Buồn lên đôi mắt, nhớ từng ngày Giờ phút phân kỳ ai không đã ... Ngậm ngùi ... đâu biết chuyện ngày mai
12 Tháng Bảy 20169:36 SA(Xem: 12937)
Sau chuyến đi vui vẻ thân thiết với các em, tâm tình nầy tôi muốn gởi đến các em có học hay không học với tôi.
09 Tháng Bảy 201610:44 CH(Xem: 20600)
Bài viết này con muốn nói lên sự cảm ơn và lòng cảm xúc của con đối với ngày Hội Ngộ Kỷ Niệm 60 năm Ngô Quyền vừa qua.
09 Tháng Bảy 20161:08 SA(Xem: 17638)
Cám ơn thầy cô và các bạn đã dành cho tôi nhiều thương mến. Tình cảm này tôi sẽ trân trọng không bao giờ quên.
09 Tháng Bảy 201612:27 SA(Xem: 20319)
Xin chào đại hội vui đông Ngô Quyền ngày cũ phượng hồng xôn xao Gửi anh chị một lời chào Nhớ nhau xin hẹn viết vào trang thơ
08 Tháng Bảy 20162:01 CH(Xem: 21450)
Thật cảm động 1 bài thơ của chs Ngô Quyền Khóa 7 từ VN gửi sang Hình như ai hát "Ướt mi "... ghẹo mình.
08 Tháng Bảy 20161:43 CH(Xem: 20548)
Dẫu đã biết tình mình thành cổ tích Sao cứ mãi tìm trên lối cỏ quen Còn giấu gì trong mênh mông u tịch Chút thiên đường yêu dấu chẳng đành quên.
08 Tháng Bảy 20162:31 SA(Xem: 20108)
Thầy Hoài áo đỏ như tân. Ai ngờ thầy đã cửu tuần rồi đây. Bát tuần nhiều lắm cô, thầy Học trò chúc thọ sum vầy thật vui
08 Tháng Bảy 201612:40 SA(Xem: 18652)
Bè bạn ngày xưa tìm lại được Đất gào thương nhớ gọi tên nhau Đã biết trùng phùng không nói trước Thương yêu như mạch suối tuôn trào.
02 Tháng Bảy 20161:34 SA(Xem: 21387)
nụ cười thường chóng vội tan khổ đau kia mãi ngân vang một đời... thềm xưa có cánh hoa rơi vườn xưa còn đó một người ngóng trông.
02 Tháng Bảy 20161:17 SA(Xem: 18614)
Thầy trò gặp nhau nhắc chuyện xưa Bốn lăm năm qua nhiều nắng mưa Tóc Thầy bạc trắng, trò cũng trắng Cạn ly tâm sự, có đâu thừa...
01 Tháng Bảy 201611:13 CH(Xem: 20632)
Tuổi xanh ngày cũ qua mau, Mừng vui lại được gặp nhau nơi này. Bên nhau vui sống đôi ngày, Ngô Quyền yêu dấu cùng Thầy, Cô yêu.
01 Tháng Bảy 201612:52 CH(Xem: 20139)
Thầy ơi, cạn chén tương giao Cô ơi, nhắp chút hồng đào kính dâng Bạn ơi, xích lại thật gần Mai còn gặp gỡ chiều phân nắng ngày...
01 Tháng Bảy 201610:15 SA(Xem: 22447)
Một ngày bình thường có hai mươi bốn giờ Em nhớ anh nên thấy còn thiếu lắm Gom góp từng giây thời gian đi chậm Dành dụm từng giờ ngày lại qua nhanh
01 Tháng Bảy 20164:43 SA(Xem: 15583)
Với lòng biết ơn đến quý Thầy Cô @ Ngô Quyền Biên Hòa Kính tặng quý Thầy Nguyễn Văn Phố , Diệp Cẩm Thu Thành kính tưởng nhớ Cô Hà Bích Loan
01 Tháng Bảy 20162:48 SA(Xem: 20757)
Một chiều tôi bước qua trường cũ Trắng xóa mây ngàn áo mộng xưa Tình bay ngàn cánh trời hoa phượng Để bước trăm năm lạc chẳng ngờ
30 Tháng Sáu 201610:29 SA(Xem: 24087)
Mưa vẫn không ngơi Giọt như thổn thức Dáng hình lẩn khuất Mưa Sài Gòn… Chợt nhớ những tàn phai!
29 Tháng Sáu 201611:28 CH(Xem: 19675)
Hy vọng lần này kết quả sẽ khác hơn và cả nước Đức uống bia "liên tu bất tận" để ăn mừng Hội tuyển mình bước vào bán kết. Hãy chờ xem sao!
28 Tháng Sáu 201612:47 CH(Xem: 17734)
Bà Thụy Khuê chỉ sốc nổi chăm chăm tìm tòi xem trong sách vở do sử quan nhà Nguyễn viết để lại chứng minh được rằng việc đóng tầu thuyền từ A tới Z đều do ....
25 Tháng Sáu 20161:09 SA(Xem: 18568)
Trước hết giải túc cầu Copa America 2016 đang vào giai đoạn cuối với trận chung kết giữa Argentina & Chile và trận tranh hạng 3 giữa Mỹ & Colombia.
24 Tháng Sáu 201611:56 CH(Xem: 19802)
Chờ xem trực tiếp đá banh, Màn hình mờ tỏ, tròng trành lao chao, Dáng em tóc xõa hôm nào, Rung màn ảnh nhỏ, lao chao tròng trành,
24 Tháng Sáu 201611:41 CH(Xem: 19305)
Sáu mươi năm, mái trường xưa yêu dấu Biết có còn nguyên vẹn nữa hay không? Nghe ngậm ngùi, và xao xuyến trong lòng Chắc có lẽ, trường bây giờ biến đổi
24 Tháng Sáu 20162:32 CH(Xem: 23976)
Dù ai đi ngược về xuôi Ngô Quyền họp mặt nhớ thời học sinh Từ năm Thất - Lục... chúng mình Những ngày chung lớp thân tình với nhau
24 Tháng Sáu 20161:57 CH(Xem: 20867)
Ta đi đi mãi, đi suốt mấy mươi năm... Trường Ngô Quyền xưa đã bao lần xây sửa mới! Mấy mươi năm đó ta vẫn đi và vẫn đợi... Mong gặp Mùa Xuân như Thuyền Nhân mong gặp bến bờ!
24 Tháng Sáu 20161:49 CH(Xem: 21255)
Lâu lắm mới về thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ QUYỀN trường cũ dấu yêu Bâng khuâng cổng khép - hàng me rũ Rưng rức hồn đau sầu cô liêu!
24 Tháng Sáu 201612:51 SA(Xem: 21350)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức QUÊ NHÀ TIẾP NỐI - Nhạc Phạm Chinh Đông Thảo Sương & Phạm Chinh Đông trình bày
23 Tháng Sáu 201611:00 CH(Xem: 20670)
Bạn bôn ba nơi quê người xứ lạ Vẫn thâm trầm chôn giữ nỗi niềm riêng Còn lại tôi mang mang hồn cỏ lá Nửa trời thương chợt loang tím ưu phiền.
22 Tháng Sáu 20161:39 CH(Xem: 20272)
Quê hương vậy sao Sử hùng trong giấy Đọc lại cho vui Tìm hoài không thấy… Mình ơi! vô tâm Cá chết mặc cá Người chết mặc người Biển chết mặc biển Mình ơi! buồn ơi…
22 Tháng Sáu 20161:29 CH(Xem: 19042)
Một vài dẫn chứng trên đây không đủ cho phép bà Thụy Khuê gán ghép cho Tạ Chí Đại Trường cóp nhặt và chịu ảnh hưởng của một số sử gia Tây phương trên toàn bộ cuốn sách của ông.
19 Tháng Sáu 201612:33 SA(Xem: 20054)
Nếu HT Mỹ thắng được trong trận bán kết vào thứ ba tới thì vào chung kết sẽ dễ dàng đoạt giải Copa America 2016 vì lúc đó không còn đối thủ "nặng ký" nữa .