Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Cỏ Non - NƯỚC MẮT MẸ TÔI

13 Tháng Năm 20151:26 CH(Xem: 25155)
Cỏ Non - NƯỚC MẮT MẸ TÔI


NƯỚC MẮT MẸ TÔI
.

                                                                                                                                    CN.

 
nuoc_mat

Tôi được kêu lên Văn phòng Ông Hiệu Trưởng trong lúc tôi đang chuẩn bị bài thi trong lớp. Khi tôi bước vào phòng, Ông Hiệu Trưởng, với gương mặt có vẻ nghiêm trọng, nhìn gật đầu chào tôi và quay lưng ngay, dù Ông vẫn còn đứng đó. Vài giây sau, Ông Hiệu Trưởng quay lại nhìn tôi, mời tôi ngồi xuống ghế. Trong phòng Ông Hiệu Trưởng, xung quanh tôi, hôm nay có thêm ba anh du kích trẻ (hay du kích Cách Mạng 30) đang hờm tay súng, một anh nhìn tôi rồi cũng quay đi. Tôi thực tình không hiểu gì cả. Bất chợt một anh du kích khác trong bọn quát lên: “Nghiêm! Mọi người đứng dậy - nghe lệnh bắt giam!”, rồi anh ta cất giọng đọc lệnh. Tôi ngỡ ngàng khi nghe Lệnh Công An “mời” tôi lên Huyện “để làm việc”, còng tay lại trước khi dẫn độ đi. Một trong hai tên du kích hơi chùn bước, tên kia tiến lại gần tôi, bắt đầu làm theo lệnh, giật chiếc còng trên tay lấy lại từ anh du kích chùn bước, định còng khóa tay tôi lại. Ông Hiệu Trưởng tôi lớn giọng: “Các đồng chí không được còng tay Cô nầy”. Trên gương mặt Ông tôi thấy rõ nét tức giận, không hài lòng. “Nếu muốn mời Cô ấy lên làm việc thì các đồng chí cứ dẫn Cô ấy đi, một cách bình thường, không còng tay gì cả”. Tên du kích dừng tay nhưng vẫn còn cầm chiếc còng và đang lưỡng lự. Anh cố gắng giải thích: “Lệnh án có còng tay” - “Không còng tay gì cả”. Ông Hiệu Trưởng lớn giọng và hậm hực. Ông quay lưng đi lần nữa, Ông không dám nhìn tôi? Cuối cùng Anh du kích phải nhường bước cho Thầy Hiệu Trưởng (mãi đến hôm nay tôi vẫn chưa quên được nét mặt và giọng nói cứng rắn, bực tức của Ông Hiệu Trưởng tôi lúc đó). Tôi không sợ hãi. Tôi chỉ ngỡ ngàng. Tôi không hiểu gì hết. Vô tư tôi nói: “Muốn tôi đi lên Huyện cũng được, nhưng tôi phải trở lại lớp để sắp xếp và dặn dò các em học sinh của tôi vì chúng đang chờ tôi trong lớp. Tôi phải cho chúng làm bài tập trong khi đợi tôi lên Huyện và trở lại”. Tôi đang chuẩn bị cho chúng thi kiểm tra chu kỳ. Ông Hiệu Trưởng nhẹ nhàng nói với tôi: “Không được đâu. Đừng lo. Cứ lên Huyện sớm rồi về tính sau”. Để trấn an tôi, Thầy lại nhỏ nhẹ: “Học sinh lớp Cô, tôi sẽ lo thế cho Cô”.

 

   Tôi bước ra khỏi Trường Trung Học trong chiếc áo dài màu xanh nước biển dợt của tôi với chiếc quần len trắng và đôi guốc vông. Tôi có vẻ rảo bước nhanh, tên du kích cứ phải nhắc nhở tôi “Đi chậm lại, đi chậm lại” đôi ba lần. Mặc! tôi vẫn bước đi nhanh và nhanh hơn. Một vài người đứng hai bên đường tò mò nhìn theo. Tôi chỉ muốn trở lại lớp để lo cho học sinh của tôi vì chúng đang chờ tôi trong lớp, vì tôi đang chuẩn bị cho chúng thi kiểm tra. Tôi không muốn mất quá nhiều thời gian để đi lên Huyện làm việc. Không phải trong lúc nầy. Tôi càng đi nhanh, ba tên du kích đi phía sau tôi càng ôm chặt tay súng với tư thế như sẵn sàng ra tay nếu cần (sau nầy tôi chỉ nghe lại từ những người chứng kiến cuộc diễn đi của tôi lúc đó. Những người đi hai bên đường nhìn tôi rất ngạc nhiên, lo âu, sợ hãi vì nhìn thấy những nòng súng của ba tên du kích cứ nhắm thẳng vào tôi như đang sẵn sàng. Nếu nghĩ rằng tôi có ý đồ đi nhanh để vượt chạy trốn hay muốn chạy trốn thì ba tên nầy sẵn sàng lên đạn). Tôi vô tư nào biết, tôi cứ lủi thẳng phía trước mà đi, … đi, đi thật nhanh để còn về lại Trường giúp các em học sinh không mất phải bài vở. Tôi cứ càng như rảo bước nhanh hơn, nhanh hơn. “Đứng lại!”. Tôi cứ bước tới (không màng để ý đến phía sau lưng tôi, có chuyện gì đang xảy ra). May thay tôi cũng tới được Huyện.

 

        Tôi nhanh bước vào trong văn phòng. Tên Công An có vẻ lớn tuổi hơn, nhìn chăm bẩm vào tôi rồi quát giọng: “Ngồi xuống đó, chờ!”. Tôi ngồi chờ. Anh ta đang làm gì đó trên bàn viết, thỉnh thoảng ngước lên nhìn tôi, không thiện ý chút nào, rồi lầm bầm trong miệng gì đó tôi không rõ. Chờ 10 phút, 15 phút, 30 phút, tôi bắt đầu nóng ruột. Lớp các học sinh tôi sẽ kết thúc trong 15 phút, tôi phải đi về chứ!. 45 phút trôi qua, vô tư tôi nào biết, tôi sốt ruột và đứng dậy hỏi tên du kích: “Xin lỗi, Anh mời tôi lên làm việc? Làm việc gì? Anh cần tôi giúp điều gì, Anh nên nói lẹ lên, tôi giúp xong tôi phải về Trường ngay vì học sinh tôi đang chờ tôi” - “Tư bản hả! Trí thức hả! Nói chữ hả!”, hắn hất mặt, quắc càm, gằn giọng. Tôi chẳng hiểu. - “Làm bộ ta đây trí thức hả?!”. Anh ta liếc xéo, liếc xiên, gườm gườm. “Lột kiếng xuống, làm bộ trí thức hả?!”, Tôi mơ màng nhanh hiểu được  Anh nầy chắc học thức chẳng là bao, không phải dân thành phố. “Tao biểu mầy lột kiếng xuống, mày có nghe không? Tỏ vẻ trí thức hả!?”. Tôi vô tư nhẹ nhàng trả lời Anh: “Tôi cận thị mà, tôi lột kíếng xuống làm sao tôi thấy Anh?” - “Mang kiếng để chứng tỏ trí thức, ta đây?”. Tôi lại cải bướng: “Đây là kiến thuốc giúp tôi thấy được xa hơn. Anh cứ thử đeo xem”. - “Không có kiếng thuốc gì cả, lột bỏ” - “Anh cần gì? Tôi làm việc gì để giúp Huyện? như Anh bảo “mời lên Huyện làm việc”, Anh nói nhanh lên vì tôi không còn nhiều giờ và tôi phải trở lại Trường vì Trường sắp tan học”. – “Nói xỏ, nói xiên hả?, làm chánh trị hả? CIA hả?”. Anh ta hất đầu ra lệnh cho một tên du kích đứng cạnh đâu đó. “Lột kiếng nó xuống, dắt nó xuống dưới kia”. Tôi thật mừng trong bụng lúc bấy giờ, vì tôi không màng anh ta nhờ tôi làm bao nhiêu công việc để giúp anh ta, miễn anh ta bắt đầu sớm để tôi còn giờ về. Càng chờ tôi càng nóng ruột.

 

        Anh du kích nầy dắt tôi ra ngoài sân, dắt tôi qua nhiều nơi, đi sâu hơn, rồi Anh dừng lại nơi phòng kế đó, nhẹ nhàng bảo tôi đưa kiến cho Anh cầm. Anh bảo: “Dơ hai tay Cô ra”. Anh lấy còng, còng hai tay tôi lại rồi đẩy tôi vào trong phòng trong tương đối tối, tôi nghe thấy có tiếng người đàn ông nhận diện ra tôi: “Ồ! Cô Giáo cũng vào đây nữa sao?”. Anh ta là một người đàn ông, nghe giọng như quen thuộc, tôi cũng trong ánh sáng mờ ảo đó, thấy có thêm hai người đàn ông khác nữa. Anh lên tiếng chào tôi, một chân Anh bị siết bằng xiềng. Dây xích dày, nặng và dài khoảng 6 tấc. Chớp nhanh, Anh du kích đẩy tôi vào trong phòng trong với hai tay tôi bị còng. Trong phòng đã có sẵn một người đàn bà rồi. Tôi nhớ lúc đến đồn Công An, trời vẫn hãy còn ban ngày sáng, nhưng sao nơi đây không thấy ánh sáng đâu cả. Trời tối om, chỉ nghe tiếng người đàn bà chào tôi và nhanh nhẩu giới thiệu: “Chị, Em mình có đôi cũng vui”. “Đây là phòng giam đàn bà, bên ngoài là phòng giam đàn ông”. Tôi như quay cuồng! Tức tưởi!         Phòng tối om, tay bị còng, tên du kích đẩy tôi vào trong, tôi không có kiếng trên mắt. Trên người tôi còn đang mặc chiếc áo dài, quần trắng, mang đôi guốc vông đến Trường. Khoảng 10 phút sau, đôi mắt tôi quen dần với bóng tối lờ mờ trong căn phòng, nhìn thấy người đàn bà cùng phòng, lớn tuổi hơn tôi. Phòng chiều rộng khoảng 1 thước, chiều dài khoảng 3 thước. Bên ngoài tiếng văng vẳng của Anh tù (biết tôi) búa xua ra: “Ủa! Cô Giáo như Cô vậy mà cũng bị tù sao? Làm gì vậy?. Có dạy mà. Chúng nó muốn Cô “mất dạy” đó”. “Tụi nó là vậy đó”. “Allez, Cochon!”, “Nhưng không sao đâu, Anh, em đây sẽ giúp Cô, ở đây nhiều người tốt lắm. Gia đình tôi có thăm nuôi đều và đem đồ ăn vô nhiều lắm, chúng tôi sẽ chia xẻ cho Cô Giáo, không sao đâu, không lo chết đói đâu. Hiền như Cô mà cũng bị bắt thì hết nói rồi. Tư bản hả? Trí thức hả? Phá hoại hả? (làm như Anh đã quá quen những giọng điệu nầy rồi) – biết quá mà”. “Chỉ có bao nhiêu đấy thôi, đồng chí ạ!, Gia đình có biết chưa?”. Rồi Anh liên tục nói và giới thiệu về Anh với tôi. “Cô còn nhớ tôi không? Tôi là thằng Hai lang bạt, giang hồ, bụi đời, nhà phía dưới mé sông, con bà Bảy bán mắm đó, nổi tiếng quậy khắp làng đó. Nó đó. Nó là tui đây. Tui vô đây lần nầy là lần thứ 3 rồi. Lần nầy tụi nó còng tôi bằng sợi dây xích chuyền móc sắt, dính đây luôn, không đi đâu xa được. Cũng vậy thôi. Có sao đâu? Đời mà. C’est la vie!. Tôi tội đánh bài, cờ bạc, uống rượu, say sưa, phá làng, phá xóm. Nó nhốt đã, rồi thả tôi ra, tôi tiếp tục, nó nhốt lại, rồi cũng vậy thôi, chẵng thay đổi tí nào, chẵng làm gì được nhau, chẳng làm gì được tôi”. Rồi Anh bắt đầu ca nghêu ngao. Anh lại an ủi: “Cô Giáo đừng có lo, ở đây có tụi tui lo cho Cô, ca hát tối ngày, vui lắm, không buồn đâu. Có chè ăn mệt nghỉ mỗi ngày. Cô Giáo có thích ăn chè không? Nếu có cần gì tôi nhắn gia đình mang vô cho, gia đình biết chưa? Cô có cần nhắn gia đình, sẽ nhờ gia đình tôi nhắn cho …”. Người đàn bà cùng phòng giam tôi bị bắt vì tội trộm cắp, cướp giựt, … Tôi như đang trong mơ!. Tôi ngồi xổm dưới đất, tựa lưng vào tường, nước mắt tôi rớt xuống dạt áo dài màu xanh biển của tôi đã bị cuốn nhăn nheo.

 

        Chẳng biết chuyện gì đã xảy ra ở nên ngoài. Hy vọng ngày mai được ra ngoài rồi thì cũng không sao. Ba, Mẹ, gia đình tôi sống ở thành phố. Tôi đi dạy học ở tỉnh nhỏ. Mỗi cuối tuần tôi về nhà. May quá mới đầu tuần. Chắc gia đình chưa biết đâu.

 

    Sáng hôm sau, người du kích mở cửa phòng, ánh sáng mặt trời làm chói mắt tôi. Anh du kích trẻ đến bên tôi và mở còng sắt cho tôi ra ngoài rửa mặt, … Tôi hỏi Anh, “Anh hỏi dùm tôi, tôi tội gì? Tại sao lại nhốt tôi?  Và khi nào tôi được thả ra?''. Anh cúi đầu, thì thầm, dặn dò, nói nhỏ với tôi: “Dạ, thưa Cô, Cô chưa được ra đâu. Em để còng lỏng cho Cô để dễ xoay xở, nhưng Cô đừng cố gắng tháo nó ra, vì càng gở tháo, thì nó sẽ tự động siết chặt tay Cô, chặt hơn, đau lắm. Cô đừng nói với ai. Em là học trò của Cô đó”.  Rồi Anh vội vã bước ra đi. Tôi nhìn thấy trong ánh mắt Anh du kích nầy với nhiều xúc động và lời biết ơn tôi trong giọng nói của Anh. Hôm sau, Anh trở lại cũng mở còng cho tôi ra ngoài rồi lại khóa nới lỏng còng khi đưa tôi lại vào phòng giam tôi: “Em tiếc không thể thả còng cho Cô được, lệnh phải khóa còng Cô” và buông câu: “Họ nói Cô làm chính trị, tình báo CIA, rất nguy hiểm, tội nặng lắm”.

 

Hôm sau, khoảng giữa trưa, giờ cơm, tôi được bên ngoài đưa vào phòng giam tôi một gói đồ: quần, áo để thay, bàn chải, kem đánh răng, một đôi dép xẹp cuộn thêm một lon “guigot” cơm bên trong và bảo là của gia đình gởi vào. Tôi muốn khóc. Gia đình đã biết rồi sao? Ai vậy?. Mẹ tôi  bận làm ăn ở thành phố làm gì biết lẹ thế? Và ai là người đã đưa tin? Tôi mừng rỡ thay bộ áo dài, quần trắng của tôi ra, thật thoải mái vô cùng. Mở lon “guigot” cơm trắng, bay mùi gạo Jasmine mà gia đình tôi và tôi thích ăn, phía trên có gói muối tiêu thật lớn, đủ thức ăn cho một lon “guigot” cơm trắng như thế. Không có thịt, cá gì hết. Nước mắt tôi cứ chảy dài, không kiềm được. Nuốt sao trôi đây? Ai gởi cơm trắng vào cho tôi? Anh tù kế phòng la lên: “Trời ơi! Mùi cơm Jasmine thơm quá, bức hơi luôn, bức cả ruột tôi. Tư bản thật!”. “Có đồ ăn không?. Bên nầy nhiều lắm.” Rồi Anh cố gắng lết thân Anh đến sát tường phòng giam tôi, sợi dây xích nặng nề mà Anh kéo theo sột soạt dưới đất nghe rợn người, phía trên có lỗ thông hơi nhỏ, đủ có thể chuyền thức ăn vào như người du kích đưa cơm vậy, nhét cho tôi một gói khô sặc đã nấu chín: “Ăn đi! ngon lắm!”. “Bon appetit”. Rồi Anh ngân nga cất tiếng hát: “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”. “Cô Giáo ăn cơm xong, tôi sẽ đưa chè qua cho Cô Giáo ăn tráng miệng”. Người đàn bà cùng phòng dành lấy hộp “guigot” cơm của tôi và tự sớt ra một phần cơm phía trên mà không màng (cần) phải hỏi xin tôi một tiếng nào. Xong bà đưa lại cho tôi lon cơm, mở gói muối tiêu và rắc lên bàn tay đang cầm cơm. Bàn tay kia bốc cơm cho vào miệng, ăn ngấu nghiến. Bà tự than thở: “Thèm cơm mấy hôm nay không ai đi thăm nuôi hết”. Tôi còn đang miên man suy nghĩ và nhìn vào lon cơm còn lại. Cơm có vẻ được ép chặt xuống lon như cơm vắt. “Ăn đi! Ăn đi!, cơm ngon quá chịu hết nỗi” -  Người đàn bà hối thúc tôi. Gia tài tôi chẵng còn gì  ngoài hai bàn tay bị còng của tôi. Trong nầy không có muỗng, nĩa gì hết, cứ tự chế. Tôi lần tay trong chiếc hộp “guigot”. Một tay nâng hộp, một tay cố gắng đưa ngón tay vào trong hộp, nâng cơm lên miệng. Thật không dễ chút nào với chiếc còng tay nầy. Tôi văng vẳng nhớ lại lời dặn dò của Anh du kích: “Cô nhớ đừng đụng đậy chiếc còng nhiều nhá, vì càng động đậy, càng rút tay ra vô, chiếc còng ‘ô tô ma tíc’ sẽ siết tay Cô chặt thêm hơn”. Thật vậy, tay trái tôi ráng không lay mạnh, chuyền qua cổ tay mặt tôi, nhẹ nhàng và chậm rãi để không bị siết chặt. Nhưng rồi có một phút vô ý, thật vậy chiếc còng sắt siết chặt vào cổ tay tôi chật hơn. Nước mắt tôi tức tưởi chảy xuống. Bụng đói cồn. Bàn tay ôm cứng lon cơm vào mình, dùng ngón tay trỏ mặt để móc lấy vài miếng cơm bỏ vào miệng. Quả thật là quá gian nan. Bụng tôi càng cồn cào nhiều hơn, mùi gạo Jasmine thật chết người, dù tôi không có cảm giác đói và muốn ăn. “Thôi ráng ăn đi đừng khóc nữa, giữ gìn sức khỏe để mai mốt ra về”. Thật tình tôi muốn hét lên thật to để bảo người đàn bà đó im miệng lại, ồn ào quá, xen vào chuyện người khác nhiều quá; đầu tôi muốn nổ tung ra với nhiều chuyện quá ngỡ ngàng trước mắt tôi. Tôi chưa kịp định thần lại. Ngón tay tôi đụng vào một vật gì rất cứng cùng lúc người đàn bà lại thêm: “Cơm ngon không chịu được”. Tôi giật nẩy mình, hết hồn như tôi đang phạm vào một tội gì đây? Tôi nghiêng người ra phía sau và bình tĩnh, ôn tồn với người đàn bà mà tôi muốn biến mất đi khỏi mắt tôi lúc nầy. “Thôi tôi đi ngủ đây nhé!”. Người đàn bà dạy khôn tôi. “Ráng ăn miếng cơm đi, để khỏi phụ lòng người đã cực khổ mang vào và còn được yên ngủ chứ. Đói không ngủ được đâu”. Trời lúc nầy chắc đã về đêm.

 

Bóng tối mờ ảo vẫn luôn hiện diện trong căn phòng nầy, sáng hay tối, ngày hay đêm? Nào tôi có biết ra sao ở bên ngoài kia? Chỉ cảm thấy mệt mỏi, mắt muốn nhắm lại, tôi buồn ngáp nhiều lần để có thể tin rằng trời bên ngoài có lẽ đã xụp tối. Tôi ôm chặt bình “guigot” cơm vào người. Tôi bỏ vài miếng cơm trong miệng. Ừ có lẽ tôi đói thật!. Từ sáng đến giờ tôi có ăn được gì đâu. Tôi lại đụng miếng vật cứng trong lon. Vẫn lo sợ người đàn bà nhìn tôi mà tôi không thấy bà. Tôi như đang là một tên trộm… May sao tiếng ngái của bà ấy vang lên, … càng đều đặn hơn. Tôi đở lo, nhưng hơi sợ. Tôi bắt đầu tìm hiểu… Dường như đó là một cái muỗng. Ngón tay tôi cố khiều những hạt cơm qua một bên: chiếc muỗng nhỏ trong cái bọc nylon, rồi một miếng sườn nướng – không – hai miếng sườn nướng, trong một bọc ny lông khác. Lại thêm có một bọc ny lông nhỏ khác nữa, tuốt dưới đáy lon “guigot”, dưới hai miếng sườn nướng. Người đàn bà đã ngủ say. Tiếng ngái trong đêm của bà làm tôi rợn người , khiếp sợ. Tôi muốn khóc. Tôi biết đây là “guigot” cơm của Mẹ tôi đã giở vào trong tù cho tôi. Tôi vội rút miếng giấy nhỏ đựng trong bọc ny lông phía dưới cùng để cố tìm hiểu là gì. Nôn nao, thất vọng vì tôi không thấy gì cả. Bóng tối đã bao trùm. Tôi biết Mẹ tôi đang mang thông điệp đến cho tôi. Phải kiên nhẫn đợi đến ngày mai thôi. Tôi múc cơm bỏ vào miệng, cắn miếng thịt sườn Mẹ tôi đã nướng cho tôi. Nước mắt chan hòa! Mẹ ơi! Con thương Mẹ nhiều lắm. Tôi nuốt miếng sườn nướng chung với những dòng nước mắt mằn mặn của tôi. Thật tức tối! Thật khổ sở vì đôi tay không thể động đậy một cách tự nhiên và thoải mái được. Tôi có tội tình gì??? Tôi như người bị tàn tật. Hai bàn tay tôi cố xoay sở để khều cơm, múc cơm, đưa lên miệng. Rồi lại buông muỗng ra, cố cầm lấy miếng thịt đưa lên miệng để cắn tiếp. Tôi nuốt cơm và nuốt lẫn cả nước mắt, nước mũi tôi bao giờ vào trong cổ họng với nhiều uất nghẹn không thể diễn tả được. Tôi cố gắng dấu miếng bao ny lông có miếng giấy nhỏ bên trong cuộn lại trong lưng quần tôi để chờ đến ngày mai, hay khi ánh sáng có thể giúp được mắt tôi đọc thông điệp của Mẹ tôi. Cổ tay tôi bị siết chặt lại vì di động quá nhiều. Tôi biết đau. Đau thật! Đau quá! Lời đứa học trò nói quả không sai. “Cô ráng đừng có động đậy tay nhiều, còng sẽ bị siết chặt hơn. Càng cựa quậy, còng sẽ càng siết chặt hơn. Sẽ đau tay lắm!” … Giờ đây, ngồi dựa tường, trong bóng tối bao trùm, tiếng ngái của người đàn bà cùng phòng, tiếng ngái của Anh tù chung hộ, nhưng ở phòng cạnh bên, cổ tay tôi rát quá, đau nhói, tôi hãi hùng thật. Tôi thắc mắc, tôi tủi thân. Trái tim tôi như muốn ngừng đập. Đôi tay mất tự do, cố bám lấy mảnh giấy nhỏ cuộn trong mình cùng lúc ôm lấy lon “guigot” cơm, ráng ngồi cuộn tròn mà nhắm mắt cho qua cơn sợ hãi, cho qua thêm một đêm. Đêm quả thật là dài!....

 

Tôi chìm vào giấc ngủ không biết lúc nào, thật bình an. Tôi ước muốn có được một giấc mơ, trong đó tôi sẽ thấy được Mẹ tôi, người đàn bà lam lũ, thương con vô cùng tận, có lẽ cũng đang khóc, khổ sở vì đứa con bỗng nhiên bị tù đày, biến mất đi không biết tại sao? Tôi giận mình bất lực!.

 

Ánh sáng xuyên qua phòng bên ngoài, lờ mờ, len lỏi trong phòng tôi. “Cơm hôm qua ngon quá, ăn hết chưa? Cho tôi “ké” thêm một chút đêm nay nhé”. Cửa phòng bên ngoài mở, tôi nghe tiếng vươn vai của Anh tù kế bên: “Một ngày nữa đã trôi qua. Không biết còn bao nhiêu tờ lịch nữa ta?. Cô Giáo đêm qua ngủ ngon không?”.  Đứa học trò du kích bước vào. “Trời ơi!, còng tay Cô bị siết chặt quá!. Chắc Cô đau lắm phải không?” Anh quay vội mặt đi. Tôi nghĩ có lẽ  Anh cũng xúc động và cảm thấy được cơn đau của tôi, nhưng anh cũng bất lực. Biết nói gì và sao đây với Anh?. Tôi muốn ở lại trong phòng, không muốn ra ngoài và làm gì hết. Xấu hổ thật! Tại sao tôi lại bị giam? Tội tình gì? Ấm ức không lường được! Anh cai tù mở còng cho tôi để ra bên ngoài thoáng khí, rửa mặt. “Cô ra ngoài sáng cho thoải mái một chút, mặt trời đang lên”. Rồi Anh vội quay đi. Khi Anh trở lại, trước khi bỏ tôi lại phòng tù, tôi nói Anh ta rằng, tôi có tội gì? tại sao lại giam tôi? Tôi muốn ra nói chuyện với cấp trên của Anh! - “Không được đâu Cô ơi! Họ đang căm thù Cô. Cô ráng chờ từ từ”. Và Anh kề sát tai tôi và dặn dò, “Em không còng tay Cô thực sự nữa. Em chỉ giả bộ thôi. Có nghĩa là em không khóa còng. Khi có ai vào gặp Cô, Cô làm bộ như Cô bị còng. Cô để tay Cô vào còng che dấu mối khóa còng và làm như đang bị còng thực sự, làm như vầy nè (Anh làm dấu chỉ cách cho tôi), nếu họ ra ngoài, Cô tháo còng ra để qua cạnh bên; khi có ai bước vào, Cô lại lại làm bộ máng còng vào trở lại, nếu kẹt thế quá Cô tự bóp còng tay Cô lại như Cô đã bị còng như mấy ngày qua. Khi đến giờ thăm Cô lại, Em sẽ mở còng lại cho Cô. Đừng để cho ai thấy và biết việc làm nầy Cô nhá!”. “Em thả còng lỏng cho Cô để Cô được tự do xoay sở và thoải mái hơn trong phòng. Khi người nhà Cô mang cơm vào, Em sẽ ra lấy đem vô cho Cô”. Tôi lặng người nhìn Anh du kích học trò, không biết nói sao hơn? Lần nào Anh đến, tôi cũng nhìn thẳng vào trong mắt Anh. Đôi mắt Anh có vẻ cay cay. Đôi lúc tôi thấy Anh bối rối khi áp dụng một luật hình nào cho tôi. Dường như chưa bao giờ tôi nhớ đến Anh như một người học trò nào trong lớp tôi. Nhưng Anh đã nói Anh là học trò tôi khi ngày đầu tiên Anh mang còng đến để còng tay tôi tại phòng giam. Anh vẫn luôn tỏ ra rất lễ phép và như muốn làm một điều gì để trả ơn lại cho tôi. Nỗi đau tôi đôi lúc được xoa dịu vì dường như có người đang hiểu được tôi. Người đó lại là một người học trò trong Trường tôi và đang là người thi hành việc Anh chẳng muốn làm bao giờ đối với tôi.

 

Tay tôi vẫn ghì chặt miếng giấy nhỏ trong bao ny lông nhỏ trong bàn tay tôi đêm qua, như một bảo vật vô giá và vô cùng tò mò, hồi hộp. Làm sao tôi có thể mở ra xem đây? Người tù cạnh phòng vẫn vui vẻ nói chuyện, kể chuyện, ca hát, đánh chẻn ầm vang. Người đàn bà tù cùng phòng cứ mon men, cạnh bên tôi để vuốt ve và như đang chờ tôi sẽ có thêm lon “guigot” cơm mới cho hôm nay để được cùng ăn. Tôi chỉ muốn được yên lặng, chỉ một mình, và được bỏ rơi vì tôi đang xốn xang muốn đọc thông điệp của Mẹ tôi.

 

Cuối cùng tôi phải giả mệt, buồn ngủ và muốn cuộn mình dưới đất trong phòng giam tôi để được một giấc ngủ ban ngày lấy lại sức khỏe vì hơn ba ngày qua, giấc ngủ cứ chập chờn, mộng mị. Người đàn bà cùng phòng vội la lên: “Ban ngày mà ngủ được sao?”. Tôi trả lời: “Đêm qua bị mất ngủ, hơi mệt, do đó cần ngủ bù lại”. Trong phòng chật chội, quá ẩm, nóng. Người đàn bà cầm quạt, quạt luôn cả tôi. Tôi cuộn mình như con tép, lấy áo dài xanh, quần len trắng (quần áo đi dạy học của tôi) làm mền che thân. Hai tay được tự do, tay đã xuất còng nhờ đứa học trò tình nghĩa, tôi co ro ôm hai đầu gối, xoay mình, lưng đưa về phía người đàn bà cùng phòng, nằm lặng yên được một chút, chờ có dịp, cơ hội để mở bức thông điệp của Mẹ tôi đêm qua. Miếng giấy đang nằm gọn trong bàn tay tôi. Hai chiếc còng vẫn cạnh bên. Tôi mơ màng, giật nẩy mình khi người đàn bà đưa tay sờ nhẹ lên cánh tay tôi, lên vai tôi và vào cổ áo tôi. Chị nắm lấy sợi dây chuyền vàng trên cổ áo tôi: “Vào đây thì đừng có mang những thứ quý giá nầy, để Chị cất dấu dùm cho”. Tôi chỉ muốn được một mình yên nghỉ và được đọc thông điệp của Mẹ tôi. Trời lại sắp sụp tối. Tôi rướm nước mắt . Miếng giấy được xếp nhỏ lại, theo 4 lần gấp, giấy không được thẳng, ngay lắm, viết bằng bút chì, với vài chữ “giữ gìn” thật đậm mực chì (như bút chì đã được thắm nước trong miệng), vài chữ hơi lợt hơn. Sau dấu chấm cuối cùng, giọt nước vẫn còn ầm ĩ: Giọt Nước Mắt Của Mẹ Tôi - “Con ráng giữ gìn sức khỏe! Yên tâm. Mẹ đang lo”

 

Nhớ lại Mẹ tôi - Nhân Ngày Hiền Mẫu - MD – Tháng Năm, Hai Không Một Năm.

 

                                                                                               
Cỏ Non
                                          MD, ThángNămHaiKhôngMộtNăm

 

12 Tháng Chín 20142:15 SA(Xem: 29488)
Không cần xem lịch hoặc đọc báo, cũng không cần bước ra ngoài sân hoặc lên “nét,” tôi vẫn biết mùa thu đang đến qua ánh mắt buồn hiu hắt của vợ.
12 Tháng Chín 20141:12 SA(Xem: 31410)
Mùa thu sang em áo dài nón lá Đi trong mưa náo nức buổi tựu trường Thôi tạm biệt những ngay Hè thư thả Đi trở về cùng sách vở thân thương
11 Tháng Chín 20142:39 SA(Xem: 38310)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
06 Tháng Chín 20141:42 SA(Xem: 27780)
Thuở còn bé Mẹ chỉ vầng trăng sáng, Bảo Hằng Nga đẹp lắm ngự trên trời Một vầng nhỏ đen đen là chú cuội. Bỏ trâu ăn lúa bởi ham chơi.
05 Tháng Chín 20143:36 CH(Xem: 29529)
Nhân mùa trăng Trung Thu, xin gửi đến quý vị một vài hình ảnh họa theo dòng nhạc của thời xa xưa, những ngày còn ấu thơ thường đùa vui ca hát dưới ánh trăng
05 Tháng Chín 20142:09 CH(Xem: 18992)
Tính đến nay, Gia Phả cựu hướng đạo sinh Ngô Quyền – Biên Hòa đã lên đến 408 thành viên rồi anh chị em ơi!...
05 Tháng Chín 20143:04 SA(Xem: 28319)
Nắng lang thang góc phố Ghé vào trang sách thơm Sợi treo dòng thác đỗ Cho thơ chảy thành nguồn
30 Tháng Tám 20147:43 CH(Xem: 29301)
Bây giờ khi bay về ngang khung cửa Ngôi trường Ngô Quyền một thuở thân thương Mây có dừng lại thiết tha trìu mến Như ngày xưa theo áo trắng đến trường
29 Tháng Tám 20142:05 CH(Xem: 28243)
Tháng tám, mưa nặng hạt tuôn. Dòng sông nước cuộn xa nguồn về xuôi. Lũ mang nguồn sống cho đời. Bập bềnh hai tiếng khóc cười trầm luân.
28 Tháng Tám 20149:19 CH(Xem: 29697)
Bước chân lạc giữa hư không. dẫm vào vạt nắng cuối dòng nhân gian ngẩn ngơ đếm những lá vàng Dòng đời muôn mối ngổn ngang ưu phiền
23 Tháng Tám 20143:27 SA(Xem: 32551)
Bởi Sinh Nhật anh rơi vào tháng tám buồn Giọt mưa Ngâu nát lòng Ngưu Lang Chức Nữ Nhưng mưa đã cột hai mình từ hai nửa Thành một mình nên tháng tám tình thân
23 Tháng Tám 20142:57 SA(Xem: 30370)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 201411:42 CH(Xem: 33390)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 201410:39 SA(Xem: 27920)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
16 Tháng Tám 20142:34 SA(Xem: 33794)
Lạy Mẹ mùa Vu Lan đến rồi. Từ bao tiền kiếp của luân hồi Phước báo tái sinh làm con Mẹ Ơn đức cù lao tựa biền trời
15 Tháng Tám 201411:58 CH(Xem: 28297)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 201410:16 SA(Xem: 24988)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 20141:30 CH(Xem: 27375)
vẫn chiều tôi ngồi garage vẽ cả bầu trời mênh mông mênh mông bỗng thấy một đàn chim cánh nhỏ lượn chao rồi mất hút khi nào …
13 Tháng Tám 20144:29 CH(Xem: 25436)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 20141:26 SA(Xem: 29231)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
08 Tháng Tám 20143:16 CH(Xem: 40525)
Tháng Bảy mưa Ngâu sắp đến rồi. Nhân mùa báo hiếu gửi Mẹ tôi. *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀ MẸ QUÊ - Nhạc Phạm Duy - Đặng Thế Luân trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Tám 201411:37 SA(Xem: 34869)
Dòng sữa mẹ nuôi con tấm bé Len vào lòng vạn nẻo tình thương. Dù cho dòng sữa cạn nguồn, Tình thương trời biển còn vương hương đời. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức TÌNH MẸ - Thơ vhp - Nhạc Huỳnh Trọng Tâm - Ca sĩ Thùy An
06 Tháng Tám 201410:39 CH(Xem: 23355)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
02 Tháng Tám 20143:01 SA(Xem: 29316)
Về nghe tháng bảy mùa chay. Thương cha nhớ mẹ vòng quay định tuần. Cũng là hệ mẫu số chung. Nào ai tránh khỏi hòa cùng luật chơi.
02 Tháng Tám 20141:50 SA(Xem: 30703)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN THỀM TRĂNG SÁNG - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube. Vu Lan về con bâng khuâng nhớ lắm Nhớ Mẹ Cha đã cho con vào đời...
02 Tháng Tám 201412:37 SA(Xem: 28534)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
27 Tháng Bảy 20141:02 CH(Xem: 16276)
Mù Sương, Sinh Nhật vọng lời Khu Rừng Hực Lửa chiều trôi đỏ chiều Kẻ Tà Đạo tiếng lòng xiêu Căn Nhà Ngói Đỏ dắt dìu nhớ sang...
26 Tháng Bảy 20144:21 SA(Xem: 36429)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Vẫn Biết Là Thế Đó. Trình bày: Thuỳ An. Nhạc: Bằng Giang Hòa âm: Cao Ngọc Dung. Lời: Hoàng Ánh Nguyệt
26 Tháng Bảy 20143:42 SA(Xem: 22041)
Tôi đã từng mơ, sẽ đưa anh chị em cựu HĐS. Trấn Biên – Bửu Long cùng tôi dự trại. Đến hôm nay, giấc mơ xưa của tôi đã thành sự thật. Cả hai gia đình Trấn Biên – Bửu Long của anh chị em tôi đã được đoàn tụ tại Thẳng Tiến 10.
26 Tháng Bảy 201412:50 SA(Xem: 41267)
Von véo khúc tình rộn nhạc ve! Đỏ màu hoa phượng trổ sang hè Còn không tuyết khuất, trăng thầm đợi Vắng trống chiều xa, chim lắng nghe
22 Tháng Bảy 201411:05 CH(Xem: 23278)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
17 Tháng Bảy 201410:15 CH(Xem: 29819)
buổi trưa nhà Lữ Quỳnh buổi chiều nhà Nguyễn Xuân Hoàng ôi một ngày hạnh phúc ở San Jose một ngày Hoàng rất vui…
17 Tháng Bảy 20149:58 CH(Xem: 30236)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 20143:04 SA(Xem: 17146)
Đã hai ngày mà tui vẫn còn lừ đừ. Nửa như say sóng xe, nửa thật mệt và buồn ngủ, nhưng niềm vui vẫn cứ như in trong đầu. Cho nên nhiều lúc đang nấu cơm lại bật cười một mình.
11 Tháng Bảy 20143:34 SA(Xem: 31306)
Hai ngày theo phái đoàn Nam Cali xuôi về miền Bắc dự Hội Ngộ Ngô Quyền lần thứ 13 đã cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều tình thương và quyến luyến. Nếu tôi có thêm hai tay nữa, tôi cũng sẽ bấm hết ra, viết hết ra...
11 Tháng Bảy 20142:29 SA(Xem: 29504)
"Hãy đem niềm vui đến cho gia đình mình, bạn bè mình, những người chung quanh mình ". Sự góp mặt và đóng góp những gì mình có thể làm được cho những lần Hội Ngộ Ngô Quyền trong tương lai cũng là điều mà tôi sẽ và phải làm.
04 Tháng Bảy 20147:48 CH(Xem: 26240)
Lần nào thăm anh về lòng cũng nặng bầu trời mây những đám mây không có dấu chân Hoàng cầu mong anh vượt qua, vượt qua, vượt qua được ...
04 Tháng Bảy 201412:55 SA(Xem: 30182)
Tháng Bảy này Ngô Quyền mình họp bạn Có nhiều người lại vắng mặt nữa đây Xiết tay nước mắt đong đầy Mừng vui hội ngộ khóc hoài cố nhân
03 Tháng Bảy 20142:54 SA(Xem: 26807)
"Để ghi ơn Thầy cô đã một thời đem hết nhiệt tình dạy dỗ chúng em nên người, và cùng nhớ lại kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.
03 Tháng Bảy 20142:21 SA(Xem: 28572)
Ngày vui tháng bảy nở hoa. Chúc mừng họp mặt đậm đà tình thân. Thầy tôi đi trọn đường trần. Cô tôi thắt chặt nghĩa ân học trò. Bạn tôi cười nói vui đùa. Ngô vương dậy sóng trường xưa theo về.
28 Tháng Sáu 20144:13 SA(Xem: 30778)
tìm trong ngọn sóng triều lên dấu chân người bước qua miền phù vân chiều nay chợt nhớ bâng khuâng chút hương mùa cũ bỗng chừng đâu đây ngày xuân, tháng hạ hao gầy thuyền xưa, bến cũ đã đầy tuyết sương!
28 Tháng Sáu 20142:00 SA(Xem: 31009)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
27 Tháng Sáu 201410:58 CH(Xem: 29023)
Tôi rất thương cánh cổng trường mở rộng Đón bạn bè áo trắng bước chân chim Thật hồn nhiên và tràn đầy mơ mộng Ngô Quyền xưa bao dấu ấn êm đềm.
21 Tháng Sáu 20147:43 SA(Xem: 30079)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
20 Tháng Sáu 201410:17 CH(Xem: 29621)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
13 Tháng Sáu 20149:31 SA(Xem: 29953)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 20144:12 SA(Xem: 24141)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 20141:56 SA(Xem: 33656)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚT TÌNH AI GỬI CHO AI - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm
07 Tháng Sáu 201412:48 SA(Xem: 32603)
cùng lúc xem trên web. Ngô Quyền vừa mới post tấm ảnh thầy trò xưa thầy Hoàng dạy triết cravate thả lỏng rất Don Juan. làm sao không nhớ thời yêu Vy làm sao không nhớ thời ĐàLạt
07 Tháng Sáu 201412:39 SA(Xem: 30718)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 20141:01 CH(Xem: 30804)
Cha là bóng cả trên cao, dưỡng dục cù lao nghĩ nặng sâu Tình Cha non Thái như biển rộng Còm cõi nắng mưa bạc mái đầu
06 Tháng Sáu 201411:41 SA(Xem: 29237)
Chúc mừng đại hội Ngô Quyền. Các anh các chị đoàn viên một nhà Họp mặt vang tiếng hát ca Thầy xưa trò cũ mặn mà tình thân
31 Tháng Năm 20143:22 SA(Xem: 28455)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
31 Tháng Năm 20141:55 SA(Xem: 23597)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẢI NGOẠI THƯƠNG CA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Trình bày Hà Thanh
29 Tháng Năm 20142:11 SA(Xem: 23450)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”