Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

KỶ NIỆM VÊ TRƯỜNG NGÔ QUYỀN BIÊN HÒA - Phạm Anh Quân

05 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 101193)
KỶ NIỆM VÊ TRƯỜNG NGÔ QUYỀN BIÊN HÒA - Phạm Anh Quân
KỶ NIỆM V TRƯỜNG NGÔ QUYỀN BIÊN HÒA

blank




Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
Tôi học tiểu học ở Sàigon 1965-70. Nghỉ hè năm 1970 cha tôi chuyển về đơn vị tại BH và nộp đơn cho tôi thi vào lớp 6 trung học Ngô Quyền, BH. Nếu thi rớt tôi chắc phải học trường khác như Trần Thượng Xuyên, Khiết Tâm, Minh Tân, Phan Chu Trinh. Vì là con trai phải đi học đúng tuổi quân dịch, nếu đi học trể tuổi quân dịch sẽ không học đến lớp 12 được, con gái thì sao cũng được, trể 1,2 năm cũng không sao.
Tôi thi vào lớp 6 tại trường Phao Lồ, bên kia đường là trường Nguyễn Du, lâu quá không nhớ là phòng thi nào, số báo danh là 2694 hoặc 2964 gì đó. Thi 3 buổi, 3 môn: Toán, Văn, Câu hỏi thường thức.
Đề thi môn Văn (không nhớ đúng nguyên văn): Nên hay không nên giúp đỡ người nghèo? tại sao?
Nếu số báo danh của tôi xem như gần cuối hoăc là cuối thì năm 1970 có gần 3000 thí sinh thi vào lớp 6 trưòng NQ.BH
NK 1970-71 trường NQ.BH tuyển 12 lớp 6, nếu lấy sỉ số trung bình mỗi lớp là 60 học sinh thì chỉ có 720 học sinh trúng tuyễn. 3000 thi tuyễn lấy 720 nghĩa là 1 loại 4
Ngày có kết quả trúng tuyễn, người nhà tôi đi xem, tôi ở nhà rất lo lắng vì nếu rớt phải đi học trường tư, tháng nào cũng đóng học phí và nếu vào học trường NQ thì có danh tiếng hơn vì là trường công lập lớn nhất tỉnh BH
Khi có tiếng xe ngừng trước cửa nhà, chưa thấy người nhà thì đã nghe tiếng nói to: đậu rồi! đậu rồi! Tôi mừng quá chạy vòng tròn trong nhà mấy vòng liền! Sau đó là ngày đến trường làm thủ tục nhập học và đóng niên liễm (1 năm học chỉ đóng 1 lần).
Tôi không đi xem kết quả nên không biết mình đậu hạng mấy. Người nhà chỉ nói tôi đậu vào lớp 6 rồi, không nói tôi đậu thứ hạng nào!

 Đầu năm 2010, có dịp gặp 1 vài bạn cùng học lớp 6 năm xưa, khi nhắc lại kỷ niệm có bạn còn nhớ rõ mình đậu lớp 6 hạng nào... Vì có học 3 năm chương trình Pháp ở tiểu học nên thi lớp 6 tôi chọn sinh ngữ Pháp và được xếp vào lớp 6/8 NK 70-71.
NK 70-71 có 12 lớp 6 từ 6/1 đến 6/12 chỉ có 4 lớp Pháp văn là 6/1 nữ, 6/2 nữ, 6/3 nam và nữ, 6/8 nam.

 Đến NK 1974-75 lên lớp10 chọn ban A, B thì 4 lớp 6 Pháp văn nói trên cho ra 4 lớp 10 sinh ngữ 1 Pháp: 10A1 nữ, 10A2 nam và nữ (lớp tôi học), 10B1 nữ, 10B2 nam và nữ. Khi học sinh ngữ 1 là Pháp văn thì có thêm sinh ngữ 2 Anh văn học rất dễ và nhanh vì văn phạm Anh không nhiều phức tạp như Pháp. Nếu ngược lại thì sao tôi không rõ lắm.
Đến NK 1975-76 có sự đổi tên ban A gọi là D, ban B gọi là C nên từ 10A2 tôi lên học 11D2.
NK 1976-77 vì ít học sinh nên gộp 2 lớp 11D1 và 11D2 thành ra lớp 12D1.Tôi thi tốt nghiệp lớp 12 vào ngày 17.05.1977 (trước 75 gọi là thi Tú Tài). Số báo danh 718 thi tại trường NQ.BH
Ngày có kết quả thi hết lớp 12 cũng là ngày tôi giã từ mái trường thân yêu đã học 7 năm sau khi đến nghe đọc kết quả qua loa phát thanh tại sân cột cờ trường NQ.BH (nghe đọc tên và số báo danh đã đậu tốt nghiệp, không có xếp thứ hạng gì).

 Từ lớp 6/8(70-71) đến lớp 10A2(74-75), lớp tôi học có số học sinh trung bình là 60-62 hs, đến lớp 11D2(75-76)chỉ còn khoảng 40-45 hs vì nhiều lý do:
- một số bạn theo gia đình đi di tản ra ngoại quốc ngày 30.4.75
- hết chiến tranh, một số bạn theo gia đình trở về quê quán.
- một số bạn phải dang dở nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn.
- một số bạn, gia đình vẫn có thể cho đi học tiếp nhưng tinh thần chán nản tự ý thôi học.
Riêng gia đình tôi, cha tôi truớc khi đi tập trung cải tạo có nói: các con cố gắng đi học tiếp nếu mẹ vẫn lo cho các con được.
Mẹ tôi đã vất vả thay cha lo toan cho gia đình để tôi được đi học thêm 2 năm nữa hết lớp 12.
Sau nầy, khi ra đi làm ở nhiều nơi, tôi không nhớ là đã nghe ai nói hoặc viết: “...cùng làm một việc đơn giãn nào đó nhưng người có học lớp 12 sẽ khác với người chỉ học lớp 5, lớp 7... “
Tôi có đi thi tuyễn vào Đại Học 2 năm liền 1977 và 78 nhưng đều rớt, có thể là do bài thi tôi làm kém, cũng có thể là do xét lý lịch vì cha tôi vẫn đang bị tập trung cãi tạo
Có thể vì lý lịch mà tôi không học lên Đại Học được nhưng cũng nhờ lý lịch mà tôi không phải đi nghĩa vụ quân sự khi có chiến tranh với Campuchia
Nếu tôi nhớ đúng, từ NK 1969-70 trường NQ có thêm 1 dãy lầu mới, 1 đầu nồi liền với dãy lầu ngang phía sau,1 đầu cách khoảng là đến Phòng giáo sư (sau 1975 là Phòng giám thị)
Đi vào cỗng chính trường NQ, bên trái là Phòng thí nghiệm, bên phải có khoảng sân trống rồi đến dãy lớp học của trường Trần Thượng Xuyên (về sau mới có hàng rào ngăn cách).

blank


Từ cỗng chính đi thẳng đến cuối rẽ trái cũng có phòng học và phòng dạy võ thuật. Vị trí trung tâm là sân cột cờ, NK 70-71 vẫn còn là sân nền đất, về sau được tráng nhựa. Nếu xem như hình vuông, 1 cạnh là Thư Viện, đối diện là dãy lầu mới xây từ nk 69-70, 1 cạnh là dãy lầu trước và văn phòng trường NQ, đối diện là dãy lầu sau.
Lớp 6/8 (70-71) tôi học ở dãy lầu mới xây đối diện Thư Viện, sau chuyển qua học ở Phòng thí nghiệm.
Lớp 7/8 (71-72) dãy lầu sau (trên).
Lớp 8/8 (72-73) tại 4 phòng học mới giữa Phòng thí nghiệm với dãy lầu trước.
Lớp 9/8 (73-74) và 10A2 (74-75) cùng 1 vị trí tại dãy lầu sau (trệt).
Lớp 11D2 (75-76) vị trí của lớp 6/8 (70-71).
Lớp 12D1 (76-77) dãy lầu sau (trên).
Hiện nay trường NQ.BH đã xây lại mới (tôi không rõ là từ năm nào).Nếu CHS từ 1975 trở về trước có dịp về thăm lại trường xưa thì cảm giác xúc động chắc cũng sẽ giảm đi phần nào vì không tìm thấy chút gì hình ảnh xưa, dấu vết xưa khi mình còn học ở đây.

 

blank

Học lớp 6 NK 70-71 đúng tuổi quân dịch (đối với nam) là phải sinh năm 1959, một số bạn cùng lớp sinh 1958, 1957 khi lên lớp 9(73-74) buộc phải ra trường tư học nhảy 1 hoặc 2 lớp, nếu không sẽ phải đi lính.
Từ lớp 6 đến lớp 9 tôi chỉ là học sinh trung bình, đủ điểm để lên lớp, không có gì xuất sắc, phần vì sức học cá nhân trung bình, phần vì lớp học toàn là nam sinh, bạn bè có học giỏi hơn mình nhiều hoặc ít cũng chẳng sao. (Nói vui...nếu không có ngày 30/4 và tôi học lớp 11,12 cũng toàn là nam sinh thì có thể tôi sẽ thi rớt Tú Tài và đi lính Trung sĩ).
Đời học sinh lứa tuổi tôi sinh 1959 chỉ có thi vào lớp 6 trường công và thi Tú Tài phổ thong (hết lớp 12) thôi vì đã bãi bỏ thi tiểu học lớp 5, thi trung học đệ nhất cấp lớp 9, thi Tú Tài 1 lớp 11.
Lên lớp 10A2 học chung với nữ sinh, tôi cố gắng học nhiều hơn vì không muốn thua kém con gái! Lớp 10A2 NK 74-75 có 62 hs chỉ có 12 nam sinh và số nam sinh nầy đều xếp hạng kém hơn nữ sinh cùng lớp! Có 1 tháng, người xếp hạng cao nhất trong số nam sinh là tôi ở hạng 18/62 toàn lớp! Oh, thật là đáng xấu hổ cho phận làm trai!
Tôi học không giỏi nhưng lại mơ ước nhiều! Khi lên lớp 10 tôi thầm vẽ ra tương lai cho mình nếu thi đậu Tú Tài (vì cá nhân nhỏ bé của tôi không biết trước là sẽ có ngày 30.4.75):
- thi vào Đại học Sư phạm ra đi dạy học như một số Thầy Cô giáo là thần tượng của tôi(các Thầy: Vũ Khánh Thành, Nguyễn Viết Long, Huỳnh Quan Phận... Các Cô: Trần Thị Lý, Phan Kim Hoa, Phạm Thị Hạnh...)
- ghi danh học Đại học Luật ra tập sự Luật sư hoặc thi vào ngạch Thẩm phán làm công chức Bộ Tư Pháp, nếu bị động viên sẽ là sĩ quan Quân Pháp hoặc sĩ quan Quân Cãnh
- thi vào Đại học Chiến Tranh Chính Trị (Đà lạt) trở thành sĩ quan CTCT, nếu điều kiện thi tuyển không bắt buộc Tú Tài ban B như thi vào Trường Võ Bị vì tôi học ban A, học không giỏi đâu dám học ban B!

Mơ ước thời tuổi trẻ của tôi mãi mãi không thực hiện được. Khi tôi vào học lớp 6/8 NK70-71 thì:
Hiệu trưởng: thầy Phạm Đức Bão
Giám học: thầy Phạm Khắc Thành
Phụ tá: thầy Hoàng Đôn Trịnh
Tổng giám thị: thầy Dương Hòa Huân
Phụ tá: thầy Cơ ( tôi không nhớ họ tên của thầy).

Khi thầy Bảo chuyển đi làm Trưởng ty VHGD&TN thì :
Hiệu trưởng: thầy Phạm Khắc Thành
Giám học: thầy Hoàng Đôn Trịnh
Phụ tá: thầy Trần Minh Chính
Tổng giám thị: thầy Đoàn Hữu Ý
Phụ tá: thầy Huỳnh Kim Thân.

Sau ngày 30.4.1975 trường NQ có Ban điều hành :
Trưởng Ban (Hiệu trưởng tạm thời): thầy Nguyễn Xuân Kỳ (hình như thầy từ nơi khác chuyển đến).
Phó Ban: cô Nguyễn Thị Luông
thầy Nguyễn Văn Thại
thầy Trần Thiện Cơ
 Từ NK 76-77 trường NQ có Hiệu trưởng và Hiệu phó chính thức là giáo viên từ miền Bắc chuyển vào.
Các Thầy Cô tôi đã học tại trường NQ khóa 1970-77:
Việt văn: thầy Bùi Quang Huệ (lớp 6/8,7/8), thầy Trần Thiện Cơ (lớp 8/8), thầy Lê Văn Giáp (lớp 9/8), cô Phạm Thị Nhã Ý (lớp10A2,11D2). Lớp 12D1 học với giáo viên từ miền Bắc chuyển vào.
Pháp văn : thầy Phạm Tấn Bình (lớp 6/8, 7/8, 8/8), thầy Trương Hữu Chí (lớp 9/8), cô Đinh Thị Tú Lan (lớp 10A2), cô Quý (lớp 11D2), thầy Võ Đăng Lành (lớp 12D1).
Anh văn : cô Phạm Thị Hạnh (lớp 10A2). Tôi chỉ được học duy nhất 1 năm SN 2 Anh văn NK 1974-75.
Công dân: lớp 6/8 không nhớ. Thầy Nguyễn Minh Mẫn (lớp 7/8), cô Phạm Kiều Tiên(lớp 8/8), lớp 9/8 không nhớ, thầy Huỳnh Quan Phận (lớp10A2). Sau 1975 không có môn Công dân.
Khi học lớp 10 tôi mong nhanh lên học lớp 12 để học môn Triết vì tôi xem sách học Triết của người lớn trong nhà thấy có nhiều bài học hay lắm nhưng sau 1975 không có môn Triết nữa.
Sử Địa: thầy Đoàn Hữu Ý (lớp 6/8), lớp 7/8 không nhớ, thầy Trần Công Nho (lớp 8/8), thầy Lê Ngọc Ẩn (lớp 9/8), cô Lương Thị Mỹ (lớp 10A2).
Lớp 11D2 NK 75-76: Sử (cô Lương Thị Mỹ).
Địa (thầy Trương Hữu Chí).
Lớp 12D1 NK76-77: Sử (thầy Đại, không nhớ họ tên của thầy).
Địa (không nhớ thầy nào dạy).
Toán: lớp 6/8 không nhớ, thầy Nguyễn Văn Phố (lớp 7/8), thầy Huỳnh Kim Thận (lớp 8/8), thầy Nguyễn Phi Long (lớp 9/8), cô Trần Thị Nguyệt Thu (lớp 10A2), thầy Nguyễn Phong Cảnh(Lớp 11D2), thầy Lê Văn Túy (lớp 12D1).
Vạn vật (sau 75 gọi là Sinh vật): cô Phạm Thị Anh Nga (lớp 6/8), lớp 7/8 không nhớ, cô Phạm Thị Khang (lớp 8/8 và 9/8, cô Phan Thị Tánh (lớp 10A2), cô Kim Cúc (lớp 11D2), thầy Nguyễn Xuân Kỳ (lớp12D1).
Lý hóa : cô Đặng Thị Tuyế t(lớp 6/8), lớp 7/8 không nhớ, thầy Nguyễn Hữu Lợi (lớp8/8), cô Trần Thị Lý (lớp 9/8), cô Phan Kim Hoa(Lý) và thầy Tô Hoàn Lộc (Hóa) (lớp 10A2).
Lớp 11D2 (75-76) : Lý (thầy Trần Văn Tới)
Hóa (cô Phan Kim Hoa)
Lớp 12D1 (76-77) : Lý thầy Lương Văn Hoa)
Hóa (cô Nguyễn Thi Kim Còn)

Một số CHS đã trở thành thầy, cô giáo trở về dạy học tại trường NQ. Sau 1975, nghe bạn bè ở BH nói có lúc Hiệu trưởng/phó cùng là CHS
Thầy, cô giáo học Sư Phạm ra đi dạy học gọi là công chức chính ngạch, không học SP nhưng có trình độ học vấn theo quy định xin đi dạy học thì gọi là giáo chức khế ước (hợp đồng).
Thầy Huỳnh Quan Phận là cữ nhân Luật, không học SP nhưng dạy học rất hay.
Cô Đinh Thị Tú Lan là cữ nhân Văn Khoa (Pháp), dạy Pháp văn lớp 10A2 74-75 rất được học sinh ngưỡng mộ.
Học sinh nào có mơ ước học SP ra đi dạy chắc ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng từ thầy, cô giáo đã dạy mình học (tôi có lúc cũng mơ ước đi dạy học như các thầy, cô đã dạy tôi học).
Tôi không được học với thầy Bảo, Hiệu Trưởng, nhưng có học với thầy Phạm Thăng Long dạy Lý Hóa lớp 7/8 71-72 là em trai thầy Bảo và học với cô Phạm Thị Hạnh dạy Anh văn SN2 lớp 10A2 74-75 là con gái thầy Bảo.
Có lúc một số Thầy mặc quân phục đi dạy học vì là sĩ quan biệt phái (chắc vì lý do cần thiết nào đó nên ngày hôm đó Thầy phải mặc quân phục). Theo tôi hiễu, sĩ quan biệt phái là: các Thầy đã đi dạy học, rồi bị động viên vào lính theo nhu cầu của quân đội, một thời gian sau xin trở về dân sự, làm SQ biệt phái sẵn sàng trở lại quân đội khi cần thiết.
Tôi nhớ một số Thầy là SQ biệt phái (qua huy hiệu nơi tay áo) như sau:
Thầy Phạm Tấn Bình (Trung úy CTCT)
Thầy Nguyễn Văn Phố (Trung úy Truyền tin hoặc Pháo binh)
Thầy Đoàn Hữu Ý (Trung úy Quân Cãnh)
Thầy Huỳnh Kim Thân (Trung úy BDQ)
Thầy Trần Minh Chính (Trung úy trường BBTD)
Thầy Trần Công Nho (Thiếu úy)
Thầy Dương Thanh Tùng (Đại úy)
Thầy Nguyễn Phi Long (Thiếu úy SĐ25BB)
Thầy Phạm Thăng Long (Thiếu úy SĐ25BB)

 Niên khóa 1974-75 trường NQ tổ chức thi Đố vui để học toàn Khối lớp 10 (giống như chương trình ĐVĐH trên Đài truyền hình).
Khối 12 chắc lo tập trung học thi Tú Tài. Sao không chọn Khối 11,9,8? Tôi không rõ vì sao nhưng trường tổ chức thì mình tham dự.
Lớp 10A2 (74-75) có 62 hs chỉ có 12 nam sinh. Trưởng/phó lớp là nữ sinh. 12 nam sinh luôn xếp hạng kém hơn nữ sinh nên cũng không ham gì đi thi. Việc tham dự thi ĐVĐH do số nữ sinh học giỏi trong lớp lo thủ tục và chuẩn bị.
Kết quả bốc thăm thi vòng loại lớp 10A2 gặp lớp 10B3.
Đội tuyển 10A2 có 5 hs (3 thi chính thức+2 dự bị). Khi cả lớp bầu chọn hs tham gia đội tuyển thì có ý kiến: lớp có nam và nữ sao chỉ có nữ đi thi? vậy là thiếu sự đoàn kết!
Ý kiến vừa nêu lên là của 1 số nữ sinh. 12 nam sinh vì biết mình học kém hơn nữ sinh nên ko có ý kiến gì.
Cả lớp đồng lòng phải có 1 đại diện là nam sinh. 12 nam sinh hoàn toàn im lặng tùy bên nữ sinh quyết định. Nam sinh không ai dám tự ứng cử. Bên nữ sinh đề cử 3 tên nam sinh (trong đó có tên tôi) và đại diện nam sinh được chọn chính là tôi! (chắc vì có tháng tôi xếp hạng cao nhất trong 12 nam sinh là 18/62 toàn lớp!)
Là đại diện nam sinh duy nhất nên tôi có tên trong 3 hs chính thức đi thi, 2 bạn nữ sinh kia học giỏi nhất lớp, thay phiên nhau xếp hạng 1 và 2 toàn lớp gần như cả nk 74-75.
Bạn nữ sinh giỏi thứ 3 của lớp chấp nhận vị trí dự bị vì sự đoàn kết phải có đại diện nam sinh trong đội tuyển lớp 10A2 (74-75) (Xin cảm ơn bạn! Hiện nay 2010, bạn đang định cư ở Mỹ, nếu có đọc bài viết này bạn có biết là tôi nói về bạn không?)
Cũng xin cảm ơn cô Phạm Thị Nhã Ý dạy Việt văn lớp 10A2 74-75 vì đã cho phép những lần bầu chọn kể trên diễn ra trong giờ học với cô (nếu tôi nhớ đúng) vì giáo sư hướng dẫn lớp tôi năm đó là thầy Tô Hoàn Lộc (môn Hóa học), sau 1975 có một thời gian thầy Lộc làm Hiệu trưởng trường NQ.
Học sinh lên lớp 10 nếu biết sức mình học không giỏi môn toán, vật lý thì không dám chọn ban B. Vậy mà thi ĐVĐH lớp tôi 10A2 gặp lớp 10B3! Tâm lý đi thi thì cứ cố gắng thi chứ không chắc thắng nổi lớp ban B! May mắn sao Ban tổ chức quy định:
- vì khác ban A,B nên không thi môn toán, lý hóa,vạn vật.
- vì khác sinh ngữ nên không thi Anh, Pháp văn (dù lớp 10 nào cũng có học sinh ngữ 2).
- chỉ thi các môn Việt văn, sử địa, công dân và Kiến thức tổng quát (là kiến thức riêng cá nhân không có trong chương trình học).
Hết giờ học buổi sáng 2 đội thi tại Thư Viện trường NQ.Gần như cả lớp đi ủng hộ đội tuyển, lớp 10B3 cũng vậy. Chắc cũng có 1 vài lớp khác tham dự vì tò mò, vì thích không khí náo nhiệt của kiểu thi ĐVĐH (tôi nhớ buổi hôm đó Thư Viện rất là đông người, tiếng la, tiếng hò hét cổ vũ tưởng như muốn sập Thư Viện luôn!)
Điều khiển buổi thi hôm đó: thầy Nguyễn Hữu Lợi
Giám khảo: thầy Đại (tôi không nhớ họ tên của thầy)
thầy Lâm Sơn Hà (nếu tôi nhớ đúng là thầy)
2 đội tuyển 10B3 (3 nữ sinh) và 10A2 (2 nữ sinh và tôi, nam sinh duy nhất) thi đấu trong tiếng reo hò cổ vũ của rất đông học sinh có mặt tại Thư Viện lúc đó.
Thi ĐVĐH là phải bấm chuông nhanh vừa đúng lúc nghe đọc dứt câu hỏi và trả lời đúng (cuộc thi này 1 câu hỏi đáp đúng được 10 điểm, tôi không rõ ai phụ trách soạn câu hỏi).
Có câu hỏi mẹo như: Ai đã giết chết Tôn Sĩ Nghị tại Việt Nam?
Tôi trả lời: TSN không chết ở VN, ông ta bị vua Quang Trung đánh đuổi chạy về Tầu, bỏ lại cả ấn tín.
Có câu hỏi thời sự như: Ai là nữ Tổng Thống đầu tiên trên thế giới?
Tôi trả lời: bà Peron nước Argentine (lúc này là cuối năm 1974, tôi xem báo biết điều này)
Hết giờ thi, 2 đội bằng điểm nhau: 100 điểm
Thi vòng loại bắt buộc phải có 1 đội thắng
Thầy Lợi rút 1 câu hỏi trong số câu hỏi dự phòng:
- Thủ đô nước Do Thái tên là gì?
Tôi trả lời: Tel Aviv
Cho là tôi đáp sai, đội 10B3 trả lời: Jerusalem
Thầy Lợi cho đội 10A2 đáp đúng 10 điểm
Đội 10B3 khiếu nại: sách giáo khoa ghi là Jerusalem
Thầy Đại giải thích: đúng là sách Giáo Khoa ghi như thế nhưng Tel Aviv có Tòa Đại sứ các nước và các trụ sở làm việc của Chính phủ Do Thái nên là Thủ đô chính trị thực tế. Jerusalem là Thủ đô lịch sử, đang có nhiều tranh chấp chưa rõ ràng...
Kết quả thi vòng loại đội 10A2 thắng với 110 điểm vào bán kết.
Cá nhân xuất sắc của 2 đội thi là tôi--nam sinh duy nhất với 7 câu đáp đúng.
Vòng bán kết nhiều câu hỏi khó hơn và không được vui nhiều hào hứng như thi vòng loại vì thi trong giờ học nên không có nhiều học sinh tham dự cổ vũ. Đội 10A2 bị loại sau khi thi vòng bán kết (Điều khiển thi bán kết: thầy Lê Vân Giáp).
Giám khảo: thầy Diệp Cẩm Thu, vừa tu nghiệp ở Pháp về, cũng là CHS trường NQ)
Trên đây là những kỷ niệm đẹp nhất của cá nhân tôi khi học ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa.


Phạm Anh Quân
CHS NQ.BH
Khóa 1970-77

 

28 Tháng Tư 2011(Xem: 98655)
Bao nhiêu năm dù trùng khơi đằng đẵng Giờ xa xôi nghe vạn nỗi bồi hồi Bâng khuâng buồn nhớ một thời áo trắng Gửi Ngô Quyền trăm hoài niệm tinh khôi.
28 Tháng Tư 2011(Xem: 105437)
Tháng Tư, bạn có ngậm ngùi không? 35 năm về trước bạn đã thấy gì, bạn đã làm gì? Bây giờ bạn đang làm gì cho ngày 30 tháng Tư lịch sử.
26 Tháng Tư 2011(Xem: 67444)
xin mời đến xem phim Bolinao 52 để thấy chị Trịnh Thanh Tùng, một chs NQ đã có mặt trong phim tài liệu Bolinao 52, kể lại kỷ niệm hãi hùng của chị trên đường tìm tự do năm 1988.
25 Tháng Tư 2011(Xem: 169134)
"Khép một vầng trăng" hẹn kiếp sau Người về tan tác cuộc bể dâu Ngọc lan hương vẫn nồng trong gió Hiên vắng, tìm em biết chốn nào?
25 Tháng Tư 2011(Xem: 31679)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Minh Trí
23 Tháng Tư 2011(Xem: 117337)
Đến tháng tư hàng năm, các cháu càng phải nhớ điều đó hơn bao giờ hết, các cháu nhé! Rồi sẽ có một ngày, chất xám Việt Nam thôi chảy ra ngoại quốc...
20 Tháng Tư 2011(Xem: 131086)
Nhớ không mày, trường Ngô Quyền xưa mình học, Thầy Bảo uy nghi, Hiệu trưởng cũ của mình, Giờ Thầy yếu rồi, bệnh nhiều, thương... thương lắm,
20 Tháng Tư 2011(Xem: 33089)
* Tiêu đề: Nhớ * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu * Length: 5:33 minutes (5.09 MB)
16 Tháng Tư 2011(Xem: 142863)
Nuôi nuôi nấng nấng Từ đất mọc lên Không dễ gì quên Hoa bâng khuâng tím
14 Tháng Tư 2011(Xem: 107459)
Áo trắng trường xưa giờ nơi đâu? Lật trang lưu bút đã phai màu Ngô Quyền chung lớp còn mãi nhớ
10 Tháng Tư 2011(Xem: 108851)
Tháng tư nào em lang thang xứ lạ Mưa đổ hoài những giọt nhớ năm xưa Em quay đầu ngó lung về hướng biển...
09 Tháng Tư 2011(Xem: 102845)
anh mệt mỏi với một điều lập lại rất chán chường là: nỗi nhớ nhau ngày mở cửa nhớ râm ran trong nắng
07 Tháng Tư 2011(Xem: 37988)
Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam chuyên khoa về giải phẫu trẻ em vừa được trường đại học Harvard bình chọn là một trong những bác sĩ giỏi nhất nước Mỹ.
04 Tháng Tư 2011(Xem: 146882)
Buổi sáng mù sương rơi đọng đầy tay Xin tỏa ấm người đang lên con dốc Xin bụi đỏ xếp hàng thành ca khúc Mở lời yêu như đã phải lòng nhau
02 Tháng Tư 2011(Xem: 35327)
Dưới đây, được trích từ những bài văn có thật, và được đăng trên Phụ san Làng cười, Xuân Tân Mão 2011.
01 Tháng Tư 2011(Xem: 68191)
Anh như tia nắng xuân nồng ấm Nghiêng chiếu đời em vạt cỏ non
01 Tháng Tư 2011(Xem: 133451)
Dẫu lưu lạc nơi xứ mình hay xứ người, tất cả các cựu HĐS Biên Hòa sẽ không quên một thời ...
01 Tháng Tư 2011(Xem: 34845)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
24 Tháng Ba 2011(Xem: 155799)
Em mơ có một ngày Bên đàn con cháu ngoan Ôn từng trang Sử cũ Rất kiêu hùng VIỆT NAM
21 Tháng Ba 2011(Xem: 31332)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thanh Hoa
12 Tháng Ba 2011(Xem: 70668)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa Âm: Đỗ Hải – Ca sĩ: Quốc Duy
11 Tháng Ba 2011(Xem: 72970)
- Thơ Trần kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm.
10 Tháng Ba 2011(Xem: 162764)
Tháng ba có một ngày Của bà, mẹ và em Đếm gần hết ngón tay Số tám tròn rực rỡ.
27 Tháng Hai 2011(Xem: 25017)
(Xin bấm vào giữa bất cứ hình nào để xem cho rõ)
18 Tháng Hai 2011(Xem: 143100)
Sông ngưng trôi mà đêm chẳng ngừng trôi Đêm qua hết, sông vẫn dòng sông cũ Nước vẫn nước xưa, gió vẫn qua lối nhỏ Chỉ có ngày thơ đi mất theo dòng đời!
16 Tháng Hai 2011(Xem: 32099)
# Tiêu đề: Anh trao em # Artist: Ngô Càn Chiếu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Ngô Càn Chiếu # Lyricist: Ngô Càn Chiếu # Length: 4:36 minutes (4.22 MB)
11 Tháng Hai 2011(Xem: 57875)
Xin lòng chỉ bâng khuâng Tim chớ nên thổn thức Xưa ta dại, ta khờ Nay ta mãi còn ta!?
05 Tháng Hai 2011(Xem: 133194)
Và khi biết anh tuổi Mẹo, Duyên suýt bật cười vì chợt nhớ đến câu “thần chú” của mẹ ngày xưa: “Hợi Mẹo Mùi, là duyên tam hạp”. Mình là tuổi Mùi. Anh ấy là tuổi Mẹo, vậy là tốt duyên rồi!
02 Tháng Hai 2011(Xem: 30682)
# Tiêu đề: Khúc Hát Mùa Xuân # Artist: Ngô Càn Chiếu & bạn hữu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Cao Ngọc Dung # Lyricist: Ngô Càn Chiếu
31 Tháng Giêng 2011(Xem: 130707)
Anh biết không? Hương vị Tết bên này chỉ mới vừa phảng phất đôi chút chưa kịp đọng lại thì đã bay biến đi đâu mất rồi...
29 Tháng Giêng 2011(Xem: 29593)
ĐÔNG TÀN - Nhạc và lời: Đào Lê Văn – Ca sĩ: Thành Nguyên. Em về mau nhé! Cơn mưa đã tàn Mùa mưa lũ nguôi ngoai từ em Về đi em!
25 Tháng Giêng 2011(Xem: 48586)
... ông ước ao đám mây trắng ngang trời kia sau khi bay vòng quanh... quả đất tròn sẽ lại bay về đây!
20 Tháng Giêng 2011(Xem: 138486)
Bây giờ muôn nẻo hoàng hôn Ánh trăng vàng võ ngõ hồn xanh xao Trả anh âu yếm ngày nào Bước chân lầm lỡ lạc vào lối yêu.
19 Tháng Giêng 2011(Xem: 127072)
Cám ơn và hẹn gặp lại các thân hữu nhé ! Mây trắng ngang trời đã quay về và sẽ quay về nữa… , rồi mây trắng lại bay đi…
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 138710)
Mãi cho đến bây giờ, mỗi tuần chị đều ăn khoai lang, không phải vì thích loại củ ngọt bùi mầu vàng cam, không vì phải ăn độn...
14 Tháng Giêng 2011(Xem: 212631)
biển về trãi cát em nằm giao thừa sóng hát thì thầm ca dao ru em giấc mộng xuân đầu một nhành hoa biển lộc vào tay em
14 Tháng Giêng 2011(Xem: 156250)
Xuân áo bay trên triền sông bát ngát Rợp hoa vàng nắng đổ hát say mê Chiếc đò ngang rẽ nước sông xanh mát Chở yêu thương, chở trọn vẹn câu thề.
12 Tháng Giêng 2011(Xem: 169545)
Tựa Đề: Đôi Tay Mùa Đông. Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Quang Sáng
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 128594)
Đối với tôi, môn học nào với thầy – cô nào lại không để lại những kỷ niệm khó phai trong lòng của một người học trò.
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 128969)
Hôm nay lại dự tiệc nhà anh chi Kiệt Chung, ngoài Thầy Cô và bè bạn lại có sự tham dự số đông đồng hương Biên Hòa và thân hữu.
06 Tháng Giêng 2011(Xem: 59289)
Anh lại đi trời đông mưa lay lắt Giot nhớ thương giăng mờ mịt sông chiều Ba nhịp cầu đìu hiu hoàng hôn vắng Một mình em trở lại đếm sầu rơi.
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 26548)
Trăng mơ hồ, nước mơ hồ Thuyền ai thấp thoáng ven bờ sông khuya Sương bàng bạc đêm ảo huyền Miên man theo gió tiếng đàn xa xưa
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 32044)
# Artist: Ngô Càn Chiếu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Ngô Càn Chiếu # Lyricist: Ngô Càn Chiếu # Length: 5:09 minutes (4.72 MB)
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 120773)
Từ quê nhà Việt Nam, ở Miền Trung giữa mùa mưa bão lạnh lùng , tôi rất vui và cảm thấy rất ấm lòng khi nhận được email thăm hỏi của bạn gửi cho tôi từ nước Mỹ xa xôi.
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 172634)
Cảm ơn người đã vui gieo hạt Trên đất phì nhiêu tuổi thơ nầy Thương từng đôi mắt tròn trong vắt Giữ được hồn quê trong tuyết bay.
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 58209)
Mây nhớ mùa đông bay lang thang Buồn ủ ê theo lá úa vàng Giăng hờ hững chờ đông phong lạnh Thả sương chiều rơi xuống mênh mang.
21 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 30468)
# Tiêu đề: Đêm lung linh # Artist: Ngô Càn Chiếu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Ngô Càn Chiếu # Lyricist: Ngô Càn Chiếu
18 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 137013)
Ngày xưa ấy tôi và các bạn còn rất trẻ, hầu hết các Thầy Cô cũng rất trẻ. Ngày xưa ấy cách nay hơn năm mươi năm. Tuổi học trò, thời thơ mộng, thời gian đẹp nhất của con người nay còn đâu.
17 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 49792)
có phải em vừa say rượu thánh? vì anh, đôi mắt tỏ nghìn câu có phải tiên thiên đang chớp cánh? tháng chạp huy hoàng rợp ánh sao
17 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 71861)
Cùng cất tiếng hát với tôi người ơi, cho mưa thôi rơi trên đường đời, về nơi có quê hương nắng ấm tươi đẹp mãi
16 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 173551)
Xin em giữ giùm một tiếng chuông ngân Rúc vào chăn êm còn vang chuông đổ Cất cho anh chút chuông lùa qua khe cửa Chuông của Nhà Thờ, chuông của tim anh!
11 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 49895)
Những bông hoa cuối mùa, dường như vẫn giữ lại trong lòng Ngọc biết bao kỷ niệm một thời tuổi trẻ dễ thương nhất của cuộc đời, mà những kỷ niệm ấy như những tiếng chuông mùa Giáng Sinh, vẫn ngân nga trong lòng nàng mỗi mùa Giáng Sinh trở lại.
10 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 30872)
BÊN BỜ NHÂN GIAN - Thơ Hà Thu Thủy - Phạm Chinh Đông phổ nhạc– Ca sĩ Thanh Duyên trình bày. Em tóc ngắn lay buồn như lá cỏ, mắt nâu hiền cho nắng ấm đời anh.
09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 55614)
Mình chia tay nhau chắc lần sau cùng Đã biết được gió đi không trở lại Cớ sao đêm đêm nhớ em anh vẫn thấy Em trở về trong mây xám mùa Đông!
04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 54756)
Nhân dịp nghi lễ Tạ Ơn, BCH Hội AHNgô Quyền và BCH Hội AHBiên Hòa, California đã nhận lời mời của anh Nguyễn Quý Đoàn khoá 6 Ngô Quyền tham dự tiệc thân mật với gia đình ngày chủ nhựt 28 tháng 11 năm 2010.
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62890)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47789)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124642)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
26 Tháng Mười Một 2010(Xem: 24358)
Bao nhiêu năm trôi qua, nhưng ánh mắt rạng rỡ của các em mồ côi ở cô nhi viện năm xưa vẫn soi sáng cả một ký ức của cả nhóm bạn mà sau này lưu lạc từ Đông sang Tây của nước Mỹ,
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 31315)
Mỗi năm vào dịp Lễ Tạ Ơn ờ Mỹ, chs NQ nhắc nhau cùng bày tỏ lòng biết ơn các đấng sinh thành, quý Thầy Cô đúng như tinh thần lễ giáo Đông phương...
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 30221)
TẠ ƠN NGƯỜI - Nhạc và Lời Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải - Ca sĩ Thanh Hoa
17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 30396)
* Tiêu đề: Tạ ơn đời * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
15 Tháng Mười Một 2010(Xem: 35013)
# Tiêu đề: Mênh Mông Chiều Thu # Artist: Ngô Càn Chiếu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Ngô Càn Chiếu # Lyricist: Ngô Càn Chiếu
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 26300)
Thơ: Trần Kiêu Bạc Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Châu Thùy Dương
04 Tháng Mười Một 2010(Xem: 64412)
Ly cà phê buổi sáng Nhìn đời trôi theo ngày cùng tháng Bao tiếc nuối cũng đành Còn bên ta ngàn nỗi muộn màng
02 Tháng Mười Một 2010(Xem: 135168)
Mẹ đã thay cha buổi sớm chiều Dạy con cao cả một chữ YÊU Dạy con hiếu đạo tròn ân nghĩa Cơm cha, áo Mẹ buổi kinh chiều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 48841)
Thầy Cô ơi! Bạn ơi! Giờ ở nơi đâu Có lượm được chút nào công thức Toán? Đời không cộng thêm vui, đời trừ đi hy vọng Hạnh phúc chẳng nhân lên, buồn khổ lại chia đều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 117086)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
28 Tháng Mười 2010(Xem: 95732)
Và hạt giống thương yêu lan nhanh, phát tán xa hơn, vượt qua mọi biên giới của chủng tộc, mọi khác biệt cùa màu da…
27 Tháng Mười 2010(Xem: 281475)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
23 Tháng Mười 2010(Xem: 57894)
Sao rơi hay đom đóm? Chớp tắt suốt đường quê Bìm bịp kêu thắc thỏm Đêm bỗng dài lê thê. Đom đóm hay sao rơi? Chập chờn theo cánh gió Hương hoa khế bồi hồi
21 Tháng Mười 2010(Xem: 58107)
một nhóm cựu học sinh Ngô Quyền đã góp mặt trong Dạ Tiệc Gây Quỹ 2010 của cựu học trường Trung học Saint Paul, vào chiều chủ nhật 26 tháng 9 năm 2010, tại nhà hàng Diamond Seafood Palace
17 Tháng Mười 2010(Xem: 33271)
Anh muốn nói với em Hôm nay trời thật xanh Có chiếc lá thu mong manh Bay bay trong gió xa cành
17 Tháng Mười 2010(Xem: 52043)
Từ những tình cảm đầy ấp tình người bên cạnh Thầy Cô, gia đình Ngô Quyền đã có buổi họp mặt chiều thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010 với anh chị Nguyễn Quý Hy, khóa 7 đến từ Việt Nam.
08 Tháng Mười 2010(Xem: 216583)
Đêm thu trầm lắng Đang phủ vây khắp trời Đêm quạnh vắng Mong manh giọt sương rơi
08 Tháng Mười 2010(Xem: 68213)
Thu vào đây rồi, trong suốt mắt thủy tinh Nghe mát rượi bình trà xanh sủi bọt Một chút Thu thôi, đã gọi đàn chim hót Ngàn Thu chảy về, chắc nước lọc tràn ly!
29 Tháng Chín 2010(Xem: 124183)
Cầu mong Cô đi an bình, thanh thản. CHS NQ khóa 15, 16 và 17 luôn nhớ đến Cô
29 Tháng Chín 2010(Xem: 53865)
Thơ Tưởng Dung - Phổ Nhạc Đào Lê Văn - Hòa Âm Hoàng Anh- Ca Sĩ Tịnh Uyên.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 115604)
Mến tặng Tuấn, một người bạn ở cùng dãy phố Nhất.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 120092)
Là một trong những học sinh xuất sắc của trường Ngô Quyền, Phạm văn Xuân cùng các bạn của lớp B2 như Hồ Chí Tường, Đỗ Thái Hùng đã là niềm tự hào của các cựu học sinh khóa 7.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 125872)
Tôi bẻ cong nỗi nhớ thành vòng tròn Chia mỗi đứa một cung tròn phân nửa Mỗi bên có Thầy Cô, bạn bè trang lứa Có cánh phượng hồng lẫn tiếng ve ngân
25 Tháng Chín 2010(Xem: 100410)
Tinh mơ chạy lên đồi Cỏ cây vừa thức giấc Trời cao xanh vời vợi Sương ngàn giọt giăng giăng.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42825)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.