Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - TRÒ XƯA THĂM THẦY HIỆU TRƯỞNG

15 Tháng Ba 201512:16 SA(Xem: 20133)
Diệp Hoàng Mai - TRÒ XƯA THĂM THẦY HIỆU TRƯỞNG

TRÒ XƯA THĂM THẦY HIỆU TRƯỞNG

tham thay hieu truong_1

Ngày mùng bốn Tết, tôi ghé thăm thầy hiệu trưởng. Nhóm bạn “Bê Ba” của tôi người bận người bệnh, nên tôi mặc nhiên trở thành “đại diện nhóm” đến mừng tuổi thầy. Còn nhớ lần tôi đưa anh Phạm Phú Hòa ghé thăm, thầy hiệu trưởng nhớ ngay đầy đủ họ tên đứa học trò bốn mươi năm trước, ngay khi anh tự giới thiệu:

-  Thưa thầy, con là Hòa cựu học sinh khóa một…

Và lần này, tôi có được niềm vui tương tự ông anh Phạm Phú Hòa. Thầy hiệu trưởng đã nhận ra tôi, ngay khi tôi cất tiếng chào thầy:

-  “Cái Mai” ở Biên Hòa đấy phải không?

-  Thế cái Mai có thích nghe thầy kể chuyện không?

-  Dạ có, hôm nay em có thời gian rãnh rỗi…

 tham thay hieu truong_2


Thầy hiệu trưởng thường bắt đầu bằng câu hỏi, mỗi khi nhắc tôi nghe về thầy cô giáo cũ trường Ngô Quyền:

-  Em biết Phan Thanh Hoài không? Hoài rất đôn hậu, sống tốt lắm nhé! Lần tôi sang Mỹ, tôi ở nhà Hoài nửa tháng đấy! Hoài có đứa con gái là Phan Thanh Nga học giỏi lắm nhé, đỗ dược sĩ đấy!…

-  Em có biết Phạm Văn Dật không? Trước khi đi Dật có ghé chào tôi, Dật khóc và nói “có thể em thăm anh lần này là lần cuối…”, vậy mà thành câu nói gỡ đấy! Dật mất rồi, em biết không?...

-  Em còn nhớ bà Tư Giàu không? Lần ấy bà gặp tôi khóc dữ quá, tôi phải đến Nha cảnh sát bảo lãnh cho con bà ấy về đi học đấy! Thì nó bị bắt quả tang rải truyền đơn ấy mà!....

 

Nhắc đến thầy cô nào, thầy hiệu trưởng cũng có một kỷ niệm nho nhỏ kể tôi nghe. Đặc biệt với thầy Tôn Thất Long, thầy hiệu trưởng cho tôi biết, niên khóa 1961 – 1962 học sinh lớp đệ nhị trường Ngô Quyền thi đậu Tú Tài I gần hết. Vị giám đốc Nha trung học nói với thầy hiệu trưởng rằng:

-  Ông liệu cách gửi học trò của ông về Sài Gòn học tiếp, chứ Nha không có đủ giáo sư cho các lớp đệ nhất của trường Ngô Quyền đâu. Thời may hôm ấy, đang lang thang trên phố tôi gặp được Tôn Thất Long…

 

Thời gian trước đó khi đậu Tú Tài I xong, các anh chị phải về Sài Gòn học tiếp lớp đệ nhất để thi tú tài phần hai. Nữ sinh thì chuyển về trường Gia Long, Trưng Vương; Nam sinh chuyển về Pétrus Ký, Chu Văn An hoặc Nguyễn Trãi… Thầy hiệu trưởng băn khoăn lắm, vì chuyển trường về Sài Gòn học tiếp sẽ vất vả và tốn kém cho học trò nghèo tỉnh Biên Hòa, không khéo “có đứa phải nghỉ học” vì hoàn cảnh nữa… Thầy hiệu trưởng không ngờ, bài toán khó của thầy lại được học trò cũ Tôn Thất Long giải đáp dễ dàng:

-  Học trò cũ của thầy ở trường Quốc Học (Huế) tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ nhiều lắm! Thầy đừng lo…

 

Niên khóa 1962 – 1963 là năm học đầu tiên, mà học trò lớp đệ nhất trường Ngô Quyền không … xa xứ. Và giáo sư cho các lớp đệ nhất đầu tiên của trường gồm quí thầy Tôn Thất Long, Tôn Thất Để, Thân Trọng Bình… Để có đủ số giáo sư cho các lớp đệ nhị cấp ngày càng tăng, thầy hiệu trưởng còn áp dụng chế độ “dạy giờ” cho các cử nhân từ các trường đại học khác nữa…

 

Qua những câu chuyện thầy hiệu trưởng kể, tôi có nhiều thêm vốn hiểu biết về ngôi trường xưa yêu dấu. Với tôi thầy hiệu trưởng là một trong những “cây đại thụ” ít oi còn lại của trường, mà qua những lần gặp gỡ thầy, tôi còn có cơ hội để thương nhớ trường xưa… Điều đáng mừng là, có rất nhiều anh chị em cựu học sinh Ngô Quyền có cùng tâm trạng như tôi. Cho nên khi có dịp, là các anh chị lại ghé thăm thầy hiệu trưởng. Như anh Đặng Vũ Vĩnh ( chs.NQ khóa 4) mừng rỡ khi tình cờ gặp lại tôi ở quê nhà:

-  May quá! Anh mong gặp lại cô, để cùng anh đến thăm thầy hiệu trưởng…

 

Lần gặp anh Vĩnh tại nhà Đặng Vũ Giang ở Melbourne, anh Vĩnh hỏi tôi rất nhiều về thầy cô giáo cũ ở trường, đặc biệt là thầy hiệu trưởng. Khi biết nhóm bạn Bê Ba chúng tôi tổ chức mừng Đại Thọ thầy hiệu trưởng, anh Vĩnh đã gửi cho tôi 100 AUD, nhờ tôi mang đến mừng tuổi thầy. Về quê lần này, anh Đặng Vũ Vĩnh không bỏ lỡ dịp, đã nhiều lần đến thăm thầy hiệu trưởng…

 
tham thay hieu truong_6

Thầy hiệu trưởng cũng hỏi thăm nhiều về cô Phan Thị Tốt, khi biết anh Trương Đức Hoàng (chs.NQ khóa 11) là em ruột của cô. Thầy nhớ cả việc cô Tốt từng đi tu nghiệp tiếng Anh ở Singapore nữa. Thăm thầy hiệu trưởng trước và sau Tết Ất Mùi, ngoài anh Huỳnh Quan Minh (chs.NQ khóa 6), còn có các anh: Phạm Văn An, Nguyễn Đình Huân và Vũ Ngọc Giao (chs.NQ khóa 7) nữa. Anh Phạm Văn An đi du học Hoa Kỳ năm 1969, sau khi anh thi đậu tú tài đôi; Anh Nguyễn Đình Huân vừa trở thành “cựu giáo chức” được dăm ba tháng;  Anh Vũ Ngọc Giao đang cù bị hành trang lên đường sang Úc thăm cháu nội. Anh Giao cho tôi biết, thầy hiệu trưởng nhận ra tất cả – đặc biệt là anh An, hiện là bác sĩ  đang hành nghề ở miền Bắc California – dù đã trãi một thời gian khá dài, thầy trò không gặp gỡ …

 

Tháng 03/2015

Diệp Hoàng Mai

 

 

 

08 Tháng Mười 2017(Xem: 19496)
Nhân ngày giỗ đầu_Viết tưởng niệm Thầy Phạm Đức Bảo: Một vị hiệu trưởng VN "hiếm có" !
21 Tháng Năm 2017(Xem: 16381)
Đó là lý do nhóm bạn Bê Ba bất chợt mời thầy cô café điểm tâm cuối tuần. Khi tuổi đời học trò càng cao, thì cơ hội gặp gỡ thầy cô giáo cũ càng ít lại dần
24 Tháng Hai 2017(Xem: 15649)
Sau hơn 40 năm dài xa cách, sáng thứ Bảy 18/02/2017 thầy Phạm Tấn Bình từ nước Mỹ trở lại Biên Hòa thăm học trò xưa.
30 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 29876)
Những lời khích lệ của thầy cô Vũ Khánh Thành từ Anh quốc, đã cho tâm hồn tôi thêm điểm tựa vững vàng và ấm áp tận cùng.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14758)
Ban Tổ chức vừa hoàn tất xong 1 video thực hiện công phu ghi lại diễn tiến buổi lễ,
02 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 24385)
tổ chức vào sáng chủ nhựt ngày 27 tháng 11 năm 2016 vừa qua tại tu viện Hoa Nghiêm thành phố Santa Ana ,
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13008)
Nhân mùa Lễ Tạ Ơn, chúng em kính chúc quý Thầy Cô trong gia đình Ngô Quyền dồi dào sức khỏe, tràn đầy hạnh phúc để sống vui bên đàn con cháu thân thương...
19 Tháng Mười Một 2016(Xem: 20910)
Sống trọn đời với lý tưởng Hướng Đạo - Dạy học vừa thực tế vừa lý tưởng - Biết trọng tài năng người trẻ tuổi hơn mình
29 Tháng Mười 2016(Xem: 21365)
..., và xin cảm ơn đại gia đình Ngô Quyền trong và ngoài nước đã thương tiếc và thành kính tiễn biệt Ba con đến nơi an nghỉ cuối cùng. Ba con đã ra đi trong thanh thản và mãn nguyện.
29 Tháng Mười 2016(Xem: 14203)
Chúng tôi tin, học trò của Thầy Quyến không những chỉ nhớ "nét dịu dàng" của Thầy, mà còn nhớ tấm lòng của Thầy với học trò.