Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - LUÂN VỀ THĂM LẠI QUÊ XƯA

30 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 146293)
Diệp Hoàng Mai - LUÂN VỀ THĂM LẠI QUÊ XƯA

LUÂN VỀ THĂM LẠI QUÊ XƯA…


luan_vn_8-large

Phạm Kim Luân và bạn học cũ Ngô Quyền.


Trở về Biên Hòa sau ba mươi ba năm xa xứ, Phạm Kim Luân mới có dịp quây quần bên nhóm bạn cũ thân xưa. Dự định ban đầu của tôi, chỉ rủ vài người bạn 9/6 có mặt trong tấm hình cũ kỹ Luân gửi cho tôi. Nhưng Nguyễn Mạnh Dũng đã nhiệt tình, “xả” tin nhắn họp mặt tới hai mươi mốt đứa bạn cũ của Luân trước đó. Dũng bảo, lỡ có đứa “bị ngộ độc… rượu không đến được để bảo vệ môi trường” thì sao?” Phải trừ hao chứ!...

luan_nq-chinsau-resize-large

Lớp 9/6 ngày xưa (Từ trái sang phải): - Phan Thêm (đứng), Nguyễn Xuân Cường, Phan Văn Chánh ( ngồi xe) - Nguyễn Văn Thành, Trần Thanh Châu, Giang Ngàn, Sàn Văn Thôn ( ngồi trên thềm lớp) - Nguyễn Trần Hiệp, Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Trung Nghĩa (Mập), Lâm Giang Thành, Phạm Kim Luân, không nhớ tên ( đứng trên thềm lớp)

 

Tôi đưa Luân ghé quán café Hải Âu đợi các bạn. Hoàng hôn bên sông Đồng Nai hôm ấy thật tuyệt vời. Từng sợi nắng chiều dịu dàng sóng sánh trên sông, cùng làn gió nhẹ hiền hòa mơn man nước biếc. Khác với những cánh lục bình, từ bỏ nơi sinh trôi ra biển lớn, là không bao giờ quay trở lại. Bạn Luân của tôi trôi dạt đến xứ Hà Lan hơn nửa đời người, mà vẫn đau đáu nỗi nhớ về ngôi trường cũ, dòng nước biếc bên bến sông xưa. Không chỉ riêng Luân, mà rất nhiều người con xứ Bưởi xa quê, cũng có nỗi nhớ nhung giống như Luân vậy. Tôi chọn điểm hẹn bên sông, để ngày hội ngộ của Luân với những người bạn học cũ có thêm ý nghĩa…

Vũ Hùng ở xa nhất nhưng đến sớm nhất. Sau giờ làm việc ở Sài Gòn, bạn chạy vội về Biên Hòa cũng chỉ để vui với Luân và đám bạn. Hùng còn tự nguyện “tha” Luân trở về Sài Gòn ngay trong buổi tối hôm đó, bởi Luân có nghĩa vụ tham gia chương trình chung với “bầu đàn thê tử” của Luân vào sáng sớm hôm sau. Đám bạn của tôi dễ thương vậy đó, lúc nào cũng hết lòng quan tâm lo lắng cho nhau. Bạn bè lần lượt kéo đến, tay bắt mặt mừng với Phạm Kim Luân. Câu chuyện hàn huyên của những người bạn học cũ bên sông, cứ lan man nối dài không dứt…

 

luan_va_hung-large-content

Hùng và Luân bên sông Đồng Nai.

Đồng Nai quán (Tân Hiệp quán ngày xưa) là nơi chúng tôi nâng ly thù tạc. Và thật tình cờ, buổi họp mặt dành cho Luân hôm đó có đại diện khá nhiều lớp chín cùng khối năm xưa. Xem nào, lớp 9/5 có nguyên trưởng lớp Thái Đình Cư cùng các bạn: Phan Minh Thành, Trương Phước Đông, Trần Quang Chính. Bên 9/2 có nguyên trưởng lớp Diệp Hoàng Mai. Lớp 9/3 có bạn Phùng Thị Ngọc Dung, và 9/7 là bạn Nguyễn Mạnh Dũng. Hùng hậu nhất, vẫn là các bạn cùng lớp 9/6 với Luân: Chung Vũ Hùng, Nguyễn Văn Liệt, Giang Ngàn, Nguyễn Trung Nghĩa (Mập), Huỳnh Kim Ngọc, Trần Minh Trí, Đinh Thiên Tùng.

luan_ve_vn_-1-large-contentluan_vn_-2-large-content

 

 

 

 

 


 

 

"Dô!" Chúc mừng hội ngộ.

Không còn ranh giới lớp chín / hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy… gì nữa cả. Mọi người cùng nâng ly chúc mừng ngày hội ngộ với Luân. Có men bia trợ giúp, các “ông lão lão” đã bạc đầu mà vẫn ồn ào còn hơn ve sầu mùa hạ. Chuyện xưa đứa nào cũng giấu kỹ như mèo giấu… của quí, bây giờ bị đám bạn già “tàn nhẫn” khai sạch sành sanh. Tôi nhìn đám bạn sôi nổi nói cười, khuôn mặt nhiều nếp nhăn của đứa nào cũng rạng ngời hạnh phúc. Hạnh phúc lắm, bởi Luân về chúng tôi có thêm “lý do” họp mặt. Và để được sống lại niềm vui tuổi học trò, như lời Mạnh Dũng: “Vui hồn nhiên, thân thiết vô tư, và… không thèm cảnh giác”.

luan_vn_4-large-content

luan_vn_5-large-content

 

 

 

 

 

 

 

 

luan_vn_6-large-content

thai_dinh_cu-large-content

Luân và bạn học cũ Ngô Quyền.

 

Ngày thứ bảy cuối tháng bảy tại quán café Một Thuở, tôi dành cho Luân và nhóm bạn Sài Gòn một bất ngờ thú vị. Vì Luân là dân nhà Kiến, nên tôi nằng nặc mời hai anh Kiến nổi tiếng café cuối tuần với nhóm bạn tôi. Đó là KTS. Khương Văn Mười và KTS. Nguyễn Văn Tất, cựu học sinh Ngô Quyền thuộc lứa đàn anh. Tôi không nói trước, nên anh Tất rất bất ngờ khi gặp lại Luân. Ngày xưa hai anh em đã cùng làm báo, và từng đi… bán báo chung. Hậu quả là, hai anh em không giữ được ngôi đầu bảng như những năm học trước đó nữa. Dun rủi thế nào, mà bây giờ hai anh em lại cùng ngành kiến trúc mới hay. Anh Khương Văn Mười đang dự hội thảo về “Quy hoạch và phát triển không gian ngầm đô thị”, cũng cố gắng thu xếp để đến với đàn em. Anh Mười là em ruột của cô Khương Thị Bàn, giáo sư môn Toán năm đệ thất của chúng tôi. Tôi chỉ tiếc, hôm đó bạn Dũng bận nên không đi cùng tôi đến Một Thuở. Có thêm KTS. Nguyễn Mạnh Dũng, thì buổi họp mặt sẽ có đủ một “chùm” Kiến Ngô Quyền bao gồm: Kiến Anh, Kiến Em, Kiến Bạn xúm xít bên nhau.

luan_vn_9-large-contentluan_ve_vn_-10-large-content

Phát, Hùng, Mai, Luân, anh Mười, Chánh. Hùng, Phát, Luân, Mai, anh Tất, Định, Sơn Tây

(chủ quán cafe Một Thuở), Chánh.


Điều thú vị cuối cùng, đó là chủ quán café Một Thuở cũng là dân nhà Kiến - KTS. Sơn Tây - từng là học trò của anh Nguyễn Văn Tất ở trường Đại học kiến trúc. Ngạc nhiên chưa, hỡi các bạn già thân thiết của tôi?...

Tháng 07/2012

Diệp Hoàng Mai

"Những khuôn mặt bạn bè của Luân" ("Tác phẩm" của Nguyễn Mạnh Dũng)

final-1-large

ban_cua_luan_final-large


 

25 Tháng Mười 2014(Xem: 10953)
Dường như tuổi càng cao, sức càng yếu thì tình yêu trường cũ trò xưa lại càng thấm đẫm mãnh liệt trong trái tim thầy hiệu trưởng.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 78128)
...Thầy ít khi cười. Nhìn vào đôi mắt sáng rực của thầy, tôi mong manh cảm nhận được những ưu tư, những giấc mơ, những hoài bão mà thầy ấp ủ.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 19428)
Bàn tay nắm lấy bàn tay như truyền hơi ấm trong ngày gặp lại Thầy. Bao kỷ niệm trường xưa chợt hiện về với nỗi nhớ, nhìn lại Thầy và trò tóc đều bạc như nhau. Những ánh mắt ân cần nhìn nhau như có điều nhắn nhủ:
29 Tháng Năm 2014(Xem: 23422)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”
14 Tháng Năm 2014(Xem: 18956)
... nhưng vào thời điểm thầy xưa – trò xưa đã vào độ tuổi “ngã bóng hoàng hôn”, thì thầy hiệu trưởng mãi là hình tượng rất đỗi thân thương trong tâm hồn những cựu học sinh Ngô Quyền thời xa vắng …
02 Tháng Năm 2014(Xem: 70885)
Nhắc nhở đừng quên để còn viết và còn nhớ về trường cũ Ngô Quyền, mặc dù bây giờ “trường xưa cảnh cũ còn đâu nữa”. Mà thực sự đâu cần, bởi lẽ vẫn còn sự hiện hữu mãi mãi của kỷ niệm, tình cảm và hai chữ Ngô Quyền.
27 Tháng Tư 2014(Xem: 19290)
Cô Huỳnh Thị Tâm cho tôi biết, cô tốt nghiệp ngành Sư Phạm sau cô Đào Thị Nga một khóa. Năm 1965 cô Tâm nhận nhiệm sở đầu tiên, là trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
27 Tháng Tư 2014(Xem: 10146)
Đôi mắt của cô Lê Vân Giáp đỏ hoe, khi chúng tôi nói lời tạm biệt. Một chút ân tình dù muộn, chúng tôi xin thay lời cầu nguyện cho linh hồn thầy Stephano Lê Vân Giáp, luôn được hưởng nhan Thánh Chúa trên nước Thiên Đàng …
26 Tháng Tư 2014(Xem: 27834)
Hội lớn mạnh không chỉ với tình bạn của các cựu Học sinh NGÔ QUYỀN bên đó còn có các Thân Hữu. Đó là chồng là vợ của các CHS. Đó là dâu là rể của Hội. Đó là là nhửng người bạn theo đúng nghĩa của 2 chữ Thân Hữu.
15 Tháng Tư 2014(Xem: 20142)
Bức hình đã quá tuổi năm mươi, chụp trước lớp học “mượn” của trường Nữ Công Gia Chánh tỉnh Biên Hòa. Ngày xưa đi dạy, nữ giáo sư đều mặc áo dài, nam giáo sư mặc chemise “ đóng thùng” và thắt cravate.
12 Tháng Tư 2014(Xem: 76612)
Các thầy cô, các vị thân hữu Ngô Quyền, các bằng hữu sẽ hết lòng ủng hộ và giúp đỡ các em trong nhiệm vụ và công việc mà các em đã, đang và sẽ thực hiện cho hội CHSNQ
12 Tháng Tư 2014(Xem: 65197)
Mỗi năm thầy cô và học sinh của Ngô Quyền xưa họp nhau lại, nhắc nhở kỷ niệm xưa cũ với tất cả lòng thương nhớ, ăn uống vui vẻ, xong rồi ai về nhà nấy. Vậy chưa đủ nghĩa. Tôi hy vọng các em trong HAHCHSNQ tại hải ngoại hay tại quê nhà, nên tiếp tục công việc...
04 Tháng Tư 2014(Xem: 68807)
Học trò tôi đôi khi ngoan ngoãn, dễ thương như thiên thần, đôi khi phá phách, tinh nghịch còn hơn quỉ. Nhưng tôi phục học trò tôi. Tôi không biết cơ quan CIA tinh nhuệ như thế nào, nhưng theo tôi còn thua xa học trò tôi.
04 Tháng Tư 2014(Xem: 76117)
  Năm mươi năm sau, chúng tôi tụ họp về đây, không phải ở trong nước mà ở hải ngoại để tìm lại những kỷ niệm, thật bồi hồi, xúc động, dù ở cương vị Thầy hay trò ở một trường Ngô Quyền ngày nào.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 17043)
hy sinh và chịu đựng người phụ nữ Việt Nam, từ tâm tình của cô Trí tôi cũng tìm thấy hình bóng của cô ở trong đó, qua tình cảm của các con đã dành cho cô.