Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phòng đọc sách tiếng Việt và Dự án xây Đường đến Tự do

22 Tháng Giêng 20154:39 CH(Xem: 13707)
Phòng đọc sách tiếng Việt và Dự án xây Đường đến Tự do

Một công việc ích cho văn hoá VN, do Đỗ Quang Tỏa một chs-NQ khóa 6
(con trai Thầy Đỗ Trọng Thạc, dạy Pháp văn trường Ngô Quyền) khởi xướng.


Phòng đọc sách tiếng Việt và Dự án xây Đường đến Tự do

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-01-15

Thư viện Thomas Jefferson ở thành phố Falls Church, quận Fairfax, tiểu bang Virginia miền Đông Hoa Kỳ.
Thư viện Thomas Jefferson ở thành phố Falls Church, quận Fairfax, tiểu bang Virginia miền Đông Hoa Kỳ.

Ngày 2 tháng Năm 2015 này, Dự Án Đường Đến Tự Do, Gateway To Freedom Project, hoàn tất giai đoạn cuối và sẽ khánh thành tại thư viện Thomas Jefferson ở thành phố Falls Church, quận Faifax, tiểu bang Virginia miền Đông Hoa Kỳ. Đây là món quà ân nghĩa của người Việt trao đến cư dân và chính quyền của tiểu bang Virginia đã cưu mang giúp đỡ người Việt bỏ xứ đi tìm tự do từ 40 năm trước.

Đọc Sách Tiếng Việt tại thư viện Thomas Jefferson

Khởi đi từ giai đoạn đầu là Phòng Đọc Sách Tiếng Việt trong thư viện Thomas Jefferson năm 2005, rồi bước sang giai đoạn hai với dự án Đường Đến Tự Do năm 2010 và kết thúc chặng cuối là vào tháng Năm năm 2015, Phòng Đọc Sách Tiếng Việt và dự án Đường Đến Tự Do ngay trên lối vào thư viện, là công sức và sự vận động của những người có tâm huyết trong Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh và Hội Thân Hữu Quảng Đà, hai tổ chức thường có những sinh hoạt hữu ích và thường kỳ trong cộng đồng người Việt vùng Đông Bắc Hoa Kỳ.

Theo ông Đỗ Quang Tỏa, cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh, năm 2005 khi các tiệm sách tiếng Việt trong vùng, vốn đã ít ỏi, trở nên thưa vắng hơn cho đến khi đóng cửa hẳn:

Không còn chỗ bán sách Việt Nam thì chúng ta đọc ở đâu,và chúng tôi biết nhu cầu đọc sách vẫn còn, do đó chúng tôi hợp với Hội Quảng Đà để lập một Phòng Đọc Sách Tiếng Việt. Chúng tôi lựa địa điểm là Thomas Jefferson vì nó nằm ngay trung tâm là nơi có rất nhiều người Việt Nam sinh sống.

Bà Lê Tống Mộng Hoa, chủ tịch Hội Quảng Đà vùng Đông Bắc Hoa Kỳ lúc bấy giờ:

Đứng ra để liên lạc với bà Penny Gross, giám sát viên quận Faifax, có ông Đỗ Quang Tỏa, ông Nguyễn Kim Hương Hòa là chủ tịch Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh, với bên này có ông Lê Hữu Em. Ba người đó gặp bà Penny Gross thì bà Penny Gross đồng ý.

Cái khó là chứng minh cho chính quyền quận Fairfax thấy là chúng ta vẫn có nhu cầu đọc sách tiếng Việt. Với lại số dân cư Việt nội trong quân Faifax gần đến 40.000, chỉ trong quận Faifax mà thôi, do đó nhu cầu đọc sách tiếng Việt vẫn còn rất cao

Ông Đỗ Quang Tỏa

Cái khó là chứng minh cho chính quyền quận Fairfax thấy là chúng ta vẫn có nhu cầu đọc sách tiếng Việt. Với lại số dân cư Việt nội trong quân Faifax gần đến 40.000, chỉ trong quận Faifax mà thôi, do đó nhu cầu đọc sách tiếng Việt vẫn còn rất cao. Cũng nhờ các cấp chính quyền muốn giúp đỡ cộng đồng chúng ta thì đó là khởi đầu của Phòng Đọc Sách Tiếng Việt.

Khu vực dành cho sách tiếng Việt ở thư viện Thomas Jefferson ở thành phố Falls Church
Khu vực dành cho sách tiếng Việt ở thư viện Thomas Jefferson ở thành phố Falls Church

Sau đó Ủy Ban Yểm Trợ Phòng Đọc Sách Tiếng Việt ra đời, kêu gọi gọi sự đóng góp của đồng hương xa gần để thành lập Phòng Đọc Sách Tiếng Việt. Tháng Mười Hai năm 2005, Phòng Đọc Sách Tiếng Việt khai trương tại thư viện Thomas Jefferson trên đường Arlington của thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia:

Dự án Đường Đến Tự Do

Tới năm 2007 thì bà Penny Gross cho biết khi thư viện tân trang thì Ủy Ban Yểm Trợ có cái gì để cống hiến cho thư viện mới không, chúng tôi mới nghĩ tới chuyện lập Đường Đến Tự Do bằng cách quyên góp đồng hương mỗi người đóng một viên gạch có khắc tên người mua, còn những mạnh thường quân đóng góp 1.000USD, mỗi viên gạch 50 USD thì có tên trên bảng đồng treo tại thư viện.

Tháng Bảy 2009, ủy ban yểm trợ Dự Án Đường Đến Tự Do được hệ thống thư viện quân Fairfax và giám đốc điều hành Faifax County Library chấp thuận.

Với 32 mạnh thường quân, mỗi người 1.000USD, cùng 300 viên gạch có khắc tên người mua, lát trên lối đi chính dẫn vào thư viện, tháng Sáu năm 2010 dự án Đường Đến Tự Do giai đoạn hai hoàn thành tại Thomas Jefferson Library đã tái thiết hoàn toàn với một Phòng Đọc Sách Tiếng Việt rộng rãi khang trang hơn ở bên trong:

Chúng tôi thâu được tất cả là 40.000USD Mỹ kim, trao cho thư viện Thomas Jefferson để có tiền mua sách cho Phòng Đọc Sách Tiếng Việt, Bây giờ Phòng Đọc Sách Tiếng Việt có khoảng 6.0000 cuốn sách tiếng Việt đủ loại.

Trên trang Web www.duongdentudo.com do ủy ban yểm trợ việc xây dựng Đường Đến Tự Do thực hiện, người ta có thể đọc thấy ba mục đích chính của Đường Đến Tự Do, là :

Đánh dấu sự hiện diện của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản

Ghi lại thành quả và sự đóng góp của cộng đồng người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ, nhất là trong lãnh vực văn hóa, giáo dục.

Biểu tượng lòng tri ân của người Việt tị nạn đối với đất nước Hoa Kỳ.

Trong giai đoạn ba của dự án Đường Đến Tự Do Gateway To Freedom, chi phí không thay đổi với 600 viên gạch mỗi viên 50 đô la, có khắc tên người hiến tặng trên từng viên, sẽ được lát tiếp theo 300 viên gạch trước trên lối đi vào của chính của thư viện. Về sự đóng góp cho đến lúc này, ông Đỗ Quang Tỏa trình bày:

Những viên gạch có khắc tên người mua, lát trên lối đi chính dẫn vào Thomas Jefferson Library
Những viên gạch có khắc tên người mua, lát trên lối đi chính dẫn vào Thomas Jefferson Library.

Chúng tôi mới nghĩ tới chuyện lập Đường Đến Tự Do bằng cách quyên góp đồng hương mỗi người đóng một viên gạch có khắc tên người mua, còn những mạnh thường quân đóng góp 1.000USD, mỗi viên gạch 50 USD thì có tên trên bảng đồng treo tại thư viện

Bà Lê Tống Mộng Hoa


Giai đoạn ab này là giai đoạn chót vì thư viện đã hoàn toàn được tân trang lại và dự trù sẽ không có gì thay đổi cho đến năm 2060 tức hơn 40 năm nữa. Vì vĩa hè đã làm xong thành thử chúng tôi có thêm 600 viên gạch nữa. Tức từ ngoài đường là chỗ đậu xe vô tới cổng thư viện có cả thảy 900 viên gạch thì 300 viên đã làm ở giai đoạn hai, bây giờ giai đoạn cuối cùng này là còn 600 viên gạch có khắc tên hay câu nào của người hiến tặng.

Chúng tôi có thêm 20 chỗ trên bảng đồng gắn ở cửa đi vô thư viện. Đến giờ phút này, nếu không lầm, chúng tôi đã có khoảng 9 hay 10 người rồi tức là còn 10 chỗ trên bảng đồng. Chúng tôi mới nhận cái check 1.000USD của một mạnh thường quân ở Alabama, yêu cầu không để tên mà chỉ để chữ ”Vinh Danh Cờ Vàng”. Những viên gạch thì chúng tôi thấy có rất nhiều người để lại cho con cháu chẳng hạn như For My Grandson And Daughter, Dallas Texas. Có người để tặng bố mẹ Biên Hòa, Việt Nam, hoặc In Memory Of My Parenrs, Falls Church Virginia… Có nhiều hình thức để tưởng nhớ mà đồng thời cũng là để tặng lại cho xã hội cho đất nước Hoa Kỳ đã cho chúng ta cuộc sống tự do. Thành thử con đường được đặt tên là Gateway To Freedom.

Tiền đóng góp cho dự án Đường Đến Tự Do tập trung về đâu, ai sẽ điều hành số tài chánh đó, ông Đỗ Quang Tỏa cho biết:

Công việc này hoàn toàn thiện nguyện, chúng tôi chỉ kêu gọi trên các đài truyền thanh truyền hình trong vùng. Tất cả số tiền đóng góp sẽ không qua tay chúng tôi mà sẽ đi thẳng đến Fairfax Library Foundation Quĩ Thư Viện Fairfax. Khi nhận tiền Fairfax Library Foundation sẽ có một thơ giống như biên nhận, chúng tôi cũng có cái website www.duongdentudo.com , có thể vô đó để thấy tên của những người đã đóng góp, tiểu bang họ cư ngụ. Đó là hình thức gây quĩ ít tốn kém nhất.

Được biết theo hợp đồng mà Fairfax Library Foundation Quĩ Thư Viện Faifax ký với một công ty sản xuất gạch ở Florida, việc khắc tên trên 600 viên gạch còn lại của Đường Đến Tự Do sẽ do hãng gạch ở Florida đảm trách. Tên tuổi của người hiến tặng được khắc bằng tia Laser trên những viên gạch có thể chịu dựng thời gian và nắng mưa cũng như sương tuyết trong vòng vài chục năm tới:

Khi đã có gạch chở đến thì chúng tôi sẽ một lần nữa kêu gọi các nhà thầu xây cất người Việt tình nguyện bỏ công đến lấy những gạch cũ lên và thế bằng những gạch mới có khắc tên ân nhân đóng góp. Từ năm 2005 tới giờ không có một tốn kém nào mà chúng tôi đòi hỏi thư viện phải trả lại. Tất cả những công việc, tất cả những thành viên trong ủy ban vận động xây dựng Phòng Đọc Sách Tiếng Việt cũng như tất cả thanh viên trong ủy ban xây dựng Đường Đến Tự Do nếu có chi phí nào lo được thì chúng tôi lo, chúng tôi không xin Quĩ Thư Viện Fairfax.

Được hỏi tại sao không tổ chức khánh thành Đường Đến Tự Do ngày 30 tháng Tư, là dịp kỷ niệm 40 năm ly hương mà người Việt xa xứ khắp nơi trên nước Mỹ đang hướng đến dưới nhiều hình thức, mà lại chọn ngày 2 tháng Năm, bà Lê Tống Mộng Hoa thuộc Ủy Ban Yểm Trợ Phòng Đọc Sách Tiếng Việt và Dự Án Đường Đến Tự Do, chia sẻ:

Sở dĩ không chọn ngày 30 tháng Tư vì ngày đó rất buồn. Dù 40 năm qua nhưng ngày 30 tháng Tư suốt đời không thể là ngày vui được. Nhưng việc trao món quà ân nghĩa để tỏ bày lòng biết ơn đối với nước Mỹ là một việc có tính cách tích cực, một ngày vui vì mình được định cư ở xứ lành chim đậu.

Sở dĩ không chọn ngày 30 tháng Tư vì ngày đó rất buồn. Dù 40 năm qua nhưng ngày 30 tháng Tư suốt đời không thể là ngày vui được. Nhưng việc trao món quà ân nghĩa để tỏ bày lòng biết ơn đối với nước Mỹ là một việc có tính cách tích cực, một ngày vui vì mình được định cư ở xứ lành chim đậu

Bà Lê Tống Mộng Hoa


Chọn ngày 2 tháng Năm là để mời tất cả tất cả những ân nhân đã mua gạch cũng như đóng tiền cho bảng đồng lưu niệm, mời những người trong chính giới quận Fairfax để đại diện Việt Nam trao chi phiếu cho thư viện cùng với lòng tri ân của tất cả mọi người Việt Nam sau 40 năm định cư an lạc ở nước Mỹ.

Sau bốn mươi năm ly hương rồi an cư lạc nghiệp ở nước Mỹ, người Việt tị nạn thế hệ thứ nhất trở thành những công dân Mỹ gốc Việt với nỗ lực hội nhập bên cạnh những thành quả nhất định, những thành bại khác nhau về mọi mặt mà con cái của họ, thế hệ thứ hai và thứ ba, đang được thừa hưởng trên một đất nước tự do và nhân bản. Nếu được hỏi thì đó là tâm tư và cảm nghĩ của Việt ở Virginia nói riêng cũng như khắp nơi trên đất Mỹ nói chung.

Dẫu rằng món quà ân nghĩa, là dự án Đường Đến Tự Do tại thư viện Thomas Jefferson, quả là nhỏ nhoi so với những gì cộng đồng Mỹ gốc Việt thụ hưởng cũng như đóng góp vào đất nước Hoa Kỳ, nhưng theo bà giám sát viên quận Fairfax Penny Gross, từng sát cánh với Phòng Đọc Sách Tiếng Việt cũng như dự án Đường Đến Tự Do bao năm qua, thì món quà này không hề nhỏ:

Tôi ước mong những cộng đồng sắc tộc khác cũng sẽ có hành động tương tự như thế đối với thư viện trong địa phương họ đang ở, một phòng đọc sách bằng ngôn ngữ của chính họ. Chúng ta có thể thực hiện điều này bất cứ nơi nào, phải không, bởi nó bắt nguồn từ lòng tự hào về nền văn hóa và lề lối cư xử của một cộng đồng nhưng nó đã mang lại phúc lợi cho rất nhiều người sống trong cộng đồng đó.

The Gateway to Freedom …

Về dự án Đường Đến Tự Do, đó là lịch sử, là con đường gian truân mà rất những người Mỹ gốc Việt phải vượt qua khi đi vào một xã hội tự do thông thoáng. Đường Đến Tự Do này phản ảnh từng ký ức, từng quá khứ của mỗi một con người trong cộng đồng đó. Với tôi, hành trình đến tự do của người Việt như điều gì đó đi thẳng vào tim mình, nó là biểu tượng của giá trị tự do nhân bản mà người tị nạn tìm kiếm trên nước Mỹ rồi sau đó trả lại cho nước Mỹ bằng bất cứ hành động hào hiệp nào có thể. Đó là ký ức của tự do.

Còn đối với bà Mary Mulranen, giám đốc tiếp thị kiêm phát ngôn nhân hệ thống thư viện quận Fairfax, Phòng Đóc Sách Tiếng Việt là tặng phẩm hào phóng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tặng cho thư viện Thomas Jefferson:

Chúng tôi chưa từng thấy đó là món quà nhỉ., nhất là khi nó đến trong thời điểm thư viện được tái thiết lại . Đó là tấm lòng và món quà vô cùng rộng lượng không chỉ cho cộng đồng Việt Nam nói riêng mà cho cả toàn thể cộng đồng cư dân khác trong khu vực nói chung.

Chúng tôi thực sự cảm kích và biết ơn lòng quảng đại thể hiện qua phần tài chánh mà cộng đồng người Việt trao cho thư viện Thomas Jefferson. Hành động đó chắc chắn đã tạo thay đổi cho từng phần tử trong tập thể hỗn hợp sống quanh đó. Vô cùng cảm ơn là lời chúng tôi muốn nói.

Chắc chắn trong những ngày tới, không chỉ người địa phương mà người từ những tiểu bang xa, nếu có ghé qua thành phố Falls Church , quận Fairfax của Virginia, thì sẽ đến thư viện Thomas Jefferson trên đường 50 để tìm lại dấu tích của ông bà, cha mẹ hay của chính mình, ghi khắc trên những viên gạch không ngã màu thời gian của Đường Đến Tự Do Gateway To Freedom hướng vào tiền sảnh của thư viện Thomas Jefferson, nơi Phòng Đọc Sách Tiếng Việt ngự trị trong đó đã 10 năm.


Mục Đời Sống Người Việt Khắp 
Thanh Trúc

nguồn: bai phong van tren Dai A Chau Tu Do:

 
Quý bạn hữu CHS Ngô Quyền, muốn biết thêm chi tiết xin vào website: 

 

02 Tháng Chín 2010(Xem: 76915)
Thân Mẫu của anh Huỳnh Xuân Thọ và là mẹ chồng của chsNQ Vũ Thị An, Cụ Bà HUỲNH THỊ THANH đã từ trần tại VN
30 Tháng Tám 2010(Xem: 79936)
Hồ Thị Ba cùng tang quyến thành thật gửi lời cảm tạ.
26 Tháng Tám 2010(Xem: 56100)
Khóa 15 chs NQ muốn tìm liên lạc với Nguyễn Quốc Dũng hs lớp 10A6 và là Phó Trưởng Khối Báo chí Ban Điều hành HS NQ nk 1974-1975.
26 Tháng Tám 2010(Xem: 55886)
Tưởng là chỉ chào Thầy và vỗ vai bạn sau một thời gian dài không gặp, nhưng quý Thầy Nguyễn Văn Phố, Hà Tường Cát cùng các cựu nữ sinh NQ: Võ Thị Ngọc Dung, Phạm Thị Mỹ Dung, Nguyễn Trần Diệu Hương, và cựu nam sinh Phạm Huy Quyến (khóa 14) đã có một cuộc họp mặt nhỏ đầy tiếng cười và sự hồn nhiên của một thời Trung học.
20 Tháng Bảy 2010(Xem: 79569)
Nếu biết tin tức của Hồng Đào xin liên lạc với Phan kim Loan qua e-mail phanloan60@yahoo.com
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 83902)
Một buổi chiều se lạnh của Nam Cali, nhưng một nhóm cựu học sinh Ngô Quyền vẫn thấy ấm lòng khi tiếp đón bạn cũ Nguyễn Ngọc Long từ Việt Nam chiều ngày 31 tháng 5, 2010 tại nhà hàng Asian buffet.
25 Tháng Năm 2010(Xem: 66546)
Trong tình cảm trân quý đồng môn chung mái trường Ngô Quyền, đồng hương Biên Hòa, chúng tôi đã có niềm hạnh phúc khi được cùng quý Thầy Cô các đàn anh khoá 1 cùng tiếp đón người bạn cũ Phạm Phú Vĩnh đến từ Canada vào chiều chủ nhựt 23/05/2010.
24 Tháng Hai 2010(Xem: 88692)
Một buổi họp mặt tân niên Canh Dần của tuổi Cọp đã được tổ chức vào chiều chủ nhựt 21/2/2010 tại nhà chị Nguyễn thị Mỹ thuộc thành phố Westminter.
20 Tháng Giêng 2010(Xem: 83134)
Tựa bài ghi nhớ này tôi chỉ muốn viết ra để kỷ niệm lần gặp gỡ Thầy, Cô cùng Bạn bè cựu học sinh Ngô Quyền hiện còn sinh hoạt cùng gia đình tại quê nhà (một vài bạn từ nước ngoài về đúng dịp nữa chứ) chứ không phải nói về lứa tuổi 17…bẻ gảy sừng…trâu bò gì cả nha các Bạn.
11 Tháng Giêng 2010(Xem: 72155)
Như một thông lệ đã có từ ngày tôi và Lynh đặt chân đến USA, chúng tôi dùng San Diego là địa điểm hội ngộ gia đình trong mỗi mùa Noel. Tuy nhiên, trong chuyến đi lần nầy, ngoài việc họp mặt gia đình, chúng tôi có cơ may được gặp gỡ cũng như tham dự những sinh hoạt liên quan đến Ngô Quyền mà tôi muốn chia sẻ nơi đây cùng Thầy Cô và các bạn .
10 Tháng Giêng 2010(Xem: 77463)
Xin tất cả liên lạc về email: quangtr2003@yahoo.com
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 75825)
Tôi là  Nguyễn Trung Việt cựu học sinh Biên Hòa. Năm học từ 1960 đến  1963.  (đệ III, đệ II B và đệ I B ).
02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 76862)
Nguyễn Thế Hùng muốn tìm bạn là Đào Quang Đỉnh học lớp 12A2  và cùng lớp với chị Dương Thúy Phượng , con của Thầy Dương Hòa Huân, ra trường năm 1970,
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67324)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
21 Tháng Mười 2009(Xem: 61871)
PHÂN ƯU: Phu quân chs NQ Trần Kim Định đã mệnh chung vào ngày 18 tháng 10 năm 2009 tại Oaklahoma, Hoa Kỳ
21 Tháng Mười 2009(Xem: 62145)
PHÂN ƯU: Thân mẫu chs NQ khóa 7  Đoàn Vĩnh Quý đã từ trần ngày 20 tháng 10 năm 2009 tai VN
19 Tháng Bảy 2009(Xem: 60457)
PHÂN ƯU: Thân mẫu chsNQ Trang thị Liên, Nhạc mẫu chsNQ Trương Minh Sang là cụ Bà Mai Thi LÝ vừa từ trần ngày 14 tháng 7 năm 2009 tại San Jose.
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 161975)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
13 Tháng Sáu 2009(Xem: 65435)
PHÂN ƯU: Thân mẫu chsNQ Trần Minh Tâm , Nhạc mẫu chsNQ Trần Kim Vy nhũ danh Trần Võ Kim Huê    Đã mệnh chung ngày 12 tháng 6 năm 2009 Tại Houston, Texas, Hoa Kỳ
10 Tháng Sáu 2009(Xem: 146801)
Ngày họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền năm nay đã được dời lại vào ngày lễ Labor Day 31 tháng 8 tại nhà hàng Hong Kong Seafood Buffet,
20 Tháng Năm 2009(Xem: 65195)
PHÂN ƯU: thân mẫu chsNQ Lâm Kim Sơn là cụ bà LÂM THỊ LIỄU đã từ trần ngày 12 tháng 5 năm 2009 tại Biên Hòa
19 Tháng Năm 2009(Xem: 140434)
Tường thuật buổi họp mặt nho nhỏ của cựu học sinh Ngô Quyền Bắc California tối thứ bảy 2 tháng 5 tại nhà hàng Supper Buffet, San Jose.
10 Tháng Năm 2009(Xem: 65307)
PHÂN ƯU: thân phu chsNQ Nguyễn Đức Hiền, chsNQ Nguyễn Đức Trí, chsNQ Nguyễn Thị Mỹ, chsNQ Nguyễn Thị Nữ là cụ ông NGUYỄN VĂN ĐÀO đã từ trần ngày 8 tháng 5 năm 2009 tại Westminster, California USA
10 Tháng Năm 2009(Xem: 88259)
Cáo Phó: Tang Lễ Cụ Nguyễn Văn Đào Thân Phụ chsNQ Nguyễn Đức Hiền, chsNQ Nguyễn Thị Mỹ...
27 Tháng Tư 2009(Xem: 63216)
Phan Uu: Phu Nhan Thay Duong Hoa Huan, Than Mau chs NQ Duong Thuy Phuong vua tu tran 24/4/2009 tai BH VN
07 Tháng Tư 2009(Xem: 63250)
Phan Uu: chsNQ Trần thị Yến đã từ trần ngày 1 tháng 04 năm 2009 t ạ i San Diego, California – USA
15 Tháng Ba 2009(Xem: 61167)
Thân mẫu CHSNQ  Trương Kiến Xương  (Bắc California ) la cu ba Lam Binh An đã từ trần ngày 13 tháng 03 năm 2009
10 Tháng Ba 2009(Xem: 62806)
Phân ưu: Hội Ái Hữu chs NGÔ QUYỀN BH nhận được tin buồn: Phu Quân chs NQ Thanh Vân Anderson từ trần ngày 3 tháng 3, 2009 tại Arizona USA
30 Tháng Mười 2008(Xem: 45270)
PHÂN ƯU: Thân Mẫu chs NQ Liên Thất Hùng,  chs NQ Liên Hậu vừa từ trần 28/10/2008 tại San Jose _ Thư Cảm Tạ của Tang Quyến