MGTT33 xin được viết về những kỷ niệm học trò giữa các anh chị chs NQ K5 đến K 11 vớiCô Đặng Thị Trí, một trong những cô giáo trẻ tốt nghiệp trường Sư phạm Quốcgia, là bạn cùng thời với các Cô Vương Chân Phương, Hà Bích Loan, Trần Thị LiênChi...
BBTxin đặc biệt cảm ơn các chs NQ K5, K7, đặc biệt là chị Ma thị Ngọc Huệ đã giúpchúng tôi thực hiện bài này.
Xinđược coi đây như là một trong những lời tri ân gởi đến các cựu GS Ngô Quyền nóichung và Cô Đặng Thí Trí nói riêng trong khi mùa lễ Tạ ơn đang lấp ló cùng vớicái lạnh nhẹ nhàng đầu Thu ở Mỹ.
MGTT 33 - CÔ ĐẶNG THỊ TRÍ
Mỗi một chs NQ thường xuyên dự họp mặt truyền thốnghàng năm đều biết Cô Đặng Thị Trí, cựu giáo sư Quốc văn Ngô Quyền (1959 -1970).Hầu hết các anh chị từ khóa 5 đến khóa 10 đều là học trò của Cô Trí.
Cứ nhìn các anh chị tíu tit bên Cô thăm hỏi chuyêntrò mới thấy tình nghĩa Thầy trò ở Ngô Quyền xưa đi theo quýThầy Cô và các chsNQ suốt cuộc đời.
Tôi không phải là học trò trực tiếp của cô Đặng ThịTrí, mới được biết Cô từ năm 2004 lúc bắt đầu sinh hoạt với Hội chs NQ ở Mỹ. CôTrí với chúng tôi không những chỉ là một cựu Giáo sư Ngô Quyền, mà còn là một"cố vấn tối cao" luôn luôn có mặt bên Ban chấp hành Hội chs NQ, giúpcác anh chị giữ vững nhiệt tình "vác ngà voi", tổchức họp mặt hàng năm, và giữ nhà Ngô Quyền online là một nơi chốn tìm về trườngxưa cho cả thầy và trò.
Ngày xưa trên bục giảng Ngô Quyền không biết Cô đãchăm lo cho các đàn anh đàn chị, giảng Cổ văn, dạy Kim văn, tập cho học trò làmnhững bài Luận văn đầu đời Trung học như thế nào mà nhiều anh chị đến bây giờ vẫnmang theo nhiều kỷ niệm êm đềm có pha chút thơ ngây của học trò lớp sáu.
Chẳng hạn ở lớp Đệ Thất (lớp sáu sau này) niên khóa 60-61, một cậu học trò giỏi của Cônăm xưa nhớ hoài một câu kết luận trong bài văn tả cây viết máy. Học trò contrai mười một tuổi hồn nhiên viết vào bài câu kết luận:
"Tôi rấtquý cây viết máy nên giữ gìn rất cẩn thận, nên cây viết xài đã lâu mà vẫn cònmới".
Cả một bài luận không bị sửa chỗ nào, ngoài động từ"xài" bị gạch đỏ, và sửathành "dùng".
Cậu học trò nhỏ ngây thơ ức lắm, không hiểu tại saochữ "xài", một chữ vẫn được nói hảng ngày mà bị Cô gạch. Nỗi ấm ức còn nguyên trong lòng đến cuốinăm học vì anh không dám hỏi Cô lý do. Lớn lên, hiểu ra sự khác nhau giữa"văn nói" và "văn viết",cậu học trò ngây thơ năm xưa bây giờ đãtóc đã pha màu sương khói vẫn chưa dám kể chuyện ấm ức năm xưa với cô giáo Quốcvăn.
Ngược lại có những cậu học trò hay đặt đủ thứ câu hỏivới Cô khi xong bài giảng, Cô hay cho phép đặt câu hỏi. chẳng hạn như anh ChuMai, hay anh Nguyễn Ngọc Xuân của khóa 7.
Hồi đó Cô Tríđược xếp dạy các lớp nam sinh nhiều hơn là các lớp nữ sinh. Học trò con traithì nghịch ngợm hơn, nên Cô phải có kỷ luật chép phạt 20 lần với các anh khôngchịu làm bài, học bài. Một biện pháp nữa Cô thỉnh thoảng Cô đem ra áp dụng (khibiện pháp chép phạt không thay đổi được tình hình) là "cấm túc".
Ngô Quyền làtrường công lập nên sau khi bị cấm túc, các "phạm nhân" ngoan hơn,chăm học hơn. Thậm chí mãi về sau, sau này khi gặp lại Cô ở quê người trong nhữngdịp họp mặt hàng năm, các "phạm nhân" ngày xưa, nay đã nên người có"văn hay chữ tốt" vẫn đến ân cần thăm hỏi Cô và nhắc lại các biệnpháp kỷ luật năm xưa được áp dụng đơn thuần chỉ vì lòng yêu nghề và thương họctrò.
Trong 12 năm đi dạy ở Trung học Ngô Quyền(1959-1971) hai người học trò giỏi nhất của Cô là các anh Nguyễn Ngọc Xuân (K7)và Nguyễn Ngọc Ẩn E (K5). Cô vẫn nhớ hai khuôn mặt học giỏi này và vẫn thường đượccác anh thăm hỏi bằng E mail.
Hè 2008, Thầy Diệp Cẩm Thu (chs NQ K7) qua Mỹ có ghéthăm Cô ở căn apartment gọn gàng ở Nam California (mặc dù thời đi học và cho đếnbây giờ Thầy Thu vốn là "chuyên gia Toán", không phải là một họcsinh giỏi nhất lớp về môn Văn). Cô Trí rất vui khi gặp lại học trò cũ. Những lúc nhưvậy cả một quá khứ tươi đẹp -của một cô giáo trẻ mới ra trường đầy nhiệt huyết ởmột ngôi trường có đa số học trò ngoan ngoãn và học hành chuyên cần- sống lạitrong Cô như chuyện hôm qua, như chưa hề có hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhanhnhư "bóng câu qua cửa sổ".
Cuối cùng xin được chia sẻ một kỷ niệm ngoài khung cửalớp giữa Cô Đặng Thị Trí với người viết bài này. Tháng 7 năm 2012, họp mặt truyềnthống lần thứ 11 của Hội chs NQ được tổ chức ở San Jose. Một số chs NQ và cácthân hữu "quên không ghi danh trước" nên số người tham dự đông hơn sốchỗ ngồi đặt trước, Ban Tổ chức đành "ngồi lưu động" để nhường chỗcho khách. Là một thành viên trong BTC, tôi cũng giống như con bướm "khithưa thì đậu khi đầy thì bay". Và do đó không lo áo dài bị căng cứng vìbao tử đầy tràn. Tất bật với công việc, lại nhận được lệnh từ chị Hảo yêu cầucover phần MC cho chị trong phần xổ số vì chị bận việc lúc đó, tôi không ăn màkhông hề thấy đói (may quá!).
Cuối buổi khi chào Cô Trí cùng quý Thầy Cô khác, CôTrí dúi vào tay tôi một túi thức ăn to go và ân cần dặn dò:
"-Đem vềnhà ăn, nãy giờ Cô thấy Diệu Hương chạytới chạy lui không ngồi, không ăn được gì hết".
Tôi cảm động muốn khóc, không phải vì… sắp được ăn mà vì được Cô để ý quan tâm. Với cácanh chị K5 đến K10, Cô Trí là một cô giáo Việt văn tận tâm với học trò. Vớitôi, qua Cô Trí tôi thấy hình ảnh Mẹ tôi, người luôn biết tôi cần gì và cần đượcnâng đỡ lúc nào.
Và như vậy "Công Cha Nghĩa Mẹ Ơn Thầy" rất thậtvà ở quanh đây, trong tầm tay với.
Nguyễn Trần Diệu Hương
Những ngày đi học, tôi không có cơ duyên được học Việt văn với cô Đặng Thị Trí,dù đã biết cô những năm Đệ Nhất Cấp, nhưng được nghe những mẫu chuyện về cô vớilòng quý mến trong khi cùng các bạn ngồi chờ đò Hóa An sang sông. Nhưng nay tôicó cơ duyên cùng sinh hoạt với quý Thầy Cô trong đại gia đình Ngô Quyền. Tôi vàcác bạn đã cùng cô Đặng Thị Trí cùng chia sẻ biết bao tâm sự trên các đườngxuôi Nam San Diego và về Bắc San José. Tôi được biết Cô rất vui khi đi cùngchúng tôi, lời nói của cô tôi luôn khi nhớ khi được một vị Thầy hỏi:
-“ Sao Hạnhhay chọc phá chị hoài ?”.
-“Học trò có thương mến mới vui vẻ với mình chứ…”
Quý mến nhất vẫn là cô Đặng Thị Trí luôn trải lòngmình với sinh hoạt Ngô Quyền, cô đã vui với những thành tựu và phát triển, côđã buồn lo trước những cơn biến động.
Để tâmtrí tuổi già của cô không bị vẫn đục,chi bằng chúng ta cùng thật lòng với trường xưa, cùng gìn giữ cho Ngô Quyền bềnvững mãi.
Nguyễn Hữu Hạnh