Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 36

27 Tháng Mười Một 202012:11 SA(Xem: 10827)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 36

 NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 36



Thứ hai 16 tháng 11


Một sáng mùa thu đầu tháng 11, Dave Burkard,28 tuổi, thức giấc với một cơn ho, thấy khó thở, và mệt mỏi. Là một bác sĩ, anh biết là mình đã nhiễm Coronavirus. Sau nhiều tháng dài làm việc trong phòng cấp cứu của Spectrum Health ở Grand Rapids, Michigan, bác sĩ Burkard không ngạc nhiên khi mình bị nhiễm COVID-19 nhưng anh ngạc nhiên ở chỗ ngay ngày đầu tiên, anh đã có những triệu chứng nặng.

Vốn là một người có lối sống rất lành mạnh. Mỗi ngày, Dave chơi bóng chuyền trước khi đi làm, và chạy bộ từ năm đến sáu miles sau khi đi làm. Vậy mà chỉ ngày đầu tiên nhiễm cúm Vũ Hán, anh đã thấy mệt mỏi, và khó thở.

Bác sĩ Burkard tự cách ly ở nhà, và điều trị cho chính mình. Hai ngày đầu, cơn sốt của Dave vẫn tiếp tục, nhiệt độ không hạ dù đã uống đúng loại thuốc cần uống, nhưng anh thấy khỏe hơn và có cảm giác mình sắp lành. Vào ngày thứ sáu, bệnh anh chợt trở nặng.

Bác sĩ Giám đốc chương trình thực tập, manager trực tiếp trong một năm thực tập nội trú của Dave gởi đến nhà cho anh một cái "pulse oximeter" (một thiết bị điện tử nhỏ) kẹp vào đầu ngón tay để đo oxygen trong hồng huyết cầu. Ngay cả chỉ ngồi trên giường, oxygen của Dave cũng xuống rất thấp.

Anh gọi điện thoại tường thuật tình hình sức khỏe cho bác sĩ điều trị, cũng là boss trực tiếp của mình:

"Khi tôi bước quanh nhà, chỉ số oxygen của tôi khoảng hơn 80 (nghĩa là một con số đáng lo ngại). Đến ngày thứ tám, chỉ số này cũng chỉ có 82."


Bác sĩ Giám đốc yêu cầu Dave nhập viện như mọi bệnh nhân COVID-19 khác.

Là bệnh nhân COVID-19 ở ngay bệnh viện mà mình vẫn là Bác sĩ điều trị cho các bệnh nhân nhiễm cúm Tàu khác, cảm giác của BS Burkard rất lạ lùng, khó diễn tả khi anh được các y tá, và cán sự y tế (dưới sự giám sát của một bác sĩ khác) theo dõi bệnh trạng của mình.

Nằm một mình trong phòng cách ly của bệnh viện với tư cách bệnh nhân, Bác sĩ Burkard hiểu và cảm thông với những bệnh nhân COVID-19 nhiều hơn.


Dave được bác sĩ điều trị với Remdesivir, và truyền huyết tương (plasma) của người đã khỏi bệnh trong suốt ba ngày nằm bệnh viện. May mắn hơn cô bác sĩ thực tập nội trú Adeline Fagan cùng tuổi 28, cũng nhiễm COVID-19 khi đang làm việc trong phòng cấp cứu trong một bệnh viện ở Houston, TX đã bị Coronavirus đánh cắp cuộc đời ở tuổi 28 mới hai tháng trước; bác sĩ  Dave Burkard bình phục, dù vẫn phải mang di chứng của COVID-19 chưa biết đến lúc nào mới hết.


Trải qua kinh nghiệm của một bệnh nhân cúm Vũ Hán, bác sĩ Burkard hiểu bệnh nhân  hơn, và sẽ trở thành một bác sĩ điều trị đại dịch tốt hơn.

Sau kinh nghiệm của bản thân với đại dịch cả từ hai phía bệnh nhân, và bác sĩ, Dave đã viết trên Facebook của mình:


“Chúng tôi đang làm việc hết sức để giữ cho mọi người sống sót . Và nếu chúng ta không coi COVID-19 là một đại dịch vô cùng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến các nhân viên y tế,hay các bệnh nhân, mà sẽ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.

Xin hãy nghĩ đến người khác và tôn trọng họ bằng cách mang khẩu trang ở nơi công cộng.

Nghĩ đến những bệnh nhân COVID-19 đang rất khó khăn để thở để thấy là cả một điều không thể chấp nhận khi bạn phàn nàn về việc phải mang face mask.

Tất cả chúng ta sẽ góp phần chấm dứt tình trạng lây lan của đại dịch.

COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến những người lớn tuổi, hay những người có bệnh mãn tính, đại dịch tấn công tất cả mọi người, ai cũng có thể lây bệnh.

Xin vui lòng mang khẩu trang, góp phần mình trong việc chống đại dịch"


blank

Dr. Dave Buckard as patient and a RN - Courtesy of Spectrum Health and Today


***


Thứ ba 17 tháng 11


Chỉ có một lần trong suốt "đường hầm dài hun hút đen tối" của đại dịch, gia đình  Alexa Aragonez ở Arlington, Texas không theo đúng các hướng dẫn của Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh (CDC), họ đã phải trả một giá khá đắt: 15 người trong đại gia đình bị nhiễm COVID-19.


Sau 8 tháng dài luôn luôn mang khẩu trang khi ra khỏi nhà, hoàn toàn không đến các quán rượu, các nhà hàng, và cả không đi nhà thờ, họ nghĩ là sẽ an toàn khi đến dự sinh nhật của một người cháu. 


Mọi người đến nhà một thành viên trong đại gia đình, dự sinh nhật vào ngày 1 tháng 11, ai cũng đeo khẩu trang khi đến, và nghĩ là mình sẽ giữ được khoảng cách 6 feet. Nhưng rồi nghĩ và làm là hai phạm trù khác nhau. Họ tháo khẩu trang ra ăn uống, hào hứng từ nhà bếp đến phòng ăn, quên mất là Coronavirus đang hoành hành mạnh mẽ hơn, quên đi những thận trọng, giữ gìn của mình trong từ trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 11.


Ngay ngày hôm sau, mẹ của Alexa, bà Enriqueta Aragonez (người lớn tuổi nhất trong những người tham dự họp mặt sinh nhật), mệt mỏi, bị sốt.

Ngày 3 tháng 11, tất cả 12 người tham dự tiệc sinh nhật đều có COVID-19 dương tính. Chưa dừng ở đó, thêm 3 người trong gia đình không đi dự sinh nhật cũng bị lây cúm Vũ Hán.


Enriqueta Aragonez  phải nằm bệnh viện bảy ngày, trong đó có một vài ngày bà phải thở bằng máy. Bà được xuất viện, về nhà nhưng phải uống thuốc trợ tim cả phần đời còn lại. Mặc dù may mắn sống sót sau khi nhiễm cúm Tàu nhưng di chứng của COVID-19 làm bà không bao giờ có được sức khỏe như trước khi nhiễm bệnh.


Con gái của Bà, Alexa chia xẻ kinh nghiệm thật của gia đình Cô như một nhắc nhở, cho đến khi nào đã được chích thuốc chủng ngừa, mọi người phải luôn luôn đề phòng cẩn thận, và tránh xa mọi cuộc họp mặt dù là họp mặt gia đình giữa những người không sống cùng nhà.


Hẳn là không ai muốn "kiếm củi ba năm rồi thiêu trong một giờ"?! 


Tương tự, gia đình ông bà Charles and Kirstin Johnson-Nixon  ở Minnesota và ba cậu con trai trong lứa tuổi teenagers đều bị nhiễm COVID-19. Coronavirus còn lây lan sang cho cha mẹ của bà Kristin. Ông cụ thân sinh của bà  cũng phải nằm bệnh viện đến 50 ngày, may mắn là ông được xuất viện về nhà. Hãy nghe bà Kristin trả lời phỏng vấn trên một đài truyền hình:


"Việc cả nhà chúng tôi nhiễm COVID-19 làm tôi thấy mình có nhiệm vụ nói lên cho mọi người biết để họ đề phòng..." 


Mọi người trong gia đình Johnson-Nixon đã khỏi bệnh, nhưng di chứng còn ở lại với họ lâu, lâu lắm, không biết bao giờ mới hết!

Hình như di chứng của COVID-19 bằng cách nào đó đã "thực hành" câu dân ca "Người ơi người ở đừng về..."


***


Thứ tư 18 tháng 11


Cái nghèo đẩy cô  Gabriela Ochoa, 21 tuổi, - một bà mẹ đơn thân- vào một lựa chọn tưởng rằng sẽ tốt hơn. Đại dịch COVID-19 đã đẩy bốn mẹ cô xuống vực sâu hơn. 

Suy sụp kinh tế một cách tồi tệ từ nhiều năm qua  ở Venezuela  khiến Gabriela mất việc làm ở một quầy bán trái cây vào cuối năm 2019. Cô không con nuôi nổi ba đứa con dưới 5 tuổi của mình.


Ở một đất nước quá nghèo như Venezuela, trợ cấp cho trường hợp của Cô rất khó xin, thức ăn thì giá càng ngày càng cao. Gabriela quyết định bồng bế, dắt díu ba đứa con vượt sông Tachira ở biên giới của Colombia và Venezuela. Ở Colombia dù sao đời sống cũng khá hơn, và dễ tìm việc hơn. 


Từ quê nhà ở thành phố ven biển Puerto Cabello, vừa đi nhờ, vừa đi bộ, bốn mẹ con của Gabriela vượt 450 miles(730km) đến biên giới phía Tây của Venezuela và phía Đông của Columbia sau khi  Columbia đóng cửa biên giới vì đại dịch cúm Tàu vào giữa tháng 3 năm 2020. 

Cây cầu bắc ngang sông Tachira ngăn đôi biên giới hai nước đã bị đóng từ vài tuần trước. Không còn lựa chọn nào khác, Gabriela bồng bế các con băng qua một khu vực đầm lầy ở một khúc sông cạn nước được kiểm soát cảnh sát biên phòng, và bởi các băng đảng của cả Columbia lẫn Venezuela ở hai đầu đầm lầy.

Gabriela van nài cảnh sát biên phòng cho bốn mẹ con cô vượt đầm lầy qua Colombia, không ai động lòng. Đêm đó, mấy mẹ con nằm ngủ ở ven đầm lầy, bụng sôi lên vì đói. Vào ngày thứ hai, lúc mặt trời vừa lặn, một người đàn ông trẻ đến tỏ ý giúp đỡ mấy mẹ con. 


Họ vừa đặt chân xuống nước được vài bước thì cả một nhóm người có vũ trang che mặt đến lấy những đứa trẻ ra khỏi ra khỏi tay Gabriela, lôi cô vào một bụi rậm, cưỡng bức cô. Cô hoảng loạn, sợ những đứa nhỏ bị giết.

Sau đó, họ cho bốn mẹ con vượt đầm lầy qua Colombia.


Mấy mẹ con lại ngủ trên vệ đường của Colombia. Ban ngày, Gabriela tay bồng, tay dẫn con

xin ăn để sống. Một người đàn bà Columbia thấy tình cảnh đó, thương tình cho mấy mẹ con ở nhờ một căn phòng trống sau nhà mình.

Sau ba tháng, gia đình người đàn bà Colombia không cho Cô ở nhờ nữa. Gabriela tìm được một khu lều ổ chuột ở ven thành phố Cucuta, nơi rất đông những người Venezuela vượt biên giới qua Colombia tìm một cuộc sống kinh tế tốt đẹp hơn ở quê nhà Venezuela ( cả Chính phủ lẫn dân đều lâm vào ngõ cụt kinh tế). Không may, họ đến "vùng đất hứa" Colombia vào lúc đại dịch đang xảy ra, ngay cả người bản xứ cũng lao đao, mất việc thì làm sao người Venezuela nhập cư bất hợp pháp có thể tìm được việc làm!


Gabriela thuê một căn lều trong khu ổ chuột không có điện, không có đường ống dẫn nước này với giá 40 đồng một tháng.


blank


Makeshift camps at the Simon Bolivar International Bridge in Cucuta, Colombia, on July 7 , 2020. 
Courtesy of CNN
 

Vì đại dịch vẫn đang hoành hành, dù còn trẻ, nhưng là một người mẹ đơn thân, Gabriela không có lựa chọn nào khác hơn là bồng những đứa trẻ đi xin tiền hàng ngày trên đường phố.

Cô chỉ kiếm đủ tiền để mấy mẹ con sống lây lất qua ngày chờ đại dịch qua đi.


Người mẹ trẻ này cầu nguyện mỗi ngày cho con mình đừng bị nhiễm Coronavirus.

Hình như lời cầu nguyện của đã có "Người" nghe. Hoàn cảnh sống như thế mà mấy đứa trẻ dưới 5 tuổi vẫn khỏe mạnh, như những cây xương rồng vững chãi trong nắng gió của sa mạc .


Xin cùng góp phần cầu nguyện cho đại dịch qua đi để ít nhất các tổ chức bảo vệ trẻ em đến giúp mẹ con Gabriela, và cô có thể tìm được một việc làm  dù là lao động tay chân ở Colombia để bù lại cái giá rất đắt khi cô vượt biên giới qua đất nước này.. 

Nhiều lời cầu nguyện thành tâm thì sẽ động lòng Trời.  Cuộc sống của bốn mẹ con Gabriela sẽ đỡ phần cơ cực. 


***


Thứ năm 19 tháng 11


Cùng làm việc cho Disney trong bộ phận âm thanh, và cùng  hát song ca, từ tháng 3 năm nay cả Lauren Jimenez and Patrick Delgado làm việc từ nhà với một lịch trình làm việc  thời đại dịch.


Họ tìm hiểu nhau bốn năm trước và đính hôn  vào tháng 5, năm 2019. Hôn lễ dự định tổ chức năm 2020, nhưng đại dịch đã làm thay đổi mọi dự tính.

Họ đã thay đổi vị trí nơi tổ chức tiệc cưới, và đã cắt bớt danh sách khách mời đến ba lần. Vào giữa tháng 10, tình hình đại dịch xấu hơn vào mùa thu, họ muốn tổ chức hôn lễ trong năm 2020, nên đã xin marriage license (chỉ có giá trị 30 ngày). Hôn lễ sau nhiều lần thay đổi, dự định tổ chức vào mùa lễ Tạ ơn năm nay. 


Một lần nữa hôn lễ của họ gặp trở ngại, cô dâu Lauren Jimenez có COVID-19 test dương tính chỉ vài ngày trước ngày đám cưới 20 tháng 11. Họ không muốn thay đổi thêm một lần nữa, vả lại marriage license của họ sắp hết hạn, nên cả hai đã có một "COVID-19 wedding" rất đặc biệt.

Cả hai cùng mặc lễ phục, cô dâu Lauren (đang bị nhiễm Coronavirus) ngồi ở cửa sổ tầng hai nhà Mẹ cô ở thành phố Ontario, California, chú rể Patrick đứng ở sân trước.

Thay vì cầm tay nhau, mỗi người cầm một đầu sợi dây ribbon màu trắng có đính những cái hoa carnation tươi màu trắng, nghiêm chỉnh trao đổi lời ước hẹn sống với nhau trọn đời.


blank

Courtesy of Jessica Castellano and CNN



Chỉ có thế, rồi ai về nhà nấy, đợi đến khi nào Lauren hết bệnh, có COVID-19 âm tính, họ mới thật sự bước vào đời sống vợ chồng.

Họ mong sang năm, đúng một năm kỷ niệm ngày cưới, họ có thể có một tiệc cưới "muộn còn hơn không" với đông đủ thân nhân, và những người bạn thân.


Sau hơn 8 tháng chịu đựng đại dịch, người ta không còn ngạc nhiên về những điều không bình thường. Làm sao mà bình thường được khi mỗi ngày trên thế giới có gần 10 ngàn người bị Coronavirus cướp mất cuộc đời, trong đó có những người còn rất trẻ!


***


Thứ sáu 20 tháng 11


Đêm cuối trước khi một nhà hàng ở Cleveland, Ohio tạm thời đóng cửa vì đại dịch, nhân viên làm việc ở đây đã có một niềm vui bất ngờ.


Một người khách vào tiệm chỉ uống một ly bia giá $7.02 nhưng đã cho đến ba ngàn đồng tiền tip.

Nghĩ là có sự lầm lẫn, người chủ tiệm đuổi theo người khách để hỏi về số tiền tip quá lớn đó.


Người khách trả lời:

"Không, tôi không lầm khi để lại ba ngàn tiền tip. Xin chia đều ba ngàn cho tất cả những nhân viên làm việc hôm nay . Tôi sẽ trở lại khi nào tiệm được mở cửa lại"


blank



Có bốn người làm ở tiệm ăn giờ đó được chia đều món tiền tip hậu hỉ đó.

Mỗi người được USD$750, số tiền không nhỏ, nhưng cũng không lớn. Họ vui, không vì số tiền tip hậu hỉ, mà niềm tin về lòng tử tế, về sự cảm thông sẽ ở lại với nhân viên của quán ăn ở Cleveland, Ohio đến hết cuộc đời.

Đó là một cách tiêu tiền rất khôn ngoan của một người giàu, nhân hậu, và... thích uống bia.


Ba ngàn rất lớn cho tiền tip của một ly bia đáng giá bảy đồng. Nhưng ba ngàn là một cái giá rất hời để mua niềm tin và sự cảm thông giữa người với người.



***


Thứ bảy 21 tháng 11



Toronto, thành phố ở Đông Nam của Canada, nằm sát biên giới Hoa Kỳ và Canada vừa có lệnh 4 tuần lockdown để ngăn chận cúm Tàu lây lan. Đây là lần thứ hai, thành phố lớn nhất Canada này có lệnh lockdown. Người ta cũng cũng đã quen với lối sống khác thường của thời đại dịch.

Nhưng lockdown ngay trước Christmas là cả một thiệt hại lớn về kinh tế, nhưng không có lựa chọn nào khác. Sức khỏe và sinh mạng luôn là thứ quý nhất trên đời. 


Theo bác sĩ Irfan Dhalla của Unity Health Toronto, các bệnh viện ở Ontario thường gần như đầy bệnh nhân vào mùa cúm hàng năm trong mùa đông. Việc gia tăng người nhiễm cúm Vũ Hán vào thời điểm này nghĩa là các bệnh viện sẽ không có khả năng săn sóc bệnh nhân với chất lượng cao. Ông thêm:


 " Rõ ràng, chúng ta đang có vấn nạn, Người có trách nhiệm về sức khỏe cộng đồng và các nhà lãnh đạo địa phương quyết định là không có lựa chọn nào khác hơn ngoài chuyện phải trở lại tình trạng  lockdown" 


Một số ngành nghề ở Toronto lo ngại là lần lockdown thứ hai này sẽ là "một cú đấm knock-out  hạ gục” tình trạng đang khó khăn của họ.


Chẳng hạn nhà hàng HotHouse của Adam Joe và Arif Ahmed vốn có hơn 100 nhân viên. Sau lần lockdown thứ nhất, dù có được một hàng hiên khá rộng chung quanh nhà hàng họ phải sa thải một nửa nhân viên, chỉ giữ lại 50 người vì chỉ được bán ngoài trời.

Với lần lockdown thứ hai, ngay cả bàn ăn ngoài trời cũng bị cấm, chỉ còn bán thức ăn to go cho khách mang về nhà, chắc chắn họ sẽ phải sa thải thêm nhân viên. Rất khó khăn cho họ, không chỉ vì mất thu nhập, mà còn vì phải cho những nhân viên giỏi, và trung thành nghỉ việc.


 blank

 Toronto in lockdown - Courtesy of /www.blogto.com


Lần lockdown thứ nhất vào tháng 4 rất thành công, đã hạ giảm được số bệnh nhân COVID-19 mới nhanh chóng, nhưng vì vẫn chưa có thuốc chủng ngừa nên Coronavirus quay trở lại tiếp tục hoành hành vào mùa đông. Và không còn lựa chọn nào khác hơn là phải lockdown thành phố lớn nhất của Canada lần thứ hai vào đúng những tuần lễ trước Giáng sinh, mùa buôn bán bận rộn nhất của các cơ sở thương mại. 


Thủ tướng Justin Trudeau hy vọng sẽ có đủ thuốc chủng ngừa COVID-19 chích cho gần 38 triệu người Canada vào tháng 9 năm 2021.



***

 

Chủ Nhật 22 tháng 11


Khi số người Mỹ dưới 40 tuổi bị thiệt mạng vì COVID-19 lên đến con số 3,571 (cao hơn số người thiệt mạng vì biến cố không tặc 9/11 năm 2001), thời gian  đại dịch  hoành hành đủ dài để các giáo sư bác sĩ đưa ra những nhóm người Mỹ có risk factors (nguy cơ nhiễm Coronavirus nặng, thời gian bình phục rất lâu, đôi khi không thể bình phục) theo thứ tự sau:


- Những người bị bệnh béo phì, có đến 85 triệu người lớn thuộc nhóm này.

- Những người bị bệnh thận mãn tính, nhóm này có đến 37 triệu người Mỹ.

- Những người có thói quen hút thuốc lá, hiện có 34 triệu người Mỹ mê những điếu thuốc lá.  -Những người bị bệnh tiểu đường loại II, không may 30 triệu người Mỹ đang đang bị loại bệnh mãn tính này  

- Và cuối cùng là nhóm 16.4 triệu người bị bệnh đường hô hấp mãn tính .  *


Tổng cộng 202.4 triệu người Mỹ có nguy cơ nhiễm đại dịch rất cao. Đó là chưa kể những người có hệ thống miễn nhiễm rất yếu vì đã có hóa trị cancer, hoặc những người đã nhận hoặc cho một bộ phận cơ thể như thận… (organ transplant)


Nghĩa là khoảng hai phần ba người Mỹ có nguy cơ cao nhiễm COVID-19, bệnh nặng, và có thể sẽ chẳng bao giờ bình phục,hay được xuất viện về lại đời sống.


Xin hãy thương hơn 202.4 triệu người Mỹ không may đó để cẩn thận hơn trong giao tiếp, luôn đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng.

Nếu bạn may mắn không ở những nhóm trên, cũng không có gì bảo đảm COVID-19 "kiêng nể" bạn.
9

Xin cùng kiên nhẫn, nghĩ đến người khác và nghĩ đến chính bạn. Đừng coi thường Coronavirus cho đến lúc nào tất cả người Mỹ được chích đủ cả hai liều thuốc chủng ngừa COVID-19 .

Đó cũng là một trong những cách chúng ta tạ ơn đất nước này.


blankblank


Nguyễn Trần Diệu Hương

Post Thanksgiving 2020

 


* Nguồn :  https://news.yahoo.com/young-die-well-covid-19-120007688.html




01 Tháng Giêng 2025(Xem: 1006)
Mùa Christmas gần kề, chúng tôi đều nhận được những lời chúc tốt đẹp của ban lãnh đạo và lúc nào cũng không quên câu phải cẩn thận với người lạ.
26 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 1694)
Sau những câu chuyện vui vẻ chúng tôi bắt đầu vào tiệc. Chồng tôi rót rượu Champagne ra ly mời mọi người khai vị trong tiếng nhạc Giáng Sinh ngân vang rộn rã ...
26 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 1174)
Những buổi tối cuối tuần sau buổi hẹn hò, anh đưa cô về, trong xe của anh vẫn còn vương vấn mùi thơm nhè nhẹ, cho anh một cảm giác nhớ thương thật dễ chịu.
26 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 1333)
Tôi lắng nghe những bài thánh ca đêm Noel với sự trân trọng, tôi thấy lòng mình lắng đọng lại khi ngắm nhìn tuyết trắng rơi rơi vào đêm Giáng Sinh
24 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 1100)
Gần 50 năm đã trôi qua kể từ ngày 5/1/1975, nỗi ray rứt trong lòng tôi nay chợt đến nhứt là khi nhìn về đất nước thấy cảnh đảo điên của xã hội, băng hoại của văn hoá..
19 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 1517)
Đối với thanh niên thời nay chắc chẳng ai biết đến Pelé. Trái lại vào thời tôi còn đi học vào những thập niên sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước ở Việt Nam và có lẽ cả thế giới không ai mà không biết
19 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 2742)
Mặc dù đã trãi qua mấy trăm năm với bao diễn biến thịnh suy theo dòng lịch sử, ngôi Thánh đường Kẻ Sặt năm xưa vẫn không thay hình đổi dạng. Đó chính là hình ảnh không bao giờ phai nhạt trong ký ức tuổi thơ tôi.
19 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 1819)
Nhân việc nhà thờ Đức Bà tại Paris, thủ đô nước Pháp được tái khánh thành hôm 8 tháng 12 - 2024 sau năm năm sửa chữa, tôi nhớ lại ngày nhà thờ bị cháy mà tôi được xem qua màn ảnh vào thời điểm đó.
27 Tháng Mười Một 2024(Xem: 5712)
Nhân mùa lễ tạ ơn của nước Mỹ tôi xin cảm ơn tất cả. Xin chúc mọi người luôn vui khỏe trong tấm lòng chân thành biết nhớ ơn, tạ ơn và mở rộng lòng thi ân nếu có thể.
27 Tháng Mười Một 2024(Xem: 1563)
Hằng năm, con dân và thân hữu Biên Hòa quy tụ để cử hành Lễ Vía Đức Ông rất long trọng tại Biên Hòa (Việt Nam), San Jose (California) và Houston (Texas).
26 Tháng Mười Một 2024(Xem: 1641)
trong mùa lễ Tạ Ơn này tôi chúc người thân, bạn bè và các em học trò cũ của tôi ở xứ Cờ Hoa hưởng những ngày sum họp đầm ấm với gia đình.
23 Tháng Mười Một 2024(Xem: 1722)
Hòa ngắm mảnh vườn sau nhà với một cõi lòng tràn đầy Tri Ân. Không phải đợi đến mùa Thanksgiving, mà gần hai năm nay, kể từ khi được thay tủy, là từng ngày Hòa dâng lên ngàn lời Tạ Ơn.
16 Tháng Mười Một 2024(Xem: 3171)
Một điều đáng mừng là sau nhiều biến động lịch sử, SVĐ BH một biểu tượng Văn Hoá-Thể Thao lâu đời của người dân BH xưa, vẫn còn tồn tại, hơn nữa còn có được dự án chỉnh trang tu sửa để hình thành một SVĐ đa chức năng của địa phương.
16 Tháng Mười Một 2024(Xem: 990)
Anh Đa Đề, qua bút pháp đa diện và phong cách gợi mở, đã không ngừng mở rộng cánh cửa cho cuộc đồng sáng tạo, nơi người đọc vừa là người tiếp nhận vừa là người đồng hành ...
16 Tháng Mười Một 2024(Xem: 1733)
Tôi tên Chi, Trần Thị Chi. Nếu ai đọc “Chí Phèo” của Nam Cao ngày xưa, họ sẽ liếc vô tui, nói nhỏ với nhau: – Xấu hơn Thị Nở! Nhưng bây giờ trên đất Mỹ, hiếm người biết về “Thị Nở” nên tôi chỉ nghe xầm xì ở các chợ VN:
15 Tháng Mười Một 2024(Xem: 3607)
Tôi run run lái xe vào parking phía trước nhà băng và tìm chỗ đậu, xe truch cũng đậu cách tôi vài xe. Ở đời luôn có kẻ xấu, có ý đồ điên khùng, ghét người Châu Á.
03 Tháng Mười Một 2024(Xem: 2447)
Có thể nói không ngoa, rằng bầu cử Tổng Thống Mỹ được cả thế giới quan tâm, huống chi Canada là hàng xóm kế bên, hỏi sao không “hot”?
02 Tháng Mười Một 2024(Xem: 2123)
Tuy nhiên chúng ta cũng hãy tin người dân Mỹ yêu nước sẽ dùng lá phiếu để chọn người đại diện đúng nhất cho mình. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ chờ đợi kết quả ai sẽ là vị Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ.
02 Tháng Mười Một 2024(Xem: 2100)
Sau vài câu thăm hỏi, chúng tôi nhắc vài mẫu chuyện xưa khi còn đi học và Hải đã kể cho tôi nghe câu chuyện trên và lúc nào Hải cũng bắt đầu câu nói bẳng “Mày biết không?
02 Tháng Mười Một 2024(Xem: 2464)
và nghe mấy đứa con bà bàn tán về một “điểm hẹn” tụi nhỏ không bao giờ bỏ qua trong ngày lễ Ma, đó là ngôi nhà màu hồng to lớn và thật đẹp ở góc đường của bà “Phù Thủy.”