Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Việt Hải - NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG - VĂN CHƯƠNG VÀ QUÊ HƯƠNG

15 Tháng Tám 201410:47 CH(Xem: 24680)
Trần Việt Hải - NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG - VĂN CHƯƠNG VÀ QUÊ HƯƠNG


NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG -
VĂN CHƯƠNG VÀ QUÊ HƯƠNG

blank
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, 1986

Sáng nay Petrus Ký Đàm Quang Trung gửi cho các anh chị em Petrus Ký bài viết về nhà văn, nhà báo, nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng. Ông giáo dạy môn triết, có biệt tài giảng bài trong lớp học với sức quyến rủ văn chương lưu loát như phong văn của ông. Tôi học Petrus Ký nên gặp ông nhiều lần, vị thầy vui tánh, cởi mở, da trắng muốt như hoa bưởi, nhân dáng điển trai,...

blank
Nguyễn-Xuân Hoàng và Hoàng Xuân Sơn 2012
Anh bạn tôi lớp PK-12B1 cho biết ông nói về quý vị existentialistes, ngữ như giới mouvements littéraires hay études littéraires, những Jean Paul Sartre, Albert Camus, André Malraux, Simone De Beauvoir, François Truffaut, Alain Resnais, Françoise Sagan, Simone Signoret, André Breton, Maud Mannoni,...Có lẽ văn học Pháp ảnh hưởng giới văn chương Việt Nam ta không ít,... nào những văn chương của thuở la pléiade, l'humanisme, le baroque, le classicisme, les lumières, le romantisme, le réalisme,...

GS. Nguyễn Xuân Hoàng giảng bài say sưa, trong đam mê dù triết học hay văn chương,... Vị thầy mà khoảng cách thời gian lớn hơn chúng tôi độ một giáp. tức trẻ măng vào ngày nay khi nhìn lại cái dĩ văng êm đềm lửng thửng trôi qua rồi.

blank
Ảnh chụp từ trái quý giáo sư Dương Ngọc Sum,
Nguyễn Xuân Hoàng,
Nguyễn Thanh Liêm (đứng giữa mặc complet nâu)
cùng các thầy khác và bao quanh bởi các học trò cũ.

Vào 2009 hôm chúng tôi, các bạn bè văn nghệ, họp mặt nhau tại tư gia của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Doãn (San Jose) có niên trưởng chưởng môn Hà Thượng Nhân, KQ Dallas Phan Đình Minh, Vân Khanh, Cát Biển, Yên Sơn, Tú Minh, Vĩnh Thanh Thảo, Mạc Phương Đình, Đào Nguyên,... Petrus Ký có Nguyễn Ngọc Linh PK-12B4, Phan Tấn Đạt 12B4, Việt Hải 12B4, và nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, các anh em PK ngồi chung dãy bàn tiệc với ông giáo môn triết và ôn lại không gian có những ngày vui Petrus Ký, nhắc nhau cái quá khứ của những kỷ niệm một thuở VNCH bay theo phong vân lãng đãng đã qua rồi. Tôi nhắc về chuyện triết học của thầy Hoàng, có những existentialisme, hay psychanalyse, với approche psychanalytique của Sigmund Freud, cha đẻ ra môn phân tâm học,... Psychanalyse vốn khô khan, khó hiểu đối với thuở học trò nhập môn của chúng tôi.

Phân tâm học do Sigmund Freud đưa ra những ý tưởng nguyên thủy, những từ ngữ chuyên môn mà ngày nay đã được hòa nhập vào cuộc sống thường nhật của chúng ta như sự tất nhiên, nhất là tại xứ Huê Kỳ này. Thực vậy, tất cả mọi phạm trù về trí tuệ hay về tri thức của con người như văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, bói toán, tôn giáo, nhân chủng học, giáo dục, luật pháp, xã hội học, sử học, nhất là môn y khoa và những môn học về xã hội tôi nghĩ đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của học thuyết Sigmund Freud. Nói chuyện với thầy Hoàng trong cái tâm tình văn chương thật vui vui. Ngày nhà văn Cao Xuân Huy qua đời, tôi viết bài tiễn đưa. Tôi dùng trích đoạn văn chương của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, bài ông viết về tác giả "Tháng Ba Gãy Súng" Cao Xuân Huy. .

blank
Hàng đứng: Anh chị nhà văn Nguyễn Vy Khanh,
hai con trai của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng,
nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, Song Thao.
Hàng ngồi: anh chị nhà báo Trường Kỳ,
nhà văn Trang Châu, nhà thơ Lưu Nguyễn,
nhà thơ Bắc Phong. Montréal, tháng 9, 2003.

Ngày các cựu học sinh Petrus Ký Nam Bắc Cali nhóm họp với chủ đề "30 Năm Nhìn Lại", 1975-2005, các học trò Petrus Ký hàn huyên thân mật với các giáo sư, thầy Hoàng trên sân khấu kề chuyện 22 tuổi khởi sự ra làm thầy trong vui vẻ. Tôi hiểu vì hôm nay con trai đầu lòng cùa chúng tôi được một trường tư thuê dạy môn computer applications kèm cho các em học sinh trung tiểu học, cháu Nam muốn kiếm tiền hè, tôi từ bên ngoài lớp học len lén nhìn vị thầy 20 tuổi đứng lớp giảng bài sao mà giống thầy Hoàng ngày xưa quá vậy nhỉ <?>

blank
Ảnh chụp lưu niệm các cựu học sinh
Pétrus Ký Reunion, ngày Đại Hội 2005.

Petrus Ký Nam Bắc Cali Hội Ngộ (30 năm): http://www.saigongate.com/tac-gia.aspx?id=358

Tôi lang thang vào "bờ-lốc" VOA Nguyễn Xuân Hoàng, bài vở nhiều lắm, thong thả đọc "bờ-lốc" như danh tứ các vị trong xứ thường dùng, bài do ông giáo Petrus Ký dạy môn văn chương, GS. Nguyễn Văn Sâm, được GS. Nguyễn Xuân Hoàng cho chểm chệ treo trên "bờ-lốc" VOA, dĩ nhiên người trong xứ truy cập (browse, surf in) vô rất nhiều. Trong cái nhìn của tôi khi ai viết về những vị ân sư, những vị thầy mình hâm mộ, mến mộ là sự hãnh diện, GS. Nguyễn Văn Sâm viết vị thầy toán học của ông, GS. Nguyễn Văn Phú. GS. Phú dạy môn toán học vốn khó nuốt, ôi những phương trình vi phân, những phương trình tích phân; những ngữ như équation différentielle, équation intégrale mà những năm đầu tiên ngành kỹ sư của anh em chúng tôi va chạm trong các campus Mỹ. GS. Nguyễn Văn Phú còn là nhà văn biên khảo uyên bác, đặc biệt về triết lý Phật học.

http://www.ninh-hoa.com/Ninh-HoaDOTcom-GSNguyenVanPhu-Index.htm

http://www.ninh-hoa.com/Ninh-HoaDOTcom-GSNVPhu-BuocVaoCuaPhat-2-10.htm


Nha Trang là một thành phố ven biển đẹp tuyệt vời của xứ Việt number one của chúng ta, nó là thị xã đông dân cư của tỉnh Khánh Hòa, dù Nha Trang hay Khánh Hòa là quê hương xứ sở của những ai, hay những ai theo học tại đó như những nhà văn mà tôi quen biết Vinh Hồ, TQLC Huỳnh Văn Phú, Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Văn Thành, Quách Giao, Dương Anh Sơn, Phạm Tín An Ninh,... và dĩ nhiên có nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. Tôi sống tại Nha Trang thuở nhỏ, nhà tôi ở trên đường Độc Lập, khá gần biển, tôi yêu miền thùy dương cát trắng này, tản bộ dọc bờ biển đón nhận những ngọn gió biển thồi nhẹ mát rượi khi chiều xuống; Tuyệt! ngửi lấy không khí biển mặn như mùi thơm rong rêu (seaweed, algae) hay vị ngọt ngào của nước dừa miệt biển thùy dương, dĩ văng đẹp đến thế đấy. Hôm nay lang thang trên web thầy Hoàng mang tôi về vùng đất xưa.... Nha Trang, đó là một thành phố của tình yêu và chia biệt, thành phố của những mối tình mùa hè,...

Nha Trang, NS. Minh Kỳ, Ngọc Trân trình bầy: http://www.youtube.com/watch?v=SY1Yq7MZezY


" Nhatrang, đó là một thành phố của tình yêu và chia biệt, thành phố của những mối tình mùa hè, của những con sóng biển vô tình, những con dã tràng trên cát, những dấu chân bị nước cuốn đi không để lại một vết tích nào như thể trước đó nó không hề tồn tại...

blank
blank

Nha Trang là một thành phố ven biển đẹp tuyệt vời của xứ Việt

Tôi là người có hai quê: cha tôi ở bên Thành, mẹ tôi ở N.H. Nhatrang nằm ở giữa. Đường đi lên Thành-Citadelle gần, nhưng đường từ Nhatrang đi N.H. xa hơn, cách nhau tới hai ngọn đèo, đèo Rù Rì và đèo Rọ Tượng. Mẹ tôi người Minh Hương. Và N.H. có thể nói là thị trấn của những người Minh Hương. Tính chất Minh Hương ấy hiện lên rất rõ trong những ngày lễ lạc. Cả một thị trấn chiếm một khúc ngắn trên quốc lộ Một và tỉnh lộ Hai Mươi Mốt này gặp ngày lễ lớn người ta thấy bay rợp trời những lá cờ Trung Hoa, họa hoằn lắm mới thấy một vài lá cờ Việt Nam. Và ngay cả những người dân sống trên con lộ chính này cũng là những người Hoa. Bà dì tôi đúng là một người Hoa, Hoa một trăm phần trăm, Hoa từ mái tóc ngắn kiểu "bôm bê" đến giọng nói, từ cách sống đến lối nghĩ, từ quần áo của bà mặc đến lối trang trí nhà cửa ... Thế nhưng mẹ tôi, lạ thay không có chút mảy may Tàu. Trái lại bà có cái vẻ bề ngoài của một phụ nữ tây phương hơn là một người Á đông. Chỉ có y phục, cách ăn uống, cách dạy con, sự xuề xòa, giọng nói của bà là Việt Nam mà thôi. Bà giống một phụ nữ Việt nghèo khổ hơn là một người Hoa giàu có...."

Văn phong của Nguyễn Xuân Hoàng nhắc nhớ tâm hồn tôi về chốn đẹp quê hương, văn chương của ông cho tôi chút xao xuyến, chút bâng khuâng, và chút bồi hồi khi moi góc nhớ quê hương từ tiềm thức cũ mà hinh như đã chìm sâu vào quên lãng. Bài viết "Nha Trang Trong Mắt Tôi" ghi nhận tiếp:

"Tôi hiểu vì sao tôi yêu những khóm dương trên biển hơn ngôi nhà, yêu bãi cát trên biển hơn chiếc giường tôi nằm chung với một đứa khác mỗi đêm... Nhatrang, thành phố của biển xanh, và cát trắng, của rừng dương, rừng dừa, của Hòn Chồng, Cầu Đá, của cầu Hà Ra, Xóm Bống, của Tháp Bà, của Lương Sơn, Đồng Đế, ...Nhatrang, thành phố ấy bao giờ cũng dính chặt vào trí nhớ tôi.... Ngôi trường tiểu học là thiên đường của tuổi thơ, nơi đã cho tôi những tình bạn trong sáng mà giờ đây khi hồi tưởng lại tôi vẫn thấy ấm áp cả trái tim...", hay

"Nhatrang, thành phố đó đã dạy cho tôi bài học đầu tiên về lòng nhân ái. Ông chú bà thiếm tôi là những người nhân ái như thế. Những người con của chú thiếm tôi cũng là những người nhân ái như thế. Nhưng tôi giống như một con vật bị săn đuổi vì thiếu cha, thiếu mẹ, chui rúc vào những hang động của tuổi thơ. Bãi biển đẹp nhất trên thế giới là nơi tôi tìm đến những ngày trốn học. Núp dưới bóng những gốc cây dừa, nằm giữa lùm cây trong rừng dương, hay ẩn mình trong hốc đá Hòn Chồng, tôi khám phá ra đời sống là một chuỗi những hạnh phúc và đớn đau, hay những đớn đau-hạnh phúc. Tôi thấy sự cô đơn trong đám đông và thấy cả nỗi ấm áp tình người trong sự cô độc..."

blank
blank
"Mỹ miều kỷ niệm Nha Trang
Người xa hồn tưởng mơ màng nơi đâu?"
VHLA

Tôi nhớ kỷ niệm xưa khi tôi và ông anh "chôm" trứng gà của mẹ tôi đánh trộn vào cát trắng Nha Trang như bắt chước làm bánh, báo hại bà không còn trứng gà làm bánh bông lan, nên hai anh em chúng tôi ăn đòn phạt vạ cho chừa tật phá của, và khỏi ăn bánh bông lan ngày ấy. Kỷ niệm Nha Trang phải có con phố mỹ miều chạy đọc biển Avenue de la Plage của thời Pháp thuộc, sau này là Đại Lộ Duy Tân, chạy dài từ Ty Bưu Điện rồi chạy theo dọc như vô tận về hướng Cầu Đá. Nha Trang có Hải Dương Học Viện cũng gần Cầu Đá, có Trung tâm Huấn Luyện HQ Nha Trang, nơi là nhiệm sở của thân phụ tôi khi HQ Pháp chuyển giao sang cho HQVN.

Và Thi ca ca tụng vẻ đẹp của Nha Trang:

"Mỹ miều kỷ niệm Nha Trang
Người xa hồn tưởng mơ màng nơi đâu?"
VHLA

hay,

"Người ơi còn nhớ Nha Trang
Thoáng đời thăm thẳm miên man Khánh Hòa?"
VHLA

"Nha Trang thuở nhỏ một thời
Tình quê quyến luyến một trời mang theo"
Việt Hải Los Angeles

Quê hương có thể được xem như nơi ta mở mắt chào đời, nơi nuôi ta khôn lớn, quê hương tiềm ẩn trong ký ức, rất khó quên, lòng yêu mến quê hương mà quyển sách xưa của văn hào người Ý, Edmondo de Amicis, tác giả của danh tác "Tâm Hồn Cao Thượng" (Les Grands Coeurs, Cuore [Heart] 1886), kể về lòng yêu nước của cậu bé Thành Padova yêu thương quê hương, một dấu ấn cho nhiều chúng ta của một thuở đã qua. Một chế độ chính trị, một thể chế cầm quyền có thể vi phạm sai lầm bởi yếu tố nhân tai, nhưng quê hương bởi bản sắc không bao giờ sai trái cả. Hãy ca tụng nơi bạn sinh ra, dù quê làng thôn xóm có nghèo khổ, nhưng đó là quê hương bởi định nghĩa, bởi tình yêu cho quê hương, quê hương là nôi sưởi ấm trong góc nhớ trong tâm hồn của mỗi chúng ta.

Nắng Lên Xóm Nghèo, Như Quỳnh:
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/nang-len-xom-ngheo-nhu-quynh.7wcmLN9okArE.html


Lối Về Xóm Nhỏ, Phi Nhung:

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/loi-ve-xom-nho-phi-nhung.f5qx3Rf6Yf67.html


Lời cuối, xin cám ơn nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng của quê hương Nha Trang, viết về Nha Trang trong trân trọng. Diễn trình "Sinh-Bệnh-Lão-Tử" là chu kỳ tất yếu của mỗi con người chúng ta, nhưng trong cuộc sống này các yếu tố phúc đức và may mắn đóng góp không ít cho sự sống, xin phép đại diện cho quý bạn của sân trường Petrus Ký ngày xưa, của thế hệ Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, kính chúc thầy Hoàng luôn được an bình và vui mạnh.


Trần Việt Hải

Los Angeles, 15/08/2013


Nguồn:
Chim Việt Cành Nam