Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bùi Thị Lợi - CHUYỆN CỦA DÒNG SÔNG

17 Tháng Bảy 20159:35 CH(Xem: 26792)
Bùi Thị Lợi - CHUYỆN CỦA DÒNG SÔNG
C H U Y Ệ N    C Ủ A    D Ò N G    S Ô N G

lap song DN
 
Nhiều tháng trước tôi tình cờ đọc trên mạng aihuubienhoa.com bài viết về Một Dòng Sông Kêu Cứu. Tôi hết sức kinh ngạc, sông Đồng Nai quê tôi đang bị người ta lấp đi để qui hoạch xây dựng khu dân cư hiện đại. Tôi vội đọc thêm vài bài viết trên các nhật báo mới hay việc lấp sông đang bị ngăn chận. Tôi hoang mang thắc mắc không biết sông bị lấp ở đoạn nào? Lấp khoảng rộng bao nhiêu? Tôi rất muốn về ngay Biên Hòa để tìm hiểu xem nhưng rồi cuộc sống bận rộn với nhiều lo toan đã làm tôi quên đi nỗi đau của dòng sông.

   Mãi đến hôm nay, nhóm bạn lớp Tứ 3 khóa 9 Ngô Quyền rũ tôi về họp mặt. Tôi mới có cơ hội tận mắt nhìn thấy một bãi sông bị lấp còn nham nhở đất đá trãi dài từ trên chùa Phụng Sơn Tự còn gọi là Hội Quán Phước Kiến đến khỏi khu vực nhà máy nước Đồng Nai trên đường Cách Mạng Tháng 8 (ngày xưa mang tên Nguyễn Hữu Cảnh.

  Con đường nầy từng ghi dấu những bước chân thời thơ ấu của tôi. Những ngày còn học Tiểu Học trường Nguyển Du từ lớp 1, lớp 2 đến lớp 3 mới chuyển sang trường Nữ Tiểu Học trên dốc Cây Chàm. Sau năm 1975 con đường bỗng trở nên xa lạ. Những ngôi nhà của bạn bè thân quen ở hai bên đường đều đổi chủ. Mỗi khi có dịp về ngang nơi nầy lòng tôi man mác buồn khi nhìn những bảng hiệu các quán café Bờ Sông mọc lên rải rác.
Rạp chiếu phim Lido, điểm hẹn một thời vàng son của tôi giờ bị bỏ hoang. Hồi đó tôi có người bạn thân là cháu của chủ rạp, tôi đi học ở Saigon cuối tuần về cứ đến rạp xem phim thoải mái khỏi phải mua vé. Quán ăn Tuyết Hồng rộn ràng tấp nập cả ngày bây giờ cũng chỉ còn vỏn vẹn một xe hủ tiếu nhỏ lặng lẽ bán một chút buổi sáng...

  Nhiều lần tôi cùng nhóm bạn Ngô Quyền hẹn nhau uống café ở quán Thủy Tùng sát bờ sông. Chúng tôi thường chọn bàn ở ngoài để đón gió mát. Ngồi ở đây có thể nhìn thấy xa xa những nhịp cầu Gành cổ xưa lấp ló, xa hơn nữa ẩn hiện dưới ánh chiều hoàng hôn êm ả là ngọn núi Châu Thới cheo leo với mái chùa vàng cong vút và tượng Phật Bà Quan Âm sừng sững trên đỉnh. Nhìn ngược về thượng nguồn là cây cầu Mới được xây sửa mấy lần cũng đã giải quyết được phần nào nạn kẹt xe trong giờ cao điểm cho các phương tiện giao thông qua cầu vào thành phố Biên Hòa.

  Nhớ mấy chục năm trước tôi thường đi đò ngang từ chợ Biên Hòa sang lò lu Hóa An để thăm người chị theo chồng về bên đó. Những chuyến đò lúc đầu còn được người lái đò chèo bằng tay, sau đó được thay bằng máy đuôi tôm chạy dầu nổ xành xạch. Có lần ngồi trên đò qua sông tôi với tay vớt được một cành hoa Lục Bình rất đẹp, hí hửng định đem về cắm trên bàn học để ngắm cho thỏa thích. Nhưng loài hoa cánh mỏng mau héo tàn ấy đã dập nát ngay khi tôi chưa về đến nhà. Từ đó tôi không bao giờ hái hoa Lục Bình dù rằng tôi vẫn rất yêu màu hoa tim tím ấy.

  Một lần chúng tôi ghé quán muộn, nắng chiều đã tắt, mây đen vần vũ che khuất cuối chân trời. Gió thổi mạnh, dòng sông như trở mình không còn êm ả lục bình trôi, cũng không còn rì rào hòa âm cùng tiếng nhạc vọng ra trong quán như mọi khi mà như dỗi hờn, tung những đợt sóng lớn vỗ mạnh vào bờ. Tôi chợt nhớ và kể cho nhóm bạn nghe một kỹ niệm vui vui về dòng sông quê tôi. Năm đó tôi theo Má về quê thăm Ngoại ở Cù Lao Bình Quới. Vào mùa mưa, lúc ấy dòng sông từ thác Trị An chưa bị đập thủy điện ngăn chặn xuôi chảy về ào ạt. Hai Má con đứng chờ đò, từ trong bến tôi nhìn ra khoảng sông rộng thấp thoáng nhiều nhánh cây khô bập bềnh theo dòng nước cuốn. Trong trí tưởng tượng tôi lại nghĩ đến cảnh hai vợ chồng quê chèo xuồng đi vớt củi trên sông mùa nước lũ trong truyện ngắn Anh Phải Sống của Khái Hưng. Câu nói của người vợ trước khi buông tay không bám víu để nữa để người chồng có thể bơi thoát vào bờ một mình vì đàn con dại đang chờ ở nhà mà tôi luôn thuộc nằm lòng: “thằng Bò, cái Nhớn, cái Bé, không, anh phải sống”. Tôi nhớ trong truyện nhà văn tả cảnh dòng sông Hồng nước cuồn cuộn chảy xiết, bỗng dưng tôi thấy dòng sông trước mặt mình cũng cuồn cuộn chảy xiết với những khúc gỗ to bị sóng đánh dồn dập. Tôi bỗng sợ hãi co rúm người lại không dám bước xuống đò làm Má tôi phải dỗ dành mãi hồi lâu.

   Hôm nay nhìn lại dòng sông, một bãi đất đá được gia cố bờ đê vững chắc đã che lấp cả một khúc sông dài. Ngồi ở quán Thủy Tùng tôi không còn nghe tiếng nước vỗ vào bờ, tôi cũng không còn nhìn thấy những mảng lục bình trôi. Phía trên kia nơi bến sông của chùa Phụng Sơn Tự, cây đa cổ thụ vẫn còn đó nhưng không còn được soi bóng mình trên mặt nước sông. Dưới gốc đa ngày xưa tôi vẫn thường ngồi canh giữ quần áo cho anh trai và mấy thằng bạn trong xóm nghịch ngợm đi tắm sông, nhảy thi từ trên cành cây xuống nước. Bây giờ gốc đa cách mép nước khoảng gần 100 mét hay nhiều hơn nữa. Đất đá, bê tông đã che lấp tất cả, cảnh tượng khô khan nhìn thật đau lòng.

  Tôi không biết nếu như dự án xây dựng khu dân cư mới với những tòa nhà cao tầng hiện đại trên mảnh đất lấp đoạn sông nầy hình thành thì cảnh quang nơi đây sẽ như thế nào? Dù có được nguy nga tráng lệ như trong những tấm áp phích người ta quảng cáo với nhiều sắc màu được dựng trước cổng công trình lấp sông đang bị đình chỉ thì liệu những người thụ hưởng công trình lấp sông sẽ nghĩ sao? Người dân xứ Bưởi sẽ nghĩ sao? Và nhất là dòng sông sẽ nghĩ sao?

  Biết đâu một ngày nào đó sẽ lại có một dự án san bằng ngọn núi Bửu Long hay núi Châu Thới để xây dựng một công trình thế kỷ, thì Đồng Nai ơi xin hãy nén cơn đau mà xuôi dòng như vẫn tự bao giờ...
 
   Bùi Thị Lợi
     Tháng 6 năm 2015
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1651)
Không biết mấy chục năm sau những lứa tuổi học trò ngày nay tại Việt Nam họ cũng sẽ họp mặt trường lớp cũ, họ cũng có những kỷ niệm đẹp dưới mái trường xưa với thày cô, bạn bè,
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1578)
Tôi chỉ kể chuyện cá nhân chứng kiến (bên đây), và xem video ( bún chửi Hà Nội), chớ không vơ đũa cả nắm cho bất cứ nơi chốn nào.
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1879)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
15 Tháng Giêng 2024(Xem: 2870)
nhưng thành phố của tôi có những góc nhỏ duyên dáng và dễ thương khiến người dân bản địa sẽ nhớ hoài như: con đường đẹp dốc tòa, con đường Nguyễn văn Trị (NVT) dọc theo bờ sông
11 Tháng Giêng 2024(Xem: 1480)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho.
02 Tháng Giêng 2024(Xem: 2104)
Nhìn cái mỏ chu chu của thằng con đưa ra chực chờ hôn phá mẹ, hai tay nó đưa ra lo le thọc lét, tôi tuột vội xuống giường chạy ra khỏi phòng: - Thằng khỉ gió đừng thọc lét mẹ, mẹ đầu hàng.
31 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1773)
Đọc tới đây ông xã tôi bảo, Tiễn Vong là Vong cả thế giới năm qua, sao em tiễn vong Chiều Nay dài thế. Vậy đó, hễ nói tới xứ đó là em không kiềm được cảm xúc tuôn trào, huyết áp tăng cao
25 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2770)
Tôi hôm nay trong lòng rất vui Giáng Sinh đến rồi rộn rã nơi nơi Ngày mai con về gia đình sum họp Nâng ly chúc mừng hạnh phúc đầy vơi.
24 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2509)
trong suốt 21 năm tồn tại của miền Nam còn rất nhiều phim hay khác của Âu, Mỹ, Hồng Kông, Ấn Độ và Việt Nam nữa mà chúng ta may mắn được sống ở vùng đất tự do nên có cơ hội thưởng thức
23 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2193)
Theo người hướng dẫn, với cư dân khoảng 15 triệu (chiếm 190/0 dân số Thổ Nhỉ Kỳ), thành phố Istanbul có gần 4 ngàn thánh đường mà đẹp nhất là Đại Thánh Đường Xanh (Blue Mosque).
16 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2227)
Sau nhiều năm đón Christmas lạnh giá ở xứ người, tôi mong có dịp trở lại BH vào dịp lễ Noel một lần, chỉ để :“Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu”,
16 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2054)
Vào tháng 9 vừa qua,vợ chồng Tôi du lịch Iceland bằng Cruiseship Hollandamerica Rotterdam Hai tuần liên tục thưởng thức Iceland Lamb-Rack tuyệt vời không đâu ngon bằng.
12 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2184)
Dù ngạn ngữ Việt Nam có câu ”nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng người dân miền Nam không quên mối hận: Henry Kissinger là người đã khai tử quốc gia Việt Nam Cộng Hoà.
02 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2661)
Vào giữa thập niên 1960s, khi còn ở quân trường trên Đà Lạt, với radio transistor, trong im vắng, lúc 10 giờ tối Thứ Năm, Chương Trình “Nhạc Chủ Đề” của Nguyễn Đình Toàn trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn,..
02 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2940)
Nguyễn đình Toàn, như một định mệnh đã an bài, anh vừa là một nhà văn, một thi sỹ và cũng là một nhạc sỹ nữa trong một công dân VNCH. Anh đã gắn chặt vào đài phát thanh Sài Gòn từ những ngày đẩu thập niên 60
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2380)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2359)
Từ lâu đã là một đối tượng được tôn sùng và xung đột, thành phố Jerusalem đã được cai trị, vừa là một thị trấn cấp tỉnh vừa là thủ đô quốc gia, bởi một loạt các triều đại và chính quyền.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2421)
học sinh ở Mỹ ngay từ nhỏ đã được dạy có niềm tin vào bản thân, không cần phải đem mình so sánh với người khác, mà phải tự so với chính mình.
22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2370)
Tôi cũng tin chắc rằng, tất cả chúng ta phải cám ơn thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trái đất này bỗng nhiên nhỏ bé, người ta gần nhau hơn, dù ở bất cứ nơi nào vẫn có thể “gặp” nhau, nói chuyện với nhau
22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2497)
chị đã thấy đã nghe có những người Mỹ làm ra tiền mà vẫn quanh năm túng thiếu, mua cái gì cũng phải trả góp, từ cái ti vi, tủ lạnh, tấm nệm giường,