Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - QUA LÀNG TIÊN ĐIỀN NHỚ CỤ NGUYỄN DU

20 Tháng Ba 20153:55 CH(Xem: 28287)
Diệp Hoàng Mai - QUA LÀNG TIÊN ĐIỀN NHỚ CỤ NGUYỄN DU

QUA LÀNG TIÊN ĐIỀN NHỚ CỤ NGUYỄN DU

(Nhân đọc bài viết “NGÀY XUÂN RỈ RẢ CÂU KIỀU” của GS. Nguyễn Văn Phú)

 

nguyendu_1

 

Hồi còn nhỏ xíu xiu, tôi đã thuộc nằm lòng nhiều câu lục bát, mà ba của tôi thường nghêu ngao đọc đi đọc lại có đến … ngàn lần:

 

Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trãi qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng…

 

nguyendu_2

 

Cho đến lúc vào trường trung học, được học thơ Kiều và có nhiều cơ hội chiêm nghiệm thơ Kiều, tôi mới hiểu vì sao tuyệt tác Truyện Kiều lại ảnh hưởng sâu sắc đời sống nhân sinh đến vậy. Với ba ngàn hai trăm năm mươi bốn câu lục bát, Kiều của cụ Nguyễn Du mô tả gần như trọn vẹn mọi cảnh đời, mọi kiểu người trong xã hội xưa nay. Từ những người dân quê chơn chất, cho đến tầng lớp trí thức trung lưu … ai ai cũng có thể dễ dàng tìm được một vài câu Kiều, một đoạn thơ Kiều để bình giải cho từng hoàn cảnh, từng số phận của chính mình.

 

nguyendu_3

 

Bằng vốn hiểu biết sâu sắc và một tâm hồn nhạy cảm, cả đời cụ Nguyễn Du luôn ưu tư với biết bao nhiêu thân phận con người. Cảm thương thân phận nàng Tiểu Thanh ở Hàng Châu ba trăm năm trước, thi nhân khắc khoải bày tỏ tiếng lòng với phận bạc đời người ba trăm năm sau:

 

Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp tố như?

 

(Chẳng biết ba trăm năm lẽ nữa

Người đời ai khóc Tố như chăng?)

 

nguyendu_4nguyendu_5

 













Cụ Nguyễn Du đâu ngờ rằng gần ba trăm năm sau, vẫn còn đó hàng triệu triệu người thổn thức cảm thương số phận nàng Kiều. Và cũng hàng triệu triệu người đam mê Kiều, đến đỗi họ lần giở từng trang Kiều bói toán vận mệnh cuộc đời mình. Với kiệt tác Truyện Kiều, tên tuổi và sự nghiệp của cụ Nguyễn Du không chỉ quen thuộc với mọi tầng lớp nhân dân trong nước, mà còn được cả thế giới ca ngợi và tôn vinh.

 

nguyendu_6

 

Tôi cũng đâu ngờ rằng hai trăm năm mươi năm sau ngày sinh cụ Nguyễn Du, tôi có được duyên may thăm khu di tích thi nhân. Vào một ngày không định trước, tôi được người bạn thời đại học đưa đến thăm làng Tiên Điền (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Vẫn tọa lạc trên khuôn viên dinh thự xưa của dòng họ Nguyễn, khu di tích Nguyễn Du ngày nay không chỉ là nơi lưu giữ những hiện vật còn lại của thi nhân, mà còn là một quần thể các di tích khác gắn liền với sự hình thành và phát triển của dòng họ Nguyễn – Tiên Điền. Vùng đất này theo thuyết phong thủy của người xưa, là một vùng đất thuộc "địa linh nhân kiệt"...

 

nguyendu_7nguyendu_8

 











Từ khu di tích theo con đường làng chừng cây số rưỡi, tôi đã đến cánh đồng Cùng thênh thang cát trắng, nơi đặt mộ phần của cụ Nguyễn Du. Thắp nén nhang tỏ lòng ngưỡng mộ bậc kỳ tài văn chương đất Việt, trong lòng tôi lẫn lộn biết bao nhiêu cảm xúc buồn vui… Bởi “trăm năm trong cõi người ta”, đâu chỉ riêng nàng Kiều mới có mười lăm năm truân chuyên lưu lạc, mà cuộc đời thi nhân cũng ngần ấy năm chìm nổi phong ba.


nguyendu_9nguyendu_10

 












Phải chăng từ nỗi đau tận cùng của chính bản thân, mà đại thi hào Nguyễn Du đã để lại cho đời một kiệt tác văn chương bất hủ? Tôi hằng tin ba trăm năm sau và thêm nhiều lần ba trăm năm nữa, thi phẩm Kiều của cụ Nguyễn Du vẫn tìm thấy tiếng lòng đồng điệu với nhân gian…

 

Diệp Hoàng Mai

Tháng 03/2015

 

 

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80590)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74054)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65720)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78505)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68809)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76236)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76830)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73857)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73961)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72702)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72043)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75575)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74266)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80535)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74121)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75870)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69234)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73789)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69380)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66552)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .