Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Duy Liệu - ĐỤNG NHẦM SƯ PHỤ

29 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 32560)
Hoàng Duy Liệu - ĐỤNG NHẦM SƯ PHỤ

Đụng nhầm Sư phụ


di_xe_om-large-content

 


- Đi đi hai anh đi theo tui!

Ơ hơ! chiện gì kì vậy? Tui ngẩn ngơ nhìn bà chủ tiệm đút gọn cái điện thoại của tui vô túi quần đồ bồ thản nhiên leo lên xe Honda.

- ĐM! Anh để tui kêu CA còng đầu mủ, làm ăn cái gì mà quái đản như thiệt.

Ông xe ôm mặt mày đỏ ké run giọng gầm gừ bước nhanh ra giữa đường đưa mắt ngó quanh. Tui lầm lì châm điếu thuốc cố giữ nụ cười đang hé dần trên khóe miệng thản nhiên nhìn hoạt cảnh trưa Hè đang diễn ra trước mắt. Một bà mập thù lù tròn căng chểm chệ trên xe đang rồ máy tính dọt chạy cùng một ông già cà khỏng cà kheo, xàng xê trước đầu xe cố sức chận lại làm tui liên tưởng đến một cuộc tử chiến giữa mãng xà và gấu cái. Mấy cục mở bụng của người đàn bà nhúc nhích theo độ rung của máy xe tạo ra cái dáng của một người... bốn vú.

Tui ngẩng mặt lên trời ngoác miệng cười toe.

Đang tính đi đến quán cà phê Cội Nguồn để gặp hai cô em Mỹ Chơn và Sương Trầm thì có tin nhắn trong điện thoại báo là đã hết tiền tui bèn bảo ông xe ôm quen chở tui đi nạp thêm tiền. Lòng vòng vài phút ông xe ôm dừng xe trước một cửa hàng tạp hóa nho nhỏ có một cái đầu lăn quăn bù xù đang dính chặt vô cái ti vi.

- Chị nạp thêm dùm tui 200.000.

Ông xe ôm chìa cái điện thoại của tui cho bà chủ tiệm nói ngắn gọn. Mắt không rời màn hình đang chiếu một phim Tàu yêu nhau lâm ly bi đát già chát cuộc tình bà chủ uể oải đứng lên mở tủ lấy ra một cái thẻ có màu xanh xanh dùng móng tay cào cào cho mấy con số hiện ra xong bấm bấm lia lịa trên cái phone, mắt vẫn không rời cái ti vi. 


Thoắt cái đã xong bà ta chìa cái phone ra:

- Hai trăm! (Có nghĩa là hai trăm ngàn)

- Chị kiểm tra lại coi có vô chưa. Ông xe ôm cẩn thận nhắc, cố gắng bảo vệ người về qua sông rộng túi căng tiền đọng một cách nhiệt tình.

Lại một màn bấm bấm... nhảy nhảy liên tu.

- Uả sao nó không vô ta! Bà chủ kêu ré lên và lần này thì thật sự chăm chú ngó cái màn hình nhỏ xíu trên điện thoại của tui.

- Rõ ràng tui nạp vô rồi mà, chắc là điện thoại này cũ quá không nhận tín hiệu? Anh trả tiền cho tui rồi gọi hỏi tổng đài đi nha.

Tay mặt cầm phone tay trái xoè ra bà chủ đưa mắt nhìn ông xe ôm chờ đợi.

- Chị nói cái gì kì vậy? Thẻ nạp không vô sao bắt tui trả tiền?

Mãng xà vương ngẩng cao đầu cái nón bảo hiểm lóe lên tia nắng lửa sẵn sàng chơi tới bến.

- Nếu chị nạp không được thì trả điện thoại lại cho tui đi kiếm chỗ khác chớ sao bắt tui trả tiền? Ông xe ôm gầm gừ.

- Ai biết, máy của anh không nhận tín hiệu không phải lỗi của tui. Anh gọi tổng đài mà làm việc với họ. Sư tử cái rít lên một tràng dài làm tui thụt lùi một bước.

Cái bà này dzữ thiệt, hèn chi bốn vú... Tui nghĩ thầm hơi sờ sợ nhưng không teo chỉ hơi ngứa.

Hai người cứ cải qua cải lại càng lúc càng lớn tiếng vài người xung quanh bắt đầu bu lại đứng nghe ông xe ôm ra sức phân trần:

- Tui đưa phone nhờ bả nạp thêm tiền, bả nạp không được rồi giữ phone bắt tui trả tiền mấy anh chị thấy kỳ hông?

Quơ quơ tấm thẻ cào điện thoại trước mặt bà chủ cũng không chịu thua nhảy đong đỏng:

- Có nạp rồi nè, nó hổng vô ai biết. Hứ !

Một ông bán giấy số đưa ý kiến đặc sệt giọng người xứ Quảng:

- Không vô thì trả phone lại cho người ta, chị đang thu giữ tài sản của khách hàng trái phép.

- Ê! Cha biết gì mà xía vô hả? Bà chủ tiệm sừng sộ.

Nãy giờ im lặng theo dõi câu chuyện từ đầu một ông già đang uống nước mía từ tốn lên tiếng:

- Đúng rồi chị Tư ơi, chị làm vậy là phạm pháp đó.

- Nhưng mà tấm thẻ của tui cào số rồi làm sao xài được nữa?

Ông già:

- Thì chị phải hỏi lại đại lý tính toán cho chị chứ khách đây đâu có liên quan gì...

Thấy có đồng minh ông bán vé số tới luôn:

- Cũng như chị đi đổ xăng bị cúp điện xăng hỏng vô có ai giữ xe chị lại không?

Thấy đuối lý khi người xung quanh bắt đầu lên tiếng cho cái hành động quái dị của mình, nhảy tọt lên xe honda bà chủ hất hàm ra lệnh:

- Mấy anh chạy theo tui tới đại lý!

Trời! Đã bị tịch thu điện thoại giờ còn bị bắt cóc cưỡng chế đi theo bả nữa. Nhưng mà biết làm sao hơn hổng lẽ tui với ông xe ôm đè bả xuống thò tay vô túi quần của bả mà thu hồi tài sản. Mà chưa chắc ai đè ai... Chán ngán tình đời tui vác cái bị lên vai leo lên ngồi sau lưng bà chủ chưa kịp nối vòng tay lớn với cái thùng nước lèo thì bả la lên chói lọi:

- Anh lên xe của anh kia kìa, đừng có ôm tui.

Bà con ngã lăn ra cười làm tui mắc cở quá chừng.

Ông xe ôm nghe lời tui lặng lẽ chở tui chạy theo bà ta về hướng trường Nguyễn Du rồi quẹo ra phía bờ sông. Trời trưa nắng đổ lửa dọc hai bên đường nhà nhà phố tiệm cửa đóng then cài chẳng thấy bóng ai. Vừa chạy ông ta vừa chửi thề :

- Mẹ, con bà nó! Ăn cái gì mà ngu quá hổng biết, đã cướp tài sản còn bắt cóc khách hàng... Tại anh hiền chứ điện thoại của tui là tui kêu Công An lâu rồi.

Tui không nói gì nhưng hơi nhếch miệng cười. Tui không có hiền nhưng tui đang thả xuôi dòng nước sông Đồng mà xem lục bình trôi về đâu. Có lẽ tui nghĩ như mình là điệp viên Văn Bình bí số Z28 đang bị bắt dẫn vô sào huyệt của địch thủ ông có biết không? Từ từ rồi tính. Biết đâu sẽ có một người đẹp sexy hiện ra trong màn kế giúp tui đào thoát. Sau lưng ông xe ôm tui âm thầm co dãn mấy cái ngón tay, cở cái mụ này chắc phải bóp ở đâu chứ điểm huyệt hay đá đít thì nhằm nhò gì... Tui đắc ý mỉm cười theo chút gió mát bay đến từ bờ sông như ôm chào người về tự nữa trăm năm.

 

Chẳng phải là người đẹp mông to vú bự cẳng dài như tui hằng mong ước mà là một anh chàng cở chừng bốn bó xà lỏn ở trần khoe một cục tròn vo xề xệ nơi bụng, cổ đeo một sợi dây xích bằng vàng gải gải cái đầu lăn quăn như con chó xù mà tui đoán là ông chủ tiệm đại lý mạng Mobil uể oải kéo bung cánh cửa sắt ra đứng nghe cái bà bốn vú lẫn ông xe ôm phân trần rồi ... bấm bấm vô cái phone.

- Vô rồi nè! Tại chị bấm lộn số. Xin lỗi khách hàng đi... Anh ta la lên rồi đưa cái phone về phía mụ chủ. 

Ha ha... Đã tời giờ dân chơi xuất thủ, tui xàng qua một lúc hai bước thò cửu trảo chộp gọn cái phone nhét vô túi quần nhảy lên yên xe, ông xe ôm vô số rồ máy dọt xuống lề đường gò người phóng như bay về hướng chợ cười ha hả ....

- Ha ha ha ... Đéo bà nó! Ông anh chịu chơi thiệt! Ha ha ha ... 

Quay lại phía sau cố kềm cái túi xách đang đong đưa qua lại tui còn thấy "Cái bà nó" đang nhảy nhót la hét cào cấu "Anh chó xù", hai cái mông tưng tưng nghiến nghiến... Không biết nghe có kẻo kẹt như trưa Hè tiếng võng đưa hay không. 

 

Làm một hơi gần hết ly cà phê đá, ông xe ôm đặt ly xuống nheo mắt ngó cái xe honda đang dựng dưới bóng cây bàng toét miệng cười khoái trá:

- Giờ tui mới biết tại sao hồi nãy khi tới đại lý anh móc cái bị lên cái đèn sau. 

- Thì mình phải che cái bảng số xe lại chứ! 

- Cho tiền con mẻ cũng không dám kêu công an. Cả phố lẫn thằng đại lý biết rõ bả bắt cóc hai thằng mình.

Tui chìa gói thuốc Salem ra mời ông xe ôm một điếu mà thầm vui với mấy tiếng "Hai thằng mình".

- Mủ đụng nhầm Sư phụ !

Ông xe ôm gật gù...

 

Hoàng Duy Liệu

Biên Hòa

Trưa ngày Thứ Tư tháng Ba, 2014

 

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80615)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74080)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65749)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78525)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68827)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76252)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76842)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73886)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73973)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72724)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72060)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75590)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74279)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80544)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74131)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75894)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69247)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73817)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69405)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66577)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .