Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - CUỐN "VÒNG TAY HỌC TRÒ" CỦA NGUYỄN THỊ HOÀNG DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC

14 Tháng Giêng 20243:49 SA(Xem: 1103)
GS. Nguyễn Văn Lục - CUỐN "VÒNG TAY HỌC TRÒ" CỦA NGUYỄN THỊ HOÀNG DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC


CUỐN "VÒNG TAY HỌC TRÒ" CỦA NGUYỄN THỊ HOÀNG
DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC


Nguyễn Văn Lục


nguyen-thi-hoang0

Đã có nhiều tác giả viết hoặc bình luận khen chê trực tiếp hay gián tiếp về cuốn tiểu thuyết Vòng tay học trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng.

Trước đây, đề cập đến tình yêu, tình dục là do các thi sĩ, nhà văn nam mô tả, viết ra. Nhưng chỉ là cái nhìn một chiều mà có thể vắng bóng phụ nữ. Nhiều phần họ chỉ xuất hiện theo cảm quan và góc nhìn của người đàn ông viết về họ. Như thế góc độ chủ quan hẳn là có. 

Nói đúng ra họ hiện diện mà như thể vắng mặt. Nay thì họ xuất hiện lộ liễu với cái tôi trong truyện với nhưng biểu lộ thân xác, thèm khát ham muốn ướt át không che đậy.

Khi chọn viết về Nguyễn Thị Hoàng qua cuốn Vòng tay học trò mà không chọn những tác phẩm khác của nữ sĩ chỉ vì lý do đây không phải một  toàn bộ biên khảo về một tác giả vốn ngoài mục đích và thẩm quyền của người viết.

Vì thế, chọn cuốn Vòng tay học trò ( VTHT) có nhiều lý do cá nhân như  người viết là sinh viên đại học Đà Lạt từ 1961 đến 1964- thời gian mà Nguyễn Thị Hoàng (NTH) đồng thời vốn là giáo sư trung học đệ nhất cấp tại trường trung học Trần Hưng Đạo năm 1962. Dù chưa hề gặp mặt một lần- và cũng chưa hề biết về “tai tiếng” ở Nhatrang, nhưng những cảm tình cá nhân vẫn vượt lên trên tất cả qua dư luận đồn thổi về cô giáo trẻ bên Trần Hưng Đạo!!

 Vì thế từ các nhân vật, con người trong truyện với tên tuổi thực đến khung cảnh địa lý, xã hội, đến môi trường sinh sống, không gian Đà Lạt với địa danh-sau này- đều là những chất liệu xúc tác-những con người thật - định hình cho tác phẩm VTHT. Tôi chỉ có dịp đọc tác phẩm VTHT vào khoảng năm 1970, khi NTH đã nổi lên như cồn. Dư vị còn đọng lại là một chút chia xẻ khó nói vì nghĩ rằng NTH đã bỏ lỡ cơ hội trưởng thành trong môi trường đại học và sách vở. NTH  ra đời quá sớm với những trải nghiệm đắt giá. Giả như được trang bị đầy đủ như một F.Sagan- đọc rất nhiều- truyện của cô với tài năng xử dụng ngôn ngữ tuyệt khéo có thể còn đi xa hơn nữa. Nào ai biết được số phận một nhà văn?

Lý do thứ hai, khi ra trường, người viết nhận nhiệm sở đầu tiên là trường trung học Võ Tánh, Nha Trang. Nơi đây, ngoài ý muốn, được gặp giáo sư Cung Giũ Nguyên và các câu chuyện tình sử của vị này vẫn còn là những dư âm sống động đã một thời gây ra “chấn động” mối tình đầy sóng gió giữa NTH và ông thầy dậy Pháp văn tư- mối tình thầy-Trò vào năm 1958, mà tuổi cách biệt Thầy-Trò là 30 tuổi.(Cung Giũ Nguyên 1909-2008. Nguyễn Thị Hoàng 11-12-1939. Lần gặp gỡ đầu tiên CGN trong ngày khai giảng khi ông đứng nói chuyện với ông hiệu trưởng- xin thú thực lòng mình là một ác cảm-. Thái độ lạnh nhạt, tự phụ có vẻ như coi thường lớp đàn em với một khuôn mặt được coi là xấu và từ đó hầu như ít khi có dịp gặp CGN. Sau này, về Sài gon, tôi có dịp nói truyện với một bạn dạy học là NT Văn, tôi vẫn nêu ra thắc mắc, lý do gì đã khiến NTH rơi vào cái bãy tình này? Thật không hiểu được. Cuộc tình này  để lại một đứa con gái đặt tên Cung Giũ Nguyên Hoàng. Do bà Nguyên tình nguyện nuôi, vì bà không có con. Khi Cung Giũ Nguyên mất, chính con gái Cung Giũ Nguyên Hoàng cầm di ảnh bố đi đầu.

Có lẽ, đây là bước nhẩy khởi đầu liều lĩnh, bất cần của một cô gái Huế muốn thoát ly những ràng buộc khắt khe của Huế? Bất kể nhiều ràng buộc luân lý, xã hội và đạp lên tất cả của NTH- một cô gái 18 tuổi xuân thì.

 Cá nhân tôi vẫn nghĩ thay cho NTH là một mất mát lãng phí, không đáng.

Tôi cũng không biết được nỗi buồn của cha mẹ NTH như thế nào?

Chắc là họ phải buồn. Tôi cũng không hiểu là có bao giờ NTH nghĩ tới điều ấy không?

Bước nhẩy thứ hai của NTH chỉ là một chuỗi kế tiếp khó tránh, kế thừa trong chặng đường tìm kiếm một thứ tình yêu mà tự nó sẽ kết thúc một cách chóng vánh. (Trong vòng vỏn vẹn một năm để lại cho cuộc tình một đứa con đặt tên Mai Quỳnh Chi, giao cho gia đình Mai Tiến Thành- nhân vật chính trong VTHT có tên là Nguyễn Duy Minh và cô giáo có tên Tôn nữ Quỳnh Trâm). Hình như nơi NTH, tình yêu nào cũng đầy ắp yêu đương, nhung nhớ, rồi chấm dứt bằng chia phôi, xa cách. Phải chăng đó là những tình lụy tính bằng tháng, bằng năm?

Lý do thứ ba, vào năm 2005-2006, người viết có dịp gặp chính Nguyễn Thị Hoàng trong một bữa tiệc khoản đãi, có mời cả gia đình Phạm Duy. Trong bữa ăn này, người viết có trêu chọc: Lưu đây! ( Lưu chính là Nguyễn Văn Lan, một giáo sư Triết trong một nhân vật khá chính diện trong VTHT. Lưu thường có vẻ ngang  tàng, lạnh nhạt dửng dưng, đôi khi dạy đời đối với Trâm. NVL).

 Cô có vẻ giận, mặt xìu xuống, lảng tránh về câu nói đùa này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có một buổi hẹn bữa sau tại Brodard, Saigon. Còn nhớ nhà văn ăn mặc một chiếc áo tricot, mầu vàng nhạt. Do  lâu ngày, chiếc áo bèo nhèo như tố cáo sự “đã có một thời” sang trọng nay không còn nữa. Thật buồn. Tuy nhiên, nét kiêu sa vẫn còn. Dáng mảnh mai, lối ngồi chống tay, mắt nhìn xa vắng vẫn như thuở nào. Hình như NTH không muốn nói, có nói thì dấm dẳng. Hình như, Thái Kim Lan ngồi im lặng.

 NTH quyến rũ ngay cả trong nét buồn của bà.

Tôi chỉ xin nhắc tóm tắt một câu hỏi: Cô còn tiếp tục viết không? NTH đáp, vẫn viết nhiều, nhưng không được in. Khi chia tay, lòng tôi trùng xuống. Nghĩ tới những năm lận đận nuôi chồng Bửu Sum, chăm dạy các con. Sau 1975, bị  bỏ rơi, chắc cũng túng thiếu... suốt 30 năm cho đến khi gặp tôi và Thái Kim Lan.

 Ra xứ người, dù có vất vả, tôi vẫn có một tương lai và hai con tôi được ăn học đàng hoàng. Còn NTH, cho đến nay, 5 đứa con của NTH ra sao? Thật không biết.

Trên đây chỉ là những niềm riêng của người viết bài này mong được chia xẻ.

 Nhưng cũng chính trong dịp này là cớ sự cho sự kết nối khéo léo của Thái Kim Lan với tùy bút nhan đề: “Nghĩ từ thơ Thái Kim Lan”, đăng trên tạp chí Văn Hóa Phật giáo (số xuân Mậu Tí, 12-2007) .

Những cơn lốc xoáy đủ loại về dòng văn học phái nữ, trong đó có NTH dự phần.

Chính vì thế, đã có nhiều dư luận trái chiều, khen cũng có, chê trách cũng không thiếu. Sóng gió nổi lên từ nhiều phía với những lý do và động lực khác nhau. Xếp hạng đánh giá theo các tiêu chuẩn đạo đức, xã hội, tiêu chuẩn mới-cũ mất gốc, tiêu chuẩn miền như “gái Huế đa tình” và ngay cả xu hướng chính trị cũng có.

 Nhưng nhất là xếp hạng theo tiêu chuẩn tình dục mặn hay nhạt, biên giới giữa tình dục- hay dục tính? Biên giới thế nào là chuẩn, thế nào là không chuẩn, biên giới giữa tính dục và truyện khiêu dâm, kích dục?

  • Tình dục và các nhà văn nữ miền Nam 1955-1975.

Tiêu biểu cho quan điểm này là nhà văn Thế Uyên. Thế Uyên với Tình dục và các nhà văn nữ miền Nam 1955-1975 đăng trên tập san Hợp Lưu. Thế Uyên đưa ra bốn nhà văn phụ nữ gồm Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương và Nguyễn Thị Hoàng.

Tại sao chỉ chọn ra bốn nhà văn nữ mà không thể có 5, 6 hay nhiều hơn nữa? Tác giả đưa ra tỉ dụ tiêu biểu là truyện: Những sợi sắc không của nhà văn Túy Hồng. Nhà văn Túy Hồng đã để cho một nhân vật nữ như cô Trầm, một nữ giáo sư ly dị chồng, sống độc lập, buông thả, phóng khoáng, “ trưởng thành” về thú vui tình dục:

Tại sao có nhiều buổi sáng, mình lại cảm thấy bên trên thân thể mình thì khô mà bên dưới lại ướt như thế này nhỉ? Và khi nhập cuộc làm tình, nàng đã biết hưởng thụ tối đa, kể cả khi chàng khẩu dâm cho mình: “ Sinh liếm môi cười rồi chợt nằm nhào ra giường, gối đầu lên đùi Trầm, Sinh ngửa mặt trông chiếc quạt điện một hồi ngắn rồi cầm vạt áo dài đắp để rúc vào vùng tối ám giữa hai cột thịt đùi người đàn bà.”

Viết bạo trợn, can đảm, không biết ngượng nghịu như thế hầu như vượt xa các nhà văn nam giới như Lê Xuyên với chú Tư Cầu, ngay cả Kiệt Tấn.

 Dù sao các nhà văn nam giới viết chỉ gợi ý mà không gợi dục. Nó chỉ thoang thoảng hoa nhài, ngôn ngữ ẩn dụ gián tiếp để trí tưởng tượng người đọc có dự phần.

Đi theo vết chân của các nhà văn nữ trên, các nhà văn nữ trẻ hơn một  bậc như Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Thị Thanh Bình, Lê thị Quỳnh Mai vv... còn tiến xa hơn một bậc đến nỗi các bậc tiền bối chỉ còn biết thở dài.

Còn có thể nói, nó vượt cả hàng rào cấm kỵ của các xã hội Tây Phương vốn được coi là thành phần tiến bộ nhất về nhiều mặt, nhất là về mặt tính dục!! Với những giai đoạn phá rào và đột phá như thể nó mở đường cho những phong trào giải phóng phụ nữ thập niên 1960 trên toàn thế giới.

Sự phá rào và đột phá ấy phải được cắt nghĩa và giải thích như thế nào?

Nó như sự bùng nổ của người phụ nữ ngay từ tuổi dậy thì với màng trinh, lúc lấy chồng, cả lúc làm mẹ cho đến lúc về già vẫn phải thủ tiết theo gương một anh con buôn chính trị suốt đời lang bạt là Khổng Tử chăng?

Tôi còn nghe một phụ nữ gái Huế tâm sự là khi còn con gái, mẹ cấm không cho đi xe đạp, vì sợ rách màng trinh!! Vấn đề màng trinh trở thành biểu tượng đạo đức hay mất đạo đức?

Nó là một cảm nhận vô thức trở thành một thứ quán tính- một bản tính thứ hai- cần được phân tâm lại thành một tâm thức!!

Còn nhớ trong cuốn truyện nổi danh của Mario Puzo, The godfather (Bố già) có một đoạn viết về con gái của bố già sắp sửa đi lấy chồng. Khổ nỗi, con gái của Bố già đã mất màng trinh nên phải tìm một bác sĩ tín cẩn, kín đáo để vá lại cái màng trinh của cô con gái để khỏi mang tiếng hư hỏng. Trả lại cái màng trinh nguyên vẹn là khôi phục được đạo đức xã hội mà chỉ những người giầu có quyền thế mới thực hiện được. Vậy còn những người nghèo thì sao đây?

 Trường hợp ở Ấn Độ còn nhiều hủ tục lạc hậu, nhưng vẫn có thể vá hay làm màng trinh mới( Hymenoplasty-treatment. Procedure and side effect.)

Cho nên về mặt xã hội- mà không kể đến mặt đạo đức- về mặt phân tâm học- thì có thể nói là nó lột trần, giải mã cái Libido. Tôi cũng có bài đăng  trên Hợp-Lưu: “Phụ nữ và vấn đề tình dục”, Hợp Lưu năm 2005.  “Trước đây, thập niên 60-70, đã có Túy Hồng viết rất bạo dạn, dữ dội Gái Huế đa tình.. như Túy Hồng, buông thả, mở toang. Và cuối cùng:

Cái âm hộ là con đường giải phóng phụ nữ ra khỏi những phong tục, đạo đức, xã hội vốn trá hình biến họ thành những kẻ phế tật, bị loại bỏ ra bên lề xã hội.” ( NVL)

Và cái âm hộ như một cánh cửa giải phóng phụ nữ, nhưng dồng thời nó lại là một bản cáo trạng về kinh nguyệt, màng trinh, mòng đóc và chuyện sinh đẻ.(dẫn trích bài Phụ nữ và vấn đề tình dục. Nguyễn văn Lục )

Mất cái màng trinh, mất cả đời con gái, mất cả tương lai.

 Cái giường đêm tân hôn trải nệm trắng, thiếu chất máu đỏ là một thứ tòa án nhân dân định phận người con gái!!

Nhà văn Phạm Thị Hoài còn viết thẳng thừng như sau:

Không có gì thể hiện sự khinh bỉ đàn bà sâu sắc như tệ sùng bái gái trinh của đàn ông một số nước Châu Á, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc. Ngẫm nghĩ về việc săn trinh những cô gái trẻ để lấy đó trong làm ăn, tôi từng sa vào những thắc mắc:  Trinh tiết đàn bà giúp gì cho business? Tăng nguồn đầu tư chăng? Phá trinh một em xong thì trúng truyển công chức chăng? Mấy em gọp lại thì đủ trúng thầu một cầu vượt?

Phạm Thị Hoài viết tiếp về các cửa một cách mỉa mai và thâm độc:

Cửa Phật, cửa Thánh, Cửa Mẫu hay Cửa mình của chị em đều là chỗ để đặt niềm tin vào tài lộc do các thế lực siêu nhiên phát cho quota”.

Phạm thị Hoài kết luận:

Đằng sau hiện tượng sùng bái mấy giọt máu này mà không có gì huyền nhiệm mà thuần túy là một phép tính lạnh lùng. Nó bắt nguồn từ tập quán đàn ông đi nhà thổ để giải đen. Họ tin rằng toàn bộ sự xui  xẻo trong mình sẽ theo dòng tinh trùng mà xả ra. Sau cơn mây mưa, họ sẽ được tẩy trần, sạch dơ dớp nhơ nhớp của vận hạn”.

Đến lượt Võ Phiến trong cuốn văn học Tổng quan

Xem ra như thể Võ Phiến có ân oán giang hồ gì với nhà văn nữ Túy Hồng, trước khi Túy Hồng quyết định lấy Thanh Nam làm chồng?

Thoạt đầu, nhà văn Võ Phiến còn nhẹ nhàng cho rằng Văn học miền Nam  thời kỳ 1954-1975 càng ngày càng nghiêng về nữ giới. Thoạt đầu còn nghe tiếng ồm ồm, cuối cùng nghe ra eo éo. ( sách trang 47).

Đó là lối viết thật mỉa mai của Võ Phiến chẳng những đối với các nhà văn nữ mà còn cả các nhà văn nam giới nữa.

Nhưng ông tiếp tục gia tốc bằng những ngôn ngữ nguyền rủa mà chẳng còn chút kiêng dè khách quan, vơ đũa cả nắm của một người giữ vai trò ngự sử văn đàn. Ông viết tiếp:

Các nhân vật của Nhã Ca, Nguyễn thị Hoàng..  bằng  lối nói xông xổng, không kiêng nể bất cứ cái gì, cái tục tằn, cái thô bạo, cái xấc láo, cái hỗn xược mất dạy, độc ác, điên khùng..”

Ông tỏ ra bất công và võ đoán. Túy Hồng không phải Nhã Ca càng không phải Nguyễn Thị Hoàng. Nhiều lúc tôi không tin có thật là Võ Phiến không? Khi làm báo bên Cali, tôi thường xuyên đến nơi ông ở để thăm hỏi và tặng ông một số Tân Văn mỗi tháng. Ông lịch sự, nhún nhường và tránh né mọi chuyện có thể gây đụng chạm.

Và nếu quả thật ông đã nhận xét như thế thì thật bất công cho bất cứ nhà văn nữ nào, trong đó có Nguyễn Thị Hoàng. Họ không đáng nhận những lời chỉ trích như tát vào mặt một cách vô bằng như thế theo cái kiểu “giận cá chém thớt”.

Sự bất công ấy hiểu được, vì bản thân nhà văn Võ Phiến có mối liên hệ ngoài hôn nhân với Túy Hồng. Theo tác giả Nguyễn Chính trong “ Nhà văn nữ trước 1975: Túy Hồng. Trong một bài viết mang tựa đề Võ Phiến, Túy Hồng viết: “ Đó là cái nghiệp của ít nhiều nhà văn và nhà thơ nữ miền Hương Ngự. Những kẻ tháo gỡ vòng dây trói Khổng Mạnh Huế để vào Nam hòa nhập với tự do  Sàigon. Những người viết nữ đều sa vào tay những kẻ đã có vợ và nhiều con. Nếu tôi là một ông thày tướng số mù (Thầy bói thì phải mù, chứ thầy bói mà hai mắt mở thao láo thì nói ai nghe), tôi sẽ tiên đoán vận mệnh của các nhà văn nữ: văn chương thì rạng rỡ, nhưng tình duyên thì trắc trở. Những nhà văn nữ thường thích sinh sống ở Sàigon hơn ở Huế, Vĩnh Long, Phan Rang. Sàigòn thông cảm tâm sự của họ hơn Huế và những nơi khác. Sàigon có đủ đàn ông để họ lãng mạn và làm bạn.”

Và ác liệt hơn: “Tôi tham vọng viết truyện dài, nhưng không có thực tài, khả năng chỉ đủ sáng tác truyện ngắn. Trong một truyện vừa, không ngắn, không dài, tôi miêu tả một tên đàn ông đểu giả gian dối, một kẻ ngoại tình với tôi và phụ tôi với vợ. Nhiều đêm dài mất ngủ, cùng với hoa quỳnh ngày tàn đêm nở, tôi trút giận hờn vào những câu văn ác ôn. Tình yêu là một giọt máu mang số 35.” ( Trich Nguyễn Chính như trên )

Túy Hồng vẫn có lối viết bạo trợn như một cá tính riêng như thế khi lấy Thanh Nam, 1966 làm chồng và mới chỉ quen nhau một tháng. Bà viết: “ Thanh Nam là một lực sĩ đuối sức trên hai vòng đua tình và tiền” ( trich Nguyễn Chính, như trên)

Tôi nghĩ trích dẫn về Võ Phiến đến đây cũng tạm đủ rồi.

Nguyễn thị Hoàng có chịu ảnh hưởng các thuyết hiện sinh và đặc biệt nhà văn nữ Francoise Sagan của Pháp?

 Người viết còn nhớ Francoise Sagan đứng bên cạnh chiếc xe Jaguar dài thòong. F.S mặc một chiếc măng tô dài chấm gót, lốm đốm như da con báo.

Thành thật mà nói, hầu hết giới trẻ Saigon chỉ biết F. Sagan qua những trang giới thiệu của nhà văn Nguyễn Nam Châu trong cuốn sách: Những nhà văn hóa mới. Kể từ đó, giới sinh viên trẻ mới có cơ hội tìm đọc nhà văn này. Mà muốn đọc, phải ở trong môi trường đại học và tiếng Pháp rành rẽ. Sau này những dịch giả như  Nguyễn Vỹ dịch Bonjour Tristesse  Buồn ơi, chào mi, 1959. Un certain sourire. (Có một nụ cười do Nguyễn Minh Hoàng dịch và Dans un mois, dans un an( Một tháng nữa, một năm nữa. Bửu Ý dịch năm 1973)

F. Sagan lúc bấy giờ được coi là một hiện tượng phá rào về mọi giá trị đạo đức, tôn giáo ngay trong văn giới Pháp.

Nhưng có một điều quan trọng là giọng văn của F. Sagan khinh bạc, bất cần, lối sống bừa bãi và làm ra vẻ chán chường và mệt mỏi. Cuộc sống đời thường được đưa vào văn chương như một sự phá sản qua các hình thức như ưa tốc độ, rượu, hộp đêm, làm tình một cách “ thản nhiên”. Một lối mô tả không phải là vô luân (immoral), mà là phi luân (amoral). Phi luân không phải theo nghĩa không có đạo đức luân lý, mà ở chỗ nó không đặt, hoặc ở chỗ nó không đếm xỉa đến vấn đề luân lý nữa.

Vì thế, tính cách nổi loạn là thực chất của đời sống họ. Người viết giới thiệu thêm bài đầy đủ về F. Sagan trên Webb Ngô Quyền của Nguyễn Văn Lục: “ Francoise Sagan, Adieu Tristesse. Con người cuộc đời và tác phẩm”.

Nhưng nó cũng lộ diện cho thấy, nó muốn lột trần tính cách giả dối, phỉnh phờ, đạo đức giả của thế giới người lớn.

Chẳng hạn, khi người phụ nữ ăn mặc thì tiết hạnh được cân đo đếm từng phân ly độ dài ngắn của chiếc váy!! Dài đến mắt cá chân. Ngắn đến đầu gối, ngắn nữa, ngắn nữa đến gần bẹn?

 Độ ngắn nào còn được coi là đạo đức và độ ngắn nào thì không?

Và cũng nên nhớ rằng trước đó 10 năm, một xi căng đan chưa ráo mực về nữ tài tử Brigite Bardot gây xáo trộn nước Pháp qua cuốn phim: Et Dieu créa la femme.

Cứ như những điều trình bầy trên thì thực sự phải công bằng mà nói, ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng hiện sinh ở Pháp chẳng có chút ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp gì đến các nhà văn nữ  như Nguyễn Thị Hoàng từ bút pháp, hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác đến nội dung tác phẩm cũng như nhu cầu sáng tác. Người Tây Phương với mức sống cao và văn hóa tiến bộ, họ coi nhẹ vấn đề trinh tiết, nhất là từ khi có cái bao cao su thì làm tình là chuyện  cơm bữa.

Nhiều người viết như phóng bút cho rằng NTH và các nhà văn nữ ảnh hưởng thuyết hiện sinh!! Lầm. Quá lầm. Tôi nghĩ rằng, ngay cả “ thứ Hiện sinh vỉa hè” cũng chỉ là một bắt chước giả tạo.

 May là NTH cũng phủ nhận điều này.

Đông Phương và Tây Phương chưa có một điểm tựa đồng quy nào xứng tầm!!

Nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng- Cuộc đời và tác phẩm

(Tường thuật buổi nói chuyện của Nguyễn Thị Hoàng với sinh viên văn khoa Sài gòn tại giảng đường Đại Học Văn Khoa ngày 11-5-1971)

Đây là buổi nói chuyện do giáo sư Thanh Lãng mời để các sinh viên Văn Khoa có dịp nghe và trao đổi với một nhà văn về kinh nghiệm viết và hoàn cảnh sáng tác. Và cuối cùng có phần đặt câu hỏi của sinh viên. Chỉ xin tóm tắt một vài nội dung chính và ý tưởng của chủ đề.

Theo NTH: “ chính cuộc sống tự do nhưng nhiều khó khăn trên đã ảnh hưởng phần nào đến viết lách của tôi.(…) tác phẩm tôi không do một động lực nào bên ngoài xã hội hay ảnh hưởng từ văn chương ngoại quốc như một vài người đã lầm tưởng..”

NTH : “ Tôi ngạc nhiên khi có người đọc một bài phê bình nào đó về tôi và hỏi dò ý kiến hay phản ứng. Bởi vì tôi không hề theo dõi, trừ phi có người nhắc nhở hay tìm bài đem cho tôi đọc. Giữa những người phê bình và người viết luôn là một khoảng cách mênh mông. Tôi không thể nào đọc hiểu họ cũng như họ đã không đọc và hiểu tôi vậy”.

NTH : “ Tác phẩm tôi từ 1966 đến nay đã gần 30 cuốn, gồm 20 cuốn đã in và 10 cuốn đang in, hoặc đăng trên các báo. Tôi khởi đầu viết khoảng 25 tuổi với cuốn đầu tay là Vòng tay học trò. Đó chỉ là cuốn truyện tình cờ, ngoài những tác phẩm viết theo chương trình và dự định.

NTH:” Trước khi khởi đầu một truyện nào, tôi nuôi nấng một ý tưởng cho nó lớn dần, như mang thai đứa con. Nó lớn dần cho đến khi có đủ hình hài thành câu truyện ở vào cái thế không viết không được, cứ ấm ức như chịu đựng như một thứ mụt cương mủ, nhức nhối không được nặn chích đi cho vỡ toang nên đau đau đớn bứt rứt vô cùng. Khi câu truyện đã chín muồi trong ý nghĩ và ý muốn thực hiện ngay tức khắc, những ý tưởng và nhân và nhân vật như vậy.”

Bà đã ứng khẩu  từ lúc 16 g 20 và ngưng lúc 17 giờ 10.. Và sau đó sinh viên đặt câu hỏi mãi đến 18 giờ 10 mới thôi.  Sau đây là phần giải đáp thắc mắc.

  • Hỏi: Khi diễn tả một tâm trạng cũng như khi nhìn cảnh vật chung quanh, người viết có cho nhân vật sống hoàn toàn hay đã bị lệch lạc đôi chút vì dùng lối diễn tả viết văn mới?
  • Đáp: Không một lời dĩễn tả nào có thể làm lệch lạc tâm trạng nhân vật hay khung cảnh được. Nếu khung cảnh hay tâm trạng có thay đổi, hoặc khác biệt với sự thật, chỉ là do  sự hứng khởi uyển chuyển của ngòi bút muốn thay đổi nó.
  • Hỏi: Nguyên nhân nào thúc đẩy viết tập “ Vào nơi gió cát” với giọng văn nức nở, ai oán?
  • Đáp: “ Vào nơi gió cát” không phải là tiểu thuyết hay một tác phẩm văn chương mà những bức thư từ đời sống thực, nước mắt và tiếng nói của tôi hay cũng là của đàn bà nào có hoàn cảnh tương tự, những bức thư tôi đã viết gửi cho nhà tôi. Tôi định in mấy trăm tập nhưng về sau nghĩ đau khổ của mình, nước mắt của mình cũng là những đau khổ, nước mắt chung của nhiều người khác nữa nên có thể tìm thấy bóng dáng họ  trong “ Vào nơi gió cát”(Có thể đây mới là cuộc sống thực, đau khổ thực sau khi NTH lấy Bửu Sum. Bửu Sum trốn quân dịch nên không làm ăn gì được, lại có năm đứa con phải nuôi. Và NTH đã phải về lục tỉnh, trốn ẩn, đời sống cơ cực, phải nuôi năm con với một chồng. (Lần đầu tiên được nghe NTH chính thức gọi Bửu Sum là nhà tôi trong nghĩa tình có một gia đình và trách nhiệm chia xẻ ngọt bùi. Nguyễn Phúc Bửu Sum là người chồng chính thức của Nguyễn Thị Hoàng. Họ có với nhau năm mặt con. Thời VNCH, Bửu Sum trốn lính, rồi bị bắt, trở thành lao công đào binh, bị đầy ra Quảng Ngãi. (Nguyễn Thị Hoàng, ngoài việc nuôi chồng ẩn náu, còn phải  chăm sóc đàn con 5 đứa, lo việc nhà, việc cơm nước. Đó là những giai đoạn vất vả và đầy nước mắt. NVL)
  • Hỏi: Thưa , tôi trộm nghe người xưa nói: “ Làm thầy địa lý lầm giết một họ, làm thầy thuốc lầm giết một người, làm văn hóa lầm thì giết muôn đời” Thưa bà, có biết bây giờ có bao nhiêu hiện tượng  “vòng tay học trò” xảy ra không?
  • Đáp: Ông bạn có ý trách tôi và đổ lỗi cho VTHT, gây ảnh hưởng tai hại. Làm sao kiểm chứng được có cô Trâm hay tên Minh một trường hợp tương tự nào đó của VTHT đã chịu ảnh hưởng của VTHT, hay nó xảy ra vì nó xảy ra như thế. Tôi chỉ trách nhiệm và sẽ nhận trách nhiệm khi tác phẩm ở trong dự định của tôi. Còn VTHT, thì như đã nói ở một câu giải đáp trên.”
  • Hỏi: Tình dục có phải là một trong những chủ đề chính để bà đào sâu và phô bày trong tác phẩm của bà không? Nhân vật nào đã được gói ghém con người của mình một cách đầy đủ nhất?
  • Đáp: Tất cả những cuốn đã viết, sẽ viết tôi không bao giờ xây dựng quanh vấn đề tình dục hay có chủ trương nào về tình dục.

Câu hỏi thứ hai, thật ra chưa có nhân vật nào gói ghém con người tôi một cách đầy đủ.Như ta thương mến.

( Trich dẫn: NgườI ghi Nhuệ Hương) 

 

Vài nhận xét rời dưới góc nhìn phân tâm học về nhà văn Nguyễn Thị Hoàng qua cuốn truyện Vòng Tay Học Trò như một mẫu thức điển hình.

 

Hiện diện của thân xác trong tương giao người- người

Con người hiện diện ở đời qua không gian chính là hiện hữu qua thân xác. Vì thế, yếu tính của con người là hiện hữu, có mặt. Thân xác xác định tôi có mặt, tôi hiện hữu rồi nới rộng không gian hiện hữu ấy ra là cha mẹ, vợ con, thân thuộc, bằng hữu.

Nói chung là bao gồm cả thế giới bên ngoài.

Thân xác không phải chỉ là thân xác, nhưng thân xác còn là một ý thức để tri giác thế giới bên ngoài. Cho nên thân xác còn là cách thức biểu lộ bằng ngôn ngữ. Thân xác chính là cách thức biểu lộ những ham muốn, những chờ đợi  và những mong đáp trả đền bù.

Đó là một thứ ngôn ngữ bằng chính thân xác mình. Thân xác như thế còn là tiền đề của những giá trị tinh thần.

Trong cái mối tương giao ấy, cái giao ngộ trực tiếp và gần kề trực tiếp là thân xác như cầu nối giữa người -người, hay giữa đàn ông-đàn bà là một điều không thể chối bỏ.

Tương giao ấy do những hoàn cảnh xã hội,tôn giáo,phong tục, địa phương có thể kiềm chế đè bẹp, miệt thị con người.

Và cá nhân trong từng cá thể tìm cách thoát ra, trỗi dậy, thoát ly.

 Chi li thì là sự hé mở của vùng đồi nhú lên, căng cứng, trượt xuống, đi xuống, xuống nữa là tới vùng cỏ non rậm rị, ẩm ướt và đụng phải hang ổ của cái Libido réo gọi, nỉ non..

Cái điều như thế mở đầu ngay trong chương Một của VTHT, tác giả soi gương chỉ thấy mình.. từ mái tóc đến thân hình on ả, õng ẹo như sửa soạn cho bữa tiệc sắp tới trong sự chờ đợi.. Tiếng nói của Libido là như thể tiềm thức mà là thức.

Trong truyện của NTH, thân xác luôn là nền, là đối tượng để NTH viết truyện.

Và những điều như thế, phải chăng đều có trong VTHT? Có chứ ạ. Nhưng nó đã được thăng hoa, huyễn diệu bằng một kỷ năng ngôn ngữ tuyệt xảo, hay và hấp dẫn. Một thứ ngôn ngữ mà đi quá một chút có thể thành uỗn ẹo, son phấn, giả tạo giữa hư và thực..

Và có thể kết luận về trường hợp truyện của NTH. Sự thành công của tác phẩm phần VTHT phần lớn nằm trong thứ ngôn ngữ body language này.

 

Chất Huế trong Nguyễn Thị Hoàng

Người nào đã có dịp sống nhiều năm tháng, hoặc tiếp xúc nhiều về gái Huế mới cảm nghiệm được điều này. Họ có một phong cách riêng, một lối sống âm thầm- như vườn ở Huế-, sống che đậy mà mở ra và những ước mơ thoát ra khỏi khung cảnh Huế- dù phong cách Huế đẹp-dù những cơn mưa thối đất-dù nhiều kỷ niệm thân thương!

Cái mâu thuẫn nội tại vẫn là dùng dằng giữa ở và đi.

 Nó cũng giống như chiếc nón Huế là một biện chứng khép-mở. Khép khi nào và mở khi cần là phong cách xử dụng của từng cô gái Huế.

Con đường vào các cuộc tình ở Huế cũng đi theo một lộ trình tương tự. Xem ra khó mà rất dễ. Miễn là ta nắm bắt được chìa khóa của những giấc mơ đầu đời của gái Huế.

Giấc mơ của người con gái Huế là một ngày nào đó rời xa Huế, ra khỏi đời sống tiện tặt, chật vật cũng như ràng buộc lễ giáo gia đình.

Mặc dầu vậy, Huế không ồn ào, không náo nhiệt, nhưng sâu đậm. Nhưng âm thầm lặng lẽ cũng đành bỏ mà đi trong nuối tiếc.

Đó có thể là ý nghĩa cuộc đời trong hành trình nhân thế, đi tìm những phương trời xa xôi, mới lạ và đầy hứng thú.

Nhiều gái Huế đi tìm những hình bóng các người tình như sĩ quan quân đội cũng như đa phần các nhà văn nữ đều đã đi theo lối mòn cách này cách khác.

Minh Đức Hoài Trinh, Linh Bảo, Băng Thanh đã là một lẽ của một thời.

Tiếp nối là Nhã Ca, Túy Hồng, Phùng Thăng, Phùng Thắng, Thái Kim Lan và Nguyễn Thị Hoàng.

Mà kết cục là điểm Omega chỉ là kiếm tìm một Libido!!

 

Nguyễn Thị Hoàng khởi đầu sự nghiệp văn chương phải chăng là thoát ly khỏi khung trời nhỏ hẹp xứ Huế? Có chứ ạ. Không Huế không phải nguyên vẹn hình hài là NTH?

 

Nha trang khung trời mở rộng như một sự phá rào?

Năm 1957, cha Nguyễn Thị Hoàng là ông Nguyễn Văn Hoằng, một công chức thuộc bộ giáo dục được chuyển đổi về Nhatrang. Nguyễn Thị Hoàng vừa 18 tuổi vào học tại trường Võ Tánh, Nhatrang.

Cũng tại nơi đây, Nguyễn Thị Hoàng học thêm tiếng Pháp tại nhà do ông Cung Giũ Nguyên(1909-2008) đảm nhận. Việc phá rào cuộc đời con gái với việc dan díu với Cung Giũ Nguyên mà kết quả là nàng sinh được một con gái đặt tên là Cung Giũ Nguyên Hoàng, sau do bà Nguyên vốn không con nên nhận nuôi. Cuộc tình ngang trái được giàn xếp giữa Cung Giũ Nguyên và gia đình Nguyễn Thị Hoàng qua trung gian ông biện lý Nguyễn Hữu Thứ.

 Phần Nguyễn Thị Hoàng đứng ra nhận trách nhiệm là không bị dụ dỗ.

Qua câu truyện tình gây dư luận này cho thấy Nguyễn Thị Hoàng như thách đố lại tất cả, không trốn tránh được chính mình để cho những đam mê “ tội lỗi” chế ngự và như thể bất chấp những tủi nhục của những người thân.

Phải chăng, đó là một cuộc phá rào về tình dục nhân danh cái cửa mình?

Mặc dầu vậy, sau này, tôi có cảm tưởng  Nguyễn Thị Hoàng né tránh giai đoạn đầu đời con gái này và rất kiệm lời như trong buổi nói chuyện tại Đại học Văn Khoa năm 1971. Cũng ít khi nào, người ta được biết về mối liên hệ với đứa con do bà Nguyên nuôi? Tình già đã là một lẽ, còn đứa con rơi?

Dù sao, đây cũng là một bước đi đầy phiêu lưu mạo hiểm ít ai làm được- bước khởi đầu mà chưa phải là chấm dứt?

Năm 1960, bỏ Nhatrang vào Saigon, một bước thử dầy dạn và chán chường?

Ít khi nào NTH tỏ bày một cách rõ rệt về hai năm bước thử này!  (1960-1962)Nó có thể chỉ là những hẹn hò, chóng qua, tạm bợ  và phai tàn nơi môi trường Đại Học Văn Khoa, luật khoa và nhất là bên ngoài cổng trường Đại học. Kiến thức không đem lại điều gì. Nhưng nhất là nó đã gặp những con người mà thực chất thiếu một cái gì không phù hợp với một NTH- một thứ “ngựa chứng trong sân trường”- .

Nó rất có thể đem lại những dư vị không mấy ngọt ngào như lòng mong đợi- “một thứ của trong một tháng, một năm và có thể từng ngày”-. Có lúc đi làm, có lần xin về Nhatrang dạy học, nơi đây từ chối và vì thế quyết định lên Đà lạt.

Một lần nữa NTH rũ áo ra đi, tìm một nơi trú ẩn an toàn trong đơn độc. Nhưng một NTH luôn có những “nổi loạn nội tâm” khát khao những ham muốn ngoài khuôn khổ, liệu sẽ đi về đâu?

Như lời tự sự của NTH: “ Truyện mình viết thường là những truyện tình bế tắc và đi xuống. Trong đó vai nữ bao giờ cũng khát khao đi tìm một đời sống thật của mình, nghĩa là tìm kiếm chính mình. Những nhân vật nữ lang thang bất định, và xa rời với phận sự gia đình.

Chất liệu lấy từ những năm bất ổn lênh đênh trong cuộc đời đã qua của mình, đôi khi được ráp nối với những câu chuyện thời sự, cộng với một phần tưởng tượng, phóng tác, vẽ vời.. rồi ráp thành chuyện..”(trích dẫn : Một án phẩm của NTH. Viên Linh)

 

Câu truyện Vòng tay học trò

 

 Đây là một câu truyện thật, người thật, việc thật, khung cảnh thật lấy bối cảnh là trường Trần Hưng Đạo.

 Vì một lẽ nào đó, NTH đều lấy chất liệu từ những người thật. Như nhân vật Minh-học trò- tên thật là Mai Tiến Thành, học đệ ngũ trên Ban Mê Thuột.

 Xin trích lời Nguyễn Ngọc Chính, một người bạn với Mai Tiến Thành. Theo lời Chính: “Thành thuộc loại quý tử, tư chất thông minh nhưng sức học trung bình. Riêng việc ăn chơi, Thành được sếp vào loại suất sắc…Thành có khuôn mặt không được đẹp trai cho lắm. Trong lớp thường gọi đùa hắn là Fernandel!! Chân đi chữ bát.. được gọi là Thành  đẹo. Có kể hết cái xấu của Thành mới làm nổi bật lý do tại sao cậu học trò Nguyễn Duy Minh lại được cô giáo Tôn nữ Quỳnh Trâm để mắt đến và thành công trong truyện tình cảm… Thành luôn là kẻ thích “chơi trội”.( Trích Sư phạm áo nâu Đàlạt. Nguyễn Ngọc Chính: Đọc lại vòng tay học trò Nguyễn Thị Hoàng).

Đọc VTHT cũng được NTH mô tả Minh trong một cuộc đánh lộn:

Gần đến nhà, dưới chân đồi, Minh bị một bọn choai choai chận :
đường. Một thằng trong bọn nghênh chiến trước:

-        Ê Minh, mày bao nhiêu tuổi?

Minh ném sách vở xuống bãi cỏ, tóm lấy ngực thằng kia:

Bằng tuổi cha mày.

Minh tát thằng kia một bạt tai và rút cái khóa xe bằng sắt quay vù vù:

Tao làm gì kệ tao, mắc gì đến tụi bây? Đồ chó săn.

Câu hỏi là Trâm cần gì ở Minh? Có lần cô nói với Ngữ, một người bạn mê Trâm lên Đà Lạt: “ Tôi đã nói, tôi không cần gì cả. Địa vị, tiền bạc. Bề ngoài. Không. Tôi chỉ cần một thứ, một thứ tìm mãi không hề có, hoặc có mà không thể giữ được với mình. Tình thương.

Những nhân vật thật ấy đều tràn lan trong VTHT. Tỉ dụ Thức chính là Trương Sĩ Thực, em ruột của TV Hoàn lên ở trọ học. Rồi những Lan đổi ra Lưu, ông Tổng Giám Thị Dụ, tên thật là ông Bửu Vụ và rất nhiều tên khác không tiện nêu ra đây, vì họ còn sống..Các khung cảnh địa lý của Đàlạt như Trạm Hành, Trại Mát, Cầu Đất.. vv

Rồi người ta cũng không thực sự biết được điều gì xảy ra trong những cơn mê trận ấy. Chỉ có một điều là có một đứa con đã ra đời được đặt tên là Mai Quỳnh Chi do gia đình Thành nuôi nấng tại Ban Mê Thuột. Mai Quỳnh Chi lớn lên, trưởng thành ở Mỹ, nó có biết mẹ nó là ai? Hay chỉ là một cuộc tình và nay đã rơi vào quên lãng!! Đã có ai và bao giờ nghe NTH nhắc nhớ tới  “đứa con rơi” đó không? Hay nó sẽ có cơ may trở thành “ Kẻ dư thừa”?

Tôi cũng xin mạn phép không trích dẫn nhiều đoạn mô tả bước chân lãng mạn, vu vơ, kiếm tìm, ham muốn, giận hờn, nhớ nhung, gian dối, chiếm đoạt với kỹ thuật ngôn ngữ chuẩn xác mà hoang tưởng.

Tôi cũng xin thú nhận rất mệt mỏi, kiên nhẫn đọc lại cuốn truyện VTHT của một người đã ngoài cái tuổi đọc những truyện tình như thế.

Và tôi có thể chỉ giúp bạn đọc tóm gọn trong vài dòng về cuốn VTHT.

Nó chỉ là một thứ “ Độc thoại của âm hộ”.( Monologue vaginal)

Điều này nhiều người trẻ ở trong cơn mê trận tưởng rằng nó mới mẻ, nó cách tân, nó hấp dẫn thần kỳ trong những cơn lốc tình cảm ngoài vòng kiểm soát.

 

Thật ra nó là chuyện đời thường trong tứ khoái của con người như : Ăn, ngủ, Đ.., ỉa từ đời hồng hoang lịch sử con người để lại qua những phúc trình, nghiên cứu đáng tin cậy. Chẳng biết NTH có cơ hội đọc nhữn tài liệu bóc trần này không? Đọc thì có thể ngòi bút sẽ chuyển hướng?

Có thể NTH chỉ có vốn sống mà thiếu vốn đọc!!

 Như phần đông các nhà văn nữ khác vốn sống có thể tích lũy từ chính cuộc sống bản thân, gia đình, xã hội. Nhưng vốn kiến thức thu lượm được qua sách vở, truyện của những thế hệ đi trước, nhất là kiến thức của thế giới nói chung- như từ Pháp, Mỹ- thì rất mỏng và hạn chế!! Trong đó ngoài văn chương còn có các tài liệu về tình dục học, xã hội học, nhân chủng học, sử họcv.v...

Chẳng hạn, theo Yuval Noah Harari:

Một người mẹ tốt sẽ quan hệ tình dục cùng thời điểm với nhiều nam giới khác nhau, đặc biệt là khi cô ta đang mang thai, do đó con của cô sẽ được hưởng những phẩm chất ( và cả kỹ năng chăm sóc con cái ) không chỉ đơn thuần từ các thợ săn tốt nhất mà từ người kể chuyện hay nhất và những người tình chu đáo nhất. Nếu điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, hãy nhớ rằng trước khi các nghiên cứu hiện đại về phôi thai phát triển, người ta không có bằng chứng chắc chắn rằng các em bé luôn  được sinh ra bởi một người cha duy nhất hơn là bởi nhiều người”.  (Yuval Noah Harari, bản dịch Sapiens. Lược sử loài người . Nguyễn Thủy Chung dịch. Võ Minh Tuấn hiệu đính. Nxb Trí thức, trang 58)

 

Nhưng kể từ khi có Adam Evà “ biết xấu hổ”, nguồn gốc của tội lỗi thì tình dục đã biến thái đi. Libido vẫn còn đó, nhưng con người đã từ bỏ trạng thái tự nhiên của vườn địa đàng, giai đoạn bình minh của nhân loại để bước từ giai đoạn hái lượm, săn bắn sang trồng trọt, tích lũy tư hữu, kế thừa của cải. Đã hàng triệu năm  trả dài như thế.

Tù đó, rất nhiều tiêu chí đạo đức được đặt để cho con người bất kể đến cái Libido.

Do hai dẫn chứng vừa kể, người viết cảm thấy không dễ gì mang các tiêu chuẩn tính luân lý để phê phán truyện VTHT của NTH. Chính tác giả NTH cũng  xác nhận về VTHT một cách ỡm ờ:

Nếu bảo rằng thực thì không hẳn là thực, nhưng bảo là không thực.. thì cũng không phải là thế.”

 Và nếu bảo rằng thực thì sao? Và nếu bảo rằng chỉ là hư cấu thì sao?

Ai ai cũng có thừa cái lý lẽ ở đời (La raison d’être) để tự biện hộ cho chính mình, cho cách hành xử của mỗi người.

Tôi là người có chút may mắn, có chút học vấn và đã có cơ hội đọc Rapport de Kinsey với các bản thống kê, các cuộc phỏng vấn. Tác giả qua đó đã bóc trần đời sống tình dục của con người dưới các hình thức thủ dâm, ngoại tình, đồng tình luyến ái, lạm dụng trẻ con vv...

Tác giả đưa ra bằng chứng mà không phê phán tốt xấu chỉ cho thấy sự thực ấy nó như thế nào?

Năm 1976, lại có thêm  phúc trình của Shere Hite nhan đề: Le rapport Hite ( Phúc trình Hite) trong đó tác giả đưa ra một cuộc điều tra ở bên Mỹ với 3000 phụ nữ tuổi từ 14 đến 78 với 10.000 câu hỏi. Các câu trả lời cho phép bộc lộ sự thầm kin về vấn đề tình dục, trong đó đặc biệt là vấn đề thủ dâm.

Sụ tiết lộ ấy- dù ở nước Mỹ- có tính cách thuyết phục mà không thể có lời biện bạch và phản bác được. Một phụ nữ đã phát biểu:

Để lên đỉnh đạt khoái cảm cực điểm. Tôi phải tập để biết yêu mình và thành thực hơn nữa. Tôi phải hoàn toàn yêu thân xác tôi, yêu tâm hồn tôi, tinh thần tôi.. Tôi cũng phải có có được mối liên hệ nóng bỏng và tham dự một cách hòa điệu bằng vào  nhiều kinh nghệm với người đối ngẫu của tôi.”

(Shere Hite, Ibid, trang 220).

 

 Phải chăng trong trường hợp NTH có điều gì trùng hợp, bà ấy chỉ biết yêu mình, chỉ biết o bế cái thân xác mình, cho riêng mình và chỉ biết thỏa mãn cho mình mình bất kể đối tượng là ai xét về mặt lý luận?

 

Cụ thể như trường hợp Cung Giũ Nguyên xét về nhiều mặt, từ nhân dạng- dưới mắt tôi gặp ông năm 1964- là xấu xí, chân đi khập khiễng, ăn mặc cảnh vẻ với áo vét, mặc dầu trời Nha Trang nóng bức.. Đời sống tình dục không mấy bình thường. Tuổi tác lớn không cân xứng vẫn bị cuốn hút vào vong tục lụy, bất kể tai tiếng và một đứa con ra đời “ ngoài ý muốn”.

 Nhưng điều tôi kinh ngạc là không hề- dù chỉ một lần-  được nghe từ đồng nghiệp, học trò xì  xào về ông.

 Nhưng tai tiếng thì ồn ào, dư luận khắp chốn giang hồ!!

Trường hợp Minh càng rõ nét hơn-  thân hình thấp bé, khuôn mặt Fernandel, chân đi vòng kiềng. Ăn nói bạo trợn, đánh lộn chửi thề, bạt mạng, bia rượu, thuốc lá theo đúng như lời mô tả của Nguyễn Ngọc Chính lại hợp “gu” NTH.

Điều ấy làm sao lý giải được ngoài cái Libido ra?

Và phải xóe tạc nó ra bằng phân tâm học, lôi nó ra từ tầng  vô thức, tiềm thức sang tầng ý thức.

Cuốn sách tự nó chỉ là một cuộc tình ngang trái có gửi một thông điệp tư tưởng gì không?

 Tôi khẳng định là không. Nội dung là rỗng ruột. Không là không.

 Nhưng về ngữ cảnh ngôn ngữ thì chuyển tải được sự chiều chuộng vuốt ve người đọc như những người đi trên mây, mộng tưởng. Đến độ nó biến cuộc tình trở thành ngẫu tượng được thanh cao hóa, được quyến rũ trong êm dịu, trong những giây phút nhớ nhung, giận hờn, ghen tuông trong một khung cảnh thần tiên của Đà Lạt. Nhiều đoạn văn làm dáng, uốn éo như một Mai Thảo hồi nào.

 

Tất cả sự thành công của cuốn VTHT nằm ở đó và không là gì khác.

 

Dù gì đi nữa thì NTH có một chỗ đứng trong văn học không thể chối bỏ. Chỗ đứng ấy có thể vượt trội hơn các nhà văn nữ khác cùng thế hệ. Bà có quyền hãnh diện về điều này.

Ngày hôm nay, bà được đền bù cho bõ những lúc hoạn nạn, đói khổ. Sách được in lại 4,5 cuốn, có tác quyền. Điều mà vào năm 1975, sách của bà cũng như nhiều nhà văn khổ lụy trăm chiều: không phản động thì đồi trụy. Tôi có trước mặt Phần phụ lục IV, nhan đề: Về sách tiếng Việt bị cấm lưu hành, ở trang 631 trong bộ sách của Trần Trọng đăng Đàn. Tôi đếm được 20 đầu sách của NTH.

Nhưng ngược chiều thay. Nay những đầu sách được coi là đồi trụy trở thành sách hiếm và quý. Theo nghĩa, đổi mới chỉ là phục hồi cái cũ đã bị xóa bỏ.

Vinh dự thay cho bà mà cũng không lấy gì làm vinh dự thay cho bà!!  Ngoài một số tiền nhuận bút để cuộc sống bót cơ cực.

 

Tuy nhiên, ngoài lãnh vực văn chương, NTH có những bài thơ “rất Huế” “rất tình” để lại trong tôi nhiều dư vị khó quên.

 Chi lạ rứa, chiều ni tôi muốn khóc,

Ngó chi tui đồ cỏ mọn, hoa hèn.

Nhìn chi tui hình đom đóm đêm đen

Cho tui tủi bên ni bờ cô tịch.

 

Tôi ao ước có bao giờ tuyệt đích

Tui van xin răng mà cứ làm ngơ.

Rồi ngó tui, chi lạ rứa hững hờ.

Ghét, yêu, mến, vô duyên và trơ trẽn!

 

Bài thơ sau đây nhắn gửi ai?

Đã ba mùa cách trở

Nửa năm rồi ly biệt

Áo mầu không thắm nữa

Thuở tàn phai xuân thì..

(Niềm đau chia phôi)

Sau đây là mấy bài thơ làm mùa hè năm 1963 (BK, số 161, 15-9-1963) (khi đã chia tay Đà lạt. NVL)

 “Khi em về giữa vòng tay

Trong yêu dòng nước mắt này lại khô

 Vết hôn ngày cũ chưa mờ

Phút giây đầm ấm bao giờ nữa em”

( Yêu)

Không ai về thăm chiều nay

Cho tôi chết giữa vòng tay một người

Tiếng hôn khép kín môi cười

 Gối chăn mùa lạnh rã rời thú xưa”

( Nhớ)

 

Đọc những dòng thơ này, lòng tôi trùng lại và không còn biết phải nói gì? Nói năng chi cũng bằng thừa? Tôi ghen với cuộc đời!!!


Phần còn lại tôi đã làm, đó là công việc phân tích Phân tâm học của bài viết này về cuốn VTHT của NTH? Nó có khô cằn và đắng cay! Đành chịu!!

 

Nguyễn Văn Lục

 

 

14 Tháng Hai 202310:00 CH(Xem: 2727)
Tôi xin ghi lại như một lời tri ân như một niềm an ủi cho ông ở bên kia thế giới và một niềm an ủi của người còn lại, như kẻ viết bài này.
13 Tháng Hai 202312:16 SA(Xem: 7166)
Những dòng chữ này tôi xin tiễn biệt thầy xưa Trần Văn Lộc, vị giáo sư đầu tiên – cũng là cây đại thụ cuối cùng –
12 Tháng Hai 202311:47 CH(Xem: 4486)
Xin được thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ về một đàn anh NQ hiền hòa, điềm đạm và có hoài bão chung sức xây dựng hội ái hữu cựu HS của trường xưa
12 Tháng Hai 202310:48 CH(Xem: 5438)
Em đợi chờ anh mang đến bó hoa, Ngày lễ Tình Yêu cho đời thêm đẹp, Hoa mới nở trong vườn nhà buổi sáng, Hay hoa bày trong chợ đợi người mua.
11 Tháng Hai 20236:13 CH(Xem: 5418)
Tháng giêng mỏi cánh hoa tàn Cành trơ cuống lá đài trang ngậm ngùi Mai đây XUÂN đã qua rồi Ta nghiêng mình xuống, tuổi đời lên cao.
11 Tháng Hai 20235:26 CH(Xem: 5583)
Và em cứ đi bên lề kể lể Mà tôi sẽ không năn nỉ tiếng ru vờ Có lẽ mùa d8o6ng rồi cũng buồn như thế Buộc lại tà dương chờ mãi những bâng quơ
10 Tháng Hai 202311:53 CH(Xem: 4508)
Chẳng biết từ lúc nào tôi đã thương mến thầm anh Phượng hàng xóm, anh hơn tôi chừng 7-8 tuổi, hát hay đàn giỏi, thỉnh thoảng buổi tối anh ngồi trước cửa nhà đàn hát,
10 Tháng Hai 202311:22 CH(Xem: 2906)
Vì thế, việc giới thiệu tập san Trình Bầy, xin khép lại và chỉ xin giới thiệu phần mở đầu và phần giã biệt của chủ nhiệm Thế Nguyên.
10 Tháng Hai 202311:14 CH(Xem: 5469)
Tình Nhân Lễ Hội xuân nhường Em ra đầu ngõ chở buồn dạo chơi Nằm mơ anh hái sao trời Sao em đi vắng tim tôi phập phồng.
10 Tháng Hai 202312:03 SA(Xem: 6461)
Nàng chợt nhận ra… Ồ! bức tường nghiêng! Sao đêm nay nàng mới nhận ra bức tường của nàng đã nghiêng?!
05 Tháng Hai 202311:54 CH(Xem: 4826)
Cuộc đời của Ba là sống cho người khác, cho gia đình, và giúp ích cho mọi người, xã hội, đúng với tên ông bà Nội đã đặt cho.Ba là thứ sáu trong gia đình, nên mọi người quen biết đều biết đến Ba là ông Sáu Nhơn.
03 Tháng Hai 202311:09 CH(Xem: 6007)
Sống nơi đất mới tới giờ Qua nửa thế kỷ đôi bờ Đại dương Xuân Quý Mão Tết yêu thương Tâm thành cầu nguyện quê hương rạng ngời
01 Tháng Hai 20237:20 CH(Xem: 3887)
Ngày Tết, thật trang trọng đốt nén hương trên bàn thờ gia tiên. Ta sẽ cảm nhận được những người muôn năm cũ đang hiện diện trong tâm ta.
01 Tháng Hai 20235:01 CH(Xem: 5887)
Tình yêu Đã cất cánh bay Ta ngơ ngác gọi Môi say nhớ người. Ừ thôi Tết đã qua rồi Mồng ba vụt mất Mồng mười hạ nêu.
01 Tháng Hai 20234:57 CH(Xem: 5959)
Tình nhà đã lỡ phai thề ước Nợ nước chưa đền uổng chí trai Đếm bước lưu vong chừng mệt mỏi Nếm mùi nhân thế lắm chua cay Tri âm, tri kỷ...còn ai nữa Nhắm mắt là xong một kiếp này
31 Tháng Giêng 202310:35 CH(Xem: 3242)
Tôi tự hỏi mình, Mai Thảo cuối cùng chỉ là một nhà thơ xuất chúng. Hay trong văn của ông đã có thơ và trong thơ là cả trời đất.
31 Tháng Giêng 20235:03 CH(Xem: 3481)
Một mai hoa rụng chỗ nằm Xuân tàn, lịm giấc tình thâm mộ sầu Kiếp này nếu lỡ đời nhau Thì xin người ngọc, kiếp sau tìm về.
30 Tháng Giêng 202311:22 CH(Xem: 5493)
Cho con Quạ già tròn một kiếp phù sinh Mấy chục năm còn gặp lại bạn mình Trong khóc cười, say tĩnh Ngửi hơi cay mà xĩn như cạn một Hồ Trường
30 Tháng Giêng 20239:37 CH(Xem: 4653)
Vậy là đã rõ, chính mấy con mèo được cho là mẫn cán và đã được rèn luyện-tu dưỡng... của ông chánh đã làm nên những chuyện này.
28 Tháng Giêng 202311:16 CH(Xem: 4051)
Những tưởng người cùng thời so bề tài sắc, so bề tài năng, so bề thời vận, có thể có cái gì giống nhau vậy mà cũng khác nhau.
24 Tháng Giêng 20231:04 SA(Xem: 5250)
Đối với tôi, mùa Xuân sẽ kém phần lãng mạn, tươi vui và mất đi ý nghĩa rất nhiều khi thiếu vắng những bản nhạc Xuân.
23 Tháng Giêng 202312:10 SA(Xem: 5670)
Nhà nhà hết sợ con vi rút Chốn chốn mừng vui cảnh thái bình Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Ngày Xuân Quý Mão biết bao tình
22 Tháng Giêng 202311:25 CH(Xem: 5264)
QUÝ Xuân buông bỏ những sầu vương MÃO đến đem theo mọi cát tường CHÀO tải công thành tươi nhuận thất MỪNG mang danh toại phủ phê đường
22 Tháng Giêng 202311:17 CH(Xem: 5707)
Sống đây mà chết dần dà Tháng năm chồng chất thân già cưu mang Thôi thì thỉnh thoảng lang thang Mượn vui ngoại cảnh nhẹ nhàng suy tư!
22 Tháng Giêng 202311:12 CH(Xem: 5976)
Chúc khách văn đàn ngàn chữ hỷ Mừng cùng bạn hữu vạn lời ca Hạnh tài trăm sắc ngời tâm ngọc Phúc đức muôn màu rạng ánh ngà
22 Tháng Giêng 202311:09 SA(Xem: 5079)
Người đi vào dâu biển, Có thấy gió trăng xưa? Ngày môi hồng mắt sáng, Thủa hoa bướm dại khờ? Xuân yêu kiều bao độ, Đời có mãi như mơ? Dặm ngàn sương khói phủ, Trăm năm... giấc mộng hờ...
22 Tháng Giêng 202310:57 SA(Xem: 4247)
rằng từ lúc ông quản lý được bọn mèo rồi thì kho lúa nhà ông không hề có con chuột nào dám bén mảng đến nên chẳng một hột lúa nào bị thất thoát!
22 Tháng Giêng 20231:25 SA(Xem: 10805)
vẽ trái tim tôi mầu đỏ nhạt, hay hồng… đã từ lâu, tôi nghĩ tim. chỉ để yêu thôi thỉnh thoảng. để giận hờn… nay. sao tim bối rối?*
21 Tháng Giêng 202311:24 SA(Xem: 4665)
Một năm hương lửa cho đời Ba trăm sáu lăm ngày trôi bình thường Đâu cần mỹ vị cao lương Chỉ là bóng đổ trên đường phù vân...
19 Tháng Giêng 202311:46 CH(Xem: 4132)
Thế Chiến II xảy ra như nó đã xảy ra và chúng ta cũng đã chứng kiến, nhưng những ước mơ khanh tướng còn vương vấn nơi những tấm lòng trần tục thì chắc chắn đường trần còn mang nhiều gió cuốn mưa bay.
14 Tháng Giêng 20237:47 CH(Xem: 7198)
Hai ba tháng chạp Thần táo Ngô Quyền Quỳ trước bệ tiền Về chầu thượng đế. Thần xin kể lể Một chút ưu phiền Máy hư triền miên Ráp po viết trễ
13 Tháng Giêng 202311:31 CH(Xem: 8735)
Trầm hương tưởng niệm Mẹ hiền Siêu sinh, tịnh độ cửa Thiền ngát hoa Mỗi năm tháng Chạp hai ba Là ngày giỗ Mẹ xót xa tủi buồn.
13 Tháng Giêng 202310:54 CH(Xem: 4540)
Dù không khí và cách đón Tết mỗi thời, mỗi nơi, mỗi khác nhưng trong tâm hồn của mỗi người dân Việt lúc Xuân về, Tết đến vẫn luôn có cảm xúc lâng lâng khó tả.
13 Tháng Giêng 20231:52 CH(Xem: 5823)
Tôi thèm thưởng thức cái mùi hăng hắc, nồng nồng của một loài hoa dân dã mà miền Nam tôi gọi là BÔNG VẠN THỌ.
12 Tháng Giêng 202310:09 CH(Xem: 6472)
Chủ nhật sau, tết tới rồi Một tuần lễ nữa tết trôi định kỳ Nhọc nhằn hạn xấu quên đi Hãy vui vẻ với những gì trong tay.
12 Tháng Giêng 20232:19 SA(Xem: 7403)
Như chia ly tiếng còi tàu Tiếng chim buổi sáng xôn xao lòng người Tưởng chim hót sáng làm vui Ngờ đâu chim rải bùi ngùi vào tim.
11 Tháng Giêng 20231:49 SA(Xem: 2351)
Chương trình Nhạc Tình Chọn Lọc với chủ đề “ Đón Xuân “ do Như Hương và bạn hữu tổ chức ngày thứ bảy Jan 7th - 2023 - Washington, DC.
11 Tháng Giêng 20231:15 SA(Xem: 4687)
Rồi những cái Tết tha hương ở “xứ lạnh tình nồng” Canada với bên ngoài tuyết trắng phủ đầy vạn vật khiến tôi thèm những cái Tết quê nhà ấm áp.
11 Tháng Giêng 202312:24 SA(Xem: 8060)
Đang vào những ngày đầu năm Dương lịch và tiếp đến sẽ là một cái Tết cổ truyền thiêng liêng rộn rã... . Xin có vài dòng ghi lại buổi họp mặt “ Cựu học sinh Trung học Ngô Quyền - Biên Hòa “
09 Tháng Giêng 20237:09 CH(Xem: 6755)
Nàng Thơ ơi ! Hãy đến bên anh trong từng giây phút Để cùng nhau ấp ủ cuộc tình đầy Cho chữ nghĩa thăng hoa, tràn nghĩa sống Cho bước đời rạng rỡ lối tương lai
01 Tháng Giêng 20239:17 CH(Xem: 4366)
Chỉ còn vài chục tiếng đồng hồ nữa thôi, con tàu thời gian sẽ đứa chúng ta đổ bến 2023. Chúng ta xuống tàu và đến một năm mới. Mọi thứ đã bỏ lại phía sau không thể lấy lại. Những gì đã làm trong năm 2022 chỉ là quá khứ.
31 Tháng Mười Hai 20221:51 SA(Xem: 10188)
Thương thương lắm, thầy cô giáo cũ trường mình… Ngôi trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa dấu yêu, năm nay vừa đầy sáu mươi sáu năm tuổi.
31 Tháng Mười Hai 20221:31 SA(Xem: 4622)
Chúng ta hãy nhìn về tương lai bốn năm tới tại ba quốc gia ở vùng Bắc Mỹ và tiếp tục chào đón cầu thủ bóng tròn Mbappé ngày càng sáng ngời trên sân cỏ
31 Tháng Mười Hai 202212:24 SA(Xem: 5081)
Mỗi chuyện là một góc nhìn xoáy vào những nết ăn, nết ở tiêu biểu cho một con người và tiêu biểu cho một nét Văn Hóa một thời dần biến dạng.
30 Tháng Mười Hai 202211:41 CH(Xem: 4921)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Hoàng Mai Đạt - Chiếc Xe Đồ Chơi Của Ông Wes Người Đọc: Đồng Phúc
30 Tháng Mười Hai 20222:25 SA(Xem: 3888)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt, không cả sự phân biệt giữa người và ta
29 Tháng Mười Hai 20228:47 CH(Xem: 5727)
Với người ta vẹn sắt son Với đời thơ vẫn ví von sắc màu Xuân về nâng chén chúc nhau Bảy mươi là tuổi "Qua cầu gió bay".
29 Tháng Mười Hai 20227:29 CH(Xem: 6371)
Nghìn sau nối tiếp nghìn xưa Tử sinh, sinh tử vật vờ theo nhau Gọi tên em Ta gục đầu. Lệ ta nhỏ xuống - bể sầu dâng lên.
29 Tháng Mười Hai 20221:02 SA(Xem: 6563)
Liên Khúc Nhạc Giáng Sinh. Sáng tác: Nguyên Vũ; Tiếng hát: Đèo Văn Sách & Kim Phụng Kiều Oanh thực hiện youtube
29 Tháng Mười Hai 202212:54 SA(Xem: 6160)
Nguyện cầu thế giới bình an Chim bồ câu trắng từng đàn bay cao Một năm rồi sẽ qua mau Mùa xuân réo gọi vẫy chào thế nhân...
20 Tháng Mười Hai 20229:51 CH(Xem: 6410)
World Cup 2022 khép lại với trận chung kết có nước mắt nhiều hơn nụ cười, chỉ có 45 triệu người (Argentina) vui, mà có đến 65 triệu người (Pháp) buồn.
20 Tháng Mười Hai 20229:46 SA(Xem: 4824)
Khi trái banh lăn trên sân cỏ, người cầu thủ đem hết nhiệt huyết và tài năng để giành chiến thắng cho màu cờ sắc áo, cho đơn vị mà họ đại diện. Chúc Mừng Argentina. Chúc Mừng World Cup 2022 đã thành công rực rỡ.
18 Tháng Mười Hai 202210:26 CH(Xem: 4829)
Xin cảm ơn Canada, ..đã cho chúng tôi cơ hội tạo dựng lại cuộc sống đúng nghĩa của con người với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ và đã cho chúng tôi hưởng những mùa Giáng Sinh an bình.
17 Tháng Mười Hai 202212:32 SA(Xem: 6408)
Đêm đông lạnh giá hang sâu Hài đồng xuất thế nhiệm mầu thánh ân Trần gian ngàn vạn lỗi lầm Cường quyền bạo chúa gieo mầm khổ đau.
14 Tháng Mười Hai 20221:57 SA(Xem: 4829)
World Cup 2022 sắp đến hồi kết thúc. Hàng tỷ người trên thế giới đang háo hức theo dõi và trông chờ. Nhân dịp này, tôi xin được ‘’bàn ngang” về World Cup trong quá khứ gọi là giúp vui, hay chia sẻ cũng được.
14 Tháng Mười Hai 20221:37 SA(Xem: 5896)
Dần dà, người Bắc di cư tự coi mình là người miền Nam nhứt là sau khi miền Nam sụp đổ. Họ không muốn người ta đánh đồng mình với người miền Bắc vào Nam sau 1975.
14 Tháng Mười Hai 20221:17 SA(Xem: 6419)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: CÒN NHỚ THƯƠNG HOÀI - Nhạc : Lê Hữu Nghĩa Lời: Thy Lệ Trang Ca sĩ : Lina Nguyễn Hòa âm / Video : Sonar Production
14 Tháng Mười Hai 202212:14 SA(Xem: 7136)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BÀI TANGO RIÊNG CHO EM - Nhạc Hoàng Nguyên - Quý Hương trình bày
13 Tháng Mười Hai 20228:48 CH(Xem: 2757)
. Đó là hạng người thuận dòng, hạng người ngược dòng, hạng người tự đứng lại và vị thánh A-La-Hán đã giải thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.
13 Tháng Mười Hai 20221:20 CH(Xem: 6353)
Yêu Trăng yêu Gió yêu Thơ Yêu thời áo trắng mộng mơ sân trường Áo bay tha thướt nghê thường Yêu thương nhưng sợ con đường tương lai
04 Tháng Mười Hai 20224:16 CH(Xem: 5364)
Nhiều bình luận gia danh tiếng trên thế giới tiên đoán đội vô địch kỳ nầy sẽ là một trong bốn đội Ba Tây, Argentina, Anh hay Pháp nhưng cũng không thể bỏ qua những kết cuộc bất ngờ
03 Tháng Mười Hai 20224:16 CH(Xem: 4912)
(Xin phép “lấn sân” anh Lê Quý Thể, người từng dìu dắt hai đội banh Châu Văn Tiếp và Ngô Quyền)
03 Tháng Mười Hai 20223:37 CH(Xem: 5941)
Nhưng tôi luôn nhớ mãi hình ảnh Thầy Cô khi đứng trên bục giảng, dùng bảng đen phấn trắng để truyền bá kiến thức, khơi gợi và thắp sáng cho chúng tôi những ước mơ, những hoài bão,
03 Tháng Mười Hai 20223:02 CH(Xem: 4967)
Bao mùa World Cup đã qua, bao chàng trai trên sân có thuở nào đã là “người tình” của Bông. “Người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao người?”
03 Tháng Mười Hai 20222:37 CH(Xem: 4232)
Chẳng bao lâu nữa World Cup sẽ khép lại, còn nhiều bất ngờ thú vị. Ai buồn ai vui, ai thất vọng nhảy cầu tự tử, ai hớn hở thắng cá độ là chuyện của họ.
02 Tháng Mười Hai 202212:07 SA(Xem: 6388)
Nói cho cùng, phải chăng số phận của bà Lê Vũ Anh đã được chính cha ruột của mình định đoạt vì ý hướng mong muốn con gái thành công.
01 Tháng Mười Hai 202211:52 CH(Xem: 2515)
Rót đầy ly rượu thi nhân Uống cho quên nỗi trầm luân kiếp người Hằng ơi! Xin một nụ cười Không trăng, rượu cũng thức đòi tri âm!
01 Tháng Mười Hai 202211:47 CH(Xem: 7188)
Hững hờ chợt giấc bình yên Em xưa còn vọng tiếng huyền hoặc sao Thì thầm con mộng qua mau Bước chân làm bạc mái đầu thanh xuân
01 Tháng Mười Hai 202211:27 CH(Xem: 7583)
Một cuốn sách, đọc, sẽ làm phấn khởi một số rất lớn người trong chúng ta, vì qua những gì đọc được. Cuối cùng cái chiến thắng trông chờ lâu nay, sẽ chắc chắn hiện hình.
01 Tháng Mười Hai 202212:35 SA(Xem: 4459)
Còn nhớ đến nhau, còn thương tưởng là trân quý. Tan rồi hợp. Hợp rồi tan. Người đi sau đốt nén hương cho người đi trước.
01 Tháng Mười Hai 202212:18 SA(Xem: 6745)
Bàn tròn tiếng nói cười vang Nhắm nghiền đôi mắt theo làn khói bay Ta vui Bên Tuổi Bảy Hai Còn bao lâu để nguôi ngoai đất trời...
23 Tháng Mười Một 20226:39 CH(Xem: 5438)
Em thành thật tri ân các Thầy Cô đã cho chúng em được là học sinh của một nền giáo dục nhân bản VNCH.. Chúng em kính chúc các thầy cô một lễ Tạ Ơn vui vẻ, sức khỏe, hạnh phúc an lạc bên gia đình, con cháu.
21 Tháng Mười Một 20221:31 SA(Xem: 6054)
chúc mừng anh Hoàng duy Liệu nhận lãnh trách nhiệm thành lập ban điều hành mới của hội AHCHS trung học Ngô Quyền Bắc California.
21 Tháng Mười Một 20221:14 SA(Xem: 7261)
ngày cuối Thu buồn tênh… vầng trăng chưa tỏ bóng những chiếc lá thoi thóp trong đêm sẽ vùi chôn theo… mùa Thu chết!*
21 Tháng Mười Một 202212:08 SA(Xem: 7073)
Tôn sư trọng đạo hiền nhân Túi khôn rộng mở bàn cân đèn trời Nửa chữ cũng gọi Thầy ơi, Mênh mông biển học ngọt lời chữ thông...
20 Tháng Mười Một 202211:25 CH(Xem: 6819)
Lễ Tạ ơn thực linh đình Cám ơn nước Mỹ ân tình biết bao! Cuộc đời tựa giấc chiêm bao? Hư vô thực ảo ước ao đợi chờ
20 Tháng Mười Một 202212:54 SA(Xem: 6322)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: THU VIẾT CHO NGƯỜI - Nhạc Lê Hữu Nghĩa Thơ Thy Lệ Trang - Ca sĩ Tâm Thư trình bày
20 Tháng Mười Một 202212:17 SA(Xem: 4619)
Cái giá phải trả cho sự hội nhập. Không thể lấy thước nào mà đo đếm được. Đành chịu và bất lực trước những khuynh hướng bảo thủ như một tiếng thở dài.
20 Tháng Mười Một 202212:13 SA(Xem: 2874)
Đương nhiên sống ở đời không ai là không lầm lỗi. Chúng ta phải học hạnh nhẫn nhịn và tha thứ của đất về những lỗi lẫm nho nhỏ của nhau thì tình bạn mới được bền lâu./.
19 Tháng Mười Một 20222:05 SA(Xem: 2451)
Sáng mai khi nắng ấm của mặt trời lên cao hai chúng tôi sẽ đứng đâu đó nhìn ông, để biết mình vẫn chưa hiểu nổi monsieur Xương. Sao lại đi bảo vệ những người mình biết họ không như mình.
18 Tháng Mười Một 202212:36 CH(Xem: 3208)
Biết ai hứa hẹn mà chờ Như mưa chiều - vẫn mịt mờ không gian Hạt mưa gội những phai tàn Héo hon tình sử, ngổn ngang cõi buồn. Nhạt nhòa lịm tắt hoàng hôn Hỏi người có lạnh những cơn mưa chiều?
13 Tháng Mười Một 202211:59 SA(Xem: 4800)
Nhớ lại "Hồi Đó" nhiều khi muốn khóc Mới hồi nào... giờ già chát nhăn nheo Cha mẹ mất các anh cũng đi theo Trai cũng chết viết thư tình ai đọc.
13 Tháng Mười Một 20221:22 SA(Xem: 5036)
Trong chuyến đi vòng quanh trái đất lần nầy tôi đã ghé qua hai quốc gia cũng “xưa” như trái đất, đó là Ai Cập ở phía bắc của Phi Châu và Ấn Độ ở phía nam của Á Châu.
12 Tháng Mười Một 20229:34 SA(Xem: 6966)
Gặp lại nhau khi tóc đen đã bạc Bạn bè xưa .. Người mất. ..Kẻ đi xa Một quãng đời... Có thủy chung bội bạc Chút tình riêng còn thất lạc quê nhà.
11 Tháng Mười Một 202211:55 SA(Xem: 6705)
Và thế có gì phải muộn phiền Tuổi này ta được sống bình yên Tháng 11 tạ ơn người và vật Tạo hóa đất trời thật linh thiêng.
11 Tháng Mười Một 202212:56 SA(Xem: 5142)
Phần công trình biên khảo của ông Nguyễn Văn Trung, tôi nghĩ, ông đã làm trọn vẹn công việc của một nhà biên khảo đã dành lại một địa vị xứng đáng cho miền Nam trong văn học.
10 Tháng Mười Một 20221:52 SA(Xem: 4948)
Trong bài này tôi chỉ xin giới thiệu điểm dừng đầu tiên của tour du lịch qua Vân Nam: Thăm khu rừng đá Thạch Lâm , một nơi đặc biệt có một không hai của Vân Nam
09 Tháng Mười Một 202212:44 SA(Xem: 4921)
Người ta nói: làm thầy thuốc sai lầm thì giết chết một người, làm chính trị sai lầm thì giết một thế hệ nhưng làm văn hoá sai lầm thì giết cả muôn đời.
08 Tháng Mười Một 202211:48 CH(Xem: 3078)
Đọc qua lịch sử của Tỳ-khưu-ni Khema, chúng ta biết rằng chết không phải là hết! Cho nên đời này may mắn gặp Phật pháp ...
06 Tháng Mười Một 20229:31 CH(Xem: 6456)
Đường vào kỷ niệm quanh co Đến đây một chuyến hẹn hò cuộc vui Khi em quay gót đi rồi Cỏ cây cũng sẽ ngậm ngùi nhớ nhung.
06 Tháng Mười Một 20229:23 CH(Xem: 7130)
Dĩ vãng giờ đã lu mờ Tương lai chưa biết thẫn thờ lo chi? Hãy vui hiện tại ngay đi Lang thang dạo cảnh ngay khi Thu vàng
05 Tháng Mười Một 20222:45 CH(Xem: 4882)
Ta cầu nguyện cho em Hồn thiêng được giải thoát Được sống đời an lạc. Không vướng khổ ưu phiền Không uất hận triền miên. Tái sinh nhiều phước báo.
30 Tháng Mười 20225:58 CH(Xem: 4858)
Bạn bè nửa thế kỷ gặp mặt. Cô đọng trong những lần gặp gỡ. Rồi lại chia tay phương trời. Kỹ niệm theo nhau suốt cuộc đời. Hy vọng sẽ có lần gặp gỡ nữa.
30 Tháng Mười 20224:57 CH(Xem: 7643)
Trăng ơi! Nguyệt hỡi bóng tà Soi đi để thấy cũng ta với mình Thu về đông đến xuân tình Chỉ trăng với gió chúng mình yêu nhau.
29 Tháng Mười 20221:11 SA(Xem: 5037)
Thầy chính là người truyền lửa ham học cho học trò, và luôn khơi gợi lên trong họ những hoài bão, những ước mơ để vươn tới những khát vọng cao đẹp trong tương lai
29 Tháng Mười 20221:11 SA(Xem: 4916)
Sau này khi nhắc tới giai đoạn này, Nguyễn Văn Trung vẫn cho là những năm tháng tốt đẹp nhất trong cuộc đời cầm bút của ông.
28 Tháng Mười 20226:17 CH(Xem: 6774)
Xin đừng trống chiếc ghế nào Cà phê thương mến đổi trao tâm tình Khấn nguyện bát nhã tâm kinh Đại bi chú pháp vượt trình tử qui...
28 Tháng Mười 20222:20 SA(Xem: 7597)
Xin cho ta được sống âm thầm Mơ bóng hình em theo tháng năm Mơ cuộc tương phùng trông khắc khoải Trao người tha thiết tiếng thu tâm
28 Tháng Mười 20221:15 SA(Xem: 7359)
Chịu khó đọc giáo sư Nguyễn Văn Trung, ta sẽ gặp một nhà trí thức dấn thân với các giá trị cốt lõi rõ rệt: khoa học, khai phóng