Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Kalynh Ngô - NHỮNG ĐIỀU CHƯA ĐƯỢC KỂ VỀ NGUYỄN TẤT NHIÊN

05 Tháng Tám 202111:59 CH(Xem: 9479)
Kalynh Ngô - NHỮNG ĐIỀU CHƯA ĐƯỢC KỂ VỀ NGUYỄN TẤT NHIÊN

Những điều chưa được kể về Nguyễn Tất Nhiên

NTNhien
Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên. (Ảnh: Thái Đắc Nhã)


blank
Kalynh Ngô


Ngày 3 Tháng Tám, năm 1992, tại sân sau của một ngôi chùa ngỏ nằm gần đường Brookhurst, Orange County, California, thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên “BIẾN”(1) khỏi “trần gian hệ luỵ”(2) ngay trong chiếc xe hơi cũ, cũng là “ngôi nhà di động” của ông trong những năm cuối đời. 29 năm sau, thơ của Nguyễn Tất Nhiên và những tình khúc được phổ từ thơ của ông vẫn là những tuyệt tình ca bất hủ.

***

Một gã ‘ngông’ làm thơ, viết nhạc, hát cải lương

Năm 1971, tạp chí Sáng Tạo của cố nhà văn Mai Thảo xuất hiện những vần thơ của một người tự cho mình là “kẻ hoang đàng”, “tên vô đạo”, “bất tín đồ trong tình yêu” – Nguyễn Tất Nhiên. Ngay sau đó, lời thơ Nguyễn Tất Nhiên với ý tưởng và những hình ảnh độc đáo, hư hư thật thật, những thú nhận “ngông cuồng” mà rất nồng nhiệt, đã đi vào nhạc của Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang, Anh Bằng, trở thành một hiện tượng trong làng thơ và nhạc Việt Nam thời kỳ bấy giờ.

blank
Ảnh phải: tranh chân dung nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên của hoạ sĩ Trần Thế Vĩnh



Có thể nói, cho đến bây giờ, hiếm có ai dành cho người yêu của mình những tên gọi đẹp, thánh thiện như Nguyễn Tất Nhiên đã từng. Đặc biệt, cái đẹp và thánh thiện ấy càng được tôn vinh hơn gấp vạn lần khi ông đem chính mình ra làm vật thể so sánh. Ông tự gọi mình là một “người bệnh hoạn,” một “kẻ nhiều sám hối,” một “tên vô đạo.” Riêng bạn bè, thân hữu, chẳng ai ngại ngùng gì khi gọi Nguyễn Tất Nhiên là “kẻ ngông cuồng” hay “một người điên” hoặc một gã “bất cần đời.”

Gọi thế nào cũng đúng, vì: “Ảnh có máu điên, mà cũng có máu ngông. Ảnh điên’ lắm” – nhạc sĩ Trúc Hồ đã nói thế, “Người làm nghệ thuật nào cũng có ‘máu điên’ trong người, không nhiều thì ít”. Và với Nguyễn Tất Nhiên, thì không chỉ điên, ngông, ông còn là một kẻ bất cần đời, coi thường thị phi trong thiên hạ. Những giá trị chung bình thường của xã hội mà một con người bình thường luôn hướng tới thì với Nguyễn Tất Nhiên không phải là điều cần thiết

.

blank
Thủ bút của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên viết tặng nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã. (Ảnh: Thái Đắc Nhã)

Cố nhạc sĩ Phạm Duy từng viết trong tuỳ bút của ông: “Đi qua đời tôi có khá nhiều thi nhân thuộc nhiều thế hệ, đa số đều như tôi, đều khá hồn nhiên, nghĩa là có tí máu điên. Nhưng trong làng thơ Việt Nam, có ba nhà thơ hồn nhiên nhất, đó là Nguyễn Ngu Ý, Bùi Giáng, và Nguyễn Tất Nhiên… Cả  ba vị đều đã từng là thượng khách của Dưỡng trí Viện Biên Hòa, nơi tôi đã có lần đến thăm một trong ba vị đó”.

Nếu từng ở Dưỡng trí Viện Biên Hòa, thì… không thể là người tỉnh táo. Nhưng, chính cố nhạc sĩ Phạm Duy cũng nhẹ nhàng gọi đó là cái “HỒN NHIÊN” của Nguyễn Tất Nhiên.

Nguyễn Tất Nhiên có rất nhiều bằng hữu. Đi đến đâu, ông cũng có bạn. Đi đến đâu ông cũng có người quí mến. Nguyễn Tất Nhiên có thể ngồi hàng giờ hàn huyên với bè bạn, đúng nghĩa cuộc đời rong chơi, không cần biết ngày mai sẽ ra sao.

blank
Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên (phải) và nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm. (Ảnh: Thái Đắc Nhã)



Vậy, giá trị mà Nguyễn Tất Nhiên định ra và tìm đến trong cõi nhân sinh này là gì? Là thơ? Là tình yêu? Là cái đẹp vĩnh cửu? Câu trả lời: “Không có mục đích gì cả!”.

“Nguyễn Tất Nhiên sống thả nổi như bèo trôi sông, tới đâu hay tới đó, không có mục đích, không có chương trình gì cả” –nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa, đang định cư ở Canada, thầy dạy âm nhạc cho Nguyễn Tất Nhiên (từ sau Tháng Tư, năm 1975 đến Tháng Tư, năm 1979) nói về người học trò yểu mệnh của mình. Ông cũng là người hiếm hoi, nếu không muốn nói là duy nhất, không dùng từ “điên” khi nhắc về Nguyễn Tất Nhiên.

“Tôi không bao giờ thấy Nguyễn Tất Nhiên điên. Tôi chỉ thấy ông ấy là người sống kiểu bạt mạng và bi quan. Với Nguyễn Tất Nhiên, tôi không thấy một nét lạc quan nào, ngay cả lúc ông ấy cười”, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa nói.


blank



Những năm sau biến cố 30 Tháng Tư, Nguyễn Tất Nhiên tìm đến nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa ở Sài Gòn để học nhạc. Ông học guitar, hoà âm và sáng tác ca khúc. Thời gian đó, cuộc sống ở miền Nam chật vật. Người Sài Gòn chạy ăn từng bữa, nhiều người làm lụng, dành dụm để “tìm đường ra đi”.

“Nguyễn Tất Nhiên là một người ham học. Ông ấy từ Biên Hoà chạy xe ra Sài Gòn, ở lại nhà tôi để học. Sáng tôi đi làm thì ông ấy ở nhà ôn bài, làm bài. Mỗi lần đến học là ở lại 3, 4 ngày. Cách hai tuần đến học một lần”, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa kể lại. Ca khúc “Chiều trên đường Hồng Thập Tự” ra đời trong thời gian này, là một “bài tập” về hoà âm và sáng tác của Nguyễn Tất Nhiên.

Vì sao Nguyễn Tất Nhiên không phổ nhạc những bài thơ tình của mình từng làm điên đảo giới sinh viên học sinh Sài Gòn thời ấy? Ông có “phán” một câu rằng:“Có bài nào hay người ta phổ nhạc mất tiêu, không chừa lại tác giả (thơ) bài nào!”.

Thế nên, sau khi định cư ở Mỹ, trong những lần ngẫu hứng, Nguyễn Tất Nhiên đã sáng tác “lại” các bài bát nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ thơ của ông như “Em hiền như Ma soeur” hoặc “Hai năm tình lận đận” qua thể loại… cải lương!

Cái “ngông” của Nguyễn Tất Nhiên là thế. Ông thích đến học nhạc, thì “lù lù” đến. Ai hỏi “Khi nào về?”, ông trả lời: “Khi nào nhạc gia đuổi thì về”. “Nhạc gia” nghĩa là “người chơi nhạc”, là cách ông gọi nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa, người lớn hơn ông một tuổi, đang dạy nhạc cho ông.

Nguyễn Tất Nhiên chỉ làm những gì mình thích. Ông bước qua những định hình, chuẩn mực, khuôn thước… một cách thản nhiên. Ông vô tư trả lời câu hỏi “Muốn học nhiếp ảnh à?” của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Trần Cao Lĩnh bằng việc đưa ra cuốn sách dạy chụp ảnh “How to take a good picture?” (do hãng Kodak phát hành) và nói: “Có sư phụ nhiếp ảnh đây rồi!”.

Cuốn sách đó là món quà của nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã tặng cho Nguyễn Tất Nhiên khi biết chàng thi sĩ rất muốn học chụp ảnh.

Một gã bi quan ‘sống với chữ thay vì sống với đời’

Lúc nào trong đầu ông cũng có chữ, đùa với chữ, xâu xé và khổ đau với chữ. Cái tài của Nguyễn Tất Nhiên chính là, cho dù trong tình huống nào ông cũng chỉ ghép chữ lại với nhau đúng với cảm xúc của mình, chứ không đẽo gọt, trau chuốt ngôn từ. Ngôn từ trong thơ ông hồn nhiên và giản dị. Giản dị đến cay nghiệt. 

“Em hiền như Ma soeur/ Vết thương ta bốn mùa/ Trái tim ta làm mủ/ Ma soeur này Ma soeur/…” (Em hiền như Ma soeur)


Hay

“Thà như giọt mưa/Vỡ trên tượng đá/Thà như giọt mưa/Khô trên tượng đá/…” (Thà như giọt mưa)

blank



Ai mà chẳng từng nhìn thấy giọt mưa, ai mà chẳng biết tượng đá. Nhưng để thấy trọn vẹn một giọt mưa vỡ toang trên tượng đá, chỉ có thể là Nguyễn Tất Nhiên. Tượng đá, một vật thể vô hồn, vững chắc, ngàn năm. Giọt mưa chọn tượng đá để làm điểm rơi, để rồi vỡ toang…

Phía sau cách ghép chữ đơn giản ấy phải là một ý nghĩa sâu sa, thâm thuý vô cùng. Nhạc sĩ Trúc Hồ tự nhận rằng, ca từ trong các sáng tác của ông ảnh hưởng khá nhiều bởi ngôn ngữ thơ của Nguyễn Tất Nhiên. Ông nói: “Cách dùng từ của Nguyễn Tất Nhiên rất giản dị nhưng rất thơ, không bóng bảy, trau chuốt, không cần đi đâu lung tung xa vời. Ông ấy ghép chữ rất tài tình, đơn giản là ‘Em hiền như Ma soeur’ thôi nhưng làm cho mình cảm thấy vô cùng thánh thiện và trong sạch”.

Trong thơ của Nguyễn Tất Nhiên, vạn vật trên mặt đất đều được kết nối với nhau rất “hồn nhiên” và rất nhẹ nhàng.

Trời mưa không lớn lắm/ Nhưng vẫn ướt đôi đầu/ Tình yêu không đáng lắm/ Nhưng đủ làm… tiêu nhau.” (Thơ khởi tự điên cuồng).

Như nhạc sĩ Trúc Hồ đã nói, ngôn từ trong thơ của Nguyễn Tất Nhiên đơn giản vô cùng, đơn giản như người ta “đang nói chuyện với nhau.” Với Nguyễn Tất Nhiên, “chữ” là hơi thở để sống. “Chữ” là cách để ông tỏ tình. “Chữ” cũng là phương tiện để ông giải thoát hờn giận của một cuộc tình hay những u uẩn, ngột ngạt trong cõi trần gian. Ông có thể so sánh người tình của mình “hiền như Ma soeur” nhưng rồi cũng sẵn sàng ví người tình là một “ác quỷ đầy quyền năng”.

Cho đến khi, chữ hiển hiện quá nhiều trong tư tưởng, nhưng lại không thể liên kết với nhau thành thi ca, thì “tên hoang đạo” và “người bệnh hoạn” trong Nguyễn Tất Nhiên vùng dậy.

Cái điên của Nhiên xuất phát từ sự vùng vẫy trong tư tưởng. Cuộc sống bình thường thì không màng tới, không lo tới, nhưng tư tưởng thì bùng phát rất mạnh trong đầu Nhiên. Sự bùng phát đó quá lớn mà Nhiên không viết ra được như đã từng viết khi còn ở Việt Nam. Ẩn ức đó dẫn đến tâm trạng của người thất chí”, nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã nói về những ngày tháng trước khi Nguyễn Tất Nhiên “khép mắt sớm hơn giờ thiên định”. (3)

Nguyễn Tất Nhiên đã chọn một nơi chốn khác để tiếp tục với sự “hồn nhiên” của mình. Có thể nơi đó ông không cần phải hô biến đi cái buồn đã từng ngự trị trong ông, không phải nghe những tiếng ồn ào xô bồ vọng về từ một tâm thức nào đó. Nơi ấy, ông sẽ được thảnh thơi “hồn nhiên” làm tên “vô đạo” hay hoá thành giọt mưa rơi phủ trên cây thánh giá huy hoàng vĩnh viễn.

***


Bài tưởng nhớ 29 năm ngày mất của cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên được thực hiện qua lời kể lại của những người bạn của ông: Nhạc sĩ Trúc Hồ, Nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã, Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa (Canada) và bà Lê Minh Phú (Nhật báo Người Việt)

Trong bài viết có sử dụng những tấm ảnh chưa từng được công bố do nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã cung cấp.

(1): Trích từ những câu thơ: Tôi hô biến cái tôi buồn/ Tôi hô biến nỗi thuồng luồng đời tôi/ Tôi hô biến vợ/ Tôi hô biến con/ Tôi hô biến nỗi đói/ Tôi hô biến nỗi buồn/ Tôi hô cái nào, biến cái nào thì nó hiện lên cái đó.

(2): Trích trong lời giới thiệu do nhà thơ tự viết và diễn đọc trong băng nhạc Tình Khúc Nguyễn Tất Nhiên thực hiện sau năm 1975.

(3): Trích bài thơ “Giữa trần gian tuyệt vọng”.


Nguồn: https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/cao-thom-lan-gio/nhung-dieu-chua-duoc-ke-ve-nguyen-tat-nhien/

29 Tháng Ba 2010(Xem: 8172)
gian truân lắm mới hôn người chiếc hôn tình lớn đem đời nhau theo hôn em phớt nụ hôn liều bỗng nghe trật tự khá nhiều đổi thay!
29 Tháng Ba 2010(Xem: 9173)
phu thê nếu đã buộc ràng thì xin nhẫn nhục cưu mang vợ chồng… tôi, quanh năm sống hoang đàng cũng xin nhỏ lệ hoàn lương khóc tình!
29 Tháng Ba 2010(Xem: 8249)
em gầy guộc, em mong manh em chưa đủ sức long đong cùng chàng em ngây thơ đến rỡ ràng em chưa đủ lượng khoan hồng thứ dung
29 Tháng Ba 2010(Xem: 9639)
nắng ấm chan hòa trên lá biếc sớm mai, anh bỗng thấy vui vui đêm qua có phải em ngồi học cố ý dành riêng chút ngọt bùi?
29 Tháng Ba 2010(Xem: 7595)
từng dòng hạnh phúc tôi tan cây đau đớn đã rộng tàn đớn đau! tiếng cười huyên náo đêm thâu có tôi khuân vác tôi-sầu đến đây
29 Tháng Ba 2010(Xem: 8375)
người mới lớn cửa hồn chưa bám bụi vội vàng chi mở rộng cánh tin yêu? biết đâu ta lẩn quẩn một đời, liều chuyên đội lốt thánh nhân đi… lường gạt!
29 Tháng Ba 2010(Xem: 7491)
mùa đông đã về rồi đó nhỏ đồng bằng miền nam trở trời trái gió anh chợt nghe hồn thánh thót tiếng chuông vừa đủ hồi sinh miền giáo đường buồn
29 Tháng Ba 2010(Xem: 6876)
khi không tình não nùng buồn gót chân ai bỏ con đường nhớ nhung gót chân ai nhẹ vô cùng dẫm lên xác-lá-tôi từng tiếng kêu
29 Tháng Ba 2010(Xem: 7818)
mưa với nắng dẫu chung trời, chung đất mà quanh năm bắt buộc tránh nhau hoài ta với người, bắt buộc, phải chia hai làm sao em biết trời đau đớn
11 Tháng Ba 2010(Xem: 13440)
tình đau về với ta buồn buồn ta cũng tạt như nguồn mưa đông mắt em có thấm lạnh hồn? mưa ta có lệ ngoằn trên kiếng đời?
11 Tháng Ba 2010(Xem: 11565)
đặt tên con là Vi Diệu vì đời bố là kích thích phẫn nộ liên miên cuộc người ôi cuộc người quá ngắn cho vài phút đôi khi
11 Tháng Ba 2010(Xem: 11633)
ừ, tôi đổ quạu đến… trời ơi! nhiếc móc cho ai tức đáng đời ngày mai em cũng chưa thư nữa đáng đời ai vậy? chắc đời tôi!
11 Tháng Ba 2010(Xem: 12498)
em ham chơi chưa hết mùa con gái cười như hoa vui tiếng gọi mặt trời nghịch như chim ăn dở trái chín cây cây chín trái lòng ăn rơi lăn lóc
11 Tháng Ba 2010(Xem: 11419)
vì chẳng được cầm tay nhau kể lể nên chuyện tình cứ thế, thảm hơn Chúa cũng cau mày ngắm nỗi cô đơn của một kẻ đóng tim mình trên thập giá!
11 Tháng Ba 2010(Xem: 11932)
trên đường đến nhà em trời tháng ba mưa nhỏ mưa lóng lánh nắng vàng nắng mưa đùa ướt phố
11 Tháng Ba 2010(Xem: 11111)
tình cho nhau những lượng buồn những dông tố sập xuống đường-chung-đôi đường-chung-đôi chẳng chung vui như trong thêu dệt thiếu thời mắt xanh
11 Tháng Ba 2010(Xem: 11171)
tết, gần rồi đó nhỏ chim núi của lòng anh tội tình chi thế, nhỏ mắt, lệ còn long lanh?
11 Tháng Ba 2010(Xem: 10039)
lúc gần sáng bỗng ầm ầm tiếng đất chàng đang mê ngỡ pháo kích hôm khuya thì ra hồn vía đã quen rung chuyển trên quê hương thường nhật cảnh chia lìa
11 Tháng Ba 2010(Xem: 11039)
hãy ngồi yên lặng đó ta về nhé em yêu tình xa như bóng nắng bên kia quả địa cầu
11 Tháng Ba 2010(Xem: 11701)
áo em trắng cả sân trường trắng tan học chiều nay có ngẩn ngơ? chiều nay anh ở xa lăng lắc không cách chi về đón tiểu thơ!
11 Tháng Ba 2010(Xem: 11709)
chở em đi học mưa nhòa đường loang loáng nước lập lòa loáng cây lạnh vừa đủ siết vòng tay run đi em để sau này… nhớ nhau…
11 Tháng Ba 2010(Xem: 10580)
tâm hồn tôi có một dòng sông chảy qua nhà cô bạn chung trường chiều sông dâng sóng miên man gió bay tóc bay hồn tôi thanh tân…
11 Tháng Ba 2010(Xem: 11514)
những tưởng học làm Vũ Hoàng Chương nào hay uống rượu suốt đêm trường em ơi rượu chẳng say người chết đời vắng em rồi say nhớ thương!
09 Tháng Ba 2010(Xem: 10421)
vì áo quần lâu giặt vì hay mang dép mòn vì hay quên rửa mặt vì hay quên chải tóc
09 Tháng Ba 2010(Xem: 11194)
mưa nắng hai mùa trên xứ nội vun trồng từng luống mạ vồng khoai mấy dây trầu “lẹt” tươi màu lá ôm ấp hàng cau với tháng ngày
08 Tháng Ba 2010(Xem: 10541)
bắt đầu những cơn mưa mịn vỗ vai mặt trời bắt đầu những chiếc lá nhẹ dạ nhất
08 Tháng Ba 2010(Xem: 10334)
đò qua sông, chuyến đầu ngày người qua sông, mặc áo dài suông eo sông hiền sóng lạ lùng reo trời bao la cũng nhìn theo… ái tình
01 Tháng Ba 2010(Xem: 12342)
Nếu tập thơ nhỏ này có được cái danh dự đóng góp một phần khiêm tốn nào đó trong trời văn học nghệ thuật Việt Nam, tôi tưởng, chính những bàn tay của các anh đã ra sức đẩy nó vào, bằng tình thương quý nồng nàn dành cho tác giả.
01 Tháng Ba 2010(Xem: 12328)
Cơn bão đã qua. Ô hô sống còn! Còn sống. Quê hương đã lìa. Người tình đã xa. Bạn bè đã tản… Mọi thứ đã rã tan cùng đại dương xanh, đã mù chìm theo thời gian mướt, lún .
01 Tháng Ba 2010(Xem: 12780)
từ anh cất bước chinh nhân nàng làm thiếu phụ thương con xót chồng một mùa đông… chín mùa đông biên khu cách trở hơn… đồng giấy xanh
01 Tháng Ba 2010(Xem: 11657)
quê hương gốc tích ngàn năm sao nhìn gia phả… ôi, toàn câu kinh?!
01 Tháng Ba 2010(Xem: 14047)
tình đã đến trong những ngày địa ngục trong những ngày người, thú phải như nhau trong những ngày ác quỷ tọa ngai cao phô nanh vuốt bày gươm đao xiềng xích
01 Tháng Ba 2010(Xem: 14640)
*Xin bấm vào tựa bài muốn tìm để đọc.
01 Tháng Ba 2010(Xem: 13750)
Tôi không đủ kiên nhẫn đọc hết cuốn truyện dài vì truyện dài không thể đọc vội vã người chắc cũng không đủ kiên nhẫn yêu tôi
01 Tháng Ba 2010(Xem: 16029)
tình mới lớn phải không em rất thích? cách tập tành nào cũng thật dễ thương thuở đầu đời chú bé soi gương và mê mải dĩ nhiên làm lạ
01 Tháng Ba 2010(Xem: 16997)
*Xin bấm vào tựa bài muốn tìm để đọc.
25 Tháng Hai 2010(Xem: 8219)
ta là ta bất tử thơ khởi tự hồn oan cám ơn ai đào huyệt vùi dập giấc mơ phàm!
25 Tháng Hai 2010(Xem: 11050)
đôi mắt tròn, đen, như búp bế cô đã nhìn anh rất… Bắc kỳ anh vái trời cho cô dễ dạy để anh đừng uổng mớ tình si!
25 Tháng Hai 2010(Xem: 38815)
mình nếu chọn đời nhau làm dấu chấm mỗi câu văn đâu được chấm hai lần!
25 Tháng Hai 2010(Xem: 11034)
cô Bắc kỳ nho nhỏ mắt như trời bao dung hãy nhìn anh thật rõ trước khi nhìn đám đông
25 Tháng Hai 2010(Xem: 10850)
chiều này ngang cổng nhà ai nhủ lòng, tôi chỉ nhìn cây trúc đào! nhưng mà không hiểu vì sao gặp người xưa lại nhìn nhau mỉm cười?!
25 Tháng Hai 2010(Xem: 10312)
năm năm trời… có một tên Duyên ta ca tụng, rồi chính ta bôi lọ tình ta đẹp nhưng tính ta còn nít nhỏ nên lỗi lầm đã đục màu sông
25 Tháng Hai 2010(Xem: 24632)
em nhớ giữ tính tình con gái bắc nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang nhớ duyên dáng, ngây thơ… mà xảo quyệt!
25 Tháng Hai 2010(Xem: 13754)
hai năm tình lận đận hai đứa cùng xanh xao mùa đông, hai đứa lạnh hơi thở dài như nhau (?)
25 Tháng Hai 2010(Xem: 12960)
ta phải khổ cho đời ta chết trẻ phải ê chề cho tóc bạc với thời gian phải đau theo từng hớp rượu tàn phải khép mắt sớm hơn giờ thiên định!
25 Tháng Hai 2010(Xem: 9613)
chiều em đi hai hàng bính tóc gieo xuống đôi vai nhỏ thiệt thà còn bao nhiêu dấu hài khuê các sao đành gieo xuống phố-đời-ta?
25 Tháng Hai 2010(Xem: 9345)
đưa em về dưới mưa nói năng chi cũng thừa phất phơ đời sương gió hồn mình gần nhau chưa?
25 Tháng Hai 2010(Xem: 12642)
tôi bắt đầu yêu hay bắt đầu dự tính? (dự tính nào cũng thật ngây thơ!) tôi bắt đầu ngây thơ hay bắt đầu già? (khi mặc cả tình yêu cùng thù hận!)
25 Tháng Hai 2010(Xem: 9748)
người yêu tôi khóc ngất chiều Quân Đội nghĩa trang rạt rào hơi gió nóng cho đau tà áo tang
25 Tháng Hai 2010(Xem: 9652)
hãy yêu chàng, yêu chàng như yêu dòng sông ngậm ánh trăng non bàng bạc đêm rằm sông chở phù sa về ươm lộc mới chàng chở tình về cho mắt em ngoan
16 Tháng Hai 2010(Xem: 8829)
bất thần sáng mắt yêu ai khác chi mời người bứt ruột
16 Tháng Hai 2010(Xem: 9910)
nhìn em buổi chiều mất trinh vì có người nắm tay lẽ ra tôi phải rất buồn và hát bài con quì lạy Chúa trên trời
16 Tháng Hai 2010(Xem: 9648)
những cọng cỏ bay điên tung tăng ngoài đồng nội một người tình thiêng liêng trong vòng đua vận hội
16 Tháng Hai 2010(Xem: 9944)
nghe trong hồn cỏ em còn trời xanh đuối mộng, mưa mòn tóc, thu (hỡi ơi tình đã sương mù bỏ tôi hiu quạnh mái đầu trông mong)
16 Tháng Hai 2010(Xem: 8451)
cho nên mưa mãi không ngừng
16 Tháng Hai 2010(Xem: 16778)
sao thiên thu không là chôn sâu ? nên nắng xưa còn hanh mái tóc nhầu tôi đứng như xe tang ngừng ngập và một họ hàng khăn trắng buồn đau
10 Tháng Hai 2010(Xem: 9638)
tôi có chỉ cho gia đình người tôi yêu là một nàng con gái bắc
10 Tháng Hai 2010
(Xem: 10410)
nỗi tự kiêu tôi chính là nỗi tự kiêu của giọt sương sắp tan
10 Tháng Hai 2010(Xem: 19927)
(thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá thà như giọt mưa khô trên tượng đá có còn hơn không mưa ôm tượng đá)
10 Tháng Hai 2010(Xem: 15103)
em mùa thi diện cũng xênh xang á o mới còn bay mùi tơ hàng ta tiếc dùm ai từng sợi tóc rụng lẻ loi sầu trên vai ngang
10 Tháng Hai 2010(Xem: 16406)
tình một hai năm chưa phải tình dài cũng không thể gọi là tình mới tôi vẫn đợi như ngày tôi đã đợi vẫn ngậm tình về như buổi ngậm tình đi
10 Tháng Hai 2010(Xem: 8801)
sớm, trưa, chiều, tối, ra, vào người chưa yên nỗi thầm xao xác lòng nên thời gian ấy ngùi trông khô như hạt bụi trưa ngừng ngập bay
10 Tháng Hai 2010(Xem: 23130)
nắng bờ sông như màu trang vở cũ thuở học trò em làm khổ ai chưa ? anh muốn khóc trong buổi đầu niên học bàn tay xương cầm hờ hẫng văn bằng
10 Tháng Hai 2010(Xem: 18035)
vì tôi là linh mục không biết rửa tội người nên âm thầm lúc chết tội mình còn thâm vai ...
09 Tháng Hai 2010
(Xem: 10411)
Nhằm giúp cho những người yêu thơ Nguyễn Tất Nhiên và lớp hậu duệ còn có dịp thưởng thức tài năng của người thi sĩ bạc mệnh này, BBT hân hạnh được sưu tập và lần lượt đăng tất cả các bài thơ của anh cũng như những bài viết có liên quan đến tác giả trên trang nhà trong mục “Thơ Nguyễn Tất Nhiên”