Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

TĐ - BÀI LUẬN VĂN CHO NHỮNG LẦN GẶP LẠI

09 Tháng Chín 201911:02 CH(Xem: 17676)
  • Tác giả :
TĐ - BÀI LUẬN VĂN CHO NHỮNG LẦN GẶP LẠI


BÀI LUẬN VĂN CHO NHỮNG LẦN GẶP LẠI

(Kính tặng thầy Phạm Ngọc Quýnh)   

sach vở 

 

Cũng đã đến lúc tôi phải nói ra sự tạ ơn, đã đến lúc tôi phải viết một bài, một bài luận văn về những lần gặp lại. Chia tay xa trường cũng dài hơn nửa thế kỷ để khó có thể viết được tất cả và cũng chẳng dễ dàng để phải bắt đầu từ thời điểm nào, nhưng viết lại tâm tư của những khoảnh khắc gặp lại chắc không khó lắm, có điều lại thật khó để phải nắn nót ngòi bút đừng chạm vào những trang giấy học trò của những truyền thông tổ chức. 

  Tôi có tới năm người thầy hướng dẫn tôi viết những bài luận văn vào những lớp của bậc trung học, và cũng vì lý do này mà điểm luận văn của tôi lúc nào cũng trên trung bình. Tôi đã may mắn  được gặp  lại người thầy Việt Văn của niên học cuối cùng thời học sinh, đã gặp lại nhiều lần trong nhiều buổi họp mặt, nhưng mỗi lần cũng như mọi lần, chỉ đủ cho tôi được vỏn vẹn với một cái cúi đầu, một cái bắt  tay kèm theo một lời thăm hỏi thật ngắn gọn, vội vã mà đôi khi chưa kịp nghe được câu trả lời vì thầy đã phải bận bịu với những lời hỏi han khác, tôi muốn có hơn thế nữa để được tâm sự với những cái cúi đầu lâu hơn để nói lời tạ ơn, vì vậy tôi phải viết, viết  để thay cho lời tâm sự, cho những lời tạ ơn, tôi biết nếu không đặt  bút xuống để bắt đầu thì dù có bao nhiêu lần hợp mặt đi nữa cũng chỉ để lại trong  tôi những dư âm thiếu sót đầy phân vân nuối tiếc, vì “truyền thống” để khó có cơ hội, thời gian hàn huyên thăm hỏi.    

Cảm ơn thầy đã tạo niềm phấn khởi để tôi mạo muội chia sẻ bài viết này đến Thầy cùng các Thầy cô và bạn bè, cảm ơn đến hai ban tổ chức của hai miền nam bắc đã nhiều  lần bỏ thật nhiều công sức, nhiệt huyết để tạo được cơ hội cho bạn bè, Thầy Cô gặp lại nhau, gặp lại đầy đủ, nhưng gặp trong thiếu sót cũng không ít.

Riêng tôi, với những lần tham dự lặng lẽ, tôi đã quen biết và đón nhận được thật nhiều mẩu chuyện vui buồn để rồi hôm nay tôi xin phép được bộc lộ những gì của riêng tôi. Tôi viết nhiều, viết  nhiều hơn nói,  nhưng chỉ viết cho tôi đọc, ngoại trừ một bài viết trên bích báo của trường Ngô Quyền trong một dịp cắm trại liên trường ở tại rừng cao su gần khu vực nhà thương điên Biên Hòa. Viết dưới ánh đèn cầy lung linh, Viết mê mẩn đến nỗi tờ Bích báo bị cháy xém một góc để rồi nó đã trở thành một tờ Bích báo độc đáo nhất. Tôi biết được là đã có thật nhiều anh chị em cùng trường và những trường khác tham dự trong buổi cắm trại đó, đã vấn vương một thoáng ưu tư và cảm thông khi đọc bài của tôi viết. Xin cảm ơn Thầy đã uốn nắn ngòi bút của tôi để tạo được những vấn vương đó.

Tôi viết nhiều cho cả một trại Tị Nạn được nghe đọc hàng đêm những truyện kể trong tưởng tượng thú vị lắm để nghĩ đến thầy khi những tưởng tượng giải trí ấy đã làm mủi lòng được nhiều người. Nhờ Thầy, tôi đã tạo được tư tưởng linh động cho những bài viết của tôi. Cảm ơn Thầy.

Tôi, một thằng  học sinh với những mặc cảm khi đến trường vào mỗi buổi sáng để nhiều lần phải vội  vã kiểm soát lại những thiếu sót cho những bài làm chuẩn bị nộp, thiếu thốn thời giờ và ưu tư  khi ngồi trong lớp học với  lo xa cho nhiều thứ, lo âu và cô đơn trong những giờ ra chơi vì thèm  ăn và thiếu  bạn, vội vã ra về khi tan trường để chuẩn bị cho những công việc chồng chất tại nhà.Tôi đấy, Tôi của một hình hài ở  tuổi thanh xuân có mái tóc bạc trước tuổi vì không đủ dinh dưỡng, Khẳng khiu vì thiếu ăn, ngại ngùng vì thiếu mặc  Tôi của vô vàn thiếu thốn, và gian nan  của những năm trung học.  

 

 Thưa Thầy! Thời thế đã tạo thành số phận.

Vâng, Tôi đã mất đi thật nhiều thứ của tuổi thơ, nhưng mất mát đau buồn và làm tôi hụt hẫng nhất là mất Bố, Bố đã ra đi vĩnh viễn khi ba anh em chúng tôi đang ở vào cái tuổi biết đi thật vững vàng nhưng lại chập chững bước vào đời, Bố mất đi trong lúc anh em chúng tôi đang trong cái tuổi thật  hồn nhiên và thơ ngây, thời thế đã cướp mất Bố để rồi tạo thành số phận cho con người tôi.Sinh ra trong thời chiến là điều bất hạnh dĩ nhiên, Chiến tranh đã tạo ra quá nhiều những mất  mát, chiến tranh để để lại bao tang  thương, hụt  hẫng cho bao nhiêu gia đình, tuổi thơ trong đó có chúng tôi.   

Tuổi học trò tuyệt vời nhất bậc trung học của tôi  khi bước vào ngưỡng cửa của một trường trung học ở một nơi thật xa lạ, (Đệ Thất niên khóa 1962-1963)một trường trung học thật nghèo nàn nhỏ bé nằm ở ngoại ô thành phố Sóc Trăng vì Bố tôi phải thuyên chuyển đến đó, ngôi trường thiếu thốn thật nhiều thứ nhưng tôi thì lại có tất cả, Bố Mẹ, anh em với đầy ắp những yêu đương hàng ngày để tới được tung tăng đến trường, Tôi có được những người bạn trai người Miên ở đây, tôi quen với  những người bạn gái miền nam thật  hồn nhiên, một năm được tung tăng  chạy nhảy với các bạn trai trong những cảnh đồng chung quanh trường, một niên học đùa vui với các bạn chung  lớp.     

Một khung cảnh hoàn toàn xa lạ với tôi, nhưng sự học hành của tôi thì không thay đổi, vẫn chạm chập trong môn toán vẫn có được những đáp số đúng, thật giỏi vạn vật để vẽ thật đẹp và luôn luôn sáng tạo trong môn văn chương. Với tôi đây là năm học tốt đẹp nhất trong những niên khóa của bậc trung học để  tiếc nuối không có được những may  mắn để hợp mặt lại vì  mà nếu được gặp lại những người bạn học ở ngôi trường này chắc chắn sẽ là những líu lo hòa chung những nụ cười tươi tắn khi ôn lại kỷ niệm.   

Ở đây chỉ được vài tháng thì Bố  tôi lại phải thuyên chuyển đến một đơn vị ở một vùng thật hẻo lánh nằm trong rừng U Minh, vì vậy Mẹ  tôi đã cho tất cả anh em chúng tôi xuống thăm Bố vào đầu tháng 4 của mùa hè năm 1963.Thật yên lành trong hai tuần lễ đầu tiên ở chiếc đồn hẻo lánh, và chỉ đợi thêm một tuần nữa thì Bố tôi  sẽ được nghỉ phép thường niên để cùng đưa gia đình về lại Sóc Trăng, nhưng ngày chờ đợi đó không bao giờ đến vì vào đêm 21 của tháng 4, đêm của định mệnh.Bố tôi chết trong trận chiến đó nhưng lại không tìm thấy xác, Bố  mất không để lại mộ phần, mà chỉ để lại cho Mẹ và chúng tôi một tờ Khai Tử. 
   

Qua bao nhiêu những thăng trầm và thay đổi của thời thế, số phận đã đặt cả cuộc đời còn lại của tôi tại đây “Mỹ”, từ những chập chững ở Kansas đến ổn định tại California và từ ổn định để tôi chững  chạc gom góp cho mình được hơn cả những ước mơ.   

Tôi đã may mắn được gặp lại những người cùng chung trường, ngôi trường cuối cùng của thời học sinh, tôi gặp lại thật nhiều thầy cô, có điều gần như không ai biết tôi đã như thế nào để được có tên trong danh sách học sinh và  trở thành cựu học sinh của những lần hội ngộ. Tôi không quên những thầy cô đã hướng dẫn tôi nhất là trong những năm cuối cùng, nhưng chỉ may  mắn gặp lại thầy dạy việt văn, tôi thì nhớ nhưng Thầy thì quên, đó cũng là điều thật bình thường vì tôi thật tầm thường còn thầy thì lại được quá nhiều học sinh yêu quý.  

Thưa Thầy,    
 

Cảm ơn thầy đã cho tôi những tự tin uyển chuyển để tôi đã có  được một gia đình thật tốt đẹp nhờ những bức thư tình thật ướt át trong mộng mơ, Trừu tượng nhưng trung thực, viết đầy ắp  nghĩa đen vào cuộc đời, viết đủ các nghĩa bóng cho tình yêu, và đã viết như thầy đã chỉ dạy để mở đề thật lôi cuốn, để bộc lộ trọn vẹn trong thân bài, và rồi kết luận thật vững vàng chững chạc để tôi đã làm rung động được trái tim với một tình yêu trọn vẹn cho đến bây giờ, để tôi luôn được làm bờ vai cho người ấy tựa đầu, định nghĩa văn chương tình yêu thầy dạy viết là sự chuyên chính  trong những lá thư tình, Thầy  bảo phân tích những đoạn văn của cuộc đời không lủng củng để trung  thực trong vòng tay ôm ấp, thầy nhắc nhở kết luận của hạnh phúc vẫn luôn là tay trong tay để cùng bước, và thầy dặn dò cuộc đời của bài văn vĩnh cửu để  có nhau là  nụ hôn cho mỗi  ngày. Văn chương của thầy truyền đạt đến cho tôi là những gì đi qua của cuộc đời để rồi nhìn lại, gặp lại vẫn là những thân thương, kính trọng tuyệt đối.     

Vâng! Cảm ơn thầy.   

Không biết có bao nhiêu học sinh của thầy đã trở thành những nhà văn. Nhưng chắc chắn một điều là tôi đã viết được nhiều đoạn văn dễ đọc, dễ đi vào lòng người, nhiều  bài viết để tạo thành dư âm cho người đọc, và những bức thư tình để rung động hành trình cuộc đời ta với ta, tất cả là nhờ vào  sự hướng dẫn trực khởi từ thầy, tôi nghĩ thế và chắc là thế.  
 

Mỗi năm gặp lại nhau tôi thấy hầu như mọi người tay  bắt mặt mừng để kể lại cho nhau nghe những kỷ niệm hồn nhiên vui tươi của tuổi học trò,hàn huyên về những tháng ngày xa xưa qua đi thật êm đẹp,mặc dù lúc đó ngoài cổng trường vẫn là những bom đạn, lửa màu chiến tranh đầy tang thương thống khổ.     

 Mỗi năm lại có dịp ngồi lại với nhau vài tiếng thật vội vã để phải có đủ mọi thủ  tục và chương trình dài với  mọi tiết mục cho  bữa tiệc, có những tri ân, đầy đủ  âm thanh, và không thiếu ánh sáng, để luôn tạo được những truyền thống với hy vọng là không mất đi bất cứ tiết mục nào, mỗi năm đến để phải được ngồi chung với nhau trong những chiếc bàn thật tốt để mày tao vui vẻ, mỗi năm lại  vội vã thật để có đủ và rồi cũng mỗi  năm luôn luôn để thiếu đi những lời thăm hỏi.     

Qua những tháng ngày đau buồn với những  biến cố kinh hoàng, mẹ đưa chúng tôi về lại Biên  Hòa, việc học của tôi yếu đi  và đang mất dần căn bản nhưng tôi vẫn phải tiếp tục, tôi vào học  năm Đệ Lục (1963-1964) tại trường trung học của  xứ Hà Nội Hố Nai nhưng chỉ được vài tháng thì mẹ tôi mua được một căn nhà cũ  tại Tam Hiệp  và vì dọn về đây, tôi lại phải chuyển trường một lần nữa cho năm học Đệ Lục như vậy là năm đệ lục tôi đã  phải học đến hai trường.        


Học hết năm đệ lục thì trường này đóng của để trở thành một quán bar, vì vậy  lại một lần nữa tôi phải thay đổi trường để tiếp tục cho năm học đệ ngũ tại trường Khiết Tâm.      
Năm 1966, tôi lên đệ Tứ, năm đó tôi có tên để được vào  trường Quốc Gia Nghĩa Tử, một trường công mở ra để đón nhận những học sinh của cô nhi tử sĩ, nhưng lúc trường mới thành lập thì  chỉ có nội  trú cho Nữ sinh còn Nam thì phải về nhà, và đây là lý do tại sao tôi có mặt tại trường Ngô Quyền Biên Hòa.      

 
Niên khóa lớp Tứ bốn (1966-1967) vì mất nhiều căn bản nên khi  vào trường công Ngô Quyền nên tôi đã không đủ điểm để lên lớp, tôi được thầy giám thị gọi xuống văn phòng để báo cho tôi biết sẽ phải ở lại lớp vì không đủ điểm. Tôi cúi đầu đón nhận tờ phiếu điểm, mắt  tôi cay cay cho những giọt nước buồn tủi rưng rưng, tôi vội vã chào thầy quay ra, tủi  thân tràn ngập để tôi muốn từ bỏ  tất cả, bước xuống bậc thềm của văn phòng giám thị, tôi nhìn lên cột cờ ở giữa sân trường để không biết được tôi có còn  đứng vững như vậy để  chịu đựng thêm cho những ngày kế tiếp nữa không, hình ảnh trìu mến của Mẹ tôi ập  vào tư tưởng tôi, Mẹ  đã là niềm sống và nuôi dưỡng sự cố gắng của tôi, tôi sẽ không để Mẹ  phải buồn mà mất đi niềm trông đợi.

    Phải chi thầy giám thị ân cần tìm hiểu lý do tại sao tôi không đủ điểm để lên lớp chắc có lẽ thầy sẽ một thoáng suy tư rung động để biết được rằng tôi đang là tôi của những đoạ đày với thân phận được tạo ra bởi thời thế.     

Từ lớp tứ bốn tôi phải chuyển sang lớp tứ năm để học lại (Niên khóa 1967 - 1968), từ phòng học cuối hành lang trên lầu của dãy nhà phía trước tôi được chuyển đến phòng học trên lầu cuối hành lang của dãy ở phía sau. Ở đâu thì cũng là lớp học, ở đâu thì mọi môn học cũng sẽ như nhau, nhưng tôi vẫn thích căn phòng của lớp Tứ bốn vì đứng từ hành lang tôi  có thể nhìn thẳng ra cổng trường để có được một cảnh tượng thật đẹp vào  những buổi  tan trường với những tà áo dài trắng thướt tha.   

Tôi không dám để tư tưởng xa hơn cho những gì được cọ sát, va chạm sau làn vải học trò, nhưng tâm hồn tôi thật sự đã giao động để tôi biết được rằng tôi đã tương tư những tà áo học trò từ ngày tháng đó.    

Với tôi, sự mơ ước yêu đương là điều khó nảy nở được trong lúc mà thân phận luôn làm tôi không còn là tôi, nhưng tôi đã không có quyền để hạn chế tư tưởng để đặt những tà áo trắng phất phơ vào tâm tư rồi mãi mang theo những thơ mộng ấy theo cuộc đời.    Bây giờ đến tham dự những lần họp mặt, tôi được chiêm ngưỡng lại những tà áo đó để tôi biết rằng dư âm vẫn hiện hữu, và hơn thế nữa, tôi đã có được tà  áo dài trắng của riêng tôi để luôn cảm ơn sự ôm ấp hình hài yêu đương của tôi thật gọn ghẽ, mảnh khảnh để không nhăn góc thướt tha lắm để tôi luôn yên tâm. Cảm ơn thầy đã tạo thành số phận tuyệt tác này cho tôi.   
 

Vào “Tứ năm” tôi cảm thấy lớp học thân thiện hơn, tôi đã có một số bạn bè ở đây và những người bạn vẫn luôn nằm trong trí nhớ của tôi như là  Huyên ở cạnh Quân Đoàn 3, Hòa  ở cổng nhà thờ Tân Mai, Sơn ở đối diện nhà Thương Điên và Hà thì  ở tận trong một ngõ hẻm thật sâu ở  Phúc Hải,  tôi được biết thêm những thầy cô mới. Tôi thích môn việt văn và vì vậy tôi có cảm tình với thầy dạy môn này rất nhiều. Có lần giảng dạy về đề tài “Những Mái Đầu Xanh” Thầy đã dí dỏm đưa mái đầu bạc trước tuổi của tôi vào bài giảng cho những mái đầu xanh, thú vị lẫn trong sự mắc cỡ để tôi không bao giờ quên và rồi  rất thích thú khi có được cái biệt danh “ Đại Đầu Bạc” sau khi rời ghế nhà trường.    
 

Tôi đã gặp lại thầy ở đây, ở vào cái thời điểm mà chỉ cần sau hai tuần lễ của những buổi họp mặt là mọi người đã bạc trắng đầu (tóc vẫn còn mọc nhanh quá). Ở vào lúc tất cả mái đầu xanh của thầy đã xanh tuyệt nhờ vào nhưng loại thuốc nhuộm tốt nhất.

     Gặp lại thầy trong lần chúc thọ sinh nhật, tôi nhớ lại ngày tết được đi theo cả lớp, rẽ vào ngõ hẻm cạnh trường Ngô Quyền để vào nhà Thầy chúc tết, Thầy vui vẻ  đón tiếp, cả lớp chen  lấn vào nhà để được chúc tết thầy cô và để nhận lì xì may mắn. Riêng tôi, tôi  không bước vào nhà, tôi đứng lại ở ngoài hiên vì tôi thấy trong nhà đã chật cứng và hôm đó quần áo của tôi mới giặt vào chiều hôm qua, chưa đủ nắng để khô vì vậy tôi  thấy phảng phất mùi chua chua nên ngại ngùng khi gần gũi trong đám đông, Thầy bước ra cửa vỗ vai tôi thân mật với nụ cười thân thiện, cũng như khi gặp lại thầy cho cái bắt tay thân tình, ai cũng già và thầy thì cũng như mọi người nhưng nụ cười thân thiện thì không thay đổi, tôi mỉm cười thú vị vì những lời chúc mừng tuổi ngày hôm đó của cả lớp, của tôi đã còn  mãi đến ngày hôm nay khi gặp lại, khi bắt tay.
     

Tôi bỏ trường, từ giã bạn bè vào giữa năm học Đệ Tam của niên khóa 1967- 1968, cái lớp toàn nữ sinh, chỉ có ba dãy bàn cuối cùng là con trai bị chuyển qua vì không đủ chỗ ngồi của ban B trong những lớp nam sinh. Cái lớp học bất đắc dĩ có tôi, và rồi tôi đã cố tình để không có tôi trong bảng điểm danh sau vài tháng, vì vậy tôi cũng chẳng nhớ đã học chung với ai và chắc là cũng chẳng có ai nhớ và biết tôi. Một tháng học sinh chỉ có lớp mạ không có khóa.   
  

Nhập ngũ sớm hơn tuổi phải thi hành nghĩa vụ với thân hình gầy guộc, thiếu ký khi đặt thân hình lên bàn cân tại căn cứ Hải Quân Saigon cho lần khám tổng quát đầu tiên, để biết được rằng tôi vừa đi qua những ngày tháng của tuổi học trò đẹp nhưng lại thiếu thốn khổ đau nhất. Xin cho tôi được giữ lại trong tim óc để làm hành trang cho đời, xin cho tôi được chia xẻ để cảm thông, và xin cho tôi được một lần viết lại để cảm ơn sự dạy dỗ của các thầy cô.   
   

Một lần nữa xin được cảm ơn các Thầy Cô, cảm ơn ban tổ chức nam bắc đã tạo cơ hội cho tôi sự gặp gỡ, cảm ơn thầy việt văn Phạm Quýnh đã chỉ dẫn và hướng dẫn để tôi mở đề một bài luận thật thân thương này, với một thân bài đủ mà không luộm thuộm, và kết luận để có những ước mơ thật tầm thường trong an lành.    
 

Ước mơ nhiều lắm với những lần họp mặt tiếp theo để có được nhiều hơn những ân cần thăm hỏi, ước mơ nhiều lắm để được ngồi với nhau trong những lời tâm sự hỏi han nhiều hơn của những ngày giờ còn thấy nhau.     

Ngày xa xưa, lớp 12 là lớp cuối cùng và cũng là điểm chót để phải giã từ chia tay. Ngày xưa ra trường để mỗi người một nẻo, mỗi người một hành trình riêng biệt, mỗi người một cuộc sống không giống nhau. Và thầy cô thì bùi ngùi chia tay và lai hân hoan đón nhận.   
 

Hôm nay, đến từ mọi phương với cùng một cái tên Cựu học sinh và nếu chia tay ở cái điểm chót này chắc chắn sẽ có cùng một nẻo đến giống nhau. Vì vậy, đến để mong rằng được hỏi thăm đủ hơn để không “PHẢI CHI“ ngậm ngùi, đến để mong là không nghe thiếu để khỏi ngỡ ngàng khi ai đó bỏ lại trường đời bất đắc dĩ để chép miệng “NHANH THẬT” luyến thương.   

Thưa thầy, mong những lần gặp lại sẽ đầy ắp những hàn huyên sâu đậm, trong trong sự thăm hỏi mà không phải chờ thật lâu để kết thúc mọi thủ tục khai mạc. Tâm sự mà không quá ràng buộc của truyền thống.  
  

Phải chi đến để được bốc thăm một chỗ ngồi để được đón nhận hân hoan với những người đã quen lắm nhưng chưa là bạn, đã gặp nhau nhiều lắm nhưng chưa có cơ hội hàn huyên để có thêm trong lưu bút ngày hôm nay những mẩu chia sẻ mới, những tâm sự lạ, để có thêm cho cuộc đời nhưng thi vị của thân thương.  Thưa thầy, mong lắm! mong nhiều lắm để được nghe trọn những lời tâm sự trầm ấm nhỏ nhẹ không bị lấn át bởi âm thanh tuyệt hảo của văn nghệ.  
 

Thưa thầy, ước mơ! ước mơ nhiều lắm với những cái bắt tay từ giã luôn thật chặt không vội vã cho một lần ra về để biết rằng sẽ còn nhiều lắm nhưng hẹn hò gặp lại không run rẩy đôi tay.   

Vâng! Thưa thầy, dù sao tất cả cũng chỉ là những ước mơ nhỏ để  không trở thành một ý kiến, dù vẫn biết khó có thể trở thành sự thật  bởi những điều bất thành văn phải theo, phải làm, và phải có khi tổ chức, ước mơ nhỏ bé này được thành hình vì những gì đã bất đắc dĩ xảy ra không cần tổ chức đang một ngày một dày đặc ở cùng một trang  Xin bấm vào để cùng ngậm ngùi suy tư.

     TĐ - 8/22/2019

 

 

08 Tháng Tư 2016(Xem: 11552)
Thương tiếc tiển đưa người em, cũng không quên vinh danh người bạn đời của anh Viện, chị Phương Trang đã tân tụy một đời với người chồng bệnh nặng
08 Tháng Tư 2016(Xem: 10692)
Cám ơn tình nghĩa bạn bè đến với nhau khi chia ngọt sẻ bùi. Thời gian không cho phép, ai là người kế tiếp !! Trên đường về, các bạn báo tin, qua thông tin từ bạn Nguyệt Ánh, bạn Lê Minh Trí, CHS NQ khóa 8 lớp Pháp Văn, vừa bị đột quỵ cách đây vài hôm.
09 Tháng Ba 2016(Xem: 18489)
Nhưng ngày 5/3/2016, ở Biên Hòa, có một buổi họp mặt thấm đậm tình nghĩa để tôn vinh tinh thần bè bạn CHS NQ BH, sau 3 năm vắng bóng ngày họp mặt cuối năm.
24 Tháng Hai 2016(Xem: 16779)
Xin cám ơn những tấm lòng còn thương tưởng, đến với nhau, dù thời gian đã là là 53 năm khi chúng ta vào lớp đệ thất trung học Ngô Quyền BH. Xin kính chúc sức khỏe Thầy Cô, nhân dịp năm mới,...
30 Tháng Giêng 2016(Xem: 12778)
...bên cạnh nhiều nỗi đắng cay cũng còn có viên kẹo ngọt, nên mình tiếp tục mang nụ cười và niềm vui đến tha nhân, dù được trả lại bằng những giọt nước mắt, Ngô Quyền vẫn mãi bên tôi...
29 Tháng Giêng 2016(Xem: 9015)
chị Nga và Đào rất quan tâm đến thông tin về ngày hội truyền thống cựu học sinh Ngô Quyền – Biên Hòa. Hai người sôi nổi bàn bạc cùng lấy ngày nghỉ vào mùa hè 2016, để bay về California dự kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường…
15 Tháng Giêng 2016(Xem: 24318)
Những đêm dài tôi nhâm nhi từng viên chocolate chị Dung gửi tặng, để cảm nhận hương vị ngọt ngào tình em với chị trong trái tim tôi.
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6367)
Hôm nay ngày 20/12/2015. Bạn bè còn lại ở BH tổ chức tiệc gặp gỡ cuối năm tại tư gia bạn Nguyệt Ánh. Một party nho nhỏ gọi là Tất Niên 2015 Dương Lịch.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11941)
Chúc những bất hạnh, tai ương đi xa và biến mất khỏi những người tôi yêu thương, quý mến. Cám ơn các bạn đã đọc những tâm tình vụn vặt hôm nay.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 15160)
Cuối tuần qua, một nhóm Chs NQ gồm anh chị Thọ Mai, anh chị Út Lộc, anh chị Phương Loan ...đã cùng nhau đến San Diego để tham dự một buổi Picnic thật thú vị.
29 Tháng Mười 2015(Xem: 13465)
Cảm ơn tất cả các Anh Chị và Các Bạn một buổi tối ca nhạc say sỉn thật vui chúc quí Anh Chị và các Bạn yêu đời và trẻ mãi, cảm ơn tất cả ca sĩ truyền cảm trữ tình, một đêm cuối tuần rất nồng nàn ấm cúng.
28 Tháng Tám 2015(Xem: 21449)
Có nhiều điều tôi muốn tâm sự, muốn chia sẻ đang tràn dâng trong lòng tôi. Tôi muốn trao ra và cám ơn tất cả bạn bè với tất cả tấm lòng yêu thương và qu‎ý‎ mến.
22 Tháng Tám 2015(Xem: 21371)
Trong buổi lễ trao giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ 16, được tổ chức tại Moon Light Banquet, Westminster vào chiều Chủ Nhật 16 tháng Tám, với khoảng 400 quan khách tham dự, nhật báo Việt Báo đã công bố và trao tặng các giải sau
08 Tháng Tám 2015(Xem: 25293)
… Bằng tinh thần “sắp sẵn” của một cựu hướng đạo sinh, chính Luân đã “giúp ích” tinh thần anh chị em trong gia đình cựu HĐS.NQBH nhà mình mỗi lúc một vững vàng hơn.
18 Tháng Bảy 2015(Xem: 34235)
Cuộc đời đứa nào giờ cũng trãi biết bao cung bậc vui buồn lẫn đắng cay, nên tuổi xế chiều hai đứa khuyên nhau, hãy xem những chướng ngại còn lại trong đời tựa cơn gió thoảng.
15 Tháng Bảy 2015(Xem: 23696)
Mai nầy Cúc về lại Massachusets, chắc hẳn sẽ nhớ hoài kỹ niệm mùa hè năm 2015. Và tôi cũng sẽ không quên bạn thân tôi, một bông hoa nở giữa mùa hè: Cúc Hạ.
15 Tháng Bảy 2015(Xem: 29266)
Như đã hẹn trước, sáng nay, thứ hai 13/7/2015, bạn bè ở BH tổ chức buổi cà-phê sáng với bạn Nguyễn Thị Cúc, Thy Lệ Trang, để tuần sau bạn rời BH về với gia đình.
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 13248)
“Nếu không có người cha sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, không có người cha tù đày, không có người mẹ khốn khó sẽ không có Ngọc Hiếu ngày hôm nay".
30 Tháng Năm 2015(Xem: 19477)
Anh Hoan hãy gói ghém mùa hè phố Biên cùng thân tình bè bạn mang theo về Mỹ. Đó sẽ là liều thuốc nhiệm mầu, là niềm vui bất tận cho anh khi cần đến.
30 Tháng Năm 2015(Xem: 15160)
Bản thân chúng tôi những con người bình thường luôn được trân quý, người bình thưòng đáng quý trọng