Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Gs Mai Kiến Phúc - Quãng Đời Dạy Học.

21 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 64221)
Gs Mai Kiến Phúc - Quãng Đời Dạy Học.

blank

 

Quãng Đời Dạy Học

 

 

thaymaikienphuc-large-content

 

Gs Mai Kiến Phúc

 

Có đến thì có đi. Ngày vĩnh viễn ra đi có thể là ngày mai, tháng tới, năm tới hay ngay cả đôi ba chục năm nữa thì cũng phải tới. Lúc đó tôi chỉ cầu xin thượng đế cho tôi được mang theo tất cả kỷ niệm của quãng đời dạy học và cho tôi được đầu thai trở lại trần gian này với nghề đi dạy trong một xã hội không buộc tôi phải nói ngược với niềm tin và suy nghĩ của mình.

 

Tôi đến cuộc đời từ một làng nông thôn miền Tây (An Giang). Học tiểu học ở quê rồi lên tỉnh, lên Sài Gòn trong hoàn cảnh tài chánh chỉ vừa tạm đủ. Từ thuở thiếu thời cho đến trung niên, đất nước trải qua chiến tranh và thù hận dai dẳng triền miên nên tôi chẳng có dịp được đi đó đây.

 Năm 1965 khi tôi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm thì tôi còn một chứng chỉ nữa là hoàn tất cử nhân lý hóa ở Đại Học Khoa Học Sài Gòn. Năm đó cũng là năm đầu tiên Bộ Giáo Dục cho sinh viên tốt nghiệp được chọn nhiệm sở theo thứ tự ưu tiên trong danh sách tốt nghiệp. Tôi đậu thủ khoa nên là người đầu tiên lên chọn. Tôi chấm trường Ngô Quyền Biên Hòa vì là nơi gần Sài Gòn nhất để hoàn tất cử nhân. Năm sau lấy xong cử nhân nhưng tôi thấy xứ Bưởi với con người hiền hòa, chất phác nên chọn nơi này làm quê hương.

 Nhớ lại ngày đầu đi trình diện nhiệm sở, tôi chưa biết trường Ngô Quyền nằm đâu, ngay cả Biên Hòa tôi cũng chưa đến dù chỉ cách Sài Gòn 30 km. Tôi theo xa lộ lên tận Tam Hiệp rồi mới vào Biên Hòa chớ không biết đi ngã rẽ Tân Vạn hay đi ngã Cầu Hang để đến Cầu Gành. Trường Ngô Quyền lúc đó chỉ có hai dãy lầu và một dãy trệt làm phòng thí nghiệm. Hiệu trưởng lúc đó là thầy Phạm Đức Bảo, giám học là thầy Phạm Khắc Thành và sau khai giảng vài tháng thì có thêm phụ tá giám học là thầy Hoàng Đôn Trịnh. Tôi được xếp dạy Vật Lý cho một lớp đệ Nhất B và hai lớp đệ Tứ (Tứ 1 và Tứ 2). Giờ đầu tiên trong đời dạy học là ở lớp đệ Nhất B với học sinh phần đông là con trai và trên 20 tuổi. Tôi cắm cúi giảng thao thao bất tận cho đến hết giờ thì học sinh cười ồ lên, có lẽ thấy “thầy nói quá nhiều mà trò hiêủ chẳng bao nhiêu”. Trong lớp này tôi còn nhớ vài em. An, em của thư ký Lê Hồng Sanh, nghe nói đang làm luật sư ở Biên Hòa và Lễ, tiệm vàng Kim Hưng, hiện định cư tại Hawaii. Các em trong lớp gọi An là kem Hynos (trước 75 có hiệu kem đánh răng hiệu Hynos với hình đầu người da đen và gọi Lễ là Phật bánh in vì mập. Còn ở các lớp Tứ thì có Diệp Cẩm Thu, Ngọc Huệ, Ngọc Anh, v.v… Những năm kế tiếp có lẽ tôi dạy khá hơn. Tôi vẫn quen khi làm điều gì thì tập trung hết cho việc đó, cho nên trong lớp học, tôi không còn là tôi nữa mà là một “ông thầy” dốc hết tinh thần cho bài giảng, cho học tập. Có lẽ vì vậy mà các em thường sợ giờ Vật Lý của tôi. Thật ra bên ngoài lớp thì tôi vẫn thân thiện, cởi mở với các em, có khi còn “quậy” nữa là khác. Kỷ niệm thì nhiều, nhiều lắm, mỗi lớp có một kỷ niệm riêng, không những ở Ngô Quyền mà còn ở Khiết Tâm, Minh Tân, Thăng Long, v.v… Tôi còn nhớ một hôm tôi cưỡi ngựa đi dạy ở Khiết Tâm. Sau khi buộc ngựa ở cây bã đậu, tôi bước vào lớp và khi các em đọc kinh trước giờ học xong, tôi để nón cowboy lên bàn và bắt đầu bài giảng như thường ngày. Lớp vẫn im phăng phắc nhưng các em thì tủm tỉm cười. Sau năm 75 tôi vẫn còn dạy ở Ngô Quyền cho đến hè năm 79 thì xin nghỉ dạy. Tôi là giáo viên cấp ba (trước 75 gọi là giáo sư trung học đệ nhị cấp) đầu tiên của tỉnh Đồng Nai xin thôi việc. Trong bốn năm sau cùng này, trật tự xã hội hoàn toàn thay đổi và tình cảm thầy trò không còn được như xưa. Bây giờ nghe nói trường Ngô Quyền đã được đập phá hoàn toàn và xây dựng lại to lớn hơn, nhưng đó không còn là trường Ngô Quyền của tôi với tất cả kỷ niệm của quãng đời đi dạy học.

 Qua Mỹ, tuy sớm có việc làm về kỹ thuật rất tốt, nhưng khi định cư gần hai năm thì tôi nhớ nghề dạy nên có đến học khu Long Beach tìm hiểu việc đi dạy tại đây, hầu trở lại. Nhưng lương bổng việc dạy tương đương với lương tôi đang làm lúc đó mà lại còn phải phấn đấu thật nhiều về ngôn ngữ cũng như phải lấy thêm một số test không dễ dàng gì nên tôi vĩnh viễn bỏ ý định đi dạy lại trong kiếp này. Nhưng may mắn là Hội Cựu Học Sinh Ngô Quyền được thành lập tốt đẹp do nhiệt tình bất vụ lợi của một số cựu học sinh để tạo một vòng tay lớn giữa các cựu học sinh và các thầy cô trên khắp nước Mỹ cũng như trong nước. Những buổi họp mặt đầy cảm động đã làm sống lại vang bóng một thời trong tôi. Mong rằng vòng tay tình thương này sẽ tỏa rộng khắp năm châu.

 Có đến thì có đi. Ngày vĩnh viễn ra đi có thể là ngày mai, tháng tới, năm tới hay ngay cả đôi ba chục năm nữa thì cũng phải tới. Lúc đó tôi chỉ cầu xin thượng đế cho tôi được mang theo tất cả kỷ niệm của quãng đời dạy học và cho tôi được đầu thai trở lại trần gian này với nghề đi dạy trong một xã hội không buộc tôi phải nói ngược với niềm tin và suy nghĩ của mình.

 

Long Beach, California 28 tháng 3 năm 2004

MAI KIEN PHUC

(phuckmai@yahoo.com)

 

 

02 Tháng Năm 2014(Xem: 70546)
Nhắc nhở đừng quên để còn viết và còn nhớ về trường cũ Ngô Quyền, mặc dù bây giờ “trường xưa cảnh cũ còn đâu nữa”. Mà thực sự đâu cần, bởi lẽ vẫn còn sự hiện hữu mãi mãi của kỷ niệm, tình cảm và hai chữ Ngô Quyền.
12 Tháng Tư 2014(Xem: 76170)
Các thầy cô, các vị thân hữu Ngô Quyền, các bằng hữu sẽ hết lòng ủng hộ và giúp đỡ các em trong nhiệm vụ và công việc mà các em đã, đang và sẽ thực hiện cho hội CHSNQ
12 Tháng Tư 2014(Xem: 64884)
Mỗi năm thầy cô và học sinh của Ngô Quyền xưa họp nhau lại, nhắc nhở kỷ niệm xưa cũ với tất cả lòng thương nhớ, ăn uống vui vẻ, xong rồi ai về nhà nấy. Vậy chưa đủ nghĩa. Tôi hy vọng các em trong HAHCHSNQ tại hải ngoại hay tại quê nhà, nên tiếp tục công việc...
04 Tháng Tư 2014(Xem: 68527)
Học trò tôi đôi khi ngoan ngoãn, dễ thương như thiên thần, đôi khi phá phách, tinh nghịch còn hơn quỉ. Nhưng tôi phục học trò tôi. Tôi không biết cơ quan CIA tinh nhuệ như thế nào, nhưng theo tôi còn thua xa học trò tôi.
22 Tháng Ba 2014(Xem: 26792)
Cám ơn các em học sinh Ngô Quyền hải ngoại và ở quê nhà với tấm lòng nhớ tới những người đã đi trước dìu dắt các em thành nhân và thành thân.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 38652)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
14 Tháng Ba 2014(Xem: 64240)
Từ cái nôi trung học Ngô Quyền, các học sinh bé bỏng ngày nào nay đã lớn khôn, bung ra tứ tán theo sinh hoạt của dòng đời. Nhất là sau khúc quanh lịch sử 30 tháng 4, 1975,...
14 Tháng Ba 2014(Xem: 72332)
Những kỷ niệm thân thương đó nằm ngủ yên trong tâm tư gần 40 năm, đã dấy lại trong tôi vào những ngày thầy Phạm Đức Bảo từ bên Tây Đức qua thăm Hoa Kỳ và được các cựu học sinh Ngô Quyền tiếp đón
05 Tháng Ba 2014(Xem: 73696)
Kính tặng thầy Bùi Quang Huy Nhân bàn chuyện Kỷ Yếu Ngô Quyền, cùng các bạn lớp Ðệ Tam B3 (1966-1967) nhắc nhớ lại chuyện người thầy Cổ Văn độc đáo của lớp mình.
05 Tháng Ba 2014(Xem: 29891)
Nay đã gần 40 năm trôi qua, thầy trò đều lưu lạc mỗi người một phương trời. Đám tiểu quỉ của tôi hẳn đầu đã hai thứ tóc, và có người có lẽ đã thành ông nội, ông ngoại không chừng. Liệu trong số này, có ông nào còn nhớ chuyện cũ đó không?
28 Tháng Hai 2014(Xem: 64321)
Tất cả đã đem đến cho tôi những tình cảm thân thiết, mà tôi không tìm được ở bất cứ trường nào. Những tình cảm ấy sau đó đã giúp tôi quên đi cảm giác khó chịu lúc ban đầu
12 Tháng Tư 2012(Xem: 53827)
Những lời dông dài ở trên của chúng tôi với đôi chút lãng mạn chỉ để góp nhặt nối tiếp vào việc các bạn như Phan Thanh Hoài, Hoàng Phùng Võ, Kiều Vĩnh Phúc, Nguyễn Thanh Hoàng, Hà Tường Cát… và các em cựu học sinh Ngô Quyền hải ngoại
24 Tháng Tư 2009(Xem: 69102)
 Khi bạn nhận được tờ lịch này, rồi treo đâu đó trong nhà, thỉnh thoảng nhìn thấy nó thì hãy nhớ rằng bạn bè ở khắp nơi xa cũng đang nhớ về bạn, đang gửi về bạn lời chúc luôn an lành & hạnh phúc…  
06 Tháng Ba 2009(Xem: 52938)
  Mênh mông trời đất xứ người Tôi người tị nạn nửa đời dở dang
03 Tháng Ba 2009(Xem: 71817)
“ Cầm tờ đặc san Ngô Quyền trong tay, lòng em như chùng lại, hình như em đã khóc, những giọt nước mắt cho hạnh phúc. Cám ơn anh với món quà quí giá hơn tiền hơn bạc này”.