Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Gs Phạm Đức Bảo - Trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa Từ Năm 1956 Đến 1975.

22 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 26835)
Gs Phạm Đức Bảo - Trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa Từ Năm 1956 Đến 1975.

blank

 

Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Trường Trung Học

 

Ngô Quyền Biên Hòa Từ Năm 1956 Đến 1975



thay_pham_duc_bao-large-content

 

Gs Phạm Đức Bảo

 

Cám ơn các em học sinh Ngô Quyền hải ngoại và ở quê nhà với tấm lòng nhớ tới những người đã đi trước dìu dắt các em thành nhân và thành thân.

 

 

 

Trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa ra đời năm 1956 với 4 lớp đệ Thất. Những người có công lớn khai sinh ra trường Ngô Quyền là ông Phan Văn Nga, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học, với chức vị Quyền Hiệu Trưởng và ông Hồ Văn Tam, thanh tra Ty Tiểu Học, giữ chức vị Quản Đốc đầu tiên của trường Ngô Quyền (vì trường chưa đủ đến lớp đệ Tứ nay là lớp Chín). Đến năm 1959, trường Ngô Quyền có 16 lớp từ đệ Thất đến đệ Tứ. Ông Tam sau về Ty Tiểu Học, và Bộ Giáo Dục lúc bấy giờ cử ông Huỳnh Quốc Tuấn, dạy Pháp Văn ở trường Petrus Ký Sài Gòn, làm Hiệu Trưởng. Đấy là người Hiệu Trưởng chính thức đầu tiên của trường Ngô Quyền. Đến năm 1961, vào tháng 10, ông Tuấn được gọi tái ngũ và sau đó ông Tuấn lại về dạy ở Petrus Ký. Ông Huỳnh Quốc Tuấn đã qua đời ở Pháp năm 1986. Ông Tuấn ra đi, tôi là người được ông đề cử thay làm Hiệu Trưởng. Lúc ấy, trường Ngô Quyền có 4 lớp đệ Nhị A và B. Tôi làm Hiệu Trưởng từ năm 1961 đến 1973, người thay tôi là ông Phạm Khắc Thành cho đến 30/4/1975, và ông Thành cũng đã qua đời giữa năm 2002 tại California, Mỹ.

 

Ban Giám Hiệu khi tôi làm Hiệu Trưởng tháng 10/61, có ông Phan Thanh Hoài làm Giám Học, bà Huỳnh Tư Múi làm Tổng Giám Thị. Ông Phan Thanh Hoài, một người bạn rất đôn hậu và đã dạy ở Ngô Quyền từ năm 1957. Năm 1964, ông Hoài sang Mỹ du học và sau khi tốt nghiệp đã về dạy ở trường trung học Kiểu Mẫu Thủ Đức thuộc trường DP/SP-Sài Gòn. Nay ông Hoài đang ở California, Mỹ. Sau ông Phan Thanh Hoài là ông Đặng Ngọc Thiềm, sau đã đổi về Sài Gòn. Ông Thiềm mất tại VN năm 1994. Sau ông Thiềm là ông Nguyễn Kim Linh, ông Linh đổi về Sài Gòn năm 1966. 

 

Ông Phạm Khắc Thành làm Giám Học từ 1966 cho đến 1973. Sau ông Thành là ông Hoàng Đôn Trịnh tiếp tục chức vị này cho đến 30/4/1975. Nay ông Trịnh ở Tuebingen, Germany. Về Tổng Giám Thị, sau khi bà Tư Múi dời về Vĩnh Long, ông Trần Văn Dinh thay làm TGT được một năm thì ông Dinh về Sài Gòn. Sau này chức vị TGT thay đổi luôn luôn, nhưng tôi còn nhớ tới ông Nguyễn Minh Mẫn dạy Pháp Văn làm được hơn một năm. Nay ông Mẫn ở CA, Mỹ. Sau đến ông Dương Hòa Huân, nay vẫn ở Biên Hòa, VN. Ông Huân cũng là người dạy Ngô Quyền đầu tiên với ông Hoài, và ông Phan Thông Hảo, nay ở Philadelphia, Mỹ. Còn có ông Bùi Quang Huệ cũng là người đầu tiên dạy ở Ngô Quyền. Ông Huệ cũng đã qua đời ở VN. 

 

Từ 4 lớp đệ Thất năm 1956 cho đến 1975, trường NQ đã phát triển mạnh tới gần 90 lớp, một trường trung học lớn nhất miền Đông Nam Phần VN. 

 

Năm 1962, số học sinh đậu tú tài I là 70% và năm 1963, học sinh đậu tú tài II cả hai ban A và B lên tới 80%. Một thành quả tốt đẹp nhờ sự chăm chỉ học hành và khiếu thông minh của dân xứ Bưởi, và cũng nhờ sự giáo dục tận tâm của các thầy cô từ lớp đệ Thất (1956) cho tới các thầy cô sau này. Cũng cần phải nói thêm là năm 1964, nhà trường có mở thêm ban C nhưng chỉ đến lớp đệ Tam thôi và có rất ít người học, vì vậy học sinh lên đến đệ Nhị C thì phải chuyển về Sài Gòn học. Những thầy cô dạy đầu tiên ở Ngô Quyền từ năm 1956 là quý vị Đinh Văn Sái, Bùi Quang Huệ, Phạm Văn Tiếng, Trần Minh Đức, Trần Văn Lộc, Hồ Văn Vinh, Phạm Văn Mẫn, Dương Hòa Huân, Phan Thanh Hoài, Trương Phan Nam Minh, Phạm Thị Thanh, Hoàng Phùng Võ, Phan Thông Hảo rồi sau tới quý cô Đào Thị Nga, Đinh Thị Hòa, Bạch Thị Bê, Bùi Thị Ngọc Lan, Khương Thị Bàn, Võ Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Hồng, Đặng Thị Trí, Nguyễn Thị Luông, Huỳnh Thị Tâm. cùng quý thầy Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Thất Hiệp, Hoàng Quý Nam, Phạm Ngọc Quýnh, Nguyễn Sơn, Đào Mạnh Đạt v.v… tiếp tục là quý thầy Nguyễn Thế Văn, Thân Trọng Hưng, Đặng Quốc Toản, Lê Tiến Đạt, Trần Thanh Thủy, Tôn Thất Long, Nguyễn Trường Hải, Nguyễn Văn Luận cùng các cô Vương Chân Phương, Hà Bích Loan, Trần Thị Kim Chi v.v… và còn nhiều quý vị thầy cô nữa mà tôi không đủ giấy mực để kể hết ra đây. Tôi còn nhớ người đầu tiên dạy Triết ở các lớp đệ Nhất 62-63 là thầy Nguyễn Xuân Hoàng. Nay nhiều vị đã về cõi vĩnh hằng như các cụ Sái, Huệ, Tiếng, và các thầy Phạm Văn Dật, Dương Hồng Duyệt v.v…


blank

 

Về trường ốc, thoạt tiên còn phải mượn các lớp của Ty Tiểu Học BH nhất là trường Nữ Công Gia Chánh trước bệnh viện BH. Các lớp đệ Tam năm 60-61 còn học tại trường này. Mãi đến năm 61-62 mới chuyển sang hai dãy trường mới ở gần Vườn Mít. Trường mới là hai dãy lầu rồi trường phát triển phải xây thêm một dãy nữa theo hình chữ U có một sân chơi khá rộng và một nơi để xe đạp, do ông Nguyễn Khắc Thành, kỹ sư Giám Đốc nhà máy Tân Mai tặng. Sau nhà xe phá đi để xây thành một hội trường lớn với phòng đọc sách rồi phòng thí nghiệm về Khoa Học, Vật Lý, Hóa, Sinh Vật v.v… Nhưng vẫn chưa đủ phải xây thêm một dãy nhà mới nữa mới đủ phòng học cho các em học sinh, đã có tới gần 5000 em. Khi đó chúng tôi đề nghị Bộ Giáo Dục mở một trường Nữ Trung Học, nhưng không có đất và cũng không có kinh phí nên phải chia nữ sinh học buổi sáng từ thứ Hai đến thứ Tư và buổi chiều từ thứ Năm đến thứ Bảy. Nam sinh cũng thế nhưng thời khóa biểu ngược lại. Trường cũng có một nhà tập võ Đại Hàn và Judo.

 

 Kèm theo phát triển về trí tuệ là sự phát triển văn nghệ và thể dục thể thao. Chúng ta

không bao giờ quên được những buổi trình diễn văn nghệ tại rạp Biên Hùng vào những năm

63-64… Quý vị hướng dẫn là những người yêu văn nghệ như quý thầy Nguyễn Thế Văn, Hoàng Phùng Võ, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Gia Hưng, Phạm Văn Dật, Hoàng Quý Nam, Nguyễn Hữu Vũ, Lê Hoàng Long, Dương Hồng Duyệt, các em hoc sinh Lý Thanh Phong, Lý Thanh Phi, cùng với Ngô Văn Sơn, Võ Thu Ngân, Dương Thị Rê… đã thu được kết quả tốt đẹp về mặt cảm tình, nghệ thuật, và tài chính.

Về hoạt động thể dục thể thao thì có quý thầy Phạm Đình Thắng, cô Khương Thị Bàn,

Lê Thị Thảo, thầy Lê Quý Thể…

Hoạt động hiệu đoàn thì có quý thầy Trần Văn Phúc, Đoàn Viết Biên, Đinh Hữu Quyến, Hà Tường Cát… và cô Vương Chân Phương hướng dẫn các em hoạt động xã hội. 

 

Sở dĩ trường Ngô Quyền phát triển được như vậy là nhờ Hội Phụ Huynh Học Sinh do Ông Lê Văn Nhơn làm Hội Trưởng rồi sau đến ông Đỗ Hữu Quờn. Ông Nhơn hiện đang ở Mỹ, còn ông Quờn đã qua đời. Nhờ cụ Phan Văn Nga và cụ Hồ Văn Tam cùng quý thầy cô đã tận tâm với ngôi trường này. Đúng là “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là vậy.

 

Các em học sinh Ngô Quyền hãy thắp nén nhang lòng để tưởng nhớ tới công ơn của các bậc thầy cô và nhất là các vị Phan Văn Nga, Hồ Văn Tam và Huỳnh Quốc Tuấn.


blank

 

Đối với đất Biên Hòa, suốt nửa đời tuổi trẻ của tôi đã sống, tôi không bao giờ quên được với thật nhiều kỷ niệm vui và tình cảm nồng nàn với tỉnh BH. Tôi không bao giờ quên các em học sinh Ngô Quyền đã dành cho tôi những kỷ niệm tốt đẹp nhất. Qua Mỹ ba lần, tôi đều được quý thầy cô và các em học sinh đón tiếp nồng hậu chân tình ở Orange County, San Jose, và cũng như ở Virginia v.v… Cho tới ngày nay, hàng năm cứ ngày 31 tháng12 các em học sinh Ngô Quyền tổ chức tất niên và mang xe đón chúng tôi, quý cô Hà Bích Loan, Phan Kiều Tiên, quý thầy Đinh Hữu Quyến, Nguyễn Thế Văn v.v… và lại được gặp quý cô Đào Thị Nga, Võ Thị Thu Thủy, Khương Thị Bàn, Đinh thị Hòa, Nguyễn Thị Luông v.v… Quên làm sao được xứ Bưởi của các em.

 

Một lần nữa, tôi không bao giờ quên được ông Phan Thanh Hoài, một người đồng nghiệp đã giúp đỡ rất nhiều khi tôi làm Hiệu Trưởng Ngô Quyền từ 1961-1964, và cũng không quên được những người bạn cũ, ông Lê Hồng Sanh hiện ở Fair Fax, Virginia, ông Nguyễn Văn Sơ ở Biên Hòa v.v… cùng các cố nhân của tôi ở BH.

 

Cám ơn các em học sinh Ngô Quyền hải ngoại và ở quê nhà với tấm lòng nhớ tới những người đã đi trước dìu dắt các em thành nhân và thành thân.

 

 Việt Nam, ngày 24 tháng 3 năm 2004

 

  Phạm Đức Bảo

 

 

 (Trích trong Kỷ Yếu NQ 2004)

 

 

 

 

02 Tháng Năm 2014(Xem: 70632)
Nhắc nhở đừng quên để còn viết và còn nhớ về trường cũ Ngô Quyền, mặc dù bây giờ “trường xưa cảnh cũ còn đâu nữa”. Mà thực sự đâu cần, bởi lẽ vẫn còn sự hiện hữu mãi mãi của kỷ niệm, tình cảm và hai chữ Ngô Quyền.
12 Tháng Tư 2014(Xem: 76249)
Các thầy cô, các vị thân hữu Ngô Quyền, các bằng hữu sẽ hết lòng ủng hộ và giúp đỡ các em trong nhiệm vụ và công việc mà các em đã, đang và sẽ thực hiện cho hội CHSNQ
12 Tháng Tư 2014(Xem: 64946)
Mỗi năm thầy cô và học sinh của Ngô Quyền xưa họp nhau lại, nhắc nhở kỷ niệm xưa cũ với tất cả lòng thương nhớ, ăn uống vui vẻ, xong rồi ai về nhà nấy. Vậy chưa đủ nghĩa. Tôi hy vọng các em trong HAHCHSNQ tại hải ngoại hay tại quê nhà, nên tiếp tục công việc...
04 Tháng Tư 2014(Xem: 68580)
Học trò tôi đôi khi ngoan ngoãn, dễ thương như thiên thần, đôi khi phá phách, tinh nghịch còn hơn quỉ. Nhưng tôi phục học trò tôi. Tôi không biết cơ quan CIA tinh nhuệ như thế nào, nhưng theo tôi còn thua xa học trò tôi.
21 Tháng Ba 2014(Xem: 64278)
Lúc đó tôi chỉ cầu xin thượng đế cho tôi được mang theo tất cả kỷ niệm của quãng đời dạy học và cho tôi được đầu thai trở lại trần gian này với nghề đi dạy trong một xã hội không buộc tôi phải nói ngược với niềm tin và suy nghĩ của mình .
20 Tháng Ba 2014(Xem: 38724)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
14 Tháng Ba 2014(Xem: 64286)
Từ cái nôi trung học Ngô Quyền, các học sinh bé bỏng ngày nào nay đã lớn khôn, bung ra tứ tán theo sinh hoạt của dòng đời. Nhất là sau khúc quanh lịch sử 30 tháng 4, 1975,...
14 Tháng Ba 2014(Xem: 72493)
Những kỷ niệm thân thương đó nằm ngủ yên trong tâm tư gần 40 năm, đã dấy lại trong tôi vào những ngày thầy Phạm Đức Bảo từ bên Tây Đức qua thăm Hoa Kỳ và được các cựu học sinh Ngô Quyền tiếp đón
05 Tháng Ba 2014(Xem: 73875)
Kính tặng thầy Bùi Quang Huy Nhân bàn chuyện Kỷ Yếu Ngô Quyền, cùng các bạn lớp Ðệ Tam B3 (1966-1967) nhắc nhớ lại chuyện người thầy Cổ Văn độc đáo của lớp mình.
05 Tháng Ba 2014(Xem: 29942)
Nay đã gần 40 năm trôi qua, thầy trò đều lưu lạc mỗi người một phương trời. Đám tiểu quỉ của tôi hẳn đầu đã hai thứ tóc, và có người có lẽ đã thành ông nội, ông ngoại không chừng. Liệu trong số này, có ông nào còn nhớ chuyện cũ đó không?
28 Tháng Hai 2014(Xem: 64358)
Tất cả đã đem đến cho tôi những tình cảm thân thiết, mà tôi không tìm được ở bất cứ trường nào. Những tình cảm ấy sau đó đã giúp tôi quên đi cảm giác khó chịu lúc ban đầu
12 Tháng Tư 2012(Xem: 53919)
Những lời dông dài ở trên của chúng tôi với đôi chút lãng mạn chỉ để góp nhặt nối tiếp vào việc các bạn như Phan Thanh Hoài, Hoàng Phùng Võ, Kiều Vĩnh Phúc, Nguyễn Thanh Hoàng, Hà Tường Cát… và các em cựu học sinh Ngô Quyền hải ngoại
24 Tháng Tư 2009(Xem: 69155)
 Khi bạn nhận được tờ lịch này, rồi treo đâu đó trong nhà, thỉnh thoảng nhìn thấy nó thì hãy nhớ rằng bạn bè ở khắp nơi xa cũng đang nhớ về bạn, đang gửi về bạn lời chúc luôn an lành & hạnh phúc…  
06 Tháng Ba 2009(Xem: 53029)
  Mênh mông trời đất xứ người Tôi người tị nạn nửa đời dở dang
03 Tháng Ba 2009(Xem: 71887)
“ Cầm tờ đặc san Ngô Quyền trong tay, lòng em như chùng lại, hình như em đã khóc, những giọt nước mắt cho hạnh phúc. Cám ơn anh với món quà quí giá hơn tiền hơn bạc này”.