Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - THÁNH NI KHEMA, ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ TRONG HÀNG NI GIỚI

08 Tháng Mười Một 202211:48 CH(Xem: 2926)
Thích Nữ Hằng Như - THÁNH NI KHEMA, ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ TRONG HÀNG NI GIỚI




Nhân vật Phật Giáo:

Thánh Ni Khema, đệ nhất trí tuệ trong hàng Ni giới

ThichHangNhu

Thích Nữ Hằng Như

 


I. DẪN NHẬP

Kể từ khi thành đạo cho đến lúc đức Phật nhập Niết-Bàn.  Trong thời gian 45 năm hoằng pháp, xung quanh Ngài tỏa sáng hào quang thành tựu của nhiều đệ tử cả nam lẫn nữ, cả người xuất gia lẫn tại gia. Đặc biệt, về phía Tăng đoàn, có 10 vị được kinh điển nhắc nhở đến rất nhiều, được xưng tán là “Thập Đại Đệ Tử của Đức Phật”. Dưới sự giáo giới của đức Phật, mười vị Đại đệ tử đó tinh tấn tu tập và nêu cao đạo hạnh cùng sở trường ưu tú nhất, được xem là 10 tấm gương sáng trong Tăng đoàn. Vị nào cũng tràn đầy năng lượng, đã đắc quả A-la-hán khi còn tại thế. Đó là: 1) Tôn giả Xá-Lợi-Phất (Sariputta): Trí tuệ đệ nhất.  2) Tôn giả Mục-Kiền-Liên (Moggallana): Thần thông đệ nhất. 3) Tôn giả Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakassapa): Đầu đà đệ nhất. 4) Tôn giả A-Nâu-Đà-La (Anurauddha): Thiên nhãn đệ nhất. 5) Tôn giả Tu-Bồ-Đề (Subhuti): Giải Không đệ nhất. 6) Tôn giả Phú-Lâu-Na (Punna): Thuyết pháp đệ nhất. 7) Tôn giả Ca-Chiên-Diên (Katyayana-Kaccayana/Kaccana): Hùng biện đệ nhất. 8) Tôn giả Ưu-Bà-Ly (Upali): Trì giới đệ nhất. 9) Tôn giả Anan (Ananda): Đa văn đệ nhất. 10) Tôn giả La-Hầu-La (Rahula): Mật hạnh đệ nhất.

Bên hàng Ni chúng cũng có các nữ tôn giả xuất sắc được đức Phật ấn chứng khen ngợi như: Tỳ-khưu-ni Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề (Mahã Pãjãpati Gotamĩ) người Trung Hoa dịch là Đại-Ái-Đạo, là Di mẫu Kiều-Đàm-Di của Thái tử Sĩ-Đạt-Ta. Bà là vị Ni trưởng thánh hạnh đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, được đức Phật tuyên dương là vị Tỳ-khưu-ni có kinh nghiệm bậc nhất trong việc lãnh đạo Ni chúng. Nữ tôn giả Khema là vị thánh ni có Đại Trí tuệ tối thắng bậc nhất. Thánh ni Uppalavanna (Liên Hoa Sắc) tối thắng về  thần thông. Thánh ni Patacara là vị nổi tiếng Trì luật tối thắng. Thánh ni Sakula được xem là vị có thiên nhãn tối thắng nhất trong hàng Ni chúng v.v… và v.v…

Trong chương trình học của Thiền Tánh Không, qua chủ đề “Tiến trình tu chứng và thành đạo của Đức Phật Thích Ca”, chúng ta đã quen thuộc với hai danh xưng Kiều Đàm Di là di mẫu của Thái tử Sĩ-Đạt-Ta và Da-Du-Đà-La là hôn thê của Ngài. Có dịp chúng ta sẽ tìm đọc về cuộc đời tu tập của hai vị thánh ni này. Hôm nay chúng ta cùng nhau lật lại trang cổ sử tìm hiểu về cuộc đời vô cùng thú vị và xuất chúng của vị Tỳ-khưu-ni lỗi lạc, vang danh bậc nhất về Đại Trí Tuệ trong Ni giới. Đó là nữ tôn giả Khema. Đặc biệt là Khema đã chứng quả Thánh cao thượng, chỉ sau một thời pháp của đức Phật, ngay khi bà còn là một hoàng phi cao sang quyền quý, chưa hề xuất gia, chưa hề quy y Tam Bảo, chưa phải là đệ tử của đức Phật Gotama.

 

                                   II. KHEMA, BÀ QUÝ PHI XINH ĐẸP CỦA HOÀNG ĐẾ BIMBISARA

 Từ  Khema mang ý nghĩa là “an lạc”, là “điểm tỉnh”. Tỳ-khưu-ni Khema xuất thân từ gia đình hoàng tộc ở vương quốc Ma-Kiệt-Đà. Cô có nhan sắc vô cùng diễm lệ, là quý phi được hoàng đế Bimbisara (Tần-Bà-Sa-La) sủng ái nhất. Bà quý phi này rất say mê sắc đẹp của bản thân. Bà luôn tự hào và hãnh diện về nhan sắc của mình.

Đức vua Bimbisara là một vị vua rất kính ngưỡng Tam Bảo, vua và chánh cung hoàng hậu Videhi đều là đệ tử thuần thành của đức Phật. Cả hai đã đạt quả vị Nhập Lưu, nên hiểu rõ về lý Nghiệp-Quả, nhận thức rằng tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, vô ngã. Tuy yêu nhan sắc chim sa cá lặn của quý phi, nhưng sau khi học và hiểu giáo pháp, đức vua có nhận định rằng sắc đẹp mỹ miều của quý phi hiện tại trông giống như đóa hoa xinh đẹp đang tỏa hương thơm ngào ngạt quyến rủ ong bướm, nhưng theo thời gian đóa hoa sẽ tàn, nhụy hoa sẽ rửa. Sắc đẹp đó, sao bằng vẻ đẹp của tâm hồn! Khi tâm người có tu tập thấm nhuần hương vị chánh pháp, thì hương vị đó còn mãi và ngày một thăng hoa khởi sắc từ đời này sang đời khác. Đức vua muốn thức tỉnh cơn mê của quý phi, không muốn để nàng chìm đắm vào nhan sắc giả tạm của mình mãi như thế! Nhiều lần đức vua cố gắng tạo duyên cho quý phi Khema đến đảnh lễ đức Phật. Nhưng tất cả những cố gắng của đức vua đều bị bà quý phi yêu dấu này từ chối thẳng thừng. Nàng vẫn cương quyết cho rằng trên đời này không có gì quý bằng nhan sắc của chính nàng. Trả lời đức vua, bà nũng nịu nói rằng:

- Tâu đại vương, thần thiếp đồng ý và tin lời đại vương nói! Rằng là đức Thế Tôn ấy có 32 quý tướng, 80 vẻ đẹp. Rằng là Ngài ấy toàn hảo về mọi đức hạnh, quyền năng và trí tuệ. Thế gian xưng tán Ngài ấy là Thầy của chư thiên và loài người, thần thiếp cũng không hồ nghi! Nhưng thực tâm mà nói, thần thiếp không muốn gặp Ngài  ấy!

Gặn hỏi còn lý do nào khác mà nàng nhứt định không chịu đến đảnh lễ đức Phật, thì bà trả lời:   

- Tâu đại vương,  thần thiếp còn nghe nói rằng đức Thế Tôn ấy thường có lời khiếm nhã coi thường nữ giới, đôi khi mỉa mai, chê cười sắc đẹp của phụ nữ. Nghe nói nhiều lần Ngài ấy giảng cho đệ tử: đẹp gì, quý gì, mỹ miều gì… cái túi da chứa đựng những thứ bất tịnh bên trong, mà suốt ngày lo xông hương, ướp phấn. Hiện tại thần thiếp rất hạnh phúc với nhan sắc trời ban và được đại vương hết mực yêu thương. Thần thiếp không mong muốn điều gì khác. Nếu còn yêu thần thiếp thì cầu xin đại vương đừng ép thần thiếp đến đó được không?

Nghe bà quý phi xinh đẹp nói như vậy, đức vua biết được điểm yếu của ái phi mình rồi! Cái gì đối nghịch với nhan sắc của bà là không được! Bà không đến viếng thăm đức Thế Tôn là tránh không muốn nghe những lời bình phẩm về nhan sắc của bà trước mặt nhiều người, rồi sau đó lại nghe lời rao giảng hãy buông bỏ đam mê ngũ dục, hãy sống đời thiểu dục thanh cao. Những điều này ngược với sự mong muốn của bà, bởi hiện tại bà đang hưởng một cuộc sống mỹ mãn, đang ngồi trên ngôi vị cao sang, sở hữu một nhan sắc tuyệt trần, được hoàng đế sủng ái, và đang là một ngôi sao sáng chói trước những đôi mắt thèm thuồng của thế nhân!

Bấy giờ đức vua không hối thúc hoàng  phi nữa, mà triệu tập quân sư hiến kế. Quân sư đề nghị triều đình tổ chức các cuộc tuyển lựa sáng tác những bài thơ, bản nhạc… nhằm ca ngợi khu vườn thượng uyển Veluvana do đức vua cúng dường lên đức Phật và giáo hội. Nơi đó có hương thất, có giảng đường, có nhiều loại trúc trồng trong khu vườn nên đức Thế Tôn đặt tên là Trúc Lâm, là chỗ trú ngụ của đức Phật và Tăng đoàn. Thế là có nhiều sáng tác ca ngợi Trúc Lâm  đại tịnh xá là một nơi khả ái, khả hỷ, khả lạc, là một khung cảnh nên thơ hữu tình vô cùng xinh đẹp. Bất cứ ai bước vào khu đất thánh đó, chắc chắn tâm hồn người ấy sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thoát,  mát mẻ, dễ chịu… Tiếp theo là những bài hát vẻ vời, ca ngợi tôn vinh cảnh trí Trúc Lâm không thua kém gì vườn Hỷ Lâm (Nadavana) là thắng cảnh đệ nhất trên khung trời Đao Lợi, là nơi mà Đế Thích Thiên Chủ rất yêu thích, thường hay cùng các thiên nữ đến đó du ngoạn. Những mô tả quá sức tưởng tượng này, ngày một nhiều, và được mọi người truyền tụng ca vang, khiến hoàng phi Khema nổi tính hiếu kỳ, nhưng cũng chưa muốn đến viếng thăm Trúc Lâm đại tịnh xá.

 

                                                             III. QUÝ PHI KHEMA ĐẮC QUẢ THÁNH

Dù quý phi Khema không muốn, nhưng một ngày nọ hoàng đế Bimbisara ra lệnh các hoàng phi phải tháp tùng cùng Ngài và hoàng hậu Videhi đến tịnh xá Trúc Lâm viếng thăm đức Thế Tôn. Đến tịnh xá Trúc Lâm, quả như lời ca tụng, nơi đây là một khung cảnh xanh tươi, trong lành, mát mẻ. Cả không gian, đâu đâu cũng yên lặng, êm ả, thanh bình. Một niềm vui nhẹ nhàng lan tỏa trong tâm hồn quý phi Khema.

Đức vua Bimbisara cùng đoàn tùy tùng tiến vào giảng đường đảnh lễ đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn đang trầm tĩnh tọa thiền trên bục đá.  Nơi Ngài toát ra vẻ vừa uy nghi, vừa an nhiên thoát tục. Vua Bimbisara cùng hoàng hậu và các hoàng phi tiến đến cung kính đảnh lễ Người. Nhà vua thăm hỏi Thế Tôn, bày tỏ niềm mong nhớ Thế Tôn khi Người vắng mặt suốt ba tháng qua, và thỉnh đức Thế Tôn thuyết pháp.

Trong lúc Thế Tôn đang giảng cho đại chúng. Ngài đọc được tâm ý của quý phi Khema và biết đã đến lúc có thể chuyển hóa tâm tư của vị quý phi này. Ngài bèn dùng thần thông tạo ra hình ảnh một cô thiên nữ đẹp tuyệt trần đứng hầu quạt cạnh Ngài. Nhìn thấy cô thiên nữ, Khema sững sờ kinh ngạc vì không ngờ bên cạnh đức Thế Tôn lại có một giai nhân tuyệt sắc như thế! Trước giờ, bà nghĩ chỉ một mình bà là người xinh đẹp nhất, đẹp hơn cả chánh cung hoàng hậu. Nhưng hôm nay, sánh với nhan sắc của nàng thiên nữ, thì nét đẹp của bà chỉ ngang với ánh sáng lập lòe của những con đom đóm trong đêm. Còn nàng thiên nữ kia thì rạng rỡ như trăng rằm trùm khắp. Khema thầm nhủ: “Từ trước đến nay, ta chưa hề thấy một mỹ nhân nào tuyệt sắc như vậy, so với nàng ta thật xấu xí !”.

Hoàng phi Khema quay sang nói với tỳ nữ bên cạnh: Em trông người con gái đứng bên cạnh Thế Tôn kìa! Ôi chao, cô ấy từ đâu đến, mà đẹp tuyệt trần đến vậy?

Người nữ tỳ trả lời trong sự ngạc nhiên : “Dạ thưa hoàng phi, con chỉ thấy có một mình đức Thế Tôn mà thôi ạ!”

Hoàng phi ngỡ ngàng khi nghe tỳ nữ nói thế!  Bà dán chặt ánh mắt của mình vào cô gái và tự hỏi:  “Cô ấy thật là đẹp, đẹp tựa như một thiên thần, vậy mà không có ai nhìn thấy nàng sao? Thế Tôn bảo thân thể này là đáng chán mà lại có một tuyệt sắc giai nhân đứng bên cạnh Người. Xem ra Người không hề khinh thường sắc đẹp như lời thiên hạ đồn đãi”.  Bản tánh kiêu ngạo của bà hoàng phi, bị vẻ đẹp thần thánh của thiên nữ lung lay, và dường như bà có vẻ tự hạ mình chịu thua!

Hoàng phi Khema chăm chú theo dõi không rời từng cử chỉ nhẹ nhàng phe phẩy quạt của thiên nữ.  Đôi má hồng mịn, cặp mắt long lanh, mái tóc óng ánh bồng bềnh, đôi môi mộng ngọt chúm chím nửa như mỉm cười lộ hàm răng trắng đều như ngọc, nửa như lại mím môi nủng nịu, trông thật đáng yêu làm sao? Thời gian vừa đủ cho bà hoàng phi mê mệt với nét đẹp thanh tân của tiên nữ, đức Thế Tôn tiếp tục biến hóa hình ảnh mỹ nhân này, từ một thiếu nữ thanh xuân, dần dần thành thiếu phụ trung niên, rồi thành một bà lão già nua lưng còng, má hóp, môi thâm. Đôi mắt long lanh trong sáng ban nãy giờ trông tối tăm mờ đục.  Hàm răng trắng đều như hạt bắp giờ rụng hết chỉ còn lại một hai chiếc nhọn quắc và vàng quánh chỉa ra ngoài, nước miếng, nước dải, rỉ hai bên mép trông thật gớm ghiếc. Làn da trắng nõn nà ban nảy giờ nhăn nheo xám xịt. Mái tóc đen óng ả giờ chỉ lưa thưa vài chùm tóc bạc còn dính lại trên da đầu nhăn nhíu. Cuối cùng thân hình còm cõi, yếu ớt, xấu xí đó gập ngã xuống mặt đất lăn lộn đau đớn, rồi chết dưới chân đức Thế Tôn. Chưa hết, xác chết mau chóng trương xình, thối rửa, tan rả chỉ còn bộ xương khô. Rồi bộ xương ấy cũng tan thành tro bụi, bay mất trong hư vô.

Mục kích cảnh này, Khema sợ hãi, kinh hoàng, toàn thân bủn rủn. Bà thầm nghĩ: “ Ôi, một hình hài trẻ trung đẹp đẽ trước mặt ta, chỉ trong phút chốc lại tàn hoại, biến mất nhanh chóng như thế sao? Thân xác của ta rồi cũng không thoát khỏi cảnh này, ôi ghê rợn quá!”

Đức Phật thấy bà hoàng Khema  đã nhận ra bài học vô thường, Ngài  hướng về bà cất lời trầm ấm nhưng đầy xác quyết: “Này Khema, thân này là giả tạm, vô thường không thể tránh khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Thân này là bất tịnh, chỉ là cái túi da mỹ miều, chứa đựng bên trong những thứ hôi thối, dơ bẩn. Chỉ những kẻ si mê mới đắm say thân xác ấy”.

Ngay phút giây ấy, gương mặt hoàng phi chợt sáng hẵn ra, bầu trời chân lý bỗng hé mở huy hoàng trong tâm trí bà. Bằng niềm tôn kính Tam Bảo tột cùng, bà chấp tay quỳ xuống đảnh lễ và thổn thức thưa với đức Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con đã thấy pháp, con đã ngộ pháp. Phàm tất cả những gì có sinh thì phải có diệt.

 Biết rằng hoàng phi đã chứng quả Dự Lưu. Thế Tôn dịu dàng nói tiếp: “Này Khema, người đắm say ái dục. Giống như ruồi sa lưới nhện. Chịu đau khổ ràng buộc. Rồi cuối cùng cũng tiêu tan. Chỉ có bậc trí tuệ tột cùng đã đoạn trừ ái dục, mới có thể giải thoát viên mãn, đạt đến hạnh phúc tối thượng”.

Thế Tôn vừa dứt lời, toàn thân hoàng phi rung lên, phát ra ánh sáng kỳ diệu. Ngay khi ấy hoàng phi Khema chứng ngộ thánh quả A-la-hán.

Đức vua Bimbisara, các vị hoàng phi, tỳ nữ, cận vệ, cư sĩ và ngay cả  hàng Tăng chúng chứng kiến cảnh này vô cùng kinh ngạc không tin vào sự kiện xảy ra trước mắt mình là sự thật.

Bấy giờ đức Thế Tôn lên tiếng xác chứng:

- Này vua Bimbisara, Khema đã giải thoát, chỉ có thể sống đời xuất gia, hoặc nhập Niết-bàn, chứ không thể sống đời thế tục thêm nữa!

Nghe đức Thế Tôn tuyên bố như thế,  vua Bimbisara vô cùng sửng sốt, ông vội quỳ xuống cầu xin trong niềm xúc động:

- Kính xin Thế Tôn hãy khoan để hoàng phi nhập Niết-bàn! Xin hãy để hoàng phi được xuất gia trong Ni đoàn của Người ạ!

Đại chúng bắt đầu xôn xao, thắc mắc, không hiểu vì sao hoàng phi chưa tu hành ngày nào, chỉ gượng ép đi cùng nhà vua đến nghe Pháp mà chứng được quả vị giải thoát tột cùng như thế!

 

                  IV.  CÂU CHUYỆN TIỀN THÂN CỦA HOÀNG PHI KHEMA

Không phải hoàng phi Khema chứng quả A-la-hán dễ dàng do bởi bà được may mắn gặp đức Phật Gotama như đại chúng nghĩ, mà do bà có căn duyên với Phật Pháp trong nhiều kiếp quá khứ. Kiếp nào bà cũng tu tập hành trì bố thí, tinh cần thiền định, thiền tuệ, giữ gìn giới đức và đã được đức Phật Padumuttara ấn chứng sẽ có ngày bà thành tựu viên mãn trở thành vị Tỳ-khưu-ni đại trí tuệ. Nay đủ duyên lành đức Phật Gotama đã dùng thần thông vén màn tử sinh, cho bà thấy sự vô thường của một kiếp người, và đã rót vào tâm bà bài pháp khai ngộ tâm trí. Khema vốn có căn tu sâu dày từ thời cổ Phật Padumuttara cho đến kiếp vừa qua. Vì thế, bà mới thành tựu được đại nguyện chỉ trong chớp mắt ở đời hiện tại này!

Câu chuyện về các kiếp quá khứ của hoàng phi Khema được kể lại trong  Kinh Bổn Sanh, truyện Tiền Thân Đức Phật (các bài số 354, 397, 501, 502, 534 v.v…)

 Chuyện kể rằng: Cách đây 100 ngàn kiếp, từ thời cổ Phật Padumattara, Khema sinh ra là một nô tỳ cho một gia chủ trong thành phố Hamsavati. Đời sống của cô rất nghèo nàn và cơ cực, nhưng dung nhan cô vô cùng diễm lệ, nhất là mái tóc dài thả xuống tận gót chân. Một hôm cô gặp được trưởng lảo Sujatà vốn là đại đệ tử của đức Phật Padumuttara (Thắng Liên Hoa) đang thong dong trì bình khất thực. Cô phát lòng tịnh tín, nhưng không có tiền, chỉ có vài xu lẻ, đủ để mua một chiếc bánh ngọt, cô thành kính đảnh lễ đặt bát cúng dường.  Thấy cô có tấm lòng tịnh tín nên trưởng lão Sujatà gợi ý:

- Bánh thí tuy nhỏ nhoi, nhưng tâm cô tịnh tín và vô cùng thành kính thật đáng quý. Cô có ước nguyện gì không?

- Thân phận con thấp hèn, nào dám ước nguyện gì, chỉ mong ở một kiếp nào đó trong tương lai, có cơ duyên được sống đời xuất gia, nhẹ nhàng thanh thoát như tôn giả vậy!

Trưởng lão Sujatà khích lệ:

- Cơ duyên tốt đẹp sẽ tới và cô sẽ được toại nguyện!

Được sự khích lệ động viên như thế, nên khi nào có dịp, cô lại hoan hỷ đặt bát cúng dường, dù ít ỏi nhưng không bao giờ mệt mỏi. Trong một buổi lễ cúng dường lên đức Phật và chư Tăng, có sự tham gia của vua chúa, quan lại, thương gia, triệu phú. Người ta đua nhau chuẩn bị thực phẩm, thuốc men, tứ sự nhiều vô số kể!

Thấy vậy, cô rất tủi thân, bởi bản thân không có gì quý giá dâng lên đức Thế Tôn và chư Tăng trong dịp này. Chợt nhớ đến mái tóc hiếm có của mình. Cô bèn tìm đến cửa hàng trang điểm bán mái tóc, được một số tiền nhỏ nhoi. Cô nhanh chóng sắm lễ phẩm để chung hội thí cúng dường với mọi người... Bằng thiên nhãn, tha tâm thông, đức Phật Padumuttara thấu rõ tấm lòng của cô, nên hôm ấy, đức Ngài đã không dừng lại ở chỗ phú quý sang trọng của vua chúa, quan đại thần, hay của các triệu phú, thương gia, mà ôm bình bát tiến thẳng tới mâm vật thực nghèo nàn của cô gái. Ngài cho trải tấm tăng-già-lê xuống mặt đất, rồi nhẹ nhàng thanh tịnh ngồi xuống độ thực ngay tại chỗ. Cô gái quỳ xuống chấp tay hầu một bên, trên mặt tràn đầy nước mắt cảm động. Đức Phật hỏi cô có ước nguyện gì? Cô trình ước nguyện của mình lên đức Phật là sau này được trở thành một Tỳ-khưu-ni có sở đắc về trí tuệ.  Đức Phật Padumuttara đã thọ ký cho bà được như nguyện!

 Sau kiếp sống ấy, do nhờ tâm tịnh tín và phước báu thù thắng, cô gái tái sanh luân chuyển trong các cõi trời và người, luôn được làm hoàng hậu, vương phi của các vị vua trời và các đức Chuyển luân thánh vương, sống một đời hạnh phúc.

Tương truyền rằng trong thời đức Phật Vippassi cách đây 91 đại kiếp, Khema từng là một Giáo thọ Tỳ-khưu-ni xuất chúng. Và trong thời kỳ giáo pháp của ba vị Phật trước đức Phật Gotama là đức Phật Kakusandha, Konagamaba và Kassapa (Ca-Diếp),  Khema là một nữ cư sĩ sanh trong gia đình cự phú đã phát tâm cúng dường xây cất nhiều Tu viện cho Tăng già.

Trong bất cứ thời nào, có sự hiện diện của một vị Phật, mặc cho chúng sanh u mê bám vào đời sống thế tục trôi lăn trong vòng luân hồi sáu cõi, thì Khema luôn luôn tìm cách tiếp cận với cội nguồn trí tuệ bằng cách nỗ lực tô bồi đức hạnh, làm lành tránh dữ, thanh lọc tâm ý. Đặc biệt dưới thời đức Phật Kassapa, bà tên là Samani, là trưởng công chúa, con đức vua Kiki nước Kasi, kinh thành Baranasi đã khẩn khoản xin xuất gia nhưng phụ hoàng và mẫu hậu không đồng ý. Tuy nhiên do căn duyên tu nhiều đời, trưởng công chúa và các công chúa em thường hay đi nghe pháp, sống rất có giới hạnh và bố thí cúng dường không mệt mỏi.

Còn trong những chu kỳ không có chư Phật, Khema tái sanh cùng thời với các vị Phật Độc Giác hoặc ở các vùng lân cận với Bồ tát là tiền thân của đức Phật Gotama. Kinh Bổn Sanh, Tiền Thân Đức Phật truyện số 354 có ghi một kiếp Khema là vợ của đức Bồ-tát, được Ngài khuyến khích mọi người trong gia đình nếu muốn sống hòa thuận an vui thì nên: “Tùy thứ mình có hãy năng bố thí, hành trì bố tác, giữ giới trong sạch, quán tưởng sự chết, suy niệm sinh diệt. Vì trong hoàn cảnh chúng sanh như ta, sống là bất định chết là nhứt định. Mọi pháp hữu vi đều phải hoại diệt, Hãy nên tinh cần tỉnh giác ngày đêm”. Và Khema đã nghe lời phu quân sống như vậy!

Tóm lại, do căn duyên tu tập chín muồi nhiều kiếp quá khứ như vậy, cho nên kiếp này khi gặp đức Thế Tôn lần đầu tiên tại tịnh xá Trúc Lâm,  chỉ trong chớp mắt sau khi được đức Phật khai ngộ qua hình ảnh vô thường vô ngã của một con người với nhan sắc thiên kiều bá mộng phút chốc tan hoại biến mất vào hư vô, đã giúp Khema chứng ngộ được sự thực tuyệt đối, chứng đắc thánh quả A-la-hán cao thượng.

Sau đó, hoàng phi Khema được nữ tôn giả Da-Du-Đà-La làm lễ xuất gia.  Ngày Khema phủi đi mái tóc dài thướt tha và thay bộ y phục lộng lẫy quý phái, cởi bỏ vòng vàng trang sức, để khoác lên mình tấm y hoại sắc giản dị, chính thức gia nhập Ni đoàn, là ngày tôn giả Khema bắt đầu một cuộc đời mới vô cùng thiêng liêng, với vô số hạnh nguyện của bậc A-la-hán vĩ đại.

 

                                V. “TRONG CÁC VỊ NỮ ĐỆ TỬ CỦA NHƯ LAI,

                      CÓ ĐẠI TRÍ TUỆ TỐI THẮNG LÀ TỲ-KHƯU-NI KHEMA”

Những vị A-la-hán là những vị đã đạt trí tuệ giải thoát tột cùng phủ trùm pháp giới. Mỗi vị có công hạnh, sở trường tối thắng và hành đạo theo cách riêng của mình. Tôn giả Khema được mệnh danh là đệ nhứt trí tuệ bởi Ngài có khả năng thấu hiểu mọi điều trong ba cõi. Nhờ thâm nhập giáo pháp vi diệu của đức Như Lai và nhờ có tha tâm thông thấu hiểu tâm trạng căn cơ của người đối diện, nên những lời  giảng dạy của Người đã giúp cho chúng sanh tin hiểu và chấp nhận được những điều sâu xa vi tế trong giáo pháp. Những hình ảnh ẩn dụ được Ngài khéo xử dụng để diễn tả những điều trừu tượng khó hiểu. Nhờ vậy mà có nhiều chúng sanh cảm phục, hoan hỷ tuân hành theo chánh pháp. Đức Thế Tôn đã khen ngợi rằng: “Trong các vị nữ đệ tử của Như Lai, có Đại trí tuệ tối thắng là Tỳ-khưu-ni Khema.”

Một cuộc pháp đàm được kể lại trong Tương Ưng Bộ Kinh bài số 44 giữa vua Pasenadi (Ba-Tư-Nặc) và Khema đã chứng minh trí tuệ tối thắng của tôn giả Khema như sau:

 Vào một ngày nọ, vua nước Kosala là hoàng đế Pasenadi trên đường du hành, nghỉ lại một đêm ở vùng quê Toranavatthu. Nhân dịp này đức vua sai người hầu đi tìm một vị đạo sĩ trí tuệ hay một vị Bà-la-môn trong vùng để Ngài hỏi Pháp. Người hầu tuân lệnh, đi tìm khắp Toranavatthu, không thấy có vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào cả. Người ấy trở về tâu lên vua:

- Tâu đại vương, tại vùng này không có vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào để Đại vương có thể yết kiến. Nhưng được biết có vị Tỳ-khưu-ni, đệ tử của đức Thế Tôn đang cư trú trong vùng. Đó là nữ tôn giả Khema nổi tiếng là người có trí tuệ quảng bác về pháp học, pháp hành thâm sâu, và là một luận giả tài ba. Đại vương có thể yết kiến vị ấy!

Đức vua đến gặp, sau khi đảnh lễ Tỳ-khưu-ni Khema, Ngài đưa ra 4 câu hỏi về trạng thái sau khi tịch diệt của đức Như Lai. Cuộc đàm đạo diễn ra như sau:

- Thưa Nữ tôn giả, Như Lai có tồn tại sau khi chết không?

- Tâu Đại vương, Thế Tôn không trả lời: “Như Lai có tồn tại sau khi chết”.

- Vậy thưa Nữ tôn giả, Như Lai không tồn tại sau khi chết?

- Tâu Đại vương, Thế Tôn cũng không trả lời: “Như Lai không tồn tại sau khi chết”.

- Thưa Nữ tôn giả, Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết?

- Tâu Đại vương, Thế Tôn cũng không trả lời: “Như Lai có tồn tại hay không tồn tại sau khi chết”.

- Vậy thì thưa Nữ tôn giả, Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?

- Tâu Đại vương, điều ấy cũng vậy, Thế Tôn không trả lời: “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”

Tôn giả Khema từ tốn đáp lời ngắn gọn như thế, bởi Ngài hiểu đức Thế Tôn cũng không muốn chúng sanh lẩn quẩn trong những câu hỏi huyền hoặc. Vì tranh luận những câu hỏi giống như vậy, chỉ làm hao tổn thân tâm, gây phiền não mê muội, đồng thời cũng chẳng có lợi ích gì cho việc tu hành chấm dứt luân hồi khổ đau. Thế nhưng nhà vua vẫn tiếp tục nêu thắc mắc:

- Thưa Nữ tôn giả, do nhân duyên gì mà Thế Tôn không trả lời bốn thắc mắc trên?

Tôn giả Khema nhìn nhà vua lòng đầy thương cảm, nếu vua cứ dính mắc với những câu hỏi ấy, muốn tìm đến tận nguồn tận gốc, thì sẽ rơi vào cố chấp, tà kiến. Trong khi đó hành trình tu tập đi đến giải thoát giác ngộ, thì phải tự tu, tự chứng. Như một người uống nước, nóng lạnh, chỉ người đó biết, dùng lời giải thích người khác không hiểu. Với lòng bi mẫn, tôn giả mong muốn tháo gỡ những điều hỗn tạp ấy trong tâm nhà vua. Trước tiên Ngài hỏi vua Pasenadi:

- Đại vương nghĩ sao? Nếu có một nhà Toán học tài ba, hay nhà thống kê thiện xảo, người ấy có thể ước tính được cho vua có bao nhiêu hạt cát dưới đáy sông Hằng, và số lít nước trong lòng đại dương hay không?

- Vua trả lời: Điều này chắc chắn là không thể được, vì hạt cát sông Hằng nhiều vô số kể không thể đếm hay ước tính được, và đại dương thì bao la, sâu thẳm, làm sao dò đến tận đáy!

Bây giờ Nữ Tôn giả Khema mới trình bày rõ hơn:

- Cũng vậy, đức Thế Tôn là bậc toàn giác. Ngài cũng như đại dương bao la, sâu thẳm vô cùng tận. Ngài vượt ngoài mọi đo lường hữu hạn của thế gian. Nếu có ai muốn hiểu Thế Tôn qua sắc thân, cảm thọ, hành, thức, thì sớm muộn cũng đi vào bế tắc, bởi đức Thế Tôn đã đoạn tận rồi ngũ uẩn ấy , giống như cắt lìa gốc rễ của cây Sa-La, làm cho nó không thể sanh khởi trong tương lai được. Vì vậy không thể tìm thấy và cảm nhận bản thể của đức Thế Tôn nơi những thuộc tính danh sắc ấy! Nếu có ai nói rằng Thế Tôn “tồn tại” hay “không tồn tại”, hay “vừa tồn tại, vừa không tồn tại”, hoặc “không tồn tại hay không không tồn tại” sau khi nhập Niết-bàn, đều không phải là tri kiến đúng đắn!

Nhà vua hoan hỷ, tin thọ lời giải thích thâm sâu của Tỳ-khưu-ni Khema, Ngài đảnh lễ Tỳ-khưu-ni rồi ra về!

Một thời gian sau đó, vua Pasenadi có dịp đến đảnh lễ đức Thế Tôn, nhà vua cũng thỉnh cầu đức Thế Tôn trả lời bốn câu hỏi như thế. Thế Tôn đã trả lời với ngôn từ và ý nghĩa không khác gì với nữ đệ tử Khema. Điều này, khiến đại vương Pasenadi hết sức ngạc nhiên. Nhà vua liền kể lại cuộc đàm luận với tôn giả Khema cho đấng đại giác, và không hết lời tán thán bậc thánh ni có trí tuệ tối thắng trong giáo đoàn của đức Phật.

 

           VI. “TỲ-KHEO-NI KHEMA” ĐÁNH BẠI SỰ CÁM DỖ CỦA “MA VƯƠNG”

 Trong kinh có ghi lại ma vương thường hiện đến dụ dỗ phá rối các đệ tử của đức Phật. Thánh ni Khema cũng không thoát khỏi cảnh này! Trong Trưởng Lão Thi Kệ có đoạn ghi lại câu chuyện giữa ma vương và thánh nữ Khema. Đại ý là vào một buổi sáng đẹp trời có một chàng trai trẻ với dáng vẻ thanh tao, mặt mày sáng sủa, quần áo bảnh bao. Trên tay cầm một cây đàn, ngồi xuống ở gốc cây cách tôn giả không mấy xa. Mắt hắn ta lim dim, bàn tay lướt nhẹ trên dây đàn, dạo lên khúc nhạc gợi tình lả lơi. Dạo xong một dòng nhạc, hắn dừng lại và tiến tới gần tôn giả Khema, cất giọng quyến rủ: “Này hỡi nàng tu sĩ trẻ đẹp xinh tươi như đóa hoa mùa Xuân. Ta cũng tràn đầy nhựa sống thanh niên. Cớ gì chúng ta không cùng nhau rong chơi hưởng thụ khoái lạc. Hỡi giai nhân, hãy cùng ta chấp cánh phiêu bồng khắp nơi cho thỏa lòng mong ước”.

Với đạo nhãn thanh tịnh, Khema nhìn thấy rõ đó là một ma vương đội lớp người. Gương mặt hắn dử tợn và hung bạo, đôi mắt đỏ rực tràn đầy dục vọng. Tôn giả cất giọng trầm tĩnh trả lời: “Này ác ma, hãy dừng lại mọi sự mời gọi. Ta đã nhàm chán từ lâu thân thể mỏng manh, ô uế, chứa đầy bệnh tật. Tâm ta đã nhổ sạch cây ái dục. Ái dục như gươm giáo, bén nhọn, chặt vào tấm thân năm uẩn, làm đau đớn thân xác và tâm hồn. Cái ngươi gọi là khoái lạc, với ta chẳng gì vui thú. Hãy đi vào rừng núi mà tìm gặp các đạo sĩ thờ thần mặt trời, thần mặt trăng, thần lửa. Những người này nhầm tưởng và cố chấp cho rằng mình đã thanh tịnh, hiện ở trong quyền lực của nhà ngươi đấy! Còn ta, thì đừng hòng! Ta đã là đệ tử của đức Thế Tôn bậc Toàn Giác, Ngài là vị Thầy tôn quý nhất trong tam giới. Giáo pháp của Thế Tôn như ánh mặt trời phá tan màn đêm tăm tối của vô minh ngã chấp, dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi luân hồi khổ đau. Ta nay đã chấm dứt tất cả lậu hoặc, đã ở ngoài quyền lực của ngũ ma, trong đó có cả ngươi. Ác ma, hãy tan vào bóng tối đi!”

Ma vương biết rằng mình bị thất bại, hắn gầm lên giận dữ rồi biến mất. Cảnh vật nơi đây vẫn vắng lặng như không có gì xảy ra. Tôn giả Khema vẫn ngồi đó trong tư thế kiết già thanh thoát, bình an và tự tại.

 

                                          VII. BÀI HỌC TỪ THÁNH NI KHEMA

Để trở thành một vị thánh ni vĩ đại, bậc đệ nhất trí tuệ trong Ni đoàn của đức Thế Tôn, Tỳ-khưu-ni Khema đã trải qua hàng trăm ngàn kiếp tu tập hành trì theo giáo pháp của chư Phật. Chung quy là bố thí cúng dường, thiền định, thiền tuệ, thanh lọc thân tâm trong sạch. Nhiều đời Ngài được sanh ra cùng thời với chư Phật và thánh tăng, trực tiếp được các Ngài động viên khuyến khích tu hành. Những chu kỳ không gặp Phật thì lại gần gủi các vị Độc giác Phật hoặc Bồ tát là tiền thân của đức Phật Gotama. Đời nào kiếp nào Ngài cũng kiên trì quyết chí tu tập miên mật, tạo biết bao nhiêu công đức và phước đức. Cho tới thời đức Phật Gotama, đại duyên chín muồi Ngài đắc quả A-la-hán cao thượng và sau đó được đức Phật giao cho nhiệm vụ giáo huấn Ni đoàn. Tuy đã là một A-la-hán nhưng Ngài vẫn luôn công phu hành trì để phát huy trí huệ ngày một sâu sắc hơn. Từ trí tuệ của Ngài, những đạo lý thâm sâu đã được giảng giải chi tiết, tường tận, khiến cho mọi tà kiến mê lầm bị dập tắt. Ngài đã đưa vô số chúng sanh đến với chánh đạo, và để lại cho chúng sanh bài học cao quý về “sự vô thường của xác thân và sự nguy hiểm của ái dục”.

Là Phật tử chúng ta noi theo hạnh tu của Ngài. Đó là tin sâu vào Tam Bảo, nỗ lực trên hai phương diện pháp học và pháp hành. Ngoài ra trong cuộc sống hằng ngày chúng ta nên chuyên cần thực hiện các hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định và trí tuệ. Chúng ta hiểu rằng vạn pháp là vô thường. Thân thể hiện tại khỏe mạnh, tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, chồng, vợ, con cái hôm nay là mình, là của mình, nhưng mai kia mình chết đi, tất cả sẽ không còn gì nữa! Như vị thiên nữ xinh đẹp kia chỉ trong thoáng chốc biến thành tro bụi biến mất trong hư vô. Đọc qua lịch sử của Tỳ-khưu-ni Khema, chúng ta biết rằng chết không phải là hết! Cho nên đời này may mắn gặp Phật pháp chúng ta nên sớm tỉnh thức chọn con đường sống trung đạo đúng đắn, không quá tham đắm vào thế gian hư ảo, sống tử tế đối với bản thân và những người xung quanh để không tạo ác nghiệp!

Trước khi khép trang sử lại, chúng con thành kính tri ân các bậc Thầy Tổ, các nhà nghiên cứu Phật sử, đã ghi chép lại những câu chuyện cổ xưa giá trị về cuộc đời của các bậc thánh tăng, thánh ni, để đời này, chúng con được noi gương tu học nơi các Ngài. Sau cùng và mãi mãi chúng con nguyện cầu tôn giả Khema gia hộ cho Phật tử chúng con: tâm Bồ đề kiên cố, chí tu học vững bền, có đủ sức mạnh chiến thắng những cám dỗ ái dục, giữ tròn giới hạnh, sống đời an vui trong chánh pháp nhiệm mầu của Như Lai. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật; Nam Mô Thánh Nữ Đệ Nhất Trí Tuệ, Ngài Khema.

 

                                                                                THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

                                                            (Thiền thất Chân Tâm, November 5/2022)

 

                        

 

 

30 Tháng Ba 2019(Xem: 9478)
Cho nên, nay kết quả cuộc điều tra mang lại thắng lợi cho TT Trump và đảng Cộng Hòa cầm quyền - nếu không gì xảy ra bất ngờ - thì TT Trump sẽ tái đắc cử dễ dàng hơn trước đây.
28 Tháng Hai 2019(Xem: 10827)
Một số nhận định sau đây về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, đức dục, và triết lý giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ qua thu thập tài liệu rất hạn hẹp và kinh nghiệm cá nhân của tôi do đó rất chủ quan...
25 Tháng Hai 2019(Xem: 9338)
Có lẽ hi hữu nhứt cho một Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế là - trong thời đại hàng không bay chớp nhoáng - có một phái đoàn dùng phương tiện giao thông "thô sơ" bằng xe lửa
25 Tháng Hai 2019(Xem: 10298)
Bài viết sau đây chỉ là một số thu thập tài liệu và nhận xét hạn hẹp rất chủ quan của tôi về giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ do đó có thể có nhiều thiên kiến.
05 Tháng Hai 2019(Xem: 9566)
Thực vậy nhìn lại dòng lịch sử VN trên 4000 năm sẽ thấy có nhiều năm Kỷ Hợi "đặc biệt" đối với sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Điển hình nhứt là 2 biến cố lịch sử:
04 Tháng Hai 2019(Xem: 10699)
Vốn là người lạc quan nên người viết có nhiều mong đợi và tin tưởng vào tương lai con người và gia đình Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước.
26 Tháng Giêng 2019(Xem: 17922)
Bài viết sau đây chỉ là kinh nghiệm và nhận định chủ quan về việc học và dạy học tại Việt Nam và tại Hoa Kỳ của chính tôi. Do đó có thể rất chủ quan, hạn hẹp và có nhiều thiên kiến.
26 Tháng Giêng 2019(Xem: 10110)
Thiện ý bao giờ cũng trang bị đầy đủ. Thiện chí bao giờ cũng có thừa. Chinh vì cái có thừa đó mà trong triết học tôn giáo mới có một nhận xét mỉa mai như sau: Ở dưới Hỏa ngục thì đầy những kẻ có thiện chí.
19 Tháng Giêng 2019(Xem: 9641)
Hay nói theo kiểu triết lý hiện sinh: Hỏa ngục chính là cái nhìn của kẻ khác. Nhìn cây thấy rừng, phải rồi. Nhưng đôi khi phải vào rừng mới biết cây thế nào.
12 Tháng Giêng 2019(Xem: 10492)
Nụ cười của bậc Giác Ngộ là nụ cười của đức Phật đã thành. Còn nụ cười của chúng ta là nụ cười của Người Giác ngộ sẽ thành vậy.
31 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 10135)
Như vậy hy vọng trong Năm Mới, độc giả thưởng thức được một tác phẩm có cái nhìn hoàn toàn mới về truyện kiếm hiệp Kim Dung, mà bỏ qua không đọc thì rất uổng.
31 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 18022)
Tuy đề tài là như vậy, nhưng không phải chờ đến năm mới chúng ta mới làm mới cuộc sống của chúng ta, mà chúng ta có thể làm mới cuộc sống của chúng ta bất cứ lúc nào khi chúng ta tỉnh ngộ.
17 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9545)
Hình như đây là nỗi đau khốn khổ nhất đời bà mà không có chỗ bù trừ. Mất con, hầu như mất cả cuộc đời còn lại.
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9789)
Trong gần 2 năm qua, mỗi khi có một hội nghị quốc tế thượng đỉnh thì luôn luôn có những diễn tiến bất ngờ mà hiếm ai có thể tiên đoán trước được.
01 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8119)
Cho nên, cho đến bây giờ, tôi vẫn thấm thía khi đọc mấy câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến khi viết về Chợ Đồng. Cũng như sau này, tôi có dịp được sống trọn vẹn những phiên chợ miền cao mà tôi đã mô tả trong truyện Dì Xinh.
18 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9433)
Việc tranh chấp giữa Cố Tế và cô Mến đã qua đi như nước chảy qua cầu và hầu như chỉ còn là câu chuyện của mấy người luống tuổi trong làng từng chứng kiến hay nghe kể lại.
12 Tháng Mười Một 2018(Xem: 4881)
Chửi đã hay mà chúc dữ như thế cũng không chê vào đâu được. Phần bà Trùm làm dấu Thánh Giá xin Chúa rộng lòng thương xót cất tội cho mọi người.
11 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9613)
So sánh với các cuộc bầu cử giữa kỳ trong quá khứ,- nhứt là cuộc bầu cử 2014 dưới thời TT Obama - lần này dưới thời TT Trump thì quả khác xa.
04 Tháng Mười Một 2018(Xem: 4776)
Lịch sử xây nhà thờ làng Yên Phú là một lịch sử đầy oan trái. Những cánh đồng lúa của bổn đạo mới trong làng – như những luống cầy vỡ đất mà mỗi luống cầy hằn lên những đau thương, tủi nhục và mồ hôi nước mắt.
22 Tháng Mười 2018(Xem: 9404)
Bầu cử giữa nhiệm kỳ TT (midterm elections) là một điểm độc đáo của hiến pháp Hoa Kỳ mà xét ra không có quốc gia nào trên thế giới có được
20 Tháng Mười 2018(Xem: 9965)
Vấn đề tôn giáo và kỳ thị chủng tộc là những đề tài nóng hiện nay. Nó đã gây ra biết bao cuộc chém giết đẫm máu những người vô tội hầu như vô phương giải quyết.
20 Tháng Mười 2018(Xem: 15668)
Đền thờ Tiên Sư tỉnh Biên Hòa xưa (tỉnh Đồng Nai hiện nay) được đặt ở vị trí trang trọng nhất của Trường Tiểu học Nguyễn Du, một ngôi trường trên trăm năm tuổi tại thành phố Biên Hòa.
13 Tháng Mười 2018(Xem: 9512)
Cuộc phỏng vấn trên truyền hình của đài ABC News hôm thứ sáu (12/10) vừa qua với Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump đã gây sôi nổi ...
13 Tháng Mười 2018(Xem: 9426)
Kể từ năm 1970, các buổi lễ chính thức để tưởng niệm nền Đệ nhất Cộng hòa -tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đình Diệm- đã được tổ chức công khai ở Saigon.
07 Tháng Mười 2018(Xem: 9338)
Thực vậy cuộc biểu quyết tín nhiệm Thẩm Phán Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện được ghi nhận gay go, rắc rối, ồn ào và kết quả thay đổi bất ngờ & mong manh nhứt trong lịch sử Mỹ.
05 Tháng Mười 2018(Xem: 5303)
Ông còn nhắc nhở làm sao quên được những câu thơ của Tố Hữu, nhà thơ chính thức của Đảng đã viết vào năm 1953, khi Stalin chết.
30 Tháng Chín 2018(Xem: 9134)
Tính đến nay, Đức Phật đã nhập diệt 2,562 năm, nhưng Giáo Lý cao siêu mà Ngài đã dày công hoằng dương trong 45 năm dài vẫn còn lưu lại cho nhân thế.
28 Tháng Chín 2018(Xem: 10201)
Về hai cuốn sách tiếng Anh và Pháp có thể nói rõ bản tiếng Pháp là bản dịch từ bản tiếng Anh. Có thể có một hai chỗ sửa đổi của Bùi Tín theo như lời nói đầu...
23 Tháng Chín 2018(Xem: 4610)
Thực tập Pháp Như Thật chúng ta rút kinh nghiệm để huấn luyện cái Tâm của mình. Quan trọng là làm sao cho Tâm luôn an trú trong "bây giờ và ở đây"
21 Tháng Chín 2018(Xem: 10725)
Bùi Tín đã vĩnh viễn ra đi tại Paris. Cát bụi đã trở về cát bụi cho một kiếp nhân sinh, nhưng tiếng và tăm qua ngòi bút của ông còn ở lại.
14 Tháng Chín 2018(Xem: 8376)
World Cup 2018 đã chấm dứt. Nước Pháp đoạt giải vô địch bóng đá thế giới. Kỳ tích lần thứ hai đến với nước Pháp sau 20 năm vắng mặt
31 Tháng Tám 2018(Xem: 9049)
Nhớ lại hồi còn thiếu niên, chúng tôi ở trong nội trú với hơn 100 đứa trẻ mà chỉ có ba bàn bóng bàn. Giờ nghỉ ai chơi, ai không chơi? Chúng tôi tự đặt ra hai luật
25 Tháng Tám 2018(Xem: 9614)
Cuốn Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm sẽ giúp bạch hóa một số điều đã bị ngộ nhận theo tin đồn hoặc theo những luận điệu bôi bẩn, chụp mũ của một số người.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 20036)
Bài viết sau đây chỉ là kinh nghiệm của chính tôi khi làm khải đạo tâm thần, cá nhân, và hướng nghiệp tại thành phố Portland thuộc tiểu bang Oregon trong khoảng thời gian từ năm 1978 tới năm 2007.
18 Tháng Tám 2018(Xem: 9784)
Con đường tu Thiền là con đường đi về ngôi nhà tâm linh của mình. Trên đường đi phải qua nhiều cửa ải. Một trong những cửa ải đó là "năm triền cái".
11 Tháng Tám 2018(Xem: 5486)
Ông Diệm là một người đạo đức, sống như một nhà tu hành, không có tham vọng vật chất và thật sự có lòng yêu nước, thương dân. Ông tự tin vào lương tâm trong sáng
04 Tháng Tám 2018(Xem: 5313)
Nay thì xin đi vào chính nội dung cuốn sách của ông. So ra với lần xuất bản trước, 1998, lần này dày hơn đến 100 trang. Điều gì đã thêm vào như thế?
04 Tháng Tám 2018(Xem: 5337)
Tóm lại, Tu Phật giúp cho Thân Tâm chúng ta được hài hòa, Tâm chúng ta được sáng suốt và cõi lòng chúng ta luôn từ bi cởi mở.
25 Tháng Bảy 2018(Xem: 6051)
Nhân dịp Vĩnh Phúc cho tái bản cuốn: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, tôi ghi lại một phần nội dung cuộc mạn đàm liên quan đến quyển sách mới tái bản của ông.
23 Tháng Bảy 2018(Xem: 5221)
Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cõi đời đầy nhiễu nhương này.
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 4959)
Ở đời phàm việc gì cũng có nguyên nhân của nó, không phải tự dưng mà niềm vui nỗi buồn cứ vây quanh lấy mình. Vì thế muốn thoát khỏi những phiền não khổ đau,...
14 Tháng Bảy 2018(Xem: 19346)
Chánh Niệm được xem như là cội nguồn, là gốc rễ để Tâm được an tịnh. Khi tâm an thì thân khoẻ và trí tuệ sáng suốt hơn.
12 Tháng Bảy 2018(Xem: 9018)
Sử Việt nhìn lại là một nỗ lực của tác giả với tham vọng là muốn đặt lại những dữ kiện lịch sử vốn đã trở thành nếp sồng, nếp nghĩ theo lối mòn suy nghĩ đã đóng băng, hoặc được coi như những sự thật không cần bàn cãi nữa.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 5293)
Phước và Huệ gọi là "Phước Huệ Song Tu". Cả hai phương pháp Tu này hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho đời sống hiện tại của chúng ta được an ổn hạnh phúc.
07 Tháng Bảy 2018(Xem: 4975)
Vào cuối tháng 3, năm 2012, theo lời kể lại của Giovanni Maria Vian đã tháp tùng Giáo Hoàng trong hai chuyến đi thăm Mexique và Cuba, Giáo Hoàng Benoit XVI tỏ ra hết sức mệt mỏi và kiệt sức. Và chính ở thời điểm này, ngài nghĩ tới quyết định từ chức.
26 Tháng Sáu 2018(Xem: 10188)
Đã thế, những người của Maifia đã đóng trọn vẹn hai vai trò băng đảng tội phạm và người công giáo thuần thành cùng một lúc. Giết ai cũng được, nhưng không được giết các linh mục.
22 Tháng Sáu 2018(Xem: 4754)
... lời tuyên bố của Mussolini tuyên bố ngày 20 tháng ba-1945 như sau:” Không ai có thể xóa bỏ được 20 năm lịch sử của chủ nghĩa Phát Xit tại nước Ý”.
15 Tháng Sáu 2018(Xem: 8863)
Trước 1975, dân miền Nam VN thường chỉ nghe nói và biết về Mafia qua cuốn Godfather của Mario Puzo do Ngọc Thứ Lang dịch.
09 Tháng Sáu 2018(Xem: 8892)
Nước Vatican vỏn vẹn có 44 mẫu vuông- một nước có thể không thể nhỏ hơn. Nhưng lại có một thẩm quyền tinh thần và đạo đức hầu như được toàn thể thế giới nhìn nhận.
01 Tháng Sáu 2018(Xem: 10297)
Khi đã hiểu sanh tử như thế nào, hiểu sự sống từ đâu đến và chết đi về đâu, thì đối với sự sống, chúng ta không tham cầu bởi chúng ta biết tấm thân ngũ uẩn này không thực chất tính
26 Tháng Năm 2018(Xem: 9997)
Người nào kinh nghiệm được trạng thái Niết Bàn là người đó thoát khổ, giải thoát. Như vậy Niết Bàn không phải ở đâu xa mà nó ở ngay trong tâm của người liễu đạo bây giờ và ở đây!
28 Tháng Tư 2018(Xem: 11512)
Biến cố 30.04.1975 xảy ra quá bất ngờ đối với toàn thể dân VN chúng ta. Từ cấp lãnh đạo cho đến người dân bình thường của cả 2 miền Nam Bắc không ai cảm thấy hoặc đoán trước được chuyện sẽ xảy ra.
20 Tháng Tư 2018(Xem: 10404)
Gia tài văn học của Sagan để lại khá đồ sộ. Khoảng 30 cuốn tiểu thuyết, 9 vở kịch. Cộng chung ngót nghét 50 chục tác phẩm..Nhiều cuốn chuyện đã được dịch ra đến 15 thứ tiếng.
14 Tháng Tư 2018(Xem: 10070)
Cuộc đời của Sagan có thể tóm tắt bằng mấy chữ : Vinh quang và xì căng đan với những phiêu lưu đủ loại với 5 lần đối diện với tử thần.
06 Tháng Tư 2018(Xem: 10088)
Bà đã chọn biệt hiệu lấy lại trong tác phẩm của Proust, một tác giả được bà ưa chuộng: Hélie de Talleyrand Périgord, princesse de Sagan.
30 Tháng Ba 2018(Xem: 9277)
Ngoài ra, bài viết này chỉ nhằm tìm chỗ đứng của TLVĐ trong văn học. Những chi tiết về giai đoạn thế hệ văn học sau 1954 ở miền Nam ...
23 Tháng Ba 2018(Xem: 8637)
điều cần thiết là tìm hiểu xem sự đóng góp cho văn học của Nam Phong ra sao và sự khác biệt giữa Nam Phong và TLVĐ như thế nào?
16 Tháng Ba 2018(Xem: 8349)
Điều chúng ta chưa biết thì có nhiều hy vọng là một ngày nào đó chúng ta sẽ biết. Nhưng sợ nhất là những điều chúng ta đã có sẵn trong tay tưởng như sự thật.
11 Tháng Ba 2018(Xem: 11358)
Thực vậy cả năm qua từ khi TT Trump cầm quyền, cả hai bên Mỹ và Bắc Hàn có rất nhiều hành động và lời nói khiêu khích đối chọi thiếu điều muốn tấn công bằng võ khí nguyên tử giết nhau.
09 Tháng Ba 2018(Xem: 8992)
Ngày nay nhìn lại, chúng ta mới thấy được tư tưởng tiến bộ của giám mục Adriano, quyết tâm bảo vệ cho tính “chính đáng” cũng như “ tính chất cùng tồn tại” ...
02 Tháng Ba 2018(Xem: 8524)
Giám mục Adriano thuộc tu hội dòng Augustine chân đất, hay còn được gọi là Dòng Augustine Chiêm niệm.
15 Tháng Hai 2018(Xem: 4825)
Bắt gặp một tài liệu cổ và hiếm thì đó là một điều thích thú. Trong chỗ riêng tư, đó có thể còn là một nỗi vui, môt niềm hân hoan.
09 Tháng Hai 2018(Xem: 5446)
Đây là tập tài liệu ghi lại những chứng từ của các nhân chứng như các người Âu Châu, nhất là các thừa sai ngoại quốc ...
03 Tháng Hai 2018(Xem: 10206)
Con người do Thân và Tâm hợp lại mà thành nên Thân và Tâm lúc nào cũng đi liền với nhau như hình với bóng, vì thế hễ Thân đau thì Tâm khổ.
02 Tháng Hai 2018(Xem: 9320)
Trương Vĩnh Ký không cho biết voi “xuất trận” từ đâu? Đây là câu hỏi thiết yêu quan trọng nhất mà người viết bài này không bao giờ tìm được câu trả lời thỏa đáng.
26 Tháng Giêng 2018(Xem: 4715)
Ngày nay, sự hiểu biết về đời sống các thú hoang đã có thể ở trong tầm tay của bất cứ ai muốn tìm hiểu các sinh hoạt của chúng qua các tài liệu sách báo hay phim ảnh.
19 Tháng Giêng 2018(Xem: 4201)
Thảo Trường vừa là một thiếu tá trong quân đội VNCH, vừa là một nhà văn với tác phẩm “Thử Lửa”, rồi “Chạy trốn” và nhất là tập truyện “Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp”.
13 Tháng Giêng 2018(Xem: 9377)
Vì thế con người sống ở đời phải sống sao cho xứng đáng. Phải biết sống một cách thiện lương. Làm lành lánh dữ. "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành".
12 Tháng Giêng 2018(Xem: 8790)
Nam Cao là một nhà văn nhân bản lớn, một nhà văn vượt mọi kích thước thông thường. Ông mang theo một sứ điệp phản bác tất cả những trào lưu tư tưởng, ...
05 Tháng Giêng 2018(Xem: 8155)
Trong khi đó không có người kế thừa chỗ của những kẻ đã ra đi. Ghế trống mỗi ngày một nhiều không ai ngồi thay thế. Ai có thể thay thế được những người ấy?
29 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8842)
Như thế cho thấy, tác giả viết bài còn có giá lắm chứ! Hơn 10 năm sau, Nguyễn Văn Trung ngưng cầm bút, nay sống lủi thủi ở nột góc nhà, không một bạn bè, it ai thăm hỏi. Và hoàn toàn bị rơi vào quên lãng!
23 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9238)
Họa Phước cũng do chúng ta làm chủ, không ai ban Phước giáng Họa cho chúng ta, vì thế chúng ta sớm thức tỉnh để chọn lối sống thích hợp ở đời này...
22 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8402)
Phần công trình biên khảo của ông Nguyễn Văn Trung, tôi nghĩ, ông đã làm trọn vẹn công việc của một nhà biên khảo
15 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8520)
Điều chắc chắn là người miền Nam sau này có thể tự hào bởi vì họ có được một thứ văn minh, văn hóa riêng cho họ –
09 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 10126)
Con người ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, và dĩ nhiên ít hay nhiều gì ai cũng có hạnh phúc. Hạnh phúc đến với mỗi người tuỳ theo môi trường sống và quan niệm sống
08 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8634)
Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã đóng góp cho triết học và văn học miền Nam với nhiều tác phẩm đủ loại.
02 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 5146)
Bài giảng này của CHS Ngô Quyền VÕ KIM HUÊ, Khoá 10 (bút hiệu Trần Kim Vy) muốn chia sẻ cùng Thầy Cô và các bạn cũ đồng môn không phân biệt tôn giáo.
01 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8621)
Đó là tất cả di sản tinh thần của một cuộc đời cầm bút miệt mài của một người trí thức miền Nam trong 20 năm.
24 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8946)
Vĩnh biệt anh Lê Phụng, một con người trên muôn người. Và nay cả Thiên đàng và Niết Bàn đều có giấy mời anh vào.
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 14126)
Trong một xứ mù thì kẻ chột làm vua. Nước ta là nước dân chủ nhất thế giới nên kẻ dù ngu nhất cũng có cái quyền được ngu.
10 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8146)
Sự biện minh cho một hành động hay một quyết định chỉ chính đáng khi người ta xác tín đó là môt lý tưởng.
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 23929)
Thực sự Bức Tường Bá Linh trong ngày đó không bị bị bạo lực phá sụp. Lực lượng biên phòng Đông Đức được lịnh cho mở cửa bức tường... Đây là một đặc điểm ly kỳ của cuộc cách mạnh hi hữu này: rất ôn hòa
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 4133)
Giữa Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan, họ chẳng những coi nhau như đồng chí mà còn như ruột thịt máu mủ.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 19633)
Tóm lại, Chúng ta tu tập để làm chủ Nghiệp, không cho phép Nghiệp làm chủ dẫn dắt chúng ta vào con đường xấu.
27 Tháng Mười 2017(Xem: 10322)
Miền Nam sẽ được sống những ngày an bình khỏi bị họ quấy rối. Tiếc thay chúng ta đã không làm.
20 Tháng Mười 2017(Xem: 8704)
Tôi tự hỏi bao giờ thì họ hết ảo tưởng và giấc mơ về một chủ nghĩa xã hội cộng sản?
13 Tháng Mười 2017(Xem: 8251)
Ai được gọi là nằm trong Lực lượng thứ ba? Nhóm nào được gọi là lực lượng thứ ba? Tổ chức của nó là gì? Ai là người lãnh đạo? Bấy nhiêu câu hỏi, nhưng không có câu trả lời trọn vẹn!!
07 Tháng Mười 2017(Xem: 9660)
Người sống với Thiền là người an trú trong chân tâm thường trụ của mình, tức luôn sống với chánh niệm một cách tự nhiên.
06 Tháng Mười 2017(Xem: 4458)
Trường hợp Nguyễn Văn Trung không phải là người duy nhất mà có thể có cả trăm người khác cũng hành xử như vậy.
29 Tháng Chín 2017(Xem: 4890)
Nếu những trí thức ấy mê Mác xít coi như con đường giải phóng dân tộc, vọng ngoại thì có khác gì giới trẻ mê, theo đuổi lối sống Hippie và nhạc kich động?
22 Tháng Chín 2017(Xem: 18482)
Cuộc bầu cử quan trọng nhứt của nước Đức sẽ xảy ra vào chúa nhựt 24 tháng 9 tới này. Đó là cuộc bầu cử quốc hội liên bang và qua đó sẽ quyết định ai được tín nhiệm làm Thủ Tướng trong nhiệm kỳ tới
22 Tháng Chín 2017(Xem: 3878)
Ngày 18 tháng 8 vừa qua, bộ sách Lịch Sử Việt Nam được công bố và sau đó được đài BBC tổ chức hội thoại bàn tròn và mời một số vị phát biểu về bộ sách này.
15 Tháng Chín 2017(Xem: 12377)
Khi còn ở Quảng Ngãi, thiếu tá Nguyễn Bé là người chủ trương đổi các chương trình huấn luyện Biệt Kích Nhân Dân ở Quảng Ngãi năm 1964 để huấn luyện hoạt động bình định..
08 Tháng Chín 2017(Xem: 9512)
Trong cuốn Hồi ký viết chung với Dương Đình Lôi, “Hai ngàn ngày đêm trấn thủ Củ Chi” (gồm 7 quyển, 2250 trang)
03 Tháng Chín 2017(Xem: 17436)
Đây chính là người cư sĩ của Đức Phật. Từ Pháp hoá sanh, là người thừa tự Pháp, không thừa tự vật chất.
01 Tháng Chín 2017(Xem: 8252)
Hoàn cảnh tại Quảng Ngãi cũng có thể suy rộng ra địa bàn cả nước. Hóa ra kẻ tội phạm chính vẫn là gian thương, tham nhũng.
25 Tháng Tám 2017(Xem: 13559)
Chinh chiến là điều bất đắc dĩ. Bằng cách nào đó bớt được chuyện binh đao, máu đổ, đầu rơi là chuyện ai cũng muốn làm.
19 Tháng Tám 2017(Xem: 16543)
Ngôn ngữ thi ca của Nguyễn Lương Vỵ sẽ đưa chúng ta chạm trán điều gì qua ba đoản khúc trong sự liên hoàn hoài niệm của bài thơ Niệm Khúc?