Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p3)

13 Tháng Mười 20171:26 CH(Xem: 8251)
GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p3)

Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p3)

blankAi được gọi là nằm trong Lực lượng thứ ba? Nhóm nào được gọi là lực lượng thứ ba? Tổ chức của nó là gì? Ai là người lãnh đạo?

Bấy nhiêu câu hỏi, nhưng không có câu trả lời trọn vẹn!!

Lực lượng thứ ba là gì? Trường hợp Lý Chánh Trung và Nguyễn Ngọc Lan

blank

Hai ông Lý Chánh Trung (trái) và Nguyễn Ngọc Lan (phải). Nguofn: DCVOnline tổng hợp

Một phần có thể vì tính cách bí mật của tổ chức, sợ bị lộ và bị bắt cầm tù, phần khác, có nhiều người tham gia tự nguyện như viết sách báo, nhưng chưa móc nối và đó là những hoạt động có tính tự phát, khởi động tùy tiện, tùy hứng, tùy hoàn cảnh mà có thể sau này cũng được xếp vào lực lượng thứ ba, hơn nữa vì không có tính cách công khai nên các thành viên trong tổ chức phải dấu danh tính, hoặc mang tên giả, vì thế cùng hoạt động mà họ cũng có thể không biết rõ nhau hết.

Riêng Lý Chánh Trung, một người được coi là tiêu biểu cho thành phần này cũng mô tả “Lực lượng thứ ba” một cách khôn khéo lờ mờ.

Ông cho rằng chỉ nên coi “Lực lượng thứ ba” là một khát vọng hơn là một lực lượng có tổ chức. Và cũng theo ông, tất cả chỉ có hai ba trăm người được gọi là lực lượng thứ ba.

Trong bài trả lời cho Alain Ruscio, Lý Chánh Trung còn nói bóng bẩy, đề cao thành phần này một cách kín đáo và gián tiếp coi Lực lượng thứ ba, chính là những người chủ nghĩa xã hội cộng sản nằm vùng khi ông trả lời:

“Tôi, từ lâu, tôi mơ ước một cuộc cách mạng ôn hòa. bình dân và có sự độ lượng. Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam đáp đúng nguyện vọng của tôi… Chúng tôi đã làm tất cả để cho ra đời một xã hội mới với sự giảm bớt mọi đau thương nếu có thể.”

(Alain Ruscio. Vivre au Viêt Nam, Éditions sociales. Paris 1981).

Đây là một lối trả lời biện chứng, chửi mà khen. Khéo quá. Vì thế, lãnh đạo Đảng đáp lễ lại, Lý Chánh Trung là một người cộng sản thứ thiệt mà chưa có thẻ đảng. Thì đây là một lời khen mà chính là lời cảnh cáo: Anh có là gì cũng không phải người của chúng tôi.

Chưa thuộc bài vỡ lòng ấy nên Lý Chánh Trung đã vấp phải một sai lầm. Chẳng hạn, vào năm 1989, có nhiều trí thức cộng sản lên tiếng phê bình việc giảng dạy chủ nghĩa Mác- Lênin, trong đó có Trần Văn Giàu đã nói thẳng.

Nhưng đến khi Lý Chánh Trung lên tiếng với bài viết: Về một môn học mà thày không muốn dạy, trò không muốn học thì lại khác.

Lê Đức Anh và cả Nguyễn Văn Linh lên tiếng liền. Anh là cái thá gì mà lên tiếng? Trần văn Giàu nói được mà Lý Chánh Trung không nói được. Lý Chánh Trung thấy hố sợ đến phải viết thư cho Nguyễn Văn Linh; ông này phải trấn an họ Lý. Mẹ kiếp, cái đảng Mác-Lênin của chúng tôi thì chúng tôi biết chứ. Hay dở ra sao, chúng tôi biết hơn anh. Anh là người ngoài Đảng, việc gì đến anh mà xía vô.

Ngoài và trong là định giá sinh mệnh chính trị của một người cộng sản! Chúng ta cần biết điều đó.

Trả lời của Lý Chánh Trung như trên, rõ ràng lực lượng thứ ba không phải là con đường đi tới một xã hội “không cộng sản” như Nguyễn Văn Trung và Lý Chánh Trung chủ trương lúc ban đầu.

Cuối cùng, phải hiểu lực lượng thứ ba, chính là một con bài của cộng sản. Ai là lực lượng thứ ba?

Chính là những người đã đi theo cộng sản. Vì thế, Lý Chánh Trung mới không ngượng miệng mà nói rằng: người ta không thể yêu nước đồng thời không yêu chủ nghĩa xã hội.

Nhưng sự xếp loại máy móc như thế, nhất là sau 1975, có thể là một xếp loại “ác ý” nhằm thu phục nhân tâm, đánh bóng cho chế độ ngoài ý muốn của một số người. Rất có thể là trường hợp của những Phạm Hoàng Hộ (Ủy viên Trung ương Mặt trận tổ quốc), Chu Phạm Ngọc Sơn (Ủy viên TƯMTTQ, Phạm Biểu Tâm (UVTƯMTTQ), hoặc Lê Văn Thới, Châu Tâm Luân, v.v..

Vì thế, lập luận của Lý Chánh Trung chỉ đúng một phần. Điều rõ rệt là sau này các ông Phạm Biểu Tâm, Phạm Hoàng Hộ, Châu Tâm Luân đều tìm cách ra nước ngoài. Trong một hoàn cảnh cực đoan không thể làm khác, họ đã bị cộng sản cho vào danh sách có thể ngoài ý muốn của họ mà họ không đủ năng lực để từ chối.

Nhưng dù là tự phát lúc đầu thì dần dần, họ cũng tập trung thành khối như lực lượng của khối Ấn Quang, hoặc chung quanh một vài tờ báo như Đối Diện, báo Đại Dân Tộc, hay trong một khối dân biểu ở Hạ Nghị Viện, hoặc dưới trướng của Dương Văn Minh. Sau này, lực lượng thứ ba hoạt động mạnh được nhiều thành phần dân biểu, trí thức tựa cùng tựa vào Dương Văn Minh.

Việc chấp nhận để cho ông Dương Văn Minh quay trở về nước là một sai lầm lớn của ông Nguyễn Văn Thiệu.

Cũng có một phần, thực lực của cái gọi là Lực lượng thứ ba đã được thổi phồng lên mà thực chất nó không mạnh như người ta tưởng. Có nghĩa có tiếng mà không có miếng. Vì không có tư cách ở trong nên vẫn không được dùng mà chỉ để làm cảnh.

Chẳng hạn, nhóm lực lượng thứ ba nổi đình đám nhất nằm ở Hạ viện độ 20 người như Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Chung, Dương Văn Ba, Nguyễn Hữu Hiệp, Hồ Văn Minh, Kiều Mộng Thu, Nguyễn Công Hoan, Phan Thiệp, Nguyễn Hữu Thời, Phan Xuân Huy, Đinh Xuân Dũng, Lê Đình Duyên, Nguyễn Phúc Liên Bảo. Trưởng khối là dân biểu Trần văn Tuyên. Ngay Ls Trần Văn Tuyên, tuy ở tư thế đối lập với chính quyền miền Nam sau này cũng đi tù và chết ở trong tù.

Lẻ tẻ như nhóm Chân Tín-Nguyễn Ngọc Lan trên tờ Đối Diện.

Hoặc nhóm Lý Chánh Trung, nhóm Ngô Bá Thành, ni sư Huỳnh Liên.

Ngoài những nhóm trên có ba phong trào chống đối chính quyền Nguyễn Văn Thiệu mà nhiều người tưởng lầm cũng là lực lượng thứ ba.

Đó là nhóm “ngày ký giả đi ăn mày” phần đông là những ký giả chuyên nghiệp. Hoặc vụ kiện ra tòa của nhật báo báo Sóng Thần và nhất là Phong trào Nhân dân chống tham nhũng của Lm Trần Hữu Thanh.

Xin nói ngay, cả ba lực lượng này cùng hỗ trợ và thống nhất hành động. Nhưng cả ba lực lượng này không có liên hệ trực tiếp xa gần gì đến Lực lượng thứ ba như các nhóm vừa nêu trên.

Nhóm Ngày Ký giả đi ăn mày diễn hành trên đường phố Sài Gòn ngày 10-10-1974. Danh xưng này do nhà báo Lê Thiệp ngẫu hứng đặt ra và được mọi người đồng ý. Có sự tham dự của ba hội đoàn ký giả tham dự như Nguyễn Kiên Giang, Tô Văn hoặc ký gỉa lão thành như Trần Tấn Quốc, Tam Mộc, Tam Lang trong ngày ký giả đi ăn mày.

Mục đích buổi xuống đường là phản đối chính quyền bóp nghẹt tự do báo chí với luật 007. Khởi đầu, báo Hòa Bình của Lm Trần Du tự đóng cửa 31-8-1974 vì bị tịch thu liên tiếp. Tiếp theo, sự lên tiếng của Trung tâm Văn bút ngày 1-9-1974. Sau đó là lời công bố của Khối Dân tộc xã hội do Ls Trần văn Tuyên, trưởng khối ra tuyên cáo.

Vụ kiện của báo Sóng Thần với nhà báo Uyên Thao, Trùng Dương gây sôi nổi và rầm rộ hơn cả với sự tham gia của rất nhiều nhân sĩ, trí thức, và giới luật sư. Có 205 luật sư có trong danh sách đứng ra biện hộ cho báo Sóng Thần.

Họ gọi đây là Ngày công lý và báo chí thọ nạn 31-10-1974. Đã có rất nhiều tuyên ngôn, kháng thư của nhiều thành phần trong dân chúng như Nghiệp Đoàn ký giả, luật sư, các chủ báo.

Và đặc biệt Phong trào nhân dân chống tham nhũng do linh mục Trần Hữu Thanh làm chủ tịch, chống Nguyễn văn Thiệu vào năm 1974 nhằm cứu nguy dân tộc.

(Ghi chú thêm. Lm Trần Hữu Thanh là một trong số khoảng 700 Lm di cư từ miền Bắc vào miền Nam thường có khuynh hướng ủng hộ các chính quyền miền Nam. Năm 2006, tôi có đến thăm Lm Thanh, bị giam lỏng tại Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội để hỏi cho rõ về vụ chính quyền Hà Nội bắt giữ ông, sau bữa ăn tối ở nhà gs Nguyễn Văn Trung về.

Được biết có hai xe Honda đi kèm xe cyclo chở Lm Thanh từ đường Duy Tân và thế là ông bị bắt giữa đường đi mất. Đó là một lối bắt giữ người quen thuộc của cộng sản. Đã có nhiều nghi ngờ không chính đáng về việc bắt giữ này.

Nhưng Lm Trần Hữu Thanh lúc bấy giờ cũng hơi lẫn nên chẳng giúp gì tôi, chỉ vắn tắt vài câu thăm hỏi, rồi tôi phải vội vã ra về, vì có nhiều thanh niên chung quanh ông mà tôi không hiểu họ là ai?)

Từ một Lm vốn chỉ quen dạy học, ông trở thành một lãnh tụ tranh đấu. Tiếng đồn khi ssod ông được coi là “cha già dân tộc” [Lm Trần Hữu Thanh sinh năm 1915, năm 1974 ông được 59 tuổi. — DCVOnline], chống đối kịch liệt chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bằng cách đưa ra ba bảo cáo trạng lễ tội tham nhũng của ông Nguyễn Văn Thiệu. Phong trào đã thu hút được hơn 300 linh mục đồng ký tên cùng nhiều đoàn thể chính trị khác.

Về phần tài liệu, tôi tự hỏi làm thế nào, Lm Trần Hữu Thanh có tài liệu phúc phê phán mạnh mẽ ông Thiệu tên Broqueto và đem in và phân phối trong nội bộ với các Lm khác mà sau đó, không ai biết tác giả Broqueto là ai và chính Lm Thanh nhìn nhận không có linh mục nào tên Broqueto cả. Thật hay giả?

Rồi phúc trình của Lm Piero Gheddo gửi Quốc Vụ Khanh tòa thánh cũng được tung ra.

blank

Nguồn: Piero Gheddo/Alsatia

Cuốn “Catholiques et bouddhistes au Vietnam — Les Feux de l’histoire” (Cattolici e buddhisti nel Vietnam) của Piero Gheddo do Adèle Lerouge dịch sang tiếng Pháp, nxb Alsatia phát hành năm 1970. Dĩ nhiên ở thời điểm này không thể có một bản phúc trình nào về nền Đệ Nhị Cộng Hòa của Việt Nam.

Việc tìm hiểu nguồn tài liệu cũng như ai là người cung cấp cho Lm Trần Viết Thanh là điều không dễ. Chính dân biểu Dương Minh Kính, một người thân cận của Lm Thanh từng quả quyết với tôi là ông không hề gặp bất cứ người Mỹ nào giao tiếp với cha Thanh. Lời quả quyết ấy không đủ thuyết phục, vì có nhiều cách liên lạc mà các người thân tín của cha Thanh cũng không thể biết được.

Vì thế về phần tài liệu của nhóm Lm Trần Hữu Thanh có nhiều điểm bất minh.

Nhưng theo quan điểm của J.C. Pomonti, phòng trào nhân dân chống tham nhũng là lá bài cuối cùng CIA của Mỹ chơi ở Việt Nam mượn thế lực lượng thứ ba để loại trừ Nguyễn Văn Thiệu mà không xong.

Pomonti viết:

“Nói cách khác, lực lượng thứ ba sẵn sàng chơi ván bài người Mỹ chống lại cộng sản. Và lý do cuối cùng cắt nghĩa tại sao một số người Việt Nam tin tưởng rằng Thiệu không còn là lá bài cuối cùng của người Mỹ ở Nam Việt Nam. Cái lá bài cuối cùng là lực lượng thứ ba, Và lá bài này, người Mỹ chắc chắn người Mỹ đã đem ra chơi mà hẳn là xem ra đã quá trễ.”

(J.C. Pomonti, La rage d’être Vietnamien, Seuil 1974, trang 241. Trích lại trong Alain Ruscio, Ibid, trang 179).

“Một số người Việt Nam” trong đoạn trên của Pomonti ám chỉ nhóm Lm Thanh.

Cũng cùng quan điểm với Pomonti, Frank Snepp xác nhận những người trách nhiệm của lãnh đạo Mỹ vào tháng 8-1974 đã nghĩ tới giải pháp khai trừ Thiệu. Alain Ruscio trích lời F. Snepp trích dẫn một phúc trình của CIA từ Sài gòn gửi đi như sau:

“Nếu Thiệu tiếp tục điều khiển guồng máy chính quyền bằng cách dựa vào một số thành phần tham nhũng và bất tài, thật là rất khó cho miền Nam Việt Nam có thể chiến đấu chống cộng sản, dù là ở phạm vi quân sự hay chính trị.”

(Alain Ruscio, ibid, trang 179)

Nghĩ tới đây, tôi liên tưởng đến lá bài Phật giáo trong thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa và may mắn lá bài lực lượng thứ ba của Lm Trần Hữu Thanh xem ra đã quá trễ nhờ đó cứu được sinh mạng Nguyễn Văn Thiệu.

Và hiểu như thế rồi mới cắt nghĩa được đáng lẽ Lm Trần Hữu Thanh phải có công với cách mạng vì chống Thiệu?

Vậy mà sau 1975, ông bị bắt khi từ nhà Nguyễn Văn Trung đi cyclo về nhà dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng. Sau đó bị đưa đi an trí, quản thúc tại dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.

Sau này, Lm Trần Hữu Thanh đi tù là phải, vì làm việc dưới sự giúp đỡ gián tiếp của CIA cung cấp tài liệu. Nạn nhân quan trọng hơn cả có lẽ là dân biểu Đặng Văn Tiếp trong vụ án Bùi Đình Thi làm ăng ten trong trại cải tạo. Anh Tiếp bị đánh đập đến chết trong trại tù Thanh Cầm, sau khi vượt ngục bị bắt lại. (Xem Nguyễn Hữu Lễ, Tôi phải sống, Mạng người thứ nhất, 2003 trang 417)

Trong tổ chức của Phong trào chống tham nhũng của Lm Trần Hữu Thanh toàn là những dân biểu quốc gia chống cộng như các ông Nguyễn Văn Binh, Đặng Văn Tiếp, Đỗ Sinh Tứ, Nguyễn Đức Cung, Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Công Minh, Nguyễn Trọng Nho, Nguyễn Văn Cử và một dân biểu đi sát với Lm Trần Hữu Thanh, ông Dương Minh Kính.

Không có một ai thuộc lực lượng thứ ba trong số các dân biểu đối lập ngả theo cộng sản như Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức có mặt trong Phong trào chống tham nhũng của Lm Trần Hữu Thanh.

Vấn đề tranh cãi giữa hai nhân vật trong lực lượng thứ ba: Lý Chánh Trung và Nguyễn Ngọc Lan

Lý Chánh Trung học ở Bỉ cùng với nhiều người khác như Nguyễn Văn Trung, Lê Tôn Nghiêm, Trần Văn Toàn, Lâm Ngọc Huỳnh và Trương Bửu Lâm. Tuy nhiên, Lý Chánh Trung khí khái, nếu không nói có cái bề ngoài cao ngạo, khó có thể kết giao với những người trên vì nhiều lý do.

Trong số những bạn bè đồng nghiệp, có thể chỉ có Nguyễn Văn Trung là thân thiết hơn cả. Và nhiều người bên ngoài có thói quen liên kết Trung Nguyễn và Trung Lý làm một cặp như đồng chí. Đúng mà không đúng. Đó là một nhận xét có phần hời hợt.

Cùng lắm, họ chỉ có liên hệ chặt chẽ trong quan hệ làm việc đoản kỳ như khi làm báo Sống Đạo và sau này tờ Hành Trình. Ngoài ra không là thứ bạn bè ăn nhậu, hoặc có lôi kéo thêm các bà vợ vào.

Nguyễn Ngọc Lan, học ở Sorbone, về nước sau Nguyễn Văn Trung và Lý Chánh Trung. Khi ông Lan cầm bút thì cả hai người trên đã thành danh, có thế giá vững vàng ở Saigon rồi.

Khi Nguyễn Văn Trung ra tờ Hành Trình thì Nguyễn Ngọc Lan có viết vài bài “Những kẻ sợ Hòa Bình”, (Số 5). Tiếp theo là bài “Chính trị, tôn giáo hay ảo tưởng”, (Số 9). Bài viết nhằm đả kích nhóm công giáo di cư, qua Lm Hoàng Quỳnh được coi là người công giáo quá khích. Trước tình hình căng thẳng giữa Phật giáo-Công giáo, nhóm Hoàng Quỳnh muốn thiếp lập một Văn Phòng Liên Lạc để phối hợp tổ chức cũng như hành động. Người được mời là Lý Chánh Trung, thuộc nhóm công giáo tiến bộ, nhưng vốn gốc miền Nam. Lý Chánh Trung trở thành lá bài điều hợp, ôn hòa sáng giá giữa khối công giáo cũng như Phật giáo. Lá bài ấy cũng y hệt trường hợp tờ Sống Đạo vốn toàn dân gốc công giáo di cư điều hành. Một lần nữa, họ đề cử Lý Chánh Trung làm chủ bút mà đáng nhẽ người ấy phải là Nguyễn Văn Trung.

Hơn ai hết, Lý Chánh Trung hiểu vai trò của mình. Dù ở đâu, chỗ nào, Lý Chánh Trung cũng trèo cao, lặn sâu, có thế giá..

Nguyễn Ngọc Lan, dù tuổi đời cũng xấp xỉ với hai ông Trung, nhưng đã dại dột đi quá đà, chửi xách mé, diễu cợt ác ý Văn Phòng Liên Lạc. Chửi VPLL là gián tiếp chửi Lý Chánh Trung.

Nguyễn Ngọc Lan vẫn có thói quen viết châm chọc, chơi chữ ác ý không cần thiết và đôi khi rất nặng nề không chấp nhận được. Lấy một tỉ dụ, chức giám mục thường đi kèm với biểu tượng mũ và gậy. Vì bị giám mục Nguyễn Văn Hiền không cho dạy học chi đó. Nguyễn Ngọc Lan đâm thù oán viết: Giám mục “Hiền” mà mất mũ (Bỏ dấu mũ), mất gậy (bỏ chữ I) thì còn lại chữ “Hèn”.

Lý Chánh Trung xung thiên nộ khí, tức điên lên mang Nguyễn Văn Trung – chủ bút- ra dũa, vì cho đăng bài của Nguyễn Ngọc Lan, Trung Lý viết:

“Khi ông cha Lan còn hỉ mũi chưa sạch, moa đã biết phân biệt thế nào là phân biệt “ đạo và đời”. Nếu thực tế là không thể phân biệt được trong hoàn cảnh hiện tại và có lẽ một đời mình. Vấn đề là làm sao cho người công giáo(dù là dân Hố Nai, dân Bùi Phát vv..) có một đường lối chính trị “ thông minh” và “dân tộc” hơn một chút, làm sao cho “Khối công giáo”( có một khối thật sự mặc dầu mặc dầu trong Khối không có ông cha Lan) có thể s’intégrer ( gia nhập. NVL) vào đân tộc. Và sau này, nếu thời cuộc biến đổi, làm sao cho người công giáo đối với trần gian có những phản ứng tích cực mà vẫn giữ được những đòi hỏi thiêng liêng thật sự.”

(Nguyễn Văn Trung, Hồ sơ về tạp chí Hành Trình, 1964-1965, photocopy)

Lý Chánh Trung còn dọa rút lui khỏi Hành Trình và yêu cầu Nguyễn Văn Trung “bỏ luôn số 9” để chuẩn bị kỹ càng hơn. Nhất là để bài Nguyễn Ngọc Lan đi trước bài Lý Chánh Trung là một xúc phạm.

Để trả lời Trung Lý, Trung Nguyễn vẫn giữ nguyên Hành Trình số 9 với bài của Nguyễn Ngọc Lan. Trung Nguyễn còn viết:

“Đừng đứa nào cho ý kiến, việc mình đang làm là quan trọng, để đừng chủ quan và miệt thị ý kiến của đứa khác trong Nhóm. Thái độ của toa đối với cha Lan không thể chấp nhận được, nếu còn là anh em với nhau, nhưng nếu toa làm “Procès d’intention” để tỏ ra khinh miệt Lan, và tố cáo anh ta là gian trá, thì hết! Chỉ có thể đánh nhau hay từ giã, không thể thấy mặt nhau được nữa.”

(Nguyễn Văn Trung, Hồ sơ Hành Trình, 1964-1965, ibid.)

Thư trao đổi giữa đôi bên dài 8 trang. Có thể vì thế mà khi Nguyễn Văn Trung làm tờ Đất Nước năm 1968 với Chủ nhiệm là Nguyễn Văn Trung, Thư từ bài vở là Thế Nguyên. Người đọc không còn thấy cái tên Lý Chánh Trung một lần nào nữa trên tờ Đất Nước.

Ngã rẽ này được đào sâu thêm về những liên kết của Lý Chánh Trung đi với nhóm Liên Trường, rồi từ Liên Trường nối kết với nhóm Dương Văn minh. Và ở vị trí nào, dù ở cánh công giáo Bắc hay ở cánh miền Nam, họ Lý luôn có vai trò nổi bật về sự kín tiếng, khôn khéo và như gió, đổi chiều khi cần.

Họ Lý bộc lộ một cách không dấu diếm những thủ đoạn vặt của nhóm Liên Trường trù dập một số giáo chức gốc Bắc trong các chức vụ lãnh đạo ở Bộ, ở Nha và xuống các tỉnh thành, cài đặt các Hiệu trưởng gốc miền Nam mà nhiều thành phần giáo chức gốc Bắc chịu họa lây về khuynh hướng chia rẽ, kỳ thị Bắc-Nam mà ngay từ thời năm 1954 cũng không lộ diện như thế.

Trong dịp này, tôi có điện thoại hỏi Gs Trần Ngọc Ninh, lúc đó đang làm Tổng Trưởng Giáo dục. Gs Ninh cho biết, khi ông vừa xuống phi trường Tân Sơn Nhất sau khi đi họp Giáo dục ở Thái Lan về thì được biết nhóm miền Nam làm áp lực với Nguyễn Cao Kỳ để lật ông. Giáo sư Ninh kể lại một cách bình thản như thể không lưu tâm gì đến chuyện đó. Ai khác thì có thể, nhưng Gs Ninh thừa danh vọng, sá chi đến chức Bộ trưởng ấy! Bằng chứng là sau 1975, ông không hề dính dáng với chế dộ mới trong bất cứ vai trò gì. Nhân cách kẻ sĩ thật sáng ngời.

Ở vai trò Đổng lý văn Phòng bộ giáo dục, Lý Chánh Trung là người chị trách nhiệm tất cả những sai trái mà Tổng trưởng giáo dục Nguyễn Văn Trường chỉ là người ký sắc lệnh.

Sau này, tôi nghĩ trong đám trí thức du học cùng thời, chẳng ai có thể bì được với sự khôn ngoan, thâm độc của họ Lý.

Mặt khác, thời điểm 1968 cũng là ngã rẽ giữa hai người. Nguyễn Văn Trung vẫn viết và dừng lại ở việc viết. Trung Lý cũng viết cho nhóm đối lập Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận và trực tiếp tham gia vào các hoạt động công khai chống lại chính phủ Sài Gòn. Chẳng những thế, Lý Chánh Trung còn chia tay dứt khoát với đám trí thức Bắc kỳ Công giáo và ngay cả cái đạo mà trước đây ông đã hờ theo.

Thái độ công khai bỏ đạo để chứng tỏ sự trung thành với đảng cộng sản, duy nhất có trường hợp Lý Chánh Trung mà thôi.

Tuy nhiên, có một người không quên và không bao giờ quên sự khinh miệt của Lý Chánh Trung là Nguyễn Ngọc Lan.

Tuy cùng nằm trong Lực lượng thứ ba, cùng tranh đấu xuống đường, cùng đi với các nhân vật cánh tả từ Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, nhóm Ngô Bá Thành, Ni sư Huỳnh Liên, v.v., đến nhóm sinh viên tranh đấu như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, cùng thờ một “Chúa”, nhưng Nguyễn Ngọc Lan thường xông sáo hơn, chỗ nào cũng có mặt. Nguyễn Ngọc Lan có mặt trong nhóm Ký già đi ăn mày, có mặt với Ngô Bá Thành, Ni sư Huỳnh Liên. Nơi nào có Nguyễn Ngọc Lan, nơi đó không thấy Lý Chánh Trung.

Lý Chánh Trung sau này ra vào Dinh Hoa Lan trong khi Nguyễn Ngọc Lan chưa hề héo lánh đến đó. Cái lý thú hơn cả là khi có dịp là Nguyễn Ngọc Lan phạng đến nơi đến chốn người “đồng chí” của mình. Có nhiều điều được coi là nhỏ nhặt cũng bị Nguyễn Ngọc Lan hài tội, nhất là sau 1975.

Trong tập ký 1989-1990, ngày 17-11-1989, Nguyễn Ngọc Lan có ghi câu chuyện của Huỳnh Ngọc Trảng trong đó họ Lý đóng vai chính. Trảng kể có thằng bạn đi xe gắn máy gần cầu Phan Thanh Giản thì bị xe ô tô của ông Lý đụng, hôn ngang hông xe. Đây là câu chuyện:

“Ông chủ xe bước xuống sừng sộ. ‘Sao anh lại chúi mũi vào xe tôi?’ Hắn trả lời: ‘Ai có lỗi thì sẽ có cảnh sát giao thông tới phân xử. Nhưng ông đâm ngang hông xe tôi sao lại bảo tôi chúi mũi vào xe ông được?’

Thế rồi tao bị ông ấy rút thẻ vàng ra dí vào mũi như cầu thủ phạm lỗi trên sân banh mày ạ.

Thẻ vàng gì vậy?

Ông ấy rút thẻ Đại biểu Quốc Hội ra. Kinh quá. May mà khi anh cảnh sát giao thông khi tới xem hiện trường vẫn bảo: ‘phần lỗi là về xe ô tô. Vì yêu cầu công tác, tôi để ông đi ngay, nhưng tôi vẫn làm biên bản.’ Đúng là vẫn có người đáng thương hơn ông cựu trí thức họ Lý.”

(Nguyễn Ngọc Lan, Nhật ký 1989-1990, Tin Paris, trang 148)

Mượn lời Nguyễn Ngọc Trảng, Nguyễn Ngọc Lan tội nghiệp cho Lý Chánh Trung cũng như Sơn Nam. Nguyễn Ngọc Lan viết:

“Nếu tôi có thừa lòng thương hại thì còn đủ thứ người khác đáng thương hơn hai anh miền Nam nịnh thuộc loại tiêu biểu.”

Và sau đây là tóm tắt buổi gặp gỡ trong 30 phút giữa Lý Chánh Trung và người của cha Chân Tín, ngày 17-7-1990, tại 43 Nguyễn Thông. Một phụ nữ xin gặp Lý Chán Trung để xin giới thiệu đi gặp Chân Tín đang bị quản thúc. Buổi gặp diễn ra tại Văn phòng của Lý Chánh Trung.

Đây là câu trả lời của Lý Chánh Trung:

“Cô là gì của ông? Mà thôi thăm viếng làm gì? Để ổng ở ngoài cho yên, tụi tôi mệt lắm rồi, tôi chán cha cố lắm rồi, thăm viếng không tốt đâu, thôi tôi khuyên em đừng đi. (…) Theo tôi em ra thăm viếng làm gì? Ông có công với nhà nước cũng lớn lắm chứ. Nhà nước đưa ông ra đó là dòng của mấy ông đó chứ có tù đầy gì? Nhà nước có chiếu cố cho ổng rồi. Tôi có đọc các tài liệu của ổng, ổng nói quá mà… theo ý tôi không nên đi tốt hơn, ổng không đói đâu, có dòng của mấy ổng lo cho nhau đủ rồi. (…) Tôi chán cái giáo hội này lắm rồi, nói thật với em, tôi chán từ năm 1960 đến nay. Tôi bây giờ không thích chơi vói ai có đạo hết.”

(Nguyễn Ngọc Lan, Nhật ký 1990-1991, trang 58-59.)

Đọc mấy đọan đối thoại này, có cảm tưởng Lý Chánh Trung nói với tư cách đại diện chính thức của chính quyền cộng sản qua hai câu, “Tụi tôi mệt lắm rồi”. Và chán đạo?

Sau đây là lời bình của Nguyễn Ngọc Lan:

“Mấy trang cô A nào đó ghi lại buổi yết kiến ngài Lý Chánh Trung cũng là một chuyện như đùa khác. Họ Lý quen say sưa với vai trò quan trọng của mình quá đến nỗi bị một cô bé hỏi kiểu giỡn mặt như thế mà vẫn cứ trịnh trọng trả lời. (..) Nhưng phải nói là đáng tởm cái giọng lải nhải mãi, ‘Tôi chán cái Giáo Hội này lắm rồi, nói thật với em, tôi chán từ năm 60 đến nay. Tôi bây giờ không thích chơi với ai có đạo hết.’”

Nguyễn Ngọc Lan viết thư Lm Chân Tín:

“Ở Việt Nam này có ai đã nhờ danh nghĩa công giáo mà leo lên trong xã hội bằng họ Lý? Đi du học là nhờ cha cố, nếu con không lầm. Bắt đầu “sự nghiệp” là dưới trướng Ngô Đình Diệm. 1965 khi con về nước, con đã phải bực bội vì cái trò những bản “Nhận định” với cái danh nghĩa là “văn phòng” ấm ớ gì đó cạnh Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn với ba chữ ký: Lý Chánh Trung, Võ Long Triều, Nguyễn Quang Lãm.

Nguyễn Cao Kỳ lên ngôi, Võ Long Triều làm Bộ trưởng Bộ Thanh niên, Lý Chánh Trung trở thành Đổng lý văn phòng Bộ Giáo dục. Cái Văn phòng ấm ớ kia chỉ là một trò lợi dụng tôn giáo, Giáo Hội để lót đường hoạn lộ. Vậy mà ngày nay họ Lý trâng tráo nói: “chán từ năm 1960 đến nay.”

(Nguyễn Ngọc Lan, Nhật ký 1990-1991, trang 68)

Và đây là một đòn độc mà tôi nghĩ chỉ Nguyễn Ngọc Lan mới viết được!

“Sau 75, ở Văn Khoa ai cũng biết: họ Lý vội vàng tuyên bố: ông ta kính trọng Yêsu, nhưng chỉ coi Yêsu như … Socrate, Khổng Tử, v.v.. Thế nhưng có dịp là Nhà nước lại đưa cái chậu kiển họ Lý ra như là thành phần trí thức… công giáo cơ đấy. Ông ta chẳng những không bao giờ cải chính mà còn nhận làm chức sắc của Ủy Ban Đoàn Kết Công giáo Yêu nước và cho đến giờ chưa bao giờ từ nhiệm. Con thì trước 75 đã từng viết mực đen giấy trắng dành chữ “Salaud” (theo nghĩa J.P Sartre hay dùng) cho họ Lý và cho đến bây giờ chưa hề thấy cần phải đổi lại. Chỉ xin Chúa tha thứ cho con.”

(Nguyễn Ngọc Lan, ibid., trang 68)

blank

Nguồn: GALLIMAR.

Xin được giải thích thuật ngữ salaud theo Sartre. Trong vở kịch Les mains sales (Những bàn tay bẩn), Sartre muốn khai triến cái thái độ người trí thức ngụy tín – mauvaise foi- đứng ngoài mà tưởng rằng mình có bàn tay sạch. Đó là sự ngụy tín vì quên rằng con người luôn luôn ở trong một hoàn cảnh bắt buộc phải lựa chọn. Kẻ salaud chỉ cúi khom mình vào cái tự nội, l’en soi, của mình, dày đặc tối om. Nói tóm lại coi mình quan trọng trong khi hiện hữu của người khác là hiện hữu thừa. Kẻ salaud không thể nhìn thấy cái người khác (le Pour-soi) đang hình thành, mở ra..

Theo thuật ngữ của Sartre, ôngkhinh bỉ loại trí thức trên và dành danh từ Salaud để gọi họ. Tôi nghĩ, Lý Chánh Trung đọc đoạn này chắc đau lắm!

Trong bài trích dẫn báo Tuổi trẻ chúa nhật 13-11-1988, Nguyễn Ngọc Lan đã dùng đề tài học triết học Marx này cho thấy cái hèn và gian ngoan của Lý Chánh Trung về việc học Triết học Mác-Lênin.

Thoạt đầu, ông Lý thú nhận khi còn sinh viên, ông ta tìm sách của Marx-Lenin say sưa đọc và tham luận cả đêm với nhau. 10 năm sau, ông thú nhận, đây là môn học không ai muốn dạy, không ai muốn học. Ông cũng thú nhận,

“Cảm tưởng của chúng tôi sau 18 tháng học tập không được phấn khởi lắm và đúng là không có gì thú vị lắm, bởi vì học như học Kinh Thánh.”

Sau đó, Lý Chánh Trung đề nghị cho học triết học của phương Tây và phương Đông, qua đó mà đối chiếu (…) để thấy cái ưu việt của Triết học Mác-Lênin, có như vậy học mới lý thú chứ còn bây giờ cứ học 6 cặp phạm trù, rồi cái gì đó, thật đúng như tụng kinh thánh. Lại so sánh gỡ gạc, nhưng lần này ông như buột miệng phải tự chỉnh . “ Ngay cả học kinh thánh có khi còn vui hơn nhiều.”

(Nguyễn Ngọc Lan, Nhật ký 1988, ibid.)

Trong đoạn văn trên Nguyễn Ngọc Lan cho rằng Lý Chánh Trung vừa hèn, vừa gian xảo lộ tất cả bản chất của ông.

Còn một chuyện nữa mà tôi chắc hẳn do một học trò của Lý Chánh Trung tiết lộ cho Nguyễn Ngọc Lan. Ông Lý có viết một cours, “Bạo động và lịch sử”.

Vào lớp, ông chỉ ngồi đọc chậm rãi từ đầu đến cuối giờ như đọc chính tả, chậm rãi cho sinh viên kịp ghi chép. Thỉnh thoảng ngưng lại nhíu mày, làm bộ tịch suy tư như đóng kịch mà mục đích là câu giờ. Hết giờ đứng dậy, trịnh trọng, chậm rãi như thể tiếc nuối một bài diễn văn đọc dang dở.

Nguyễn Ngọc Lan phán, “nếu dạy mà chỉ đọc như thế thì sao không thu băng, rồi để phát cho sinh viên mà không cần đến lớp?”

Rõ ràng là hơn ai hết Nguyễn Ngọc Lan nắm được tẩy sất của Lý Chánh Trung! Đúng là cả hai đều là những đối thủ đồng sức!
(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

14 Tháng Bảy 2019(Xem: 11116)
cuộc tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ Mỹ đã chính thức bước vào giai đoạn khốc liệt với những cuộc tranh luận gay gắt giữa những chuẩn ứng cử viên trong cùng một chánh đảng.
30 Tháng Ba 2019(Xem: 9478)
Cho nên, nay kết quả cuộc điều tra mang lại thắng lợi cho TT Trump và đảng Cộng Hòa cầm quyền - nếu không gì xảy ra bất ngờ - thì TT Trump sẽ tái đắc cử dễ dàng hơn trước đây.
28 Tháng Hai 2019(Xem: 10827)
Một số nhận định sau đây về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, đức dục, và triết lý giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ qua thu thập tài liệu rất hạn hẹp và kinh nghiệm cá nhân của tôi do đó rất chủ quan...
25 Tháng Hai 2019(Xem: 9338)
Có lẽ hi hữu nhứt cho một Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế là - trong thời đại hàng không bay chớp nhoáng - có một phái đoàn dùng phương tiện giao thông "thô sơ" bằng xe lửa
25 Tháng Hai 2019(Xem: 10298)
Bài viết sau đây chỉ là một số thu thập tài liệu và nhận xét hạn hẹp rất chủ quan của tôi về giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ do đó có thể có nhiều thiên kiến.
05 Tháng Hai 2019(Xem: 9566)
Thực vậy nhìn lại dòng lịch sử VN trên 4000 năm sẽ thấy có nhiều năm Kỷ Hợi "đặc biệt" đối với sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Điển hình nhứt là 2 biến cố lịch sử:
04 Tháng Hai 2019(Xem: 10699)
Vốn là người lạc quan nên người viết có nhiều mong đợi và tin tưởng vào tương lai con người và gia đình Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước.
26 Tháng Giêng 2019(Xem: 17922)
Bài viết sau đây chỉ là kinh nghiệm và nhận định chủ quan về việc học và dạy học tại Việt Nam và tại Hoa Kỳ của chính tôi. Do đó có thể rất chủ quan, hạn hẹp và có nhiều thiên kiến.
26 Tháng Giêng 2019(Xem: 10110)
Thiện ý bao giờ cũng trang bị đầy đủ. Thiện chí bao giờ cũng có thừa. Chinh vì cái có thừa đó mà trong triết học tôn giáo mới có một nhận xét mỉa mai như sau: Ở dưới Hỏa ngục thì đầy những kẻ có thiện chí.
19 Tháng Giêng 2019(Xem: 9641)
Hay nói theo kiểu triết lý hiện sinh: Hỏa ngục chính là cái nhìn của kẻ khác. Nhìn cây thấy rừng, phải rồi. Nhưng đôi khi phải vào rừng mới biết cây thế nào.
12 Tháng Giêng 2019(Xem: 10492)
Nụ cười của bậc Giác Ngộ là nụ cười của đức Phật đã thành. Còn nụ cười của chúng ta là nụ cười của Người Giác ngộ sẽ thành vậy.
31 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 10135)
Như vậy hy vọng trong Năm Mới, độc giả thưởng thức được một tác phẩm có cái nhìn hoàn toàn mới về truyện kiếm hiệp Kim Dung, mà bỏ qua không đọc thì rất uổng.
31 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 18022)
Tuy đề tài là như vậy, nhưng không phải chờ đến năm mới chúng ta mới làm mới cuộc sống của chúng ta, mà chúng ta có thể làm mới cuộc sống của chúng ta bất cứ lúc nào khi chúng ta tỉnh ngộ.
17 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9545)
Hình như đây là nỗi đau khốn khổ nhất đời bà mà không có chỗ bù trừ. Mất con, hầu như mất cả cuộc đời còn lại.
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9789)
Trong gần 2 năm qua, mỗi khi có một hội nghị quốc tế thượng đỉnh thì luôn luôn có những diễn tiến bất ngờ mà hiếm ai có thể tiên đoán trước được.
01 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8119)
Cho nên, cho đến bây giờ, tôi vẫn thấm thía khi đọc mấy câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến khi viết về Chợ Đồng. Cũng như sau này, tôi có dịp được sống trọn vẹn những phiên chợ miền cao mà tôi đã mô tả trong truyện Dì Xinh.
18 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9433)
Việc tranh chấp giữa Cố Tế và cô Mến đã qua đi như nước chảy qua cầu và hầu như chỉ còn là câu chuyện của mấy người luống tuổi trong làng từng chứng kiến hay nghe kể lại.
12 Tháng Mười Một 2018(Xem: 4881)
Chửi đã hay mà chúc dữ như thế cũng không chê vào đâu được. Phần bà Trùm làm dấu Thánh Giá xin Chúa rộng lòng thương xót cất tội cho mọi người.
11 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9613)
So sánh với các cuộc bầu cử giữa kỳ trong quá khứ,- nhứt là cuộc bầu cử 2014 dưới thời TT Obama - lần này dưới thời TT Trump thì quả khác xa.
04 Tháng Mười Một 2018(Xem: 4776)
Lịch sử xây nhà thờ làng Yên Phú là một lịch sử đầy oan trái. Những cánh đồng lúa của bổn đạo mới trong làng – như những luống cầy vỡ đất mà mỗi luống cầy hằn lên những đau thương, tủi nhục và mồ hôi nước mắt.
20 Tháng Mười 2018(Xem: 9965)
Vấn đề tôn giáo và kỳ thị chủng tộc là những đề tài nóng hiện nay. Nó đã gây ra biết bao cuộc chém giết đẫm máu những người vô tội hầu như vô phương giải quyết.
20 Tháng Mười 2018(Xem: 15668)
Đền thờ Tiên Sư tỉnh Biên Hòa xưa (tỉnh Đồng Nai hiện nay) được đặt ở vị trí trang trọng nhất của Trường Tiểu học Nguyễn Du, một ngôi trường trên trăm năm tuổi tại thành phố Biên Hòa.
13 Tháng Mười 2018(Xem: 9512)
Cuộc phỏng vấn trên truyền hình của đài ABC News hôm thứ sáu (12/10) vừa qua với Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump đã gây sôi nổi ...
13 Tháng Mười 2018(Xem: 9426)
Kể từ năm 1970, các buổi lễ chính thức để tưởng niệm nền Đệ nhất Cộng hòa -tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đình Diệm- đã được tổ chức công khai ở Saigon.
07 Tháng Mười 2018(Xem: 9338)
Thực vậy cuộc biểu quyết tín nhiệm Thẩm Phán Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện được ghi nhận gay go, rắc rối, ồn ào và kết quả thay đổi bất ngờ & mong manh nhứt trong lịch sử Mỹ.
05 Tháng Mười 2018(Xem: 5303)
Ông còn nhắc nhở làm sao quên được những câu thơ của Tố Hữu, nhà thơ chính thức của Đảng đã viết vào năm 1953, khi Stalin chết.
30 Tháng Chín 2018(Xem: 9134)
Tính đến nay, Đức Phật đã nhập diệt 2,562 năm, nhưng Giáo Lý cao siêu mà Ngài đã dày công hoằng dương trong 45 năm dài vẫn còn lưu lại cho nhân thế.
28 Tháng Chín 2018(Xem: 10201)
Về hai cuốn sách tiếng Anh và Pháp có thể nói rõ bản tiếng Pháp là bản dịch từ bản tiếng Anh. Có thể có một hai chỗ sửa đổi của Bùi Tín theo như lời nói đầu...
23 Tháng Chín 2018(Xem: 4610)
Thực tập Pháp Như Thật chúng ta rút kinh nghiệm để huấn luyện cái Tâm của mình. Quan trọng là làm sao cho Tâm luôn an trú trong "bây giờ và ở đây"
21 Tháng Chín 2018(Xem: 10725)
Bùi Tín đã vĩnh viễn ra đi tại Paris. Cát bụi đã trở về cát bụi cho một kiếp nhân sinh, nhưng tiếng và tăm qua ngòi bút của ông còn ở lại.
14 Tháng Chín 2018(Xem: 8376)
World Cup 2018 đã chấm dứt. Nước Pháp đoạt giải vô địch bóng đá thế giới. Kỳ tích lần thứ hai đến với nước Pháp sau 20 năm vắng mặt
31 Tháng Tám 2018(Xem: 9049)
Nhớ lại hồi còn thiếu niên, chúng tôi ở trong nội trú với hơn 100 đứa trẻ mà chỉ có ba bàn bóng bàn. Giờ nghỉ ai chơi, ai không chơi? Chúng tôi tự đặt ra hai luật
25 Tháng Tám 2018(Xem: 9614)
Cuốn Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm sẽ giúp bạch hóa một số điều đã bị ngộ nhận theo tin đồn hoặc theo những luận điệu bôi bẩn, chụp mũ của một số người.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 20036)
Bài viết sau đây chỉ là kinh nghiệm của chính tôi khi làm khải đạo tâm thần, cá nhân, và hướng nghiệp tại thành phố Portland thuộc tiểu bang Oregon trong khoảng thời gian từ năm 1978 tới năm 2007.
18 Tháng Tám 2018(Xem: 9784)
Con đường tu Thiền là con đường đi về ngôi nhà tâm linh của mình. Trên đường đi phải qua nhiều cửa ải. Một trong những cửa ải đó là "năm triền cái".
11 Tháng Tám 2018(Xem: 5486)
Ông Diệm là một người đạo đức, sống như một nhà tu hành, không có tham vọng vật chất và thật sự có lòng yêu nước, thương dân. Ông tự tin vào lương tâm trong sáng
04 Tháng Tám 2018(Xem: 5313)
Nay thì xin đi vào chính nội dung cuốn sách của ông. So ra với lần xuất bản trước, 1998, lần này dày hơn đến 100 trang. Điều gì đã thêm vào như thế?
04 Tháng Tám 2018(Xem: 5337)
Tóm lại, Tu Phật giúp cho Thân Tâm chúng ta được hài hòa, Tâm chúng ta được sáng suốt và cõi lòng chúng ta luôn từ bi cởi mở.
25 Tháng Bảy 2018(Xem: 6051)
Nhân dịp Vĩnh Phúc cho tái bản cuốn: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, tôi ghi lại một phần nội dung cuộc mạn đàm liên quan đến quyển sách mới tái bản của ông.
23 Tháng Bảy 2018(Xem: 5221)
Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cõi đời đầy nhiễu nhương này.
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 4959)
Ở đời phàm việc gì cũng có nguyên nhân của nó, không phải tự dưng mà niềm vui nỗi buồn cứ vây quanh lấy mình. Vì thế muốn thoát khỏi những phiền não khổ đau,...
14 Tháng Bảy 2018(Xem: 19346)
Chánh Niệm được xem như là cội nguồn, là gốc rễ để Tâm được an tịnh. Khi tâm an thì thân khoẻ và trí tuệ sáng suốt hơn.
12 Tháng Bảy 2018(Xem: 9018)
Sử Việt nhìn lại là một nỗ lực của tác giả với tham vọng là muốn đặt lại những dữ kiện lịch sử vốn đã trở thành nếp sồng, nếp nghĩ theo lối mòn suy nghĩ đã đóng băng, hoặc được coi như những sự thật không cần bàn cãi nữa.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 5293)
Phước và Huệ gọi là "Phước Huệ Song Tu". Cả hai phương pháp Tu này hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho đời sống hiện tại của chúng ta được an ổn hạnh phúc.
07 Tháng Bảy 2018(Xem: 4975)
Vào cuối tháng 3, năm 2012, theo lời kể lại của Giovanni Maria Vian đã tháp tùng Giáo Hoàng trong hai chuyến đi thăm Mexique và Cuba, Giáo Hoàng Benoit XVI tỏ ra hết sức mệt mỏi và kiệt sức. Và chính ở thời điểm này, ngài nghĩ tới quyết định từ chức.
26 Tháng Sáu 2018(Xem: 10188)
Đã thế, những người của Maifia đã đóng trọn vẹn hai vai trò băng đảng tội phạm và người công giáo thuần thành cùng một lúc. Giết ai cũng được, nhưng không được giết các linh mục.
22 Tháng Sáu 2018(Xem: 4754)
... lời tuyên bố của Mussolini tuyên bố ngày 20 tháng ba-1945 như sau:” Không ai có thể xóa bỏ được 20 năm lịch sử của chủ nghĩa Phát Xit tại nước Ý”.
15 Tháng Sáu 2018(Xem: 8863)
Trước 1975, dân miền Nam VN thường chỉ nghe nói và biết về Mafia qua cuốn Godfather của Mario Puzo do Ngọc Thứ Lang dịch.
09 Tháng Sáu 2018(Xem: 8892)
Nước Vatican vỏn vẹn có 44 mẫu vuông- một nước có thể không thể nhỏ hơn. Nhưng lại có một thẩm quyền tinh thần và đạo đức hầu như được toàn thể thế giới nhìn nhận.
01 Tháng Sáu 2018(Xem: 10297)
Khi đã hiểu sanh tử như thế nào, hiểu sự sống từ đâu đến và chết đi về đâu, thì đối với sự sống, chúng ta không tham cầu bởi chúng ta biết tấm thân ngũ uẩn này không thực chất tính
26 Tháng Năm 2018(Xem: 9997)
Người nào kinh nghiệm được trạng thái Niết Bàn là người đó thoát khổ, giải thoát. Như vậy Niết Bàn không phải ở đâu xa mà nó ở ngay trong tâm của người liễu đạo bây giờ và ở đây!
28 Tháng Tư 2018(Xem: 11512)
Biến cố 30.04.1975 xảy ra quá bất ngờ đối với toàn thể dân VN chúng ta. Từ cấp lãnh đạo cho đến người dân bình thường của cả 2 miền Nam Bắc không ai cảm thấy hoặc đoán trước được chuyện sẽ xảy ra.
20 Tháng Tư 2018(Xem: 10404)
Gia tài văn học của Sagan để lại khá đồ sộ. Khoảng 30 cuốn tiểu thuyết, 9 vở kịch. Cộng chung ngót nghét 50 chục tác phẩm..Nhiều cuốn chuyện đã được dịch ra đến 15 thứ tiếng.
14 Tháng Tư 2018(Xem: 10070)
Cuộc đời của Sagan có thể tóm tắt bằng mấy chữ : Vinh quang và xì căng đan với những phiêu lưu đủ loại với 5 lần đối diện với tử thần.
06 Tháng Tư 2018(Xem: 10088)
Bà đã chọn biệt hiệu lấy lại trong tác phẩm của Proust, một tác giả được bà ưa chuộng: Hélie de Talleyrand Périgord, princesse de Sagan.
30 Tháng Ba 2018(Xem: 9277)
Ngoài ra, bài viết này chỉ nhằm tìm chỗ đứng của TLVĐ trong văn học. Những chi tiết về giai đoạn thế hệ văn học sau 1954 ở miền Nam ...
23 Tháng Ba 2018(Xem: 8637)
điều cần thiết là tìm hiểu xem sự đóng góp cho văn học của Nam Phong ra sao và sự khác biệt giữa Nam Phong và TLVĐ như thế nào?
16 Tháng Ba 2018(Xem: 8349)
Điều chúng ta chưa biết thì có nhiều hy vọng là một ngày nào đó chúng ta sẽ biết. Nhưng sợ nhất là những điều chúng ta đã có sẵn trong tay tưởng như sự thật.
11 Tháng Ba 2018(Xem: 11358)
Thực vậy cả năm qua từ khi TT Trump cầm quyền, cả hai bên Mỹ và Bắc Hàn có rất nhiều hành động và lời nói khiêu khích đối chọi thiếu điều muốn tấn công bằng võ khí nguyên tử giết nhau.
09 Tháng Ba 2018(Xem: 8992)
Ngày nay nhìn lại, chúng ta mới thấy được tư tưởng tiến bộ của giám mục Adriano, quyết tâm bảo vệ cho tính “chính đáng” cũng như “ tính chất cùng tồn tại” ...
02 Tháng Ba 2018(Xem: 8524)
Giám mục Adriano thuộc tu hội dòng Augustine chân đất, hay còn được gọi là Dòng Augustine Chiêm niệm.
15 Tháng Hai 2018(Xem: 4825)
Bắt gặp một tài liệu cổ và hiếm thì đó là một điều thích thú. Trong chỗ riêng tư, đó có thể còn là một nỗi vui, môt niềm hân hoan.
09 Tháng Hai 2018(Xem: 5446)
Đây là tập tài liệu ghi lại những chứng từ của các nhân chứng như các người Âu Châu, nhất là các thừa sai ngoại quốc ...
03 Tháng Hai 2018(Xem: 10206)
Con người do Thân và Tâm hợp lại mà thành nên Thân và Tâm lúc nào cũng đi liền với nhau như hình với bóng, vì thế hễ Thân đau thì Tâm khổ.
02 Tháng Hai 2018(Xem: 9320)
Trương Vĩnh Ký không cho biết voi “xuất trận” từ đâu? Đây là câu hỏi thiết yêu quan trọng nhất mà người viết bài này không bao giờ tìm được câu trả lời thỏa đáng.
26 Tháng Giêng 2018(Xem: 4715)
Ngày nay, sự hiểu biết về đời sống các thú hoang đã có thể ở trong tầm tay của bất cứ ai muốn tìm hiểu các sinh hoạt của chúng qua các tài liệu sách báo hay phim ảnh.
19 Tháng Giêng 2018(Xem: 4201)
Thảo Trường vừa là một thiếu tá trong quân đội VNCH, vừa là một nhà văn với tác phẩm “Thử Lửa”, rồi “Chạy trốn” và nhất là tập truyện “Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp”.
13 Tháng Giêng 2018(Xem: 9377)
Vì thế con người sống ở đời phải sống sao cho xứng đáng. Phải biết sống một cách thiện lương. Làm lành lánh dữ. "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành".
12 Tháng Giêng 2018(Xem: 8790)
Nam Cao là một nhà văn nhân bản lớn, một nhà văn vượt mọi kích thước thông thường. Ông mang theo một sứ điệp phản bác tất cả những trào lưu tư tưởng, ...
05 Tháng Giêng 2018(Xem: 8155)
Trong khi đó không có người kế thừa chỗ của những kẻ đã ra đi. Ghế trống mỗi ngày một nhiều không ai ngồi thay thế. Ai có thể thay thế được những người ấy?
29 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8842)
Như thế cho thấy, tác giả viết bài còn có giá lắm chứ! Hơn 10 năm sau, Nguyễn Văn Trung ngưng cầm bút, nay sống lủi thủi ở nột góc nhà, không một bạn bè, it ai thăm hỏi. Và hoàn toàn bị rơi vào quên lãng!
23 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9238)
Họa Phước cũng do chúng ta làm chủ, không ai ban Phước giáng Họa cho chúng ta, vì thế chúng ta sớm thức tỉnh để chọn lối sống thích hợp ở đời này...
22 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8402)
Phần công trình biên khảo của ông Nguyễn Văn Trung, tôi nghĩ, ông đã làm trọn vẹn công việc của một nhà biên khảo
15 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8520)
Điều chắc chắn là người miền Nam sau này có thể tự hào bởi vì họ có được một thứ văn minh, văn hóa riêng cho họ –
09 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 10126)
Con người ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, và dĩ nhiên ít hay nhiều gì ai cũng có hạnh phúc. Hạnh phúc đến với mỗi người tuỳ theo môi trường sống và quan niệm sống
08 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8634)
Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã đóng góp cho triết học và văn học miền Nam với nhiều tác phẩm đủ loại.
02 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 5146)
Bài giảng này của CHS Ngô Quyền VÕ KIM HUÊ, Khoá 10 (bút hiệu Trần Kim Vy) muốn chia sẻ cùng Thầy Cô và các bạn cũ đồng môn không phân biệt tôn giáo.
01 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8621)
Đó là tất cả di sản tinh thần của một cuộc đời cầm bút miệt mài của một người trí thức miền Nam trong 20 năm.
24 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8946)
Vĩnh biệt anh Lê Phụng, một con người trên muôn người. Và nay cả Thiên đàng và Niết Bàn đều có giấy mời anh vào.
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 14126)
Trong một xứ mù thì kẻ chột làm vua. Nước ta là nước dân chủ nhất thế giới nên kẻ dù ngu nhất cũng có cái quyền được ngu.
10 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8146)
Sự biện minh cho một hành động hay một quyết định chỉ chính đáng khi người ta xác tín đó là môt lý tưởng.
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 23929)
Thực sự Bức Tường Bá Linh trong ngày đó không bị bị bạo lực phá sụp. Lực lượng biên phòng Đông Đức được lịnh cho mở cửa bức tường... Đây là một đặc điểm ly kỳ của cuộc cách mạnh hi hữu này: rất ôn hòa
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 4133)
Giữa Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan, họ chẳng những coi nhau như đồng chí mà còn như ruột thịt máu mủ.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 19633)
Tóm lại, Chúng ta tu tập để làm chủ Nghiệp, không cho phép Nghiệp làm chủ dẫn dắt chúng ta vào con đường xấu.
27 Tháng Mười 2017(Xem: 10322)
Miền Nam sẽ được sống những ngày an bình khỏi bị họ quấy rối. Tiếc thay chúng ta đã không làm.
20 Tháng Mười 2017(Xem: 8704)
Tôi tự hỏi bao giờ thì họ hết ảo tưởng và giấc mơ về một chủ nghĩa xã hội cộng sản?
07 Tháng Mười 2017(Xem: 9660)
Người sống với Thiền là người an trú trong chân tâm thường trụ của mình, tức luôn sống với chánh niệm một cách tự nhiên.
06 Tháng Mười 2017(Xem: 4458)
Trường hợp Nguyễn Văn Trung không phải là người duy nhất mà có thể có cả trăm người khác cũng hành xử như vậy.
29 Tháng Chín 2017(Xem: 4890)
Nếu những trí thức ấy mê Mác xít coi như con đường giải phóng dân tộc, vọng ngoại thì có khác gì giới trẻ mê, theo đuổi lối sống Hippie và nhạc kich động?
22 Tháng Chín 2017(Xem: 18482)
Cuộc bầu cử quan trọng nhứt của nước Đức sẽ xảy ra vào chúa nhựt 24 tháng 9 tới này. Đó là cuộc bầu cử quốc hội liên bang và qua đó sẽ quyết định ai được tín nhiệm làm Thủ Tướng trong nhiệm kỳ tới
22 Tháng Chín 2017(Xem: 3878)
Ngày 18 tháng 8 vừa qua, bộ sách Lịch Sử Việt Nam được công bố và sau đó được đài BBC tổ chức hội thoại bàn tròn và mời một số vị phát biểu về bộ sách này.
15 Tháng Chín 2017(Xem: 12377)
Khi còn ở Quảng Ngãi, thiếu tá Nguyễn Bé là người chủ trương đổi các chương trình huấn luyện Biệt Kích Nhân Dân ở Quảng Ngãi năm 1964 để huấn luyện hoạt động bình định..
08 Tháng Chín 2017(Xem: 9512)
Trong cuốn Hồi ký viết chung với Dương Đình Lôi, “Hai ngàn ngày đêm trấn thủ Củ Chi” (gồm 7 quyển, 2250 trang)
03 Tháng Chín 2017(Xem: 17436)
Đây chính là người cư sĩ của Đức Phật. Từ Pháp hoá sanh, là người thừa tự Pháp, không thừa tự vật chất.
01 Tháng Chín 2017(Xem: 8252)
Hoàn cảnh tại Quảng Ngãi cũng có thể suy rộng ra địa bàn cả nước. Hóa ra kẻ tội phạm chính vẫn là gian thương, tham nhũng.
25 Tháng Tám 2017(Xem: 13559)
Chinh chiến là điều bất đắc dĩ. Bằng cách nào đó bớt được chuyện binh đao, máu đổ, đầu rơi là chuyện ai cũng muốn làm.
19 Tháng Tám 2017(Xem: 16543)
Ngôn ngữ thi ca của Nguyễn Lương Vỵ sẽ đưa chúng ta chạm trán điều gì qua ba đoản khúc trong sự liên hoàn hoài niệm của bài thơ Niệm Khúc?