Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p2)

06 Tháng Mười 201712:28 CH(Xem: 4397)
GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p2)

Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p2)

blankPhần đầu của bài này chưa giải thích lý do tại sao Nguyễn Văn Trung lại chỉ dừng lại ở việc cầm bút mà không dấn thân vào những hoạt động cụ thể, khác hẳn trường hợp Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan và nhiều người khác.

Ai là những người phản chiến?

Trường hợp Nguyễn Văn Trung không phải là người duy nhất mà có thể có cả trăm người khác cũng hành xử như vậy.

Nhưng xin để Nguyễn Văn Trung có dịp trình bày rõ và đầy đủ về vấn đề này.

Trong tập Nhận Định X, in ở Montréal 100 bản, Nguyễn Văn Trung đã có dịp trả lời phỏng vấn của Đỗ Quyên chiều ngày 6-6-1996, trong đó có vài câu hỏi của Đỗ Quyên có liên quan trực tiếp đến việc cầm bút của Nguyễn Văn Trung trước 1975.

“Đỗ Quyên (ĐQ): Từ 1967, khi phỏng vấn anh nhân kỷ niệm 10 năm cầm bút, Trần Triệu Luật, tạp chí Bách Khoa, đã hỏi: Tại sao anh vẫn từ chối những hành động cụ thể (ngoài việc viết sách báo, làm tạp chí, dạy học)? Gần 30 năm trôi qua, tôi muốn biết đến nay anh có còn giữ lối sinh hoạt chính trị như thế không?

Nguyễn Văn Trung (cười cười): Vẫn thế thôi. Thật sự thì chọn như thế không phải vì tôi coi thường việc làm chính trị, khinh người làm chính trị. Không có các hành động chính trị còn là gì nữa? Đây là vấn đề khả năng, sở trường mỗi người biết chấp nhận ngay từ đầu, điều đó sẽ đỡ kẹt cho tất cả về sau. Tôi cũng vậy. Nói về tôi, xét cho cùng, tôi là cái thằng nghệ sĩ hiểu theo nghĩa rộng của từ này. Người làm suy tưởng triết học như tôi thì cũng như người viết văn thôi. Tôi là người dấn thân vào viết để mà viết. Vả lại, tôi là người cũng có thể nói là trực tính. Mà như thế thì không làm chính trị được.”

(Nguyễn Văn Trung, Đỗ Quyên phỏng vấn: Không ở chế độ nào tôi là người đối lập, Nhận Định X)

Bài phỏng vấn dài liên quan đến các vấn đề tôn giáo, chính trị, Mác xít, v.v.. Sau đây là tóm tắt những ý chính khác.

Theo Nguyễn Văn Trung, ông không làm người đối lập ở chế độ nào. Có nghĩa ông không là người đối lập với chế độ miền Nam cũ hay với chế dộ ở Việt Nam hiện nay. Cũng theo ông: “Tôi không mong đợi gì ở cách mạng cả, nên tôi cũng chả thất vọng gì ở Cách Mạng.” Và thái độ của ông là, “Không xếp hàng với cả những người không xếp hàng”.

Và ông ý thức ngay từ đầu rằng “mình chỉ làm suy nghĩ và giúp người khác suy nghĩ. Và đó là vai trò của người làm nghề sư phạm, nghề giới thiệu, nghề giúp người khác suy nghĩ.” Ông nói thêm là khi mình đứng ngoài chính trị thì nói người khác sẽ dễ nghe hơn, nhất là khi muốn ảnh hưởng đến giới trẻ.

Về chọn lựa chính trị thì ông vẫn giữ quan điểm là: Một xã hội chủ nghĩa không cộng sản. Tuy nhiên, thế nào là Chủ nghĩa Xã hội không Cộng sản thì không được đề cập tới.

Xét vai trò của Nguyễn Văn Trung giúp chúng ta hiểu rõ hơn thành phần trí thức phản chiến là gì.

II. Có nhiều mức độ hiểu biết thực chất cuộc chiến và nhiều mức độ tham gia từ thái độ phản chiến đến hành động trực tiếp tham gia và sau này được gọi là lực lượng thứ ba .

Tuy cùng được coi là phái tả, nhưng nét đậm nhạt rất khác nhau. Đôi khi chỉ có cảm tình, đôi khi chỉ là theo mốt, đôi khi chỉ dấn thân ở bình diện lý thuyết. Vẫn có sự e dè không dám thật sự dấn thân, nói viết thì nhiệt tình lắm mà không làm.Thành phần này chiếm đa số. Đó là trường hợp như Nguyễn Văn Trung.

Chỉ họa hiếm mới có người dám thực sự dấn thân nhập cuộc theo hẳn phía bên kia như một “phiêu lưu tự sát” như trường hợp Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan. Sau này, họ như thứ gái “ngồi phải cọc”, tiến thoái lưỡng nan cố rút chân ra khỏi vũng lầy, bì bõm thì chân đã lấm bùn.

Những thành phần cảm tình viên vì lý tưởng, vì thất vọng trước cuộc chiến tàn bạo mà họ chỉ nhìn thấy từ một phía trở nên rất đông.

Cuộc chiến càng trở nên bi kịch với sự tàn sát bom đạn khủng khiếp thì số trí thức có ăn học càng ngả theo lự lượng thư ba đông hơn.

Thật vậy, cuộc chiến tranh trong 20 năm tại miền Nam, không phải chỉ có một cuộc chiến. Mà nhiều cuộc chiến.

Có cuộc chiến của người Mỹ và cuộc chiến của người Việt Nam. Người Mỹ bảo vệ thế giới tự do còn người Việt như ông Diệm lo bảo vệ đất nước mình. Cuộc chiến của người Mỹ ỷ vào sức mạnh bom đạn. Big bomber. Máy tính điện tử. Hiên tranh đếm xác người. Body-count war. Có cuộc chiến du kích. Cuộc chiến tuyên truyền chính trị.

Và hơn tất cả, có cuộc chiến của giới lãnh đạo Mỹ để xem mức độ trung thành của chính quyền miền Nam đối với người Mỹ như thế nào. Và đây là thứ chiến tranh bẩn thỉu nhất, một thứ chiến tranh ủy nhiệm mà đã đến lúc, dù chống cộng sản, dù ghét cộng sản đến đâu, chúng ta cũng phải nhìn nhận một sự thất bại chua chát của nó.

Còn đối với thành phần phản chiến, cái ngộ nhận của họ là họ chỉ nhìn cuộc chiến xẩy ra chung quanh họ như một thứ cuộc chiến dựa trên căn bản đạo đức chiến tranh. Họ mong muốn có một thứ “chiến tranh sạch”. Cái chết phải xứng đáng, sự hy sinh phải có ý nghĩa mang đầy ắp tình tự dân tộc, đất nước!

Vả lại, trên thế giới này, đã có bao giờ có một cuộc chiến dựa trên căn bản đạo đức ngay cả cuộc chiến nhằm bảo vệ non sông bờ cõi?

Nó chỉ có những cuộc chiến bẩn ít và bẩn nhiều. Và sự tồi tệ công bằng và khách quan mà nói là đến từ mọi phía. Họ có thể có lý khi phẫn uất trước cảnh tàn sát người, nhưng cái vô lý của họ là họ chỉ có cơ hội nhìn cuộc chiến tranh từ một phía.

Vì thế, cảm tính và sự rung động trong cái tình người đã chi phối cái nhìn của họ thành phiến diện một chiều: cái độc ác tàn bạo đến từ một phía, cái phi lý cũng từ một phía. Phần giới trẻ Mỹ, họ tự hỏi hai tỉ đô la cho mỗi tháng mà họ bỏ ra đã đạt được mục đích gì? Sự vô hiệu của các cuộc ném bom mà kết quả chỉ là sự hủy hoại mạng sống con người cũng như môi sinh và môi trường.

Chiến tranh hay không chiến tranh đối với họ là những đồng tiền bỏ ra đã đem lại được gì và đến một lúc nào đó, có bên bỏ cuộc. Và kẻ còn lại cuối cùng chính là kẻ chiến thắng.

Đây là một cuộc chiến mà kẻ thù lại chính từ chúng ta. Số những người oán ghét chiến tranh khi cường độ leo thang chiến tranh mỗi ngày mỗi nhiều mà nói chung họ chỉ là những người băn khoăn, dằn vặt trước thời cuộc trong nỗi bất lực của một người trí thức.

Căn cứ vào những bài viết của họ viết phần lớn trên Hành Trình, Đất Nước mà tôi có thể liệt kê tên tuổi rất nhiều người thuộc loại này như: Có người làm nghề dạy học, có nhiều sĩ quan quân đội VNCH, có nhà văn. Tôi không có tư cách gì để phê phán thái độ chính trị của họ. Chỉ cùng lắm muốn nói rằng đã có một thời như thế. Họ là những người như:

Nguyễn Khắc Ngữ, Hoàng Ngọc Biên, Chu Vương Miện, Cao Thanh Tùng, Diễm Châu, Mai Trung Tĩnh, Nguyên Sa, Nguyễn Đồng, Nguyễn Quốc Thái, Thế Phong, Võ Hồng Ngự, Trần Tuấn Nhậm, Thảo Trường, Viêm Tịnh, Nguyễn Sa Mạc, Đỗ Long Vân, Thái Lãng, Nguyễn Vũ Văn, Phạm Gia Pháp, Đỗ Phùng Khoan, Mường Mán, Lê Bá Lãng, Ngô Thế Vinh, Thuận Giao, Trần Hoài Thư, Trần Vạn Giả, Viêm Tịnh, Hồ Minh Dũng, Nguyễn Tường Văn, Trần Duy Phiên, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Miên Thảo, Phạm Đông Triều, Nguyễn Như Mây.

Tất cả bọn họ nay ở đâu? Khi cuộc chiến suy tàn, chấm dứt thì cái bản năng sinh tồn trở thành lý lẽ chính đáng nhất, bỏ cuộc chạy lấy người. Phần lớn bọn họ nay đang sống ở hải ngoại để lại những người lính bại trận thua cuộc, bị tù đầy hoặc sống vất vưởng như những công dân hạng hai trên chính quê hương của mình.

Điều duy nhất còn lại là mọi người, mọi phía, kẻ thắng người thua, kẻ chống đối chiến tranh, kẻ theo hay kẻ không theo, kẻ ở lại hay chạy trước, kẻ từng về hùa với cộng sản, rồi phản tỉnh chống đối đều thấy đủ lý lẽ để chúng tỏ họ đã làm đúng.

Tất cả, không trừ, đều cho người ta có cảm tưởng là họ có đầy đủ lý lẽ để thấy lương tâm họ an bình, để thấy sự chọn lựa của họ trước đây và bây giờ là chính đáng.

Tôi đã tìm thấy cái tâm trạng chính đáng ấy nơi đủ mọi thành phần xã hội, nơi bạn bè người quen thuộc, nơi những kẻ mà tôi coi như kẻ thù.

Tôi đã đọc hầu như tất cả các bài viết của Lm Chân Tín, nhất là cuốn “Nói cho con người” cũng như đọc một số bài viết của Nguyễn Ngọc Lan trước 1975 và ba cuốn Hồi ký sau 1975 trong các năm 1988, 1989-1990 và 1990-1991.

Họ có một lương tâm thanh thản và một xác tín đến ngạc nhiên.

Những việc làm của họ trước và sau 1975 đều chính đáng cả. Chọn lựa trước và sau 1975 trong đấu tranh đều trong sáng và không có gì đáng chê trách.

Thái dộ trí thức này bị J.P. Sartre gọi là những kẻ Ngụy tín. (Mauvaise foi). Những kẻ tự nghĩ mình có bàn tay sạch.

Vì thế họ đều hãnh diện về thái độ của họ cả trong hai thời kỳ ấy. Trước 1975, họ đã mách lối chỉ đường cho người ta biết chọn biết sống và dạy cách chết đẹp và sau 1975, họ lại biết dạy cho người ta biết sống con người và lúc nào họ cũng có lý cả.

Hồi ký của Nguyễn Ngọc Lan có phụ chú: Nói thẳng và nói thật theo cái kiểu Nguyễn Trãi:

“Ung dung ta nói điều ta nghĩ
Cúi ngửa theo người quyết chẳng theo.”


Cũng vì thế, Lm Chân Tín rất tâm đắc với ba bài giảng Xám Hối. Ba bài giảng ấy hình như nhắn gửi đến bản thân người tín hữu công giáo, đến Giáo Hội và nhất là với người cộng sản.

Ba bài giảng ấy hình như dành cho người khác chứ không phải cho chính bản thân Lm Chân Tín. Có lẽ bài giảng trung thực nhất là bài giảng cho chính mình. Nếu có cần sám hối thì ai là người trước tiên phải sám hối?

Dù không đồng ý với chọn lựa cũng như thái độ của những thành phần phản chiến, tôi vẫn nhận thấy tại miền Nam đã có nhiều khuôn mặt đáng kinh mà tôi tạm gọi là có tư cách chính trị.

Ngoài đạo đức cá nhân, còn có một thứ đạo đức chính trị chứng tỏ con người ấy vẫn trung thành với những điều xác tín chính trị của mình.

Họ thiếu một điều mà tôi gọi là Nhân Cách chính trị. Nhân cách chính trị là căn bản và quan trọng hơn cả đạo đức cá nhân. Người có nhân cách chính trị thì vững vàng, bền bỉ, giữ vững quan điểm lập trường chính trị, không nghiêng ngửa, xu thời. Nhờ điểm này phân biệt được ai là người có tư cách chính trị ai không. Ai là người đáng kính, ai là người không đáng kính.

Nếu không phân biệt điểm này thì rơi vào tình trạng cá mè một lứa.

Trịnh Công Sơn, Phạm Duy cũng không khác gì Văn Cao, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần. Lý Chánh Trung, Nguyễn Dình Đầu, Nguyễn Huy Lịch, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan không khác gì giám mục Phao Lô Lê Đức Trọng, Lm Nguyễn Văn Vinh, TGM Trịnh Như Khuê, Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Rồi Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm có gì khác tướng Nguyễn Khoa Nam?

Nhân Cách chính trị của luật sư Nguyễn Văn Huyền và nhà văn Bình Nguyên Lộc

Sự phân biệt nhân cách chính trị là tiêu chuẩn đạo đức chính trị để phân biệt một người như trường hợp luật sư, chủ tịch Nguyễn văn Huyền và bọn dân biểu đối lập như Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Dương Văn Ba.

Cũng sự phân biệt ấy giúp phân biệt nhân cách kẻ sĩ của một Bình Nguyên Lộc khác hẳn Vũ Hạnh, Sơn Nam, Vương Hồng Sển.

Luật sư Nguyễn Văn Huyền

Trước 1975, cụ luật sư Nguyễn Văn Huyền từng biện hộ bào chữa cho Nguyễn Hữu Thọ, dưới thời Pháp thuộc. Cũng chính cụ gián tiếp ủng hộ luật sự Võ Văn Quan trong việc bào chữa cho Ngô Đình Cẩn. Thời ông Thiệu cụ làm chủ tịch Thượng Viện, cái búa Thượng viện của cụ đập đúng lúc để giữ được sự tôn nghiêm khi họp Lưỡng Viện và được nhiều người đồng viện kính nể. Cụ giữ tư cách nên không ra vào dinh Độc Lập tìm chút bổng lộc.

Về phía tôn giáo, cụ được Tổng Giám Mục Nguyễn văn Binh tin cẩn, thường hỏi ý kiến.

“Do một tai nạn giao thông ở Paris, cụ phải đi khập khiễng, cần có người dìu đi. Giáng người cụ tuy mảnh khảnh, gầy yếu, với mái tóc bạc, đôi kính cận, nhưng đã toát ra một sức mạnh tinh thần đáng nể.

Cả cuộc đời cụ sống khiêm tốn, hòa nhã, thầm lặng, nếp sống thanh bạch. Sau 1975, cụ sống trong một ngôi nhà nhỏ cũ góc đường Hồng Thập Tự và Bùi Chu. Phần nhà mặt tiền, cụ dành cho một người cháu làm nghề hớt tóc.”

(Hồ Ngọc Nhuận, Hồi ký Đời, trang 276-279)

blank

Trưa 2/5/1975, tại Dinh Độc Lập, sau Lễ ra mắt Ủy ban quân quản Sài Gòn,
Thượng tướng Trần Văn Trà Chủ tịch ủy ban quân quản (người ngồi bên trái)
đã có buổi gặp riêng Dương Văn Minh, (người ngồi thứ 2 trái sang),
Nguyễn Văn Huyền (người ngồi thứ 3 trái sang) nguyên là tổng thống
và Phó tổng thống  Chính quyền VNCH sau cùng.

Ảnh: Thông tấn xã Giải Phóng.

Sau 1975, cụ cáo lui ở ẩn trong suốt gần 20 năm trời. Mật trận năm lần bảy lượt mời cụ ra nắm chức vụ trong Mặt trận Tổ Quốc. Cụ đều lấy cớ bệnh tật để từ chối. Cuối cung cụ cho yết bảng trước nhà là không tiếp khách vì bệnh.

Cuối cùng cụ âm thầm ra đi mà ít người biết. Nhân cách của cụ dưới chế độ nào cũng có tấm lòng ngay thẳng, nào ai sánh bì?

Nhà văn Bình Nguyên Lộc

blank

Nhà văn Bình Nguyên Lộc qua nét vẽ của Vũ Nguyên Giang

Nhà văn Bình Nguyên Lộc, một trong những nhà văn mở đường cho nền văn học miệt vườn với gần ngàn chuyên ngắn đủ loại. Chưa kể một số truyện dài như Đò Dọc, Nhốt gió và nhiều chuyện chưa được in. Ông còn viết biên khảo. Đặc biệt cuốn Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (Cuốn sách cả ngàn trang đến khi miền Nam mất, nó vẫn ở dạng bảo thảo để đóng bụi chưa được in).

Nói chung, ông có xu hướng tìm về nguồn, một gốc gác gia đình 10 đời sông ở Tân Uyên Biên Hòa. Tôi biết đến ông gián tiếp qua người con trai là bác sĩ Tô Dương Hiệp, giám đốc Dưỡng Trí Viện ở Biên Hòa, có vợ dạy trường Ngô Quyền. Ông Hiệp chẳng may mắc bệnh ung thư máu và qua đời.

Bệnh viện này cũng là nơi Bình Nguyên Lộc ra vào vài lần để chữa trị chứng tâm thần. Hẳn là cái chết của người con cả ảnh hưởng không ít đến cuộc sồng sau này của nhà văn Bình Nguyên Lộc.

Thời trước 1975, ông chỉ là một công chức bình thường, sau ra làm báo. Rồi viết truyện ngắn, truyện dài. Sức viết của ông có thể làm người đọc nghĩ đến tác giả Lê Văn Trương.

Theo sự mô tả lại của nhà văn Mai Thảo, một người ban tâm giao của ông, thì Bình Nguyên Lôjc vóc dáng người tao nhã, gầy guộc, bình dân, với mái tóc rẽ ngôi giữa.

Trước 1975, ông được mời làm giám khảo Giải thưởng văn chương toàn quốc trong 4 kỳ và ông luôn luôn tìm cách chối từ, lấy cớ bệnh tật, do chứng áp huyết cao, không thể leo nổi những bậc thềm cao của Dinh Độc Lập.

Sau 1975, cũng theo lời nhà văn Mai Thảo, một lần được mời tới dự Đại Hội văn nghệ thống nhất lần thứ nhất ở Bộ Thông tin cũ, đường Phan Đình Phùng:

“Vũ Hạnh Thanh Nghị bá cáo kể công, Sơn Nam đóng trò nhiệt tình khóc lóc, riêng Bình Nguyên Lộc ngồi im lặng từ đầu đến cuối, không chịu phát biểu một lời nào.”

(Mai Thảo: Nhân Cách Bình Nguyên Lộc, Diễn Đàn Thế kỷ)

Cũng theo lời Mai Thảo, thoạt đầu là đám Văn Nghệ nằm vùng như Sơn Nam, Vũ Hạnh đến gặp ông. Rồi tới đám văn nghệ của Mặt trận giải phón như Trần Bạch Đằng, Giang Nam, Anh Đức. Cuối cùng những công thần của chế độ Hà Nội vào như Nguyễn Công Hoan, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận…xin gặp nhà văn ở Khu Cô Giang, Cô Bắc. Ông đều từ tốn tiếp hết, chững chạc vậy thôi…

Hai người, một trí thức miền Nam như luật sư Nguyễn Văn Huyền, một con người mà ngoài tư cách đạo đức, cón có tư cách chính trị hơn người. Người thứ hai, Bình Nguyên Lộc cũng tiêu biểu cho sĩ khí miền Nam so với bao nhiêu người khác chạy theo bả vinh lợi trước kẻ chiến thắng.

Cái nhân cách chính trị của một người nằm ở chỗ đó. “Đói không chịu ăn thóc nhà Chu” là vậy. Giữ cái tiết tháo mà không dễ mấy ai làm được!

Bên cạnh những thành phần phản chiến vừa nêu trên. Có những người đã tich cực hoạt động dưới chỉ đạo của các cán bộ cộng sản như Trần Bạch Đằng.

Sau 1975, những người này chính thức nằm trong danh sách những cựu thành viên của lực lượng thứ ba.

Tên một số người sau đây người do Alain Ruscio, tác giả cuốn Vivre au Việt Nam liệt kê trong Phụ đính, số 4:

“Cao Thị Quế Hương, Chân Tin, Hồ Ngọc Nhuận, Huỳnh Công Minh, Huỳnh Liên, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Giáp. Lê Văn Nuôi. Lê Văn Thới, Lý Chánh Trung. Lý Quý Chung. Ngô Bá Thành. Ngô Công Đức, Nguyễn Duy Thông, Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Long, Phạm Biểu Tâm, Phan Khắc Từ, Thích Minh Châu, Tôn Thất Dương Kỵ, Trần Ngọc Liễng, Trần Thúc Linh, Triệu Quốc Mạnh, Trịnh Đình Thảo, Trương Bá Cần, Võ Đình Cường, Võ Thị Bạch Tuyết, Vương Đình Bích.”

(Alain Ruscio, Vivre au Viet Nam, 1981, Éditions Sociales, Paris, Phụ chú 4, trg 224-228)
(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

09 Tháng Ba 2024(Xem: 266)
Bài viết này dựa trên kinh Nikãya nhằm cung ứng một vài khía cạnh cần biết trên đường tu học của thiền sinh Phật tử muốn tìm hiểu lộ trình tu tập trong đạo Phật như thế nào.
09 Tháng Ba 2024(Xem: 181)
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận những nhà văn trẻ vừa và thật trẻ vẫn là niềm hy vọng của sinh hoạt Văn Học Di Dân Việt Nam như những đóm lửa của hy vọng còn chờ đợi
01 Tháng Ba 2024(Xem: 234)
Nếu “nhận thức về vô thường” được tu tập như vậy ngay trên tự thân, được làm cho sung mãn như vậy ngay trên tự thân ngũ uẩn, thì “tất cả dục tham được chấm dứt, tất cả các sắc tham được chấm dứt
01 Tháng Ba 2024(Xem: 331)
Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 238)
Tháng ba này, bác sĩ Quang lại lên đường sang Ukraine trong ba tháng.. Tháng bảy mới trở về. Tôi gợi ý anh nên viết hồi ký ghi lại những sụ việc, biến cố của từng ngày,
24 Tháng Hai 2024(Xem: 944)
Kính chia sẻ đến quý anh chị CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NHAU TU HỌC lớp Tìm Hiểu và Ứng Dung kinh NGUYÊN THỦY do Tuệ Huy- Tô Đăng Khoa phụ trách
23 Tháng Hai 2024(Xem: 339)
Chính qua sự chú ý, chúng ta không chỉ tương tác với thế giới mà còn duy trì, quyết định phẩm chất của sự tồn tại của mình một cách chân thực nhất.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 762)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 875)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
05 Tháng Hai 2024(Xem: 559)
Đó là mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường
28 Tháng Giêng 2024(Xem: 808)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1086)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
24 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 912)
Sách cũ đối với tôi là một ám ảnh mời gọi tìm về. Trong đó đặc biệt có chuyện sưu tập tài liệu triết cũ. Cũng từ những sách cũ đó mà trước đây tôi lớn lên, được nuôi dưỡng và phát triển về trí năng mỗi ngày.
23 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 931)
Nghi ngờ là sợi dây trói buộc thứ năm khiến hành giả phân vân, giải đãi, buông lung, không biết đi hướng nào trên con đường tu tập tâm linh.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1768)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1035)
Bài này, người viết đã tự ý bỏ phần văn hóa chữ viết, một sản phẩm đặc thù của các xã hội văn minh để chỉ nói đến vấn đề ẩm thực và hệ quả của nó.
22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1548)
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1486)
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
03 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1129)
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2638)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
11 Tháng Chín 2023(Xem: 1814)
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
24 Tháng Tám 2023(Xem: 2531)
Phần tôi khiêm tốn nghĩ rằng: đôi khi chúng ta đòi hỏi những điều mà thật sự nó đã nằm sẵn trong túi chúng ta mà chúng ta không biết.
05 Tháng Tám 2023(Xem: 3245)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
05 Tháng Tám 2023(Xem: 1741)
Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”. Tụng hoài mà nhiều người vẫn còn than khổ! Đó là do mình học kinh mà không chịu ứng dụng kinh vào đời sống của mình.
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5032)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
22 Tháng Tư 2023(Xem: 2241)
Mỗi lần có dịp đọc các tài liệu có liên quan đến đạo và nhìn lại quá khứ là mỗi lần rút tỉa ra được một bài học về đời sống, về nếp sống đạo của một thòi
08 Tháng Tư 2023(Xem: 2145)
Mỗi một cuộc đời, như Phan Châu Trinh, đều để lại một bài học dù chưa trọn vẹn cũng đáng để cho những người đời sau suy nghĩ.
31 Tháng Ba 2023(Xem: 2222)
Thật hiếm có nhà văn quân đội miền Nam nào viết với một thái độ thanh thản, không hận thù, biết quý trọng con người như Nguyễn Bửu Thoại.
30 Tháng Ba 2023(Xem: 1610)
Bên cạnh thứ tài sản không bền vững đó, đức Phật cũng dạy có một thứ tài sản không bao giờ mất, đó là Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Trí tài.
21 Tháng Ba 2023(Xem: 2197)
Tiếng Quê Hương hoạt động mạnh là nhờ vào hai người. Người đọc và edited lại là anh Uyên Thao. Và người thứ hai là anh Trần Phong Vũ,
19 Tháng Ba 2023(Xem: 1768)
Nếu chúng ta không quyết tâm giữ chặt khoang thuyền tức không giữ chặt Giới pháp, thì làm sao tránh được những trận bảo to, những cơn sóng lớn...
13 Tháng Ba 2023(Xem: 3687)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 1978)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
03 Tháng Ba 2023(Xem: 2338)
Uyên Thao là một con người đặc biệt, khác mọi người trong cách ứng xử, cách sống, nhất là thái độ chọn lựa hành động.
01 Tháng Ba 2023(Xem: 2050)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người ...
20 Tháng Hai 2023(Xem: 4312)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
14 Tháng Hai 2023(Xem: 2363)
Tôi xin ghi lại như một lời tri ân như một niềm an ủi cho ông ở bên kia thế giới và một niềm an ủi của người còn lại, như kẻ viết bài này.
10 Tháng Hai 2023(Xem: 2455)
Vì thế, việc giới thiệu tập san Trình Bầy, xin khép lại và chỉ xin giới thiệu phần mở đầu và phần giã biệt của chủ nhiệm Thế Nguyên.
31 Tháng Giêng 2023(Xem: 2844)
Tôi tự hỏi mình, Mai Thảo cuối cùng chỉ là một nhà thơ xuất chúng. Hay trong văn của ông đã có thơ và trong thơ là cả trời đất.
31 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4256)
Mỗi chuyện là một góc nhìn xoáy vào những nết ăn, nết ở tiêu biểu cho một con người và tiêu biểu cho một nét Văn Hóa một thời dần biến dạng.
13 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2405)
. Đó là hạng người thuận dòng, hạng người ngược dòng, hạng người tự đứng lại và vị thánh A-La-Hán đã giải thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.
02 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5667)
Nói cho cùng, phải chăng số phận của bà Lê Vũ Anh đã được chính cha ruột của mình định đoạt vì ý hướng mong muốn con gái thành công.
20 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2494)
Đương nhiên sống ở đời không ai là không lầm lỗi. Chúng ta phải học hạnh nhẫn nhịn và tha thứ của đất về những lỗi lẫm nho nhỏ của nhau thì tình bạn mới được bền lâu./.
08 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2743)
Đọc qua lịch sử của Tỳ-khưu-ni Khema, chúng ta biết rằng chết không phải là hết! Cho nên đời này may mắn gặp Phật pháp ...
22 Tháng Chín 2022(Xem: 2677)
Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động.
17 Tháng Tám 2022(Xem: 2640)
Tóm lại tu pháp mười hai nhân duyên, hành giả chỉ cần cắt đứt một mắt xích là phá vỡ được toàn bộ mười hai mắt xích. Hành giả thoát khỏi vòng sinh tử.
26 Tháng Bảy 2022(Xem: 5394)
Như vậy Vô Lậu Học là môn học giúp hành giả được tự do tự tại, đoạn tận mọi phiền não khổ đau, không còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử.
12 Tháng Bảy 2022(Xem: 2991)
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của phước hữu lậu và phước vô lậu hay là phước đức và công đức khác nhau như thế nào?
13 Tháng Sáu 2022(Xem: 5522)
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
22 Tháng Tư 2022(Xem: 2912)
chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm.
04 Tháng Mười Một 2021(Xem: 7323)
Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
26 Tháng Mười 2021(Xem: 7399)
.... Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
04 Tháng Chín 2021(Xem: 8237)
Ngày xưa ở Việt Nam, người đóng vai chọc cười khán giả được gọi là anh hề, ngày nay người ta gọi là diễn viên hài hay nghệ sĩ hài.
04 Tháng Chín 2021(Xem: 3971)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
22 Tháng Tám 2021(Xem: 3833)
Bài kinh “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn” là một trong những bài kinh ngắn dễ hiểu, là một thông điệp giá trị nhắc nhở chúng ta đạo làm người, trong đó đạo hiếu với cha mẹ là nền tảng đạo đức quan trọng
07 Tháng Sáu 2021(Xem: 4903)
dù quý vị là người sẽ xuất gia theo dạng "Thân xuất gia, Tâm xuất gia" hay quý vị tự xếp mình vào dạng "Thân không xuất gia, mà Tâm xuất gia" thì bài pháp này sẽ giúp cho quý vị mạnh dạn chọn cho mình một con đường đi,
17 Tháng Năm 2021(Xem: 4276)
Trong bài chia sẻ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái quát về ảnh hưởng của nghiệp tác động vào cái chết của mỗi người,
13 Tháng Ba 2021(Xem: 6646)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 5314)
Chủ đích của bài là ghi lại một số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa lúa ở Đông Nam Á
25 Tháng Giêng 2021(Xem: 13542)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 12946)
Năm nay với những ngày ‘cấm cung’ vì dịch Covid-19, tôi mới nghĩ đến việc ngồi xuống viết về “Tỉa Thủy Tiên” để chia sẻ với bạn bè thân hữu ở xa những kinh nghiệm và hiểu biết (có thể chỉ là căn bản) về thủy tiên.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 4876)
Trong giấc ngủ bình an, Đại đức không còn nhớ gì ngoại trừ câu nói ấm áp của Đức Phật: "Thời gian không chờ đợi ai, hãy tinh tấn lên thầy Ananda.".
24 Tháng Mười 2020(Xem: 5488)
Bài kinh “Thừa Tự Pháp” phác họa cho thấy hình ảnh của người xuất gia chân chánh phải là người “thừa tự Pháp” chứ “không thừa tự tài vật”.
29 Tháng Chín 2020(Xem: 5542)
Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật pháp là con đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.
14 Tháng Chín 2020(Xem: 5849)
Tóm lại khi người Phật tử đặt trọn niềm tin vào Tam bảo và thực hiện những gì mình đã thọ nhận trong lúc quy y, giữ tròn năm giới luật thì người đó đang có được tám nguồn công đức,
21 Tháng Tám 2020(Xem: 5852)
Niết-bàn là trí tuệ rốt ráo (bát nhã) được biểu lộ qua sự thoát khổ, giác ngộ, giải thoát của một bậc chứng đạo, ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.
02 Tháng Tám 2020(Xem: 5458)
Ở bước căn bản, khi thực hành hạnh lắng nghe, chúng ta cần luôn tự nhắc nhở: “Im lặng để nghe. Lắng nghe để hiểu. Có hiểu mới có thương”. Hiểu là trí tuệ. Còn thương là lòng từ bi.
19 Tháng Bảy 2020(Xem: 6419)
Tóm lại, “Pháp Tu Sám Hối” trong đạo Phật không phải là nghi thức rửa tội để được sạch tội, mà sám hối mang đủ hai yếu tố “nhận lỗi và sửa lỗi”. Nhờ có sửa lỗi nên tội trước được giải trừ, tội sau mới không sinh khởi.
09 Tháng Bảy 2020(Xem: 6360)
thuốc Hydroxychloroquine có hiệu quả nhứt khi được xử dụng nhanh ngay sau khi nhập viện với liều lượng tiêu chuẩn,
05 Tháng Bảy 2020(Xem: 5360)
Nếu lý thuyết giỏi, mà không có kinh nghiệm hành trì, thì kiến thức thu thập cũng không ích lợi gì, mà nhiều khi kiến thức đó chỉ tô bồi thêm cái Ngã ngày một lớn mà thôi!
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 5671)
Trong thời gian đại dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành. Kính cầu nguyện bình an đến với tất cả mọi người. Khi ra khỏi nhà xin nhắc quý vị nhớ mang khẩu trang và ráng giữ khoảng cách 2 mét
30 Tháng Năm 2020(Xem: 6402)
Biết đâu cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay có thể sẽ vô cùng quan trọng không những cho Mỹ mà còn cho Trung Cộng, Việt Nam và nhân loại.
30 Tháng Năm 2020(Xem: 5811)
Tâm thế gian là tâm tràn đầy ham muốn ích kỷ, những ai luôn sống với tâm này sẽ huân tập nhiều tập khí, lậu hoặc gọi chung là nghiệp.
17 Tháng Năm 2020(Xem: 6570)
Hãy sống một đời đáng sống, nghĩa là sống đạo đức, sống thương yêu, sống đúng với tiêu đề “Chân Thiện Mỹ”, sống có lợi cho người và lợi cho mình trong hiện tại và tạo Nhân lành cho đời sống tương lai,
25 Tháng Tư 2020(Xem: 6010)
Trong tinh thần tôn trọng sự thực, tất cả chi tiết đưa ra dựa vào chủ trương "nói có sách mách có chứng" để mọi người đều có thể dễ dàng kiểm soát hư thực.
20 Tháng Tư 2020(Xem: 6509)
Như phần trình bày trên cho thấy nạn dịch Virus Corona đã khiến cho ”gió đã đổi chiều” nên thế giới có cái nhìn hoàn toàn ác cảm đối với Trung Cộng và nhà độc tài Tập Cận Bình,
17 Tháng Tư 2020(Xem: 6427)
Nói tóm lại có nhiều tiến triển đầy hy vọng trong công cuộc chống nạn dịch Virus Corona Trung Cộng qua những thành quả chữa trị và phòng ngừa
25 Tháng Ba 2020(Xem: 8432)
Báo chí cho biết: Thuốc ký ninh trị sốt rét 'thần kỳ' được TT Trump đề nghị đã cứu 4 bịnh nhân khỏi coronavirus.
02 Tháng Ba 2020(Xem: 6162)
Như vậy tất cả những yếu tố bao quanh Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hoà đó cho thấy năm 2020 đánh dấu khúc quanh lịch sử có thể “thoát Trung” cho dân tộc VN.
15 Tháng Hai 2020(Xem: 7112)
Biết đâu trận đại dịch Virus Corona sẽ biến đổi được bàn cờ thế giới như vụ nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl Lamm tan rã toàn bộ thế lực cộng sản Liên Sô và Đông Âu.
08 Tháng Hai 2020(Xem: 6531)
Điểm nóng nhứt vẫn là chuyện Trung Cộng phải tử chiến với con virus Corona đang lan tràn khắp nước Tầu.
05 Tháng Hai 2020(Xem: 6756)
Có khi ta thấy Huyễn (sự thay đổi) bằng mắt thường, có khi không thấy được Huyễn bằng mắt, mà chỉ nhận ra bằng trí huệ.
01 Tháng Hai 2020(Xem: 6446)
Qua nạn dịch này, ai cũng thấy rõ Trung Cộng chính là một đại hoạ cho loài người vì là nơi phát xuất những mầm mống đưa tới hủy diệt nhân loại.
29 Tháng Giêng 2020(Xem: 7030)
Bài này là một bài phiếm chủ ý vui xuân, nên có những từ ngữ có thể thiếu nghiêm túc, nhưng vì tôn trọng cổ văn, người viết để nguyên
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6295)
Về phía giới bình luận gia Tây Phương thì đã có quan điểm cho rằng nạn dịch viêm phổi Corona nay có thể là một thử thách sinh tử cho nhà độc tài Tập Cận Bình nói riêng...
21 Tháng Giêng 2020(Xem: 6620)
Để đạt được hạnh phúc ngoài đời hay trong đạo, Đức Phật đã trao cho chúng ta hai chiếc chìa khoá. Chúng ta chọn Hạnh phúc nào thì tra đúng chìa khoá vào cửa căn nhà Hạnh phúc đó.
14 Tháng Giêng 2020(Xem: 6365)
Cái chết của Tướng Soleimani không phải chỉ làm rúng động xứ Iran đến nổi lãnh tụ tối cao Khamenei và bộ hạ phải khóc ròng mà còn ảnh hưởng cả bàn cờ thế giới.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6321)
Hôm nay người dân Hồng Kông chính thức làm kỷ niệm một nửa năm dám đứng dậy phản kháng chống Trung Cộng. Đây cũng là dịp để nhìn lại sự kiện tranh đấu kéo dài kỷ lục rất hy hữu này.
24 Tháng Mười Một 2019(Xem: 5880)
Nói tóm lại, kết quả của cuộc bầu cử Hồng Kông quả là là một "cơn sóng thần" vĩ đại và có thể báo hiệu một biến chuyển quan trọng nhất trong lịch sử Hồng Kông.
07 Tháng Mười Một 2019(Xem: 6762)
Biết đâu Trung Cộng quá tàn ác mất lòng Trời và lòng Dân như Liên Sô nên lịch sử thế giới có thể tái diễn lại và Hồng Kông chính là “ngòi nổ” làm sụp đỗ Đế Quốc Trung Cộng.
27 Tháng Mười 2019(Xem: 6082)
Đó chính là biểu tượng của cuộc tranh đấu tự do dân chủ tại Hồng Kông với tấm lòng kiên trì đầy hy vọng ...
15 Tháng Chín 2019(Xem: 7741)
Chính vì vậy hy vọng tuổi trẻ Hồng Kông sẽ thành công tạo được một "phép mầu nhiệm chính trị" như trước đây 30 năm
10 Tháng Chín 2019(Xem: 6506)
Như vậy đó quả là tin mừng cho VN chúng ta có thể thoát được Đại Họa Mất Nước vào tay Trung Cộng!
10 Tháng Chín 2019(Xem: 6921)
chánh phủ Đài Loan dưới quyền TT Thái Anh Văn đã, đang và sẽ khai thác triệt để vấn đề Hồng Kông để đánh vào tử huyệt của Trung Cộng.
05 Tháng Tám 2019(Xem: 7559)
Đây là điều ít ai ngờ nổi vì con số 300 tỷ đô la hàng hoá đó quá lớn và sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kinh tế sản xuất của Trung Cộng.
22 Tháng Bảy 2019(Xem: 11274)
...Một nhân tài VN đã dám sống tận tụy một tay chăm sóc mọi việc lớn nhỏ cho đến nổi kiệt sức trút hơi thở cuối cùng.
14 Tháng Bảy 2019(Xem: 10723)
cuộc tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ Mỹ đã chính thức bước vào giai đoạn khốc liệt với những cuộc tranh luận gay gắt giữa những chuẩn ứng cử viên trong cùng một chánh đảng.
30 Tháng Ba 2019(Xem: 9260)
Cho nên, nay kết quả cuộc điều tra mang lại thắng lợi cho TT Trump và đảng Cộng Hòa cầm quyền - nếu không gì xảy ra bất ngờ - thì TT Trump sẽ tái đắc cử dễ dàng hơn trước đây.
28 Tháng Hai 2019(Xem: 10606)
Một số nhận định sau đây về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, đức dục, và triết lý giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ qua thu thập tài liệu rất hạn hẹp và kinh nghiệm cá nhân của tôi do đó rất chủ quan...