Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Cuộc sống người dân miền Nam thời kỳ trước và sau thuộc địa Pháp (P1)

17 Tháng Mười Một 201612:31 CH(Xem: 18745)
GS. Nguyễn Văn Lục - Cuộc sống người dân miền Nam thời kỳ trước và sau thuộc địa Pháp (P1)

Cuộc sống người dân miền Nam thời kỳ trước và sau thuộc địa Pháp (P1)

gal-2738680“Họ chỉ trọng cái bề ngoài. Bề ngoài tỏ ra lễ phép lịch sự với người ngoại quốc, nhưng trong bụng lại khinh bỉ. Họ gian đối chỉ cốt thu lợi những gì họ không lấy cắp được.” (Pierre Poivre)

Đất miền Nam còn gọi là miệt vườn.

Miền Nam mà tôi muốn nói ở đây là khoảng thời gian từ 1954-1975. Một miền Nam đầy triển vọng và tốt đẹp. Tôi vốn nặng lòng với miền Nam ngay từ khi di cư năm 1954. Miền Nam như một miền đất hứa mà mọi thứ đều khác và trội vượt đất Bắc về chiều không gian rộng rãi bao la, về tâm tình con người và nhất nếp sống xã hội cởi mở. Tôi lớn lên ở đó và trưởng thành cũng ở đó. Cho nên không lấy gì làm lạ khi tôi tìm đọc Sơn Nam; tên thật của ông là Phạm Minh Tày, sinh 11/12/1926, ở U Minh Hạ. Ông là người mở đường, là ông thày khai lối cho tôi biết miền Nam là gì. Tôi đã thích thú và tin vào những gì ông viết thấy thân quen và gần gũi. Tóm lại trong một dòng: miền Bắc khổ quá trăm chiều, miền Nam sướng quá, trăm chiều.

Tôi đọc ông như một khám phá trong sự ngợp choáng về sự giầu có, sung túc của dân miền Nam. Đọc ông sướng rên lên: Làm chơi ăn thật. Ông cho người đọc cảm tưởng là mọi thứ ở miền Nam từ đất đai, ruộng vườn, hệ sinh thái, cá tính con người, mọi thứ đều như một ân huệ trời cho, có sẵn từ bao giờ, ưu đãi biệt lệ mà con người đã không phải vất vả lao đao với cuộc sống.

Ông viết trong cuốn “Đồng bằng sông Cửu Long”, nét sinh hoạt xưa bằng thứ ngôn ngữ ngon ơ, sự dễ dãi của sự phóng bút, sự buông thả khó kiểm chứng. Ông cho hay lúa gạo miền Nam thừa mứa đến độ cơm gạo xấu. người không thèm ăn, dùng dể nuôi gà lợn. Khi mất mùa thì cho mất luôn vì trả công gặt còn đắt hơn tiền lúa thu hoạch được. Nhất là câu nhận xét có phần phách lối: Dân làm thuê ngại cúi xuống gặt lúa, sợ đau lưng!

Viết dễ dãi như thế ai tin được thì tin, xin trích lại đoạn văn làm bằng cớ:

“Thiên nhiên ưu đãi, lương thực và thực phẩm có thừa, công việc nhàn rỗi, áo quần nhà cửa, chữ nghĩa còn thiếu, nhưng so sánh với một số địa phương khác thì đồng bằng sông Cửu Long quả là nơi lạc thổ. Lúa xấu, cá khô xấu khó bán. Lúa xấu, gạo lứt thường để nuôi heo, gà vịt. Ghe rổi (chuyên chở cá) từ Chợ Lớn đến không bao giờ chịu tốn hao sở phí “cơm ghe bè bạn” để mua có vài mươi tạ cá (…) Mãi đến thời Pháp thuộc, ta còn thấy sự kiện khó tin nhưng có thể giải thích: ruộng mất mùa mỗi công còn thâu hoạch vớt vát chừng hai gịa nhưng đành bỏ luôn, cho hư hao tại chỗ, vì tiền mướn gặt lắm khi cao hơn tiền bán hai giạ lúa ấy, vả lại lúa mất mùa thường lép hột, khó bán, thợ gặt chán nản khi đi gặt khom sát đất “đau lưng”.

(Sơn Nam, “Đồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa & văn minh miệt vườn”, nxb Tp. HCM, 1985, tr. 36-37)

Hãy đọc thêm một đoạn nữa để nghe ông ca tụng mảnh đất Đồng Nai:

“Sông Tiền, (Cửu Long) và sông Hậu rất rộng lượng, đôn hậu, ít khi trở chứng, cho rất nhiều, ít khi lấy lại, nước lụt hằng năm không gây tai họa nếu con người biết quy luật. Xử lý khôn khéo, lần hồi ta có lúa, có cá đồng, cá biển, cây củi, vườn cây trái hoa mầu, gió sẽ mát hơn, nắng bớt oi bức, mưa bớt lầy lội.”

(Sơn Nam, Ibid., trang 10)

Đây là những câu nói khống, rất vô tội vạ:

“Từ khung cảnh hoang vu với cọp sấu, muỗi, mòng, bịnh tật, ta đã vạch được một chân trời quang đãng, vui tươi, có văn hóa.”

(Sơn Nam, “Đất Gia Định – Bến Nghé xưa & người Sài Gòn”, nxb Trẻ, TP HCM, in lần thứ hai, trang 75)

Đọc các đoạn văn trên, vừa vắn, vừa gọn, vừa kêu, vừa khoa trương, nhưng thiếu tất cả các dữ kiện. Lần hồi ta có lúa, có cá đồng, cá biển, vườn cây trái hoa mầu? Lần hồi là thế nào? Ai cho ta? Ta vạch một chân trời quang đãng? Ai vạch? Làm sao gió sẽ mát hơn vì có máy lạnh? Mưa bớt lầy lội vì có Pháp đào kênh, nạo rạch? Bịnh tật mà không có Yersin, Pasteur thì tử xuất sẽ là bao nhiêu?

Để có được những điều nhưng không ấy, cả một quá trình khẩn hoang hàng hai ba thế kỷ với sự có mặt của người Pháp và sự hy sinh vô bờ bến của lớp người đầu tiên đi khẩn hoang. Nghĩ đến Sơn Nam, ông còn là ông thầy của Trump!

Công bằng mà nới, người ta có thể đồng ý một phần như trong Phủ Biên Tạp Lục, cuốn sách đầu tiên của chúng ta viết về đất Gia Định với những câu thơ, câu hò nhắn nhủ nghe rất mùi mẫn như:

Ai về Gia Định thì về
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn

Hay:

Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về.

Nhưng từ văn chương đến cuộc đời là một quá trình sàng lọc, tẩy rửa, hư cấu bao nhiêu cho vừa?

Những người có chút chữ nghĩa như Sơn Nam, có thể chưa hề biết cầm cái phảng phạt cỏ, chưa hề kéo xe trên đó có một thằng Tây nặng gấp đôi người phu kéo, chạy với tốc độ việt dã 12 km/giờ mà không biết mệt. Nhưng người ngoại quốc như ông bác sĩ Morice đã viết vào năm 1872 như sau:

"Máy" xay lúa ơ r Gò Công. Tranh do Rolan vẽ theo hình do ông Thomsón chụp. Nguồn:  Docteur Morice,  "Voyane en CochinChine

“Máy” xay lúa ơ r Gò Công. Tranh do Rolan vẽ theo hình do ông Thomsón chụp. Nguồn: Docteur Morice, “Voyane en CochinChine

“Leur manière de vivre est la plus insuffisante et la plus antihygénique que l`on puisse rêver. (…) Il n’est peut-être pas un peuple qui ait un mode de se nourrir aussi monotone et ausi fidèlement partout”.
(Lối sống của họ thật thiếu thốn và mất vệ sinh đến độ người ta không có thể tưởng tượng ra được. Không biết có dân tộc nào mà có lối ăn uống đạm bạc đến nhàm chán ở khắp nơi như vậy).

(Docteur Morice, “Voyage en Cochinchine, 1872”, trong Le tour du monde, volume 30-1875-2nd semestre, page 369-385)

Về trường hợp Sơn Nam, tôi vẫn nghĩ một cách độ lượng là người ngoại quốc như Morice nhận xét về con người Việt Nam không sai:

“L’annamite n’a que deux âges: “Il est enfant ou il est vieillard. Sa jeunesse se prolonge longtemps. Quant à l’âge mur, il n’a qu’une très courte période.””
(Người Annam chỉ có hai tuổi: Họ là một đứa trẻ hoặc họ là một ông già. Tuổi trẻ của họ kéo dài rất lâu. Khi đến tuổi già thì chỉ còn là một thời gian ngắn).

(Dr. Morice, Ibid., Chapitre I)

Con người Việt Nam thường lạc quan tếu, lấy ăn nhậu phét lác làm đầu, bốc đến trời nên trẻ mãi. Đến lúc chững chạc, hết nổ thì lúc đó đã già.

Nhưng nếu biện luận nghiêm chỉnh thì khác.

Thứ nhất, những lớp người có vốn may mắn có chút chữ nghĩa, dù chỉ nhỏ như chiếc lá đa, gốc gác ở miệt vườn cũng được kính nể là thầy thiên hạ như Sơn Nam. Hoặc chữ nghĩa có cả bồ do học hỏi từ người Pháp như gs Nguyễn Thế Anh thì lại thường có một tình tự dân tộc thấm đậm, suy nghĩ không đơn giản như người dân thường, bén nhậy cũng có, và thường không muốn nhìn nhận các công trình của người Pháp làm ở Việt Nam, ngay cả những việc làm đem lại lợi ích tốt nhất cho Việt Nam mà vua quan nhà Nguyễn đã không làm được trong ít nhất hai thế kỷ. Tôi sẽ lý giải điều này trong những lập luận sắp tới và nhất là ở phần kết luận.

Vì thế, ngay trong phần “Nhận xét tổng quát”, mở đầu cuốn “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” của Sơn Nam, ông đã tránh né không nhắc nhở gì đến các công trình của người Pháp, hoặc viện chủ nghĩa dân tộc cực đoan như một thứ chân lý, đã phủi tuột tất cả công trình của người Pháp bằng một luận điệu lên án dễ dãi như sau:

“Thực dân Pháp đến, nhằm mục đích bóc lột nhân công rẻ tiền, và xuất cảng tài nguyên, đã thực hiện được vài việc đáng kể:

1. Cho đào kinh để chuyên chở lúa gạo, giúp giao thông vận tải được dễ dàng, đồng thời rút bớt nước vào mùa lụt từ Hậu Giang ra Vịnh Xiêm La. Vùng đất phèn, tạm gọi là phù sa mới, không còn bị nước ngập quá cao. Việc chuyên chở sản phảm về Sài Gòn ít tốn kém hơn trước.
Thành lập các tỉnh mới: Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, vùng này trở thành nơi dư lúa gạo, nhờ dân ít mà mức sản xuất cao. Khai khẩn rừng tràm và đồng cỏ.

2. Thúc đẩy việc làm ruộng sạ, nhờ chọn các giống lúa thích hợp hơn, giúp vùng đất thấp ở Long Xuyên, Châu Đốc và Đồng Tháp Mười canh tác được. Còn lại là vùng rừng Sác Cần Giờ, rừng Đước Cà Mau, vùng than bùn U Minh, vùng đất quá nhiều phèn chung quanh Hà Tiên và Đồng Tháp Mười.

3. Lập đồn điền cao su ở miền Đông.”

(Sơn Nam, “Lịch sử khẩn hoang miền Nam”, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/thu-vien-so-sach-anh-video/tu-sach-van-hoa-hoc/527-son-nam-lich-su-khan-hoang-mien-nam-1.html)


Việc lớn như thế, vĩ đại như thế mà chỉ coi là vài việc đáng kể! Hãy nghĩ lại xem, Nguyễn Ánh khi chiếm được Gia Định thì việc lớn đầu tiên ông làm là gì? Năm 1789, Nguyễn Ánh thắng được Tây Sơn, thâu được Sài Gòn thì ra lịnh xây đắp thành trì kiên cố. Ông cũng có công cho đào được hai kinh Vĩnh Tế và Thoại Hà. (Việc đào kinh thường bắt dân chúng trong vùng làm sâu, một năm phải làm sâu một số ngày nhất định. Sau này Pháp cho nạo vét lại kinh này).

Có lúc nào Nguyễn Ánh Gia Long nghĩ đến xây dựng và phát triển đất nước? Lên ngôi thì việc đầu tiên không phải là ban bỗng lộc cho bầy tôi đã vì mình lặn lội trong nhiều năm mà nghĩ ngay đến chuyện ân oán, xây thành quách và gửi một phái đoàn hùng hậu sang Tàu. Tôi đã đọc rất kỹ bản văn này và chỉ còn biết xấu hổ và nhục cho vua quan của mình. Và nếu nghĩ xa được đến đất nước thì chắc chắn ông đã phải chọn đất Gia Định làm kinh đô thay vì mảnh đất khô cằn, chật hẹp ở Huế! Chọn Huế là một thiển cận mọi mặt chỉ vì ông chỉ lo lắng bảo vệ cho sự an ninh của dòng họ thay vì xây dựng.

Tôi xin nêu một bằng chứng đầu tiên về công trình của Người Pháp. Đường bộ giao thông ở miền Nam trước khi người Pháp chiếm miền Nam hầu như chưa có. Mỗi cuộc tiến quân chinh phạt của Quang Trung Nguyễn Huệ là chờ đợi gió mùa kéo thủy binh vào Nam. Vì thế, con đường lộ duy nhất khi người Pháp đến xứ Nam Kỳ là trải đá con đường Trần Hưng Đạo nối Saigon với Chợ Lớn, sau đó trải nhựa. Đến năm 1872 thì đã hãnh diện có đại lộ Catinat, mạch sống của Saigon và Hotel gọi một cách kiêu hãnh là: Hotel de l’Univers. (Khách sạn hoàn vũ).

Hotel de l'Univers, 1906. Ảnh bưu thiếp 1909.

Hotel de l’Univers, 1906. Ảnh bưu thiếp 1909.

Vậy mà ngoảnh đi lại, cũng theo Sơn Nam, vào năm 1929 đã có:

“Quốc lộ Đông Dương, 1013 km; Liên tỉnh lộ, 1083; Tỉnh lộ, 1728 km. Tổng cộng 3824 km. Chưa kể 3243 là hương lộ xấu.”

(Sơn Nam, Ibid., Chương Tình hình các tỉnh dưới mắt người Pháp.)

Đến lượt Nguyễn Thế Anh 1939, nghĩa là chỉ 10 năm sau:

“Chính phủ bảo hộ đã cố gắng phát triển hệ thống giao thông. Chiều dài đường bộ đã lên đến con số 23.987 gồm 17.500 km lát đá, 5000 km trải nhựa. Và chi phí cho công việc này từ năm 1900 đến 1935 là: 145.800.000 đồng cho việc thiếp lập đường xe lửa và 44.900.000 cho việc thiếp lập đường bộ.”

(Nguyễn Thế Anh, “Việt Nam thời Pháp đô hộ”, Tủ sách sử địa Đại Học, Lửa Thiêng xuất bản 1970, trang 178-179)


Một chi tiết đáng ghi nhận, năm 1930 đã có phi trường Tân Sơn Nhất.

Ngoài cái tinh thần chủ nghĩa dân tộc có phần cực đoan, nhà văn Sơn Nam còn có liên hệ với cộng sản càng làm cho cái nhìn của ông vốn đã giới hạn càng trở thành hẹp hòi hơn. Sau 1975, Sơn Nam và Vương Hồng Sển là hai là nhà văn gốc gác miền Nam, được ân sủng không phải từ ruộng vườn mà từ nhà nước CNXH. Cả hai đã có cơ hội sáng tác nhiều nhất và khỏe nhất trong khi cả hai trăm nhà văn miền Nam khác, số phận hẩm hiu, đã bị tắt tiếng.

Sơn Nam với các cuốn Đất Gia Định xưa, Đồng Bằng sông Cửu Long, Người Sài gòn, Cá tính miền Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam v.v..., và nhất là cuốn cuối đời của ông, Hồi Ký Sơn Nam- từ U minh thượng đến Cần Thơ – Ở chiến khu 9 – 20 năm giữa lòng đô thị – Bình An (2005).

Cho nên, cái sự ca tụng đất nước miền Nam ấy hẳn là có lý do bên trong của nó như trong cuốn Hồi ký cuối đời của ông. Hẳn là nó hợp với khẩu vị của chính sách nhà nước. Tuy nhiên, nó không đến nỗi quá lộ liễu như trường hợp Ca Văn Thỉnh, trong cuốn Hào khí Đồng Nai. (Ca Văn Thỉnh, nxb TP. HCM, 1983).

Đó là nhận xét cá nhân và cũng là nỗi không vui của tôi khi đọc sách của ông trước 1975 và sau 1975 cũng như khi đọc những tạp bút của Vương Hồng Sển.

Để công bằng, xin nói rõ, trước 1975, cuốn sách của ông mà tôi trân trọng nhất là cuốn Hương Rừng Cà Mau (1972, hai tập) với vài chục mẩu truyện ký về con người, về những sinh cảnh, về những tâm tình xem ra tầm thường của con người vùng đất mới. Nhưng lại đậm đà tinh con người. Mỗi con người là một cuộc phiêu lưu kỳ thú. Mỗi câu truyện kể đều có sức chuyên chở một cái gì đó. Cái gì cũng “ngộ”, cũng lạ. Từ lối kể truyện, từ ngôn ngữ viết như nói, từ cách dùng từ, cách đặt tên cho truyện đến lạ, bàng bạc tính chất phác dân giả, quê mùa mà đầy tình nghĩa xóm làng.

Và theo tôi, đó là nét đẹp nhất trong văn chương miệt vườn của Sơn Nam.

Trở về với Sơn Nam, cái ngôn ngữ kể truyện của ông với chuyện cà kê dê ngỗng ấy là thế giới riêng của ông không cách gì bắt chước được. Không biết phải uống bao nhiêu nước sông Đồng Nai? Rồi truyền đời, kế thừa từ đời cha đời ông đến con cháu, tích lũy, gạn lọc mới có thể có được thứ ngữ cảnh đó chăng? Sau này, ngoại trừ trường hợp Bình Nguyên Lộc, Lê Xuyên đã là một lẽ, những thế hệ đàn em theo sát ông như Hồ Trường An, Kiệt Tấn cũng không bắt kịp.

Ngòi bút ấy kể cũng xứng đáng bậc thầy bắt nhớ đến Nguyễn Tuân ngoài Bắc. Nhưng hai cá tính, hai miền coi vậy mà khác biệt trùng trùng như nước với lửa. Kẻ chẻ chữ uốn nắn từng câu chữ coi có phần vất vả. Kẻ chơi chữ, viết như đùa, dông dài mà bắt phải nhớ mãi.

Những sách khác của ông như Cá tính miền Nam (nxb Trẻ, tái bản lần 2, năm 1997). Người Saigon (nxb Trẻ 1990) với nhiều tích cũ chuyện xưa, kể như thật mà không cần bằng cớ đã mất một phần phản ảnh tính chất “lãng mạn” chất phác của miền Nam trước 1975.

Nhưng dù muốn dù không, viết trước 1975 và sau 1975 hẳn có sự khác biệt về thái độ cầm bút. Cái cá tính miệt vườn của một Sơn Nam và cái ngông nghênh của một người cầm bút miền Nam ba dòng máu Việt, Hoa và Khờ me Vương Hồng Sển hẳn đã được thử thách và đẽo gọt?

Nhiều lúc có cảm tưởng ông Sơn Nam đã viết cương, tiểu thuyết hóa nhiều chuyện, nhiều chi tiết hư hư, thật thật. Không cương thì làm sao mà những kẻ trộm cướp, kẻ trốn sâu, lậu thuế, kẻ lang bạt kỳ hồ cũng trở thành những mẫu anh chị, những tay hảo hán có cái đạo đức giang hồ, chơi đẹp!

Chính ông khi viết Hương Rừng Cà Mau đã gởi một cuốn về cho người Bác (Bác Hai, khoảng 90 tuổi) vốn không biết chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ, phải nhờ thằng cháu đọc. Đứa cháu sau đó có viết một lá thư gửi lên Sài Gòn cho ông đại ý nói:

“Thằng này nói dóc, nghe được quá. Nói dóc mà có căn cứ.”

(Sơn Nam, “Hồi Ký Sơn Nam”, bốn tập, nxb Trẻ 2003,2005, trang 22)

Nó có cái đẹp của giang hồ, rầy đây mai đó tạo ra những mẫu người hùng kiểu Lương Sơn Bạc. Có những phong cách người Sài Gòn, có những hãnh diện với một Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của hay một Đồ Chiểu. Cái hãnh diện của người Sài Gòn thời Sơn Nam những năm 1930 đậm nét thuộc địa với ba nhu cầu lớn là Đá banh, Nhựt trình và Sân khấu Cải lương. Cái thứ ba là sản phẩm chính gốc có nhãn hiệu Saigon thì tiếc thay nay nó hầu như tàn lụi.

Viết cương phải chăng cũng là cá tính miền Nam? Bởi vì Sơn Nam hơn ai hết đã để lại cho đời sau cái câu chết người:

Người dân miền Nam thảnh thơi “vừa làm vừa chơi cũng đủ ăn”. Có thật như thế không?

Rồi đến hai cuốn sách mà tôi cho là có tính cách biên khảo nghiêm chỉnh nhất của ông là cuốn: Đất Gia Định xưa và cuốn: Lịch sử khẩn hoang miền Nam. Ông viết thẳng băng từ đầu tới cuối, chẳng cần trich dẫn tài liệu lấy ở đâu, ai tin được thì tin, mặc dầu cuối sách ông có dẫn chứng một số sách đã đọc.

Chính về điểm này mà tôi muốn viết  về cuộc sống của người dân miền Nam dưới thời kỳ đầu thời Pháp thuộc. Có thể, nó trái ngược và không giống như Sơn Nam viết hay như Vương Hồng Sển trong Phong lưu cũ mới.

Nó là sự thật khốn khổ trăm chiều, bị bóc lột đủ kiểu chứ không nhàn hạ làm chơi ăn thật như Sơn Nam đã gieo vào đầu mọi người.

Cuộc sống ấy mới là cuộc sống thật không phải cuộc sống trong tiểu thuyết của nhà văn Sơn Nam. Hay trong các thú Nuôi chim, Đá gà, thú đá cá Thia Thia của Vương Hồng Sển, v.v.

Càng đọc Sơn Nam càng hiểu gián tiếp rằng việc khẩn hoang miền Nam cũng như việc đô thị hóa Saigon là một quá trình tiến bộ vượt bực sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự có mặt của người Pháp.

Tôi cho rằng cái thành công nhất, cái làm nên Sơn Nam là Sơn Nam, chính là nó phơi bầy ra cá tính miền Nam với những nét đặc thù của dân miệt vườn.

Một thắc mắc của tôi ở đây về phương diện nhân chủng học là một phần không nhỏ đám lưu dân vào miền Nam có gốc gác là dân Ngũ Quảng (miền Trung). Vậy mà bằng cách nào cũng những con người ấy khi vào vùng đất mới thì như lột xác, rũ bỏ quá khứ trở thành một con người mới.

Cái rũ bỏ ấy là lấy vọng cổ làm nguồn vui mới. Lấy tôn giáo cải biên làm tôn giáo mới.

Vấn đề người ở lại thì vẫn chìm đắm trong nếp sống cũ, hủ lậu và dậm chân tại chỗ, kéo dài hết thế hệ này sang thế hệ khác. Vấn đề người ra đi có cơ hội mở ra những chân trời mới, một tương lai tốt đẹp hơn cho chính họ và con cái họ.

Các cuộc di cư của dân miền Bắc vào miền Nam 1954 cũng như cuộc di tản của người miền Nam 1975 ra nước ngoài là hai bằng cớ rõ nét nhất: Ra đi chưa hẳn đã là thiệt thòi mất mát. Ra đi là tìm được một cuộc sống tốt đẹp cho chính mình và tương lai con cái mình. Cái mất trở thành cái được đến nỗi mọi sự so sánh xem ra vô nghĩa.

Và cái rũ bỏ quan trọng nhất của người bỏ xứ ra đi là rũ bỏ được cá tính con người cũ thành một con người mới.

Một con người với tính tình hào sảng, rộng lượng, cởi mở, chơi đẹp theo cách sống giang hồ, lấy tình nghĩa làm đầu, lấy bạn bè xóm làng làm phương châm. Nó khác hẳn con người cũ bon chen, ty tiện, tinh thần xã thôn bảo thủ, chật hẹp, tinh thần cha chú phân chia giai cấp trong một guồng máy cùm kẹp con người.

Người dân gốc gác cũ đi vào vùng đất mới thì việc đầu tiên họ làm là tự giải phóng mình ra khỏi cái nhà tù giam hãm họ từ bao đời của tinh thần xã thôn ấy.

Ra đi là lời nguyền giải thoát. Thường vì thế họ không có tâm tư tìm về cội nguồn gốc gác cũ nữa. Giã từ quá khứ, cái đã làm nên thân phận họ.

Giữa con người cũ và con người vùng đất mới có một sự đổi thay kỳ diệu. Đến độ nói đến người miền Nam thì không còn chút chi giống mới dân miền Trung nữa. Đó là hai sắc dân mặc dầu gốc gác là một. Điều ấy kinh nghiệm trong việc giao tiếp đến bây giờ vẫn có thể là đúng.

Thắc mắc này của tôi sau này có thể gợi ý cho một công trình nghiên cứu về nhân chủng học trong các cuộc di dân như hiện nay trên thế giới.

Nhưng trước hết, xin hãy tìm hiểu giai đoạn từ các Chúa Nguyễn trước khi người Pháp trực tiếp làm chủ xứ Nam Kỳ.


(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline
09 Tháng Ba 2024(Xem: 340)
Bài viết này dựa trên kinh Nikãya nhằm cung ứng một vài khía cạnh cần biết trên đường tu học của thiền sinh Phật tử muốn tìm hiểu lộ trình tu tập trong đạo Phật như thế nào.
09 Tháng Ba 2024(Xem: 275)
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận những nhà văn trẻ vừa và thật trẻ vẫn là niềm hy vọng của sinh hoạt Văn Học Di Dân Việt Nam như những đóm lửa của hy vọng còn chờ đợi
01 Tháng Ba 2024(Xem: 301)
Nếu “nhận thức về vô thường” được tu tập như vậy ngay trên tự thân, được làm cho sung mãn như vậy ngay trên tự thân ngũ uẩn, thì “tất cả dục tham được chấm dứt, tất cả các sắc tham được chấm dứt
01 Tháng Ba 2024(Xem: 413)
Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 285)
Tháng ba này, bác sĩ Quang lại lên đường sang Ukraine trong ba tháng.. Tháng bảy mới trở về. Tôi gợi ý anh nên viết hồi ký ghi lại những sụ việc, biến cố của từng ngày,
24 Tháng Hai 2024(Xem: 1051)
Kính chia sẻ đến quý anh chị CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NHAU TU HỌC lớp Tìm Hiểu và Ứng Dung kinh NGUYÊN THỦY do Tuệ Huy- Tô Đăng Khoa phụ trách
23 Tháng Hai 2024(Xem: 376)
Chính qua sự chú ý, chúng ta không chỉ tương tác với thế giới mà còn duy trì, quyết định phẩm chất của sự tồn tại của mình một cách chân thực nhất.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 850)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 988)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
05 Tháng Hai 2024(Xem: 591)
Đó là mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường
28 Tháng Giêng 2024(Xem: 955)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1291)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
24 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1001)
Sách cũ đối với tôi là một ám ảnh mời gọi tìm về. Trong đó đặc biệt có chuyện sưu tập tài liệu triết cũ. Cũng từ những sách cũ đó mà trước đây tôi lớn lên, được nuôi dưỡng và phát triển về trí năng mỗi ngày.
23 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 977)
Nghi ngờ là sợi dây trói buộc thứ năm khiến hành giả phân vân, giải đãi, buông lung, không biết đi hướng nào trên con đường tu tập tâm linh.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1935)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1120)
Bài này, người viết đã tự ý bỏ phần văn hóa chữ viết, một sản phẩm đặc thù của các xã hội văn minh để chỉ nói đến vấn đề ẩm thực và hệ quả của nó.
22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1632)
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1523)
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
03 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1176)
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2796)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
11 Tháng Chín 2023(Xem: 1865)
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
24 Tháng Tám 2023(Xem: 2625)
Phần tôi khiêm tốn nghĩ rằng: đôi khi chúng ta đòi hỏi những điều mà thật sự nó đã nằm sẵn trong túi chúng ta mà chúng ta không biết.
05 Tháng Tám 2023(Xem: 3399)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
05 Tháng Tám 2023(Xem: 1799)
Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”. Tụng hoài mà nhiều người vẫn còn than khổ! Đó là do mình học kinh mà không chịu ứng dụng kinh vào đời sống của mình.
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5148)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
22 Tháng Tư 2023(Xem: 2310)
Mỗi lần có dịp đọc các tài liệu có liên quan đến đạo và nhìn lại quá khứ là mỗi lần rút tỉa ra được một bài học về đời sống, về nếp sống đạo của một thòi
08 Tháng Tư 2023(Xem: 2190)
Mỗi một cuộc đời, như Phan Châu Trinh, đều để lại một bài học dù chưa trọn vẹn cũng đáng để cho những người đời sau suy nghĩ.
31 Tháng Ba 2023(Xem: 2257)
Thật hiếm có nhà văn quân đội miền Nam nào viết với một thái độ thanh thản, không hận thù, biết quý trọng con người như Nguyễn Bửu Thoại.
30 Tháng Ba 2023(Xem: 1679)
Bên cạnh thứ tài sản không bền vững đó, đức Phật cũng dạy có một thứ tài sản không bao giờ mất, đó là Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Trí tài.
21 Tháng Ba 2023(Xem: 2277)
Tiếng Quê Hương hoạt động mạnh là nhờ vào hai người. Người đọc và edited lại là anh Uyên Thao. Và người thứ hai là anh Trần Phong Vũ,
19 Tháng Ba 2023(Xem: 1844)
Nếu chúng ta không quyết tâm giữ chặt khoang thuyền tức không giữ chặt Giới pháp, thì làm sao tránh được những trận bảo to, những cơn sóng lớn...
13 Tháng Ba 2023(Xem: 3776)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 2049)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
03 Tháng Ba 2023(Xem: 2380)
Uyên Thao là một con người đặc biệt, khác mọi người trong cách ứng xử, cách sống, nhất là thái độ chọn lựa hành động.
01 Tháng Ba 2023(Xem: 2090)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người ...
20 Tháng Hai 2023(Xem: 4382)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
14 Tháng Hai 2023(Xem: 2411)
Tôi xin ghi lại như một lời tri ân như một niềm an ủi cho ông ở bên kia thế giới và một niềm an ủi của người còn lại, như kẻ viết bài này.
10 Tháng Hai 2023(Xem: 2540)
Vì thế, việc giới thiệu tập san Trình Bầy, xin khép lại và chỉ xin giới thiệu phần mở đầu và phần giã biệt của chủ nhiệm Thế Nguyên.
31 Tháng Giêng 2023(Xem: 2916)
Tôi tự hỏi mình, Mai Thảo cuối cùng chỉ là một nhà thơ xuất chúng. Hay trong văn của ông đã có thơ và trong thơ là cả trời đất.
31 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4386)
Mỗi chuyện là một góc nhìn xoáy vào những nết ăn, nết ở tiêu biểu cho một con người và tiêu biểu cho một nét Văn Hóa một thời dần biến dạng.
13 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2450)
. Đó là hạng người thuận dòng, hạng người ngược dòng, hạng người tự đứng lại và vị thánh A-La-Hán đã giải thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.
02 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5764)
Nói cho cùng, phải chăng số phận của bà Lê Vũ Anh đã được chính cha ruột của mình định đoạt vì ý hướng mong muốn con gái thành công.
20 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2542)
Đương nhiên sống ở đời không ai là không lầm lỗi. Chúng ta phải học hạnh nhẫn nhịn và tha thứ của đất về những lỗi lẫm nho nhỏ của nhau thì tình bạn mới được bền lâu./.
08 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2777)
Đọc qua lịch sử của Tỳ-khưu-ni Khema, chúng ta biết rằng chết không phải là hết! Cho nên đời này may mắn gặp Phật pháp ...
22 Tháng Chín 2022(Xem: 2724)
Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động.
17 Tháng Tám 2022(Xem: 2685)
Tóm lại tu pháp mười hai nhân duyên, hành giả chỉ cần cắt đứt một mắt xích là phá vỡ được toàn bộ mười hai mắt xích. Hành giả thoát khỏi vòng sinh tử.
26 Tháng Bảy 2022(Xem: 5550)
Như vậy Vô Lậu Học là môn học giúp hành giả được tự do tự tại, đoạn tận mọi phiền não khổ đau, không còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử.
12 Tháng Bảy 2022(Xem: 3034)
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của phước hữu lậu và phước vô lậu hay là phước đức và công đức khác nhau như thế nào?
13 Tháng Sáu 2022(Xem: 5684)
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
22 Tháng Tư 2022(Xem: 2979)
chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm.
04 Tháng Mười Một 2021(Xem: 7524)
Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
26 Tháng Mười 2021(Xem: 7573)
.... Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
04 Tháng Chín 2021(Xem: 8406)
Ngày xưa ở Việt Nam, người đóng vai chọc cười khán giả được gọi là anh hề, ngày nay người ta gọi là diễn viên hài hay nghệ sĩ hài.
04 Tháng Chín 2021(Xem: 4015)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
22 Tháng Tám 2021(Xem: 3891)
Bài kinh “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn” là một trong những bài kinh ngắn dễ hiểu, là một thông điệp giá trị nhắc nhở chúng ta đạo làm người, trong đó đạo hiếu với cha mẹ là nền tảng đạo đức quan trọng
07 Tháng Sáu 2021(Xem: 4952)
dù quý vị là người sẽ xuất gia theo dạng "Thân xuất gia, Tâm xuất gia" hay quý vị tự xếp mình vào dạng "Thân không xuất gia, mà Tâm xuất gia" thì bài pháp này sẽ giúp cho quý vị mạnh dạn chọn cho mình một con đường đi,
17 Tháng Năm 2021(Xem: 4308)
Trong bài chia sẻ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái quát về ảnh hưởng của nghiệp tác động vào cái chết của mỗi người,
13 Tháng Ba 2021(Xem: 6707)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 5365)
Chủ đích của bài là ghi lại một số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa lúa ở Đông Nam Á
25 Tháng Giêng 2021(Xem: 13636)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 13082)
Năm nay với những ngày ‘cấm cung’ vì dịch Covid-19, tôi mới nghĩ đến việc ngồi xuống viết về “Tỉa Thủy Tiên” để chia sẻ với bạn bè thân hữu ở xa những kinh nghiệm và hiểu biết (có thể chỉ là căn bản) về thủy tiên.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 4905)
Trong giấc ngủ bình an, Đại đức không còn nhớ gì ngoại trừ câu nói ấm áp của Đức Phật: "Thời gian không chờ đợi ai, hãy tinh tấn lên thầy Ananda.".
24 Tháng Mười 2020(Xem: 5536)
Bài kinh “Thừa Tự Pháp” phác họa cho thấy hình ảnh của người xuất gia chân chánh phải là người “thừa tự Pháp” chứ “không thừa tự tài vật”.
29 Tháng Chín 2020(Xem: 5588)
Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật pháp là con đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.
14 Tháng Chín 2020(Xem: 5885)
Tóm lại khi người Phật tử đặt trọn niềm tin vào Tam bảo và thực hiện những gì mình đã thọ nhận trong lúc quy y, giữ tròn năm giới luật thì người đó đang có được tám nguồn công đức,
21 Tháng Tám 2020(Xem: 5888)
Niết-bàn là trí tuệ rốt ráo (bát nhã) được biểu lộ qua sự thoát khổ, giác ngộ, giải thoát của một bậc chứng đạo, ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.
02 Tháng Tám 2020(Xem: 5505)
Ở bước căn bản, khi thực hành hạnh lắng nghe, chúng ta cần luôn tự nhắc nhở: “Im lặng để nghe. Lắng nghe để hiểu. Có hiểu mới có thương”. Hiểu là trí tuệ. Còn thương là lòng từ bi.
19 Tháng Bảy 2020(Xem: 6466)
Tóm lại, “Pháp Tu Sám Hối” trong đạo Phật không phải là nghi thức rửa tội để được sạch tội, mà sám hối mang đủ hai yếu tố “nhận lỗi và sửa lỗi”. Nhờ có sửa lỗi nên tội trước được giải trừ, tội sau mới không sinh khởi.
09 Tháng Bảy 2020(Xem: 6410)
thuốc Hydroxychloroquine có hiệu quả nhứt khi được xử dụng nhanh ngay sau khi nhập viện với liều lượng tiêu chuẩn,
05 Tháng Bảy 2020(Xem: 5402)
Nếu lý thuyết giỏi, mà không có kinh nghiệm hành trì, thì kiến thức thu thập cũng không ích lợi gì, mà nhiều khi kiến thức đó chỉ tô bồi thêm cái Ngã ngày một lớn mà thôi!
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 5712)
Trong thời gian đại dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành. Kính cầu nguyện bình an đến với tất cả mọi người. Khi ra khỏi nhà xin nhắc quý vị nhớ mang khẩu trang và ráng giữ khoảng cách 2 mét
30 Tháng Năm 2020(Xem: 6457)
Biết đâu cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay có thể sẽ vô cùng quan trọng không những cho Mỹ mà còn cho Trung Cộng, Việt Nam và nhân loại.
30 Tháng Năm 2020(Xem: 5857)
Tâm thế gian là tâm tràn đầy ham muốn ích kỷ, những ai luôn sống với tâm này sẽ huân tập nhiều tập khí, lậu hoặc gọi chung là nghiệp.
17 Tháng Năm 2020(Xem: 6611)
Hãy sống một đời đáng sống, nghĩa là sống đạo đức, sống thương yêu, sống đúng với tiêu đề “Chân Thiện Mỹ”, sống có lợi cho người và lợi cho mình trong hiện tại và tạo Nhân lành cho đời sống tương lai,
25 Tháng Tư 2020(Xem: 6059)
Trong tinh thần tôn trọng sự thực, tất cả chi tiết đưa ra dựa vào chủ trương "nói có sách mách có chứng" để mọi người đều có thể dễ dàng kiểm soát hư thực.
20 Tháng Tư 2020(Xem: 6553)
Như phần trình bày trên cho thấy nạn dịch Virus Corona đã khiến cho ”gió đã đổi chiều” nên thế giới có cái nhìn hoàn toàn ác cảm đối với Trung Cộng và nhà độc tài Tập Cận Bình,
17 Tháng Tư 2020(Xem: 6467)
Nói tóm lại có nhiều tiến triển đầy hy vọng trong công cuộc chống nạn dịch Virus Corona Trung Cộng qua những thành quả chữa trị và phòng ngừa
25 Tháng Ba 2020(Xem: 8478)
Báo chí cho biết: Thuốc ký ninh trị sốt rét 'thần kỳ' được TT Trump đề nghị đã cứu 4 bịnh nhân khỏi coronavirus.
02 Tháng Ba 2020(Xem: 6207)
Như vậy tất cả những yếu tố bao quanh Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hoà đó cho thấy năm 2020 đánh dấu khúc quanh lịch sử có thể “thoát Trung” cho dân tộc VN.
15 Tháng Hai 2020(Xem: 7152)
Biết đâu trận đại dịch Virus Corona sẽ biến đổi được bàn cờ thế giới như vụ nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl Lamm tan rã toàn bộ thế lực cộng sản Liên Sô và Đông Âu.
08 Tháng Hai 2020(Xem: 6580)
Điểm nóng nhứt vẫn là chuyện Trung Cộng phải tử chiến với con virus Corona đang lan tràn khắp nước Tầu.
05 Tháng Hai 2020(Xem: 6812)
Có khi ta thấy Huyễn (sự thay đổi) bằng mắt thường, có khi không thấy được Huyễn bằng mắt, mà chỉ nhận ra bằng trí huệ.
01 Tháng Hai 2020(Xem: 6486)
Qua nạn dịch này, ai cũng thấy rõ Trung Cộng chính là một đại hoạ cho loài người vì là nơi phát xuất những mầm mống đưa tới hủy diệt nhân loại.
29 Tháng Giêng 2020(Xem: 7074)
Bài này là một bài phiếm chủ ý vui xuân, nên có những từ ngữ có thể thiếu nghiêm túc, nhưng vì tôn trọng cổ văn, người viết để nguyên
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6332)
Về phía giới bình luận gia Tây Phương thì đã có quan điểm cho rằng nạn dịch viêm phổi Corona nay có thể là một thử thách sinh tử cho nhà độc tài Tập Cận Bình nói riêng...
21 Tháng Giêng 2020(Xem: 6658)
Để đạt được hạnh phúc ngoài đời hay trong đạo, Đức Phật đã trao cho chúng ta hai chiếc chìa khoá. Chúng ta chọn Hạnh phúc nào thì tra đúng chìa khoá vào cửa căn nhà Hạnh phúc đó.
14 Tháng Giêng 2020(Xem: 6419)
Cái chết của Tướng Soleimani không phải chỉ làm rúng động xứ Iran đến nổi lãnh tụ tối cao Khamenei và bộ hạ phải khóc ròng mà còn ảnh hưởng cả bàn cờ thế giới.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6363)
Hôm nay người dân Hồng Kông chính thức làm kỷ niệm một nửa năm dám đứng dậy phản kháng chống Trung Cộng. Đây cũng là dịp để nhìn lại sự kiện tranh đấu kéo dài kỷ lục rất hy hữu này.
24 Tháng Mười Một 2019(Xem: 5912)
Nói tóm lại, kết quả của cuộc bầu cử Hồng Kông quả là là một "cơn sóng thần" vĩ đại và có thể báo hiệu một biến chuyển quan trọng nhất trong lịch sử Hồng Kông.
07 Tháng Mười Một 2019(Xem: 6834)
Biết đâu Trung Cộng quá tàn ác mất lòng Trời và lòng Dân như Liên Sô nên lịch sử thế giới có thể tái diễn lại và Hồng Kông chính là “ngòi nổ” làm sụp đỗ Đế Quốc Trung Cộng.
27 Tháng Mười 2019(Xem: 6124)
Đó chính là biểu tượng của cuộc tranh đấu tự do dân chủ tại Hồng Kông với tấm lòng kiên trì đầy hy vọng ...
15 Tháng Chín 2019(Xem: 7785)
Chính vì vậy hy vọng tuổi trẻ Hồng Kông sẽ thành công tạo được một "phép mầu nhiệm chính trị" như trước đây 30 năm
10 Tháng Chín 2019(Xem: 6550)
Như vậy đó quả là tin mừng cho VN chúng ta có thể thoát được Đại Họa Mất Nước vào tay Trung Cộng!
10 Tháng Chín 2019(Xem: 6966)
chánh phủ Đài Loan dưới quyền TT Thái Anh Văn đã, đang và sẽ khai thác triệt để vấn đề Hồng Kông để đánh vào tử huyệt của Trung Cộng.
05 Tháng Tám 2019(Xem: 7598)
Đây là điều ít ai ngờ nổi vì con số 300 tỷ đô la hàng hoá đó quá lớn và sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kinh tế sản xuất của Trung Cộng.
22 Tháng Bảy 2019(Xem: 11408)
...Một nhân tài VN đã dám sống tận tụy một tay chăm sóc mọi việc lớn nhỏ cho đến nổi kiệt sức trút hơi thở cuối cùng.
14 Tháng Bảy 2019(Xem: 10789)
cuộc tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ Mỹ đã chính thức bước vào giai đoạn khốc liệt với những cuộc tranh luận gay gắt giữa những chuẩn ứng cử viên trong cùng một chánh đảng.
30 Tháng Ba 2019(Xem: 9300)
Cho nên, nay kết quả cuộc điều tra mang lại thắng lợi cho TT Trump và đảng Cộng Hòa cầm quyền - nếu không gì xảy ra bất ngờ - thì TT Trump sẽ tái đắc cử dễ dàng hơn trước đây.
28 Tháng Hai 2019(Xem: 10655)
Một số nhận định sau đây về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, đức dục, và triết lý giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ qua thu thập tài liệu rất hạn hẹp và kinh nghiệm cá nhân của tôi do đó rất chủ quan...