Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Một số kinh nghiệm về 20 năm nền giáo dục miền Nam (phần 2)

12 Tháng Tám 201611:25 SA(Xem: 12558)
GS. Nguyễn Văn Lục - Một số kinh nghiệm về 20 năm nền giáo dục miền Nam (phần 2)
Một số kinh nghiệm về 20 năm nền giáo dục miền Nam (phần 2)

Các học trò trường công lập

Thầy trường công và nhất là học trò trường công thì khác xa về trình độ học vấn so với học trò trường tư. Một đằng trình độ tương đối đồng đều, có chọn lọc khi thi tuyển vào lớp đệ thất. Một đằng hỗn tạp, giỏi thì ít mà dở thì nhiều, kỷ luật cũng kém. Nói chung kém mọi mặt.

Cho nên tỉ lệ thi đỗ ở trường tư chỉ 15% đến 30% tùy trường. Tỉ lệ thi đỗ ở trường công từ 75% trở lên.

Sự đồng đều ấy cho thấy không có nạn chạy chọt, đút lót để cho con vào đệ thất trường công. Có những gửi gấm rất con người dù người khó tính đến đâu cũng phải chấp nhận. Như con bác cai trường, con thầy giám thị. Thú thực, chưa một ai gửi gấm tôi trong các kỳ thi đệ thất; gửi ai khác tôi không biết, dù chỉ một lần.

Điều đó chỉ ra tính cách nghiêm chỉnh của các kỳ thi, dù là thi đệ thất. Các kết quả dưới đây tự nó nói lên điều ấy mà không cần một lời biện minh.

Nhưng ngoài việc học giỏi, đừng quên một điều không kém quan trọng: Có kỷ luật. Nhờ có kỷ luật mà thầy-trò làm nên chuyện. Không thuộc bài phải thuộc bài. Không thể lười, muốn lười cũng không được. Trường nào kỷ luật kém thì việc học cũng xa sút,

Dưới đây xin được nêu ra vài bằng chứng cụ thể.

Trong giai phẩm xuân Gia Long 1968-1969 cho thấy một vài số liệu sau đây:

Kỳ thi tú tài I năm 1968, năm Mậu Thân có 89,73% trúng tuyển trong tổng số 760 học sinh dự thi, trong đó có 16 thí sinh đậu hạng ưu, 98 đậu hạng Bình và 198 đậu hạng Thứ.

Kỳ thi tú tài phần II năm 1968 có 79,10% trong tổng số 536 học sinh dự thi, trong đó có 7 đậu ưu, 38 đậu Bình và 114 đậu Bình thứ. (Bình thường thì tỉ lệ thi đậu của tú tài II thường cao hơn tỉ lệ của tú tài I, vì đã được sàng lọc ở tú tài I như trường hợp trường Petrus Ký).

Trong số đó, 159 thí sinh đậu Ưu và Bình trong cả hai kỳ thi được nhà trường thưởng một mề đay bằng vàng tây trên đó có khắc G&L lồng vào nhau.(5) Bà Trần Thị Tỵ, hiệu trưởng trường nữ trung học Gia Long, trường nữ lớn nhất Sài Gòn trước 1975; trong bài trả lời phỏng vấn của một cựu nữ sinh Gia Long, bà Võ Thị Hai, bà hiệu trưởng cũng nhìn nhận rằng:

“Trường học là nơi phải đạt mục tiêu hàng đầu là giáo dục học sinh, có nghĩa là phải rèn luyện để học sinh có đạo đức, có kỷ luật, có trật tự. Phải có trật tự thì các em mới chú tâm nghe giảng, mới có thể học giỏi được. Và cũng phải rèn luyện để các em đi dần đến ý thức tôn tôn trọng kỷ luật một cách tự giác.”(6)

Nói như thế không có nghĩa là không có ngoại lệ đáng tiếc ngoài dự liệu của nhà trường và lòng mong mỏi của ban giám hiệu nhà trường.

Sân trường Gia Long 1931. Nguồn:  tuxtini.com

Sân trường Gia Long 1931. Nguồn: tuxtini.com

Trường Gia Long, vào niên khóa 1971-1972, học sinh lớp 12 C1 có ra một tờ báo Xuân.(7) Chỉ tiếc một điều, trong số báo Xuân ấy, có một đôi câu được gọi là ‘ranh ngôn’ nhằm chế diễu các cô giám thị như sau:

“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời giám thị mà thương học trò.”
(Ranh ngôn một)

“Nhỏ không học, lớn làm giám thị.”
(Ranh ngôn hai)

“Ở đời có ba điều đáng tiếc
Một là việc hôm nay bỏ qua
Hai là đời này chẳng học
Ba là thân này lỡ làm giám thị.”
(Ranh ngôn ba).

Ba Ranh ngôn này nói dỡn chơi với nhau cũng không nên. Vậy mà nó được chính thức đăng trong tờ báo Xuân và sau đó bị tịch thu và tiêu hủy. Phần mỗi cô trong ban biên tập, học bạ mục hạnh kiểm với hai con số zéro.

Tôi không biết bài viết này có được đăng trên Kỷ yếu Gia Long không? Giọng điệu bài viết nay viết lại vẫn giữ nguyên cái ác ý của mấy chục năm về trước.

Đó là điều không nên thứ hai.

Thầy cô giám thị là khổ, một cổ đôi ba tròng. Bao nhiêu tiếng ác đổ lên đầu thầy. Giả dụ chỉ vắng giám thị chỉ một ngày, trường sẽ loạn lên ngay.

Tôi đã từng đi dậy tư nhiều trường. Thầy giáo phải đóng thêm vai giám thị là một nỗi khổ tâm không ít.

Nhất là phần các nữ sinh, phần đức dục trường nào cũng quan tâm kỹ lưỡng. Các nữ sinh phải ăn mặc cho kín đáo nên có việc kiểm soát áo lá. Không có áo trong là không được. Nóng cũng phải mặc. Trước không được và ngay bây giờ cũng có thể không được nữa.

Từ đệ tứ trở lên là các cô đã bắt đầu trổ mã, cứ ngồn ngộn lên. Các cô đi học đâu có phải là dịp trình diễn phái tính?

Các cô hẳn là khó chịu khi từng cô phải đi qua mặt cô giám thị.

Nhưng cô giám thị đã thay mặt nhà trường, nhất là thay mặt cha mẹ các cô uốn nắn cho các cô vào khuôn phép, nề nếp cho nên người.

Các cô muốn nên người hay muốn mất nết? Xin thưa với các cô rằng: kỷ luật là xương sống của một nền giáo dục.

Ngay tại các nước tiên tiến như bên này thì cha mẹ có tiền đều muốn gửi con vào những trường có kỷ luật nghiêm minh.

Và đây là một câu chuyện ám ảnh khôn nguôi của một thời sinh viên. Tôi xin kể lại để thầy rằng ngoài cha mẹ, các thầy cô giám thị rất cần cho chẳng nhưng việc học hành mà còn có vấn đề đào luyện con người.

Chỉ vì một chút bồng bột tuổi trẻ và một chút khờ dại, cô nữ sinh đáng thương dưới đây đã tuyệt vọng tự hủy hoại đời mình và gây nõi đau khổ không bút nào tả xiết cho cha mẹ cô.

Ngay bạn bè trong lớp của tôi cũng không biết chuyện này, cả trường đại học cũng không biết luôn. Tôi nhớ, đó là năm thứ hai đại học. Tức là năm 1961-1962. Một cô nữ sinh Gia Long, lớp đệ nhị, phải lòng một ông bạn của chúng tôi. Cô đã dại đột bỏ nhà ra đi lên Đà Lạt. Khoảng một tuần sau, anh bạn tính mọi cách đưa cô về, gửi chùa Linh Sơn. Chùa không nhận. Tôi cũng không bao giờ hỏi vào chi tiết. Anh bạn ấy cũng không thể nào ngờ diễn biến câu chuyện lại bỗng chốc trở thành bi kịch như thế. Tưởng cô đã ưng thuận trở về gia đình. Trên đường về đến Định Quán nghỉ ăn trưa. Trong một nỗi tuyệt vọng chỉ một mình cô biết, cô đã nhảy vào đầu xe. Người lái xe là một bà đầm. Bà quay đầu xe trở lại Đà Lạt. Trong xe có ba người. Theo anh bạn, hình như cô chưa chết hẳn, còn ngắc ngoải. Nỗi kinh hoàng làm anh như người mất trí luôn. Nhưng rồi một người đã chết. Cô gái bất hạnh. Về đến Đà Lạt, anh bạn cho tôi và hai người bạn khác biết chuyện này để lo liệu, liên lạc với gia đình cô gái. Tôi cũng không còn nhớ tên cô gái nữa. Khuôn mặt cô lúc ấy tôi cũng thật sự không dám nhìn. Có nhìn cũng không rõ, vì ánh sáng mờ mờ của nhà xác. Chỉ biết, đó là nỗi kinh hoàng. Kinh hoàng.

Cho đến nay, hầu như tất cả sinh viên đại học Đà Lạt đã không biết chuyện này, nay nói ra một lần rồi thôi.

Chúng ta hãy tưởng tượng đi, tại nhà xác ở Đà Lạt, một cô gái còn trẻ măng, áo dài trắng, quần trắng đẫm máu nằm thõng thượt trên ghế đá nhà xác Chúng tôi đã chính mắt chứng kiến cảnh này. Còn cảnh nào đau lòng hơn thế nữa!

Học trò trường Petrus Trương Vĩnh Ký.

Sau đây là thành tích học tập niên khóa 71-72

pk72-73b– Tú tài I:

Ban A: dự thi 77, trúng tuyển 71, với 2 Ưu, 112 Bình, 17 Bình thứ, tỉ lệ thi đậu là 92%.

Ban B: dự thi 309, trúng tuyển 285 với 1 Tối ưu, 93 ưu, 62 Bình, 92 Bình thứ. Tỉ lệ 93%.

Ban C: dự thi 12, trúng tuyển 10 với 2 Bình thứ, tỉ lệ 83%

– Tú tài II:

Ban A: 101 dự thi, trúng tuyển 101 với 2 Ưu, 10 Bình, 25 Bình thứ, tỉ lệ 100%.

Ban B: 419 dự thi, trúng tuyển 419 với 11 Ưu, 53 Bình, 114 Bình thứ, tỉ lệ 100%.

Ban C: 52 dự thi, trúng tuyển 52, 7 bình thứ, tỉ lệ 100%.(8)

pk71-72

Những thành tích trên đây của hai trường trung học uy tín nhất của miền Nam nói lên vài điều.

  • Thứ nhất có một truyền thống của trường của các thế hệ trước.
  • Thứ hai, tỉ lệ đỗ cao trong việc tuyển chọn ngay từ năm đệ thất trung học đến năm đệ nhị cho thấy có một sự liên tục đến kinh ngạc. Theo giáo sư Nguyễn Thanh Liêm(9), hằng năm có 6000 học sinh thi tuyển vào đệ thất trường Petrus Ký và chỉ lấy chừng 300-400 em (năm 1964 có 400 học sinh trong 8 lớp đệ thất). Cũng theo gs Nguyễn Thanh Liêm, trong kỳ thi Trung học đệ nhất cấp cuối thập niên 1950, toàn quốc chỉ có một người đậu hạng Bình thôi, người đó là học sinh Petrus Ký. Thi bao nhiêu đậu bấy nhiêu, 100% là một tỉ lệ chỉ có trường Petrus Ký đạt được. (Rất tiếc, tôi không có được số liệu của các trường Chu Văn An, Trưng Vương).
    Điều đó có thể nói thêm là nhà trường từ ông hiệu trưởng đến giáo sư đến các học sinh nằm trong một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, tổ chức kỷ luật nghiêm minh giúp học sinh phải cố gắng chăm chỉ học tập.

Nói chuyện người rồi nói chuyện bên lề của tôi. Tại Nha Trang những năm sau 1960. Tôi còn nhớ kỷ niệm lần đầu tiên đi dạy. Cổ không đeo thòng lọng. Tay không có cặp, chân không có giầy. Chữ nghĩa để trong đầu và cứ thế cầm phấn trước bục giảng.

Tôi vẫn là tôi. Cứ thế ung dung vào cổng trường bằng cửa chính. Bác cai trường chưa biết là ai trông thấy tôi. À cái thằng nào mà lộng quá, nó dám ngang nhiên vào cổng chính dành cho giáo sư. Bác quát, “Anh kia, đi lối này.” Bác quát lần thứ nhất, tôi không biết là quát tôi. Bác tiến gần tôi quát lần nữa. Tôi nghe tiếng quát, ớ ra, biết là bác quát tôi. Tôi nói ú ớ, “Tôi là giáo sư.” Bác để yên. Bước lên bục thềm trường, đụng thầy hiệu trưởng và thầy Cung Giũ Nguyên chứng kiến cảnh đó. Tôi đỏ mặt chào hai người.

Thầy giáo, nghề hay nghiệp?

Ông thầy trường công

Truyền thống triết học Hy-La để lại coi vai trò ông thầy chỉ là bà mụ đỡ đẻ, còn nhiệm vụ đẻ chính là học trò. Chân lý này theo tôi đời đời đúng mãi và là phương châm cho bất cứ nền giáo dục nào. Thầy trường công, ông là ai?

Tỉ lệ thi đỗ cao như trên, phải chăng do ông thầy dạy giỏi? Chỉ đúng một phần. Nói cho đúng, đó là mối tương quan hỗ tương: Trò giỏi thì thầy cũng giỏi. Nếu dùng một thuật ngữ trong triết Thiền luận thì giữa thầy và trò có một khả năng chung là khả năng thấu thị. thầy trò đồng cảm hiểu nhau, bắt được những tín hiệu truyền đi và như thế trò mãi mãi khắc ghi.

Không phải ông thầy nào cũng có được điều này. Nó thật dễ mà cũng thật hiếm hoi.

Trong nhà trường, có nhiều sinh hoạt bên lề như thể thao, báo chí, cắm trại, viếng thăm, đi Picnic, hội thảo, v.v., không phải ông thầy nào cũng sẵn sàng đảm nhận. Thường các thầy trẻ, ít bận gánh gia đình tình nguyện. Dù gì đi nữa cũng phải có lòng. Vì nó tốn hao nhiều công sức và thời giờ.

Và nếu hỏi, ông thầy nào xứng đáng là thầy thì câu hỏi đã có câu trả lời rồi đấy.

Chính các thầy cô gần gũi học trò, hiểu học trò và có thể ảnh hưởng trên tâm thức người trể tuổi, để lại dấu ấn trong tâm trí đến khó quên.

Tôi xin dẫn bằng vài chứng minh cụ thể.

  • Thầy Nguyễn Viết Long, trường Ngô Quyền Biên Hòa

Ông là một giáo sư trẻ tuổi, mới về trường. Gốc Bắc, cử nhân luật, hình như đang tập sự luật sư thì phải. Ông ăn nói hay, hùng biện, nhiệt tình, cởi mở chừng mực. Mới vào nghề mà tay nghề như thế kể là vững.

Học trò các lớp đệ tứ do ông phụ trách đón ông với niềm hân hoan. Nhất là lớp Tứ 3, do ông phụ trách hướng dẫn. Trò mới lớn, thầy chập chững bước vào nghề với một tấm lòng trong sáng mà theo thuật ngữ tôi nói ở trên, ông có khả năng thấu thị.

Cho nên, tôi chẳng lạ gì sau này có đến ba học trò, nay đã thành danh, viết về ông.

Ông xứng đáng được như vậy.

Chỉ đáng tiếc, nay trông ông đã khác nhiều so với thủa xưa.(10)

Bài đầu tiên nhan đề Thầy cũ, thầy mới, do Cô Võ Quách Tường Vi – Ngô Quyền khóa 10 – chấp bút.

Tôi đặc biệt lưu ý đến cử chỉ của thầy Nguyễn Viết Long đã đến thăm gia đình cô khi căn nhà cô ở đã bị cộng sản pháo kích đổ sụp. Cô nhắc nhở đến những kỷ niệm khó quên khi nhà bị VC pháo kích chỉ còn là đống gạch vụn. Thầy Long và mấy người bạn của thầy ở trường kỹ sư Phú Thọ đã đến thăm gia đình và ở lại dùng bữa trưa thanh đạm. Bếp là ba viên gạch chụm lại, mái che bằng một mái tôn che tạm trên 4 chiếc cọc. Cảnh ấy thật khó quên khi nghĩ đến cộng sản.

Vậy mà ở nơi đây có những tiếng cười và hẳn là chan chứa tình người, giữa ba của Tường Vi và mấy thầy giáo.

Và cô kết luận: “Thầy Long, thầy cũ, thầy mới này lúc nào cũng ở trong tâm hồn của tôi và những học trò của Thầy năm xưa.”

Còn phần thưởng nào lớn hơn cho ông thầy?

Bài thư hai của cô Võ Thị Ngọc Dung nhan đề, Trong và ngoài khung cửa lớp.

Đề tựa này rất là ý nghĩa bởi vì nó nói lên cái tương giao thầy-trò không chỉ quy định trong lớp học, mà còn ngoài lớp học. Và chính ở cái không gian ngoài lớp học trong những lần đi picnic, làm báo, hội thảo, sinh hoạt mới đan kết lên những điều đáng ghi nhớ nhất. Cô Dung viết:

“Trong năm học này, Thầy khuyến khích chúng tôi làm những bài thuyết trình và đồng hành với lớp chúng tôi trong các buổi picnic ở thảo cẩm viên, Cù Lao phố. Không biết tình cờ hay thế nào mà bất cứ cuộc vui nào của lớp chúng tôi luôn có cặp ba: Thầy Nguyễn Viết Long, thầy Nguyễn Văn Phú và thầy Trần Văn Phúc. Thầy còn soạn thảo kế hoạch chương trình cho lớp chúng tôi kết nghĩa với trường Quốc Gia Nghĩa Tử ở Thủ Đức với những buổi sinh hoạt du khảo thật thú vị.”

Cô Võ Thị Ngọc Dung viết tiếp như một lời kết luận đẹp:

“Dù qua bao biến động. Thầy vẫn là một trong những vị giáo sư mà chúng tôi rất ngưỡng mộ trong các năm học ở Ngô Quyền. Có lẽ sự nhiệt tình, năng động đầy sáng tạo của thầy đã lôi cuốn và làm nảy sinh trong lòng chúng tôi lúc ấy những ước mơ, hoài bão vào đời thật cao đẹp, đầy tự tin và cho đến nay nó đã trở thành động lực, kim chỉ nam đưa đến những thành tựu mà chúng tôi và các học trò ngày xưa của thầy đã đạt được.”

Võ Thị Ngọc Dung – NQ, K11.

Bài thứ ba Thầy với sinh hoạt Hiệu đoàn.

Cô Nguyễn Trần Diệu Hương là người trẻ nhất trong đám ba người viết. Và cô chú trọng đến những sinh hoạt hiệu đoàn mà thầy Long tham dự.

Tôi không thể ngờ là đã có những buổi thuyết trình về các tác phẩm văn học như “Bò sữa gặm cỏ cháy” của Duyên Anh, “Nói với tuổi hai mươi” của Nhất Hạnh, “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh. Và nhất là chọn ban khi vào đệ nhị cấp và chọn ngành khi vào đại học. Và cô kết luận:

“Những gì thầy hướng dẫn, dạy bảo tụi em vẫn còn đó… Dù muộn màng, em xin kính cám ơn thầy. Và mong thầy luôn an nhiên, vui khỏe. Học trò của thầy, các chs Ngô Quyền lưu lạc khắp nôi trên thế giới vẫn luôn luôn nhớ đến thầy.”

Nguyễn Trần Diệu Hương. NQ. K.15.

Tôi có cần viết thêm điều gì nữa không? Thưa chắc là không.

Nếu có thì tôi sẽ viết thế này: Ông đúng là có phong cách làm thầy giáo, đi đâu cũng có cái cặp. Ông làm những việc xem ra nhỏ, nhưng lại có tầm vóc lớn. Tầm vóc lớn bởi vì nó có tầm ảnh hưởng đến cả đời một người tuổi trẻ.

  • Thầy Phạm Xuân Ái, giáo sư Pháp Văn trường Petrus Ký.

Trước khi viết về thầy Phạm Xuân Ái, xin ghi chú vài nét về ngôi trường lớn nhất miền Nam này.

Trường Petrus Ký vốn có một truyền thống lâu đời mà mỗi học sinh mỗi ngày khi bước vào cổng trường đều nhìn thấy hai câu đối khắc hai bên cổng trường:

Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.(11)

Một trong những sinh hoạt ngoài học đường là các kỳ Đố vui để học được thực hiện khi Việt Nam được Mỹ cung cấp trang bị đài truyền hình trắng đen, số 9 dưới thời ông Nguyễn Cao Kỳ.

Chương trình mới mẻ này có sức thu hút rất lớn đối với học sinh và cả phụ huynh nữữa. Chương trinh do giáo sư Vũ Khắc Khoan điều khiển và giáo sư Đinh Ngọc Mô phụ trách.(12) Phải nói ông Đinh Ngọc Mô là cái đinh của chương trình này.

Ông là người có tài và từng thủ diễn vở kịch Thành Cát Tư Hãn của giáo sư Vũ Khắc Khoan. Sau đó, ông sang Pháp tu nghiệp thêm về Vô tuyến truyền hình và người thay thế ông trong chương trình Đố vui để học là giáo sư Cao Thanh Tùng.

Xin trích lại bài viết của tác giả Nguyễn Việt Dũng viết về người những thầy của mình, cả thầy Phạm Xuân Ái, và cuộc tranh tài giữa hai trường công uy tín nhất miền Nam.

“Tôi đã được đọc hồi ký của một số bạn thời còn mài đũng quần trên ghế nhà trường thế hệ 1964-71. Kỷ niệm đẹp nhất tôi còn giữ lại trong suốt 7 năm trung học dưới mái học đường Petrus Ký thân yêu có lẽ là chuyến ra quân chiến thắng vào tháng 2 năm 1971 với trường Chu văn An. Khi học được nửa năm, Thầy Phạm Xuân Ái (nay đang sống ở Aubervilliers bên Pháp) thông báo cho tôi biết được chọn cùng với 5 bạn khác đi thi đấu trong chương trình “Đố Vui Để Học” số 95 (thu hình ngày 14/2/1971, phát hình ngày 21/2/1971) của đài truyền hình trên băng tần số 9. Đối thủ của chúng tôi không ai khác hơn là đội Chu văn An. Thầy Ái còn nói thêm có trường gì ở trên Thủ đức đã thách trường Petrus Ký đấu với trường của họ, nhưng Thầy Ái nói rằng phía Petrus Ký từ chối, viện cớ là trường lớn và nổi tiếng của chúng ta không thi thố với trường quận vô danh tiểu tốt. Thật ra thì Thầy Ái nói riêng với chúng tôi: ‘Tụi bây không bì kịp với bọn mọt sách ấy đâu. Tụi bây vừa học vừa chơi, còn người ta là dân chủng viện, học ở trường thầy dòng, suốt ngày cấm cung học hành đấy.’ Giờ thì có dịp tranh tài với trường Chu Văn An ngang tài ngang sức. Trường Chu Văn An chuyên môn dạy toán ở đệ nhị cấp (chỉ có ban B thôi). Petrus Ký thắng thế hơn ở chỗ đa dạng, ban A (Vạn vật) có, ban B (Toán học) cũng có, ban C (Văn chương) cũng có nốt.

Trong đội của trường Petrus Ký có 6 ứng viên, 3 thiệt thọ, 3 dự khuyết. Tôi và Lê Trí Đạt đại diện cho ban B. Còn Lương văn Hy đại diện cho ban C. Tôi nhớ trong hàng ghế dự bị có Lê Nhơn Lộc học lớp 12A1. Lê Trí Đạt đã từng thi Đố Vui Để Học trên danh nghĩa cá nhân trước đó và đã trúng giải cùng với hai bạn khác. (Sau này Lê Trí Đạt đi du học ở Đức, sau lại di dân sang Mỹ, bây giờ thì bặt tăm). Phía Chu văn An có Vương Đình Điềm từng đậu hạng tối ưu trong kỳ thi Tú tài 1. Dù sao trong buổi thi đấu trên “võ đài” kiến thức tổng quát, ít khi thấy Vương Đình Điềm múa môi khua miệng. Còn tôi thì có tật trả lời liên miên, trật cũng nói, trúng cũng nói. Bởi vậy, dù lúc đầu chúng tôi dẫn trước trường Chu văn An với tỷ số 40/20, nhưng vì chúng tôi trả lời sai hơi nhiều nên giữa chừng (phút thứ 15) chúng tôi bị qua mặt với tỷ số 53/77. Người điều khiển chương trình là Cao Thanh Tùng lại nói là “Petrus Ký rượt gần kịp Chu văn An”. Chỉ 5 phút sau, chúng tôi qua mặt trường Chu văn An trở lại với tỷ số 78/77. Ở phút 25, tỷ số là 118/82. Cuối cùng chúng tôi cũng chiến thắng: 175 điểm, trường Chu văn An được 117 điểm. Thật hồi hộp khi bị vượt qua. Thầy Ái, “ông bầu” của chúng tôi, sốt ruột nên lập tức thay người, cho Lê Trí Đạt học lớp 12B6 ra nghỉ, và đưa Phan Hồng Châu học lớp 12B4 vào thay. Điều này hơi lạ vì Phan Hồng Châu không có tên trong danh sách dự bị. Vì thế khi thắng cuộc chúng tôi chia chiến lợi phẩm ra làm 7 phần bằng nhau, chứ không chỉ chia cho 6 người.

Chúng tôi vẫn còn biết ơn các thầy cô đã góp phần đào tạo chúng tôi kỹ lưỡng. Tôi còn nhớ trước khi ra quân, thầy Phạm Xuân Ái, thầy Phạm Ngọc Đảnh (từng sống ở Đức nay đã qua đời), thầy Dương Ngọc Sum (nay ở Mỹ) đã “quay” chúng tôi trong thư viện ở trường để thử sức. Chúng tôi phải biết rõ UNESCO, UPI, ILO, WHO, v.v… là chữ viết tắt của các tổ chức quốc tế nào. Ngoài ra, thầy Đảnh còn hỏi chúng tôi thêm về những chữ viết tắt tiếng Đức như SS, SA, Gestapo, v.v…

(T) Lương văn Hy lãnh phần thưởng hạng nhất toàn trường. (P) Nguyễn Việt Dũng lãnh phần thưởng hạng ba toàn trường. Saigon, 24/5/1971. Nguồn: NVD/HAH Petrus Trương Vĩnh Ký Úc châu

(T) Lương văn Hy lãnh phần thưởng hạng nhất toàn trường. (P) Nguyễn Việt Dũng lãnh phần thưởng hạng ba toàn trường. Saigon, 24/5/1971. Nguồn: NVD/HAH Petrus Trương Vĩnh Ký Úc châu

Riêng tôi thì thường xuyên la cà các thư viện có gắn máy lạnh để nghiên cứu cá nhân. Tôi thích tra cuốn “Kỷ lục thế giới” (World’s Guinness Book) để biết sông nào dài nhất, núi nào cao nhất, hố đại dương nào sâu nhất hoàn cầu, v.v… Tôi thích thám hiểm không gian nên cũng học luôn bản đồ mặt trăng, nhờ vậy đã trả lời được câu hỏi “ở đâu có miệng núi lửa Copernic?” “Trên mặt trăng”. Chính xác!

Chúng tôi trả lời được một câu hỏi về Vạn Vật nhờ thầy Nguyễn Ngọc Nam (từng sống ở Đà lạt nay đã qua đời): “Tế bào con người có bao nhiêu nhiễm sắc thể?” “46”. Câu hỏi khiến cả hai đội đều bí là một công thức hóa học nếu đọc ra thì là tri-ni-trô tô-lu-en tức chất nổ TNT. Thật ra, cho đến lúc đó chúng tôi chưa học xong chương trình lớp 12. Một câu hỏi khác cũng về hóa học mà cả hai đội không biết là tên thông dụng của glu-ta-mát monosodium. Là bột ngọt! Chúng tôi được ông Cao Thanh Tùng, người điều khiển chương trình, khen là có tinh thần đồng đội cao vì với câu hỏi “‘Tám tiết’ trong ‘bốn mùa, tám tiêt’ là gì?”, một bạn Petrus Ký đáp: “Lập đông”. Người khác tiếp: “Lập xuân”. Người này tiếp: “Lập hạ”. Một người khác nói nốt: “Lập thu”. Rồi: “Xuân phân”. Rồi: “Hạ chí”. Người khác tiếp: “Thu phân”. Cuối cùng: “Đông chí”. Như vậy ba người chúng tôi thay phiên nhau trả lời thay vì chỉ có một người giành nói hết.

Chúng tôi còn phải cám ơn thầy Lê Bá Kim dạy môn công dân giáo dục đã cho chúng tôi biết Proud’hon người Pháp đã nói câu: “Tư sản tức là ăn cắp”, nhờ đó chúng tôi đáp được câu hỏi này ghi thêm điểm số cho đội Petrus Ký.

Dù sao, chúng tôi chịu thua trước câu hỏi toán học về ma phương (hình vuông 16 ô, 12 số có sẵn, và 4 số kia phải tìm). Vì hồi hộp nên chúng tôi đã quên đó chỉ là vấn đề giải một hệ thống phương trình 4 ẩn số gồm 6 đẳng thức bậc nhất!

Dù sau, nhờ có các thầy dạy toán của các lớp 12B (Vũ Đình Lưu và Lê văn Đặng) mà chúng tôi trả lời được câu hỏi: “Ai đã phát biểu những câu này: (1) Qua hai điểm trong mặt phẳng không có đường thẳng nào đi qua, (2) Qua hai điểm trong mặt phẳng chỉ có một đường thẳng đi qua. và (3) Qua hai điểm trong mặt phẳng có hai đường thẳng đi qua”. Người thứ nhất là Riemann người Đức, người thứ hai: Euclid người Hy Lạp, và thứ ba: nhà toán học Nga Lobachevsky.

Thôi, không cần nói gì thêm nữa. Giờ đây đã có phần ghi âm. Muốn biết thêm, chỉ cần nghe lại toàn bộ chương trình 30 phút dưới dạng MP3. Vậy là 3 chàng ngự lâm pháo thủ PK71 đã tái xuất giang hồ sau 45 năm: Lương văn Hy đang sống ở Toronto, Canada; Phan Hồng Châu đang sống ở Texas, Hoa Kỳ và Nguyễn Việt Dũng đang sống ở Biên Hòa, Việt Nam.”(13)

Mẫu người thầy

Qua nhưng mẫu người thầy trên, tôi tạm chia ra có 3 mẫu người thầy.

  • Cô Trần Thị Tỵ, mẫu người thứ nhất. Bà là Hiệu trưởng trường nữ trung học Gia Long.

cotranthityCó thể nói về bà vì đã gặp trong dịp tôi là giám khảo kỳ thi tú tài II, Ban C mà bà là chánh chủ khảo.

Nhớ lại, bà là một phụ nữ độc thân, nhưng lại không có cái bề ngoài xã giao như thường tình. Bà không có thói quen nói cười, giả lả xã giao với người này người kia. Bà cho mọi người thấy: bà chỉ có công việc và trách nhiệm.

Cái bề ngoài lịch sự, ăn nói chừng mực, vừa đủ. Nhưng thật sự bên trong cứng rắn trong công việc và không ai có thể trách cứ bà điều gì. Tinh thần trách nhiệm cao ấy hẳn làm nhiều người nể phục. Học trò hiểu biết thì phải kính mến bà, trân trọng bà.

Nhưng điều tôi vẫn chưa hiểu là một người phụ nữ như bà, làm thế nào bà đã có thể điều hành một trường học dưới mái trường XHCN?

Sau khi trích dẫn bài viết này, tôi nhận ra phong cách của thầy Nguyễn Viết Long và thầy Phạm Xuân Ái là hoàn toàn trái ngược nhau.

  • Thầy Nguyễn Viết Long, mẫu người thầy thứ hai

thaynvlThầy Long là mẫu người trẻ năng động, lý tưởng và đi sát với học sinh ở các lớp đệ tứ. Mẫu mực ấy rất thích hợp cho các học sinh mới lớn lên. Và ông Hiệu trưởng có mắt lắm nên đã trao trách nhiệm Hiệu đoàn phó cho ông.

  • Thầy Phạm Xuân Ái, mẫu người thầy thứ ba

Tôi không có cái may mắn được biết thầy Ái. Nhưng qua cách mô tả của học trò, tôi hình dung ra được một ông thầy vừa nghiêm nghị, vừa khôn ngoan tùng trải, vừa chững chạc và thân mật với học trò như cha-con.

Thầy Phạm Xuân Ái, già dặn hơn, hiểu đời và nhất là hiểu học trò hơn ai hết. Ngôn ngữ giao thiệp giữa thầy trò họ cũng thân mật và gần gũi hơn. Tôi thích thú lối xưng hô giữa thầy trò họ. Thầy Phạm Xuân Ái điều khiển không phải học trò đệ tứ mà lớp đệ nhất sắp lên đại học.

Qua một vài chút phác họa của học trò thầy, sự già dặn của thầy thật đáng nể. Tôi thích nhất đoạn văn viết thầy từ chối cho những con gà của mình đối đầu với một trường thầy dòng nhỏ.

Bề ngoài thầy tuyên bố không nhận lời thách thức của trường dòng tu. Nhưng với riêng học trò, ông lại nói thật là tụi bay đấu với họ là thua, vì họ chăm.

“Thầy Ái còn nói thêm có trường gì ở trên Thủ đức đã thách trường Petrus Ký đấu với trường của họ, nhưng Thầy Ái nói rằng phía Petrus Ký từ chối, viện cớ là trường lớn và nổi tiếng của chúng ta không thi thố với trường quận vô danh tiểu tốt. Thật ra thì Thầy Ái nói riêng với chúng tôi: ‘Tụi bây không bì kịp với bọn mọt sách ấy đâu. Tụi bây vừa học vừa chơi, còn người ta là dân chủng viện, học ở trường thầy dòng, suốt ngày cấm cung học hành đấy.’”(13)

Có thể ông chỉ cốt dằn cái hiếu thắng của đám học trò của ông chứ họ vị tất đã thua học trò trường thầy dòng.

Thầy Ái đúng là mẫu người lãnh đạo.

Nói chung thì cả ba mẫu người ấy phản ánh đúng cái tựa đề của cô Dung, Trong và ngoài khung cửa lớp.

Ai_PhongCác thầy nay được học trò nhắc nhở đến nhiều nhất, chính là nhờ những sinh hoạt ngoài khung cửa lớp. Tôi cũng được nghe học trò vẫn nhắc lại thầy của họ sau cả nửa thế kỷ rời ghế nhà trường vì những bài học ngoài bài giảng hàng tuần như thầy Dương Hồng Phong, dậy Anh Văn, đối với học trò của ông ở Petrus Ký. Ông đã ảnh hưởng đến cả thế hệ học sinh không phải vì những bài học trong những cuốn “English For Today” mà bằng một câu tiếng Việt, “Các anh phải đi, và các anh phải về.” “Đi” ở đây là đi du học, và “Về” là về để xây dựng đất nước. Và thầy Phong luôn nhấn mạnh chữ “Về” như thể lo rằng học trò của thầy nghe chưa rõ.

Trước khi chắm dứt bài viết này, tôi cũng muốn nói thêm một chút về một ông thầy dạy ở Đại học mà sự quý mến của sinh viên cũng không khác gì lắm của giới học sinh trung học.

Tôi có nhận được một cuốn sách từ trong nước gửi ra và tác giả Ngô Văn Long, một bác sĩ, có nhã ý tặng tôi qua trung gian một người bạn của ông.

Ông viết về bạn bè trường Y Khoa của ông vào cuối năm 1975. Nhưng trong dòng chia xẻ giữa bạn bè, ông đã dành ít trang để nói về người thầy của ông và đám bạn bè: Thầy Hoàng Tiến Bảo đã mất ngày 20-1-2008.(14)

Nhan đề bài viết là Nhớ thầy.(15)

“Không thiếu gì những giáo sư y khoa nổi tiếng lỗi lạc cả một thời. Nhưng chính sự gần gũi với học trò đã tạo ra sợi dây liên lạc hữu cơ. Với thầy, chúng ta bao giờ cũng có những tình cảm thật gần gũi, như một người cha, dù đối với việc học hành bao giờ thầy cũng rất nghiêm ngặt, đúng quy tắc… thầy như một tấm gương. Từ cách làm việc, cách sống, tình yêu thương đối với học trò, sự tận tụy, óc hài ước, sự thông minh.”

Vài dòng đóng lại

Nhìn lại 20 năm giáo dục miền Nam, một thời gian quá ngắn, nhưng lại để lại một di sản quá lớn. Hàng triệu học sinh các cấp đã hưởng thụ được một nền giáo dục nhân bản để thành người hữu dụng.
Họ có thể sau này trở thành một người lính ngoài mặt trận, một chuyên viên, một người lãnh đạo thì cái cội nguồn giáo dục ấy vẫn giúp họ trong khi thi hành trách nhiệm của họ.

Nói chung và vắn tắt, đó là một môi trường giáo dục lành mạnh, ‘sạch’. Nếu cá sống cần biển sạch thì con người cũng cần một môi sinh, môi trường sạch.

Đây là vốn đầu tư lớn nhất mà chúng ta được thừa hưởng khi nhìn vào những thành quả lớn lao mà người Việt ở hải ngoại đã đạt được.

Người trồng lúa đợi một mùa thì có lúa ăn. Nhưng trồng người thì có khi phải chờ đợi nhiều năm!

Thầy Nguyễn Văn Lục (tác giả) và các nam sinh trường Trung Học Ngô Quyền. Nguồn: ngo-quyen.org

Thầy Nguyễn Văn Lục (tác giả) và các nam sinh trường Trung Học Ngô Quyền. Nguồn: ngo-quyen.org

Đó là kết quả của nghề thầy.

Ngày hôm nay nhìn lại, uống nước nhớ nguồn, lòng ta ở đâu thì trường ta ở đó.

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Bài do tác giả gởi. DCVOnline hiệu đính và minh hoạ.

(1) Chuyện ông Carnot nhan đề Học trò biết ơn thầy, trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư (Sách tập đọc và tập viết) Lớp Dự bị do Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận biên soạn. Nha Học chính Đông Pháp xuất bản (1935).
(2) Nguyễn Tấn Bi, “Lớp tiếp liên (cours des certifiés) năm 1949”
(3) Dương Thiệu Tống, “Suy Nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại”, trang 289.
(4) Dương Thiệu Tống, Ibid., trang 281.
(5) Bài viết của Võ Thị Hai, Saigon 7-2000, nhan đề Cô Trần Thị Tỵ – Người đã dành cả đời mình cho giáo dục lớp trẻ, đăng trên báo Đi Tới, số 37-38, năm 2000, trang 157.
(6) Võ Thị Hai, Ibid., trang 157.
(7) Tôn nữ Hương Bình, “Từ Ranh ngôn đến ác mộng”, báo Đi Tới, số 83, 2005, trang 89.
(8) Thành tích Học tập niên khóa 1971-1972, Kỷ yếu Trung học Trương Vĩnh Ký, 1971-1972, trang 99.
(9) Nguyễn Thanh Liêm, Trường Petrus Trương Vĩnh Ký, Saigon, Đi Tới, số 37—38, năm 2000, trang 17.
(10) Xem trang điện tử ngo-quyen.org, phần Một góc thầy cô.
(11) 孔 孟 綱 常 須 刻 骨 / 西 歐 科 學 要 銘 心: hai câu đối của Giáo sư Ưng Thiều có nghĩa là: Đạo lý cương thường của Khổng Mạnh: nên khắc vào xương / Kiến thức khoa học của Tây Âu: cần ghi vào lòng.
(12) Đinh Ngọc Mô tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Pháp văn Đà Lạt, niên khoa 1965. Sau đó, ông được đi tu nghiệp bên Pháp và chương trình do giáo sư Cao Thanh Tùng diều khiển.
(13) Nguyễn Việt Dũng, “Một Chuyến Ra Quân”, Hội Ái hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc châu, 2016.
(14) Thầy Bảo còn có hai người anh em là giáo sư đại học Hoang Quốc Trương, đại học khoa học và Hoàng Khải Tiệp. Cả hai đều đi tu và làm linh mục.
(15) Ngô Văn Long, “Góp nhặt dông dài”, trang 50.


Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline
25 Tháng Hai 2019(Xem: 9166)
Có lẽ hi hữu nhứt cho một Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế là - trong thời đại hàng không bay chớp nhoáng - có một phái đoàn dùng phương tiện giao thông "thô sơ" bằng xe lửa
25 Tháng Hai 2019(Xem: 10131)
Bài viết sau đây chỉ là một số thu thập tài liệu và nhận xét hạn hẹp rất chủ quan của tôi về giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ do đó có thể có nhiều thiên kiến.
05 Tháng Hai 2019(Xem: 9434)
Thực vậy nhìn lại dòng lịch sử VN trên 4000 năm sẽ thấy có nhiều năm Kỷ Hợi "đặc biệt" đối với sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Điển hình nhứt là 2 biến cố lịch sử:
04 Tháng Hai 2019(Xem: 10496)
Vốn là người lạc quan nên người viết có nhiều mong đợi và tin tưởng vào tương lai con người và gia đình Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước.
26 Tháng Giêng 2019(Xem: 17515)
Bài viết sau đây chỉ là kinh nghiệm và nhận định chủ quan về việc học và dạy học tại Việt Nam và tại Hoa Kỳ của chính tôi. Do đó có thể rất chủ quan, hạn hẹp và có nhiều thiên kiến.
26 Tháng Giêng 2019(Xem: 9989)
Thiện ý bao giờ cũng trang bị đầy đủ. Thiện chí bao giờ cũng có thừa. Chinh vì cái có thừa đó mà trong triết học tôn giáo mới có một nhận xét mỉa mai như sau: Ở dưới Hỏa ngục thì đầy những kẻ có thiện chí.
19 Tháng Giêng 2019(Xem: 9512)
Hay nói theo kiểu triết lý hiện sinh: Hỏa ngục chính là cái nhìn của kẻ khác. Nhìn cây thấy rừng, phải rồi. Nhưng đôi khi phải vào rừng mới biết cây thế nào.
12 Tháng Giêng 2019(Xem: 10320)
Nụ cười của bậc Giác Ngộ là nụ cười của đức Phật đã thành. Còn nụ cười của chúng ta là nụ cười của Người Giác ngộ sẽ thành vậy.
31 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 10001)
Như vậy hy vọng trong Năm Mới, độc giả thưởng thức được một tác phẩm có cái nhìn hoàn toàn mới về truyện kiếm hiệp Kim Dung, mà bỏ qua không đọc thì rất uổng.
31 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 17578)
Tuy đề tài là như vậy, nhưng không phải chờ đến năm mới chúng ta mới làm mới cuộc sống của chúng ta, mà chúng ta có thể làm mới cuộc sống của chúng ta bất cứ lúc nào khi chúng ta tỉnh ngộ.
17 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9374)
Hình như đây là nỗi đau khốn khổ nhất đời bà mà không có chỗ bù trừ. Mất con, hầu như mất cả cuộc đời còn lại.
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9679)
Trong gần 2 năm qua, mỗi khi có một hội nghị quốc tế thượng đỉnh thì luôn luôn có những diễn tiến bất ngờ mà hiếm ai có thể tiên đoán trước được.
01 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 7685)
Cho nên, cho đến bây giờ, tôi vẫn thấm thía khi đọc mấy câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến khi viết về Chợ Đồng. Cũng như sau này, tôi có dịp được sống trọn vẹn những phiên chợ miền cao mà tôi đã mô tả trong truyện Dì Xinh.
18 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9286)
Việc tranh chấp giữa Cố Tế và cô Mến đã qua đi như nước chảy qua cầu và hầu như chỉ còn là câu chuyện của mấy người luống tuổi trong làng từng chứng kiến hay nghe kể lại.
12 Tháng Mười Một 2018(Xem: 4829)
Chửi đã hay mà chúc dữ như thế cũng không chê vào đâu được. Phần bà Trùm làm dấu Thánh Giá xin Chúa rộng lòng thương xót cất tội cho mọi người.
11 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9471)
So sánh với các cuộc bầu cử giữa kỳ trong quá khứ,- nhứt là cuộc bầu cử 2014 dưới thời TT Obama - lần này dưới thời TT Trump thì quả khác xa.
04 Tháng Mười Một 2018(Xem: 4728)
Lịch sử xây nhà thờ làng Yên Phú là một lịch sử đầy oan trái. Những cánh đồng lúa của bổn đạo mới trong làng – như những luống cầy vỡ đất mà mỗi luống cầy hằn lên những đau thương, tủi nhục và mồ hôi nước mắt.
22 Tháng Mười 2018(Xem: 9255)
Bầu cử giữa nhiệm kỳ TT (midterm elections) là một điểm độc đáo của hiến pháp Hoa Kỳ mà xét ra không có quốc gia nào trên thế giới có được
20 Tháng Mười 2018(Xem: 9796)
Vấn đề tôn giáo và kỳ thị chủng tộc là những đề tài nóng hiện nay. Nó đã gây ra biết bao cuộc chém giết đẫm máu những người vô tội hầu như vô phương giải quyết.
20 Tháng Mười 2018(Xem: 15434)
Đền thờ Tiên Sư tỉnh Biên Hòa xưa (tỉnh Đồng Nai hiện nay) được đặt ở vị trí trang trọng nhất của Trường Tiểu học Nguyễn Du, một ngôi trường trên trăm năm tuổi tại thành phố Biên Hòa.
13 Tháng Mười 2018(Xem: 9375)
Cuộc phỏng vấn trên truyền hình của đài ABC News hôm thứ sáu (12/10) vừa qua với Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump đã gây sôi nổi ...
13 Tháng Mười 2018(Xem: 9322)
Kể từ năm 1970, các buổi lễ chính thức để tưởng niệm nền Đệ nhất Cộng hòa -tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đình Diệm- đã được tổ chức công khai ở Saigon.
07 Tháng Mười 2018(Xem: 9179)
Thực vậy cuộc biểu quyết tín nhiệm Thẩm Phán Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện được ghi nhận gay go, rắc rối, ồn ào và kết quả thay đổi bất ngờ & mong manh nhứt trong lịch sử Mỹ.
05 Tháng Mười 2018(Xem: 5255)
Ông còn nhắc nhở làm sao quên được những câu thơ của Tố Hữu, nhà thơ chính thức của Đảng đã viết vào năm 1953, khi Stalin chết.
30 Tháng Chín 2018(Xem: 9006)
Tính đến nay, Đức Phật đã nhập diệt 2,562 năm, nhưng Giáo Lý cao siêu mà Ngài đã dày công hoằng dương trong 45 năm dài vẫn còn lưu lại cho nhân thế.
28 Tháng Chín 2018(Xem: 10026)
Về hai cuốn sách tiếng Anh và Pháp có thể nói rõ bản tiếng Pháp là bản dịch từ bản tiếng Anh. Có thể có một hai chỗ sửa đổi của Bùi Tín theo như lời nói đầu...
23 Tháng Chín 2018(Xem: 4582)
Thực tập Pháp Như Thật chúng ta rút kinh nghiệm để huấn luyện cái Tâm của mình. Quan trọng là làm sao cho Tâm luôn an trú trong "bây giờ và ở đây"
21 Tháng Chín 2018(Xem: 10585)
Bùi Tín đã vĩnh viễn ra đi tại Paris. Cát bụi đã trở về cát bụi cho một kiếp nhân sinh, nhưng tiếng và tăm qua ngòi bút của ông còn ở lại.
14 Tháng Chín 2018(Xem: 8223)
World Cup 2018 đã chấm dứt. Nước Pháp đoạt giải vô địch bóng đá thế giới. Kỳ tích lần thứ hai đến với nước Pháp sau 20 năm vắng mặt
31 Tháng Tám 2018(Xem: 8874)
Nhớ lại hồi còn thiếu niên, chúng tôi ở trong nội trú với hơn 100 đứa trẻ mà chỉ có ba bàn bóng bàn. Giờ nghỉ ai chơi, ai không chơi? Chúng tôi tự đặt ra hai luật
25 Tháng Tám 2018(Xem: 9430)
Cuốn Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm sẽ giúp bạch hóa một số điều đã bị ngộ nhận theo tin đồn hoặc theo những luận điệu bôi bẩn, chụp mũ của một số người.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 19692)
Bài viết sau đây chỉ là kinh nghiệm của chính tôi khi làm khải đạo tâm thần, cá nhân, và hướng nghiệp tại thành phố Portland thuộc tiểu bang Oregon trong khoảng thời gian từ năm 1978 tới năm 2007.
18 Tháng Tám 2018(Xem: 9683)
Con đường tu Thiền là con đường đi về ngôi nhà tâm linh của mình. Trên đường đi phải qua nhiều cửa ải. Một trong những cửa ải đó là "năm triền cái".
11 Tháng Tám 2018(Xem: 5443)
Ông Diệm là một người đạo đức, sống như một nhà tu hành, không có tham vọng vật chất và thật sự có lòng yêu nước, thương dân. Ông tự tin vào lương tâm trong sáng
04 Tháng Tám 2018(Xem: 5245)
Nay thì xin đi vào chính nội dung cuốn sách của ông. So ra với lần xuất bản trước, 1998, lần này dày hơn đến 100 trang. Điều gì đã thêm vào như thế?
04 Tháng Tám 2018(Xem: 5298)
Tóm lại, Tu Phật giúp cho Thân Tâm chúng ta được hài hòa, Tâm chúng ta được sáng suốt và cõi lòng chúng ta luôn từ bi cởi mở.
25 Tháng Bảy 2018(Xem: 5978)
Nhân dịp Vĩnh Phúc cho tái bản cuốn: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, tôi ghi lại một phần nội dung cuộc mạn đàm liên quan đến quyển sách mới tái bản của ông.
23 Tháng Bảy 2018(Xem: 5179)
Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cõi đời đầy nhiễu nhương này.
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 4910)
Ở đời phàm việc gì cũng có nguyên nhân của nó, không phải tự dưng mà niềm vui nỗi buồn cứ vây quanh lấy mình. Vì thế muốn thoát khỏi những phiền não khổ đau,...
14 Tháng Bảy 2018(Xem: 18913)
Chánh Niệm được xem như là cội nguồn, là gốc rễ để Tâm được an tịnh. Khi tâm an thì thân khoẻ và trí tuệ sáng suốt hơn.
12 Tháng Bảy 2018(Xem: 8861)
Sử Việt nhìn lại là một nỗ lực của tác giả với tham vọng là muốn đặt lại những dữ kiện lịch sử vốn đã trở thành nếp sồng, nếp nghĩ theo lối mòn suy nghĩ đã đóng băng, hoặc được coi như những sự thật không cần bàn cãi nữa.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 5252)
Phước và Huệ gọi là "Phước Huệ Song Tu". Cả hai phương pháp Tu này hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho đời sống hiện tại của chúng ta được an ổn hạnh phúc.
07 Tháng Bảy 2018(Xem: 4936)
Vào cuối tháng 3, năm 2012, theo lời kể lại của Giovanni Maria Vian đã tháp tùng Giáo Hoàng trong hai chuyến đi thăm Mexique và Cuba, Giáo Hoàng Benoit XVI tỏ ra hết sức mệt mỏi và kiệt sức. Và chính ở thời điểm này, ngài nghĩ tới quyết định từ chức.
26 Tháng Sáu 2018(Xem: 10014)
Đã thế, những người của Maifia đã đóng trọn vẹn hai vai trò băng đảng tội phạm và người công giáo thuần thành cùng một lúc. Giết ai cũng được, nhưng không được giết các linh mục.
22 Tháng Sáu 2018(Xem: 4715)
... lời tuyên bố của Mussolini tuyên bố ngày 20 tháng ba-1945 như sau:” Không ai có thể xóa bỏ được 20 năm lịch sử của chủ nghĩa Phát Xit tại nước Ý”.
15 Tháng Sáu 2018(Xem: 8727)
Trước 1975, dân miền Nam VN thường chỉ nghe nói và biết về Mafia qua cuốn Godfather của Mario Puzo do Ngọc Thứ Lang dịch.
09 Tháng Sáu 2018(Xem: 8718)
Nước Vatican vỏn vẹn có 44 mẫu vuông- một nước có thể không thể nhỏ hơn. Nhưng lại có một thẩm quyền tinh thần và đạo đức hầu như được toàn thể thế giới nhìn nhận.
01 Tháng Sáu 2018(Xem: 10102)
Khi đã hiểu sanh tử như thế nào, hiểu sự sống từ đâu đến và chết đi về đâu, thì đối với sự sống, chúng ta không tham cầu bởi chúng ta biết tấm thân ngũ uẩn này không thực chất tính
26 Tháng Năm 2018(Xem: 9870)
Người nào kinh nghiệm được trạng thái Niết Bàn là người đó thoát khổ, giải thoát. Như vậy Niết Bàn không phải ở đâu xa mà nó ở ngay trong tâm của người liễu đạo bây giờ và ở đây!
28 Tháng Tư 2018(Xem: 11323)
Biến cố 30.04.1975 xảy ra quá bất ngờ đối với toàn thể dân VN chúng ta. Từ cấp lãnh đạo cho đến người dân bình thường của cả 2 miền Nam Bắc không ai cảm thấy hoặc đoán trước được chuyện sẽ xảy ra.
20 Tháng Tư 2018(Xem: 10269)
Gia tài văn học của Sagan để lại khá đồ sộ. Khoảng 30 cuốn tiểu thuyết, 9 vở kịch. Cộng chung ngót nghét 50 chục tác phẩm..Nhiều cuốn chuyện đã được dịch ra đến 15 thứ tiếng.
14 Tháng Tư 2018(Xem: 9941)
Cuộc đời của Sagan có thể tóm tắt bằng mấy chữ : Vinh quang và xì căng đan với những phiêu lưu đủ loại với 5 lần đối diện với tử thần.
06 Tháng Tư 2018(Xem: 9989)
Bà đã chọn biệt hiệu lấy lại trong tác phẩm của Proust, một tác giả được bà ưa chuộng: Hélie de Talleyrand Périgord, princesse de Sagan.
30 Tháng Ba 2018(Xem: 9156)
Ngoài ra, bài viết này chỉ nhằm tìm chỗ đứng của TLVĐ trong văn học. Những chi tiết về giai đoạn thế hệ văn học sau 1954 ở miền Nam ...
23 Tháng Ba 2018(Xem: 8535)
điều cần thiết là tìm hiểu xem sự đóng góp cho văn học của Nam Phong ra sao và sự khác biệt giữa Nam Phong và TLVĐ như thế nào?
16 Tháng Ba 2018(Xem: 8218)
Điều chúng ta chưa biết thì có nhiều hy vọng là một ngày nào đó chúng ta sẽ biết. Nhưng sợ nhất là những điều chúng ta đã có sẵn trong tay tưởng như sự thật.
11 Tháng Ba 2018(Xem: 11209)
Thực vậy cả năm qua từ khi TT Trump cầm quyền, cả hai bên Mỹ và Bắc Hàn có rất nhiều hành động và lời nói khiêu khích đối chọi thiếu điều muốn tấn công bằng võ khí nguyên tử giết nhau.
09 Tháng Ba 2018(Xem: 8861)
Ngày nay nhìn lại, chúng ta mới thấy được tư tưởng tiến bộ của giám mục Adriano, quyết tâm bảo vệ cho tính “chính đáng” cũng như “ tính chất cùng tồn tại” ...
02 Tháng Ba 2018(Xem: 8349)
Giám mục Adriano thuộc tu hội dòng Augustine chân đất, hay còn được gọi là Dòng Augustine Chiêm niệm.
15 Tháng Hai 2018(Xem: 4768)
Bắt gặp một tài liệu cổ và hiếm thì đó là một điều thích thú. Trong chỗ riêng tư, đó có thể còn là một nỗi vui, môt niềm hân hoan.
09 Tháng Hai 2018(Xem: 5408)
Đây là tập tài liệu ghi lại những chứng từ của các nhân chứng như các người Âu Châu, nhất là các thừa sai ngoại quốc ...
03 Tháng Hai 2018(Xem: 10029)
Con người do Thân và Tâm hợp lại mà thành nên Thân và Tâm lúc nào cũng đi liền với nhau như hình với bóng, vì thế hễ Thân đau thì Tâm khổ.
02 Tháng Hai 2018(Xem: 9222)
Trương Vĩnh Ký không cho biết voi “xuất trận” từ đâu? Đây là câu hỏi thiết yêu quan trọng nhất mà người viết bài này không bao giờ tìm được câu trả lời thỏa đáng.
26 Tháng Giêng 2018(Xem: 4675)
Ngày nay, sự hiểu biết về đời sống các thú hoang đã có thể ở trong tầm tay của bất cứ ai muốn tìm hiểu các sinh hoạt của chúng qua các tài liệu sách báo hay phim ảnh.
19 Tháng Giêng 2018(Xem: 4177)
Thảo Trường vừa là một thiếu tá trong quân đội VNCH, vừa là một nhà văn với tác phẩm “Thử Lửa”, rồi “Chạy trốn” và nhất là tập truyện “Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp”.
13 Tháng Giêng 2018(Xem: 9241)
Vì thế con người sống ở đời phải sống sao cho xứng đáng. Phải biết sống một cách thiện lương. Làm lành lánh dữ. "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành".
12 Tháng Giêng 2018(Xem: 8656)
Nam Cao là một nhà văn nhân bản lớn, một nhà văn vượt mọi kích thước thông thường. Ông mang theo một sứ điệp phản bác tất cả những trào lưu tư tưởng, ...
05 Tháng Giêng 2018(Xem: 8009)
Trong khi đó không có người kế thừa chỗ của những kẻ đã ra đi. Ghế trống mỗi ngày một nhiều không ai ngồi thay thế. Ai có thể thay thế được những người ấy?
29 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8714)
Như thế cho thấy, tác giả viết bài còn có giá lắm chứ! Hơn 10 năm sau, Nguyễn Văn Trung ngưng cầm bút, nay sống lủi thủi ở nột góc nhà, không một bạn bè, it ai thăm hỏi. Và hoàn toàn bị rơi vào quên lãng!
23 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9030)
Họa Phước cũng do chúng ta làm chủ, không ai ban Phước giáng Họa cho chúng ta, vì thế chúng ta sớm thức tỉnh để chọn lối sống thích hợp ở đời này...
22 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8247)
Phần công trình biên khảo của ông Nguyễn Văn Trung, tôi nghĩ, ông đã làm trọn vẹn công việc của một nhà biên khảo
15 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8389)
Điều chắc chắn là người miền Nam sau này có thể tự hào bởi vì họ có được một thứ văn minh, văn hóa riêng cho họ –
09 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9914)
Con người ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, và dĩ nhiên ít hay nhiều gì ai cũng có hạnh phúc. Hạnh phúc đến với mỗi người tuỳ theo môi trường sống và quan niệm sống
08 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8494)
Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã đóng góp cho triết học và văn học miền Nam với nhiều tác phẩm đủ loại.
02 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 5106)
Bài giảng này của CHS Ngô Quyền VÕ KIM HUÊ, Khoá 10 (bút hiệu Trần Kim Vy) muốn chia sẻ cùng Thầy Cô và các bạn cũ đồng môn không phân biệt tôn giáo.
01 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8490)
Đó là tất cả di sản tinh thần của một cuộc đời cầm bút miệt mài của một người trí thức miền Nam trong 20 năm.
24 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8801)
Vĩnh biệt anh Lê Phụng, một con người trên muôn người. Và nay cả Thiên đàng và Niết Bàn đều có giấy mời anh vào.
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 13759)
Trong một xứ mù thì kẻ chột làm vua. Nước ta là nước dân chủ nhất thế giới nên kẻ dù ngu nhất cũng có cái quyền được ngu.
10 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7970)
Sự biện minh cho một hành động hay một quyết định chỉ chính đáng khi người ta xác tín đó là môt lý tưởng.
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 23407)
Thực sự Bức Tường Bá Linh trong ngày đó không bị bị bạo lực phá sụp. Lực lượng biên phòng Đông Đức được lịnh cho mở cửa bức tường... Đây là một đặc điểm ly kỳ của cuộc cách mạnh hi hữu này: rất ôn hòa
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 4090)
Giữa Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan, họ chẳng những coi nhau như đồng chí mà còn như ruột thịt máu mủ.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 19265)
Tóm lại, Chúng ta tu tập để làm chủ Nghiệp, không cho phép Nghiệp làm chủ dẫn dắt chúng ta vào con đường xấu.
27 Tháng Mười 2017(Xem: 10122)
Miền Nam sẽ được sống những ngày an bình khỏi bị họ quấy rối. Tiếc thay chúng ta đã không làm.
20 Tháng Mười 2017(Xem: 8457)
Tôi tự hỏi bao giờ thì họ hết ảo tưởng và giấc mơ về một chủ nghĩa xã hội cộng sản?
13 Tháng Mười 2017(Xem: 8087)
Ai được gọi là nằm trong Lực lượng thứ ba? Nhóm nào được gọi là lực lượng thứ ba? Tổ chức của nó là gì? Ai là người lãnh đạo? Bấy nhiêu câu hỏi, nhưng không có câu trả lời trọn vẹn!!
07 Tháng Mười 2017(Xem: 9513)
Người sống với Thiền là người an trú trong chân tâm thường trụ của mình, tức luôn sống với chánh niệm một cách tự nhiên.
06 Tháng Mười 2017(Xem: 4427)
Trường hợp Nguyễn Văn Trung không phải là người duy nhất mà có thể có cả trăm người khác cũng hành xử như vậy.
29 Tháng Chín 2017(Xem: 4837)
Nếu những trí thức ấy mê Mác xít coi như con đường giải phóng dân tộc, vọng ngoại thì có khác gì giới trẻ mê, theo đuổi lối sống Hippie và nhạc kich động?
22 Tháng Chín 2017(Xem: 18072)
Cuộc bầu cử quan trọng nhứt của nước Đức sẽ xảy ra vào chúa nhựt 24 tháng 9 tới này. Đó là cuộc bầu cử quốc hội liên bang và qua đó sẽ quyết định ai được tín nhiệm làm Thủ Tướng trong nhiệm kỳ tới
22 Tháng Chín 2017(Xem: 3848)
Ngày 18 tháng 8 vừa qua, bộ sách Lịch Sử Việt Nam được công bố và sau đó được đài BBC tổ chức hội thoại bàn tròn và mời một số vị phát biểu về bộ sách này.
15 Tháng Chín 2017(Xem: 12186)
Khi còn ở Quảng Ngãi, thiếu tá Nguyễn Bé là người chủ trương đổi các chương trình huấn luyện Biệt Kích Nhân Dân ở Quảng Ngãi năm 1964 để huấn luyện hoạt động bình định..
08 Tháng Chín 2017(Xem: 9334)
Trong cuốn Hồi ký viết chung với Dương Đình Lôi, “Hai ngàn ngày đêm trấn thủ Củ Chi” (gồm 7 quyển, 2250 trang)
03 Tháng Chín 2017(Xem: 16982)
Đây chính là người cư sĩ của Đức Phật. Từ Pháp hoá sanh, là người thừa tự Pháp, không thừa tự vật chất.
01 Tháng Chín 2017(Xem: 8045)
Hoàn cảnh tại Quảng Ngãi cũng có thể suy rộng ra địa bàn cả nước. Hóa ra kẻ tội phạm chính vẫn là gian thương, tham nhũng.
25 Tháng Tám 2017(Xem: 13246)
Chinh chiến là điều bất đắc dĩ. Bằng cách nào đó bớt được chuyện binh đao, máu đổ, đầu rơi là chuyện ai cũng muốn làm.
19 Tháng Tám 2017(Xem: 16095)
Ngôn ngữ thi ca của Nguyễn Lương Vỵ sẽ đưa chúng ta chạm trán điều gì qua ba đoản khúc trong sự liên hoàn hoài niệm của bài thơ Niệm Khúc?
18 Tháng Tám 2017(Xem: 17937)
Chính vì vì bị đối xử oan ức và bất công nên mới có trường hợp ông Dư Văn Chất, tập hợp đám cựu tù nhân thời ông Cẩn viết lại những trải nghiệm của họ
13 Tháng Tám 2017(Xem: 18495)
Chúng ta vừa cùng nhau khảo sát tướng trạng, nguyên nhân, và phương pháp thực hành để giải quyết vấn đề Khổ.