Danh mục
Danh sách tác giả
TIN ĐỌC NHIỀU NHẤT
(View: 24535)
Bộ sưu tập Bài Viết, Video, Hình ảnh của Thầy Hiệu trưởng Phạm Đức Bảo
(View: 6224)
(CẬP NHẬT ĐẾN NGÀY 07 tháng 09 -2018)
(View: 5573)
Ngô Quyền Họp Mặt Truyền Thống kỳ 17_ July 1, 2018_ Phần 2: PHÁT HÀNH NGÔ QUYỀN TOÀN TẬP
(View: 5421)
Ngô Quyền Họp Mặt Truyền Thống kỳ 17 - Phát Hành NGÔ QUYỀN TOÀN TẬP _ July 1, 2018 Phần 1: KHAI MẠC và TRI ÂN THẦY CÔ
(View: 721885)
Những bức ảnh hiếm còn sót lại của Việt Nam xưa những năm 1850-1950 dưới đây sẽ giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ.
(View: 493236)
Vậy là chiếc huy hiệu Đạo Bửu Long đã hội ngộ với anh chị em chúng tôi, sau chuỗi ngày dài phiêu linh lưu lạc.
(View: 406047)
Xin được chia sẻ với bạn hữu món “quà tặng” đặc biệt của anh Nguyễn Ngọc Xuân, trân trọng cảm ơn anh Xuân đã dành tình cảm ưu ái cho các cựu HĐS Ngô Quyền Biên Hòa.
(View: 394526)
Những nét đặc trưng của 36 phố phường cùng những dấu ấn của người Pháp ở Hà Nội trong khoảng năm 1940 - 1941 đã được tái hiện sinh động qua ống kính nhiếp ảnh gia Mỹ Harrison Forman.
(View: 299870)
Năm 1651 khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã "giải phóng " nước Việt Nam khỏi nô lệ giặc Tàu .
(View: 7686)
Xin trân trọng giới thiệu đến quý Thầy Cô, Chs NQ và thân hữu 2 quyển sách "Trên Đường Về Nhà" và "Ứng Dụng Lời Phật Dạy" của Ni Sư Thích Nữ Hằng Như, thế danh Võ Kim Huê, là ChsNQ K.10
(View: 14996)
Một bộ sách Biên Khảo mới nhất của Thầy Nguyễn Văn Lục gồm 2 quyển: SỬ VIỆT NHÌN LẠI và TẢN MẠN VĂN HỌC đã được phát hành trong tháng 3, 2018
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Phan Thanh Hoài - Sông Nước Đồng Nai.

Monday, February 9, 200912:00 AM(View: 80537)
GS Phan Thanh Hoài - Sông Nước Đồng Nai.


SÔNG NƯỚC ĐỒNG NAI


NGUỒN SỐNG CỦA TỈNH BIÊN HÒA VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN

 

thay_hoai_2011-1-content

Gs. Phan Thanh Hoài

“Nhà Bè nước chảy chia đôi,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”

Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.


caughenhnh-large

 

Ở miền Đông Nam Bộ, có hai con sông lớn, sông Sài Gòn chảy ngang tỉnh Gia Định và sông Đồng Nai chảy ngang tỉnh Biên Hòa (còn có tên là tỉnh Đồng Nai); hai dòng sông nầy cùng chảy vào sông Nhà Bè nên từ xưa đã có câu hò ghi lại ở trên. Rất tiếc là địa danh Gia Định không còn lưu lại trên bản đồ địa lý và hành chánh ngày nay vì được sáp nhập vào thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn và một số quận ở ven biên để thành một đô thị lớn hơn mang tên thành phố Hồ Chí Minh.


Trước đây, vào những năm cuối của thập niên 50 và những năm đầu của thập niên 60, những ngày lên dạy ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa, tôi thường đón xe đò Liên Hiệp ở trạm Công Trường Dân Chủ, nơi tiếp nối của hai đường Hiền Vương và đường 20 (nay là đường Võ Thị Sáu và đường 3 Tháng 2), và trên đường đến thành phố Biên Hòa, xe đò Liên Hiệp đã vượt sông Sài Gòn nơi cầu Bình Lợi để chạy theo quốc lộ số 1 cũ, xuyên qua quận Thủ Đức, hướng về quận Dĩ An để rồi vượt sông Đồng Nai ở hai chiếc cầu Gành và cầu Rạch Cát và dừng lại ở Công Trường Sông Phố, trạm trước chót, nơi tôi xuống xe để vào trường Nguyễn Du, nơi đây những lớp đệ thất và đệ lục Ngô Quyền đầu tiên được tạm mượn phòng ốc để thầy trò dạy và học, và sau cùng xe đò vào bên đỗ cạnh chợ Biên Hòa.


Sông Đồng Nai, sông Sài Gòn cũng như nhiều con sông khác ở miền Đông Nam Bộ, thường là những dòng sông hiền hòa, tuy vậy cũng như con người, có lúc bình thản, có lúc hung hãn, và khi trời làm bão tố, thông thường vào những năm Thìn (như năm Nhâm Thìn 1952, mực nước sông Đồng Nai tràn bờ lên lấp xấp độ ba tấc nước ở khu chợ Biên Hòa và khuôn viên trường tiểu học Nguyễn Du), nhưng vào những năm nầy, hai con sông Đồng Nai và sông Sài Gòn không gây ra những thiên tai trầm trọng như ở đồng bằng sông Cửu Long hay ở đồng bằng sông Hồng nhất là vào những năm gần đây. Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.


Với khối lượng nước dồi dào quanh năm, và gần đây với hệ thống xây đắp đập giữ nước tại thác Trị An, sông Đồng Nai đã tưới tiêu cho hàng vạn mẫu ruộng lúa, mang về cho người dân những loại gạo có tiếng như: gạo cuống chim, gạo tám thơm, gạo nàng yên, gạo nàng thơm, chợ Đào, các loại nếp ngon như: nếp thơm, nếp than, và hàng ngàn vườn cây ăn trái như: bưởi (nổi tiếng như bưởi thanh, bưởi đường, bưởi ổi), xoài, vú sữa, chuối, mít, đu đủ, ổi, lôm chôm, sầu riêng, dâu, măng cụt, hoặc những loại nông sản phụ như: khoai mì, khoai lang, củ sắn, bắp, mía; các đồng ruộng và vườn cây ăn trái trải rộng ra ở hai bên bờ khi dòng sông chảy ngang địa phận tỉnh Biên Hòa. Sông Đồng Nai còn là nguồn cấp nước sinh hoạt không những cho thành phố Biên Hòa mà luôn cho cả thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn với mức dân số trên mấy triệu người, qua trạm bơm nước ở xã Hóa An.


Sông Đồng Nai trong nhiều thập niên qua là một phương tiện vận tải trọng yếu để chuyển vận những sản phẩm địa phương đến khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ, vì thế đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và sự phồn vinh của tỉnh Biên Hòa nói riêng và của miền Đông Nam Bộ nói chung.


Trước hết, phải kể những lâm sản từ những khu rừng nguyên sinh và rừng nhiệt đới ở thượng nguồn, được hạ gỗ, kết bè và giòng về các nhà máy của dọc theo hai bờ sông trong tỉnh Biên Hòa, tỉnh Gia Định và mãi đến tận các nhà máy cưa nằm trong địa phận thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn, để rồi được xẻ thành ván, gỗ dùng trong kỹ nghệ xây cất và kỹ nghệ mộc như bàn ghế, tủ, giường hay kỹ nghệ đóng thùng để chuyển vận hàng hóa đi xa hay xuất khẩu.


Kế đó là những khoáng sản vì tỉnh Biên Hòa có nhiều núi đá, như vùng núi Chứa Chan, núi Bửu Long, núi Châu Thới, và nghề làm đá đã mang lại cho người dân địa phương, cũng như những nghệ nhân ngành điêu khắc một đời sống ấm no và thoải mái. Đá xanh, đá ong và đá vôi được đập nhỏ ra thành nhiều cỡ, loại, được chuyển xuống những chiếc xà-lan với sức tải lớn gấp hai, ba mươi lần sức tải của một chiếc xe chở hàng trên đường lộ. Và những chiếc xà-lan nầy cũng xuôi dòng sông Đồng Nai về đến tỉnh Gia Định ngày xưa để xây thành Bát Giác (kiểu thành Vauban của Pháp dưới thời Vua Gia Long, Minh Mạng) và sau nầy về thành phố Sài Gòn hay xa hơn nữa đến tận Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, để được sử dụng vào việc xây cất cầu cống hay đường lộ liên tỉnh, hoặc cùng với xi măng được dùng vào việc xây cất nhà cửa thay cho gỗ, ván, vì các loại lâm sản nầy càng ngày càng khan hiếm trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế hiện nay. Đá xanh và đá vôi còn được các nghệ nhân và các điêu khắc gia tại địa phương dùng để tạo dựng các tượng đá trong việc thờ phụng ở đình chùa, những công trình điêu khắc mỹ thuật như long, ly, quy, phụng, hổ, báo, voi; những ngành nghề thủ công nầy vẫn còn thịnh đạt ở quanh núi Bửu Long và ở gần Chùa Ông bên cù lao Phố.


Sau đó là những sản phẩm gạch ngói, những sản phẩm gốm như lu, bình, lọ, nồi nêu, chén bát và các đồ sành sứ mà tỉnh Biên Hòa (và tỉnh Bình Dương) được nổi tiếng vì có rất nhiều nghệ nhân sinh sống trong ngành thủ công nghiệp nầy; và cũng vì mục đích duy trì ngành công nghệ nầy tại địa phương mà trường Mỹ Nghệ Biên Hòa đã được thành lập cách nay hơn 60 năm; và cũng vì những sản phẩm nầy thường cồng kềnh và dễ bể nếu được chuyên chở trên xe tải, do đó việc chuyển vận đến các thị trường tiêu thụ bằng dòng sông Đồng Nai là một phương thức tốt với hiệu quả kinh tế cao. Sau hết, sông Đồng Nai cũng được dùng để chuyên chở những sản phẩm nông nghiệp như lúa, gạo, các loại hoa quả của tỉnh Biên Hòa về khắp nơi khắp chốn ở miền Đông Nam Bộ.

04_3_songnuocdongnai-large

Một số không ít thầy cô và học sinh của trường Ngô Quyền có nhà cửa xây cất ở hai bờ sông thì hẳn không quên được những kỷ niệm của thời thơ ấu gắn liền với sông nước Đồng Nai, và dù rằng khi trưởng thành, có nhiều người đang sống rải rác khắp ba miền đất nước hay tha hương nơi xứ người, nhưng những hình ảnh của dòng sông hiền hòa với nguồn nước tươi mát của những năm xưa không bao giờ phai nhạt trong tâm tư của họ. Cá nhân tôi, trong thời gian dạy học ở trường Ngô Quyền, còn giữ lại hai kỷ niệm sau đây về dòng sông Đồng Nai.

Trong các lớp tôi dạy, có ba anh em ruột, các em Nguyễn Văn Cơ, Nguyễn Văn Trạng và Nguyễn Thanh Vân; ba em rất mến tôi, nên có một lần, vào ngày Chúa Nhật, các em có rủ tôi về thăm quê các em ở khá xa thành phố Biên Hòa, nơi đó thuộc ấp Bình Sơn, xã Bình Hòa, quận Công Thanh (một phần đất của quận Tân Uyên ngày trước) và nay là huyện Vĩnh Cửu. Trong ngày hôm ấy, các em có đưa tôi đi viếng các vườn cây trái, nhất là các vườn bưởi ở trong ấp. Và sau đó các em có đưa tôi đến một con suối với nguồn nước chảy vào sông Đồng Nai; nơi đây, mực nước không sâu lắm và nước suối trong vắt nên tôi có thể nhìn tận lòng suối với lớp đá cuội, sạn và cát; nhưng một việc làm cho tôi thích thú trong ngày hôm ấy là lẩn với sỏi đá trên lòng suối, rải rác đây đó là những nhánh cây nhỏ gãy và rơi từ những cây mọc ở hai bờ suối; những nhánh cây nầy thay vì có lớp vỏ màu nâu hay màu đen lợt của những thân cây chết khô, thì có một màu trắng xám, nên tôi nhặt lên để xem kỹ hơn, thì ra những nhánh cây có một lớp vôi trắng bao phủ bên ngoài, đó là hiện tượng “hóa thạch” vì nước của dòng suối đã chảy ngang những khu vực có núi đá vôi, đá hòa tan chất vôi trong các khối đá nầy và trong khi chảy xuống vùng hạ lưu, chất vôi nầy được giữ lại trên các nhánh cây rơi đổ xuống lòng suối, và sau nhiều năm dài, đã bao quanh nhánh cây với một lớp vôi như vỏ trứng gà.


Kỷ niệm thứ nhì là nơi tôi nghỉ trọ lại đêm sau một ngày dạy học khá nhọc nhằn để đi dạy tiếp trong ngày hôm sau, rồi mới về lại với gia đình ở Sài Gòn. Quí vị Hiệu Trưởng và Hiệu Phó của trường Ngô Quyền, ông Phan Văn Nga và ông Hồ Văn Tam, đã có nhã ý đề nghị với tòa Hành Chánh Tỉnh xin cho các giáo sư ở Sài Gòn lên dạy, được sử dụng tòa nhà lầu Lục Giác xây cất ở bên bờ sông Đồng Nai, ngôi nhà nầy nằm giữa tòa Hành Chánh và ty Bưu Điện Biên Hòa. Ngôi nhà được xây cất từ hồi Pháp thuộc, để làm nơi trọ cho các quan lại, các vị thanh tra trong khi họ thi hành công vụ tại tỉnh Biên Hòa. Lúc nầy tầng dưới được dùng làm văn phòng làm việc của Hội Phụ Nữ tỉnh Biên Hòa, tầng trên thì còn trống. Đề nghị của Ty Trưởng Tiểu Học Biên Hòa đồng thời là Hiệu Trưởng Ngô Quyền được chấp thuận, nên chúng tôi, các nam giáo sư có giờ dạy liên tiếp hai ngày liền được về nghỉ đêm tại đây. Vì được xây cất như một nhà nghỉ mát với những tiện nghi cần thiết ngay trên bờ sông Đồng Nai, nên nơi trọ nầy hơn hẳn các khách sạn sang trọng của thành phố Biên Hòa vào thời ấy. Sau những buổi dạy trong tiết trời oi bức, chúng tôi thấy rất thoải mái khi được về nghỉ đêm nơi gác trọ với sông nước Đồng Nai chảy bên dưới, và từng cơn gió mát lòng qua khung cửa đem đến sự sảng khoái cho mọi người trong chúng tôi. Tôi luôn tiếc rẽ phải trả lại căn gác trọ nầy để dời lên khu phố của ông Tám Mộng xây cất phía trước rạp hát Biên Hùng, nơi đây khá ồn ào và oi bức, nhưng không thể làm gì hơn vì số giáo sư càng ngày càng đông, trong khi nhà trọ ở bờ sông thì chỉ có thể nghỉ lại mỗi đêm bốn hoặc năm người mà thôi.

Đã nói đến chốn ở, thì không thể không nói đến nơi ăn. Với các nông sản, các thủy sản mà sông nước Đồng Nai đã dành cho người địa phương cũng như những người ở xa đến, các quán ăn đã làm “vừa lòng khách đến và vui lòng khách đi” với những món đặc sản của tỉnh Biên Hòa.

04_4_songnuocdongnai-large


Buổi sáng, chúng tôi, các giáo sư Ngô Quyền, khi trường còn mượn phòng ốc ở trường tiểu học Nguyễn Du, hoặc ở trường Nữ Công Gia Chánh, bên cạnh nhà hội làng Bình Trước, thường kéo nhau ra ăn điểm tâm ở quán hủ tiếu Tuyết Sơn, trên đường đi vào chợ Biên Hòa, hoặc ở quán bà Tư Mập, bên cạnh trường Nữ Công Gia Chánh; tại quán nầy, chúng tôi thường dùng món bánh mì hột gà ô-plat và được thưởng thức loại cà phê đặc sản do thầy Phan Thông Hảo chế biến, trong ly cà phê có cho vào nửa muỗng bơ Bretel, nên mùi vị thơm hơn ly cà phê thông thường. Sau nầy khi trường Ngô Quyền dời lên trường sở mới, chúng tôi thường đến ăn sáng nơi quán hủ tiếu Nam Vang (thường gọi là quán cây trứng cá, vì phía trước quán có trồng vài cây trứng cá), quán nầy ở cạnh rạp hát Biên Hùng, nằm bên trái đường vào nhà ga xe lửa Biên Hòa. Sau ngày rời Biên Hòa và cho đến nay, sống ở quận Cam, miền Nam tiểu bang Ca-li, với nhiều quán ăn của người Việt có bán đủ món hủ tiếu như hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Thanh Xuân, nhưng tôi không có may mắn được ăn lại tô hủ tiếu Nam Vang với hương vị đậm đà của quán cây trứng cá ngày xưa của thành phố Biên Hòa. Để thay đổi món, chúng tôi cũng thường đến quán cháo lòng Huỳnh Của, một quán bình dân nhưng rất ngon không thua gì các quán cháo lòng nổi tiếng ở Chợ Đồn, bên kia cầu Gành, thuộc xã Bửu Hòa, và cũng tại xã nầy có gia cư của ông Phan Văn Nga, vị Hiệu Trưởng đầu tiên của trường Ngô Quyền; quán Huỳnh Của nằm ở khoảng giữa đường đi từ quán cây trứng cá đến cổng trường Ngô Quyền; cạnh quán Huỳnh Của là nhà của ông Hồ Văn Tam, Hiệu Trưởng trường Nguyễn Du đồng thời là Hiệu Phó trường Ngô Quyền trong thời gian mà ông Phan Văn Nga giữ chức vụ Hiệu Trưởng.


Cho buổi cơm trưa và cơm chiều, tùy theo khẩu vị của các giáo sư gốc Bắc hay Nam, chúng tôi rủ nhau đến ăn ở những quán sau đây: hôm nào có thầy Phan Thông Hảo thì chúng tôi ra quán bà Tư Mập với các món đặc sản Biên Hòa như canh chua cá lóc, lươn um, gà kho sả, thịt heo ram mặn, thịt nai xào bạc hà; hôm nào có thầy Hoàng Phùng Võ, thì chúng tôi ra quán Thịnh Vượng, nằm trên đường Phan Đình Phùng, theo hướng đi về ngã ba Dốc Sỏi để lên phi trường Biên Hòa, nơi đây chúng tôi được dùng cơm nấu với gạo tám thơm của tỉnh Đồng Nai nhưng với các món ăn miền Bắc, ba món mà tôi còn nhớ là món giò chả (chả lụa), gà luộc và món canh miến gà; bà chủ quán cơm có hai cô con gái trẻ đẹp, cô chị tên Thịnh và cô em tên Vượng, do đó quán cơm mang tên là quán Thịnh Vượng. Sau nầy, khi thầy Nguyễn Văn Hảo được bổ dụng về làm thơ ký văn phòng cho trường Biên Hòa, thầy Hảo có cùng đi với chúng tôi ra ăn ở quán Thịnh Vượng, và một thời gian sau thầy Hảo đã thành con rể của bà chủ quán. Hiện nay, hai vợ chồng thầy Hảo còn ở lại Biên Hòa, và làm sở hữu chủ hai cửa hàng kinh doanh rất “Thịnh Vượng” bên cạnh rạp hát Biên Hùng (tôi không nhớ có phải lúc sau nầy rạp hát đã đổi tên mới là rạp Thống Nhất hay không?). Gần đây, thầy Hảo đã có nhã ý gởi tặng cho các em cựu học sinh Ngô Quyền một bức ảnh chụp toàn thể ban giám hiệu và ban giảng huấn trường Ngô Quyền và các em cho biết là sẽ cho in trên quyển kỷ yếu năm nay vì đây là một bức ảnh tập thể và một kỷ niệm rất quí báu về trường Ngô Quyền.


Và khi trường Ngô Quyền có các lớp đệ nhị cấp, số giáo sư và nhân viên văn phòng và giám thị ngày càng đông hơn, thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo có đề nghị là mỗi tháng một lần, sau khi lãnh lương cuối tháng, các thầy cô cùng nhau ra quán Tân Hiệp trên đường Hàm Nghi, bên bờ sông Đồng Nai để dùng buổi cơm tối tập thể, và tổng số chi cho buổi cơm sẽ được chia đều cho những người tham dự. Tại đây chúng tôi được ăn những món đặc sản của tỉnh Biên Hòa như: món gỏi ngó sen trộn với tôm luộc, thịt ba chỉ, rau răm, đậu phộng rang, món bánh canh đầu cá (cá lóc bắt lên từ đồng ruộng ven sông Đồng Nai), cá hấp cuốn bánh tráng và rau sống, món xôi chiên ăn với gà nướng da giòn (xôi nấu với gạo nếp thơm Biên Hòa, rồi được chiên phồng lên như cái bánh tiêu của người Tàu, nhưng to bằng một cái dĩa cỡ trung) để rồi kết thúc bữa ăn với những lát thơm hay những múi bưởi Thanh của vùng đất Biên Hòa.


Ở trên chỉ là một vài món ăn tiêu biểu của tỉnh Biên Hòa mà sông nước Đồng Nai đã ưu đãi người dân địa phương hay những du khách ở xa đến; muốn biết được hết các món đặc sản của Biên Hòa thì phải là người quê quán tại đây hay là người khách được mời đến dự những buổi cơm đình đám (đám cúng ở đình thần, đám cưới, đám giỗ ở nhà dân gian). Tôi xin tạm ngưng phần nầy tại đây bằng không thì lại đi lạc vào một đề tài mà các nhà báo và các nhà viết văn gần đây đã dùng một cụm từ rất kêu để miêu tả: “nền văn hóa ẩm thực”.

Tôi cũng không quên những món ăn tinh thần mà những nhà văn đã để lại trong kho tàng văn học của tỉnh Biên Hòa:


Trước hết phải kể đến vị công thần của hai triều vua đầu tiên họ Nguyễn, tức là Vua Gia Long và Vua Minh Mạng. Ông Trịnh Hoài Đức, người Minh Hương, cha là người Trung Hoa, mẹ là người Việt xứ Đồng Nai, ông sanh năm 1765 tại thôn Bình Trước thuộc dinh Trấn Biên (tức tỉnh Biên Hòa ngày nay), khi còn nhỏ ông theo học cụ Võ Trường Toản và đỗ đạt rất cao, nên ông được bổ dụng vào nhiều chức vụ quan trọng như Thượng Thư Bộ Hộ, Thượng Thư Bộ Lại, Thượng Thư Bộ Binh, Hiệp Biên Đại Học Sĩ, Chánh Chủ Khảo trường thi Hội tại Huế, và cũng được cử đi sứ sang Trung Hoa. Ông là một nhà sử học và nhà văn hóa nổi tiếng của các xứ Đàng Trong. Những tác phẩm ông để lại cho hậu thế gồm có: Bắc Xứ Thi Tập, Khương Tế Lục, Lịch Đại Kỷ Nguyên, và đặc biệt nhất là bộ sử Gia Định Thành Thông Chí, bộ sử nầy đã được nhà sử học người Pháp, ông Aubaret, dịch ra Pháp văn và xuất bản tại Pháp vào năm 1863. Ông mất tại Phú Xuân năm 1825, thọ 60 tuổi, trong sự thương tiếc của Vua Minh Mạng và của toàn dân trong nước. Đích thân ông Tả Quân Tổng Trấn Gia Đình Thành Lê Văn Duyệt phúng viếng và di linh cữu ông về chôn cất nơi quê mẹ tại thôn Bình Trước, dinh Trấn Biên (làng Bình Trước, tỉnh Biên Hòa ngày nay); lăng mộ ông hiện còn tồn tại và được trùng tu tại phường Trung Dũng, xã Bình Trước, thành phố Biên Hòa.

04_3_songnuocdongnai-large

Kế đến là những nhà văn của thời cận đại:

Nhà văn Tô Văn Tuấn với bút danh Bình Nguyên Lộc, được ông chọn để ghi nhớ lại nơi chôn nhau cắt rốn khi ông ra đời: Bình Nguyên Lộc là vùng đồng bằng có nhiều nai. Ông sinh năm 1914 tại làng Uyên Hưng, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (hiện nay quận Tân Uyên nằm trong địa phận tỉnh Bình Dương). Lớn lên, ông về học trường Pétrus Ký, Sài Gòn và đỗ bằng Tú Tài năm 1934; sau đó ông vào làm việc tại sở Ngân Khố Sài Gòn, rồi tham gia kháng chiến vào năm 1945, phụ trách ban tuyên truyền quận Tân Uyên và từ năm đó ông tham gia các hoạt động văn nghệ ở các tỉnh Nam Bộ. Những tác phẩm của ông nói lên cuộc sống cần cù và nhẫn nại, những suy tư và những ước mơ bình dị của người dân lam lũ sống trên đất nước Nam Bộ nói chung và của vùng đất Biên Hòa nói riêng. Những tác phẩm của ông để lại gồm có: Nhốt Gió, Đò Dọc, Ký Thác, Nhện Chờ Mối Ai, Tâm Trạng Hồng, Bóng Ai Qua Ngoài Song Cửa, Tình Đất, Thầm Lặng, và trên một ngàn truyện ngắn đăng trên các báo Sài Gòn từ các năm 60 cho đến năm 1988 thì ông qua đời, hưởng thọ được 74 tuổi.


Ông Lương Văn Lựu, sanh năm 1916 tại ấp Bửu Long, làng Bình Trước, tỉnh Biên Hòa trong một gia đình nghèo, nhưng với bản tính hiếu học, nên ông tự học tại gia nhiều hơn là đi học ở các trường, và sau khi thi đỗ bằng Trung Học vào năm 1935, ông bước vào nghề viết báo cho các tờ báo ở Sài Gòn; trong thời gian nầy ông cũng làm chủ bút cho tờ báo Biên Hùng ở Biên Hòa. Sau đó ông vào làm việc trong tòa Hành Chánh Tỉnh Biên Hòa, và với lòng yêu mến văn hóa và lịch sử của quê nhà, nên dù bận về công vụ, ông vẫn dành những ngày giờ nghỉ việc, đi về các làng xã xa xôi trong tỉnh để sưu tập và ghi chép tư liệu cần cho việc viết quyển sách Biên Hòa Sử Lược được phát hành vào thập niên 1960.

Và đưa vào quyển đầu tay nầy, ông tiếp tục nghiên cứu và soạn thảo để viết ra một bộ sách đầy đủ hơn về lịch sử Biên Hòa gồm 5 tập tổng hợp thành quyển Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên. Năm tập ấy là: Trấn Biên Cổ Kính, Biên Hùng Oai Dũng, Đồng Nai Thơ Mộng, Biên Hòa Tân Tiến, và Ba Trăm Năm Người Việt Gốc Hoa.

Hai tập đầu, Trấn Biên Cổ Kính và Biên Hùng Oai Dũng được ông cho ấn hành vào 2 năm 1972, 1973, còn ba tập sau vì nhiều lý do khách quan chưa được ông cho xuất bản và hiện còn ở dạng bản thảo được lưu giữ tại viện bảo tàng Đồng Nai. Ông mất năm 1992 vì bệnh tật và tuổi già, thọ được 77 tuổi, để lại cho những ai lưu tâm đến lịch sử và văn hóa của các tỉnh miền Đông Nam Bộ những tài liệu quí giá cho những công trình nghiên cứu mai sau.


Ông Lý Văn Sâm, sanh năm 1922 tại xã Bình Long quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Ông là người hiếu học và trước khi vào trường tiểu học vào năm 7 tuổi, ông đã được cha mẹ dạy dỗ ở nhà, và cha của ông là nhân viên kiểm lâm, nên công tác giáo dục tại gia có nhiều ảnh hưởng đến những sáng tác mà ông Lý Văn Sâm viết sau nầy, những truyện đường rừng kinh dị mà bối cảnh là vùng rừng núi trong tỉnh Đồng Nai Thượng, một vùng đất xa xôi thuộc tỉnh Biên Hòa vào đầu thế kỷ 20 vừa qua.

Ông đã nói lên sự quyến rũ của rừng núi và tiếng gọi của thiên nhiên trong đoạn sau đây: “Tôi bắt đầu quen ăn cơm mọi, uống nước mạch và cùng với thổ dân hát đối dưới trăng rằm; đêm đêm tôi thức bên đèn giữa tiếng ngáy của chúa sơn lâm say giấc và để cho lòng mình chảy thành mực trên giấy trắng. Các bạn hãy quên những giờ phút sống ở nơi phồn hoa đô thị và cùng với tôi đi sâu vào những chốn thâm u cao cả cho lòng vơi bớt những điều nhỏ nhen phàm tục.”

Quyển sách đầu tay của ông là tập truyện ngắn Cây Nhị Sông Phố đăng trên tuần san Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Sau đó là nhiều truyện ngắn phản ánh cuộc sống tự do của người Sơn Cước trong rừng núi hoang vu, ngoài vòng phong tỏa và kềm chế của bọn thực dân ngoại quốc. Ông tham gia cách mạng vào năm 1945, khi thực dân Pháp đưa đoàn quân viễn chinh trở lại Việt Nam với mộng ước tái lập nền thống trị trên bán đảo Đông Dương một lần nữa. Ông bị thực dân bắt vào năm 1947, bị quản thúc tại Biên Hòa một thời gian; sau đó ông trốn về Sài Gòn, làm báo để nuôi thân và đàn em nhỏ dại và tiếp tục hoạt động lén lút cho cách mạng. Trong thời gian nầy ông đã sáng tác nhiều tác phẩm văn học rất có giá trị, trong số nầy đáng kể là quyển Kòn Trô, một tập hợp những truyện đường rừng như: Thân Ngư Động, Xác Mu Mi Trên Núi Đá, Răng Sa Mát, Voi Đội Đèn, Ngăn Rạch Bắt Sấu, Rồng Bay Trên Núi Gia Nhang, Rồng Bay Trên Chót Núi Gia Huynh.

.....

“Uống nước nhớ nguồn” và “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, nên trước khi kết thúc bài viết nầy, tôi xin nhắc qua những khai quốc công thần đã có công khai khẩn vùng đất Trấn Biên (gồm các tỉnh Bà Rịa, Biên Hòa, Bình Dương ngày nay) và những nghĩa sĩ đã chống giặc Pháp để gìn giữ vùng đất Đồng Nai, dù rằng ước mộng có lúc không thực hiện được.

04_2_songnuocdongnai-large

Năm 1679, bên Trung Quốc, nhà Minh bị nhà Mãn Thanh cướp ngôi, trong số những di thần nhà Minh không quy phục nhà Thanh, có hai tướng Dương Ngạn Địch và Trần Thắng Tài tự Trần Thượng Xuyên, đã dìu dắt độ ba ngàn tinh binh trung thành với nhà Minh, vượt biển Nam Hải trên 50 chiến thuyền, xuôi miền Nam để xin hàng Chúa Nguyễn và xin cấp đất dung thân. Tướng Dương Ngạn Địch và quân binh được hướng dẫn theo cửa Đại và cửa Tiểu vào định cư ở Mỹ Tho. Quân binh của tướng Trần Thượng Xuyên thì được hướng dẫn theo cửa biển Cần Giờ, rồi ngược sông Nhà Bè, sông Đồng Nai để đến lập nghiệp tại vùng đất Giản Phố, còn gọi là Nông Nai (tức Đồng Nai ngày nay). Trước đó thì vùng đất bao la nầy đã có nhiều người Việt từ các tỉnh nghèo khó ở miền Trung vào khẩn hoang lập ấp rải rác từ Mỗi Xuy (Bà Rịa ngày nay) đến Long Thành, Nhơn Trạch, Biên Hòa (cù lao Phố). Ông Trần Thượng Xuyên và nhóm cựu thần nhà Minh đã chọn vùng cù lao Phố, còn gọi là Châu Đại Phố, với đất phù sa màu mỡ để khai khẩn đất đai, nhưng nông nghiệp chỉ là phương thức sinh sống tạm thời của họ, đó chỉ là phương tiện để chuyển dần sang kinh doanh thương mãi, một ngành nghề hàng đầu của người Hoa kiều ở Việt Nam, xưa cũng như nay. Vì cù lao Phố là một cù lao nhỏ bốn bề là sông Đồng Nai, rất thuận tiện cho thuyền bè và tàu buôn ngoại quốc qua lại và buôn bán, nên ông Trần Thượng Xuyên đã ra sức xây dựng nơi nầy thành một trong những bến cảng phồn thịnh của miền Nam dưới các triều Nguyễn trong hai thế kỷ 17 và 18.

Vì cũng là một võ tướng lão luyện của triều Minh, ông Trần Thượng Xuyên đã từng giúp Chúa Nguyễn đánh tan giặc giã và những nhóm phản loạn trong vùng đất mà Chúa Nguyễn giao cho ông khai khẩn và bình định. Chúa Nguyễn Ánh đã sắc ấn ông là “Nguyễn Vi Vương, Trần Vi Tướng, Đại Đại Công Thần Bất Tuyệt”. Đến đời Vua Minh Mạng và Thiệu Trị, ông được phong là Thượng Đẳng Thần. Ông Trần Thượng Xuyên mất vào khoảng năm 1720 và được an táng ở huyện Phước Bình (Tân Uyên), phủ Phước Long, tỉnh Đồng Nai. Ông được người dân hai tỉnh Đồng Nai và Gia Định lập đền thờ để ghi nhớ công lao người khai sáng vùng đất mới ở miền Đông Nam Bộ. Hiện nay, đình Tân Lân thuộc phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa là nơi thờ Thượng Đẳng Thần Trần Thượng Xuyên.


dinhtanlan1-large

Đình Tân Lân


Ông Nguyễn Hữu Cảnh sanh năm 1650 tại xã Chương Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình. Là một võ tướng của nhà Nguyễn, ông được Chúa Nguyễn Phúc Chu tin dùng và lần lượt được cử đến chức Thống Binh và Chưởng Cơ, trấn thủ Bình Khương (nay là tỉnh Khánh Hòa).

Mùa xuân năm 1698, ông được Chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào kinh lược xứ Đồng Nai (bao gồm tất cả các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ). Ông chia vùng đất mới nầy thành hai huyện: huyện Phước Long (Biên Hòa) có dinh Trấn Biên và huyện Tân Bình (Gia Định) có dinh Phiên Trấn. Đối với con cháu của những người Hoa trước đây theo Trần Thượng Xuyên vào lập nghiệp tại vùng đất nầy vào năm 1679, ông cho nhập hộ tịch và chia thành hai nhóm: xã Thanh Hà tại Đông Phố thuộc Trấn Biên, và xã Minh Hương tại Gia Định thuộc Phiên Trấn. Ông khuyến khích người dân khai phá ruộng đất, làm rẫy, trồng lúa, lập vườn cây trái, chăn nuôi gia súc, và trao đổi, buôn bán những sản phẩm thu hoạch được; nhờ đó, vùng đất nầy càng ngày càng trù phú, và người dân có cuộc sống sung túc hơn lúc họ mới vào định cư tại đây.

Vào mùa hè năm sau, năm 1699, ông lại được cử đi dẹp loạn ở miền Tây Nam Bộ. Sau khi bình định xong miền Tây, ông kéo quân về đến cù lao Ông Chưởng ở An Giang thì bị bệnh dịch lớn xẩy ra. Ông bị bệnh nặng và khi đến Rạch Gầm, Tiền Giang, thì ông mất vào tháng 5 năm 1700, hưởng thọ 50 tuổi. Trên đường đưa thi hài ông về an táng ở quê nhà thuộc tỉnh Quảng Bình, quan tài ông đã tạm dừng vài ngày tại cù lao Phố, nơi ông đặt bản doanh vào hai năm trước đó. Tại nơi nầy người dân đã xây ngôi quyền mộ để vọng tưởng công lao của ông đã đem lại sự an cư lạc nghiệp tại vùng đất mới nầy. Chúa Nguyễn đã truy tặng ông là Hiệp Tán Công Thần. Đến đời Vua Minh Mạng, ông được truy tặng là Khai Quốc Công Thần Vĩnh An Hầu. Ông được nhân dân tôn kính và lập đình miếu thờ phụng ở nhiều nơi: Đồng Nai, An Giang, Thừa Thiên, và Quảng Bình. Hiện nay đền thờ vị Khai Quốc Công Thần Nguyễn Hữu Cảnh tọa lạc ở xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, được trùng tu và hàng năm đều có tổ chức ngày giỗ thật trịnh trọng

31_1_dennguyenhuucanh-large

nhcanh-large

Đền thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh

Ông Đoàn Văn Cự sinh năm 1835 tại làng Bình An, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Cha ông là một nhà nho uyên thâm, có tinh thần yêu nước nhưng không gặp thời vận, vì vậy nên ông và gia đình rời bỏ làng quê sống tha hương để tránh tai mắt của bọn giặc Pháp. Sau khi cha mất, ông Đoàn Văn Cự đưa gia đình đến sống tại rừng chồi Bưng Kiệu, thôn Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa, nơi đây ông sống ẩn dật bằng nghề dạy học và bốc thuốc gia truyền để ngầm hoạt động chống Pháp. Trong ba năm (1902-1905) ông đã tập hợp được đông đảo nhân dân tham gia Thiên Địa Hội, nhưng thật ra là những đội nghĩa binh chống giặc Pháp; lực lượng của ông đã bành trướng đi nhiều nơi trong tỉnh, từ Bình Đa đến Hiệp Hòa, núi Nứa (Bà Rịa) và sự hoạt động chống Pháp đã từ giai đoạn bí mật đến công khai ở khu rừng Bưng Kiệu.

Đến một buổi sáng trong tháng 5 năm 1905, bọn giặc dưới quyền chỉ huy của một viên đại úy người Pháp đã được lệnh chuyển quân đến mai phục và bao vây khu căn cứ của ông tại thôn Vĩnh Cửu. Ông được mật báo về tin tức hành quân của địch nên liền triệu tập hơn một trăm nghĩa quân để chuẩn bị đối phó. Sau một ngày phục binh chờ ứng phó, nhưng mãi đến chiều tối mà không thấy giặc Pháp động tịnh, ông nghĩ rằng quân Pháp đã hoãn binh, bèn ra lệnh cho nghĩa binh giải tán để về dùng cơm, nghỉ đêm hầu sẵn sàng giao chiến trong những ngày kế tiếp; nhưng khi trời tối hẳn, thì viên đại úy cùng hai cận vệ và tên thông ngôn len lỏi vượt qua những chướng ngại và tiến thẳng vào nhà cụ Đoàn. Thấy địch vào, cụ liền rút đoản đao chém thẳng hai nhát vào đầu tên đại úy, nhưng hắn né kịp nên chỉ bị đứt một bên mép tai và bị thương tay trái. Hắn lập tức rút súng bắn vào cụ mấy phát, cụ gục chết trước bàn thờ tổ. Sau khi hạ cụ Đoàn, giặc Pháp liền nổ súng vào doanh trại, đốt phá căn cứ và kho lương thực; súng nổ vang trời, khói lửa cháy sáng cả một khoảng rừng quanh căn cứ. Gần một trăm nghĩa binh đã chiến đấu can cường, phá được vòng vây của địch và thoát được vào rừng bằng đường hậu cứ, chỉ còn 16 nghĩa binh bị thương và bị chết thiêu trong vòng lửa đạn. Sáng hôm sau, quân Pháp bắt dân làng đào đất ở nơi gần căn cứ và khiêng xác cụ Đoàn cùng 16 nghĩa binh chôn vào ngôi mộ tập thể.

Để tưởng niệm cụ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh đã hy sinh, năm 1956, nhân dân địa phương đã xây dựng một ngôi đền thờ tại xã Tam Hiệp, tỉnh Biên Hòa, cạnh quốc lộ 15 để tôn vinh cụ và những nghĩa sĩ đã chết vì đất nước. Hàng năm, vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, nhân dân địa phương tụ tập về đền thờ để thiết lễ giỗ cụ Đoàn và những nghĩa binh của ông.


den_tho_doan_van_cu-large

Đền Thờ Đoàn Văn Cự (Tam Hiệp- Biên Hòa)


Sau khi giành lại độc lập từ bọn thực dân Pháp, chánh quyền sở tại đã lấy tên của các vị có công khai sáng và gìn giữ vùng đất Đồng Nai để đặt tên các đường phố cũng như các trường học trong châu thành Biên Hòa: Trần Thượng Xuyên, Nguyễn Hữu Cảnh, Trịnh Hoài Đức, Đoàn Văn Cự. Tên tuổi của các danh nhân nầy sẽ sống mãi trong lòng người dân tỉnh Đồng Nai cổ kính.

 

Vì phạm vi hạn hẹp của bài viết nầy, tôi không thể kể hết những danh nhân đã góp công vào sự xây dựng và bồi đắp cho tỉnh Biên Hòa được thịnh vượng và phồn vinh như ngày nay; tôi chỉ xin lược kể sau đây:

- Những danh tướng Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, lãnh binh Trương Công Định, đã có một thời sống và chiến đấu oai hùng chống giặc Pháp trên chiến trường tỉnh Đồng Nai anh dũng.

- Ông Bùi Hữu Nghĩa, một vị quan thanh liêm và cương trực dưới triều Nguyễn, vừa là một nhà thơ tiêu biểu của các tỉnh Nam Bộ, và vợ của ông, bà Nguyễn Thị Tồn, sinh tại xã Mỹ Khánh (nay là xã Bửu Hòa, thuộc thành phố Biên Hòa) đã đơn thân vượt vạn dặm ra tận triều đình Huế để minh oan cho chồng khi ông Bùi Hữu Nghĩa bị hàm oan và bị xử tội chết; bà là một phụ nữ trung trinh tiết liệt và đã làm rạng danh cho phụ nữ xứ Đồng Nai, khi bà được Đức Từ Dũ, mẹ của Vua Tự Đức, tặng cho bà một tấm biển với bốn chữ vàng “Liệt Phụ Khả Gia”, trong khi bà ra Huế để minh oan cho chồng.

- Các chiến sĩ Nguyễn Văn Nghĩa và Nguyễn Văn Quỳ, cả hai đều sinh ra tại Tân Uyên, đã sớm tham gia cách mạng và lập căn cứ, chiến khu để chống Pháp, Nhật. Anh Nguyễn Văn Nghĩa trong một chuyến công tác ở ven thị xã Biên Hòa, bị giặc Pháp bắt, và không thể khuất phục được anh, chúng đã đem anh ra xử bắn tại cầu Gành, Biên Hòa. Anh Nguyễn Văn Quỳ đã trường kỳ tranh đấu cho mãi đến năm 1968, anh đã vĩnh viễn nằm xuống nơi vùng đất Cuốc, mảnh đất quê hương của anh.

- Và hai vị bác sĩ Nguyễn Văn Hoài và Phạm Hữu Chí là những vị lương y như từ mẫu. Mặc dù không sinh trưởng tại tỉnh Biên Hòa (ông Nguyễn Văn Hoài sinh tại Vĩnh Long và ông Phạm Hữu Chí quê tại Bà Rịa) nhưng cả hai đều có những hy sinh đóng góp trong lĩnh vực y tế khắp miền Đông Nam Bộ nói chung và cho tỉnh Biên Hòa nói riêng. Sau khi hai vị qua đời, chánh quyền tỉnh đã kính cẩn lấy tên hai người để đặt tên cho dưỡng trí viện Biên Hòa và bệnh viện toàn khoa của thành phố.

Nam Cali

Ngày 01/04/2004

(View: 43)
Lời thành thật với tâm trân trọng Cuối đời còn trĩu đọng hàm ân Khiến xui lòng nhớ mãi khôn quên MỪNG LỄ TẠ ƠN tròn hạnh phúc
(View: 1439)
Và như thế nên hàng năm theo truyền thống Lễ Tạ Ơn của người Mỹ, xin gởi lòng tri ân chân thành từ các cựu học sinh Ngô Quyền năm xưa đến quý Thầy Cô ở khắp nơi trên thế giới
(View: 2269)
Nhân mùa lễ tạ ơn của nước Mỹ tôi xin cảm ơn tất cả. Xin chúc mọi người luôn vui khỏe trong tấm lòng chân thành biết nhớ ơn, tạ ơn và mở rộng lòng thi ân nếu có thể.
(View: 211)
Hằng năm, con dân và thân hữu Biên Hòa quy tụ để cử hành Lễ Vía Đức Ông rất long trọng tại Biên Hòa (Việt Nam), San Jose (California) và Houston (Texas).
(View: 2196)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều...
(View: 1439)
Và như thế nên hàng năm theo truyền thống Lễ Tạ Ơn của người Mỹ, xin gởi lòng tri ân chân thành từ các cựu học sinh Ngô Quyền năm xưa đến quý Thầy Cô ở khắp nơi trên thế giới
(View: 1648)
Thưa Thầy, học trò ở khắp nơi trên thế giới xin chào Thầy lần cuối với lòng biết ơn và tưởng tiếc. Chân thành cầu nguyện Thầy an nhiên thanh thản ở tịnh độ.
(View: 1186)
Cuối cùng, tôi đã tìm cách xin đổi đi... Vào Nam, tôi xin Bộ Giáo dục đổi về dạy tại trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hoà, một nơi hoàn toàn mới đối với tôi, nhưng lại rất gần Sài Gòn
(View: 3827)
Tháng chín Cali đón thầy cô Huỳnh Công Ân đến thăm. Thầy bây giờ cũng không khác học trò là bao, nhiều khi còn trẻ hơn là khác.
(View: 4667)
Và thế tôi xin mượn âm điệu bài hát 'NGÀN THU ÁO TÍM" của nhạc sĩ Vĩnh Phúc và Hoàng Trọng để diễn tả cuộc tình thật đẹp của những đôi tình nhân cùng học trường Ngô Quyền Biên Hòa.
(View: 1879)
The air was filled with laughter and the hum of excited conversations. It was clear that it wasn’t just any ordinary gathering-it was a meticulously planned event,
(View: 786)
Cùng ngồi bên nhau nghe biển đêm tình tự Bóng tối chập chùng tiếng sóng lao xao. Tôi ôm hôn em cho hoa đời nở rộ Màu trắng thanh tân lưu luyến thuở ban đầu.
(View: 323)
Nghỉ Hè giờ đã qua rồi ! Ngày tựu trường đến bồi hồi gặp nhau . Thời gian thấm thoát qua mau . Duyên mình bạn hữu trước sau vuông tròn !
(View: 962)
Hôm nay quần tựu từ đường Cháu con giỗ niệm khói vương phủ thờ Hạ Ngươn vằng vặc trăng mơ Vòng tay bái tạ bụi mờ sóng đôi Hôm Nay Ngày Giỗ Mẹ Tôi...
(View: 811)
Thương tiếc, thắp hương kính cẩn nguyện Anh về cát bụi chốn Thiên Tiên Cầu mong chín suối, hồn thanh thản Yên giấc ngàn thu cõi Tịnh Thiền.
(View: 1146)
Chia ly nuối cuộc Tình Sầu Âm dương nửa bước, qua cầu Tử, Sinh Cám ơn em, giữ tấm hình Trong tim ngày ấy, thâm tình còn lưu Mai sau trong cõi sương mù Đồng khô, hoa cỏ hoang vu … nhớ Người.
(View: 1243)
Một điều đáng mừng là sau nhiều biến động lịch sử, SVĐ BH một biểu tượng Văn Hoá-Thể Thao lâu đời của người dân BH xưa, vẫn còn tồn tại, hơn nữa còn có được dự án chỉnh trang tu sửa để hình thành một SVĐ đa chức năng của địa phương.
(View: 455)
Anh Đa Đề, qua bút pháp đa diện và phong cách gợi mở, đã không ngừng mở rộng cánh cửa cho cuộc đồng sáng tạo, nơi người đọc vừa là người tiếp nhận vừa là người đồng hành ...
(View: 592)
Tôi tên Chi, Trần Thị Chi. Nếu ai đọc “Chí Phèo” của Nam Cao ngày xưa, họ sẽ liếc vô tui, nói nhỏ với nhau: – Xấu hơn Thị Nở! Nhưng bây giờ trên đất Mỹ, hiếm người biết về “Thị Nở” nên tôi chỉ nghe xầm xì ở các chợ VN:
(View: 731)
Tôi run run lái xe vào parking phía trước nhà băng và tìm chỗ đậu, xe truch cũng đậu cách tôi vài xe. Ở đời luôn có kẻ xấu, có ý đồ điên khùng, ghét người Châu Á.
Saturday, September 27, 201410:55 PM(View: 9119)
Điểm son đầu tiên được quan khách ghi nhận là họp mặt bắt đầu đúng 7 giờ tối giờ như chương trình.
Friday, August 29, 20146:11 PM(View: 23455)
Đã sáu tuần lễ trôi qua, nhưng cảm xúc trong tôi vẫn còn tươi mới khi ngồi viết những dòng chữ này, và xem lại những tấm hình này. Những tấm hình ghi lại hình ảnh thân thương của anh chị em, cùng chung gia đình cựu học sinh Ngô Quyền ngày cũ với tôi.
Friday, August 22, 20143:17 AM(View: 27329)
. Chuyến đi Mỹ lần này cũng vậy, tôi không book hẹn trước với ai. Ấy vậy mà, ngày nối ngày đã cho tôi đầy ăm ắp niềm vui, và nhiều lắm những nụ cười …
(View: 1744)
Phương Trương làm việc chuyển âm phim ở phim trường Việt Phim gần cầu Bình-Lợi tìm bạn là Lê Văn Ri, nhà ở gần Ga Xe Lửa Biên-Hoà, trước 75 là Y Tá Trưởng phục vụ tại Tổng Y Viện Cộng-Hòa
(View: 6248)
Nguyễn Văn Vân, hiện ở Houston, Texas tìm Bà Lê Thị Lý, trước ỡ Bữu Long BH
(View: 6687)
Trương Minh Hòa, cựu hs trường Ngô Quyền Biên Hòa, khóa 12, tìm bạn Chu Hạ, cựu hs lớp 12B1, khóa 12, trường Ngô Quyền, Biên Hòa.
(View: 412)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NHẬT KÝ VƯỢT BIỂN ĐÔNG - PHẦN 2 Tác giả: Mai Khánh Thư Người Đọc: Thuyền nhân Chimmy Vo
(View: 459)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NHẬT KÝ VƯỢT BIỂN ĐÔNG - PHẦN 1 Tác giả: Mai Khánh Thư Người Đọc: Thuyền nhân Chimmy Vo
(View: 8092)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Hoàng Mai Đạt - Chiếc Xe Đồ Chơi Của Ông Wes Người Đọc: Đồng Phúc
(View: 8995)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: GÃ CUỒNG THƠ YỂU MỆNH - NGUYỄN TẤT NHIÊN Nguyễn Thái Phương thực hiện youtube
(View: 13198)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để lắng nghe: NHÀ BÁO, NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG - Mặc Lâm, biên tập viên RFA thực hiện
(View: 2666)
*Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THẤT TÌNH - Phổ từ bài thơ "MINH KHÚC 3" của Nguyễn Tất Nhiên Eric Lê Phúc: Sáng tác và Trình bày
(View: 3583)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BÂY GIỜ EM ĐÃ XA TÔI (Minh Khúc 12) Thơ: Nguyễn Tất Nhiên Eric Le Phúc sáng tác & trình bày
(View: 12869)
Năm 1971, tạp chí Sáng Tạo của cố nhà văn Mai Thảo xuất hiện những vần thơ của một người tự cho mình là “kẻ hoang đàng”, “tên vô đạo”, “bất tín đồ trong tình yêu” – Nguyễn Tất Nhiên.
Thursday, September 22, 202211:03 PM(View: 8884)
Vậy mà hôm nay, duyên cớ gì bỗng dưng tôi đi bộ ngang qua cái tủ sách, tò mò mở xem và tìm thấy cuốn sách của ông đang nằm bơ vơ!
Saturday, October 21, 20173:28 PM(View: 13198)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để lắng nghe: NHÀ BÁO, NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG - Mặc Lâm, biên tập viên RFA thực hiện
Friday, September 29, 20172:12 PM(View: 5624)
Nếu bảo qua tuổi 70 xưa nay là hiếm, thì Nguyễn-Xuân Hoàng sinh năm 1937 cũng đã bước qua tuổi 77, nhưng đó là ý niệm tuổi tác của thế kỷ trước.
Friday, September 22, 20172:37 PM(View: 4636)
Bây giờ anh đã thanh thản bên kia thế giới. Tôi sẽ chẳng còn được đọc email hay nghe anh nhẹ nhàng than thở mỗi khi cơn đau dằn vặt: “Anh đau quá Phú ơi!”.