Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nàng Dâu

26 Tháng Năm 200812:00 SA(Xem: 8587)
Nàng Dâu
Cứ mỗi hè đến là tôi thường về quê ngoại tôi. Xã Thiện Tân cách xa Biên hòa vào khoảng 25 cây số. Tôi rất thích nơi ấy vì không khí thật mát mẻ. Phía sau nhà ngoại là một con suối nước chảy quanh năm, lạnh mát và thỉnh thoảng tôi thấy có những đàn cá nhỏ bơi ngược dòng nước. Tôi thích một mình lang thang dưới dòng nước mát, hái hoa rừng và vui thú cảnh thiên nhiên . Thỉnh thoảng tôi cố gắng rượt đuổi những con cá để bắt chúng, nhưng chưa một lần được kết quả. Ngoại tôi không cho tôi một mình đi lang thang , ngoại nói coi chừng có rắn. Trước nhà ngoại là một vườn bưởi thật rộng với nhiều trái rất lớn trông thích thú lắm. Bưởi Biên Hòa được nổi danh nhất nước vì nhiều cơm, nhiều nước và rất ngọt.

Trong kỳ nghỉ hè nầy, tôi được dịp dự đám cưới anh Thành con cô tôi với chị Thúy. Đám cưới tuy đơn sơ  nhưng thật vui với tình nồng ấm của bà con thân thuộc trong không khí thanh bình của quê hương. Chị Thúy là một thiếu nữ thật đẹp, duyên dáng, 18 tuổi đã về làm dâu cô tôi. Cô tôi góa chồng từ khi bà còn rất trẻ. Anh Thành là con trai duy nhất của cô tôi. Vì thế, tuy làm việc tại Tòa Hành Chánh tỉnh, nhưng anh phải lấy vợ ở quê, để có người trông nom gia đình và chăm sóc cô tôi. Những ngày đầu về làm dâu trong gia đình đối với chi Thúy là một thử thách lớn vì cô tôi rất khó tính. Ngày ấy con dâu mới về nhà chồng đâu được như bây giờ. Đang ở tuổi ăn, tuổi ngủ, mà phải thức khuya, dậy sớm. Ăn không dám ăn no, ngủ không dám ngủ kỷ, nhưng rồi chị cũng vượt qua "cửa ải ban đầu"

Nhà vắng đàn ông, nên mọi việc từ nhỏ đến lớn, kể cả cầy bừa, cấy gặt, đều một mình chị gánh vác. Cũng may trời phú cho chị có sức khỏe. Rồi những đứa con lần lượt ra đời. Chị vừa nuôi dạy con, vừa lo toan việc nhà thay chồng. Lúc nầy, cô tôi già yếu, không giúp gì được cho chị. Thương con dâu chịu vất vã, bà cố giúp lo cho các cháu một số việc. Thấy vậy chị nói:
" Bây giờ mẹ già yếu nhiều, mẹ trông nom dạy dỗ các cháu cho con là quá nhiều. Cả đời mẹ vất vã vì con, vì cháu, mẹ đừng suy nghĩ gì, mọi việc cứ để con làm ". Năm tháng qua đi, bươn chải với công việc gia đình, nhan sắc chị phần nào phai nhạt. Chiến tranh bắt đầu lan rộng, cầu cống bị gẩy bể an ninh không được bảo đảm, nên chồng chị rất ít khi về thăm gia đình. Chị cũng hiểu trong hoàn cảnh chiến tranh, việc đi lại cũng thật là khó khăn, nhất là gia đình chị đang ở trong vùng tranh chấp giửa hai bên trong cuộc chiến, nên chị cũng thông cảm cho chồng. Nhưng kể từ khi hiệp định Paris đã được ký kết vào tháng giêng năm 1973, miền Nam chúng ta đã có những ngày tháng yên ổn, anh cũng vẫn không về quê thăm mẹ và vợ con. Sau những tháng buồn bã, trông chồng về, chị dành dụm ít tiền và quyết định lên tỉnh tìm chồng. Sau vài ngày thăm hỏi tin tức, chị được biết là chồng chị đã có người vợ khác. Chị rất đau khổ, lặng lẽ trở về nhà. Chị nhất định không kể câu chuyện cho mẹ chồng biết, cũng như bất cứ ai. Sự thật thì không bao giờ che dấu, mãi được. Biết chuyện, cô tôi cho người lên tìm anh về bằng được. Bà la chưởi anh thậm tệ. Rơi vào hoàn cảnh đó, người vợ nào lại không tức giận chồng? Nhưng chị nghĩ, chuyện cũng đã xãy ra rồi, làm dữ chồng cũng không giải quyết được việc gì, không khéo "già néo lại đứt dây" Chị nói với cô tôi:
" Con xin mẹ bớt giận, dù sao việc cũng đã xãy ra rồi, mẹ để hai vợ chồng con nói chuyện với nhau...".
Khi chỉ còn hai vợ chồng, chị nói: Em biết lúc nầy anh rất khó xử, đã ăn ở với người ta có con nên không thể bỏ rơi mẹ con cô ấy. Còn ở nhà bây giờ, mẹ ngày càng già yếu. Mẹ chỉ có mình anh là con, mẹ cần sự săn sóc của anh.. Các con cần sự thương yêu và dạy dỗ của người cha. Em tin mẹ sẽ tha thứ cho anh. Em không muốn các con lớn lên không có Ba. Em sẽ nói với các con thế nào đây khi anh bỏ rơi mẹ con em. Thôi, anh cứ lên tỉnh thành tiếp tục việc làm, thường xuyên về thăm mẹ và các con, em sung sướng lắm rồi. Cách cư xử khôn khéo cùng với tấm lòng vị tha của chị đã thuyết phục được anh. Cô tôi càng quí nể chị hơn.
Thế rồi năm đó, vào mùa đông, anh tắm đêm. Không may trúng cảm, đã qua đời đột ngột. Nhận được tin quá đau buồn đó, chị bàng hoàng, vội vã lên nơi anh ở để lo tang lể. Tại đây, chị gặp chị Khanh, người "vợ sau" của anh. Khi mọi việc xong xuôi, chị nói:
" Tôi với cô đều là phận đàn bà, số phần không cho chị em mình may mắn. Tôi biết trong việc nầy, cô không hoàn toàn có lổi. Dù sao việc đã rồi, cô cứ coi tôi như là chị cô. Mẹ anh ấy bây giờ già yếu lắm. Bà rất đau khổ khi nghe tin nầy. Các con cô cũng như con tôi đều là giọt máu của anh ấy để lại. Vài hôm sau rảnh rổi, cô cho các con về thăm bà và để anh chị em nó nhận nhau ". Chị Khanh ôm lấy chị khóc nức nở, từ từ mới nói nên lời:
" Em cám ơn chị, chị tốt với em quá. Em tưởng chị câm thù em lắm. Không ngờ chị nhân hậu quá, chị tha lỗi cho em ".
Sau khi anh mất được một năm, vì tuổi già, vì sức yếu, và quá đau buồn, cô tôi trở bịnh nặng. Trong hoàn cảnh túng thiếu, một mình chị phải tảo tần để nuôi bốn con và mẹ già đau yếu nằm trên giường. Của cải trong nhà còn bất cứ thứ gì có thể bán được, chị phải bán để lo thuốc thang cho mẹ chồng. Mấy tháng sau đó cô tôi qua đời. Trước khi nhắm mắt, Bá gọi chị lại và nói:
" Trời không cho mẹ sống thêm với con cháu. Khi mẹ ra đi, con nhớ bốc mộ chồng con về chôn cạnh Ba Mẹ. Máu chảy ruột mềm, con cho con của Khanh đi về ngày giổ tết, để cúng ông bà và ba nó ". Những năm sau khi cô tôi mất, chị làm đúng lời dặn của bà. Các con sau nầy của anh với chị Khanh thường về thăm chị luôn. Chúng rất kính trọng và thương yêu chị.
Sau hơn hai mươi năm sống xa quê hương, tôi được trở về, và chúng tôi có ghé thăm chị. Nhũng giây phút mừng rỡ và thăm hỏi trôi qua, chúng tôi thấy vui và hỏi chị:
" Ngày xưa, tôi thấy cô tôi khó tính quá mà sao chị sống bao nhiêu năm với bà không hề xãy ra điều tiếng gì giữa mẹ chồng và nàng dâu? ". Chị cười đôn hậu và nói:
" Hai em biết đó, làm dâu thời nào cũng khó. Bà nội các cháu đã làm dâu rồi mới làm mẹ chồng. Cuộc đời bà gặp nhiều trắc trở. Phải hiểu hết nổi khó của ba để ăn ở cho phải đạo. Điều căn bản là phải sống cho thực bằng chính tấm lòng của mình. Có những lúc khó khăn quá, tôi tưởng không thể vượt qua được, nhưng cứ nhìn thấy các con là mình phải cố gắng, mặc dù trái tim luôn luôn đau đớn và hai giòng lệ thỉnh thoảng rơi từ lúc nào.....".

Nghe chị nói tôi càng hiểu vì sao mỗi người trong họ hàng đều kính nể chị. Bây giờ chị đã xây được nhà cửa đàng hoàng, cuộc sống tuy chưa được sung túc nhưng cũng tạm đủ. Rồi chị mĩm cười và nói tiếp: " Hàng ngày tôi nhìn các cháu nội ngoại, chạy giởn chung quanh nhà vá quấn quít bên tôi, tôi đã mãn nguyện lắm rồi ".

Lê thị Kim Loan

26 Tháng Tư 2014(Xem: 27235)
Hội lớn mạnh không chỉ với tình bạn của các cựu Học sinh NGÔ QUYỀN bên đó còn có các Thân Hữu. Đó là chồng là vợ của các CHS. Đó là dâu là rể của Hội. Đó là là nhửng người bạn theo đúng nghĩa của 2 chữ Thân Hữu.
09 Tháng Ba 2012(Xem: 117633)
Không là trăm năm, chưa là bến đỗ, Người cứ quên tình thơ dại mà đi. Tôi cứ ngẩn ngơ, một đời tưởng tiếc. Duyên lỡ làng, nên tàn như mộng mị!
26 Tháng Năm 2009(Xem: 10230)
Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền- Biên Hòa A. Tổ chức kiện toàn hoạt động tương tế và tương trợ của hội:
27 Tháng Mười 2008(Xem: 16622)
Thơ con cóc. (Sưu Tầm)
27 Tháng Mười 2008(Xem: 9373)
Thơ Vo Dinh Tuyet _ Mùa Thu và con gái miền Nam.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 11360)
Tôi nghĩ dạy Văn (Quốc Văn) không có nghĩa là, người dạy phải biết làm văn, làm thơ (nghĩa là sáng tác ra một bài văn, bài thơ theo cảm hứng nào đó).
26 Tháng Năm 2008(Xem: 16024)
Bài này được viết không ngoài mục đích là ghi lại những ký ức và những sự kiện đã xảy ra trong khoảng thời gian người viết lần đầu tiên được Nha Trung học Sàigòn bổ dụng về dạy tại các lớp đệ Thất, vừa mới khai giảng vào đầu niên học 1957-1958 tại tỉnh lỵ Biên hoà
26 Tháng Năm 2008(Xem: 27430)
Nền tảng của Hội là hai trang sánh tượng trưng cho sự gắn bó tuổi học trò, được vẽ bằng hai đường cong, tương trưng cho đôi bạn từ bốn phương trời tụ họp chung dưới mái trường Ngô Quyền.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 11726)
Là học sinh Ngô Quyền, bạn có biết trường của chúng ta đã phôi thai xây dựng ra sao ? những ai mang nặng tâm huyết và đã có công lao vun bồi cho nhiều thế hệ. " Uống nưóc nhớ nguồn ".
26 Tháng Năm 2008(Xem: 18773)
Ban Giám Hiệu Trường Ngô Quyền 
26 Tháng Năm 2008(Xem: 20407)
Sau một thời gian xa lìa quê hương, cuộc sống của từng người nơi đất khách quê người dần dần ổn định, thì những kỷ niệm xa xưa, thời còn đi học lần lượt hiện về thôi thúc lòng ta mong sớm gặp lạị các bạn cũ để được tâm sự, chia xẽ nhửng nỗi vui buồn đã qua, để ôn lại những kỷ niệm êm đềm của một thời cắp sách đến trường...   
26 Tháng Năm 2008(Xem: 7787)
The most important list. Hoàng Phạm
26 Tháng Năm 2008(Xem: 11159)
Bò Kho Thật tình mà nói, làm sao biết được ai nấu ngon hơn ai và nấu ăn như thế nào mới gọi là đúng cách, vì khẩu vị mỗi người mỗi khác kẻ ăn lạt người ăn mặn và có người lại thích ăn ngọt...  Nhưng nấu như thế nào để được có mùi thơm mà phần đông thích ?.  
26 Tháng Năm 2008(Xem: 7563)
Thơ con cóc (sưu Tầm)