Danh mục
Danh sách tác giả
TIN ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 23136)
Bộ sưu tập Bài Viết, Video, Hình ảnh của Thầy Hiệu trưởng Phạm Đức Bảo
(Xem: 5033)
Ngô Quyền Họp Mặt Truyền Thống kỳ 17_ July 1, 2018_ Phần 2: PHÁT HÀNH NGÔ QUYỀN TOÀN TẬP
(Xem: 4867)
Ngô Quyền Họp Mặt Truyền Thống kỳ 17 - Phát Hành NGÔ QUYỀN TOÀN TẬP _ July 1, 2018 Phần 1: KHAI MẠC và TRI ÂN THẦY CÔ
(Xem: 720685)
Những bức ảnh hiếm còn sót lại của Việt Nam xưa những năm 1850-1950 dưới đây sẽ giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ.
(Xem: 487931)
Vậy là chiếc huy hiệu Đạo Bửu Long đã hội ngộ với anh chị em chúng tôi, sau chuỗi ngày dài phiêu linh lưu lạc.
(Xem: 402635)
Xin được chia sẻ với bạn hữu món “quà tặng” đặc biệt của anh Nguyễn Ngọc Xuân, trân trọng cảm ơn anh Xuân đã dành tình cảm ưu ái cho các cựu HĐS Ngô Quyền Biên Hòa.
(Xem: 392927)
Những nét đặc trưng của 36 phố phường cùng những dấu ấn của người Pháp ở Hà Nội trong khoảng năm 1940 - 1941 đã được tái hiện sinh động qua ống kính nhiếp ảnh gia Mỹ Harrison Forman.
(Xem: 298497)
Năm 1651 khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã "giải phóng " nước Việt Nam khỏi nô lệ giặc Tàu .
(Xem: 6327)
Xin trân trọng giới thiệu đến quý Thầy Cô, Chs NQ và thân hữu 2 quyển sách "Trên Đường Về Nhà" và "Ứng Dụng Lời Phật Dạy" của Ni Sư Thích Nữ Hằng Như, thế danh Võ Kim Huê, là ChsNQ K.10
(Xem: 13580)
Một bộ sách Biên Khảo mới nhất của Thầy Nguyễn Văn Lục gồm 2 quyển: SỬ VIỆT NHÌN LẠI và TẢN MẠN VĂN HỌC đã được phát hành trong tháng 3, 2018
Số lượt truy cập
1,000,000

Người Xứ Bưởi: VIẾT TƯỞNG NIỆM THẦY PHẠM ĐỨC BẢO: MỘT VỊ HIỆU TRƯỞNG VN "HIẾM CÓ" !

08 Tháng Mười 20173:12 CH(Xem: 19425)
Người Xứ Bưởi: VIẾT TƯỞNG NIỆM THẦY PHẠM ĐỨC BẢO: MỘT VỊ HIỆU TRƯỞNG VN "HIẾM CÓ" !

Nhân ngày giỗ đầu

 

Viết tưởng niệm Thầy Phạm Đức Bảo:

Một vị hiệu trưởng VN "hiếm có" !

 

Người Xứ Bưởi

08 Tháng 10, 2017

 NQ6-1-NQ-PhamDucBao


Tháng 10 năm ngoái 2016 thực "không may" cho Đại Gia Đình Trung Học Ngô Quyền / Biên Hòa với 2 cái tang lớn liên tiếp. Thày Đinh Hữu Quyến qua đời với sự thương tiếc của các học trò cũ ban Pháp văn và các cựu hướng đạo sinh Ngô Quyền/Biên Hòa (xem Nguồn 1 phía dưới). Hai ngày trước đó Thày Hiệu trưởng Phạm Đức Bảo đã vĩnh viễn ra đi gây niềm xúc động lớn lao & tạo một khoảng trống vai trò "đầu đàn", vì trong thâm tâm mọi người đều coi Thày như là nhân vật số 1 của Đại Gia Đình NQ.

Bản thân người viết có "duyên" may mắn thi đậu vào trường Ngô Quyền lúc Thày còn làm hiệu trưởng. Trong suốt thời gian học, cũng giống như phần lớn các đồng môn NQ khác không có dịp được Thày trực tiếp nói chuyện lần nào cả. Nhưng không ngờ đến phút chót sắp rời trường, lại có may mắn đó để sau này có cơ hội quen biết với Thày hơn. Số là vào niên học cuối lớp 12 B1 niên khóa 1969-1970  nhờ thành tích thành tích học hành đặc biệt nên được lãnh phần thưởng danh dự Tổng Thống cho học sinh đứng đầu tỉnh Biên Hoà, do chính Thày Bảo trao tặng với lời nhắn nhủ ráng học thành tài. Sau đó được học bổng đi du học qua Âu Châu và ngỡ rằng khó có dịp tái ngộ, nhứt là được tin Thày phải đi học cải tạo. Nhưng trái đất quả thiệt tròn, vào đầu thập niên 1990, tại chùa Viên Giác / Hannover hai thày trò gặp nhận ra nhau ngay sau 2 thập niên xa cách. Trong 15 năm, Thày lưu lạc ở xứ Đức là cơ hội "hiếm có" để liên lạc điện thoại, gặp gở, thư từ, gửi bài viết báo thường xuyên cả trăm lần, mà sau khi Thày qua đời có đặc biệt chọn lựa ra 3 bài tiêu biểu cho đăng tải trên trang Ngô Quyền (xem Nguồn 2). Cho đến mãi hôm mùng 3 tết năm 2015 còn gọi được điện thoại chúc tết & chúc thọ với Thày. 

Chính có mối liên hệ đặc biệt kéo dài cả nửa thế kỷ đó, người viết khám phá ra con người đích thực & nhận thấy Thày là một vị hiệu trưởng "hiếm có" trong hàng ngũ hiệu trưởng VN xưa và có lẽ cả hiện nay nữa. Nhận xét này dựa trên nguyên tắc "nói có sách mách có chứng" chớ không phải hàm hồ vô căn cứ đâu và được bạn bè học các trường trung học khác nghe qua cũng phải công nhận tính cách "hiếm có" về Thày Hiệu trưởng Phạm Đức Bảo của trường NQ chúng ta.


I/ Nhân sinh quan "Đông & Tây giao duyên"

1) Chấp nhận tiến bộ Tây Phương

Cả gần thế kỷ trước mà Thày đã nhìn thấy rõ chủ trương của Tây Phương "một đầu óc minh mẫn chỉ có được trong một thân thể ... sport mà thôi", nên đã cụ thể nhứt là tập cử tạ. Với kết quả rõ rệt là Thầy có vóc dáng một "võ sĩ" với bắp thịt nổi cuồn cuộn - khác xa tầng lớp đồng nghiệp cấp hiệu trưởng - và tại trường Quốc Huế đã được gọi là Hẹc-Quynh (Hercules), vì có lần đã lội nước lụt vác đươc cả chiếc xe mô tô (xem Nguồn 3).

Không phải "hiếm có" mà là "độc nhứt vô nhị": đốt đuốc kiếm khắp cả nuớc VN không thể thấy có một vị hiệu trưởng thứ 2 có vóc dáng sức lực &  tướng đi "võ sĩ" giống như vậy. Có lẽ chính vì vậy trường Ngô Quyền trong hàng ngũ giáo sư được tập trung nhiều nhân tài nổi bật về phương diện thể thao & túc cầu, sinh hoạt học đường & hướng đạo, võ thuật & thái cực đạo ... Chẳng hạn như quý Thầy Cô Đặng Thị Trí, Lê Quý Thể, Nguyễn Phong Cảnh, Đinh Hữu Quyến, Phạm Ngọc Quýnh, Hà Tường Cát, Nguyễn Thất Hiệp, Tôn Thất Để, Nguyễn Văn Lan, Hoàng Phùng Võ ...

Phải chăng đó cũng là lý do "thầm kín" khiến đặc biệt chỉ có trang web Ngô Quyền có 2 mục thể thao & hướng đạo mà các trường trung học khác không có được ? (xem Nguồn 4)

2) Gìn giữ truyền thống Đông Phương

Biết rõ "nhất quỹ nhì ma thứ ba ... học trò", nên Thầy có sẵn biện pháp hữu hiệu đối phó. Đó là "thương cho roi cho vọt". Mà quả thật, Thày "sắm" cây roi mây và vọt đánh từ nam sinh đến nữ sinh, từ đệ nhất cấp đến đệ nhị cấp - nếu vi phạm kỷ luật -. Đánh không nương tay không vị nể kể cả con em của quý ông Tỉnh trưởng,  Hội trưởng Phụ Huynh, Nghị viên Thành phố  … (xem Nguồn 5).

Chắc chắn khó có một vị hiệu trưởng thứ 2 nào ở VN dám hành động như vậy. Xét cho cùng Thày còn quan niệm Đông Phuơng với tinh thần "Quân Sư Phụ" thay thế bố mẹ để roi vọt học trò cũng như thực hiện học thuyết "chính danh" của thời Đông Châu Liệt Quốc (thế kỷ IX - III trước Công Nguyên) để có trật tự kỷ cương "Thày ra Thầy và Trò ra Trò". Nhìn kỹ hai quốc gia Đức (Germany) và Tân Gia Ba (Singapore) nhờ có ý thức kỷ luật cao độ nên phát triển nhanh chóng nhứt so với láng giềng. Trong khi đó nước Hy Lạp (Greece) luôn tự hào là "phát minh" ra thể chế dân chủ nhưng thiếu kỷ luật nên nạn tham nhũng lan tràn bị nợ "ngập đầu".

Phải chăng cũng nhờ đó trường Ngô Quyền trong 12 năm dưới quyền Thày Hiệu trưởng đã phát triển mạnh mẽ để trở thành đứng đầu tại miền Đông Nam Phần và thành tích học hành không thua kém gì các trường lớn tại thủ đô?

II/ Một tấm lòng yêu đất nước Việt Nam

Thực vậy, nếu nhìn lại toàn bộ cuộc đời ắt sẽ thấy Thầy không những luôn ưu tư về vận nước mà còn tích cực hành động cho đất nước VN nữa. Bằng chúng rõ rệt là Thày can đảm hoạt động trong đảng phái chính trị để rồi phải đi tù cải tạo đến 7 năm dài đằng đẳng ở Bà Tô (Xuyên Mộc), mà ai cũng biết cảnh "Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại" (một ngày trong nhà giam thì dài bằng nghìn năm ở bên ngoài ) và qua Âu Châu vẫn tích cực tiếp tục viết báo xấp xĩ gần 15 năm trời về thời sự để hướng dẫn dư luận quần chúng. Rõ ràng nhứt là qua lời "di chúc cuối cùng" của Thày cho Đại Gia Đình Ngô Quyền là "không bao giờ được quên đất nước VN" (xem Nguồn 6).

Quả thực, Thày là một trường hợp "có một không hai" trong hàng ngũ giới hiệu trưởng VN trên phương diện này. Có lẽ đây chính là một trong những lý do then chốt đã khiến cho hầu hết mọi người trong Đại Gia Đình Ngô Quyền đều thật tình thương mến & kính phục Thày. Cho nên trang web NQ đã thiết lập mục "Tưởng Niệm Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo" để vinh danh Thày ngay sau khi được tin qua đời (xem Nguồn 7).

Phải chăng Thày cũng là một trong những tấm gương sáng khiến cho giới cựu học sinh Ngô Quyền  đã noi theo dấn thân hy sinh đứng ra góp phần thành lập 2 Hội Ngô Quyền & Biên Hòa để có sinh hoạt bên nhau và điều hành các trang web "Ngô Quyền", "Biên Hòa", "Yêu Nước Việt Nam" … để thông tin hướng dẫn quần chúng trong & ngoài nước (xem Nguồn 8), cũng như đưa sáng kiến & tham dự thực hiện cuốn phim lịch sử "Đại Họa Mất Nước" để đánh thức tấm lòng yêu nước VN (xem Nguồn 9) với hàng triệu người click vào xem ?

III/ Lập đức, lập công và lập ngôn

Hồi học ở trường Ngô Quyền từng được biết tinh thần "Lập đức, lập công và lập ngôn" của người xưa. Bắt nguồn từ nhân sinh quan "Thái thượng hữu lập đức, kỳ thứ hữu lập công, kỳ thứ hữu lập ngôn". Tạm dịch là "Trước hết là lập đức, kế tới là lập công và sau nữa là lập ngôn". Theo tự điễn Hán Việt / Nguyễn Văn Ngôn: "Lập đức là làm việc hiền đức. Lập công là làm nên công trạng. Lập ngôn là nói được những điều quan trọng truyền lại đời sau".

Nhìn lại thì thấy rõ Thày đã có " Lập đức, lập công và lập ngôn"

1) Lập đức

Chuyện này "rõ như ban ngày", Thày giúp đỡ rất nhiều người.

- Điển hình là mang các học trò cũ của các trường mà Thày từng dạy, để về dạy tại Ngô Quyền. Chẳng hạn từ trường Quốc Học Huế có quý Thày Tôn Thất Long, Thân Trọng Bình, Tôn Thất Để, Trần Phiên, Lê Quý Thể …. Hoặc ngay từ trường Ngô Quyền có quý Thày Cô Hà Thị Nhung, Ma Thị Ngọc Huệ, Bùi Thị Hảo, Diệp Cẩm Thu, Bùi Đức Lương ....

- Hết lòng hơn hết là Thày dám đến Nha cảnh sát bảo lãnh cho con trai của Cô Tư Giàu (Giám thị) vì bị bắt quả tang rải truyền đơn. Chắc chắn hiếm có một ông hiệu trưởng nào dám làm "chuyện động trời" như vậy vì nếu đương sự tái phạm thì không những bị mất chức mà còn bị ở tù nữa.

- Ông bà mình ngày xưa nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục qua câu nói: "Làm thầy thuốc lầm thì chết một người, làm chính trị lầm thì giết một nước, làm giáo dục lầm giết cả một đời". Thày là một nhà giáo dục dạy dỗ trực tiếp và gián tiếp biết bao nhiêu học trò thành tài từ Bùi Chu, Phan Thiết, Huế và Biên Hoà. Đó là "lập đức" lớn nhứt mà Thày đạt được. Chính vì vậy, ở trong nước có tang lễ trang trọng (xem Nguồn 10) và hi hữu nhứt ở ngoài nước có chsNQ Nguyễn Thị Tất Ứng đã xung phong đứng ra chịu trách nhiệm cùng bạn bè trong 2 Hội Ngô Quyền & Biên Hòa đặc biệt tổ chức "Lễ cầu siêu 49 ngày và tưởng niệm thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo tại tu viện Hoa Nghiêm / thành phố Santa Ana" (xem Nguồn 11 + 12).


2) Lập công

Việt Nam chúng ta quan niệm rằng "Có đức mặc sức mà ăn". Cho nên phần "lập đức" quan trọng lắm và trong đó lẫn lộn phần "lập công" mà Thày làm nhiều công trạng giáo dục cho các nơi  từng dạy học. Riêng tại Biên Hòa nơi mà dấu ấn "lập công" giáo dục của Thày rõ hơn hết đã khiến cho trường Ngô Quyền trở thành đứng đầu tại miền Đông Nam Phần và nhờ đó Biên Hòa được chọn làm thủ phủ của Quân Khu 3.


3) Lập ngôn

Gần như cả đời Thầy làm giáo dục và viết lách thì biết bao nhiêu lời "phát ngôn" ghi sao cho hết. Nhưng tựu trung có 2 câu nói có tính cách "để đời" như sau:

a) "Ráng học thành tài"

Trong những dịp trao phần thưởng hay "roi vọt", dường như Thày luôn nhắn nhủ học trò "Ráng học thành tài" nhá. Ai nghe theo thì dù "không thành tài cũng thành nhân". Bốn chử đơn giản đó lưu truyền như một "bí kíp" đến thế hệ thứ 2 của Đại Gia Đình Ngô Quyền và không hề ngạc nhiên đa số con cái đều tốt nghiệp bậc đại học.

b) "Không bao giờ được quên đất nước VN"

Nếu nghe và suy nghĩ thật kỹ thi sẽ thấy lúc Thầy thốt ra lời "di chúc" này trong hoàn cảnh "tế nhị" ở quốc nội, nên đã có chứa một ẩn ý. Ai cũng biết đất nước chúng ta đang nằm trong gọng kềm của Trung Cộng. Trong nước thì không dám nói thẳng ra và chỉ dám dùng danh từ "thoát Trung". Còn ở hải ngoại thì dám nói thẳng "toạc móng heo ra" là VN trên ngưỡng cửa "đại họa mất nước". Thày là người am tường thời cuộc nên biết rõ tình trạng "chênh vênh" của đất nước, nên kín đáo đưa ra thông điệp ái quốc cho học trò NQ " Không bao giờ được quên đất nước VN" (xem Nguồn 6).

 

IV/ Một kỷ niệm đẹp & vui

Thày có tướng "đô con" với cây roi mây thì có vẽ cứng rắn khó khăn lắm, nhưng thực ra có trái tim "mềm xèo" dễ bị năn nĩ như đã nêu trên qua trường hợp con trai Cô Tư Giàu hoặc cho các học trò cũ về dạy tại NQ. Cũng như có lúc vui vẽ "tếu" lắm, vì vậy người viết có một kỷ niệm đẹp & vui với Thày.

Số là năm 2006, Đại Gia Đình NQ muốn tổ chức một đại hội thế giới nhằm kỷ niệm 50 năm thành lập trường NQ (1956 - 2006), nhưng sợ rằng ít người tới tham dự thì rất uổng công. Người viết có mạo muội đưa ra 2 đề nghị để giải quyết khó khăn đó:

1) Đại Hội nên kéo dài với một chương trình 8 ngày (thay vì chỉ có 1 ngày) để cho mọi người dù ở xa xôi đều có thể về như một chuyến đi nghỉ hè thường niên.

2) Nên mời Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo từ VN qua tham dự và khai mạc Đại Hội vì Thầy Bảo đóng vai trò trọng yếu trong lịch sử của trường NQ và rất uy tín được mọi người thương mến & kính phục.

Ban Tổ Chức viết ngay một tâm thư và cử Cô Ma Thị Ngọc Huệ trong tư cách Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ NQ mang về cùng 14 chsNQ tại quốc nội đến thăm viếng Thầy Hiệu Trưởng vào ngày 8 tháng 11, 2005 (xem Nguồn 13). Dĩ nhiên Thày hiểu ý và nói rằng nếu tổ chức ngay bây giờ Thầy sẽ đi liền và sang năm, nếu còn được khoẻ Thầy chắc chắn sẽ qua. Tin tức "phấn khởi" này được ê kíp Truyền Thông Báo Chí NQ đưa lên Bản Tin Số 5 và khiến cho con số ghi tên tham dự đột ngột gia tăng thấy rõ. Trong đó Thày Bảo đã giúp một phần không nhỏ qua lời hứa ngon lành: "chắc chắn sẽ bay qua".

Nhưng bay qua Cali làm sao được bởi vì lúc đó Thầy đã 86 tuổi rồi (1920 - 2006). Thày phải "tương kế tựu kế" để giúp Đại Hội được thành công. Mà thành công thiệt !. Với 8 ngày vui trọn vẹn và con số tham dự kỷ lục từ nhiều quốc gia & nhiều tiểu bang về, khiến cho Thày Hoàng Phùng Võ phải khen là chưa bao giờ thấy Ngô Quyền tụ họp đông đão như vậy !.

 

V/ Kết luận

Chắc không có lời kết luận nào chính xác hay hơn bằng nhận xét của Thày Hà Tường Cát về Thày Hiệu trưởng Phạm Đức Bảo trong dịp "Lễ cầu siêu 49 ngày và tưởng niệm" (xem Nguồn 11):

"Ông ấy là người rất đặc biệt: một người không hiền mà cũng không ác nhưng lại rất "toàn vẹn".

Đúng vậy, Thày rất "toàn vẹn" cho nên rất xứng đáng có hình ảnh chân dung hoặc một tượng đồng nhỏ (nếu cần kèm theo cây roi mây !) trong trường Ngô Quyền để học trò NQ bất cứ thời nào ai cũng biết đến công lao của Thày Hiệu trưởng Phạm Đức Bảo (1920 – 2016).

 

  Người Xứ Bưởi

08 Tháng 10, 2017

 

--------  ----  -------

 

Nguồn 1: Nhớ về Thày Đinh Hữu Quyến (1941 - 2016)

https://ngo-quyen.org/a5654/nguyen-thi-them-tien-dua-thay

http://ngo-quyen.org/p3590a5704/thay-quyen

 

Nguồn 2: Ba bài báo của Thày Bảo viết với bút hiệu Bảo Hà & Quỳnh Anh (cũng là tên của con cái trong nhà)

https://ngo-quyen.org/p5657/tuongniem-ht-pham-duc-bao

 

Nguồn 3: Được gọi là Hẹc-Quynh (Hercules), vì có lần đã lội nước lụt vác cả chiếc xe mô tô

https://ngo-quyen.org/a1961/mgtt-24-thay-hieu-truong-pham-duc-bao

 

Nguồn 4: Chỉ có trang web Ngô Quyền có 2 mục thể thao & hướng đạo

https://ngo-quyen.org/p101/phiem-luan-the-thao

https://ngo-quyen.org/p33/huong-dao-nq-bh

 

Nguồn 5: Thế à? Con tỉnh trưởng Lâm Quang Chính à? Thế thì… bốn roi!

https://sites.google.com/site/diephoangmaibh/home/van-14

 

Nguồn 6: Lời "di chúc cuối cùng" của Thày cho Đại Gia Đình NQ: "không bao giờ được quên đất nước VN"

https://www.youtube.com/watch?v=cAHKj747xbA

 

Nguồn 7: Tưởng nhớ & vinh danh Thày Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo

https://ngo-quyen.org/p5657a5628/de-tuong-nho-thay-hieu-truong-pham-duc-bao

 

Nguồn 8: Do chsNQ tham dự điều hành các trang web: "Ngô Quyền", "Biên Hòa", "Yêu Nước Việt Nam"

https://ngo-quyen.org/

https://aihuubienhoa.com/

http://yeunuocvietnam.org/

 

Nguồn 9: Phim "Đại Họa Mất Nước" với trên 2 triệu người click vào xem

https://www.youtube.com/watch?v=fpYuc2gs2bk

 

Nguồn 10: Tang lễ Thầy Phạm Đức Bảo tại trong nước

https://ngo-quyen.org/p5657a5630/do-cong-luan-vieng-tang-thay-pham-duc-bao-hieu-truong-trung-hoc-ngo-quyen-bh-xua-

 

Nguồn 11: Lễ cầu siêu 49 ngày và tưởng niệm thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo tại tu viện Hoa Nghiêm / thành phố Santa Ana

https://ngo-quyen.org/a5725/nguyen-huu-hanh-vo-thi-ngoc-dung-tuong-thuat-le-cau-sieu-49-ngay-le-tuong-niem-thay-hieu-truong-pham-duc-bao

 

Nguồn 12: Video & Hình ảnh về  Lễ cầu siêu 49 ngày và tưởng niệm Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo

https://ngo-quyen.org/a5749/video-le-cau-sieu-49-ngay-le-tuong-niem-thay-hieu-truong-pham-duc-bao-tai-tu-vien-hoa-nghiem-vao-11-gio-sang-ngay-chua-nhut-27-1

https://ngo-quyen.org/a5723/hinh-anh-le-cau-sieu-49-ngay-le-tuong-niem-thay-hieu-truong-pham-duc-bao-tai-tu-vien-hoa-nghiem-vao-11-gio-sang-ngay-chua-nhut-2

 

Nguồn 13: Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo hứa về tham dự !

https://ngo-quyen.org/p61a338/ban-tin-so-5-tin-vui-lon-cho-ngay-hoi-ngo-trung-phung-thay-hieu-truong-pham-duc-bao-hua-ve-tham-du

 

--------  ----  -------

 

(Xem: 348)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
(Xem: 285)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
(Xem: 324)
Trong bài này tác giả xin nói về sự đóng góp của hai người phụ nữ Việt Nam từng là hai bé gái khi đặt chân đến Canada, bây giờ là hai nhà văn đem lại một luồng gió mới...
(Xem: 405)
Tưởng như mộng mị đêm qua Thời giờ quá lẹ Tôi già thật nhanh 76 năm kể từ sinh Còn bao lâu nữa? Đời mình cáo-chung! Lắm khi nghĩ ngợi mông lung Phù du thân mạng mịt mùng tâm tư
(Xem: 755)
Thời Gian : 11:00 am ngày Chủ Nhật 21 tháng 4 năm 2024 Địa Điểm: Chez Christina
(Xem: 1616)
- Nhạc sĩ Bằng Giang (sinh 1939) là một nhạc sĩ người Việt Nam. Ông là tác giả một số ca khúc được nhiều người biết đến trước năm 1975 như Đêm Buồn Tỉnh Lẻ, ...
(Xem: 1872)
Sau bao năm thăng trầm trong cuộc đời có nhiều mất mát có nhiều thay đổi nhưng tình yêu âm nhạc trong anh vẫn sống mãi. Anh đã vui trong niềm vui và buồn trong nỗi buồn ...
(Xem: 1153)
Đồng nghiệp và học trò sẽ nhớ Thầy với vẻ nghiêm khắc, nhiệt tình của một ông Thầy trẻ của Trung học Ngô Quyền Biên Hòa gần nửa thế kỷ trước. Vĩnh biệt Thầy với chân thành thương tiếc.
(Xem: 3343)
Họp mặt mini của Thầy trò Ngô Quyền ở thủ phủ Austin ở một tiểu bang được mệnh danh là "Everything's big here" vào cuối tháng 11 năm 2023 được chúng tôi gọi là "Tạ ơn ở Austin".
(Xem: 6459)
Chuyến đi thăm Thầy Xưa ngày đầu năm mới 2024 của chị em mình lần này thấm đẫm ân tình, vô cùng ấm áp đúng không chị?
(Xem: 1672)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
(Xem: 1385)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
(Xem: 1131)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
(Xem: 1575)
Mưa rơi réo rắt cung đàn Giọt buồn rớt xuống lang thang khắp cùng Tháng Tư Tình Đọng bao dung Đôi bờ nỗi nhớ có cùng niềm vui...
(Xem: 1042)
"có những vô tình như gió đẩy xa mây..."1 . để lại đây chiều khô Núi Sọ2 tả tơi treo -- -- giọt nắng cuối . đây thống khổ loài người dù lỗi đã được xóa dù tội đã được quên dù qua đêm thống hối .
(Xem: 2010)
Nếu tiễn Tôi, hãy vỗ tay Đừng rơi nước mắt khóc vay thường tình!Luật tạo hoá có sinh có tử Tứ đại tàn lữ thứ thiêu thân! Đến khi dứt tức đứt căn Cầu kinh siêu thoát miễn phần lễ tang!
(Xem: 1779)
Cầu còn ba nhịp phân hai Bộ hành qua lại tàu dài chợ khuya Tám năm hồn đá dựng bia Sông quê nước vẫn đầm đìa ngược xuôi Cầu Gành Biểu Tượng Quê Tôi...
(Xem: 1032)
Hôm nay là Ngày Giỗ của Nhị Vị Trưng Nữ Vương, bé Phú có làm mấy bài thơ để Vọng Tưởng đến Hai Bà. Xin kính mời Quý Thầy Cô cùng Quý vị thưởng lãm.
(Xem: 1105)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
(Xem: 792)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
(Xem: 726)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
(Xem: 720)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
27 Tháng Chín 201410:55 CH(Xem: 8786)
Điểm son đầu tiên được quan khách ghi nhận là họp mặt bắt đầu đúng 7 giờ tối giờ như chương trình.
29 Tháng Tám 20146:11 CH(Xem: 21864)
Đã sáu tuần lễ trôi qua, nhưng cảm xúc trong tôi vẫn còn tươi mới khi ngồi viết những dòng chữ này, và xem lại những tấm hình này. Những tấm hình ghi lại hình ảnh thân thương của anh chị em, cùng chung gia đình cựu học sinh Ngô Quyền ngày cũ với tôi.
22 Tháng Tám 20143:17 SA(Xem: 24812)
. Chuyến đi Mỹ lần này cũng vậy, tôi không book hẹn trước với ai. Ấy vậy mà, ngày nối ngày đã cho tôi đầy ăm ắp niềm vui, và nhiều lắm những nụ cười …
(Xem: 1033)
Phương Trương làm việc chuyển âm phim ở phim trường Việt Phim gần cầu Bình-Lợi tìm bạn là Lê Văn Ri, nhà ở gần Ga Xe Lửa Biên-Hoà, trước 75 là Y Tá Trưởng phục vụ tại Tổng Y Viện Cộng-Hòa
(Xem: 5572)
Nguyễn Văn Vân, hiện ở Houston, Texas tìm Bà Lê Thị Lý, trước ỡ Bữu Long BH
(Xem: 6236)
Trương Minh Hòa, cựu hs trường Ngô Quyền Biên Hòa, khóa 12, tìm bạn Chu Hạ, cựu hs lớp 12B1, khóa 12, trường Ngô Quyền, Biên Hòa.
(Xem: 4727)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Hoàng Mai Đạt - Chiếc Xe Đồ Chơi Của Ông Wes Người Đọc: Đồng Phúc
(Xem: 7620)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: GÃ CUỒNG THƠ YỂU MỆNH - NGUYỄN TẤT NHIÊN Nguyễn Thái Phương thực hiện youtube
(Xem: 9385)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để lắng nghe: NHÀ BÁO, NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG - Mặc Lâm, biên tập viên RFA thực hiện
(Xem: 4742)
Tác giả: Pham Chinh Đông Diễn đọc: Tám Hà - Kim Oanh.
(Xem: 2012)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BÂY GIỜ EM ĐÃ XA TÔI (Minh Khúc 12) Thơ: Nguyễn Tất Nhiên Eric Le Phúc sáng tác & trình bày
(Xem: 9495)
Năm 1971, tạp chí Sáng Tạo của cố nhà văn Mai Thảo xuất hiện những vần thơ của một người tự cho mình là “kẻ hoang đàng”, “tên vô đạo”, “bất tín đồ trong tình yêu” – Nguyễn Tất Nhiên.
(Xem: 6223)
bài thơ MINH KHÚC 3 của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và lấy tên là THẤT TÌNH. .Xin gửi đến ban chấp hành Ngô Quyền có thể share link này như món quà tinh thần để nhớ đế anh Thi sĩ NGUYỄN TẤT NHIÊN
22 Tháng Chín 202211:03 CH(Xem: 5808)
Vậy mà hôm nay, duyên cớ gì bỗng dưng tôi đi bộ ngang qua cái tủ sách, tò mò mở xem và tìm thấy cuốn sách của ông đang nằm bơ vơ!
21 Tháng Mười 20173:28 CH(Xem: 9385)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để lắng nghe: NHÀ BÁO, NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG - Mặc Lâm, biên tập viên RFA thực hiện
29 Tháng Chín 20172:12 CH(Xem: 5135)
Nếu bảo qua tuổi 70 xưa nay là hiếm, thì Nguyễn-Xuân Hoàng sinh năm 1937 cũng đã bước qua tuổi 77, nhưng đó là ý niệm tuổi tác của thế kỷ trước.
22 Tháng Chín 20172:37 CH(Xem: 4304)
Bây giờ anh đã thanh thản bên kia thế giới. Tôi sẽ chẳng còn được đọc email hay nghe anh nhẹ nhàng than thở mỗi khi cơn đau dằn vặt: “Anh đau quá Phú ơi!”.