Danh mục
Danh sách tác giả
TIN ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 22954)
Bộ sưu tập Bài Viết, Video, Hình ảnh của Thầy Hiệu trưởng Phạm Đức Bảo
(Xem: 4935)
Ngô Quyền Họp Mặt Truyền Thống kỳ 17_ July 1, 2018_ Phần 2: PHÁT HÀNH NGÔ QUYỀN TOÀN TẬP
(Xem: 4780)
Ngô Quyền Họp Mặt Truyền Thống kỳ 17 - Phát Hành NGÔ QUYỀN TOÀN TẬP _ July 1, 2018 Phần 1: KHAI MẠC và TRI ÂN THẦY CÔ
(Xem: 720500)
Những bức ảnh hiếm còn sót lại của Việt Nam xưa những năm 1850-1950 dưới đây sẽ giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ.
(Xem: 487102)
Vậy là chiếc huy hiệu Đạo Bửu Long đã hội ngộ với anh chị em chúng tôi, sau chuỗi ngày dài phiêu linh lưu lạc.
(Xem: 402060)
Xin được chia sẻ với bạn hữu món “quà tặng” đặc biệt của anh Nguyễn Ngọc Xuân, trân trọng cảm ơn anh Xuân đã dành tình cảm ưu ái cho các cựu HĐS Ngô Quyền Biên Hòa.
(Xem: 392009)
Những nét đặc trưng của 36 phố phường cùng những dấu ấn của người Pháp ở Hà Nội trong khoảng năm 1940 - 1941 đã được tái hiện sinh động qua ống kính nhiếp ảnh gia Mỹ Harrison Forman.
(Xem: 298350)
Năm 1651 khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã "giải phóng " nước Việt Nam khỏi nô lệ giặc Tàu .
(Xem: 6168)
Xin trân trọng giới thiệu đến quý Thầy Cô, Chs NQ và thân hữu 2 quyển sách "Trên Đường Về Nhà" và "Ứng Dụng Lời Phật Dạy" của Ni Sư Thích Nữ Hằng Như, thế danh Võ Kim Huê, là ChsNQ K.10
(Xem: 13319)
Một bộ sách Biên Khảo mới nhất của Thầy Nguyễn Văn Lục gồm 2 quyển: SỬ VIỆT NHÌN LẠI và TẢN MẠN VĂN HỌC đã được phát hành trong tháng 3, 2018
Số lượt truy cập
1,000,000

Võ Quách Thị Tường Vi - KHÔNG THẦY ĐỐ MẦY LÀM NÊN

26 Tháng Mười Một 201612:46 SA(Xem: 12247)
Võ Quách Thị Tường Vi - KHÔNG THẦY ĐỐ MẦY LÀM NÊN


KHÔNG THẦY ĐỐ MẦY LÀM NÊN

 Võ Quách Thị Tường-Vi

chi Vi


Khi khí trời đổi lạnh thì lá trên cành lại thay màu. Từ những màu xanh óng ả lá đã trở thành màu vàng hay màu cam đỏ. Thỉnh thoảng có những làn gió thổi nhẹ phớt qua thì những chiếc lá này lại lao xao và rụng rơi xuống đất. Lúc đó là tôi biết mùa Lễ Tạ Ơn lại về.

Mùa Tạ Ơn năm nay tôi thấy mình thật là may mắn vì đã có dịp ôn lại chuyện xưa để nhớ lại những ngày thời mới lớn đi học ở trường Ngô Quyền công lập năm nào. Trường Ngô Quyền là trường trung học tỉnh lỵ duy nhất của đất Biên Hòa lúc bấy giờ và là nguồn hãnh  diện cho rất nhiều người. Phần lớn các thầy cô còn rất trẻ mà có “oai”, lại biết tâm lý học trò cùng cách chỉ dạy rất hay và tận tâm. Học trò Ngô Quyền lớn lên với khí phách và năng khiếu không thua học trò ở những trường lớn ở Sài gòn hay những tỉnh lỵ khác. 

Thay_PhamDucBaoTôi nhớ mãi lần đầu tiên gặp thầy Phạm Đức Bảo, ông Hiệu trưởng mà mới nghe tên thôi thì cũng đã chết khiếp rồi. Thầy rất cao lớn, dáng đi hùng dũng, và trong tay lúc nào cũng có một chiếc thước dài mà thầy không mấy ngại ngùng khi phải dùng nó.

 Ngày đầu đi học, còn rất bỡ ngỡ, tôi và Bích, cô bạn mới gặp, đi uống nước đá nhận xi rô ở hàng nước đằng sau trường. Khi đang hít hà thưởng thức vị ngọt cùng hơi lạnh từ nước đá tiết ra, Bích đã khám phá ra là chiếc cặp táp của mình không cánh mà bay, không tìm ra tung tích. Chúng tôi đành phải lên văn phòng giám thị và báo cáo.

Chiều hôm ấy, khi Bích đang lo không biết làm sao để báo lại cho ba mẹ biết vể cái cặp không cánh mà bay của mình thì thầy Bảo đi cùng thầy Tổng Giám thị Dương Hòa Huân vào lớp. Sau lưng mỗi thầy là một nam sinh, đồng phục xanh trắng mới tinh nhưng mặt mày thì tái mét. Thầy Bảo bắt hai học sinh này nằm dài trên bục gỗ, trước sự chứng kiến của 60 cặp mắt tròn xoe, thầy đã “thương cho roi cho vọt” mỗi nam sinh 5 roi thẳng tay vào mông. Thầy bắt hai anh này xin lỗi Bích và hứa là từ rày về sau sẽ không nghịch ngợm như vậy nữa. Hai anh mắt rươm rướm vì đau, nhưng cũng lí nhí được một câu xin lỗi.
Sau này, không biết vì sợ thầy Bảo hay là “thông minh vốn sẵn tính trời” mà hai anh đã trở thành những học sinh học giỏi nổi tiếng trong trường lúc đó, ngay cả thầy Bảo cũng để ý mến thương.

Sau này có dịp làm quen, tôi hỏi sao hồi đó phá quá vậy, một anh cười cười mà nói là ban đầu chỉ định dấu cặp táp để làm quen, ai dè có mấy người bạn chơi nghịch dấu luôn, kế hoạch bị đảo ngược nên hai anh này phải bị chịu đòn thay cho cả đám! Đúng là học trò tỉnh lỵ nghịch ngầm thật dễ thương.

Sau này một trong hai anh đã theo nghiệp nhà giáo, tốt nghiệp sư phạm lại trở về Ngô Quyền đi dạy. Không biết với đám học trò mới này, anh có nhớ lại thời mình thuở xưa mà nhẹ tay trừng phạt một chút không?

Thầy Bảo rất chú trọng về cách ăn mặc của các học trò, nhất là học trò nữ. Có một dạo phong trào bận áo dài hở cổ (cổ rộng như kiểu áo của bà Ngô Đình Nhu rất thịnh hành). Các cô nữ sinh mới lớn hay bắt đầu đua đòi theo thời trang này. Thầy Bảo hay “đi tuần” bất thình lình trong mỗi lớp. Với cây thước dài trong tay, thầy nhịp nhịp trên bàn, quan sát coi có cô nữ sinh nào vi phạm luật mà bận áo dài không cổ ? Trong lớp tôi hôm đó cũng có vài chị bị thầy cho thước kẻ vào lòng bàn tay, đau đến nỗi thút thít khóc. Có thể nhờ kỷ luật chặt chẽ, có thưởng có phạt công minh, cùng lòng yêu thương học trò nên thầy Bảo rất có uy tín, được sự kính nể của tất cả mọi người nên học trò Ngô Quyền lúc nào cũng học hành chăm chỉ và có tinh thần kỷ luật.

Có những thầy cô khác cũng đã để lại trong tâm trí học trò Ngô Quyền những lời dạy bảo vàng ngọc không phai. Câu “tiên học lễ hậu học văn” vẫn là căn bản cho học sinh đi theo khuôn khổ.

-CoVCPhuongNhững bài Việt văn mà cô Vương Chân Phương giảng dạy đã ghi đậm vào đầu óc non nớt của những học sinh lớp đệ thất,  đệ lục. Văn chương tiếng Việt được dẫn giải tận tình với đủ cả nghĩa đen và nghĩa bóng, để lòng yêu quê hương thể hiện qua từng câu văn, từng bài thơ lúc nào cũng được ghi khắc trong tâm khảm của học trò .

 

Những bài hát mà thầy Lê Hoàng Long dạy nhạc đã tập luyện cho học trò vẫn sống mãi trong tâm Thay Le Hoang Long_Nayhồn chúng tôi cho đến tận bây giờ. Chúng tôi vẫn chưa quên bài “Học Sinh Ngô Quyền Hành Khúc”.

Cũng nhờ thầy mà chúng tôi đã có dịp lên đài Chiển Sĩ Trận Vong, đồng hợp ca bài “Chiêu Hồn Tử Sĩ”, để thấy lòng chùng xuống, nước mắt lưng tròng và trái tim mình hình như chao đảo khi hát bài hát này. Sau này nghe tin hình như thầy không được khỏe và trí nhớ không được như xưa, chúng tôi, học trò của Thầy năm xưa, ngậm ngùi và buồn không thể tả được.

Dạy học trò bao gồm cả khoa học và nghệ thuật. Hai phần này uyển chuyển và bao trộn với nhau để làm thành một tuyệt tác. Có nhiều lúc học trò khi học giờ của các thầy cô  đã rất chăm chú như bị “thôi miên”, theo dõi từ đầu giờ đến cuối giờ không chớp mắt vì lối dạy học đầy cuốn hút này.

Thầy MKPhucThầy Mai Kiến Phúc với những bài Lý Hóa tuyệt vời, dù có nhiều lúc tôi theo không kịp nhưng vẫn biết thầy giảng rất hay. Hình như  môn Lý Hóa đã hòa trộn vào thầy, nên khi thầy xuất ngôn giảng bài thì giống như những lời nói bình thường mà thầy thường hay dùng hằng ngày. Công thức Lý Hóa khi thầy viết ra, cộng với những phấn màu tô lúc đậm lúc nhạt làm tấm bảng đen đã trở thành một bức tranh màu sắc thật đẹp lúc thầy xong lớp dạy.

Tôi thì rất sợ môn này, nên khi ngồi trong lớp, tôi hay cầu nguyện là không bị thầy kêu lên trả bài!  Bây giờ nghĩ lại, ước chi được học lớp của thầy lần nữa. Lần này tôi sẽ cố gắng làm học trò khá hơn về môn này để không còn sợ thầy kêu lên trả bài và để làm thầy vui hơn một chút.

Thầy Nguyễn Văn Lục với môn Triết đã mở rộng tầm nhìn với thế giới ba chiều trong niên học cuối. Triết học lúc bấy giờ đã ThayNVL Nov2011trở thành một hiện tượng khi thầy dạy. Hay thầy là một hiện tượng lúc bấy giờ? Tôi chỉ biết là khi thầy dạy lớp học im phăng phắc, cả nam lẫn nữ, ai cũng lắng tiếng nghe. Cả một thế giới trừu tượng mới được thầy đưa vào lớp học một cách nhẹ nhàng. Tâm hồn và trí óc của các học sinh lúc bấy giờ đang mang nặng nhiều vấn đề người lớn như năm thi, đậu rớt là vấn đề sinh tử cho các nam sinh, còn nữ sinh thì đó cũng là một khúc quanh quan trọng cho cuộc đời. Thế nhưng trong những giờ giảng bài ngắn ngủi đó, thầy Lục đã “mở cửa” cho các học sinh, để họ có thể nhìn thấy một thế giới khác để có một tầm nhìn và lối đi khác. Thầy bây giờ viết sách, viết bài rất nhiều để những di sản tinh thần đó càng lúc càng dồi dào cho đời sau nghiên cứu.

Thầy Cát-1Thầy Hà Tường Cát, dáng người lúc nào cũng thong dong “mãnh mai”, tướng đi uyển chuyển. Khi thầy giảng bài thì cả lớp sống động cả lên. Thầy tận dụng phấn với đủ màu sắc làm bài toán giải thấy rất đẹp mắt và dễ dàng. Lòng yêu thương học trò thể hiện qua lời nói hiền từ và lòng bao dung. Thầy là người thầy mẫu mực mà học trò lúc nào cũng kính mến.


Thầy Nguyễn Viết Long, thầy dạy Sử Địa năm tôi học đệ tứ. Nghe thầy giảng bài nhiều lúc tôi muốn trở vềTHAY NGUYEN VIET LONG Bình Định, nơi chôn nhau cắt rún của mình , để  “thành người Quang Trung”!!! Chắc nhờ những lời giảng dạy đó mà bây giờ tôi hay tìm về quê hương của mình, để nghe lại những tiếng xứ Nẫu trọ trẹ, để nhớ lại bà cô mà khi mới gặp, tôi không hiễu cô ấy nói gì qua tiếng nói rặt Bình Định của cô.

Còn rất nhiều thầy cô nữa mà trong trí nhớ nhỏ nhoi của mình tôi đã không dựng lại được toàn cảnh trường xưa với hình ảnh mẫu mực, tận tâm của quý Thầy Cô thởi Trung học... Mỗi Thầy Cô là mỗi bàn tay, mỗi khối óc, đã góp phần xây dựng cho những học trò non nớt Ngô Quyền năm xưa trở nên những người vững vàng cả chuyên môn và đạo đức hôm nay.

Theo luật tạo hóa thì trời đất thay đổi bốn mùa xuân hạ thu đông, lá vàng rụng rơi để lá xanh có dịp đâm chồi nở nụ.  Lễ Tạ Ơn ở đây có những chiếc lá vàng rơi rụng như đang chuẩn bị cho những lá xanh trở lại vào mùa xuân. Những chiếc lá xanh kia, nhờ những nhựa sống mà cây cổ thụ đã chắt chiu bồi dưỡng và kết tụ lại trong hai mùa thu đông, khi xuân đến, lại được dịp trổ mình và vươn lên.

Những công trình của các thầy cô đó thì học trò năm xưa, như những chiếc lá xanh, vẫn tri ơn và ghi mang cả đời, như luật tuần hoàn vận chuyển lúc nào cũng tiếp tục, đâu phải chỉ có một vài ngày hay một vài mùa mà thôi. Nhất là công ơn dạy dỗ uống nắn của các thầy cô từ thời thơ dại, thời 12 năm cặp sách đến trường. "Không thầy đố mầy làm nên" vẫn là câu châm ngôn và lời nhắc nhở  tri ơn, mà suốt đời của những ai đã có thời may mắn làm học trò, chắc chắn sẽ không bao giờ quên được.

Xin trân trọng tri ân các thầy cô.

Võ Quách thị Tường Vi
Lập Thu 2016

 

(Xem: 429)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
(Xem: 293)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
(Xem: 602)
Cầu còn ba nhịp phân hai Bộ hành qua lại tàu dài chợ khuya Tám năm hồn đá dựng bia Sông quê nước vẫn đầm đìa ngược xuôi Cầu Gành Biểu Tượng Quê Tôi...
(Xem: 298)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
(Xem: 329)
Thời Gian : 11:00 am ngày Chủ Nhật 21 tháng 4 năm 2024 Địa Điểm: Chez Christina
(Xem: 742)
- Nhạc sĩ Bằng Giang (sinh 1939) là một nhạc sĩ người Việt Nam. Ông là tác giả một số ca khúc được nhiều người biết đến trước năm 1975 như Đêm Buồn Tỉnh Lẻ, ...
(Xem: 451)
Sau bao năm thăng trầm trong cuộc đời có nhiều mất mát có nhiều thay đổi nhưng tình yêu âm nhạc trong anh vẫn sống mãi. Anh đã vui trong niềm vui và buồn trong nỗi buồn ...
(Xem: 1073)
Kính chia sẻ đến quý anh chị CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NHAU TU HỌC lớp Tìm Hiểu và Ứng Dung kinh NGUYÊN THỦY do Tuệ Huy- Tô Đăng Khoa phụ trách
(Xem: 3072)
Họp mặt mini của Thầy trò Ngô Quyền ở thủ phủ Austin ở một tiểu bang được mệnh danh là "Everything's big here" vào cuối tháng 11 năm 2023 được chúng tôi gọi là "Tạ ơn ở Austin".
(Xem: 2531)
Mỗi năm một lần, vào mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, trước buổi tiệc Thanksgiving chúng tôi vẫn thầm cảm ơn cha mẹ, Thầy Cô, những người đã hy sinh một phần đời để chúng tôi có được ngày hôm nay.
(Xem: 4402)
Chuyến đi thăm Thầy Xưa ngày đầu năm mới 2024 của chị em mình lần này thấm đẫm ân tình, vô cùng ấm áp đúng không chị?
(Xem: 965)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
(Xem: 2212)
Ngày họp mặt Ngô Quyền VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA đã kết thúc, tôi đã có hai ngày nói nhiều, cười nhiều và chụp hình nhiều. Tôi muốn ghi lại những gì bên lề ngày vui còn giữ lại trong tôi.
(Xem: 2314)
Until next year we bid farewell with fond memories and sometimes we wish we could just rewind back to the old days and press
(Xem: 1042)
Sống thêm hơn chục năm thôi Để xem sự thế đỏ đời thăng hoa Chúc Mừng Sinh Nhật chị ba Niềm vui bất tận tuổi già an nhiên...
(Xem: 791)
Gần nửa thế kỷ biền biệt xa cách Ngô Quyền. Cứ tưởng tượng một buổi chiều nào đó có người học trò trở về thăm trường cũ để rồi cảm thấy cõi lòng xa xót bơ vơ, ngậm ngùi thương nhớ cảnh cũ người xưa.
(Xem: 742)
- Nhạc sĩ Bằng Giang (sinh 1939) là một nhạc sĩ người Việt Nam. Ông là tác giả một số ca khúc được nhiều người biết đến trước năm 1975 như Đêm Buồn Tỉnh Lẻ, ...
(Xem: 700)
Xuân về ! tuyết giá ngậm ngùi Nhớ em, còn tận phương trời nào...xa Xuân là Xuân của mọi nhà Chỉ mình anh vẫn thiết tha đợi người Mai đây, Xuân lại qua rồi Người đi biền biệt ngàn khơi, không về.
(Xem: 765)
Nắng sớm theo em lên đồi thông Quấn quýt chân em vạt nắng hồng Hoa cỏ xôn xao mừng em đến Anh một mình đứng giữa trời không… Mây trắng theo em lên đồi thông Chân chim mắt biếc tóc bềnh bồng
(Xem: 565)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
(Xem: 570)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
(Xem: 656)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
(Xem: 448)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
27 Tháng Chín 201410:55 CH(Xem: 8737)
Điểm son đầu tiên được quan khách ghi nhận là họp mặt bắt đầu đúng 7 giờ tối giờ như chương trình.
29 Tháng Tám 20146:11 CH(Xem: 21507)
Đã sáu tuần lễ trôi qua, nhưng cảm xúc trong tôi vẫn còn tươi mới khi ngồi viết những dòng chữ này, và xem lại những tấm hình này. Những tấm hình ghi lại hình ảnh thân thương của anh chị em, cùng chung gia đình cựu học sinh Ngô Quyền ngày cũ với tôi.
22 Tháng Tám 20143:17 SA(Xem: 24462)
. Chuyến đi Mỹ lần này cũng vậy, tôi không book hẹn trước với ai. Ấy vậy mà, ngày nối ngày đã cho tôi đầy ăm ắp niềm vui, và nhiều lắm những nụ cười …
(Xem: 950)
Phương Trương làm việc chuyển âm phim ở phim trường Việt Phim gần cầu Bình-Lợi tìm bạn là Lê Văn Ri, nhà ở gần Ga Xe Lửa Biên-Hoà, trước 75 là Y Tá Trưởng phục vụ tại Tổng Y Viện Cộng-Hòa
(Xem: 5487)
Nguyễn Văn Vân, hiện ở Houston, Texas tìm Bà Lê Thị Lý, trước ỡ Bữu Long BH
(Xem: 6177)
Trương Minh Hòa, cựu hs trường Ngô Quyền Biên Hòa, khóa 12, tìm bạn Chu Hạ, cựu hs lớp 12B1, khóa 12, trường Ngô Quyền, Biên Hòa.
(Xem: 4278)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Hoàng Mai Đạt - Chiếc Xe Đồ Chơi Của Ông Wes Người Đọc: Đồng Phúc
(Xem: 7407)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: GÃ CUỒNG THƠ YỂU MỆNH - NGUYỄN TẤT NHIÊN Nguyễn Thái Phương thực hiện youtube
(Xem: 9228)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để lắng nghe: NHÀ BÁO, NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG - Mặc Lâm, biên tập viên RFA thực hiện
(Xem: 4701)
Tác giả: Pham Chinh Đông Diễn đọc: Tám Hà - Kim Oanh.
(Xem: 1754)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BÂY GIỜ EM ĐÃ XA TÔI (Minh Khúc 12) Thơ: Nguyễn Tất Nhiên Eric Le Phúc sáng tác & trình bày
(Xem: 8998)
Năm 1971, tạp chí Sáng Tạo của cố nhà văn Mai Thảo xuất hiện những vần thơ của một người tự cho mình là “kẻ hoang đàng”, “tên vô đạo”, “bất tín đồ trong tình yêu” – Nguyễn Tất Nhiên.
(Xem: 5996)
bài thơ MINH KHÚC 3 của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và lấy tên là THẤT TÌNH. .Xin gửi đến ban chấp hành Ngô Quyền có thể share link này như món quà tinh thần để nhớ đế anh Thi sĩ NGUYỄN TẤT NHIÊN
22 Tháng Chín 202211:03 CH(Xem: 5327)
Vậy mà hôm nay, duyên cớ gì bỗng dưng tôi đi bộ ngang qua cái tủ sách, tò mò mở xem và tìm thấy cuốn sách của ông đang nằm bơ vơ!
21 Tháng Mười 20173:28 CH(Xem: 9228)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để lắng nghe: NHÀ BÁO, NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG - Mặc Lâm, biên tập viên RFA thực hiện
29 Tháng Chín 20172:12 CH(Xem: 5054)
Nếu bảo qua tuổi 70 xưa nay là hiếm, thì Nguyễn-Xuân Hoàng sinh năm 1937 cũng đã bước qua tuổi 77, nhưng đó là ý niệm tuổi tác của thế kỷ trước.
22 Tháng Chín 20172:37 CH(Xem: 4256)
Bây giờ anh đã thanh thản bên kia thế giới. Tôi sẽ chẳng còn được đọc email hay nghe anh nhẹ nhàng than thở mỗi khi cơn đau dằn vặt: “Anh đau quá Phú ơi!”.