Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - Khóa 14 và "Ngày xưa Hoàng Thị"

14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 131282)
Nguyễn Trần Diệu Hương - Khóa 14 và "Ngày xưa Hoàng Thị"

Khóa 14 và "Ngày xưa Hoàng Thị"


nxhthi-1-large

 

Tiếng đàn dạo bài "Ngày xưa Hoàng thị" dù rất quen thuộc với các chs NQ, lời giới thiệu của chs NQ Phạm Huy Quyến, thay mặt khóa 14, vẫn bị chìm đi, không lôi kéo được sự chú ý của tất cả mọi người có mặt ở họp mặt chs NQ toàn thế giới lần 2. Tiếng hát trầm ấm của ứng cử viên Trưởng khối Văn nghệ Võ Hà Thông (Ban Điều hành HS NQ nk 74-75) cất lên thu hút rất nhiều người hướng mắt về sân khấu. Nhưng phải đợi đến lúc các nữ sinh khóa 14 (các chị Phạm Mỹ Dung, Hồ Minh Nguyệt, Lê Thị Thúy) xuất hiện trên sân khấu với những chiếc cặp da, nón lá, với tà áo dài quen thuộc của thời mới lớn thì không khí của cà nhà hàng im ắng hẳn. Các Thầy Cô thấy lại cả một sân trường trắng màu áo học trò ngày xưa ở Biên Hòa yêu dấu. Tất cả chs NQ từ khóa 1 đến khóa 19 có mặt hôm đó đều lặng người quay về với kỷ niệm ca một thời mới lớn.

Hoạt cnh "Ngày xưa Hoàng thị" là một công trình của các chs NQ khóa 14 đóng góp cho phần văn nghệ của Hội ngộ Chs Ngô Quyền toàn thế giới lần hai, tháng 7 năm 2011.

nxht2_1-contentnxhthi_2-content


Công đầu là của quý anh chị Hồ Minh Nguyệt, Bùi Thanh Lam, Võ Hà Thông. Bên cạnh sự tập luyện công phu và nghiêm chỉnh của các chị: Phạm Mỹ Dung, Lê Thị Thúy; cùng các anh chị "nhà tôi" của 2 chs NQ khóa 14: anh Điềm, chị Mai. Bên cạnh đó phải kể đến nhiệt tình đóng góp "behind the scene" cùa quý anh chị khóa 14: Phạm Huy Quyến, Huỳnh Xuân Mai, Nguyễn Thu Hồng, Phạm Khắc Luận ở Nam California, Trần Trung Sơn từ Washington, Lưu Trọng Ân từ Virginia, và Lê Phong Vũ từ Minnesota.

Sáu cái cặp da giống như những chiếc cặp thân thương mà chúng ta đã ôm trong lòng cả một thời cắp sách được gởi mua từ VN với giá 78 ngàn đồng một cái. Những cái nón lá mảnh mai, che chờ mái tóc con gái mượt mà, cũng được mang qua từ quê nhà đưa được hơn 300 chs NQ có mặt hôm đó về lại với thời mới lớn ngày xưa.

Anh Bùi Thanh Lam, -cousin của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên-, vốn là một người yêu thích dancing. Dạo mới đến Mỹ, anh Lam vừa học Đại học để có nghề nghiệp vững chắc, vừa theo học dancing để có được title vũ sư ở Mỹ. Mãi đến bây giờ, anh chị vẫn thường xuyên hướng dẫn khiêu vũ cho các hội đoàn để gây quỹ từ thiện, và thỉnh thoảng vẫn làm giám khảo cho nhiều kỳ thi dancing ở địa phương. Lần này, anh Lam đem khả năng thiên phú về dancing để dàn dựng và đạo diễn cho chs NQ khóa 14 trình diễn hoạt cảnh "Ngày xưa Hoàng thị" qua điệu valse theo tiếng hát trầm ấm cùa anh Võ Hà Thông - đã một thời làm rất nhiều nữ sinh NQ khóa 14, 15, và 16 ái mộ.-

ngoquyen1-contentnxht-3-1-content

Suốt thời gian tập luyện, các chs NQ khóa 14 rất đoàn kết, luôn luôn có mặt để làm khán giả, và ủng hộ tinh thần các vũ công bất đắc dĩ. Lúc đầu anh Phạm Huy Quyến cho mượn nhà để làm nơi tập hoạt cảnh. Anh chị Bùi Thanh Lam phải lái xe gần hai tiếng đến Orange County từ San Diego, chị Lê Thị Thúy và anh Điềm phài đến từ Los Angeles, chị Phạm Mỹ Dung "xuôi Nam" từ Diamond Bar, chị Hồ Minh Nguyệt mất hơn một tiếng từ Palos Verdes Estates đến Orange County. Sau cùng để khỏi phải làm phiền gia đình anh Quyến, các anh chị khóa 14 thuê một studio nhỏ trong 3 thứ bảy trước "ngày trình diễn" để có sàn nhảy rộng hơn, thuận tiện hơn cho cả nhóm mỗi lần tập.

Đêm thứ bảy trước ngày họp mặt, các anh chị tập đến quá nửa đêm. Cũng may, bây giờ không phải là thời NQ, mười mấy tuổi, nên phe ta tha hồ "đi sớm về khuya" mà không sợ bị ăn... đòn hay nghe moral từ cha mẹ.

Sáng chủ nhật, các chs khóa 14 đã đến địa điểm họp mặt rất sớm. Trong lúc các anh chị trong ban Tổ chức lo sắp xếp mọi thứ thì hơn chs khóa 14 lo clean up sàn nhảy và sân khấu đề có thể trình bày hoạt cảnh như ý của "đạo diễn" Bùi Thanh Lam.

Khóa 14 còn chu toàn đến độ reserved hai bàn sát sân khấu để các anh chị không tham gia hoạt cảnh có thể quay phim , chụp hình "gà nhà" dễ dàng hơn.

Mọi nhiệt tình và cố gắng của các anh chị đã được đền bù xứng đáng. Hoạt cảnh "Ngày xưa Hoàng Thị" của khóa 14 được mọi người cho là outstanding, hay nhất trong rất nhiều tiết mục văn nghệ đã được tất cả chs NQ , bằng tấm lòng với trường xưa, tập luyện rất nghiêm chỉnh.

Có người còn dễ tính cho là:

- Màn trình diễn của khóa 14 hay gần bằng các vũ công của "Thúy Nga"!

nxhthi_3-contentnxhthi_4-content

nxht-1-contentnxht-4-1-content

Các anh chị khóa 14 lên tinh thần, “ủy thác” cho đàn em, người viết bài này, "chức Agent Manager " để đi trong tương lai đem "chuông Ngô Quyền" đi đánh ở các họp mặt ở các trừơng khác.

“Manager” chưa có kinh nghiệm marketing, "ăn nhiều hơn làm", nên chỉ mới “ký được hợp đồng" cho "vũ đoàn khóa 14" trình diễn ở họp mặt năm 2012 của chs NQ ở San Jose, và hội ngộ trùng phùng chs NQ toàn thế giới lần 3 cũng ở San Jose vào tháng 7 năm 2016.


Hy vọng và mong rằng một ngày nào đó, nhẹ nợ áo cơm, anh chị em mình cùng về Biên Hòa với nhau, có đủ các ca nhạc sĩ đàn anh (Huỳnh Quan Minh, Ngô Càn Chiếu …), và vũ đoàn khóa 14 để "xin làm người hát rong" trước cổng trừơng xưa. Lúc đó đàn em sẽ xin làm người giữ trật tự và vỗ tay đề các anh chị lên tinh thần biểu diễn, chứng minh cho tất cả mọi người thấy dù đã xa trường lâu lâu lắm, dù phải sống đời lưu lạc, lúc nào chs NQ cũng nặng lòng với trường cũ và quê xưa.

Nguyễn Trần Diệu Hương

 

 

01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 18279)
Không phải chỉ ở trong khung cửa lớp của NQ yêu dấu ngày xưa, mà ngay cả bây giờ, nhiều anh chị đã nên ông nên bà (theo đủ mọi nghĩa) vẫn học được rất nhiều điều từ Thầy Nguyễn Thất Hiệp.
17 Tháng Mười 2013(Xem: 49039)
Mỗi lần tan học, ở các lớp cuối Trung học, chắc là cũng có các em học sinh mới lớn ngâm nga "em tan trường về anh theo Ngọ về" như chúng tôi...
02 Tháng Tám 2012(Xem: 155359)
Có một lúc nào đó trong thời thơ dại, bạn tôi mơ trở thành vận động viên thể dục (gymnastics Olympian ) đi dự thi đại hội thể thao của thế giới được tổ chức mỗi bốn năm.
25 Tháng Tư 2012(Xem: 130020)
Và biết có nhiều hạnh phúc tinh thần khác lớn hơn ăn ngon mặc đẹp , lớn hơn những lạc thú vật chất khác của đời thường...
27 Tháng Ba 2012(Xem: 100645)
Từ một góc nhỏ của San Jose, kỷ niệm hiện về chập chùng trong ánh mắt quý Thầy. Nhìn vào mắt của quý Thầy, tôi thấy hình ảnh của Saigon, Biên Hòa, Long Khánh, cùa bục giảng Ngô Quyền năm xưa
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 126107)
Cũng cùng là một con vật hình thành từ tưởng tượng, nhưng ở hai phương trời Đông, Tây, con rồng được nhìn dưới hai lăng kính trái ngược nhau.
01 Tháng Giêng 2012(Xem: 36108)
... Vậy mà hơn nửa cuộc đời vẫn vất vả loay hoay, đôi khi bó tay, trước những cộng trừ nhân chia đơn giản của cuộc đời.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 122089)
Những lời cảm ơn chân tình của những người Việt Nam lưu lạc quê người gời đến nhau trong mùa Lễ Tạ ơn của Mỹ có mang theo cả tấm lòng...
21 Tháng Chín 2011(Xem: 50064)
Tình thân Ngô Quyền dưới góc cạnh nào và bất cứ lúc nào cũng êm đềm như dòng Đồng Nai hiền hòa một thùa nào ở Biên Hòa yêu dấu ngày xưa.
08 Tháng Sáu 2011(Xem: 138175)
"Bài này được viết và phổ biến từ năm 2009 nhưng được giới thiệu lại như một lời mời gọi chs NQ về Orange County California dự họp mặt chs NQ toàn thế giới lần II ngày 3 tháng 7 năm 2011."
05 Tháng Năm 2011(Xem: 132790)
Trái tim của người Mẹ, từ một người mẹ non trẻ dại khờ, chưa đủ trí khôn, đến một người mẹ da mồi tóc bạc, đi gần hết cuộc đời lúc nào cũng chứa cả một đại dương tình thương cho các con của mình.
23 Tháng Tư 2011(Xem: 117106)
Đến tháng tư hàng năm, các cháu càng phải nhớ điều đó hơn bao giờ hết, các cháu nhé! Rồi sẽ có một ngày, chất xám Việt Nam thôi chảy ra ngoại quốc...
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 138390)
Mãi cho đến bây giờ, mỗi tuần chị đều ăn khoai lang, không phải vì thích loại củ ngọt bùi mầu vàng cam, không vì phải ăn độn...
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62694)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
26 Tháng Mười Một 2010(Xem: 24321)
Bao nhiêu năm trôi qua, nhưng ánh mắt rạng rỡ của các em mồ côi ở cô nhi viện năm xưa vẫn soi sáng cả một ký ức của cả nhóm bạn mà sau này lưu lạc từ Đông sang Tây của nước Mỹ,