Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Khánh Vy - Đưa Tôi Về Dưới Mưa.

02 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 65415)
Khánh Vy - Đưa Tôi Về Dưới Mưa.

 

 

ĐƯA TÔI VỀ DƯỚI MƯA

 

Khánh Vy

 

                                                    (Tặng các nữ sinh trường Ngô Quyền Biên Hòa)

 

Tôi cứ mơ ước là có ngày tôi cũng được khoác lên người chiếc áo dài trắng dịu dàng thướt tha đó ôm cặp đến trường. Thật là mơ mộng làm sao!

 

Tôi biết... tôi biết... Hễ nói tới chiếc áo dài trắng là mọi người đều nghĩ ngay đến sự ngây thơ hồn nhiên, vẻ dịu dàng xinh xắn của các cô nữ sinh. Nhưng nào có ai biết được nỗi khổ của bọn con gái tụi tôi. Nhất là tôi. Này nhé, hễ mặc áo dài mà gặp ngày trời quang mây tạnh thì “tà áo bay bay như bướm lượn” nhưng hễ trời buồn rơi lệ “giọt vắn giọt dài” thì tôi cũng “vắn dài lệ rơi”.

Lúc mới nghe nữ sinh Ngô Quyền bắt đầu mặc áo dài khởi đầu niên học mới, tôi mừng như mở cờ trong bụng. Ôi chao, tánh tôi vốn ghiền tiểu thuyết. Đọc những cuốn tiểu thuyết Tuổi Hoa với những hình ảnh những cô nữ sinh mặc áo dài thon thả là tôi mê chết người đi. Tôi cứ mơ ước là có ngày tôi cũng được khoác lên người chiếc áo dài trắng dịu dàng thướt tha đó, ôm cặp đến trường. Thật là thơ mộng làm sao!

Tôi chờ hoài, chờ mãi… cuối cùng thì ngày khai giảng cũng đến. Bởi vì đó là ngày đầu tiên bọn tôi mặc áo dài nên tôi và vài nhỏ bạn rủ nhau đi bộ đến trường để… khoe dáng. Cứ trông thấy những chiếc Honda, những chiếc xe đạp dừng hẳn lại, đưa mắt nhìn theo bọn tôi là lòng cả bọn cảm thấy thích thú rồi.

Cứ như thế suốt mấy tuần liền, bọn nữ sinh cứ như là sống trên mây. Các “chàng” tự nhiên cũng ga-lăng với bọn tôi hơn. Tan học là tụi tôi có “tài xế” xung quanh chở về, nếu hôm nào bọn tôi đi bộ. Vui hết biết. Rồi cơn mưa đầu tiên đến. Tôi vốn rất yêu mưa. Hễ mưa xuống là tôi xỏ chiếc áo mưa vào, thả bộ đi trong mưa, cảm thấy lòng mình như thoát tục, nhẹ bổng hẳn đi. Đó là trước khi tôi biết mưa chẳng ưa gì chiếc áo dài trắng của tôi. Hay là chiếc áo dài trắng của tôi không ưa mưa?

 

 

Mưa ở Việt Nam là trời mưa “bong bóng phập phồng” mưa dai dẳng, mưa không ngớt hột. Chuông báo hiệu giờ tan học đã reo lâu rồi nhưng tôi vẫn còn chưa về. Tần ngần đứng ở hành lang, tôi đưa mắt nhìn ra sân trường, nhìn những hạt mưa tí tách rơi, rồi quay lại nhìn xuống bộ đồ dài trắng của mình, ngao ngán. Chiếc áo mưa bé nhỏ không thể nào che hết bộ đồ dài của tôi từ đầu đến chân. Biên Hòa là miền đất đỏ. Phen này chắc chiếc áo dài trắng sẽ trở thành chiếc áo dài vàng quá. Cả bọn con gái cứ đứng ngẩn người ra, không biết phải làm gì. Bạch Nga lên tiếng:

- Thôi bây giờ lội mưa về chứ biết sao bây giờ. Hổng lẽ cứ đứng đây hoài sao?

Tâm Anh nói:

- Nhưng mà mưa lớn như vầy, dơ đồ hết sao?

- Thì đành vậy thôi, chứ chờ hoài sao được? Ai mà biết chừng nào mưa mới tạnh mà về.

Nghe Nga nói, cả bọn cũng gật gù đồng ý. Tôi cúi xuống cuộn hai cái ống quần rộng thùng thình lại, xắn lên đến đầu gối “trời… sao mà nhìn mình giống mấy bác nông dân”, tôi thầm nghĩ. Tôi đưa tay kéo lại chiếc áo mưa, rồi rón rén đi vào trong cơn mưa để đến bãi đậu xe. Mưa quất mạnh vào người tôi. Gương mặt tôi chẳng mấy chốc đã ướt đẫm. Đi gần đến chiếc xe đạp của tôi, người tôi run cầm cập. Tôi ráng chạy lúp xúp đến chiếc xe của tôi, đưa tay dắt xe ra khỏi cổng trường. Vừa mới chuẩn bị tư thế để leo lên xe thì…“xoạt”… hai cái ống quần của tôi chẳng chịu nằm yên buông thõng xuống. Trong nháy mắt hai cái ống quần nhuộm đầy một màu vàng. Tôi đứng đó như bị trời trồng, cúi nhìn bộ đồ dài của mình bị mưa hủy hoại, ứa nước mắt. Một bàn tay đặt lên vai tôi:

- Trân, sao không về đi mà cứ đứng đó hoài vậy? Mưa lớn mà.

Tôi quay lại nhìn Nghĩa, anh bạn học cùng lớp, nói như khóc:

- Áo dài của Trân bị mưa lem hết rồi.

Nghĩa cười:

- Vậy thì càng về nhà sớm nữa, chứ Trân đứng đây hoài đâu có hết lem đâu nè.

- Trân biết mà. Chỉ tại bất ngờ quá nên Trân… Tôi bỏ lửng câu nói, cảm thấy mình vô duyên lạ. Tự dưng đứng ở đây than phiền về chiếc áo dài của mình. À, mà sao mấy cuốn tiểu thuyết Tuổi Hoa không bao giờ nhắc đến chuyện các cô nữ sinh bị mắc mưa hết vậy. Trong lúc tôi còn mải suy nghĩ, Nghĩa cúi xuống giúp tôi xắn lại ống quần:

--Thôi, để Nghĩa đưa Trân về nhà.

Đỏ bừng mặt tôi lí nhí đáp:

--Cám ơn Nghĩa nha.

Trên suốt con đường về, tôi cứ lặng thinh, chú ý đến những vũng nước đọng trên đường nhiều hơn là chú ý đến Nghĩa. Mỗi khi chạy ngang một vũng nước là tôi lại đưa chân lên, khiến Nghĩa bật cười. Tôi lại lật đật bỏ chân xuống, ngượng chín người.

Về đến nhà, tôi vội bỏ ngay bộ đồ dài của tôi vào ngâm nước để cho ra những vết bùn và để khỏi bị thâm kim bởi nước mưa. Chiếc áo dài của tôi sống sót qua được cơn mưa đầu tiên. Tôi thì không. Sau lần đó, mỗi lần “mưa rơi rơi trên đường, mưa rơi khắp phố phường” là tôi ngồi trong lớp buồn cho chiếc áo dài của mình lại bị hành hạ. Và mỗi lần mưa, Nghĩa lại xuất hiện để “Đưa tôi về dưới mưa”.

 

                                              Oklahoma City, 7/ 97

Khánh Vy

07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 48695)
Kỷ niệm tuổi học trò là một trong những điều yêu dấu đó. Mong rằng các bằng hữu của tôi, dù bây giờ đang sống ở đâu, dù bây giờ vẫn còn mang những niềm tin khác biệt, sẽ còn một vài giây phút nào đó, chợt nhớ ra rằng “Ngày xưa, ta cùng học ở Ngô Quyền…”
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 13230)
Những hình ảnh ghi lại sẽ nói lên tình cảm đồng môn Ngô Quyền. Cầu mong Thầy Cô và chúng tôi luôn giữ mãi niềm vui và mọi an lành như lời ước nguyện
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 23091)
Xin được một lời cám ơn Thầy, cám ơn Cô. Cám ơn quý anh chị và các bạn đã thực lòng với trường xưa, cùng góp bàn tay mang bao nụ cười, niềm vui nhiều kỷ niệm trên hai chuyến đi về.
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 31189)
Hai ngày theo phái đoàn Nam Cali xuôi về miền Bắc dự Hội Ngộ Ngô Quyền lần thứ 13 đã cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều tình thương và quyến luyến. Nếu tôi có thêm hai tay nữa, tôi cũng sẽ bấm hết ra, viết hết ra...
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 29403)
"Hãy đem niềm vui đến cho gia đình mình, bạn bè mình, những người chung quanh mình ". Sự góp mặt và đóng góp những gì mình có thể làm được cho những lần Hội Ngộ Ngô Quyền trong tương lai cũng là điều mà tôi sẽ và phải làm.
02 Tháng Năm 2014(Xem: 24097)
Nợ non sông ơn đồng đội, bằng cả sự trân trọng và cảm thông xin được nói với nhau một lời “ Chúng tôi là người lính”
02 Tháng Năm 2014(Xem: 70835)
Nhắc nhở đừng quên để còn viết và còn nhớ về trường cũ Ngô Quyền, mặc dù bây giờ “trường xưa cảnh cũ còn đâu nữa”. Mà thực sự đâu cần, bởi lẽ vẫn còn sự hiện hữu mãi mãi của kỷ niệm, tình cảm và hai chữ Ngô Quyền.
01 Tháng Năm 2014(Xem: 24448)
Chỉ là buổi họp mặt thân mật thường niên, nhưng các anh Mười Bê Bốn luôn rạch ròi hai phần Lễ – Hội. Ly rượu Lễ đầu tiên, anh Nguyễn Văn Sấm thay mặt cả lớp mời quí thầy cô, với lời chúc sức khỏe “Kính mong thầy cô vạn thọ – đại vạn thọ,...
23 Tháng Tư 2014(Xem: 21917)
Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.
12 Tháng Tư 2014(Xem: 26336)
Sau 12 lần họp mặt truyền thống và 2 lần Hội ngộ Ngô Quyền toàn thế giới ở Little Saigon (Nam CA) hay thung lũng hoa vàng (Bắc CA), lần đầu tiên chúng tôi tổ chức họp mặt ở một khách sạn loại 4 sao ở Mỹ.
12 Tháng Tư 2014(Xem: 76549)
Các thầy cô, các vị thân hữu Ngô Quyền, các bằng hữu sẽ hết lòng ủng hộ và giúp đỡ các em trong nhiệm vụ và công việc mà các em đã, đang và sẽ thực hiện cho hội CHSNQ
12 Tháng Tư 2014(Xem: 65136)
Mỗi năm thầy cô và học sinh của Ngô Quyền xưa họp nhau lại, nhắc nhở kỷ niệm xưa cũ với tất cả lòng thương nhớ, ăn uống vui vẻ, xong rồi ai về nhà nấy. Vậy chưa đủ nghĩa. Tôi hy vọng các em trong HAHCHSNQ tại hải ngoại hay tại quê nhà, nên tiếp tục công việc...
11 Tháng Tư 2014(Xem: 33529)
nhưng nhìn qua mái tóc của thầy Hà Tường Cát, tôi liên tưởng đến mái tóc bạc trắng của thầy Nguyễn Xuân Hoàng và của thầy Phan Thanh Hoài, và chợt nhận ra hoàng hôn đã ngã bóng…
04 Tháng Tư 2014(Xem: 68765)
Học trò tôi đôi khi ngoan ngoãn, dễ thương như thiên thần, đôi khi phá phách, tinh nghịch còn hơn quỉ. Nhưng tôi phục học trò tôi. Tôi không biết cơ quan CIA tinh nhuệ như thế nào, nhưng theo tôi còn thua xa học trò tôi.