Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thái Hải - CON DỐC CỔNG TRƯỜNG (KỲ VII)

26 Tháng Mười Hai 20148:08 SA(Xem: 15942)
Nguyễn Thái Hải - CON DỐC CỔNG TRƯỜNG (KỲ VII)
1609717_318568511646445_337833020663465982_n
(Nguồn: Tủ sách Tuổi Hoa - 1975)

KỲ VII


Chương 4
Chị giúp việc nhà thầy Bằng đứng tần ngần trước cổng. Tiếng xe cộ, tiếng còi, tiếng máy cưa phía quốc lộ vang vang vào tận khu xóm. Em buông bút, chạy vội ra. Chị giúp việc lộ hẳn vẻ mừng rỡ :
- May quá, có cô ở nhà.
- Chuyện gì đó chị ?
- Thầy đau nặng lắm, sợ không qua khỏi. Thầy có nhờ tôi trao cho cô thơ này và bảo tôi đợi cô trả lời ngay.
Em hồi hộp mở lá thư không dán ra. Thầy Bằng viết vỏn vẹn mấy chữ : “Thầy cần gặp con gấp, chuyện hệ trọng”. Em nói với chị giúp việc :
- Chị đợi tôi chút xíu, tôi vào xin phép rồi đi ngay.
Má không khó khăn lắm khi em xin đến nhà thầy Bằng. Em bước nhanh vì nôn nóng muốn biết chuyện gì mà thầy Bằng nói là hệ trọng. Bệnh tình của thầy nguy ngập, thầy muốn nhắn nhủ gì đó thì phải. Chiếc xe lam chạy có lẽ nhanh mà em vẫn cảm thấy chậm. Cửa mở, chị giúp việc chỉ đẩy mạnh. Một mình em vào phòng thầy Bằng. Thật bất ngờ, có mặt anh nơi đó.
- Tao mới về tới tức thì.
Giọng thầy yếu ớt :
- Con đến đúng lúc lắm, Trân ạ.
Em hồi hộp hỏi :
- Thưa thầy, thầy nhắn con có chuyện hệ trọng.
Anh nói :
- Thầy cũng nhắn với con như thế. Em con đã đến, xin thầy cho chúng con cùng biết.
Thầy Bằng chống tay gượng ngồi dậy, lấy trong bóp ra một tấm hình mà nhìn phía sau, con biết là đã cũ. Thầy nói :
- Trân. Con hãy gọi thầy là bác. Bác ba của con.
- Thưa thầy, con không hiểu.
- Gia đình có ba anh em, người anh cả đã hy sinh trong một trận đánh, người thứ nhì là… bác, người con gái út là… má con. Má của Trân…
Mắt em nhoà lệ khi thầy Bằng đưa ra tấm hình một người thiếu phụ có lẽ chụp hồi trên hai mươi. Người thầy già bấy lâu vẫn hằng lưu tâm đến em, kể bằng một giọng chậm rãi :
- Má con gặp ba con khi bác còn dạy ở Bình Dương. Sinh con ra thì câu chuyện gặp trở ngại. Má con phải ẵm con về Bình Dương cầu cứu bác. Bác khuyên nên tìm cách dàn xếp cho êm thắm thì hơn. Ít lâu sau, má con trở lại có một mình, cho bác biết rằng con đã được ba con nhận nuôi. Bác muốn làm lớn chuyện, nhưng dằn được, đành nín thinh. Má con buôn bán tảo tần, sống đùm bọc với bác. Bác đổi về Biên Hoà dạy, má con không dám đi theo, nhất quyết ở lại Bình Dương. Cách đây năm năm, má con mắc cơn bạo bệnh qua đời…
Anh An ơi ! Má em. Người mẹ ruột mà em hằng mong gặp mặt bấy lâu nay đã chết, đã xa em vĩnh viễn. Người bác ruột, ông thầy già, đến giờ phút nguy ngập của cuộc đời mới thố lộ đầu đuôi câu chuyện, mới dám nhận cháu. Thương cho bác ba của con. Tội cho má con và buồn biết mấy cho con. Má ơi ! Dòng lệ này, con khóc má bỏ đi hay khóc mừng biết được tung tích má, biết được hình dáng má ?
- Chắc bác không qua khỏi cơn bệnh. Bác đã viết giấy trao lại tất cả những gì bác có cho cháu. Gia tộc ta không còn ai, ngoại trừ cháu là người thân duy nhất của bác. Cháu hãy chít cho bác một vành khăn tang để bác được vui…
Anh em mình đã ngồi với thầy Bằng ngày trước, bác ruột em hiện tại, đến nửa đêm hôm đó thì bác em ra đi. Anh ơi ! Có phải đời em là bất hạnh triền miên ? Có phải những niềm vui chỉ lan nhẹ vào đời em rồi vội vã nhường chỗ cho những biến cố đau buồn. Dành cho bác ba của con một vành khăn tang. Bác ba yêu của con bất hạnh, xin bác ba phù hộ cho con, xin bác ba cho con can đảm để sống, để phấn đấu.

Phần Thứ Tư

Vượng của Trân
 
Chương 1

Trân có quyền gọi Vượng là của Trân chứ ? Anh ! Căn nhà trên đường Trịnh Hoài Đức và gần một trăm ngàn sau khi đã lo ma chay cho người bác, sau cùng, là vốn liếng của Trân. Nhờ sự tranh đấu của anh An, Trân được ba má cho ra ở nhà bác với hai đứa em. Rồi một tháng sau, thêm hai đứa nữa. Dù vẫn còn thuộc quyền ba má, nhưng trên một khía cạnh nào đó, xem như Trân đã được tự do. Trân quyết định bỏ học sau khi hỏi ý kiến của nhiều người. Với số vốn trong tay, Trân thuê đóng một ít bàn ghế học sinh. Trân muốn tiếp nối cái nghiệp dạy học của bác. Trân muốn làm một cô giáo, để tự lập, để giúp đỡ gia đình, nhất là lấy cho được tình thương của má anh An, người không sinh nhưng có công dưỡng dục, theo lời trăn trối của bác Trân.
Thầy Hiệu trưởng thương, xin cho cái giấy phép dễ dàng. Người chủ tiệm mộc là ba của một người bạn cùng lớp thông cảm, lấy giá rẻ. Anh của một người bạn khác vẽ dùm tấm bảng “Lớp mẫu giáo Huyền Trân” chỉ lấy tiền khung, thiếc. Lối xóm giúp đỡ, giới thiệu được gần ba mươi học trò. Trân khởi nghiệp từ đó.
Nhưng Vượng của Trân. Anh đã đến với Trân vào một buổi tối thật bất ngờ. Anh xuất hiện như một lạ lùng khôn tả. Mấy đứa em Trân kêu rối lên : “Anh Vượng tới, anh Vượng tới”. Con Hồng đòi quà, thằng Chí bá cổ. Anh ngồi trên bàn của học trò Trân, những cái bàn chỉ vừa cao bằng cái ghế bình thường, đen đủi, gầy nhưng ánh mắt cương nghị. Trân rót nước mời và hỏi :
- Anh ở trại tạm cư mới về ?
Anh gật đầu. Uống một ngụm nước rồi mới đáp :
- Chúng tôi đã dời đoàn công tác về An Lợi. Cô nhi viện Long Thành cũ.
- Vậy mà Trân không nghe anh An nói gì cả.
- An chưa biết chuyện này. Sáng nay, nó còn trở lại Bình Dương. Không gặp ai, hỏi thăm, tất nó hiểu.
- Anh ghé lại Biên Hoà chắc có việc ?
- Tôi về bỏ giặt mấy bộ quần áo. Cũng vì nghe tin Trân đã bỏ học. Hơn tháng nay rồi, An không cho tôi biết gì về Trân cả, sau đám tang thầy Bằng.
- Phải, Trân đã nghỉ học và hiện đang là cô giáo. Anh mừng cho Trân chứ ?
Anh đã ngửa mặt lên, lắc đầu. Khá lâu, anh mới nói :
- Tôi không muốn Trân bỏ học chút nào.
- Tại sao ?
- Không hiểu tại sao nữa !
Trân nói nhỏ : “Anh đâu có quyền muốn hay không muốn”. Anh gật đầu :
- Xin lỗi Trân, đáng lẽ tôi phải nói là tôi mong rằng Trân không bỏ học…
- Nhiều khi, miếng ăn quan trọng hơn sự học, anh ạ.
- Miếng ăn của Trân chưa cần.
- Nhưng Trân muốn giúp đỡ gia đình và có chút tự do. Tự do quan trọng hơn miếng ăn…
- Còn gì nữa không ? Tôi nghĩ có một thứ quan trọng hơn mọi thứ…
- Anh cho Trân biết.
Anh bỗng cười :
- Chúng ta đang tranh luận chăng ?
- Nếu anh muốn nghĩ là thế.
- Tôi muốn Trân xác định rõ. Vì tôi chỉ trả lời câu hỏi vừa rồi nếu đây là một cuộc tranh luận, tôi ở một tư thế ngang hàng Trân.
- Vâng, thì chúng ta đang tranh luận.
- Quan trọng hơn tất cả là tình yêu.
Anh Vượng ! Đó có phải là một lời tỏ tình chính thức ? Đẹp mà che giấu được ngại ngùng.
- Trân thấy anh hơi chủ quan. Nếu là anh An, quan trọng hơn tất cả sẽ là lý tưởng.
- Lý tưởng không tình cảm là một thứ lý tưởng chết. Trân nghĩ rằng An không nghĩ đến tình yêu bao giờ sao ? Tôi không tin như thế.
- Chúng ta đang tranh luận hay đang bàn về cá nhân anh An ?
- Xin lỗi Trân. Tôi muốn nói rằng đời sống tình cảm rất quan trọng. Nó ảnh hưởng tất cả, từ sự tự do, lý tưởng đến miếng ăn thường nhật… Nó có thể thay đổi thật nhiều việc…
- Thí dụ ?
- Thí dụ… vì yêu, người ta có thể thay đổi theo người yêu.
Trân đã cười, nửa đùa nửa thực với anh :
- Giả sử anh là người yêu của Trân, Anh bắt Trân phải thay đổi hiện tại thế nào ?
- Không thay đổi mà là cố gắng thêm. Tự học để dự kỳ thi tú tài cuối năm. Tôi nghĩ, điều đó không khó lắm.
Nói xong, anh vội cải chính ngay :
- Tôi vừa nói với tư cách một người bạn. Xin Trân hiểu…
Anh từ An Lợi về Biên Hoà, tới căn nhà bé nhỏ của Trân trên con đường Trịnh Hoài Đức chỉ để nói với Trân chừng đó. Ít ỏi quá. Nhưng đầy đủ quá. Xưa nay, người ta có nhiều cách tỏ tình. Có người nói thẳng. Có người mượn những dòng chữ. Có người gởi tặng người mình thầm yêu tấm gương với hàng chữ “chân dung của người tôi yêu”. Trân thương sự tỏ tình uy quyền của anh, như nhớ mãi những gì mình đã nói với nhau – trong tư thế hai người bạn tranh luận – hôm ấy. Tiễn anh ra về, Trân hứa : “Trân sẽ làm theo ý mong của anh”. Anh nhìn Trân trìu mến, thật lâu, trong bóng đêm.
Tình yêu chúng mình từ đó. Vượng ơi. Anh An là an ủi đời Trân nhưng anh còn là an ủi lớn lao hơn. Chúng mình mới chỉ nói với nhau trong phạm vi tình bạn, nhưng cùng ngầm hiểu là tình yêu. Hãy tiếp tục như thế Vượng nhé. Hãy tiếp tục với nhau, và nuôi tình yêu ngày một lớn.

(còn tiếp)

05 Tháng Năm 2014(Xem: 15507)
Tôi đứng dậy đặt nguyên bàn tay lên người học sinh. Tôi nghe câu hỏi của Hiệp dội lại lồng ngực tôi, reo lên như một hồi chuông.
27 Tháng Tư 2014(Xem: 22742)
Lão từng làm phó lý, tậu được một ít ruộng vườn và trong đợt cải cách ruộng đất, lão bị qui là phú nông cường hào. Lão là người trọng nho học và những lời dạy của thánh hiền...”
19 Tháng Tư 2014(Xem: 20930)
Hắn làm tôi nhớ một truyện ngắn của nhà văn Tchekov có tựa đề là Con Kỳ Nhông, con vật có khả năng đổi màu da tùy thuộc vào nơi nó ẩn nấp. Tuấn giống con kỳ nhông cách gì.
10 Tháng Tư 2014(Xem: 15626)
Bà Phan và Uyên đã đi Mỹ đúng vào sáng Thứ Bảy, Hăm Bảy Tháng Giêng, Bảy Ba. Tôi còn nhớ rõ số ngày tháng này bởi vì Hăm Bảy Tháng Giêng, Bảy Ba là ngày chấm dứt ...
05 Tháng Tư 2014(Xem: 28070)
Có những điều dù chưa bao giờ được nói ra thành lời, nhưng không có nghĩa là đã chìm vào quên lãng, đó là một trong những nỗi niềm mang theo mà chỉ có những người cùng cảnh ngộ mới đọc được từ "cửa sổ của tâm hồn".
03 Tháng Tư 2014(Xem: 28214)
''Đây là tác phẩm viết về Những Ngày Sài Gòn sau 30 tháng Tư 1975. Sách viết xong năm 1986 sau ngày tác giả đến Mỹ. Nhà xuất bản Thanh Văn, California, in năm 1992...
03 Tháng Tư 2014(Xem: 32323)
Chỉ hai năm thôi, hai năm trôi qua cho tôi thấy một lực hút cuốn mọi người xoay chóng mặt. Đứa cháu ngày nào mới biết lật giờ đã là một cậu bé dễ thương tinh nghịch, ngây thơ...Còn ông thì mòn hết mọi thứ để đi vào con số không của cuộc đời.
03 Tháng Tư 2014(Xem: 20894)
Tôi vẫn thầm ví đời người như những dòng sông. Có những dòng sông chảy nước êm đềm, không sóng gió, không đổi thay. Còn có những dòng sông khác thì chảy mạnh bạo hơn với những khúc sông xoáy ngầm,
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 48171)
(lan man theo “Không Còn…” của Tưởng Dung ... Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 48166)
* Xin đính chính đây không phải là bài viết của Giáo sư, Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ mà là của một tác giả khác cùng tên. Xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả và Thầy Nguyễn Xuân Hoàng. (Ban Điều Hành WebNQ)
23 Tháng Tám 2013(Xem: 76678)
Phần tôi, kể từ khi bắt đầu va chạm cuộc sống, tôi khám phá ra rằng con người ta không thể nào sống mà thiếu người khác được.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 50792)
Chỉ một ngày vắng mẹ căn nhà đã quạnh quẽ buồn. Bàn tay mẹ là đôi đũa diệu kỳ biến ra cơm ngon canh ngọt, là ngọn gió mát lành ru giấc ngủ cho con… Vậy mà… Vũ Hạ mới ngần ấy tuổi đầu đã mất mẹ.
13 Tháng Tám 2013(Xem: 85697)
Đôi khi bất chợt gặp lại, mùi hương nồng ấm của thứ dầu gió này có thể giúp ta dăm ba giây phút sống lại những kỷ niệm xa xưa, để tâm hồn dịu đi đôi chút giữa cuộc sống xô bồ.
22 Tháng Tư 2013(Xem: 69017)
Lại thêm một lần nữa những người tài hoa của Thung Lũng Hoa Vàng đã thành công trong việc chế tạo ra một cái gì trông rất nhỏ bé đơn sơ mà lại có sức chứa kinh hồn vô tận