Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Hoàng Vy - MỘT THỜI AI CŨNG CÓ ...HOÀNG THỊ

Wednesday, October 16, 20243:24 AM(View: 1709)
Trần Hoàng Vy - MỘT THỜI AI CŨNG CÓ ...HOÀNG THỊ

MỘT THỜI AI CŨNG CÓ ... HOÀNG THỊ

 Hoang Thi


Một buổi sáng của năm 1972, tại một quán cà phê trên đường Võ Tánh, Sài Gòn (bây giờ là Nguyễn Trãi), cạnh bên tòa soạn báo Điện Tín, tôi gặp nhà thơ Kiên Giang, tác giả của bài thơ nổi tiếng “Hoa trắng thôi cài trên áo tím”, đang ngồi uống cà phê, và hình như ông đang say mê, đắm chìm vào một bài hát, được phát ra nho nhỏ từ chiếc radio “ấp chiến lược”, để ở trên bàn, trước mặt. Đến gần, thì nghe giọng Thái Thanh, cao vút với những ca từ, vui tươi, rộn rã nhưng cũng thật da diết và trữ tình: “Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ... Em tan trường về, mưa bay mờ mờ, anh trao vội vàng, chùm hoa mới nở...” Bài hát đang là hiện tượng, và được người dân miền Nam bấy giờ rất ưa thích, của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ thơ Phạm Thiên Thư. Thấy tôi cười cười, nhà thơ Kiên Giang nói: “Bài hát đánh trúng vào tim... đen của lứa tuổi mới lớn, và ai cũng có cho riêng mình một Hoàng Thị... để mà mơ mộng, mà nhớ...” Và tôi, người vừa bước qua ngưỡng cửa học trò, ái mộ bài hát, cũng chung một suy nghĩ: “Ai cũng từng qua thời, hoặc làm người tan học về, hoặc làm người đi theo, tức là làm ‘Hoàng Thị Ngọ’ hay làm ‘anh theo Ngọ về’ của riêng mình” như lời bài thơ, ca từ của nhạc phẩm.

pham-thien-thu-                                                                        Thi sĩ Phạm Thiên Thư

 

Bài thơ “Ngày xưa Hoàng Thị...” của thi sĩ Phạm Thiên Thư, được trích in trong tập thơ đầu tay “Thơ Phạm Thiên Thư”, in 500 bản vào năm 1968, theo thi sĩ, thì vì lúc ấy là “tu sĩ” nên không tiện in nguyên bài, chỉ đến khi gặp nhạc sĩ Phạm Duy, Phạm Thiên Thư mới gửi bài thơ chép đầy đủ, và lúc ấy, Phạm Duy cũng đang soạn những tình khúc cho tuổi học trò như “Trả lại em yêu”, “Con đường tình ta đi”, nên khi đọc được bài thơ “Ngày xưa Hoàng Thị”, nhạc sĩ như bắt được viên ngọc quý, nên xin phép được phổ nhạc ngay. Ca khúc “Ngày xưa Hoàng Thị” được chính thức ra đời vào năm 1971, nhạc phẩm được soạn theo điệu Valse, nhịp 3/4, vừa vui tươi, nhí nhảnh nhưng cũng mang mang tâm trạng theo lối kể chuyện, phù hợp với lời thơ và tâm trạng của tác giả bài thơ, lần đầu tiên được ca sĩ Thanh Thúy thể hiện, đã thu hút được hầu hết giới trẻ và cả những bậc trung niên tìm nghe và mua nhạc phẩm. Bài hát được tái bản liền sau đó, với hình bìa của họa sĩ Vi Vi, là một hiện tượng, được nhiều tờ báo ở Sài Gòn lúc đó quan tâm tìm hiểu với câu hỏi “Hoàng Thị Ngọ là ai?” kể cả nhiều người mạo nhận mình là “Ngọ”, giống như câu chuyện tìm nàng Công chúa Trung Phi, Bocasa, cũng có nhiều người mạo nhận trước đó!

 
tranhoangvy

Tác giả và thi sĩ PTT tại café Hoa Vàng.

Theo lời kể của thi sĩ Phạm Thiên Thư, khi còn học lớp Đệ Tam (lớp 10 bây giờ) tại trường Trung học tư thục Văn Lang tại khu Tân Định, quận 1. Cùng chung lớp có cô học trò gốc người Hải Dương tên Hoàng Thị Ngọ, dáng người thanh mảnh, mái tóc đen mượt, dài, xõa sau lưng. Trong lớp Ngọ ngồi bàn đầu, Phạm Thiên Thư ngồi bàn cuối. Tan học, Ngọ đi về phía trước, Phạm Thiên Thư lẽo đẽo ôm cặp đi phía sau, và yêu... đơn phương, thầm lặng. Bài thơ là sự cảm xúc, nhung nhớ của lứa tuổi học trò, mới lớn, được sáng tác khi Phạm Thiên Thư đã là “tu sĩ” với pháp danh Thích Tuệ Không, nên mang một chút của “nét thiền”, một chút nhớ, tình si một thuở, rất gần và giống “tâm trạng” của nhiều “anh học trò” lúc đó. Bài thơ dài 59 câu, theo thể thơ 4 chữ, và dưới bàn tay “phù thủy âm nhạc” của Phạm Duy, ca từ được “biến ảo” sắp xếp theo âm điệu, gây nhiều cảm xúc và ấn tượng: “Em tan trường về/ Đường mưa nho nhỏ/ Em tan trường về/ Đường mưa nho nhỏ/ Ôm nghiêng tập vở/ Tóc dài tà áo vờn bay” Với hình bóng người con gái, hiền hòa, tha thướt: “Em đi dịu dàng/ Bờ vai em nhỏ/ Chim non lề đường/ Nằm im giấu mỏ/ Anh theo Ngọ về/ Gót giày lặng lẽ đường quê” Người con gái, nữ sinh ấy, ai cũng “thấy” như chỉ riêng mình một thuở: “Em tan trường về/ Mưa bay mờ mờ/ Anh trao vội vàng/ Chùm hoa mới nở/ Ép vào cuốn vở/ Muôn thuở còn thương còn thương” Rồi là nhớ nhung, bâng khuâng xa cách: “Bao nhiêu là ngày/ Theo nhau đường dài/ Trưa trưa chiều chiều/ Thu đông chẳng nhiều/ Xuân qua rồi thì/ Chia tay phượng nở sang hè

 

Bài thơ, và cũng là ca khúc “mang mang sầu đời, tình ơi, tình ơi” bởi 10 năm rồi quay lại, khôn nguôi nỗi nhớ: “Cây xưa còn gầy/ Nằm phơi dáng đỏ/ Áo em ngày nọ/ Phai nhạt mây màu” Để rồi rưng rưng: “Xưa theo Ngọ về/ Mái tóc Ngọ dài/ Hôm nay đường này/ Cây cao hàng gầy/ Đi quanh tìm hoài/ Ai mang bụi đỏ đi rồi/ Ai mang bụi đỏ đi rồi Bụi đỏ, dáng nhỏ một người, mãi vẫn còn trong tâm trí, chợt nhận ra là biết đã xa rồi. Thật xa... Phạm Thiên Thư, giờ vẫn còn đó, với lứa tuổi đã chạm “bát tuần”, vẫn hằng ngày ngồi lặng lẽ ở một chiếc bàn nhỏ, ngoài hiên quán cà phê Hoa Vàng trong cư xá Bắc Hải, tay cầm ống píp, thỉnh thoảng đưa lên miệng kéo một hơi thuốc dài, đôi mắt lim dim. Dường như ông đang “nhập” vào cõi “Đưa em tìm động hoa vàng” hay nhớ “Ngày xưa Hoàng Thị”, làm xao xuyến trái tim nhiều người và cả nhiều thế hệ, sau này.

 

– Trần Hoàng Vy

Nguồn : Việt Báo
Sunday, April 28, 2024(View: 2775)
Được tham dự buổi họp mặt cuối tuần thật vui và ý nghĩa, tôi xin cảm ơn các anh chị em trong ban tổ chức (Anh Liệu, Kim Hường, Quỳnh Thư, Chị Tâm, chị Hảo …)
Tuesday, April 23, 2024(View: 2998)
Thế là gia đình tôi đã tham gia vượt biên đủ cả đường biển và đường bộ, ngoài ra còn đi chính thức bằng đường bay.
Monday, April 22, 2024(View: 2326)
Vào tháng ba và đầu tháng tư năm nay, tôi đã đi du lịch 28 ngày bằng đường thủy và đường bộ. Chuyến đi kỳ này gồm hai giai đoạn:
Monday, April 22, 2024(View: 2692)
Về đến nhà với nỗi lo âu tột cùng, suốt ngày hôm đó, 30 tháng tư hình như tôi không có một hạt cơm trong bụng, tôi như người thất thần,
Monday, April 22, 2024(View: 3424)
Mong sao tiếng dạ lời thưa sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ không trở thành một thứ “Cổ Ngữ” hoặc là hàng hiếm trong tương lai.
Monday, April 22, 2024(View: 2963)
Tôi không khóc trong những ngày 30/4 sao được khi biết mình và mọi người sẽ không bao giờ tìm lại được những ngày tháng hạnh phúc như trước ngày 30/4/75
Friday, April 12, 2024(View: 3038)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
Thursday, April 11, 2024(View: 2653)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
Wednesday, April 10, 2024(View: 2632)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
Wednesday, April 10, 2024(View: 3144)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
Sunday, March 31, 2024(View: 3883)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
Sunday, March 31, 2024(View: 2388)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
Sunday, March 31, 2024(View: 3133)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
Sunday, March 31, 2024(View: 3133)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
Wednesday, March 20, 2024(View: 4520)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
Tuesday, March 19, 2024(View: 3427)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
Monday, March 18, 2024(View: 3624)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
Monday, March 18, 2024(View: 3991)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
Monday, March 18, 2024(View: 3883)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
Saturday, March 16, 2024(View: 3059)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu