Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG ÔNG THẦY “BẮC KỲ” CỦA TÔI

Wednesday, September 4, 20245:27 PM(View: 5414)
GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG ÔNG THẦY “BẮC KỲ” CỦA TÔI

NHỮNG ÔNG THẦY “BẮC KỲ” CỦA TÔI
GS. Huỳnh Công Ân 

 

Chữ "Bắc Kỳ" ở đây như tôi đã đề cập trong bài viết trước đây "Bắc Kỳ 9 nút và Bắc Kỳ 2 nút" phải hiểu là Bắc Kỳ 9 nút, tức là những người Bắc di cư vào Nam trong năm 1954.

 

Trong thời gian tôi học ở bậc trung học và đại học, đa số các ông thầy của tôi đều là “Bắc Kỳ”. Có lẽ vì ở miền Bắc, đời sống khó khăn hơn, thời tiết khắc nghiệt hơn, đất đai ít mầu mỡ hơn ở miền Nam nên người Bắc chịu khó học hành hoặc phát triển nghề nghiệp hơn người miền Nam.

 

Mà cũng phải, được thiên nhiên ưu đãi một người đàn ông miền Nam quanh năm chỉ cần mặc cái quần xà lỏn, ở trần cũng không bao giờ thấy lạnh. Đói ư? Chỉ cần một cái cần câu ra bờ sông một lát cũng kiếm được một con cá to đủ ăn no. Họ chẳng cần phải lo đói, lạnh khác với người miền Bắc phải tranh đấu với thiên nhiên để sống còn nên chịu khó, chăm chỉ và cần cù hơn.

 

Bởi vậy, hầu hết những ngành nghề chuyên môn đều do người miền Bắc đưa vào miền Nam. Như nghề đóng giày chẳng hạn là do những truyền nhân đến từ làng Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ngoài Bắc. Khi vào đến trong Nam, ban đầu họ tập trung ở đường Hoàng Diệu, quận tư, Sài Gòn với các tiệm Gia, Gia Phong, Khánh Hội, Sài Gòn…sau họ phát triển mở những tiệm lớn trên đường Lê Thánh Tôn ở quận nhứt.

 

Nghề làm đàn do ông Nguyễn văn Sô, gốc ở Nam Định di cư vào Nam cũng làm nghề ở quận tư và giao hàng cho các tiệm bán đàn ở đường Hồ Văn Ngà, quận nhì như Phùng Đinh, Mỹ Tiến, Quảng Thành…

 

Về ẩm thực, món phở là một “đặc sản” đem từ Bắc vào Nam giờ đây nổi tiếng khắp thế giới. Trong thực đơn hằng ngày cho tổng thống Hoa Kỳ cũng có món phở.

 

Về văn hoá, văn nghệ thì những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ …miền Bắc đã làm phong phú thêm cho vườn hoa nghệ thuật ở miền Nam với những tên tuổi lớn như Nhất Linh, Doãn Quốc Sĩ, Mai Thảo…về văn, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Nguyên Sa…về thơ, Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Nguyễn Hiền… về nhạc và nhiều nhiều nữa.

 

Trong địa hạt giáo dục, các nhà giáo đến từ miền Bắc hành nghề trước hay sau 1954 làm đông đảo thêm cho đội ngũ giảng huấn bậc phổ thông cũng như đại học và đá đào tạo biết bao thế hệ học sinh và sinh viên ưu tú cho miền Nam.

 

Các thầy dạy tôi từ trung học đến đại học đa số là người Bắc.

 

image001

Giáo sư Lưu Trung Khảo và tôi tại đại hội Nguyễn Trãi ở Cali năm 2014

 

Ở trung học tôi có học với các thầy Lưu Trung Khảo môn quốc văn, thầy Nguyễn Văn Long môn triết, thầy Trần Văn Điền và thầy Bùi Đình Mạc môn Anh văn, thầy Vũ Khắc Khoan môn sử, thầy Lê Ngọc Huỳnh môn địa lý, thầy Phạm Huy Ngà môn hình học, thầy Kiều Thế Đức và thầy Đinh Văn Lô môn đại số, thầy Vũ Bảo Ấu môn cơ học, thầy Nguyễn Văn Thi môn vật lý…


image004

Giáo sư Trần Văn Điền



Lên đại học tôi được học với thầy Cù An Hưng môn giải tích, thầy Nguyễn Chánh môn hình học giải tích, thầy Đặng Đình Áng môn topo, thầy Từ Ngọc Tĩnh dạy chứng chỉ cơ học thuần lý, thầy Nguyễn Chung Tú dạy chứng chỉ vật lý đại cương, thầy Nguyễn Huy Bảo môn tâm lý sư phạm, thầy Bùi Phượng Chì môn vật lý…


image006

Giáo sư Đặng Đình Ấng



Tất cả các thầy kể trên đều là người Bắc di cư. Tôi xin biết ơn các thầy cùng các thầy khác người miền Nam đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu mà về sau tôi đã tiếp nối các thầy để làm kẻ đưa con đò tri thức cho các thế hệ sau đúng như câu ”Trọng thầy mới được làm thầy”.

 

Tiếc thay, biến cố ngày 30/4/1975 đã làm đứt đoạn một truyền thống tốt đẹp của nền giáo dục dân tộc, nhân bản và khai phóng của nước ta.

 

Huỳnh Công Ân

Montreal ngày 30/8/2024

 

Monday, June 2, 2025(View: 1692)
Bây giờ hai chân còn khỏe tí để tiếp tục những chuyến bay thăm con. Vài năm nữa không biết sức khỏe thế nào. Thôi thì trăm sông đổ về biển, cái gì đến sẽ đến, cứ vui những ngày ta làm - tỷ phú thời gian - tận hưởng những hạnh phúc ấm áp quanh ta.
Friday, May 30, 2025(View: 1388)
Sáng Chủ Nhật 5/25/2025 Nhóm cựu học sinh Ngô Quyền (NQ) bắc Cali đã tổ chức buổi họp mặt thường niên tại nhà hàng Ánh Hồng trong khu Lion plaza của thành phố San Jose.
Thursday, May 29, 2025(View: 1023)
Memorial Day không chỉ là ngày tưởng niệm những người đã ngã xuống. Nó là một khoảnh khắc mở — cho những người còn sống, để không phải giả vờ quên,
Thursday, May 29, 2025(View: 1131)
Nam thẫn thờ chân bước lang thang như một người không hồn. Bây giờ anh chỉ còn biết trở về chu toàn công việc của mình mà Thượng cấp giao phó. Lòng cố quên đi những tình cảm do mình làm đổ vỡ
Monday, May 26, 2025(View: 1235)
“Nguy hiểm của TikTok không phải là làm bạn mất thời gian — mà là làm bạn mất nhịp với sự sống. Mà không có nhịp, thì không còn hơi thở. Mà không còn hơi thở — thì không còn bạn.”
Saturday, May 24, 2025(View: 3362)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Đức Thánh Trần đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4. Và giờ đây, chúng tôi là người cao tuổi, đang vui hưởng cảnh thanh nhàn và hạnh phúc của cuối đời một người.
Friday, May 16, 2025(View: 13829)
Vào Chúa Nhật 18 tháng 5 năm 2025 tới đây, Thánh lễ nhậm chức của Đức Giáo hoàng Leo XIV sẽ khai mạc lúc 10 giờ sáng tại tòa Thánh Vatican.
Friday, May 16, 2025(View: 1929)
Chuyện lạ có thật. Ai lên Đà Lạt (Lâm Đồng), đến đồi Mộng Mơ tất sẽ thấy người ta xây hẳn một đoạn Vạn lý trường thành chừng 300m vắt vẻo uốn lượn từ đầu đồi bên này đến cuối đồi bên kia.
Friday, May 16, 2025(View: 1741)
Ông xã, bà xã để chỉ chồng hay vợ là lối nói của người miền Bắc, sau này mới du nhập vào miền Nam, có lẽ từ cuộc di cư năm 1954.
Friday, May 16, 2025(View: 2590)
Tôi tìm lại những mùi vị của phở bò chín, của nước ngọt xá xị, của miếng cơm cháy không vì thèm thuồng háo hức như thuở bé thơ mà chỉ vì tôi nghĩ đến mẹ. -
Sunday, May 11, 2025(View: 2002)
Tóm lại nếu ta dựa trên chỉ số GDP thì Lào là một quốc gia nghèo nhất trong vùng nhưng có lẽ dân Lào không biết GDP là gì nên họ sống một cách vô tư...
Sunday, May 11, 2025(View: 1685)
Ngày 6/5/2025, một tin buồn đến với người dân và cựu quân nhân miền Nam: điêu khắc gia, đại uý Nguyễn Thanh Thu, tác giả pho tượng Thương Tiếc ở nghĩa trang quân đội từ trần.
Sunday, May 11, 2025(View: 1776)
Bá gật đầu cười nhưng trong đầu cứ nghĩ Quỳnh Hà nói cho vui vậy thôi...Con trăng sau ngày rằm càng lúc càng sáng giữa bầu trời trong vắt không một gợn mây khiến dưới mặt hồ cũng có một vầng trăng đang lung linh trên mặt nước
Friday, May 9, 2025(View: 3579)
Giải phóng đất nước xong, mọi người dân cũng giống như đàn cá trên sông bị lùa vào một chỗ và họ tung lưới tóm gọn hết thảy. Khổ biết bao nhiêu.
Tuesday, April 29, 2025(View: 4983)
Nửa thế kỷ trôi qua, chúng tôi đã tha thứ cho những người đã chia cách gia đình chúng tôi, đã đẩy chúng tôi ra biển lớn, sống đời lưu vong. Tha thứ từ rất lâu, nhưng quên thì chắc chẳng bao giờ quên những ngày u ám năm xưa
Monday, April 28, 2025(View: 2265)
50 năm quê nhà quê người, quá khứ và hiện tại, mất mát đau buồn và thành quả nhận được. Em yêu hiện tại tốt đẹp này và ước mong tương lai tươi sáng tốt đẹp nhiều hơn nữa,
Monday, April 28, 2025(View: 1852)
Là những người miền Nam hiện đang ở hải ngoại, sống cuộc đời tự do, sung túc nhưng lúc nào cũng đau đáu nhớ về quê hương với hồi ức về những năm tháng sống hạnh phúc dưới một chế độ dân chủ,
Monday, April 28, 2025(View: 3964)
Quá nửa đêm, mệt lã vì tắm gội liên tục Tôi lịm người đi. Qua hôm sau, Tôi giận đời giận mình tức tốc rời Subic Bay bằng C130 tới Guam để làm thủ tục I94 đi định cư Mỹ.
Sunday, April 27, 2025(View: 3670)
Rất may vài ngày sau tháng 5 năm 1975, Tổng Thống Phi cho phép đổ Việt tị nạn cộng sản vào quân cảng Subic Bay Philippine do quân đội Mỹ trú đóng. Đời Tôi từ nay bắt đầu chuỗi ngày lưu vong, mang nặng nỗi sầu ly hương...
Sunday, April 27, 2025(View: 2549)
Tại căn chòi này vào đêm hôm đó Lê Văn Té được đổi tên thành Trần Văn Thế với biệt danh là Ba Thế – cậu Ba Thế. Lê Văn Té cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được ba cán bộ lần lượt thay phiên nhau ca tụng cái tên “Ba Thế”