đã hy sinh trong chiến tranh biên giới với Kampuchia. (Phần 1)
Và tôi cũng cố gắng đọc tiếp trích đoạn lá thư của chị Nguyễn Thị Hàng, giáo viên ở Nghệ An viết gửi
"Anh ơi, xa anh đi, em nhớ lắm, em thương anh lắm, anh nói, anh cười, anh trìu mến thương, em làm sao quên được ".
Nhưng người yêu
(12)Trích
Tôi cũng không thể nào lợi dụng sự rộng lượng và sự kiên nhẫn của người đọc để trích dẫn hết những sách bút ký chiến tranh khác mà vì trách nhiệm người cầm bút tôi đã sưu tập đủ như Nhật Ký An Lộc, bác sĩ Nguyễn Văn Quý, Vượt Trường Sơn của
Đọc những mẩu chuyện ghi của Xuân Vũ chỉ thấy tội cho những chiến binh miền Bắc biến thành vật hy sinh cho một chủ nghĩa giáo điều.
Tôi chỉ xin trích dẫn một câu trong muôn vàn ý tưởng trong bộ sách của Xuân Vũ qua nhân vật nữ tên Phương là:
"Đêm nào anh nấu nước cho Phương ngâm chân, Phương cũng phàn nàn, càng ngày càng nặng lời và day dứt hơn. Một hôm Phương nói thẳng ra rằng, nếu dè như thế này thì Phương đã không đi. Phương đã nói rất thực lòng. Và đó cũng chính là nỗi lòng của hàng vạn người trên đường này. Nếu biết thế này thì chắc chắn không ai đi. Thà ở lại miền Bắc làm tên cán bộ mất tinh thần, làm tên lính đào ngũ còn hơn ".(5)
Ở chỗ khác, Ngạc, một binh lính trẻ đã tự tử :
"Anh em chuẩn bị hành quân, Ngạc soạn ba lô lấy đồ mới ra mặc, bộ Đông Xuân Ngạc chưa xỏ tay chân vào lần nào. Anh em tưởng Ngạc phục thiện và tự nguyện tiếp tục hành quân, nào ngờ trong lúc anh em đang loay hoay nấu nướng thì " đoàng", Ngạc nằm thẳng trên võng, người mặc quân phục, cây AK và chỉ một viên, từ cằm trổ lên giữa sọ.
Tôi và Thu đứng dậy tạm biệt anh lính, như tạm biệt một sự đau thương đã hóa thành người. Trời ơi! Trời đất ơi ! Sao lắm chuyện thế, mà chuyện nào cũng ghê rợn. .., oái ăm tàn tận, nghe như bịa chứ không có thật. Vậy mà vẫn là sự thật ".(13)
(13) Trích Xuân Vũ, Đường Đi không đến, trang 95 và trang 337
Những nỗi lòng như thế, những bi cảnh như thế những người lãnh đạo cộng sản có "máu lạnh" không hề biết tới và họ đã lừa cả một thế hệ thanh niên xông vào vòng lửa đạn và hứa rằng chiến trường chỉ kéo dài trong vài tháng hay cùng lắm là một năm.
Trước những thách đố của một cuộc chiến được gọi là "giải phóng" và một cuộc rút quân có chiến thuật của
Từ nay, chỉ còn là người Việt đánh người Việt.
Tôi nghĩ lại đây là giai đoạn tủi nhục và đau xót nhất cho người lính miền Nam.
Nhưng nhờ đó, chúng ta có dịp được đọc những vần thơ tiêu biểu cho giai đoạn đó, trong đó tâm trạng chán chường bắt đầu xuất hiện nơi nhừng người lính " không chuyên nghiệp".
Nó không có cái hào hùng, niềm hãnh diện hay tự hào tiêu biểu của những người lính tiểu đoàn dù 1 và tiểu đoàn 6 dù của PNN. Nó không có những địa danh tiêu biểu của chết chóc như Đồng Xoài, Bình Giả, An Lộc, Khe Sanh, cổ thành Quảng Trị .
Trường hợp Nguyên Sa, Trần Bích Lan và những người lính trẻ.
Nó chỉ còn là những tâm sự, nỗi lòng của một người cầm súng không chuyên nghiệp như trường hợp nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan.
Nó tiêu biểu cho một thái độ khác về chiến tranh, một bộ mặt khác về chiến tranh không còn giống như trước nữa mà không cần đặt vấn đề đúng sai, phải trái.
Nó đi vào văn chương một cách tự nhiên bởi vì họ là những người cầm bút, những nhà thơ. Chỉ có vậy.
Dù thế nào thì nó cũng là chứng tích chiến tranh của một giai đoạn sắp đến hồi chung cuộc.
Người đọc tìm thấy ở đây Số phận và sinh mệnh sống chết của người lính miền Nam cũng thật long đong và thật mong manh. Nó có cái long đong của xa lìa, mất mát, bất trung và mong manh vì mất mát. Nguyên Sa rơi bỏ tháp nhà làm thơ tình còn làm thơ nói về ngươi lính.
Những tình cảm như của một Nguyên Sa không thể nào tìm thấy được trong thơ văn chiến tranh ở miền Bắc.
Nó có thể cũng rất gần với chúng ta, với con người về cảm thức về chiến tranh. Nó rất thật và sống động và chỉ có thể rất hiếm hoi .
Nếu không viết lại ở đây thì không còn có cơ hội để mọi người được biết tới nữa:
"Không nói tao sợ mày phiền
Nói ra với rượu tao buồn gấp hai
em mày đi lấy chồng rồi
gặp tao ngoài ngõ ngậm ngùi nhìn nhau
tao nhìn tao thấy mày đau
Nó nhìn nó thấy trong tao có mày".
Đáng nhẽ, tôi phải dành riêng một bài viết về Nguyên Sa mới phải. Cái thấm thía của ông về chiến tranh mặc dù chỉ là " kinh nghiệm quân trường" cũng đủ làm ông thức tỉnh. Xin trích bài thơ mang tên: Xin lỗi về những lầm lẫn dĩ vãng.
- Bây giờ khẩu garang ta mang trên vai
Bây giờ khẩu trung liên bar ta mang trên vai
Ta mới biết rằng những thỏi sắt đó nặng như thế
Ta mới biết rằng trong cuộc đời dạy học ta là thằng dốt nát
Trong mười mấy năm ta làm bao nhiêu tội lỗi
Trong mười mấy năm ta không nói cho học trò ta biết
Anh em ta và quê hương ta
Vác những thỏi sắt nặng như thế
Từ bao nhiêu năm nay
Bây giờ nằm kích ở ven ruộng sương xuống ướt vai
Bây giờ đứng gác đêm ở rừng giá gió lạnh thấu xương
Ta mới biết rằng sương gió lạnh như thế
Ta muốn kêu to lên ta là một thằng dốt nát
Ta là một thằng dốt nát
Vì mỗi ngày trong mười mấy năm dĩ vãng
Ta không viết trên giấy trắng mực đen cho những người yêu thơ ta
Anh em ta và quê hương ta đã đứng như thế từ bao nhiêu năm!!(14)
(14)Trích Những năm sáu mươi, Thơ, Nguyên Sa, nxb Trình Bày
Nhưng niềm đau hơn nữa khi có dịp đưa tiễn một người thân thiết như- anh em-bè bạn- chồng, con cái và có khi cả người tình với nước mắt tiễn đưa.
Đó là cảm nghiệm về những cái chết như thể. Nó không phải là những xung động từ bản năng sinh tồn của người lính ngoài mặt trận, cận kề cái chết ..
Nó những cảm nghiệm- có thể là một cảm nghiệm tôn giáo về cái chết, về sự bất lực như : Từ dưới vực sâu kêu lên Chúa tôi: De profundis clamavi ad te Domine.
Nó gián tiếp gửi đến những thông điệp nhân bản- thông điệp về nỗi đau của chiến tranh không phải từ người lính mà là tự người vơ, ngay cả người tình. Và có thể là nước mắt người tình trong đôi con mắt mệt lả với những sợi tóc buồn xõa che mặt hay có thể chỉ là những tiếng chửi thề bực tức về sự phi lý cuộc đời kèm theo sự thương tiếc của bạn bè đồng đội:
Đây trước mắt chia lìa chất ngất
đứa quân trường đứa lính chiến một năm
đứa lơ ngơ những ngày chờ chết
đứa vinh thăng dĩ vàng đâu màng.
Đồi Gia Hựu dài cơn đồng thiếp
thăm hỏi nhau mày còn mạnh giỏi
còn nguyên lành thân xác phàm phù
bao giờ giải ngũ bao giờ có phép
lúc nào vào lính cho tao biết
vợ con mày mấy đứa ra sao
lũ tình nhân còn đầy nhân ngãi
bạn bè ta đứa nào còn đứa nào khuất
Nơi tao ở rừng cao tiếp núi
súng lăm le như cái chết cõi đêm chừng
chợt sáng sớm biết mình sống sót (15)
(15)Trích Bài thơ Thân tín đời của Tô Đình Sự, anh TĐS làm trước khi chết được in lại trong tạp chí Đi Tới, số 82 Bô mới, tháng 4,5,6/2005)
Và tâm sự của một người bạn trước cái chếtcủa bạn mình. Buồn và nỗi bất lực . Đành chửi thề.
Buổi chiều ở nghĩa
Thơ Phạm Nhã Dự.
(Gọi linh hồn mày Tô Đình Sự)
Trở lại
Thăm mày, không biết ngắn hay lâu
Thăm mày, đù má mày đã chết.
Chiều nay sao gió nhiều mày nhỉ
gió nổi trong tao đến lạnh mình
đù má nhang mày sao chẳng cháy
đốt mãi que diêm đế cạn cùng....
Chẳng khóc được mày mà nước mắt tao rơi..
thăm mày đù má lòng buốt xót
ngó trời chỉ biết chửi thề thôi.(16)
(16) Trích Đi Tới Ibid
Trong chiến tranh, nói về khát vọng hòa bình cũng là điề thiết thân, gần gũi. Tự thâm tâm, ai cũng mong đợi như thế: về Hòa bình, về một ngày không chiến tranh.
Vì thế, tôi nhận ra trong thơ văn miền Nam, chiến tranh được nhìn trong một chiều kích không nhất thiết là phải chiến thắng, phải giết, phải sắt máu. Hãy đọc: mai mốt anh về không bằng chiến thắng. Bi kịch hơn nữa: Mai anh về trên đôi nạng gỗ, bại tướng về làm gã cụt chân.
Chỉ thấy khát vọng hòa bình như của một người mẹ trong bài Đêm Giáng sinh ở Việt
Dù chỉ một ngày ngưng bắn đó con
cũng đem chiếc áo lành ra mặt
cũng ăn một bữa cơm cho no
cũng ngủ một giấc trên giường trên chiếu
khổ đau lúc này mẹ gói trong mo (17)
(17)Miền Nam trong thời kỳ chiến tranh, công trình sưu tập của Trần Hoài Thư.
Bộ mặt chiến tranh vì thế mang nhiều chiều kích, nhiều góc cạnh, ngay cả cả sự tình cờ và nó đên, nó mang đi không trừ một ai.
Nhiều cái chết đến như tình cờ không tiên đoán trước được từ nhiều phía trong chiến tranh. Đó có thể là những người ngoại quốc từ một nơi xa xô nào đói đã đến đây và đã bỏ mình tại đây.
Những cái chết ngoài dự đoán và oan nghiệt. Những cái chết do sự trả thù của những người trong cuộc mà có thể tạm gọi là cái "trục của điều xấu".
Thật vậy khi Trần Văn Đang, người đã đánh bom khách sạn Métropole rồi bị chính quyền VNCH đem ra hành quyết. Trần văn Đang bị xử bắn là việc liên quan đến Trần Văn Đang, liên quan đên hành vi tội phạm của anh .
Vậy mà cùng ngày hôm ấy, một binh sĩ Mỹ tên George Benneth cũng bị phia bên kia mang ra xử bắn. Giữa Trần Văn Đang và George Benneth có cùng một mẫu số chung để cái chết của người này là nguyên nhân cái chết của người kia.
Phải nói George Benneth đã chết oan uổng. Anh không đáng bị chết như thế vì anh không có tội già cả.
Cái chết của anh đơn giản là để trả thù ! Nó thể hiện đúng điều mà nhà văn Nguyễn Khải nói đến ở trên. Nó chỉ có hai mặt: Hoặc trả thù hoặc là phải hy sinh.
Khi tướng Thi ra lệnh bắn ba sinh viên Việt Cộng: Nguyễn Văn Lắm, Nguyễn Văn Châu và
Đã thế, cái chết có thể đến với bất cứ ai và bất cứ lúc nào ngay cả những phóng viên nhà báo, không cầm súng, không giết người. Họ chỉ làm nhiệm vụ thông tin.
Tên của họ là: Pieter Kolenberg, tháng10, 1966. Huỳnh Thành Mỹ chết tại Cần Thơ, Dickic Chapelle, chết vì mìn ở Đà Năng. Charlie Chellapah rồi Sam Castan, Ronald Callagher, Felipha Schuler và nhất là nhà báo nổi tiếng Bernard Fall-tác giả nổi tiếng với Street Without Joy, (Phố buồn hiu) trúng mìn ở một khu rừng gần Huế ..
Vì thế, không lạ gì, mỗi ký giả lên máy bay quân sự đều phải trả lời một câu hỏi ra rất là "stupide" là trên một tờ khai tự ghi như sau: Khi cần thì xác của ông sẽ trao cho ai?(18)
(18)Nhưng tự nó trong chiến tranh là một điều phi lý rồi . Không ai muốn mất thí ` giờ tìm hiểu tại sao thế này tại sao thế kia.
Nói một cách triết lý như Graham Green viết là trong chiến phần lớn thời giờ là ta chỉ biết ngồi chờ đợi một cái gì đến mà ta chưa biết trước được.
Câu hỏi đó làm khó chịu các nhà báo đi máy bay, nhưng nó lại là câu hỏi thực tế, cần thiết trong một cuộc chiến không có tuyên chiến và không biên giới.
Tôi cũng nhân tiện đây nhắc nhở về môt bài Nhật ký hiếm hoi và kỳ cục ít ai biết tới của nhà thơ Nguyên Sa mà nay ông đã quá vãng. Ông bị động viên sĩ quan Thủ Đức, ra trường với cấp bậc chuẩn úy. Thay vì được điều động ra chiến trường để đánh nhau thì oái ăm, ông được ưu đãi điều động về một nơi an toàn là tiếp nhận và chôn người chết ..Cơ quan Chung Sự Vụ.
Nhưng chính ở nơi này mà ông từng ngày phải chứng kiến những cái chết bọc trong pông sô, nhiều cái đã thối rữa. Chắc hẳn có những cái chết không toàn thây, mất đầu, mất tay chân, sổ ruột gan như hàng vê mỗi ngày một nhiều ở Chung Sự Vụ ..Chưa kể cạnh đó là thảm cảnh vợ con, cha mẹ người lính khóc than đến nhận xác chồng con.
Ở vai trò người trí thức, ở Nha Chung Sự Vụ, Nguyên Sa sẽ bị dày vò, khốn khổ từng ngày còn hơn ở ngoài mặt trận. Trong dịp này Nguyên Sa có viết một ký sự : Vài ngày làm việc ở Chung Sự Vụ, đăng trên tập san Hành Trình Từ số 17, thánh tư, năm 1971.
Trong tập nhật ký, Nguyên Sa đã phải kìm giữ, ngăn chặn những xúc động về những cảnh tượng đau lòng của thân nhân các tử sĩ. Ông cố gắng tỏ ra có "máu lạnh" mô tả cảnh tang tóc như một thứ nghề chuyên môn với thứ ngôn ngữ đầy bi kịch tính. Ông gọi xác chết là hàng về. Gọi người chết là khứa. Nhìn cảnh những người vợ lính vừa khóc lóc nhìn cảnh liệm xác, vừa phẫn uất chửi đổng ..Sau đây quang cảnh và thủ tục liệm xác do Nguyên Sa ghi lại:
"Cài xong cái khuya áo. Chúng nó ở Sài Gòn ăn no ngủ kỹ, chúng nó xui anh đi ra nơi hòn tên mũi đạn, chúng nó đẩy anh vào chỗ chết, anh bỏ vợ bụng mang dạ chửa, anh ơi ..Tổ sư cha chúng mày ..
Xong giây lưng. Bà này kỳ, bà chửi chúng con, chúng con cũng bị động viên, ăn cái giải rút gì.
" Nghe chưa".
Rồi, thằng Tâm sui. Bảo bà ấy chửi mấy thằng to đầu đi. Kêu tên ra mà chửi. Bọn mình ăn nhằm gì".
Xong khuy quần, chải đầu chút chớ.
" Này, "
" Gì ."
" Khứa nào đấy
Lược đây rồi.
" Quả phụ Binh nhất Tây. Hàng về hôm hăm hai. Mình phải siêu tần số đi Vũng Tàu đấy !!(19)
(19 )Trích Nguyên Sa, nhật ký Chung Sự Vụ, đăng trên tập san Trinh Bày, số 17 và tiếp theo, năm 1971
Lần đầu tiên, một thi si thay vì làm thơ tình, viết về cảnh liệm xác với giọng điệu đầy tính châm biếm để khỏa lấp, để xóa đi cái cảnh não nề ở nhà xác.
Số phận những người lính bất hạnh của miền Nam bị lao vào cuộc chiến là do sự khởi động chiến tranh xâm lược từ miền Bắc. Nhiều người trong số họ đã hy sinh và được chính phủ cho chôn cất tại Nghĩa
Khi cộng sản miền Bắc chiếm trọn vẹn miền
Đó là chính sách người sống đuổi người chết. Đó là chính sách cầm tù những xác chết năm ở Nghĩa
Họ lấy cớ để di dời các ngôi mộ ra khỏi thành phố như nghĩa
Riêng Nghĩa
" đồng ý chuyển mục đích xử dụng
(20) Trích tài liệu Nghiã trang quân đội trên Wikipedia .
Câu chuyện Nghĩa trang quân đội năm 1975 nhắc nhở chúng ta lại một câu chuyện tương tự mà Jules Roy viết trong cuốn"Bataille de Dien Bien Phu, nxb Julliard, 1963 Jule Roy viết:
" Ở đây, trước những mộ phần, cái biên giới thù nghịch không còn, sự kiêu hãnh cũng như cay đắng không còn, có chăng chỉ là những niềm thương của một người đối với người đã khuất".
Jules vừa là nhà văn, vừa là đại tá trong quân đội Pháp. 9 năm sau trận Điện Biên Phủ, ông quay trở lại Việt
Ông phẫn nộ, ông cảm thấy bị xỉ nhục khi những người Pháp chết ở đây không có lấy một bia tưởng niệm. Ông cho đó là một xúc phạm đến quân đội Pháp và đi đến đâu, gặp ai ông cũng hỏi: Đâu là mồ của những người Pháp quanh các đồn lũy.
Không một câu trả lời.
" Cuối cùng Jules Roy yêu cầu "các ông" bỏ qua mối thù hận có thể có nuôi dưỡng trong thâm tâm các ông, và xin các ông dựng cho một cái đài kỷ niệm đơn giản thôi, cho tử sĩ Pháp. Thật vậy, các ông có quyền lên án cái lý tưởng của họ, nhưng cũng có bổn phận nghĩ đến các bà mẹ của họ. Đối với một người mẹ, không có lý tưởng tốt hay xấu, mà chỉ có những đứa con đã mất. Điều mà tôi xin các ông làm là tôi nhân danh tất cả các bà mẹ trên thế giới ..".(21)
(21) Trích trong tạp chí Hành Trình, số tháng 2/1965 trong bài viết: Kinh cầu hồn cho chiến trận Điện Biên Phủ, bản dịch Nguyễn Vũ Văn.
Sau 1975, câu chuyện của Jules Roy lập lại cũng một cách như thế đối với người lính VNCH tại Nghĩa
Tượng người lính Thương tiếc ngay lối vào nghĩa trang đã bị giựt đổ sau hai tháng chiếm được miền
Đó chỉ là một bức tượng biểu hiện vong linh những người lính VNCH. Bức tượng trước sau chỉ là một bức tượng. Sự hiển linh nếu có là do tấm lòng của những người còn ở lại. Phần tôi trước 1975, thường đi lại con đường này mỗi tuần, mỗi lần nhìn bức tượng, lòng chợt buồn vì cũng có bạn bè tôi năm ở đó.
Chỉ có vậy. Nỗi buồn đó, nó nằm sâu trong tiềm thức của mỗi người dân VN.
Cùng lắm nó khơi dậy một nỗi buồn về thân phận con người đã nằm xuống. Càng ngày bức tượng Thương tiếc như có hiển linh, như linh hồn của 16 ngàn đồng đội anh mà mộ chí mỗi ngày thêm dài.
Ngày hôm nay Nghĩa Dũng Đài, Cổng Tam quan, Đền tử sĩ nay bỏ hoang phế cho cỏ mọc. 8 khu mộ đã bị đập phá, bể sứt, sập hầu hết như một thứ trả thù người đã chết.
Trong bài viết: Tướng Kỳ bị Nguyễn Tấn Dũng chặn đường về của Vũ Quí Hạo Nhiên có nhắc đên việc đại sứ Burghardt có đề nghị với chính quyền VN kết nối với cộng đồng VN tại Mỹ bằng cách:
" thậm chí mời cựu Phó tổng thống NguyễnLúc đó, theo công điện này, " PTT Dũng phản ứng đầy xúc cảm, cho rằng các các viên chức chế độ Sài Gòn cũ phải gánh chịu trách nhiệm đã đưa 1 triệu lính Mỹ vào và gây chết chóc cho 3 triệu người Việt Nam, họ là " tội đồ" và sẽ không bao giờ được chào đón trở về.
Sau này, khi tướng Kỳ đã được phép về VN, ngay từ lần đầu tiên, ông đã đề cập tới việc sửa sang Nghĩa
" Nếu các ông muốn hòa giải với Việt Kiều, các ông phải hòa giải với người đã chết, trước đã".(22)
(21) Trích Bí mật Việt
Sau quyết định của ông Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra, có những nỗ lực của một số người Viêt hải ngoại như của quý
Cuối 2008, nhóm Quốc Gia Nghĩa tử Heritage trực tiếp về VN công khai làm đơn tu bổ quy mô Nghĩa Trang, Nhưng cũng bị khắp nơi từ chối.
Chắc còn phải nhiều năm, nhiều thế hệ để Hà Nội có thể làm một cử chỉ dẹp nhân đạo đối với các tử sĩ ở Nghĩa
Cũng theo Vũ Quý Hạo Nhiên, khi ông Nhất Hạnh về VN tổ chức ba buổi lễ cầu siêu trong đó có nội dung cầu siêu cho các nạn nhân đã" thiệt mạng vô duyên cớ" trong chiến tranh. Dự tính sẽ là nhắc dến người chiến binh Mỹ cũng như những người Việt
Họ nhất định không cho nhắc đến lính Mỹ, cấm nhắc đến tù cải tạo, cấm nhắc đến thuyền nhân.
Quả thực, bóng ma người chết vẫn ám ảnh tâm trí người cộng sản. Họ sợ người sống đã đành, họ sợ cả bóng ma của người chết. Ai dám bảo người cộng sản vô thần, họ còn mê tín tôn giáo lắm đấy chứ !!
Cuối cùng thĩ ông thiền sư đành lòng phải nhắc chung chung là cầu siêu cho tất cả "nạn nhân hai miền Nam Bắc" và nói là 6 triệu người đã thiệt mạng trong chiến tranh thì đều đã "chết vô duyên cớ".
Và chắc hẳn nhiều người Viêt hải ngoại chưa quên những tấm bia tưởng niệm thuyền nhân đã bỏ xác trên biển tại các nước như Mã Lai Á, Indonesia đã bị áp lực của chính quyền cộng sản Hà Nội phá bỏ.
Trong khi đó, oái ăm thay là tại một số tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, người ta ghi nhận có những nghĩa trang dành cho" liệt sĩ
Về số phận những người lính phía bên kia mà biểu tượng là Dương Thu Hương trong đoàn Thanh niên xung phong.
Số phận của kẻ thua trận thì đã nhận đủ thứ thiệt thòi từ kẻ chiến thắng .
Nhưng kẻ thắng trận mà "xương trắng Trường Sơn ", mà "mạng người như lá rụng" mà " Đương đi không đến' thì cái lẽ thắng thua chẳng hiểu còn có nghĩa lý gì!!
Thắng mà bằng cái giá phải trả bằng một đổi lấy 5 lần! Dù lạc quan cách mấy- dù không nói ra- Sự thiệt hại và tổn thất về người về phía cộng sản là lớn lao. Người ta không thể dấu được sự thiệt hại ấy. Tuy nhiên, mọi người đều đồng ý với nhau là không có cách nào tính được con số thương vong chính xác của cả đôi bên.
Theo ước tính của tài liệu của Mỹ:
- Phía người Mỹ có 52.227 người Mỹ bị giết .(23.000 nhiều hơn trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên).
- Phía quân đội Sài Gòn, con số chính thức là 188.000 người bị chết và 430.000 bị thương.
-Phía Bắc Việt là: 920.000 người chết.
- Phía thường dân trong miền
-Có 300.000 trẻ em mồ côi.(16)
(16) Trích L'Aigle et le Dragon, Claude de Groulat, trang 293-294
Đã thế, không thiếu trường hợp chết mất xác dưới những cơn mưa bom đạn trải thảm rải trên đầu. Số phận của họ nào chết bom đạn, chết vì đói ăn, vì bệnh tật như sốt rét ngã nước hay suy dinh dưỡng.
Họ, những lính cụ Hồ mới là những người línhchết đủ kiểu: chết trong rừng già, bên bờ suối, bờ ruộng, trong hầm trú ẩn, trên đường mòn Hồ Chí Minh. Trên những địa danh như Pleime, Dakto, Hạ Lao, Mậu Thân Huế, Quảng Trị, Khe Sanh.
Theo Peter Brush trong bài The Battle of the Khe Sanh, 1968
- Pháo binh Mỹ đã rót 158.891 quả đạn sang phòng tuyến địch
-Máy bay chiến đấu của lực lượng không quân số 7 đã xuất hành 9.691 chuyến bay
và thả 14.223 tấn bom và đạn Rockets .
-Máy bay của thủy quân Mỹ xuất hành 7.078 chuyến bay và thả 17.015 tấn bom
-Máy bay từ các Hàng không mẫu hạm xuất hành 5337 lượt và thả 7.491 tấn bom ..
-Máy bay B.52 xuất hành 2.548 lượt và thả 59.542 tấn bom và trang bị xuống Khe Sanh
- Số binh lính tử trận về phía cộng sản vào khoảng từ 10.000 đến 15.000n người trong trận Khe Sanh.
Tổng cộng chung có 14 triệu tấn bom đã được xử dụng tại VN.
Nhà báo Oriana Fallaci đã đi quan sát trận địa Khe Sanh cho biết: toàn bộ sư đoàn 325, niềm tự hào của tướng Giáp đã biến mất dưới những trận mưa bom của Mỹ và được gọi là :" Điện Biên Phủ thứ hai"t!!
" Và nhóm 50 người đầu tiên của đại đội Delta đã tới được những giao thông hào và ở đó người ta tìm thấy hàng chục khẩu moóc chê để lại, những dàn phóng rốc két, rồi liên thanh hạng nặng, những cái nón do Liên Xô chế tạo, thùng còn đầy đạn, nhiều ba lô và 400 cái xẻng mới ..".(17)
(17)Trích Oriana Fallaci La vie, la guerre et puis rien ...trang 241
Nhìn cái cảnh "để lại tại trận Khe Sanh" như Oriana Fallaci vừa mô tả cho thấy chiến tranh vừa tàn bạo, vô tình đến dửng dưng, đến vô nghĩa không hiểu được.
Bài viết này xin đưa ra một số chứng từ tiêu biểu nhất về số phận những thành phần Thanh niên xung Phong trên tuyến đường Trường Sơn ,trong đó có trường hợp của nhà văn
Đường mòn Hồ Chí Minh được xây dựng từ năm 1950. Nhưng kể từ năm 1959, có chiến dịch cho bộ đội Việt Minh xâm nhập vào Nam mỗi ngày một nhiều. Đường mòn HCM trở thành con đường huyết mạch vận chuyển người và võ khí vào miền Nam. Năm 1964 có 12.000 người và 33.000 vào năm sau. Từ 1966 đến 1971, con số lên tới 600.000 quân đội Bắc Việt được chuyển vào Nam qua đường mòn này.
Hàng vạn TNXP đã được điều động để xây dựng trên tuyến đường này. Sự tuyên truyền khéo léo, che dấu đã cho thấy nhiều thanh thiếu niên đã tình nguyện xông pha vào "cõi chêt" vì bom Mỹ bỏ ngày đêm.
(Còn tiếp)