Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Lê Quý Thể - QUẢNG BÌNH QUÊ TA ƠI!

11 Tháng Tư 20231:31 SA(Xem: 3678)
GS. Lê Quý Thể - QUẢNG BÌNH QUÊ TA ƠI!

QUẢNG BÌNH QUÊ TA ƠI!


image001

Quảng Bình Quan (Đồng Hới)


Vào những năm đầu của thế kỷ 20, dưới thời thực dân phong kiến, ba tôi dẫn vợ bỏ vùng đất khô cằn nghèo khổ của tỉnh Quảng Bình để tha hương cầu thực. Anh em chúng tôi có đứa sinh ra ở vùng đất nầy có đứa sinh ra ở vùng đất khác, rồi lớn lên có đứa sống ở xứ nầy có đứa sống ở xứ khác nhưng chúng tôi luôn có trong tim: Quảng Bình là quê hương, là nơi quê cha đất tổ và luôn mong ước có ngày được bước những bước trên vùng đất thân yêu nầy.

Riêng tôi được biết sau những năm chinh chiến, không một tấc đất nào cùa hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị là không có dấu vết của chiến tranh. Là tuyến đầu của những cuộc xung đột nên hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị đã hứng chịu không biết bao nhiêu tấn bom đạn, không một ngôi nhà nào đứng vững trên mặt đất, dân chúng phải sống dưới hầm sâu ngày nầy qua tháng khác trong suốt bao nhiêu năm trời. Sau chiến tranh dân chúng hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị lại phải đối đầu với sự khắc nghiệp của thiên nhiên, năm nào cũng có thiên tai bão lụt cướp đi tài sản và người thân của biết bao gia đình.

Tuy phải chịu đựng không biết bao nhiêu biến cố do con người và thiên nhiên tạo ra, dân Quảng Bình vẫn bám vào mảnh đất quê hương và tạo ra nhiều nhân tài đã cống hiến trọn đời họ cho hai miền Nam Bắc Việt Nam mà cả thế giới đều phải khâm phục. Qua những tin tức trên báo chí và trên những mạng xã hội tôi được biết nay tỉnh Quảng Bình đang trên đường phục hồi, ở thôn quê từng ngôi nhà được dựng lên, từng mảnh ruộng được làm sống lại với những bụi nặng trĩu hạt lúa và ở thành thị nhiều khách sạn, nhà hàng đã sẳn sàng để đón du khách quay trở lại sau mùa đại dịch.

***

Mấy trăm năm trước đây đã có hai câu ca dao:

Thương em anh cũng muốn vô,

Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.

 

Hai câu ca dao nầy cho thấy trong quá khứ vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị rất ít người muốn đến vì thổ phỉ cướp bóc cùng đường đi lại quá khó khăn. Ngày nay thì hoàn toàn khác hẳn, ở Đồng Hới, thủ phủ của tỉnh Quảng Bình có sân bay vào hạng quốc tế và chỉ cần một giờ bay là đến các thành phố lớn như Hà Nội hay Saigòn.

Nhưng trước hết du khách đến Quảng Bình để làm gì? Quảng Bình có gì đặc biệt so với những nơi khác của Việt Nam: Quảng Bình có những hang động được cả thế giới biết đến. Những hang động nầy nằm sâu dưới dãy núi Trường Sơn nơi tiếp giáp với biên gịới Việt Lào. Những hang động nầy đặc biệt vừa lớn, vừa xinh đẹp được thiên nhiên tạo thành qua hàng triệu năm.

Những du khách đến thăm Việt Nam mà không tham quan những hang động ở Quảng Bình là một thiếu sót rất lớn. Có những hang động đã được con người tạo những điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan như động Phong Nha, động Thiên Đường nhưng cũng có hang động vẫn được giữ nguyên tình trạng sơ khai mà tạo hóa đã kết thành như Son Doong. Son Doong là một động lớn nhất thế giới với thời tiết và sinh thái của riêng nó, một nhà thám hiểm người Anh đã nói “đứng trong Son Doong ta có cảm giác như đứng ở một nơi không phải ở trái đất nầy”. Son Doong dành cho những người thám hiểm có đủ thể lực để leo trèo cũng như lặn lội qua những đoạn đường hiểm trở. Theo tôi được biết du khách được phép vào Son Doong rất giới hạn, ngoài chi phí quá cao để có những người hướng dẫn và trợ giúp còn phải ghi tên dành chổ một hai năm trước.


image002

Son Doong

Những ai muốn tham quan hai động Phong Nha, Thiên Đường và những phong cảnh của tỉnh Quảng Bình thì chỉ cần một cú điện thoại đến một hãng du lịch địa phương thì họ sẽ lo cho tất cả từ A đến Z với những tiện nghi theo đủ mọi túi tiền. Đối với tôi chỉ cần một ipad hay một iphone cũng đủ để sắp xếp cho mình máy bay, khách sạn cùng những tiện nghi di chuyển trong những ngày lưu lại tại đây.

***

Khác với những lần trước, lần nầy tôi không phải lang thang một mình, năm đứa cháu gọi tôi bằng chú quyết định theo tôi trong chuyến du lịch lần nầy, cố nhiên tôi là người lớn tuổi nhất trong đám nhưng đứa cháu trẻ nhất cũng đã tròm trèm sáu mươi. Chúng tôi khởi hành từ các thành phố ở Mỹ và Âu châu ngày 1 tháng 3 và sẽ quay trở về nhà ngày 31 tháng 3. Trạm dừng chân đầu tiên là Saigòn và chương trình dự định cho 27 ngày đêm là di chuyển từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam.

Sáng sớm ngày 19 tháng 3 chúng tôi bước lên xe thuê riêng 16 chỗ ngồi rời tỉnh lỵ Sapa ở vùng cao nguyên miền Bắc di chuyển về sân bay Nội Bài Hà Nội để kịp chuyến bay lúc 1 giờ 50 của hãng Vietnam Airlines. Nhờ đoạn đường 290 km không gặp một sự cố nào nên lúc 11 giờ sáng chúng tôi đã có mặt ở sân bay, có cháu thắc mắc tại sao phải vội vã đi sớm để bây giờ phải ngồi chờ gần 3 tiếng đồng hồ, tôi thì nghĩ thà đến sớm ngồi chờ hơn là trễ chuyến bay, đó là một trong nhiều chuyện lẩm cẩm gặp phải khi đi du lịch một nhóm nhiều người. Sau một giờ bay, chúng tôi đến thị xã Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình.

Trước đây tôi đã có lần từ thành phố Huế theo đường rừng núi của tỉnh Quảng Bình để thăm hai động Phong Nha và Thiên Đường nhưng lần nầy hoàn toàn khác hẳn, tôi và các cháu sẽ tới Đồng Hới trước, nơi được coi là cái nôi của dòng họ bên nội của tôi, nơi mà tôi gọi là quê cha đất tổ. Tôi đã bỏ quá nhiều thời gian tìm hiểu và chuẩn bị cho đoạn dừng chân nầy nên khi bước xuống máy bay thì đã có tài xế và xe chờ sẳn để di chuyển về khách sạn. Trên đường đi anh tài xế giới thiệu thành phố của anh và đề nghị những nơi ăn tối. Thành phố Đồng Hới rất sạch sẻ, đường xá ngay thẳng và không thiếu những tòa nhà cao tầng. Khách sạn quá sang trọng, tiếp đãi quá ân cần, đầy đủ những tiện nghi vượt xa sự mong ước của chúng tôi. Khách sạn Meliã Vinpearl Quảng Bình của tập đoàn khách sạn Meliã có trụ sở ở Madrid bên Tây Ban Nha xứng đáng là khách sạn 5 sao.


image003

Meliã Hotel Quang Binh

Nhìn qua cửa sổ khách sạn ở tầng mười, tôi thấy sông Nhật Lệ bên kia đường và xa hơn chút nữa là Biển Đông. Phong cảnh trước mắt thật là êm đềm, xinh đẹp.

Không bỏ phí một phút nào chúng tôi sáu người leo lên một xe điện đi tham quan thành phố. Trạm dừng chân đầu tiên là Quảng Bình Quan, một quan ải được xây dựng từ năm 1631 và được tu bổ nhiều lần dưới thời nhà Nguyễn, chạy qua cầu Nhật Lệ  bên kia sông rồi vòng về thành phố bên nầy sông và cuối cùng ghé ăn tối tại một quán bình dân với rất nhiều khách thuộc giới lao động. Xe điện vẫn chờ và đưa chúng tôi trở về khách sạn. Ngâm mình trong bồn nước nóng khá lâu và cuối củng mở tung các cửa sổ để đón gió từ đại dương tràn vào, vừa nhấm nháp ly trà nóng vừa nhìn trăng sao, thật là một buổi tối hoàn hão.

Ngày hôm sau là một ngày rất bận rộn. Chúng tôi đi tham quan hai động Phong Nha và Thiên Đường, sáng đi Thiên Đường và chiều đi Phong Nha. Đường vào cửa động Thiên Đường hơi khó đi cho những người lớn tuổi, đường rất dốc ngoằn ngoèo rất dài. Tôi từ từ từng bước một lên dốc và cuối cùng cũng tới được miệng hang. Khi bước vào trong hang thì bao nhiêu mệt nhọc trước đó đều tan biến hết, cảnh quan trong hang quá đẹp không thể lấy giấy bút mà diễn tả hết được công trình của tạo hóa kết thành qua hàng triệu năm. Tôi quan sát mọi chi tiết trong hang từ miệng hang đến cuối hang và cuối cùng phải ra về. Tôi theo lời hướng dẫn của nhân viên phụ trách, lên theo đường dốc và xuống theo đường bực thang, tôi không gặp một trở ngại nào trên đường đi xuống.

image004

Động Thiên Đường

Sau bữa ăn trưa, chúng tôi tham quan động Phong Nha. Thuyền máy đưa khách đến gần cửa hang và sau đó thuyền được chèo vào động. So với động Thiên Đường, du khách tham quan động Phong Nha được thoải mái hơn nhiều, phần lớn chuyến đi là ngồi trên thuyền và chỉ có một đoạn ngắn là đi bộ trên cạn nếu khách muốn. Tuy đây là lần thứ hai vào hai hang động nầy nhưng tôi vẫn có cảm giác như lần đầu vì không thể nhớ được những gì mình đã thấy lần trước.

image005

Động Phong Nha

Đêm cuối nầy các cháu tôi ăn tối ngoài chợ còn tôi lại lang thang một mình ở bờ biển phía bắc của thành phố, ngồi trên bãi cát ăn hải sản, vừa uống bia vửa nhìn trăng sao trong bầu trời gió nhè nhẹ từ đại dương thổi vào. Đêm nay chắc khó ngủ được vì ngày mai sẽ phải rời Đồng Hới trên đường vào Nam.

***

Hơn một trăm năm trước ba tôi bỏ Đồng Hới đi lập nghiệp ở phương xa để mong cho con cháu sau nầy được học hành và có một đời sống khá hơn. Theo ông học hành là con đường duy nhất để thoát ra khỏi sự nghèo đói nên ông đã hy sinh cả đời mình để tạo cơ hội cho con cái được cắp sách đi học. Hơn một trăm năm sau tôi và các cháu của ông đến Đồng Hới. Riêng phần tôi, tôi không giàu sang nhưng có một đời sống thoải mái không phải vật lộn hàng ngày để kiếm miếng ăn manh áo, như vậy đối với tôi là quá đủ và tôi đã đạt được những gì cha mẹ tôi mong muốn tôi trở thành và tôi không cảm thấy hổ thẹn trước sự hy sinh của họ.

Lê Quý Thể

4/2023

 

31 Tháng Giêng 2011(Xem: 130489)
Anh biết không? Hương vị Tết bên này chỉ mới vừa phảng phất đôi chút chưa kịp đọng lại thì đã bay biến đi đâu mất rồi...
28 Tháng Giêng 2011(Xem: 114418)
Sau khi công việc xong, nhóm thường ghé quán bún riêu gần nhà Tùng để cùng chung vui. Từ đó hình thành Nhóm Bún Riêu
19 Tháng Giêng 2011(Xem: 126943)
Cám ơn và hẹn gặp lại các thân hữu nhé ! Mây trắng ngang trời đã quay về và sẽ quay về nữa… , rồi mây trắng lại bay đi…
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 138457)
Mãi cho đến bây giờ, mỗi tuần chị đều ăn khoai lang, không phải vì thích loại củ ngọt bùi mầu vàng cam, không vì phải ăn độn...
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 128446)
Đối với tôi, môn học nào với thầy – cô nào lại không để lại những kỷ niệm khó phai trong lòng của một người học trò.
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 128688)
Hôm nay lại dự tiệc nhà anh chi Kiệt Chung, ngoài Thầy Cô và bè bạn lại có sự tham dự số đông đồng hương Biên Hòa và thân hữu.
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 120666)
Từ quê nhà Việt Nam, ở Miền Trung giữa mùa mưa bão lạnh lùng , tôi rất vui và cảm thấy rất ấm lòng khi nhận được email thăm hỏi của bạn gửi cho tôi từ nước Mỹ xa xôi.
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 110218)
Cảm giác mỗi mùa Giáng Sinh tuyệt vời đến nỗi tôi tưởng như mỗi năm một lần, mình lại là đứa trẻ thơ mới lên tám tuổi, hình ảnh con búp bê tật nguyền lại chập chờn trở lại trong trí nhớ, y như năm nào tôi còn bế nó trên tay.
18 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 136716)
Ngày xưa ấy tôi và các bạn còn rất trẻ, hầu hết các Thầy Cô cũng rất trẻ. Ngày xưa ấy cách nay hơn năm mươi năm. Tuổi học trò, thời thơ mộng, thời gian đẹp nhất của con người nay còn đâu.
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 105536)
Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió.
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 112033)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 82197)
Người Mỹ có phong tục rất hay, có ngày Thanksgiving để tạ ơn trời, để tạ ơn gia đình, tạ ơn bạn bè, tạ ơn những người chung quanh đã giúp mình. Tôi nhận lấy phong tục nầy.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124359)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
26 Tháng Mười Một 2010(Xem: 96310)
Có dịp nào gặp lại bạn bè cùng lớp ngày xưa....ngồi bên nhau nhắc nhở về những kỷ niệm của Ngày xưa thân ái....bên ly cà phê,ly bia....thì vui biết chừng nào ! Một thời học sinh trong sáng....nhiều mộng mơ....nhiều ước vọng....dã qua....!
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 86419)
...Cũng nơi đây tôi nhận thấy tình cảm yêu thương tận tâm tận lực của các thầy cô như: thầy Bảo, thầy Lê Quý Thể, thầy Lâm Tấn Văn, thầy Mai Kiến Phúc, cô Tốt dạy Pháp văn, thầy Thành... và còn nhiều nữa,
13 Tháng Mười Một 2010(Xem: 82759)
Nhưng trong buổi chiều buồn hôm nay, bên đường vắng, trong cái nghĩa trang hiu quạnh, ông đã rơi lệ chỉ vì… tiếc thương vĩnh biệt Ly Ly!
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 116855)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
28 Tháng Mười 2010(Xem: 95610)
Và hạt giống thương yêu lan nhanh, phát tán xa hơn, vượt qua mọi biên giới của chủng tộc, mọi khác biệt cùa màu da…
27 Tháng Mười 2010(Xem: 281127)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
29 Tháng Chín 2010(Xem: 124001)
Cầu mong Cô đi an bình, thanh thản. CHS NQ khóa 15, 16 và 17 luôn nhớ đến Cô