Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - MỘT GÓC BIÊN HÒA XƯA - NHÓM ĐỜN CA TÀI TỬ TRÊN ĐƯỜNG TRỊNH HOÀI ĐỨC

02 Tháng Tư 20231:47 SA(Xem: 3470)
Phan Phú Hiệp - MỘT GÓC BIÊN HÒA XƯA - NHÓM ĐỜN CA TÀI TỬ TRÊN ĐƯỜNG TRỊNH HOÀI ĐỨC


Một góc Biên Hòa xưa:
Nhóm đờn ca tài tử trên đường Trịnh Hoài Đức

 quan bac 7

(Ảnh từ Album gia đình)


Vào những năm cuối thập niên 1960s và đầu 1970s, bên cạnh dãy phố Tây năm căn (số 38-40-42-44-46) trên đường Trịnh Hoài Đức (THĐ) Biên Hòa (BH), đối diện với tiệm thuốc bắc cao đơn hườn tán của Thầy Ba Cầu Bông, có một quán tạp hóa nhỏ do bác Bảy D. làm chủ.

Tuy quán nhỏ, nhưng có bán đầy đủ những mặt hàng nhu yếu cần thiết cho người dân xung quanh khi họ không tiện đi chợ xa như chai dầu Khuynh Diệp, cây đèn cầy, mì gói, cục xà bông... Lúc ấy, tôi cũng là khách hàng nhỏ tuổi gần gũi của ông, khi thì mua pháo giây để chơi trò bắn súng pháo, lúc thì mua bộ cờ cá ngựa để chơi trong gia đình vào dịp Tết, đôi khi mùa vài thứ bánh kẹo ăn vặt...

Bác Bảy lúc ấy đã ngoài 60, hiền lành ít nói và rất thương yêu trẻ con.

Điều đặc biệt là bác Bảy có biệt tài độc tấu đàn tranh rất điêu luyện. Có những đêm sáng trăng, bác ngồi một mình trước quán, lặng lẽ gảy đàn. Ngón tay chai sạn qua thời gian của bác, bỗng trở nên mềm mại lả lơi trên những cung bậc bổng trầm. Tiếng đàn của bác nghe du dương, da diết, sâu lắng và man mác buồn qua các bài: Dạ cổ hoài Lang, Tứ đại oán, Lưu thủy hành vân.... Khi gảy đàn, mắt bác khẽ nhắm như đang nhớ về một quá khứ xa xăm nào đó. Thỉnh thoảng có vài thanh niên trong xóm lân cận, đến ngồi quanh nghe bác đàn và ngẫu hứng, họ say sưa hát những bài ca vọng cổ, hoặc tân cổ giao duyên...

Dần dần, ban nhạc đờn ca tài tử tại quán bác Bảy thu hút nhiều người hiếu kỳ tại khu vực xung quanh chợ nhỏ Lò Bò gần đó đến xem và sau đó, ban nhạc này nhóm lại thường hơn, nhất là các đêm trăng sáng và các đêm cuối tuần mùa hè. Có anh trong xóm còn đem cây đàn guitar phím lõm đến để tham gia.

Lúc đầu tôi cũng không có ấn tượng gì nhiều với các câu vọng cổ vì đã nghe nhiều trên các phương tiện truyền thông TV, Radio… Cho đến một đêm hè, trời oi bức và đã gần nửa đêm, đang lơ mơ chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, bỗng dưng, tôi nghe rõ tiếng đàn tranh và tiếng gõ nhịp song lang từ quán bác Bảy vang lên với những cung đàn lúc réo rắt, lúc khoan thai, lúc trải dài mênh mang, bềnh bồng như những con thuyền lênh đênh trên sóng nước…

Rồi một anh cất lên bài vọng cổ “Tình anh bán Chiếu” của cố soạn giả Viễn Châu với câu nói lối ngọt ngào 

“Hò...ơ...ơ...ơ...

Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm, công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu.

Chiếu này tôi chẳng bán đâu, tìm cô không gặp, tôi gối đầu mỗi đêm.”

Rồi anh vô sáu câu vọng cổ, vô cùng lâm ly và mùi mẫn.

Sau khi kết thúc bài “Tình anh bán chiếu”, một anh khác xướng lên bài “Võ Đông Sơ-Bạch Thu Hà”, rồi anh khác tiếp tục với bài tân cổ giao duyên “Chuyện tình Lan và Điệp”. Một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đờn và ca đã cuốn hút người nghe.

Người đàn và người hát hào hứng trình diễn như thể muốn gửi gắm tâm sự vui buồn của chính mình qua những làn điệu mượt mà, sâu lắng của câu vọng cổ.

Trong đêm khuya thanh vắng, tiếng đờn ca hòa với nhịp song lang của ban nhạc tài tử này vang xa, nghe vô cùng mùi mẫn và ấn tượng.

Quả thực lúc ấy, tôi có cảm giác lâng lâng khó tả khi giữa đêm khuya yên tĩnh, nằm trên căn gác nhỏ của gia đình, được nghe làn điệu ngọt ngào mà man mác buồn của các bài ca vọng cổ như đang len lỏi đi vào trong tận tâm can, đến nỗi dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng tôi vẫn còn nhớ hoài cái cảm xúc ấy khi được nghe những nghệ sĩ “nghiệp dư” trong một xóm nhỏ đường phố trình diễn.

Ấn tượng ấy sâu đậm đến nỗi mỗi khi nghĩ về con đường THĐ của BH xưa, là tôi lại nhớ đến quán tạp hóa nhỏ của bác Bảy với nhóm đờn cả tài tử đặc sắc, nhớ  đôi tay người chủ quán say sưa lả lướt trên phím đàn, còn khách thì hào hứng cất lên lời ca tiếng hát như để xóa đi nỗi mệt nhọc sau một ngày mưu sinh vất vả. Cái tình chòm xóm mộc mạc, chơn chất, phóng khoáng ấy đã gắn kết nhiều người đến với quán nhỏ của bác Bảy, đã khiến cho những người tình cờ chợt nghe qua như tôi, đã có ấn tượng thú vị về một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, tuy mang tính ngẫu hứng nhưng đong đầy tình làng nghĩa xóm tại một khu phố thương mại sầm uất nhất của trung tâm BH.

Tôi được biết sinh hoạt đờn ca tài tử như nhóm của quán bác Bảy năm xưa hiện nay rất phổ biến ở các tỉnh miền Tây, và rất quen thuộc với du khách trong các Tour du lịch sinh thái miệt vườn, xem như đó là một món đặc sản tinh thần không thể thiếu của miền sông nước trù phú.

Những cung điệu giàu chất trữ tình của đờn ca tài tử - vốn là một nét văn hóa dân gian rất đặc biệt của miền Nam VN- giờ đây đã trở nên vang danh khắp thế giới khi UNESCO đã chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, thể hiện sự trân trọng và ngưỡng mộ của cộng đồng quốc tế đối với loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Thành tựu này có được, là do sự sáng tạo ngẫu hứng của tiền nhân miền Nam từ những ngày đầu gian khó đi tiên phong khẩn hoang lập ấp, sau đó được nâng tầm giá trị bởi những bậc tiền bối tài hoa, trong đó có sự góp công không nhỏ của bác Bảy và các ca sĩ đường phố từ các xóm nhỏ của đường THĐ  năm xưa.

Phải chăng tiếng đàn tranh du dương réo rắt của bác Bảy và tiếng hát ngọt ngào mùi mẫn của các ca sĩ đường phố, đã tạo nên cái hồn văn hóa của người dân phố thị, khiến cho những người tha hương, vốn từng là cư dân ở gần khu vực ấy, vẫn luôn vương vấn mỗi khi nhớ về con đường nhộn nhịp năm xưa của BH quê tôi?

 

(Ảnh từ Album gia đình)

 

Hiep Phan -3/2023

 

 

09 Tháng Ba 2024(Xem: 565)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 570)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 657)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 449)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 605)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 575)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 712)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 758)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 968)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1075)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1001)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 858)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 990)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 812)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 1694)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 768)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 712)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 1712)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 968)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri