Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Lê Quý Thể - CHUYẾN ĐI XUYÊN QUA KÊNH PANAMA

04 Tháng Ba 202312:14 SA(Xem: 5484)
GS. Lê Quý Thể - CHUYẾN ĐI XUYÊN QUA KÊNH PANAMA

CHUYẾN ĐI XUYÊN QUA KÊNH PANAMA

image001


Trưa ngày 12 tháng 11 năm 2022, tôi bước lên tàu Norwegian Jewel tại cảng San Pétro thuộc thành phố Los Angeles California để bắt đầu chuyến cruise 12 ngày qua nhiều cảng thuộc phía Tây của Bắc và Trung Châu Mỹ mà trọng tâm là chuyến đi xuyên qua kênh Panama. Lần nầy tuy không được chào đón bằng một chai champagne như một vài lần trước nhưng phòng của tôi cũng khá sang trọng và có balcony ở tầng 10. Sau hơn 3 năm không được bước lên một cruise nào nên tôi rất háo hức được 12 ngày đêm tự do ăn ngù trên tàu mà không phải bận rộn về chuyện nấu ăn, rửa chén.

Tàu đi qua ba cảng Cabo San Lucas, Puerto Vallaria, Acapulco thuộc Mexico, cảng Puerto Quetzal của Guatemala, Puerto Caldera cùa Costa Rica trước khi đến thành phố Panama City vào rạng sáng ngày áp chót. Tàu đã hủy bỏ cảng San Juan Del Sur của Nicaragua như dự định vì vấn đề an ninh. Các cuộc tham quan trên cạn không gặp một trở ngại nào nhưng cũng có vài điều khác lạ so với những cruise các lần trước như ở Guatamala xe tham quan của du khách được một xe cảnh sát súng ống đầy đủ hộ tống suốt cả hành trình. Tại Acapulco được xem màn biểu diễn của các lực sĩ nhảy xuống biển từ những vách núi cao hai hay ba chục thước. Ở Guatemala được thấy núi lửa phun khói lên không trung. Có những cảnh tượng hầu như qua thành phố nào cũng thấy là nhiều nhóm thanh thiếu niên vai mang balô di chuyển cùng đàn bà và trẻ nhỏ, có lẽ họ đang tiến về phía Bắc.

***

Kênh đào Panama cùng kênh đào Suez nối liên đại dương nầy với đại dương kia, giúp rút ngắn thời gian di chuyển theo đường hàng hải và tiết kiệm chi phí rất nhiều. So với kênh đào Suez nối liền biển Địa Trung Hải với biển Ấn Độ Dương có tầm quan trọng về thương mại, kênh đào Panama nối liền biển Thái Bình Dương và biển Đại Tây Dương ngoài tầm quan trọng về thương mại còn có tầm chiến lược vô cùng quan trọng đối với nước Mỹ. Năm 1989 khi tổng thống Panama Noriega có khuynh hướng chống Mỹ thì chính phủ Mỹ đã không do dự tham gia vào việc giúp phe đối lập lật đổ chính quyền độc tài Noriega và thay bởi một chính quyền thân Mỹ. Từ đó quân đội Mỹ luôn có mặt trên đất nước Panama để giữ gìn an ninh cho con kênh vô cùng quan trọng nầy.

Theo “Kiến Thức Logistic”

“Nếu bạn đã từng đi qua hoặc chứng kiến ​​kênh đào Panama, bạn có thể biết nó kỳ diệu như thế nào về khung cảnh và kích thước. Nhưng nếu bạn đi sâu hơn vào lịch sử của nó, bạn sẽ nhận ra rằng có nhiều thứ hơn là chỉ vẻ bề ngoài. Kênh đào Panama được coi là một kỳ quan về kỹ thuật và có hàng chục năm câu chuyện đáng kể.

“Trong bài viết này, chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu lịch sử của kênh đào Panama, giải đáp lý do tại sao kênh đào Panama lại quan trọng như vậy, và dấu ấn mà nó tạo nên trong xã hội ngày nay.

“Kênh đào Panama nằm ở thành phố Panama và nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dương. Bao gồm một tuyến đường thủy dài 77 km, nó đóng vai trò là cửa ngõ quan trọng cho các con tàu đi đến Nam Mỹ, giúp họ tiết kiệm hơn 12.875 km trong hành trình của mình.

“Lịch sử của kênh đào Panama có thể bắt nguồn từ thế kỷ 16, khi Charles V nhận được đề nghị xây dựng một kênh đào ở Panama để rút ngắn thời gian vận chuyển của tàu để đưa vàng từ Peru, châu Á và Ecuador đến các cảng Tây Ban Nha. Theo lời đề nghị, một kế hoạch xây dựng kênh đào đã được vạch ra vào năm 1529, nhưng chiến tranh đang diễn ra vào thời điểm đó đã buộc dự án phải tạm dừng. Kế hoạch xây dựng kênh đào sau đó đã bị bỏ dở khi một quan chức Tây Ban Nha tìm ra một con đường mới để vận chuyển vàng và của cải.

“Năm 1899, Quốc hội Hoa Kỳ nghĩ rằng sẽ quan sát tiềm năng của một kênh đào Trung Mỹ bằng cách thành lập Ủy ban Kênh đào Isthmian. Tập thể này đã khởi xướng một hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Panama, được gọi là hiệp ước Hay-Bunau-Varilla, cho phép Hoa Kỳ thuê một phần lãnh thổ Panama dài 10 dặm để xây dựng kênh đào.

“Việc xây dựng kênh đào Panama được Hoa Kỳ bắt đầu như một nỗ lực thứ hai sau khi Pháp thất bại trong việc xây dựng kênh đào của riêng họ ở eo đất Panama. Việc xây dựng kênh được bắt đầu vào năm 1906.

“Do kênh đào Panama trải dài nên 25 ngàn công nhân phải mất khoảng 8 năm để hoàn thành việc xây dựng. Dự án đã di chuyển tổng cộng 240 triệu mét khối đất, do đó, chi phí cho kênh đào Panama lên tới tổng cộng 336.650.000 đô la Mỹ.

“Kênh đào Panama được mở cửa đưa vào sử dụng vào ngày 15 tháng 8 năm 1914. Điều này được chính thức hóa thông qua một hoạt động cống hiến được tổ chức ít hơn 6 năm sau ngày 12 tháng 7 năm 1920. Hoa Kỳ được hưởng quyền sở hữu duy nhất đối với Kênh đào Panama từ năm 1914 đến năm 1979.

“Sau đó, quyền kiểm soát kênh đào được chuyển cho Panama thông qua một cơ quan chung của Hoa Kỳ và Panama được gọi là Ủy ban Kênh đào Panama. Năm 1999, Panama được trao quyền sở hữu và kiểm soát hoàn toàn kênh đào dưới sự quản lý của Cơ quan quản lý kênh đào Panama”....

 ...“Ban đầu, hiệp ước Hay-Bunau-Varilla tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ bồi thường cho Panama 10 triệu đô la trước dự án và cấp cho quốc gia này một khoản niên kim trị giá 250.000 đô la bắt đầu vào năm 1913. Tuy nhiên, vào năm 1939, niên kim đã được tăng lên 434.000 đô la sau khi tạo ra một đường cao tốc xuyên bang.

“Cùng năm 1939, Hoa Kỳ cho phép xây dựng thêm nhiều âu thuyền, tuy nhiên, kế hoạch bị tạm dừng do căng thẳng gia tăng của Thế chiến thứ hai. Mãi đến năm 1955, khi Mỹ mở rộng kênh đào Panama bằng một cây cầu cao, điều này đã tình cờ làm tăng thu nhập của kênh đào lên 1.930.000 USD. Năm 1969, phần Galliard của kênh được mở rộng để cho phép lưu thông hai chiều.

“Cho đến ngày nay, Kênh đào vẫn đang được phát triển và mở rộng. Khi viết bài, những phát triển sau đã được thực hiện:

- Cải tiến tàu Panamax để phù hợp với các âu thuyền dài 110 feet

- Tàu lớn hơn để chở hàng nặng hơn và nhiều hơn

- Mở rộng để giảm ùn tắc giao thông tại kênh

- Mở các âu thuyền mới trong năm 2016, giúp tăng gấp đôi sức chứa của kênh

“Kênh đào Panama là một trong những tuyến đường thủy nhân tạo chiến lược nhất trên thế giới phục vụ mục đích quan trọng cho việc vận chuyển hàng hóa. Nó cắt giảm hành trình của các con tàu bằng cách cung cấp một lối đi trực tiếp đưa chúng đến Nam Mỹ. Điều này làm giảm thời gian di chuyển hơn 15.000 km.

“Các tuyến đường đến Bắc Mỹ và các cảng Nam Mỹ khác cũng đã thúc đẩy việc đi lại dễ dàng hơn qua Kênh đào Panama, giúp tiết kiệm hơn 6.500 km. Mặt khác, các chuyến đi từ Đông Á và Châu Âu đến Úc đã giảm 3.700 km khi sử dụng Kênh đào Panama”....

...“Tầm quan trọng của kênh đào Panama nằm ở lợi thế của nó cho xuất nhập khẩu, cũng như các mối quan hệ thương mại quốc tế. Nó phục vụ cả tầm quan trọng về mặt thương mại và quân sự.

“Kênh đào Panama cho phép các phương pháp rẻ hơn và dễ dàng hơn để vận chuyển hàng hóa và hàng hóa thương mại giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Nó loại bỏ nhu cầu cho các con tàu đi vòng quanh Cape Horn và các phần cực nam của Nam Mỹ để đến các điểm đến của họ. Từ một chuyến đi sẽ mất 67 ngày để bao phủ 12.000 dặm, Kênh đào đã mở đường cho một chuyến đi chỉ từ tám đến 10 giờ, chỉ bao gồm 8.000 dặm.

“Kênh đào Panama có tầm quan trọng về mặt quân sự vào những năm 1900 khi Mỹ cung cấp kinh phí và phong tỏa hải quân để Panama sử dụng cho cuộc cách mạng của mình. Điều này dẫn đến sự độc lập của Panama, cho phép Mỹ thành lập hiệp ước với họ để xây dựng kênh đào. Năm 1999, sự hiện diện quân sự tại Khu vực Kênh đào Panama diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là khi các căn cứ quân sự của Mỹ bị đóng cửa.

“Cho đến tận ngày nay, kênh đào Panama vẫn được sử dụng để vận chuyển các tàu mặt nước quân sự.

“Kênh đào Panama được ca ngợi là một trong số rất ít dự án làm thay đổi bộ mặt trái đất và tạo ra một tuyến đường vận tải xuyên đại dương. Từ năm 1914 cho đến ngày nay, nó là một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thúc đẩy thương mại quốc tế và ngành xuất nhập khẩu.”

***

Trước khi bước lên cruise tôi đã xem nhiều videos chiếu cảnh những tàu vận chuyển qua kênh nhưng khi xem tận mắt vẫn thấy hào hứng hơn nhiều. Vào 7 giờ sáng ngày áp chót tàu đến cảng Panama City của xứ Panama và chuẩn bị đi xuyên qua kênh từ phía Thái Bình Dương ở phía Tây qua Đại Tây Dương ở phía Đông. Chuyến tàu di chuyển qua kênh được trực tiếp phát hình trên TV kèm theo lời thuyết minh giải thích đầy đủ lịch sử hình thành của con kênh nầy và phương pháp máy móc các chuyên gia người Panama dùng để đưa tàu qua kênh.

Nhìn về phiá trước tôi thấy con tàu trước mắt như bị mắc kẹt giữa hai thành xi măng vì khoảng cách giữa tàu và bờ kênh quá nhỏ. Mỗi tàu nặng cả mấy chục ngàn tấn được vài chục nhân viên dùng máy bơm nước để nâng tàu từ mặt biển lên mặt hồ cao hơn 26 thước trên cửa ngỏ đi vào kênh và dùng máy xả nước để hạ tàu từ mặt hồ xuống mặt biển thập hơn 26 thước trên cửa ngỏ đi ra kênh và bốn xe điện chạy trên đường rầy ở hai bên bờ kênh dùng các dây cáp kéo tàu qua kênh một cách chính xác mà không làm cho thành tàu chạm vào bờ kênh, thật là khó tưởng tượng sao họ có thể làm được như vậy. Mỗi lần tàu ra vào kênh, một khối lượng khổng lồ nước từ hồ Gatun thoát ra biển cả nhưng nhờ nước mưa đã bù đắp vào lượng nước thất thoát nên mực nước hồ không thay đổi. Nhìn các nhân viên phụ trách thì thấy họ không một chút khẩn trương nào, họ làm như đây chỉ là công việc bình thường hàng ngày. Mà thật vậy mỗi ngày có hàng trăm tàu nối đuôi nhau qua lại kênh mà không có một sự cố nào xẩy ra.

Sau khi trải nghiệm tàu ra vào kênh tôi không ngạc nhiên khi Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã xếp kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.

Cruise của tôi bất đầu vào kênh ở thành phố Panama City nằm trên bờ biển Thái Bình Dương ở phiá Tây vào sáng sớm và dùng trọn ngày để vượt qua hồ Gatun, sau đó làm một vòng ngoài biển và cuối cùng cặp bến tại cảng Colon nằm trên bờ biển Đại Tây Dương ở phía Đông vào rạng sáng ngày hôm sau. Sau khi ăn sáng tôi rời tàu và lên một xe buýt chạy ngược về phía Tây để lấy chuyến bay thẳng của hảng Copa từ phi trường Panama City về Los Angeles.

Đối với tôi đây là một cruise tôi thích nhất. Ngoài những phục vụ bình thường như các cruise khác, cảnh tàu qua kênh Panama là một ấn tượng khó quên cho thấy sự sáng tạo của con người thật là phi thường và phong phú.

Lê Quý Thể
2/2023
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 111373)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 82030)
Người Mỹ có phong tục rất hay, có ngày Thanksgiving để tạ ơn trời, để tạ ơn gia đình, tạ ơn bạn bè, tạ ơn những người chung quanh đã giúp mình. Tôi nhận lấy phong tục nầy.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 123941)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
26 Tháng Mười Một 2010(Xem: 95923)
Có dịp nào gặp lại bạn bè cùng lớp ngày xưa....ngồi bên nhau nhắc nhở về những kỷ niệm của Ngày xưa thân ái....bên ly cà phê,ly bia....thì vui biết chừng nào ! Một thời học sinh trong sáng....nhiều mộng mơ....nhiều ước vọng....dã qua....!
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 86112)
...Cũng nơi đây tôi nhận thấy tình cảm yêu thương tận tâm tận lực của các thầy cô như: thầy Bảo, thầy Lê Quý Thể, thầy Lâm Tấn Văn, thầy Mai Kiến Phúc, cô Tốt dạy Pháp văn, thầy Thành... và còn nhiều nữa,
13 Tháng Mười Một 2010(Xem: 82513)
Nhưng trong buổi chiều buồn hôm nay, bên đường vắng, trong cái nghĩa trang hiu quạnh, ông đã rơi lệ chỉ vì… tiếc thương vĩnh biệt Ly Ly!
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 116275)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
28 Tháng Mười 2010(Xem: 95227)
Và hạt giống thương yêu lan nhanh, phát tán xa hơn, vượt qua mọi biên giới của chủng tộc, mọi khác biệt cùa màu da…
27 Tháng Mười 2010(Xem: 280265)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
29 Tháng Chín 2010(Xem: 123584)
Cầu mong Cô đi an bình, thanh thản. CHS NQ khóa 15, 16 và 17 luôn nhớ đến Cô
25 Tháng Chín 2010(Xem: 114773)
Mến tặng Tuấn, một người bạn ở cùng dãy phố Nhất.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 119102)
Là một trong những học sinh xuất sắc của trường Ngô Quyền, Phạm văn Xuân cùng các bạn của lớp B2 như Hồ Chí Tường, Đỗ Thái Hùng đã là niềm tự hào của các cựu học sinh khóa 7.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 100075)
Người đàn ông với đôi mắt đen, hun hút mà ngày xưa mỗi khi nhìn vào nàng cảm thấy như có một vết dao lướt qua tim...
26 Tháng Tám 2010(Xem: 97570)
Trong những giông bão của cuộc đời, nơi trú an toàn nhất vẫn là vòng tay của mẹ.
24 Tháng Tám 2010(Xem: 97037)
Hôm nay, nhân Lễ Vu Lan xin gởi đến một cảm thông chân tình với tất cả những người phải cài hoa trắng...
07 Tháng Tám 2010(Xem: 107714)
Buổi ra mắt quyển sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975” của Thầy Nguyễn Văn Lục đã được giới thiệu và phổ biến rộng rãi...
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 95737)
Một nhóm bạn bè được tin vào tối thứ sáu 23 tháng 7 năm 2010 sẽ tiếp đón anh chị Huỳnh văn Tươi khóa 6 Ngô Quyền về thăm bạn bè từ Houston Texas.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 93451)
... lần đầu tiên đại diện gia đình Ngô Quyền được mời tham dự trong ngày họp mặt Gia Long tại nhà hàng Paracel Seafood vào đêm 18 tháng 7 năm 2010.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 96749)
Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ, của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của càri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 95379)
Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.