Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS.Thu Lê - “CHO” và “NHẬN”

30 Tháng Mười Hai 20222:25 SA(Xem: 3713)
GS.Thu Lê - “CHO” và “NHẬN”

Tản mạn về

 

                                      “CHO” và “NHẬN”

 

                                                                                            Thu Lê

 

 chova nhan

 

Nói đến kỹ nghệ tặng quà thì có lẽ không có nơi nào được “thịnh” như ở xứ Mỹ này. 

 

Tôi còn nhớ lần đầu tiên sang Mỹ được một gia đình bảo trợ du học sinh mời đến dự lễ Giáng sinh trên đất Mỹ.  Tôi đã vô cùng “choáng ngộp” khi nhìn thấy những gói quà to nhỏ chồng chất dưới cây thông, gói giấy thật đẹp, băng vải kim tuyến long lánh.  Mỗi người đều phải có quà cho mọi người trong gia đình.  Nhà có 5 người thì một người mua quà cho 4 người kia, vị chi có ít nhất 20 món quà không kể những gói quà định tặng cho hàng xóm, hoặc người quen nào sẽ gặp trong dịp này.  Cũng nhân dịp này mua sắm thêm cho gia đình một cái TV mới, một cái máy hút bụi, hay một cái đèn v.v... Tất cả đầu gói gém thật đẹp, gom dần để dưới gốc cây thông, chờ đến tối 24 hay sáng sớm 25, trong sự vui mừng hối hả, xé toạc những tờ giấy gói đồ lộng lẫy để mở quà và cuối cùng lúc tàn cuộc là một túi rác khổng lồ cùng các hộp nằm lổng chổng ở một góc nhà.

 

 Tôi cứ tiếc những tờ giấy gói đồ quá đẹp mà tôi chỉ muốn nhìn chứ không muốn xé rách.  Một ngày “cho” như thế đi quá nhanh, quả có đem lại niềm vui cho mọi người, nhưng sau bao nhiêu công trình vất vả, áp lực phải đi mua sắm cho một danh sách dài.  Tặng quà cho tất cả mọi người đã trở thành một thói quen và cũng không nhiều thì ít đã làm cho nhiều người lo lắng, phiền muộn, nhất là khi tình trạng tài chính eo hẹp.  Có lẽ vì vậy nên mới có cái gọi là “Christmas Blue”.  Không có tiền thì dùng thẻ tín dụng chứ sao, nhưng khi cà thẻ thì lại tăng thêm cái áp lực, cái lo lắng nghĩ đến tờ giấy nợ gửi đến tháng sau.  Người ta gọi dịp Giáng sinh là dịp để “cho” và để “vui” (the time of giving and the time of joy) và trong sự bận rộn, hối hả làm công việc đi cho đó, ít ai nghĩ đến việc chúa sinh ra đời, hoặc nhìn kỹ là ai cho, ai nhận và ai vui hay không vui.  Bình thường thì khi cho ai cái gì, làm cho ai cái gì thì chính người cho, người làm phải cảm thấy vui trước vì mình đã làm được một điều tốt, điều thiện.  Niềm vui nhẹ nhàng đến với mình khi trao món quà cho người thân, nhìn thấy ánh mắt rạng rỡ hân hoan của người nhận tỏ sự cảm kích đã nghĩ đến họ. Đó là niềm vui “được cho”, được đem lại cái vui cho người khác.  Nhưng khi việc “cho” vào dịp Giáng sinh đã bị thương mại hoá một cách máy móc thì hành động “cho”_ một thúc đẩy từ tâm_ đã bị chìm xuồng, mờ đi và bị choáng ngợp bởi các món quà, các vật thể_phó sản của một xã hội vật chất, dư thừa.  Và sự chú ý vào vật thể làm người ta quên đi cái tình cảm đi theo hành động “cho” mà chỉ nghĩ đến món quà đẹp hay xấu, có đáng giá không, có dùng được hay không, hay mình có cần hay không.  Và ngày hôm sau lể Giáng sinh, khi mọi sự trở lại bình thường cho một đời sống bận rộn vội vã thì người ta cũng quên hết cái tình cảm gắn bó với món quà mà người cho cũng như người nhận đã trao cho nhau.

 

Từ chỗ cho nhau quà là những cái cụ thể có thể nhìn thấy, tôi tự hỏi “cái cho không nhìn thấy” như tình cảm, tình thương yêu cuả con người đối với nhau được cảm nhận ra sao?

 

Người mẹ nhìn con bằng ánh mắt thương yêu, bàn tay mềm vuốt ve mái tóc và tay kia ấn núm vú vào miệng đứa trẻ là một hình ảnh “cho” vừa đủ cả tinh thần lẫn vật chất.  Một người vợ cặm cụi nấu cơm, dọn sẵn chờ chồng con về ăn cùng, một đứa con đi học về cho mẹ một miếng bánh xin được của bạn, hay một người mẹ tìm thấy sau một trận động đất ở Trung Hoa đã nằm đè lên con để che cho con được sống, hay một người qua đường thấy một mảnh kiếng vỡ đã nhặt lên bỏ vào thùng rác _tất cả đếu không ít thì nhiều đã diễn tả hành động “cho”.  Làm một điều gì có ích cho ai, không cần ai biết (nếu cả làng biết thì không kể) là để chính mình cảm thấy vui trước.  Thật đúng như cái câu tôi đã đọc được khi đứng xếp hàng để đổi tiền ở một nhà băng,  “ To do something good for somebody is like to pee in your pants.  Nobody knows it but you feel warm inside!”

 

Kinh điển nhà Phật nói rất nhiều đến “hạnh bố thí”.  Cho, cho, và cho.  Bất cứ lúc nào, ở đâu, cho ai.  Làm ơn, làm phước mà không nghĩ ai phải biết việc mình làm, cũng không nghĩ đến việc “có đi có lại” hay “hòn đất ném đi hòn chì ném lại”.  Một trong 10 điều tâm niệm của Phật có nói “Thi ân như đôi dép bỏ”, làm mà không bao giờ nghĩ cần có sự đền đáp.  Trong tinh thần bố thí đó thì người cho phải cảm ơn người nhận bởi vì nhờ có họ mình mới có cái vui của người “được cho”.  Thỉnh thoảng chúng ta thấy các thầy tu đứng khất thực ở ngoài đường, chúng ta chẳng là phải cảm ơn các thầy đã cho mình một cơ hội để tạo phước, để chúng ta thực thi hạnh bố thí đó sao?

 

Từ chỗ “biết cho” đến chỗ “biết nhận” không xa là mấy nhưng có nhiều người không làm được.  Nhiều người tôi biết quả là bồ tát, biết cho rất nhiều. Nhưng họ có cá tính mạnh, và rất độc lập và hiếu thắng, không bao giờ muốn nhận của ai, muốn chịu ơn ai hay để cho ai làm gì cho mình.  Hình như trong họ có một cái gì bất ổn, chạm đến tự ái hay cái tôi của họ, không cho phép họ lụy ai hay chịu nhận cái gì của người khác.  Họ biết cho và vui với cái “cho” của họ nhưng không nghĩ dến việc để cho người khác cũng được cái vui đó, không biết rằng khi mình “biết nhận” là mình cũng làm cho người khác vui.  Một người bạn thân cuả tôi viết thư về chuyện “biết nhận” như thế này:

 

 ...Có một lần đọc được một chuyện ngắn cuả chị bạn viết là hồi Thầy Thiện Ân sắp mất, chị thường hay lại thăm thầy và rất buồn khi thấy bênh làm thân thể Thầy đau đớn.  Chị thường khắc khoải không biết làm gì để thầy vui, để thầy bớt đau.  Một hôm chị hỏi “Thầy muốn con làm gì” thì Thầy bảo chị đi mua cho Thầy nột cái mũ đội cho ấm đầu.  Hôm đó là ngày cuối tuần.  Đã 7 giờ tôí.  Các tiệm lớn đều đóng cửa.  Nhưng Thầy muốn chị đi mua ngay.  Chị đành chạy ra tiệm Thrifty lúc đó còn mở cửa mua chiếc mũ đem về.  Thầy nhận và tỏ vẻ vui.  Còn chị thì rất vui vì làm được một việc vừa lòng Thầy.  Sau đó ít lâu Thầy qua đời.  Và khi chị tới giúp dọn dẹp phòng Thầy ở cũ, chị thấy trong tủ của Thầy có cả tá mũ đủ loại rất đẹp.  Chiếc mũ chị mua biếu Thầy hôm đó trông tầm thường nhất.  Chị chợt tỉnh ra.  Nhìn thì tưởng chị làm CHO Thầy vui.  Chị là người làm phước.  Thực ra chính Thầy cho chị cơ hội để chị được vui lần chót với Thầy.  Để chị được phước báu.  Chính chị là người NHẬN, người được thụ ơn.  Từ kinh nghiệm đó chị nhận và biết là trong cuộc đời khi nghĩ tới cùng thì nhiều khi người cho lại chính là người nhận.  Người nhận là ngươì cho.  Không biết ai là ai. Và ai phải cám ơn ai.  Thôi thì cứ cám ơn nhau vậy.  Và cám ơn Đời....” (thư cuả Du Li)

 

Tôi nhớ mãi câu chuyện trên và khi một người bạn khác của tôi ốm –chị ấy ở một mình không chồng con anh em – mà không chịu để tôi lái xe chở chị đi bác sĩ, lặng lẽ đi một mình.  Tôi phải đem câu chuyện thầy Thiện Ân ra kể cho chị nghe và nói với chị là tôi rất buồn, là chị biết cho (chị đã làm cho tôi và cho mọi người rất nhiều) nhưng chưa biết nhận.  Đôi khi vì sợ phải chịu ơn, không muốn chịu ơn lâu nên phải vội vã trả ơn, theo tôi, cũng là một hình thức bội bạc vì vội vã để “làm cho nó xong” và quên đi thì chẳng là bội bạc thì là gì?  Hoặc là cứ để sự ‘không muốn phiền đến ai”ngăn chặn tình thân hay nương tựa đáng lẽ có thể có giữa mọi người.

 

Thói quen tặng quà ở xứ này lâu dần thành lệ, đi đâu gặp ai cũng gói ghém một chút gì mình có để cho nhau, một thói quen tôi thích hơn là những quà tặng gói đẹp đẽ để cho nhau trong các dịp lễ lớn.  Nó gói ghém một chút tình nho nhỏ nhưng chân thành.  Bạn bè ai cho cái gì tôi cũng quí cũng nâng niu.  Các con cho cái gì cũng suýt xoa và đem ra dùng để các con nhìn thấy.  Nhưng cũng không khỏi hơi buồn lòng thấy các con với cuộc sống dư giả, cái gì cũng có nên nhìn cái gì cũng thờ ơ, không thấy có sự quí hoá.  Tôi thấy tôi lụm cụm trong vườn, hái một mớ rau tươi hay một túi hoa quả mình có công trồng và lấy làm kiêu hãnh, cất kỹ để đến chiều đợi các con về chơi là đem ra khoe rau ngon và quả đẹp hiếm, để chỉ thấy đời sống bận rộn ồn ào đã làm các con tôi không chậm lại được, hay lắng nghe hoặc nhìn kỹ thấy những niềm vui nho nhỏ của sự cho và nhận. 

 

Một người bạn già cũa tôi kể lể:  “Tôi nghĩ thật chẳng bao giờ quên được, chị ạ.   Vào đầu mùa Xuân vườn nhà tôi không biết là bao nhiêu đóa hồng nở rộ, nào Blue Girl, Imperial, Double Delight, Brigitte...  Buổi sáng dậy sớm lui cui cắt một bó hồng đủ mầu để chiều đem đến cho vợ chồng đứa con gái ở cách nhà 30 phút. Đến nhà không gặp, chỉ để lại bó bông. Sáng hôm sau lại có việc phải đi về phiá đó qua hướng nhà nó, lại nhìn thấy mấy bông hồng mâù coral mới nở hàm tiếu còn long lanh những giọt sương đêm mà hôm qua chưa cắt được, tôi bèn cắt thêm nữa để cho con.  Vừa đem đến cho, cô con gái vừa nhìn thấy đã cau mặt:  “Mẹ đã cho rồi thôi.” nhưng cũng bảo anh chồng lấy lọ cắm.  Nghe giọng hơi sẵng, tôi biết nó đang bận cái gì, hay đang bực mình cái gì, nhưng tôi cũng nói:  “ Thôi để mẹ cắm cho.” và đang lúc cắm bông vào bình, tôi lại lấy bông hồng mầu coral ra đưa cho cô con gái đang đứng gần rửa chén: “Con xem cái mầu này đẹp không?” Cô gái gắt, “ Sao lại cứ dí vào mặt con vậy?” làm tôi chưng hửng, đứng ngẩn mặt ra và thấy lòng rưng rưng... Thì ra ở một cái văn hoá dư thừa , cái gì cũng có, chắc chẳng còn gì đáng quí, phải không chị?  Hay là phải cái gì gói ghém đẹp đẽ, lịch sự mới có giá trị chăng?”

 

Có sự “cho” nào như thế này mà không gói ghém tình cảm và người nhận, nếu lưu ý được rằng mình biết nhận cũng là một cách cho, và trong trường hợp này, để làm cho người mẹ vui, dù là trong nhà đã có nhiều hoa lắm rồi, hay hoa này không phải là thứ hoa cô gái thích.... Tôi chỉ còn biết an ủi người bạn già là đừng đặt nặng vấn đề, chắc tại cái tuổi già cuả mình nó làm cho mình dễ xúc động, dễ tủi thân đấy thôi.

 

Trên phương diện ngôn ngữ, chữ CHO trong tiếng Việt được dùng rất nhiều và diễn tả nhiều điều khác hơn là làm điều thiện, hay một dịch vụ, hay gửi gấm tình thương yêu tình cảm.  Thử đọc câu này  “Cha mẹ mong nuôi cho con khôn lớn, cho thành người, cho tiền cho bạc.  Con chẳng chịu vâng lời, ăn chơi cho lắm vào, bây giờ trong vòng tù tội.  Cho đáng đời!”  thì quí vị có thấy những chữ CHO này có cùng một nghĩa không?

 

Rồi còn bao nhiêu cái CHO tình cảm, hãy nghe Xuân Diệu viết

 

Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất

Anh cho em, kèm với một lá thư,

Em không lấy, và tình anh cũng mất

Tình đã cho không lấy lại bao giờ.

 

Trong cuộc tình, cái cho này là thú đau thương, và luôn luôn đòi hỏi phải được nhận chứ không phải “cho để mà cho” như hạnh bố thí của nhà Phật.  Vì vậy, nên người nào yêu là người khổ vì “cho tuy nhiều mà chẳng được bao nhiêu” nhất là những mối tình thầm lặng, một chiều.

 

 Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt, không cả sự phân biệt giữa người và ta, để tất cả những tương quan: cho nhận, được thua, phải trái, mất còn, đầu cuối, huyễn thực, sống chết chỉ là những biến số của vô thường trong vòng đời luân lưu chuyển hoá.

 

 

THU LÊ  (5/29/09)

 

23 Tháng Bảy 2011(Xem: 124362)
... chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm trong yên lặng về ý nghĩa sâu thẳm của sự Hội Ngộ và Chia Ly.
22 Tháng Bảy 2011(Xem: 116550)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Thanh Duyên
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 116595)
Chắc là những ai đã tham dự chuyến đi này và cả những ai được nghe kể lại sẽ thấy "vui nhất từ trước tới giờ chưa từng có"
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 109720)
Thấm thoát đã một tuần sau ngày họp mặt Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới lần thứ 2 tại Nam California mà dư âm của ngày họp mặt vẫn còn vấn vương thoang thoảng trong đầu của tôi.
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 99917)
Cám ơn Ban Tổ chức Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền, Cám ơn Thầy Cô, cám ơn tất cả...
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 105303)
Chúng tôi không bao giờ quên những nỗi nhọc nhằn của các Em để gíúp chúng tôi có được những ngày sum hợp vui đẹp vừa qua.
30 Tháng Sáu 2011(Xem: 115156)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thúy An
17 Tháng Sáu 2011(Xem: 106798)
Bài này là một trong rất ít bài con viết cho Ba nếu có 1 thế giới nào khác thế giới này, mà Ba có thể nghe được thì xin ba hãy mỉm cười,
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 101457)
Kính dâng Ba Mẹ và xin lỗi Ba Mẹ, ai con cũng có thể viết cho họ đuợc, viết thư tình, viết công văn, viết thơ tán gái, viết... tùm lum, mà chả mấy khi viết được giòng nào cho Ba Mẹ.
10 Tháng Sáu 2011(Xem: 118954)
Em ạ, hết thảy mọi hoạt độngcủa con người là nhằm đến cái hạnh phúc, ngay cả những chuyện làm đau khổ hy sinh thiệt thòi rốt cuộc lại cũng chỉ vì hạnh phúc.
08 Tháng Sáu 2011(Xem: 138173)
"Bài này được viết và phổ biến từ năm 2009 nhưng được giới thiệu lại như một lời mời gọi chs NQ về Orange County California dự họp mặt chs NQ toàn thế giới lần II ngày 3 tháng 7 năm 2011."
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 125953)
“Ngô Quyền ơi bao năm vẫn xanh màu kỷ niệm Ngô Quyền ơi bao năm vẫn tình cảm vẫn đong đầy”
30 Tháng Năm 2011(Xem: 110350)
Ba đã cho con một tuổi thơ đầy ắp hoa bướm, dù rằng con thiếu Mẹ. Ba đã cho con muôn ngàn tia nắng ấm từ trái tim yêu thương của Ba dù rằng trái tim Ba đang đau buốt.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 107063)
Gương mặt Bố có những nét duyên dáng tráng kiện của một người đàn ông chung thủy và chịu đựng.
25 Tháng Năm 2011(Xem: 113574)
Bao nhiêu năm nay tôi không còn khóc nữa, tôi đã là “người khô nước mắt” rồi!
07 Tháng Năm 2011(Xem: 137538)
NUỐI TIẾC, TIẾC NUỐI - Nhạc và lời Đào Lê Văn, cảm tác từ truyện ngắn “NUỐI TIẾC” của Thiên Thu – Ca sĩ Tâm Thư .
06 Tháng Năm 2011(Xem: 143475)
Đứa con nào cũng vậy, luôn thờ ơ với Mẹ. Mẹ như một hiện hữu mà trời đã cho mình. Cứ nhận lãnh, hưởng thụ vô tội vạ. Cứ thấy mẹ chưa làm hết cho mình, chưa thương yêu mình đúng như mình muốn.
05 Tháng Năm 2011(Xem: 132790)
Trái tim của người Mẹ, từ một người mẹ non trẻ dại khờ, chưa đủ trí khôn, đến một người mẹ da mồi tóc bạc, đi gần hết cuộc đời lúc nào cũng chứa cả một đại dương tình thương cho các con của mình.
28 Tháng Tư 2011(Xem: 105213)
Tháng Tư, bạn có ngậm ngùi không? 35 năm về trước bạn đã thấy gì, bạn đã làm gì? Bây giờ bạn đang làm gì cho ngày 30 tháng Tư lịch sử.