Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Lê Quý Thể - VÀI CẢM NGHĨ SAU TRẬN CHUNG KẾT GIẢI TÚC CẦU THẾ GIỚI

31 Tháng Mười Hai 20221:31 SA(Xem: 4093)
GS. Lê Quý Thể - VÀI CẢM NGHĨ SAU TRẬN CHUNG KẾT GIẢI TÚC CẦU THẾ GIỚI
Vài cảm nghĩ sau trận chung kết giải túc cầu thế giới
 

world cup 2022

 

Như vậy giải túc cầu thế giới năm 2022 ở Qatar đã chấm dứt sau trận chung kết hôm 18 tháng 12 vừa qua giữa hai đội Argentina và Pháp. Kẻ thắng người thua đã được quyết định và không vì một lý do nào để có thể thay đổi được kết quả đó.

Tuy vậy cho đến hôm nay cuộc tranh luận về trận đấu nầy vẫn còn rất sôi nổi trên các mạng điện tử. Những bình luận gia đứng về phía Argentina thì cho rằng đội nầy xứng đáng là đội vô địch vì họ hầu như làm chủ trận đấu từ đầu đến cuối, họ dẫn 2 bàn trước khi bị gở lại 2 đều, họ lại tung lưới địch lần thứ ba và để Pháp gở lại 3 đều sau 120 phút giao tranh. Những bình luận gia đứng về phía Pháp thì cho rằng trọng tài đã có quá nhiều sơ sót trong lúc điều khiển trận đấu nầy, họ cho rằng nếu là một trọng tài khác thì kết quả trận đấu đã hoàn toàn khác hẳn. Tôi nghĩ cả hai nhóm nầy đều có cái lý của họ và những lý đó không phải là không có căn bản. 

Trước hết ta hãy sơ lược về các quả làm bàn gây nên những sự tranh cải:

Ở phút thứ 21 cầu thủ Argentina dẫn bóng vào vùng cấm địa, cầu thủ Dembélé số 11 của Pháp chạy theo và chạm tay vào vai anh cầu thủ Argentina và anh nầy liền té xuống, trọng tài cho Argentina hưởng quả phạt đền. Các bình luận gia nêu câu hỏi tại sao hệ thống VAR đã không được xử dụng trong trường hợp nầy vì nếu trọng tài xem hệ thống VAR thì sẽ thấy ngay không có vụ xô đẩy mà cầu thủ Argentina cố tình té xuống để lừa trọng tài và trọng tài đáng lẻ phải phạt anh cầu thủ nầy thay vì cho quả phạt đền. Nếu tôi nhớ không lầm thì suốt trận đấu hệ thống VAR đã không được xử dụng một lần nào, trọng tài VAR ngủ gục sao?

Ở phút thứ 108 Argentina đá thủng lưới Pháp lần thứ ba, những người về phe Pháp cho rằng trọng tài phải ngưng trận đấu một phút trước đó vì có hai ba cầu thủ dự bị của Argentina đã chạy vào sân nên quả làm bàn của Argentina không được tính. Sau nầy trọng tài chính điều khiển trận đấu có phân trần là khi Mbappé đá quả phạt đền thứ hai cũng có cầu thủ dự bị của Pháp chạy vào sân mà không ai nói đến. Theo tôi lý giải cách nầy không hợp lý, không thể lấy sai sót nầy để biện minh cho sai sót khác, khi có bất kỳ ai ngoài 22 cầu thủ trên sân mà trọng tài đã quyết định thổi còi cho đá quả phạt đền là lổi của trọng tài.

Ở phút thứ 117 Argentina không may để bóng chạm tay trong vòng cấm địa đã giúp Mbappé gở lại 3 đều cho Pháp nhưng cũng rất may cho Argentina 1 phút sau đó thủ môn Martinez đã cứu được một bàn thua thấy rõ. Như vậy sự may rủi cũng góp phần không nhỏ cho sự thắng bại trong một trận đấu.

Trên đây là những quả làm bàn được tranh luận vì chúng có thể thay đổi cục diện  của trận đấu trước khi phải qua giai đoạn đá phạt đền luân lưu.


***

Quả bóng đặt ở chấm vôi cách thủ thành 11 mét. Hai đối thủ đối diện nhau, một sau quả bóng, một đứng giữa khung thành trên lằn vôi cuối sân. Một quyết tung lưới đối thủ. Một quyết cản ngăn. Hai người nhìn nhau và đoán hành động kế tiếp của nhau. Các cầu thủ khác đều đứng ngoài vùng cấm địa và mọi người kể cả chục ngàn khán giả trong sân và hàng triệu triệu khán giả theo dõi trên màn ảnh truyền hình đều chờ đợi tiếng còi của trọng tài. Đó là những giây phút hồi hộp nhất của quả phạt đền.

Nhưng trước hết chuyện gì đã dẫn đến quả phạt đền.

Có hai trường hợp phạt đền: phạt đền giữa trận đấu và phạt đền cuối trận đấu. Phạt đền giữa trận đấu khi trọng tài thổi phạt cầu thủ của đội phòng ngự phạm lỗi với cầu thủ của đội tấn công hoặc để bóng chạm tay trong vòng cấm địa. Trọng tài sẽ ra hiệu đá phạt đền bằng cách thổi còi và chỉ tay vào dấu chấm phạt đền. Cần lưu ý hệ thống VAR hiện nay giúp tránh rất nhiều những lầm lỗi của trọng tài cũng như những đánh lừa của cầu thủ của đội tấn công. Phạt đền cuối trận đấu là những quả phạt đền luân lưu để phân thắng bại sau 120 phút hai đội huề nhau. Đều là những quả phạt đền nhưng có điểm khác nhau. Trước hết có hai trọng tài điều khiển, một trọng tài chính thổi còi cho phép khởi sự, một trọng tài phụ quan sát thù môn ở lằn vôi cuối sân, nếu thủ môn di chuyển qua khỏi lằn vôi cuối sân trước khi đối thủ chạm bóng thì trọng tài phụ quyết định cho đá lại lần thứ hai nếu lần thứ nhất thất bại. Trường hợp quả phạt đền giữa trận đấu khi thủ môn cản được bóng thì tất cả các đấu thù đứng ngoài vùng cấm địa đều có quyền chạy vào vùng cấm địa để tranh bóng cho đến lúc trọng tài thổi ngưng trận đấu. Trường hợp quả phạt đền luân lưu cuối trận đấu chấm dứt khi bóng tung lưới hay khi thủ môn cản được bóng vì lý do đó các cầu thủ khác đều tập trung ở giữa sân, trường hợp đá luân lưu nếu không phân biệt được thắng bại sau khi mỗi bên đá năm quả đầu thì mỗi bên sẽ đá năm quả tiếp và vẫn không có kết quả thì sau đó sẽ tính từng quả một.

Trên thực tế thường các quả đá phạt đền đều biến thành bàn thắng ngay cả khi thủ môn có đẳng cấp quốc tế. Điều này có nghĩa rằng phạt đền mang tính chất quyết định. Đá trượt quả phạt đền thường ảnh hưởng nặng tới tâm lý cầu thủ vì đã bỏ lỡ một cơ hội dễ dàng để ghi bàn. Tuy thế kết quả vòng đầu của giải Qatar 2022 cho thấy tỉ lệ đá trượt rất cao, trong 31 quả phạt đền chỉ có 58% thành công, gần như 2 quả phạt đền có một quả đá trượt hay thủ môn cản được bóng, trong lúc kỳ chung kết trước có 71% thành công. Cả Nhật Bản và Tây Ban Nha đều rời cuộc thi ở vòng 16 sau lượt đá luân lưu  trước Croatia và Morocco, họ chỉ ghi được một quả phạt đền. Những cầu thủ  giàu kinh nghiệm như Lewandowsky, Leonel Messi, Sergio Busquets, Harry Kane đều đã bỏ lỡ. Vậy thì tại sao những quả phạt đền nầy đã không thành công?

Những cầu thủ đá quả phạt đền và các thủ môn là ngững người ngày đêm chuyên cần luyện tập và đã trải qua nhiều trận đấu, kinh nghiệm của họ có thừa nhưng khi đối diện nhau trong một trận đấu vô cùng quan trọng giữa tiếng reo hò của vài chục ngàn khán gỉa kẻ thì ủng hộ phe nầy, kẻ thì ủng hộ phe kia thì áp lực lên họ quá lớn, thêm vào đó sau 120 phút giao tranh trước đó cơ thể của họ đã quá mệt mỏi nên nhiều lúc chân họ không còn hoạt động như họ mong muốn.

Bất chấp sự bắt buộc thủ môn phải có một chân trên vạch vôi khi đối mặt với những quả phạt đền, tỉ lệ cản phá các quả phạt đền của các thủ môn tại Qatar năm nay là khá đáng kể. Từ năm 1966 đến 2018, tỉ lệ cản phá các quả phạt đền ở giải túc cầu thế giới là 17%. Tỉ lệ nầy năm nay là 35%, tổng cọng cà giải có 52 quả phạt đền giữa trận đấu 18 quả đã không thành công.

Trong giải túc cầu thế giới ở Qatar kỳ nầy kể từ vòng 16 trở đi có quá nhiều trận đấu được quyết định thắng bại bởi những quả phạt đền luân lưu ở cuối trận đấu và cũng có những quả phạt đền giữa trận đấu đi vào lịch sử sẽ được nhắc nhở đến nhiều trong tương lai. Trong trận Argentina và Saudi Arabia, cầu thủ thượng thặng Messi đá hai quả phạt đền một thành công và một thất bại và làm đội Argentina chịu nhục trước một đội không tên tuổi Saudi Arabia 2 bàn gở 1 nhưng có thể vì vậy đội Argentina “thức tỉnh” và thắng 7 trận liên tiếp sau đó để trở thành vô địch thế giới. Đối với Harry Kane của đội Anh thì không có cơ hội thứ hai, Harry Kane cũng đá hai quả phạt đền trong trận tứ kết giữa Anh và Pháp một thành công và một bay cao qua khỏi khung thành và làm bao nhiều hy vọng của đội Anh trong mấy chục năm chờ đợi trở thành mây khói.

***

Tôi đã cầu mong cho đội Pháp thành công trong việc bảo vệ chức vô địch kỳ nầy nhưng cuối cùng cũng không thất vọng vì biết trong 21 lần tranh giải trước đây chỉ có hai ngoại lệ là đội Ý năm 1934 và 1938 và đội Ba Tây 1958 và 1962 ở giai đoạn đầu của giải được hai lần vô địch liên tiếp, sau nầy lập lại vô địch liên tiếp là rất khó thực hiện. Tôi cũng công nhận đội Argentina xứng đáng là đội vô địch túc cầu thế giới năm 2022 sau 36 năm chờ đợi (từ 1986) và cầu thủ Messi là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới từ trước cho đên nay.

Mỗi đội tham dự đều có anh hùng của riêng họ như Leonel Messi của Argentina, Kylian Mbappé của Pháp, Luka Modrić cùa Croatia, Achraf Hakimi cùa Morocco, ngoài ra còn có Cristiano Ronaldo của Portugal, Son Heung-min của Hàn Quốc ... và riêng vùng Nam Mỹ trong khi cầu thủ Maradona không còn nữa, Pelé thì nằm trên giường bịnh ở tình trạng thập tử nhất sinh, Neymar của Ba Tây thì quá lu mờ trong giải kỳ nầy, vậy chúng ta hãy để cho Messi tận hưởng những phút vinh quang tột đỉnh của một cầu thủ bóng tròn về già ở tuổi 35 và bỏ qua tất cả những hành động lố bịch của các đồng đội Argentina của anh. Tôi không ngạc nhiên khi toàn dân Argentina vinh danh Messi như những tín đồ sùng đạo vinh danh Chúa ở trên trời vậy.

Chúng ta hãy nhìn về tương lai bốn năm tới tại ba quốc gia ở vùng Bắc Mỹ và tiếp tục chào đón cầu thủ bóng tròn Mbappé ngày càng sáng ngời trên sân cỏ trong những kỳ chung kết túc cầu thế giới 2026, 2030... Chẳng những thế chúng ta còn chào đón nhiều quốc gia khác sẽ lần đầu có mặt trong giải túc cầu thế giới khi giải chung kết được tăng từ 32 lên 46 đội và riêng vùng Á châu từ 4 lên 8 hay 9 đội. Như vậy những quốc gia vùng Đông Nam Á chắc chắn sẽ có đại diện để góp mặt trong các kỳ chung kết tới và biết đâu một đội không tên tuổi gặp may mắn sẽ được cả thế giới ghi vào lịch sử túc cầu như đội Morocco kỳ nầy.

Lê Quý Thể

12/2022

 

 

10 Tháng Sáu 2011(Xem: 118525)
Em ạ, hết thảy mọi hoạt độngcủa con người là nhằm đến cái hạnh phúc, ngay cả những chuyện làm đau khổ hy sinh thiệt thòi rốt cuộc lại cũng chỉ vì hạnh phúc.
08 Tháng Sáu 2011(Xem: 137438)
"Bài này được viết và phổ biến từ năm 2009 nhưng được giới thiệu lại như một lời mời gọi chs NQ về Orange County California dự họp mặt chs NQ toàn thế giới lần II ngày 3 tháng 7 năm 2011."
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 125657)
“Ngô Quyền ơi bao năm vẫn xanh màu kỷ niệm Ngô Quyền ơi bao năm vẫn tình cảm vẫn đong đầy”
30 Tháng Năm 2011(Xem: 109857)
Ba đã cho con một tuổi thơ đầy ắp hoa bướm, dù rằng con thiếu Mẹ. Ba đã cho con muôn ngàn tia nắng ấm từ trái tim yêu thương của Ba dù rằng trái tim Ba đang đau buốt.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 106456)
Gương mặt Bố có những nét duyên dáng tráng kiện của một người đàn ông chung thủy và chịu đựng.
25 Tháng Năm 2011(Xem: 112961)
Bao nhiêu năm nay tôi không còn khóc nữa, tôi đã là “người khô nước mắt” rồi!
07 Tháng Năm 2011(Xem: 136994)
NUỐI TIẾC, TIẾC NUỐI - Nhạc và lời Đào Lê Văn, cảm tác từ truyện ngắn “NUỐI TIẾC” của Thiên Thu – Ca sĩ Tâm Thư .
06 Tháng Năm 2011(Xem: 143042)
Đứa con nào cũng vậy, luôn thờ ơ với Mẹ. Mẹ như một hiện hữu mà trời đã cho mình. Cứ nhận lãnh, hưởng thụ vô tội vạ. Cứ thấy mẹ chưa làm hết cho mình, chưa thương yêu mình đúng như mình muốn.
05 Tháng Năm 2011(Xem: 132200)
Trái tim của người Mẹ, từ một người mẹ non trẻ dại khờ, chưa đủ trí khôn, đến một người mẹ da mồi tóc bạc, đi gần hết cuộc đời lúc nào cũng chứa cả một đại dương tình thương cho các con của mình.
28 Tháng Tư 2011(Xem: 104898)
Tháng Tư, bạn có ngậm ngùi không? 35 năm về trước bạn đã thấy gì, bạn đã làm gì? Bây giờ bạn đang làm gì cho ngày 30 tháng Tư lịch sử.
25 Tháng Tư 2011(Xem: 168024)
"Khép một vầng trăng" hẹn kiếp sau Người về tan tác cuộc bể dâu Ngọc lan hương vẫn nồng trong gió Hiên vắng, tìm em biết chốn nào?
23 Tháng Tư 2011(Xem: 116764)
Đến tháng tư hàng năm, các cháu càng phải nhớ điều đó hơn bao giờ hết, các cháu nhé! Rồi sẽ có một ngày, chất xám Việt Nam thôi chảy ra ngoại quốc...
20 Tháng Tư 2011(Xem: 121118)
Quá khứ, kỷ niệm vẫn đeo đuổi tôi như hình với bóng. Quá khứ sẽ tan biến đi khi tôi không còn hiện diện trên cỏi đời nầy nữa. Buồn ơi! chào mi. Niềm vui ở lại.
10 Tháng Tư 2011(Xem: 136428)
Mụ ao ước nó cưới cho Mụ một cô gái cùng làng để Trâu ta ăn cỏ làng ta, trai làng lấy gái làng ta mới bền. Vậy mà thằng con đích tôn của dòng họ lại phải lòng một cô gái Biên Hòa.
10 Tháng Tư 2011(Xem: 112762)
Trong đêm trường tĩnh lặng, người phụ nữ đau khổ khóc nấc lên: “…Tại sao con tôi ra nông nổi này!? Tại… sao!?...”
01 Tháng Tư 2011(Xem: 132720)
Dẫu lưu lạc nơi xứ mình hay xứ người, tất cả các cựu HĐS Biên Hòa sẽ không quên một thời ...
10 Tháng Ba 2011(Xem: 91015)
Khi những cánh diều đã bay cao, chúng mình nằm trên mặt ruộng , ngửa mặt nhìn trời, tay gối đầu, chân gác chữ ngũ, mắt ngước nhìn những cánh diều bay lượn. Thong dong cuộc đời.