Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - NHẠC “SẾN” BẤT TỬ

16 Tháng Mười 202211:24 CH(Xem: 5552)
GS. Huỳnh Công Ân - NHẠC “SẾN” BẤT TỬ




NHẠC “SẾN” BẤT TỬ


Trong 21 năm tồn tại, miền Nam tự do đã để lại cho nền âm nhạc nước ta một gia tài đồ sộ gồm hàng ngàn tác phẩm của nhiều nhạc sĩ mà tên tuổi của họ không bao giờ quên trong ký ức của chúng ta.

 

Các nhạc phẩm đó đã được viết trong những thể điệu khác nhau: slow, boléro, rumba, tango, valse, twist…Những tác giả nổi tiếng của các nhạc phẩm đó là Lam Phương, Trần Thiện Thanh, Trúc Phương, Thanh Sơn, Anh Bằng, Minh Kỳ , Lê Dinh, Phạm Duy, Anh Việt Thu, Vinh Sử, Hoàng Thi Thơ….và còn nhiều người nữa.

 

Nội dung các nhạc phẩm trước 1975 rất phong phú: tình yêu quê hương, tình bạn, tình yêu nam nữ, tình đời…

 

image001

Nghệ sĩ Lộc Vàng

 

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam thất thủ “bên thắng cuộc” quyết huỷ diệt nền văn hoá của bên “thua cuộc” trong đó có âm nhạc. Họ gọi nhạc của miền Nam là “nhạc vàng” phản động, uỷ mị, yếu đuối, đồi truỵ nên cấm phổ biến. Hai nạn nhân nổi tiếng của chính sách cấm “nhạc vàng”: nghệ sĩ Lộc Vàng thập niên 60 ngoài miền Bắc và ca sĩ Chế Linh sau năm 1975 trong miền Nam.

image004

Ca sĩ Chế Linh

 

Lộc Vàng tên thật là Nguyễn Văn Lộc, người Hà Nội bị bắt ngày 27/3/1968 về tội cùng một số bạn bè tụ tập hát “nhạc vàng”. Ông bị xử tù 10 năm nhưng được trả tự do trước 2 năm sau khi cộng sản chiếm được miền Nam. Còn Chế Linh năm 1978, khi đi hát chui được khán giả yêu cầu hát bản Thành phố buồn thì bị bắt đi cải tạo mất 18 tháng.

 

Mỉa mai thay, cũng những bản “nhạc vàng” mà Lộc Vàng và Chế Linh hát ngày trước để phải đi tù, ngày nay được trình diễn tự do khắp nơi ngay cả trên đài truyền hình của nhà nước .

 

Lời ca trong “nhạc vàng” đa dạng: có những bài hát đầy những từ ngữ trau chuốt hay có khi trừu tượng, triết lý (như nhạc của Trịnh Công Sơn) nhưng phần lớn các bài hát khác được diễn tả thật chân phương, mộc mạc và dễ đi vào lòng người.

 

Những nhạc phẩm dạng đề cập sau cùng đó ngày nay ở Việt Nam được  gọi là “nhạc bolero” (dù không nhứt thiết viết theo điệu boléro) hay miệt thị hơn còn bị gọi là “nhạc sến”. Nhạc sĩ Vinh Sử, vừa mới qua đời cách nay không lâu, được mệnh danh là “ông vua nhạc sến”.

 

Tỉnh từ “sến” nằm trong danh xưng “Marie Sến” dùng để chỉ các cô gái ở mướn cho các gia đình giàu có. Người ta còn gọi họ là “ Marie Fontaine” vì các cô ở mướn đó phải gánh nước lấy từ các vòi nước công cộng về nhà chủ (thời xưa ít nhà có nước máy).

 

Nhiều người đánh giá dòng nhạc nói trên là tầm thường không có giá tri nghệ thuật nên ví von là chỉ dành cho các cô Marie Sền nghe. Họ cho rằng dòng nhạc của nhạc sĩ này, nhạc sĩ kia là sang, là trí thức…

 

Tôi không phải là người sành âm nhạc nhưng là người thích âm nhạc, mà ai lại không thích âm nhạc vì nó đem lại cho chúng ta những giây phút “relax” thoải mái xoá đi những phiền muộn trong cuộc sống. Thời mới lớn, tôi cũng tập tành chơi nhạc, mua một cây đàn guitar và những sách dạy đàn nhưng khi học đến cách đánh các hợp âm thấy quá phức tạp thì nản chí. Tôi cũng tập hát nhưng giọng “ngỗng đực” của tôi cất lên nghe “ không giống ai” lại không đúng nhịp nên bỏ mộng làm ca sĩ dù là ca sĩ “nghiệp dư” (amateur). May thay, ngày nay nhờ người Nhật sáng chế ra Karaoke nên những người dốt âm nhạc như tôi cũng dám liều lĩnh hát theo dòng chữ bên dưới màn hình.

 

Tuy vậy, là người miền Nam, ở trong cái nôi của,dạ cỗ hoài lang và với tiếng ru con của mẹ nên những âm điệu du dương, tha thiết đượm nét u buồn của dòng “nhạc sến” đã thấm vào từng sớ thịt nên tôi vẫn thích loại nhạc bị người ta chê là “sến” đó.

 

Theo tôi, mỗi dòng nhạc đều có số lượng “fan” của nó và nếu những người có trình độ thưởng thức âm nhạc cao họ có dòng nhạc “thính phòng” thì những người bình dân (chiếm số đông) cũng phải có dòng nhạc đáp ứng nhu cầu nghe nhạc của họ. “Nhạc sến” với những thể điệu đơn giản, êm dịu, dễ đàn, dễ hát, lời lẽ mộc mạc, chân tình như bản chất của người miền Nam nên dễ đi vào lòng người. Vì thế trước 1975, các ca sĩ Nhật Trường, Duy Khánh, Chế Linh, Hoàng Oanh, Phương Dung, Giao Linh…đã thành danh ca khi thể hiện dòng nhạc này.


image006

 

Khi phân vân không biết tương lai cuộc tình hai đứa ra sao thì người con trai đặt câu hỏi:

“Em ơi nếu mộng không thành thì sao?”

(Duyên Kiếp-Lam Phương)

 image007



Tâm tình người học sinh khi mùa hè lại đến:

“Mỗi năm đến hè, lòng man mác buồn”

(Nỗi buồn hoa phượng-Thanh Sơn)

 image010



Mối tình nghèo:

“Tôi vốn nghèo, em cũng chẳng cao sang”

(Áo em chưa mặc một lần-Hoài Linh)

 image012



Xa nhau rồi lại tái hợp:

“Về đây bên nhau ta nối lại tình xưa.

Chuyện tình mà bao năm qua em gói ghém từng kỷ niệm”

(Nối lại tình xưa- Vinh Sử và Ngân Giang)

 

Và còn nhiều nữa những bản”nhạc sến” diễn tả nỗi lòng của những con người trong mọi tình huống của cuộc đời. Như vậy không lạ gì chuyện sau một thời gian dài bị cấm đoán dòng “nhạc sến” hay “nhạc boléro” lại trỗi dậy như bão táp ở Việt Nam với những chương trình truyền hình liên tiếp nhiều năm có số khán giả kỷ lục như “Solo cùng Boléro”, “Tuyệt đỉnh Boléro” của đài Vĩnh Long. Chính dòng “nhạc Boléro” này đã đưa nữ ca sĩ Lệ Quyên của miền Bắc lên hàng “siêu sao” ở Việt Nam. Những buổi trình diễn “nhạc sến” của Chế Linh, Tuấn Vũ, Như Quỳnh… ở nhà hát lớn Hà Nội chật ních người xem dù giá vé lên đến hàng triệu đồng.

 

Có thể nói dòng “nhạc sến” đã trở thành bất tử ở Việt Nam dù cho vật đổi, sao dời.

 
Huỳnh Công Ân

Montreal

12-10-2021

 

07 Tháng Mười 2011(Xem: 123322)
Ôi nhớ sao là nhớ. Nhớ những mùa Thu ở Biên Hòa, tuy không nai vàng ngơ ngác nhưng rất vui và khó quên.
07 Tháng Mười 2011(Xem: 131433)
Khi những chiếc lá xanh bắt đầu đổi màu và những cơn gió lạ buổi chiều xô đi cái nóng hâm hấp của mùa Hè là chúng ta cảm nhận mùa Thu đã về.
01 Tháng Mười 2011(Xem: 107135)
Từ khoảng cách rất xa của nửa vòng trái đất, tất cả chúng em, những học trò của Cô xin gửi lời cầu nguyện cho Cô được bình yên ở cõi vĩnh hằng .
20 Tháng Chín 2011(Xem: 124941)
... mừng hôn nhân với hạnh phúc tuyệt vời luôn bền vững đến với hai cháu Đông Phương và Quang Vinh.
17 Tháng Chín 2011(Xem: 120913)
Màu tím man mác buồn của một loài hoa mộc mạc ngày nào không biết có còn vương vấn trong lòng ai một hoài niệm đã xa rồi hay không!?
10 Tháng Chín 2011(Xem: 102879)
Sau lễ cưới tổ chức ở nam Cali vào ngày 10/9/2011 xong, gia đình bạn sẽ tổ chức lễ ra mắt hai cháu với bà con, họ hàng, thân hữu ở quê hương Biên Hòa một tuần lễ sau.
31 Tháng Tám 2011(Xem: 104110)
Tôi viết mấy dòng này như là lời cảm ơn gửi đến Ban Chấp Hành hội Ái-Hữu cựu học sinh Ngô Quyền, ban Tổ-chức, và những khuôn mặt đầy nhiệt tình, thiện chí ...
26 Tháng Tám 2011(Xem: 104484)
Bài hát “Về lại trường xưa thân ái” của Trần Kiêu Bạc đã làm tôi mất ngủ. Đêm tiễn đưa đứng lên cầm bài hát, hát với các em, tôi được đọc từng câu ca thấm thía làm sao.
24 Tháng Tám 2011(Xem: 113674)
khi viết lại những dòng này, dư âm ngày hội ngộ vẫn ẩn hiện đâu đây , hình ảnh của bản nhạc "một thời áo trắng" vẫn còn đây...
21 Tháng Tám 2011(Xem: 101781)
giọng cười của anh Nguyễn Hữu Hạnh, dáng nghệ sĩ điêu luyện cũa anh Võ Đình đang bắt giọng cho thầy cô và các bạn cùng hát bản nhạc "Về lại trường xưa thân ái“
15 Tháng Tám 2011(Xem: 109186)
Mang “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn “nhiệm vụ” trao tặng quí thầy.
12 Tháng Tám 2011(Xem: 113094)
Mỗi thành viên của Đại gia đình Ngô Quyền là một cánh én mang lại mùa xuân hạnh ngộ khi đến với nhau...
12 Tháng Tám 2011(Xem: 121555)
Những ngày sinh hoạt với HAIHCHSNQBH cho tôi cảm giác đầm ấm trong tình đồng nghiệp và tình thầy trò. Cám ơn Hội đã cho tôi cơ hội hưởng được thời gian tuyệt vời đó.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 118603)
Ý Thơ: Hà Thu Thủy Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
06 Tháng Tám 2011(Xem: 107948)
Từ quê nhà, cách nửa vòng trái đất xa xăm, tôi xin kính lời chúc đại hội thành công viên mãn... Rồi kỷ niệm 60 năm, ai còn ai mất? Xin hãy trọn cuộc vui. Thời gian ơi! xin chậm lại.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 124425)
Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.
30 Tháng Bảy 2011(Xem: 119306)
các Chs NQ khóa đàn em đã tạo luồng sinh khí mới và góp phần không nhỏ trong sự thành công, trọn vẹn của ngày Đại Gia Đình Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới kỳ II này.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 124608)
Thơ Phương Linh - Nhạc Ngô Càn Chiếu – Ngô Càn Chiếu trình bày.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 116760)
ngày 31 tháng 12 tôi sẽ về BH cùng các bạn lớp đệ Tứ của tôi tham dự Họp Mặt Cựu Học sinh Ngô Quyền tổ chức tại trường.
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 102416)
Nửa phần đời còn lại có chăng tìm lại được bao niềm vui hạnh phúc nghẹn ngào với mái trường trung học Ngô Quyền của một thời để thương để nhớ…