Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lý Khánh Hồng - ĐỂ VIỆT NAM TIẾN BỘ

12 Tháng Chín 202212:40 SA(Xem: 4211)
Lý Khánh Hồng - ĐỂ VIỆT NAM TIẾN BỘ



LKHong


Lá thư chép lại,

… ông thầy.

Ông có giúp tui được chuyện nhờ cậy này, may ra mình sẽ có bài.

Anh thấy tui luôn chôm chỉa bài những vị có danh có tiếng. Nương theo ý, hoặc bài của họ vốn rất hay ho (của họ,) tháp tùng theo như "Bộ binh tùng thiết,"  thiết giáp, nghĩ xem đi theo chiến xa bọc thép, có ngu mới không theo. Ông anh trong cuộc chơi của mình làm căn cứ trưởng, miễn có phải theo ai. TUI Ở CÁI THẾ CU KY cần lắm cái màn giủ đuôi này. 

Nói để ông anh thương, bài này tui chôm bài hai vị  trong những vị mà anh  có bài của họ thường xuyên trên diễn đàn của ông anh.

Bài của Hàn Lâm, "Nắng tắt đã lâu lắm rồi ,...." và Bài về giáo dục của nhà nghiên cứu giáo dục ... Tam tính

Thú thiệt, hổng có mấy "ổng,"  tui biệt có ý kiến gì. Vì vậy, để tỏ lòng trong trắng của mình. Không phải hám danh hám lợi gì ráo. Chỉ mong đọc được bài có ý kiến hợp. Mong lập lại với bà con mà cũng là cách thức mình cư xử tốt với người mình đọc họ. Tui đọc với lòng tui. Ít ra tui có nói tui thích cái ý của họ. Xin đừng đọc bài như các FAN của những Facebooker nổi tiếng, ghi lại con số!

Thê thảm nào bằng những tấm lòng cho đất nước cho cuộc sống của những người cùng chung ước mơ chìm lĩm trong cái lặng ngắt tình người. Kể cả những người coi nhau cùng mục đích. Có ai bái lạy gì, áo thụng, áo giáp gì! Nhưng thiếu đối thoại giữa những người "viết" người đọc nếu như có dịp cũng uổng.

Nên xin anh  nhờ anh xin hai vị trên đọc dùm bài tôi, với ý xin hai ông cho phép tôi dùng bài của hai vị chở dùm cái ý thô thiển của tôi đến người đọc.

 

 

ĐỂ VIỆT NAM TIẾN BỘ

Lý khánh Hồng



Để Việt nam tiến bộ, cách dễ nhất, hãy phục hồi sinh hoạt Hướng Đạo ở VN.


Trong một tương lai thật gần. Rồi ra, đất nước ta sẽ phải thoát ra khỏi cái họa tuột dốc không phanh như hiện nay. 


Ai mà không mong.. 


Với bạn. Chỉ là ước mơ. Có phải thế không.


Cũng còn tùy.

Nhìn đất nước như hiện tại. Chúng ta thấy những gì. 


Đề cập đến niềm tin khi mà lãnh đạo tối cao vẫn thích tự sướng về lời khen xã giao của WB hồi nào về mặt trời đang tỏa sáng tại Việt Nam” 


VNTB – Mặt trời dần tắt nắng ở Việt Nam

Trong bài viết của Hàn Lâm,

Mặt trời tắt nắng lâu rồi trong nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa

Đảng CSVN chưa tỉnh với tình trạng người Việt Nam làm thuê, làm mướn ở đáy của chuỗi giá trị nên nhiều người vẫn nghiện FDI mà lơ là phát triển doanh nghiệp dân tộc, thờ ơ với cải cách giáo dục.

“Họ lơ là cung cấp lao động có chất lượng cho doanh nghiệp trong nước, cả FDI lẫn quốc nội, nhưng lại bắt đầu say sưa với “chiến lược xuất khẩu lao động chất lượng cao “ cho thị trường ngoài nước. Chán!” – một ý kiến nhận xét.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong tổng số 25.171 doanh nghiệp FDI đang hoạt động, chỉ có 10.125 doanh nghiệp FDI sản xuất kinh doanh lãi, chiếm hơn 40%; trong khi có 14.108 doanh nghiệp báo lỗ, tương đương 56%. Số thua lỗ năm 2020 của các doanh nghiệp FDI ghi nhận lên tới khoảng 151.064 tỷ đồng. Lũy kế đến hết năm 2020, có hơn 16.100 doanh nghiệp FDI báo lỗ, chiếm khoảng 64% doanh nghiệp khai báo. Tổng giá trị lỗ lũy kế của các doanh nghiệp FDI đến hết năm 2020 lên tới hơn 623.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, các dự án FDI hiện nay chủ yếu có quy mô nhỏ. Tính đến hết tháng 12-2021, cả nước có 1.254 dự án đầu tư có vốn từ 50 triệu USD trở lên, còn lại hàng chục ngàn dự án có vốn đầu tư dưới 50 triệu USD, chiếm tới 96,4% tổng số dự án FDI. Hiệu quả sử dụng đất của nhiều dự án FDI chưa cao, suất đầu tư trên 1ha đất trong lĩnh vực chế biến, chế tạo bình quân chỉ đạt 3,7 triệu USD.

Thực trạng chẳng mấy lạc quan ở trên, có thể đến từ nguyên do nguồn lao động đáp ứng cho FDI vẫn chưa tương xứng. Mới đây, tại Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”, đại diện Ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra vấn đề rất nóng đối với thị trường lao động Việt Nam.

Đại diện WB cho rằng hãy nhìn vào bối cảnh hiện tại là Việt Nam có lực lượng lao động có kỹ năng chưa được cao. Đây là vấn đề của giáo dục đào tạo nghề bậc trung cấp và cao học. Về kỹ năng của lao động, hiện tại, Việt Nam đứng thứ 116/141 nước về kỹ năng của học sinh tốt nghiệp trong Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu, thấp hơn nhiều so với một số nước, trong đó có Singapore đứng thứ 79.

Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – ông Phạm Tấn Công đưa ra con số: Khi doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng thay thế hoặc mở rộng, nhóm lao động mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng tuyển dụng hơn cả là công nhân, lao động phổ thông (62%). Tiếp đến là nhóm kế toán (42%), cán bộ kỹ thuật (25%) và quản lý, giám sát (20%). Nhóm lao động có mức độ khó nhất khi tuyển dụng là giám đốc điều hành (15%).


Cái chúng ta thấy ấy . Có làm ta bận lòng?

Muốn thoát.

Ai giúp được để đất nước vượt đèo, vượt khơi. Bay bổng.


Là một người để tâm đến những điều kiện theo đó đất nước mình sẽ phải là thế này hay thế kia.

Cái thời đó, cái thế đó. Người xưa cũng đã biết đến vậy. 

Thời nào, thế nào, con người đó.  

Bằng không. Sao và có ai cần đến “Con người mới XHCN!”


Con người Xã hội chủ nghĩa, xây dựng cái Xã hội chủ nghĩa của họ. Mà ta là nạn nhân bấy lâu nay.

Họ là những đoàn viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh. Cánh tay hậu bị của Đảng, (của họ)

Những người này họ đào tạo qua sinh hoạt của Đoàn. Để làm những lãnh đạo đất nước, những nhà cai trị, những người chỉ huy, ở đầy những bộ phận toàn là có quyền hành ấn định một lối sống ảnh hưởng tới mọi người chúng ta,...


“Chế độ Cộng sản (CS) cổ vỏ cho một lớp người “ Hồng thắm, chuyên sâu,” 

Với ngôn ngữ riêng của đảng CS , là vững đường lối đảng (mà họ đồng hóa với “ Đạo đức cách mạng,”) và giỏi chuyên môn.


Cho đến nay, ai cũng rõ cái Đạo đức cách mạng đó. NÓ chẳng liên quan gì với nền đạo đức của ông cha chúng ta mà họ coi là vừa phong kiến, phản động, vừa có tính tiểu tư sản.

 Người CS. còn được dạy dỗ để biết rõ hơn.  NÓ chẳng liên quan gì với nền đạo đức cũ của ông cha chúng ta .

Mang thêm vào cái “ Tính đảng,” đạo đức cách mạng chỉ còn là chu toàn các nhiệm vụ và đường lối đảng vạch ra.

blank


Mẫu người đạo đức cách mạng của họ hiện nay vẫn là Hồ chí Minh. Con người ông, quả có đạt được vài kết quả. Nhưng có cho là thành công đi nửa, xung quanh nó huyền thoại, thủ đoạn và bao nhiêu sự trí trá. Cũng nhiều như những vòng xoay chong chóng trong cuộc đời nhiều mặt của ông ta. 

Mẫu mực này giúp ta thấy chỗ đứng của thế nào là "Cứu cánh biện minh cho phương tiện.”


Cái không may, trong suốt một giai đoạn,  nhu cầu đánh đuổi ngoại xâm là một nhu cầu quá nặng nề. Sự hợp lực cần thiết đã giúp cho sự đánh bóng thêm nhiều cho  cái hình ảnh trí trá nup vào những giá trị cũ mà Hồ chí Minh vừa phải vay mượn , thâm tâm lại vừa coi khinh.


Tạp chí Nhân Văn.


Điều không may nữa là cứu cánh dùng biện minh cuối cùng cũng không phải là điều thực.

Ảnh hưởng là trên lớp người được nhào nặn theo lối đó, nền đạo đức nào đi nữa cũng  chỉ là những biện minh, miễn là có lợi.


Trong cùng một lúc người dân có thể xoen xoét “chủ trương đường lối đảng,” vừa ăn cắp tài sản nhà nước một cách tự nhiên.Bởi vì trẻ con đến trường để được cổ võ căm thù , được học cái tráo trở. Ca tụng và chửi bới đều rập theo ý đảng !


Từ trên xuống dưới cả nước toát ra cái giả dối mà bản năng sinh tồn đã cho phép để đối chọi với bạo lực sắt máu đảng  đã làm thành những đe dọa  hàng ngày. 


Cố gắng đập phá tận cùng để  xóa bỏ một nền đạo đức cỗ truyền và quen thuộc ; nhà nước áp đặt một cái mà trên cả hai hướng, chấp nhận hay không, đều gây tác dụng xấu trên người thanh niên.


(Lý khánh Hồng. “Vấn đề Giáo dục,” Tạp chí Nhân Văn  số 28 năm thứ hai,tháng 8 năm 1984, tr.73 ,.., tr., ..tr78,)


Mới chỉ đề cập đến cái  “ Hồng thắm,” chưa hề đụng tới cái “Chuyên sâu,“ năm 1984, viết bài “ Vấn đề Giáo dục,“ với cái kinh nghiệm của người tiếp xúc với những người ; mình được anh em mình vào “Giải phóng“ cho . Chỉ những gì thấy được , từ cái đổi đời 1975, tôi đã phải đưa ra cái ý,

“Phần chuyên sâu, đi kèm theo với chánh sách “ Lao động thực tiễn, “ là một cái dốc khác đẩy tương lai của thanh niên vào vực sâu. “ 

Bây giờ, với cả bao nhiêu năm tháng qua đi. Cái chuyên sâu nó sẽ sâu tới đâu, khi ta không còn “so sánh những giáo viên A“ vào chi viện cho miền Nam. với người phải học theo những cái hay của họ. Những hiểu biết của họ so với những đồng nghiệp trong Nam, cái chênh lệch quá rõ không phải là điều đáng ngạc nhiên. Nhưng nó mới xác định đúng khả năng và hiệu quả của hai nền giáo dục.“  

Bởi vì, cái chuyên mà họ nghĩ là sâu đủ, trong chuyên sâu của cái khẩu hiệu . Vào miền Nam cái đó chỉ có thể đo bằng một hệ thống cân đo khác. Với những thứ như thế, người ta không cất công đi đo độ “ Sâu “của nó. Làm gì có độ sâu mà đo. Có chăng , sẽ dễ đo hơn khi chúng ta đo cái độ Nông của nó. Đo cái độ CẠN của nó , họa may có gì để đo.

(Lý k. H,. “ Vấn đề GD, “ tạp chí NV, đã dẫn.tr. 78 .)


Vậy mà,

Bây giờ, thời đại toàn cầu. Chuyên môn của người nước ta . Có nghe thủ tướng VN , ông nào cũng như ông nào, dù Nguyễn xuân Phúc, hay mới đây, …. Phạm văn Chính,... (cũng chỉ một cái tên!) Phát biểu về tương lai VN. Cái ước mơ của các ông ấy không được ai nghe cho lọt tai, vì dốt mà hay nói chữ. Nghe ra là cái nôi điện tử, lẽ nào nó chỉ là cái nôi thì cũng như cái nôi mình nuôi con mình. Mà ở nước này thằng nào con nào nuôi con bằng mình. Nên chuyên môn nước người, có Nôi điện tử Silicon Valley! Ở thung lũng điện tử Santa Clara. Ta cũng (sẽ?) có . Còn hơn, muốn đâu có đó. Bất kể, với cái mình nói đến là cái gì. Nó có điều đặc biệt nào. Cái nào... đó mình có nó ở chỗ này không. Bất kể!

“Bình dương, sẽ dẫn đầu… thế giới về sản xuất dụng cụ điện tử... ”blah...blah…blah....

“Khánh hòa, cái nôi của cả vùng Đông nam á,  …” blah….blah…!


Để thay một lớp người như thế đất nước phải có chuẩn bị. Bằng phải có biện pháp giáo dục mới.

Tôi xin đề nghị, xin mời đọc,

Giản Tư Trung - Nhân tính, Quốc tính và Cá tính

Giản Tư Trung, Viện IRED

Dù đã có vô số bài viết và không ít diễn đàn bàn luận, nhưng với nhiều người, “triết lý giáo dục”, “đích đến của giáo dục” vẫn là một đề tài không những chưa bao giờ cũ mà còn luôn có tính thời sự.

Theo tôi, đi tìm triết lý giáo dục chính là trả lời ba câu hỏi sau: (1) Thế nào là con người? (2) Chúng ta muốn tạo những con người như thế nào? (3) Làm thế nào để tạo ra những con người như vậy?

Như vậy, nghĩ về triết lý giáo dục hay đích đến của giáo dục thực chất là nỗi trăn trở về câu chuyện: “Chân dung” con người mà chúng ta muốn tạo ra trong nền giáo dục này rốt cuộc sẽ là gì, cụ thể như thế nào? Mỗi người, mỗi nhà, mỗi trường, mỗi quốc gia đều có thể mô tả “chân dung” ấy theo nhận thức và cách thức của riêng mình.

Sau nhiều năm làm giáo dục, cũng như sau nhiều năm trực tiếp phụ trách giảng dạy chuyên đề “Bàn về Sự học” và chuyên đề “Quản trị Cuộc đời” ở Trường PACE và Viện IRED, tôi nghiệm ra rằng, con người với “Nhân tính, Quốc tính và Cá tính” (“CON NGƯỜI TAM TÍNH”) là đích đến của giáo dục.

“Nhân tính”?

Là những đặc trưng văn hóa để phân biệt con người với “con khác”, phân biệt giống người với những giống loài khác; khiến con người trở nên khác với muông thú, cỏ cây và máy móc. Đó phải là nhân quyền, nhân bản, nhân văn; là những giá trị có tính phổ quát và trường tồn, được nhân loại tiến bộ cùng chia sẻ như là “tự do, bình đẳng, bác ái” hay “chân, thiện, mỹ”, chứ không bị giới hạn hay chi phối bởi những góc nhìn của quốc gia, chủng tộc, tôn giáo hay thời đại.

Để hình thành nhân tính thì phải có cái “đầu sáng”, trái “tim nóng” và cái “bụng rộng”. “Đầu sáng” là cái đầu có khả năng minh định được ai là ai, cái gì là cái gì, và mình là ai; minh định được đúng-sai, phải-trái, chân-giả, thiện-ác, chính-tà…. “Tim nóng” là trái tim có hồn, biết rung cảm trước cái đẹp, nhất là cái đẹp vô hình, cái đẹp không nhìn thấy, không sờ thấy, mà chỉ có thể cảm thấy mà thôi; biết thổn thức trước nỗi đau của đồng loại; biết phẫn nộ trước cái ác; đầy tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn… “Bụng rộng” là sự bao dung, vị tha; chỉ có “bụng rộng” thì ta mới bớt hẹp hòi, bon chen, đố kỵ; chỉ có bụng rộng thì ta mới có thể chứa được cả sự hẹp hòi của người khác….

Nói cách khác, con người là một sinh vật có nhân tính, và nếu không có nhân tính thì không phải là con người, mà chỉ là con vật mang hình hài của con người.

“Quốc tính”?

Được cấu thành bởi “dân tính” và “tộc tính”. “Dân tính” tức là “trách nhiệm công dân”, là “năng lực làm dân”, là dân quyền. Còn “tộc tính” có thể được hiểu là “hồn cốt dân tộc”, căn tính quốc gia; là cảm thức về gốc gác, cội nguồn; là nếp sống của gia tộc, dòng tộc, sắc tộc; là “cái neo văn hóa” của mình trong “chốn năm châu”.

Một đứa trẻ Việt được sinh ra và lớn lên ở hải ngoại thì có thể vừa có quốc tính Việt Nam, vừa có quốc tính của nơi mà mình lớn lên. Nhưng một đứa trẻ có cha mẹ Việt, sinh ra và lớn lên trên đất Việt, nhưng lại không rành tiếng Việt lắm, thường chỉ thích ăn đồ Tây, không quan tâm cội nguồn dân tộc Việt, ít có nét văn hóa Việt nào trong người thì liệu có thể được coi là một “người Việt”? Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng trên thực tế đang tồn tại không ít trường hợp như thế, như một số anh chị học viên thường buồn rầu chia sẻ với tôi là “con mình thành con Tây!” (dù vẫn chỉ là “da vàng mũi tẹt”). 

Đến đây, một câu hỏi được đặt ra là, trong tính cách của dân tộc nào, bao giờ cũng có cả cái tốt lẫn cái xấu, có cả hủ tục lẫn mỹ tục, vậy thì sẽ lấy cái gì để minh định đâu là “quốc tính” mà ta nên giữ và nên bỏ? Chẳng hạn, đã từng xảy ra tranh cãi về chuyện chém lợn ở làng Ném Thượng. Nghi lễ ấy đã tồn tại hơn 800 năm, lẽ nào không xứng đáng là “quốc tính”? Nhưng liệu “quốc tính” của người Việt có máu me và bạo lực như thế!? Từ ví dụ đó, có thể thấy “quốc tính” trong giáo dục cũng cần được xây dựng dựa trên nền tảng “nhân tính”. Nói cách khác, “nhân tính” sẽ là một màng lọc để loại ra những “quốc tính” trái với nó. Một “quốc tính” (gồm cả “dân tính” và “tộc tính”) cho dù ăn sâu bén rễ lâu và sâu đến đâu nhưng nếu đi ngược lại với “nhân tính” sẽ không bao giờ là điều đáng để giữ gìn.

“Cá tính”?

Là con người độc lập, tự do; là đạo sống, giá trị sống, cách sống và thái độ của mình; là “bề trong” (phẩm giá), “bề trên” (đức tin) và “bề ngoài” (tính cách) của riêng mình; là “chân thắng” và “chân ga” bên trong con người của mình nhằm ngăn chặn mình làm điều ác và thôi thúc mình làm điều đúng; là thứ để phân biệt mình với người khác, khiến mình khác với đồng loại của mình; là cái mà chúng ta muốn đề cập đến khi thốt lên “Tôi muốn được là chính mình!”, “Tôi muốn được sống đúng con người của mình, sống đúng với lòng mình!”.

Lâu nay chữ “cá tính” thường được hiểu theo nghĩa là một nét dị biệt khác người, cũng như chữ “tự do” hay được hiểu là “muốn làm gì thì làm”. Nhiều cha mẹ ngày nay sẵn sàng cày cuốc sớm hôm để đáp ứng mọi nhu cầu của con, cho con vào những ngôi trường học phí cao chót vót, nơi con “thoải mái thể hiện cá tính không sợ bị ai la rầy”. Nhưng rồi vẫn có không ít những đứa trẻ lớn lên trong sự nổi loạn, hoang mang đi tìm chính mình.

Bởi lẽ, cá tính nếu không được xây dựng trên nền tảng của nhân tính thì sẽ trở thành… “quái tính”, cũng như tự do không có văn hóa sẽ trở thành thứ tự do hoang dã. Bởi lẽ, muốn “được là mình” thì trước hết cần “được là người” cái đã; muốn “khác người” thì trước hết phải “giống người” cái đã, nếu không sẽ rất “kinh người”.

Nếu như “quốc tính” được sàng lọc bởi “nhân tính” thì “cá tính” sẽ được hình thành trên nền tảng của “nhân tính” và được vun bồi bởi “quốc tính”.

Có đích đến cũng chưa chắc đã có con đường để tới đích, nhưng nếu không có đích đến thì chắc chắn sẽ không có con đường nào cả. Do vậy, mọi cải cách giáo dục sẽ lại rơi vào tình trạng sáo mòn và bế tắc, nếu chúng ta (nhà nước, nhà trường, nhà giáo, thức giả, phụ huynh, học sinh…) không cùng nhau làm rõ được đích đến thực sự của giáo dục là gì, không tập trung giúp người học trên hành trình tự lực khai phóng để trở thành con người tự do, có khả năng lãnh đạo bản thân, làm chủ cuộc sống và sáng tạo số phận. Khi ấy, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ tạo ra một thế hệ “điểm số cao” nhưng ít tình người, một thế hệ hoang dã mà thiếu cá tính, một thế hệ người-Việt-mà-không-phải-người-Việt, một thế hệ mang danh “công dân toàn cầu” mà không có “tổ quốc”.

“Công dân toàn cầu” đúng nghĩa sẽ không chỉ có sức vóc, có chuyên môn, mà còn là những con người rất “nhân loại”, rất “dân tộc”, và cũng rất là “chính mình”.

“Công dân toàn cầu” đúng nghĩa sẽ không chỉ học vì điểm số hay bằng cấp, mà còn học cho “ra người” (nhân tính), học cho “ra mình” (cá tính), học cho “ra dân” (quốc tính) và học cho “ra nghề” (chuyên môn).

Thế nên, bất kể sự học hay sự dạy nào cũng cần hướng về đích đến “Nhân tính, Quốc tính và Cá tính”. Bởi lẽ, đó chính là đặc tính của Con Người Tự Do, và cũng là đích đến của Giáo Dục Khai Phóng!


Nên, 


Một tầng lớp người dấn thân, có óc tổ chức, quen với tự mình biết giải quyết  các vấn đề của mình. Và, có ý thức đóng góp, giúp ích,... là cái chúng ta cần.


Chứ không phải lớp người ích kỷ, tham lam, chỉ nghĩ cho bản thân,... như hiện nay.


Để có được lớp người thứ nhất. Ở đâu ra.


Có nhiều xã hội trong cuộc sống người ta thấy rất hiếm khi , hay không có một khả dĩ nào có thể tìm ra cái xác suất để nói rằng có dấu vết của lạc lõng đâu đó  những bóng hình của nhóm người mà ta vừa nhắc tới. 


Nhưng cũng có nhiều xã hội, Con người mà một đất nước như nước ta trong cái thế mà chúng ta vừa đề cập đến., cần có. Họ có nhiều nơi đó. Và , hơn ai hết, người sống trong cái xã hội của họ, biết tìm nó ở đâu 


Thì đó. Còn có ai, và có gì thích hợp hơn, là Phong trào giáo dục Hướng Đạo, để làm công việc cần thiết này. Tạo cho xã hội những công dân, với những đức tính trên. 


Vài nét , như đôi lời giới thiệu về Hướng Đạo.


Hướng Đạo, một Phong trào giáo dục Quốc tế. Qua cách tổ chức, phương pháp, và với thiên nhiên là môi trường tốt cho sinh hoạt. Hướng Đạo với ba yếu tố thật căn bản trên. Không thể bỏ lơ một yếu tố nào của nó. Mới là HĐ. 


Phải theo phương pháp, HĐ, dĩ nhiên, còn Tổ chức. Còn thiên nhiên! Cái Hướng Đạo đó.


Chúng ta đề cập tới Hướng Đạo, là HĐ với ba điều cốt lõi đó . Và Giáo dục HĐ, một trong ba khuynh hướng tác động mạnh mẽ lên đứa trẻ:  gồm giáo dục gia đình, giáo dục Học đường,... rồi là Giáo dục HĐ. 


Trẻ con với sinh hoạt HĐ sẽ có dịp cân bằng những bất cập mà hai nền giáo dục kia vấp phải . 


Giáo dục HĐ. tự thân nó là một nền giáo dục  ngang bằng với hai nền giáo dục kia. Nó trong vai trò thuần túy giáo dục có thể đảm nhận cái nhiệm vụ cân bằng hay bổ sung cho những thiếu sót, bất cập người ta vẫn bắt gặp lúc trẻ ở trong trường học hay những lúc trẻ ở nhà sống với cha mẹ, trong gia đình . 


Cái vị thế của Giáo dục HĐ. nó quan trọng.  Không thể vì mình quen với lối giáo dục học đường mà khi đảm nhận công việc của một người HĐ, tiện tay áp dụng những cách dạy dỗ như trong trường, chỉ qua sách vỡ. Một đại kỵ !


Cũng gần giống thế, sinh hoạt gia đình, thí dụ như mang một mảnh đời gia đình vẫn sống với nhau hằng ngày làm một kéo dài của sinh hoạt gia đình chèn lên sinh hoạt một Đội HĐ, Đội ,đơn vị HĐ, một nòng cốt của tổ chức HĐ. Không có nó, HĐ. không còn là HĐ. 


Nên, sẽ là đại kỵ nữa trong mục đích trau giồi để các em thành người HĐ. mà chỉ vì một bà mẹ thương con mình. Làm cho cái Đội có con bà trong đó, các em đang vui và quây quần với nhau ở góc Đội chuẩn bị cho bữa cơm chiều., đang sinh hoạt bỗng như không còn dấu vết của nó.


Những trao đổi, líu lo,  tranh nhau nói. những cười cợt.  Những sai biểu nhau, T đâu, chén rửa chưa. Hỏi nhau, Q. có nhớ mang dưa mắm không. 

Và HĐ mà sao thiếu những cái lệnh, Lâm, chụp củ khoai này, gọt vỏ rồi đưa đây cho Kỳ nó làm món french-fry,...Thằng bé vừa nói vừa thảy củ khoai cho bạn. Chờ bạn bắt gọn củ khoai. Nó giơ tay cầm con dao như sắp thảy để bạn nó chụp tiếp theo… Chỉ dứ con dao cầm trong tay , dứ lên khoảng không như nó sẽ phóng ngon dao đang nắm trong tay nó, nhưng thật ra rồi cất tay lại. Có đi trại với các em sẽ gặp hoài cái cảnh này.


Nhưng đã trễ ! Cùng với những tiếng cười rộ lên của hết thảy đám bạn cùng Đội. Cả đám đang vui với cái trò chọc những đội sinh rookie, cho nó tởn, sợ chơi vậy chớ đâu có phóng thiệt .


Đã trễ. Trong cái nền của tiếng cười trẻ thơ cùng chung một nhịp , một tiếng la đầy hốt hoảng vang lên. Ối! Không được phóng!


Cả Đội, quay nhìn về hướng có tiếng la. Một vị phụ huynh đứng đó mặt tái xanh.Chổ đó, vị phụ huynh đã đứng nhầm chỗ. Không phải chỗ của phụ huynh .


Những đứa trẻ mới đây sống động. Thành tiu nghĩu sau khi Đội trưởng của chúng giải thích cùng vị phụ huynh Dạ bác hiểu lầm, chúng cháu cầm dao còn phải đúng luật. Đâu có dám phóng. Bác đừng sợ. Chỉ là đùa thôi đó Bác.


Vị phụ huynh an tâm bỏ đi.


Còn đám trẻ tiu nghỉu trở về bếp nấu trần gian, quen thuộc quá với cha mẹ kè kè bên lưng ; không còn thế giới thần tiên líu lo giọng nói tiếng cười.

Nó vừa mới bị dụi tắt với tiếng la hoảng, rất ư quen thuộc ở nhà. Nó thuộc về thế giới khác.


Thế giới khác,  không phải HĐ. Thế giới nơi mọi cử động của con cái trong gia đình bị để ý, với cái nhìn không mấy tin tưởng của Mẹ, và (có khi... cũng lôi theo người cha) luôn luôn nghĩ rằng con mình lúc nào cũng bé bỏng cần mình bảo vệ. Quên rằng khi cho con mình vào sinh hoạt với HĐ mình trao trọng trách huấn luyện cho cái tổ chức  này.


Thành quả của Phong trào HĐ. được toàn thế giới công nhận, với: 

Mục tiêu của PTHĐ, chính là tạo nên những con người cho xã hội hệt như những người  mà chúng ta mong con em mình thành như thế.

Một tầng lớp người dấn thân, có óc tổ chức, quen với tự mình biết giải quyết  các vấn đề của mình. Và, có ý thức đóng góp, giúp ích,...


Trước khẳng định chắc nịch này. Hướng Đạo Việt Nam  cũng phải xét lại khả năng mình….

Bài viết dưới đây, trong khuôn khổ, xét lại thực trạng..


Ở  tuổi các em, những em chúng ta xếp vào hàng Trẻ em ở Việt Nam., hiện nay. Hướng Đạo! Nghe lạ. Tìm không thấy !


Cái lạ .

Ở tuổi là thiếu sinh của một Đoàn Hướng Đạo. Vào những năm 1954, 1955, Hướng Đạo ( HĐ ) không phải chỉ mới lạ với chúng tôi, cái đám con nít. Mà cũng rất mới lạ, cho cả người lớn. Cha mẹ chúng tôi. 


Cái mới lạ bắt đầu, từ sự bắt đầu của một vùng đất nước đi vào một cuộc đổi thay lớn lao. Giống như dựng lại nước. 

Sau khi chống lại cuộc cưỡng chiếm đất nước mà người Pháp đã đặt để trên đất nước chúng ta.


Thời Khai sinh ra nước Việt Nam Cộng Hòa. Miền Nam nước Việt. Hướng Đạo lớn lên với những làm mới đất nước ở miền Nam.


Sau chia cắt 1954, Hiệp định Genève. Đưa cả nước vào  chia cắt.

Phong trào Hướng Đạo thời đó được một số người Việt nhìn thấy như là một cái phải có cho thanh thiếu niên nước nhà. Cũng bị chia cắt.


Trước chia cắt. Họ, những người quan tâm đến giáo dục. họ còn mong đất nước có một lớp người, về lâu về dài, có khả năng mà nhất là có lòng muốn đóng góp, cho đất nước. Để xây dựng đất nước.


Mục tiêu của PTHĐ, chính là tạo nên những con người cho xã hội hệt như những người  mà chúng ta mong con em mình thành như thế.


Một tầng lớp người dấn thân, có óc tổ chức, quen với tự mình biết giải quyết  các vấn đề của mình. Và, có ý thức đóng góp, giúp ích,... 


Bởi vì họ, những người muốn mang cái hình thái sinh hoạt mới mẻ này về cho Việt nam, toàn là những người hoạt động như những người yêu nước.  Điều đáng kể .


Những người Trưởng đầu tiên của chúng tôi. Kể tên, sẽ thấy,

Hoàng đạo Thúy, Tạ quang Bửu, Võ thành Minh, Trần Điền, Trần văn Tuyên,... 


Sau  chia cắt 1954, có những vị ở lại miền Bắc, có những vị vào miền Nam. 

Phái đoàn những bên tham dự hội nghị Genève chia đôi đất nước, phía những người VN.  bên nào cũng có những đại diện cho hai phe là các vị Trưởng Hướng Đạo, và lòng trung thành với đất nước của họ. 

Bên ngoài hội nghị, một Trưởng HĐ khác của VN ngồi thổi khúc sáo u buồn cho ngày chia đôi đất nước, lại, ngậm ngùi với một lòng yêu nước , của riêng ông !


Tuổi nhỏ chúng tôi, là Hướng đạo sinh, thời đó. Như đã nói, là một lớp người được sự trọng vọng của mọi người. Vì lạ. Vì cái lý tưởng mà những vị trưởng tiên khởi đã phổ vào  trong sinh  hoạt. Chúng tôi được nhìn như là những đệ tử chân truyền của các bậc sư, những người Trưởng đó.


Nhưng ,

Với thời gian, và sự tiệm tiến của kết quả giáo dục mà HĐ. mang đến cho người HĐ, nó đồng thời cũng  mang đến những người mang trên mình cái thiên chức Trưởng những đòi hỏi phải lớn lên theo với đòi hỏi của tình thế. Không thể chỉ là người yêu nước là đủ.


Lại nữa, nếu có chút ít chú ý, ta sẽ thấy một nửa nước của chúng ta không có sự hiện diện của phong trào HĐ. Miền Bắc, không có chỗ cho một nền giáo dục mà trước đây nó là cái đích nhắm mà những nhà yêu nước và yêu những sinh hoạt Thanh niên rất ưng ý . Giờ đây, họ những người yêu nước trước đây, giờ ở miền Bắc, không hề, hay nhẹ hơn, không (còn?) lên tiếng cho một hỗ trợ nào về cái nỗ lực làm sống lại phong trào giáo dục này. 


(Giả sử họ có lần nào thành khẩn với cái ý hướng tốt đẹp dành cho con em mà  họ yêu thương , mong chúng sống với những mơ ước trong đời, đời sống tốt đẹp trẻ con các nước khác. Chỉ nước khác thôi. Bất kể là nước nào….” Đen đủi như Angola, hay là chậm tiến như ở xứ Lào,...

Họ lên tiếng xác nhận Hướng Đạo mà họ chọn để cùng đưa vào làm hành trang cho lớp trẻ con , bây giờ thành “nhân,” chả cần gì “ Chi Mỹ,” những đứa trẻ theo đòi lý tưởng của quý Ông giờ này sống với những lựa chọn của họ. Chúng tôi chọn những cái có giá trị trong đời sống cũ có lần quý ông đã giới thiệu. 

Sao bây giờ, những “ chú Bảy, bác Tư,... những nhân danh HĐ ngồi chễm chệ như “lão thành CM,” em cháu phải để cho nhà nước lo . Cái đó phải là công việc của ông nhà nước!

Chú Bảy, bác Tư, thiệt nghĩ như vậy sao! Có thiệt chú và bác là người có “Đi“ HĐ. 


Nhớ hồi mới “GIẢI PHÓNG,“ người trong Nam mình sợ bị liệt vô mấy cái chữ như là Phong kiến, phản cm, phản…, nào là tiểu tư sản,... Vậy mà cứ có người ở ngoài Bắc vô chơi nhà mình, trăm lần như một, ra chào khách, đều bị khép tội phong kiến: “Gia đình mình phong kiến thế ! “ Chỉ vì lễ phép khi chào ai trẻ trong Nam khoanh tay cúi đầu!

Chú Bảy, bác Tư nghĩ sao khi chúng cháu không nghe lời dạy của quý “TRƯỞNG,”

Lần này, không khoanh tay cúi đầu có được coi là tiến bộ. Hay PHẢN ĐỘNG, PHẢN CM.

Chúng tôi có rất nhiều chú bác như thế !) (*)


Sau 1954, rồi 1975. Phong trào Giáo dục Quốc tế Hướng Đạo, dù được khắp các nước Tự do, dân chủ trên thế giới chấp nhận. Lại không được các nước XHCN đón nhận. Nên ở miền Bắc 1954, và cả nước  sau 1975, Hướng Đạo bị xem như ngoài vòng pháp luật. Nên, tìm không thấy.


Vì lẽ đó. Một bộ phận của Hướng Đạo Việt Nam hiện đang sinh hoạt ở ngoài nước. Họ   như là truyền nhân của Hội Hướng Đạo VN. Đại diện chính thức cho một phong trào trong đó những người trẻ khi xưa là đoàn sinh nay đã tiếp nối con đường các Trưởng của họ để lại.

Họ có bổn phận đem cái thành quả thật hiển nhiên mà nền giáo dục các vị Trưởng tiên khởi mong cho VN có bằng những ấp ủ, gieo trồng bao đời trước đây. Những đứa con , những công dân tự rèn tự luyện cho mình những điều sỡ đắc bằng những học hỏi từ phong trào lúc nào cũng đã sắp sẵn, chuẩn bị sẵn sàng  mang ra thi thố.


Liệu có được chút nào không.


Trong nước, làm gì có HĐ mà nói đến xem và xét.


Ngoài nước.


Tha hồ mà hả hê!

Càng lúc càng có nhiều đơn vị HĐ VN. ghi danh với HĐ của QUỐC GIA sở tại.  Sau 1975, nhất là sau đợt lũ thuyền nhân, (Boat people!) 1980,...

KỂ CHI NHỮNG NƯỚC NHỎ NHOI NHƯ nước Nhật, nước Do thái, ở đâu cũng có các đơn vị HĐ VN. 

Các nước lớn như  Huê kỳ, Canada, còn nói gì hơn là bái phục. Chử bái phục lập lại từ Hội Quốc gia bản địa, các ông anh bão trợ này lại phải nghiêng mình bái phục những lớn mạnh của đoàn đang nương tựa vào mình để sống cho ra một đơn vị HĐ. theo thể thức hợp lệ Quốc tế của Văn phòng Hướng Đạo Thế Giới (HĐTG) ấn định.

Mỗi quốc gia chỉ có một Hội HĐ của Quốc gia đó. 

Hướng đạo VN vất vưởng qua bao nhiêu nước. Anh em tôi vẫn cười với ý chí học để còn về giúp… bên nhà ! Mai sau !



Cái sợ, bên trên nhà nghiên cứu Giáo dục nhấn mạnh. Bây giờ là tôi, tôi nhấn mạnh. Bằng lập lại.

“ Có đích đến cũng chưa chắc đã có con đường để tới đích, nhưng nếu không có đích đến thì chắc chắn sẽ không có con đường nào cả. Do vậy, mọi cải cách giáo dục sẽ lại rơi vào tình trạng sáo mòn và bế tắc, nếu chúng ta (nhà nước, nhà trường, nhà giáo, thức giả, phụ huynh, học sinh…) không cùng nhau làm rõ được đích đến thực sự của giáo dục là gì, không tập trung giúp người học trên hành trình tự lực khai phóng để trở thành con người tự do, có khả năng lãnh đạo bản thân, làm chủ cuộc sống và sáng tạo số phận. Khi ấy, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ tạo ra một thế hệ “điểm số cao” nhưng ít tình người, một thế hệ hoang dã mà thiếu cá tính, một thế hệ người-Việt-mà-không-phải-người-Việt, một thế hệ mang danh “công dân toàn cầu” mà không có “tổ quốc”.

Chúng ta không phải lo. 

“Chân dung” con người mà chúng ta muốn tạo ra trong nền giáo dục này rốt cuộc sẽ là 

Thì còn ai nữa !

Một Hướng Đạo Sinh sẽ không chỉ có sức vóc, có chuyên môn, mà còn là những con người rất “nhân loại”, rất “dân tộc”, và cũng rất là “chính mình”.

Họ đã  “ thành con người tự do, có khả năng lãnh đạo bản thân, làm chủ cuộc sống và sáng tạo số phận .”

Cái đích nhắm  là đích đến của giáo dục thực chất là nỗi trăn trở về câu chuyện: “Chân dung” con người mà chúng ta muốn tạo ra .


Cái “ chân dung, “ của người HĐ, giống hệt với con người tự do, có khả năng lãnh đạo bản thân, làm chủ cuộc sống và sáng tạo số phận .”

sẽ không chỉ có sức vóc, có chuyên môn, mà còn là những con người rất “nhân loại”, rất “dân tộc”, và cũng rất là “chính mình”.


Còn chờ gì !

Sao không cùng nhau phục hồi lại cái sinh hoạt tốt đẹp của phong trào Hướng Đạo trong nước.

Có nhiều HĐS. 

Để trao cho họ cái mà chúng ta mong được có họ : Dự phần vào công tác đưa đất nước tiến lên để với cái Sắp sẵn, làm tài nghệ của họ như để sẵn. Chỉ chờ có dịp là mang toàn thân công lực của họ  vào những dự án tự họ thiết lập lấy để theo. Vì chính họ thấy cái cần cho cuộc sống, của chính họ.  Không chờ ai phải nói họ mới làm.

Họ có khả năng, có óc tổ chức, có tánh giúp ích cho xã hội, và cho những người cần đến họ…

Còn chờ gì!


blank


Một công tác điển hình của Hướng Đạo Việt Nam ở hải ngoại ,qua một bài báo Việt ngữ. Và một tường trình của Nội san HĐ Hoa kỳ về một trại Thẳng Tiến truyền thống, tổ chức định kỳ của HĐVN.


Lý khánh Hồng


Phụ chú.

https://ired.edu.vn

https://vietnamthoibao.org


( * ) : nhận xét đầy cảm tính của riêng người viết.

Quý độc giả có thể không cần quan tâm. Và có thể coi là không có trong bài viết này khi mà độc giả không đọc đoạn trên mà bài viết vẫn “ tròn “ ý. Ở sao cho vừa lòng người !





10 Tháng Chín 2023(Xem: 2880)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
02 Tháng Chín 2023(Xem: 3188)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
28 Tháng Tám 2023(Xem: 3158)
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
26 Tháng Tám 2023(Xem: 2904)
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
22 Tháng Tám 2023(Xem: 2836)
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
17 Tháng Tám 2023(Xem: 2761)
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
12 Tháng Tám 2023(Xem: 2751)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3562)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 2933)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3204)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3750)
Do có năng khiếu về âm nhạc, giỏi về nhạc lý, Ba tôi được tuyển chọn làm giáo sư âm nhạc của trường trung học Ngô Quyền từ những năm 1960…
05 Tháng Tám 2023(Xem: 3429)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
29 Tháng Bảy 2023(Xem: 2653)
Những năm sau này, ván đã đóng thuyền, tôi vẫn theo chồng về quê Biên Hoà, nhìn dòng sông chảy, nhìn lục bình trôi, tôi nói với chàng “dòng sông này vẫn là dòng sông Định Mệnh,
28 Tháng Bảy 2023(Xem: 2507)
Chính nhờ những người dám đứng ra gánh vác ngà voi như vậy, mà những người như chúng ta mới có cơ hội được đến gặp lại những người thân quen,
20 Tháng Bảy 2023(Xem: 4829)
Tham dự buổi Picnic hôm nay, gồm cựu học sinh NQ, thân quyến và một số thân hữu của Anh Phẩm, Chị Lynh khóa 6, vốn có cảm tình đặc biệt với NQ,
12 Tháng Bảy 2023(Xem: 7996)
chuyến đi Mũi Đôi - Cực Đông lần này rất ý nghĩa với tôi. Rằng thế giới này dù đảo điên hỗn loạn đến đâu, vẫn còn nhiều lắm những người trẻ tuổi có tri thức có ý thức, cư xử tử tế ...
02 Tháng Bảy 2023(Xem: 2681)
Ta về họp mặt trường Ngô Quyền Để nghe vừa nhớ lại vừa thương Website gửi đến người muôn ngã Nhớ lại một thời ta vấn vương
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 8593)
Suy cho cùng “trong nguy rồi cũng có cơ…” mà, ông bà xưa đã dạy vậy rồi. Chuyến đi Mỹ vừa qua của tôi có 16 ngày, thì vợ chồng bạn Trần Thanh Châu đã “cưu mang” tôi hết 9 ngày.
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5177)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
18 Tháng Sáu 2023(Xem: 2613)
Ngày mai là ngày Father's Day, tôi nhớ ba tui quá nên viết bài này. Đứa con gái ông yêu thương đã là một bà già, nhưng có lẽ dưới mắt ông tui mãi mãi là con gái nhỏ ông yêu thương chiều chuộng.