Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lý Khánh Hồng - MỘT BỮA CƠM, RAU... MẮM..

18 Tháng Bảy 20221:42 SA(Xem: 4522)
Lý Khánh Hồng - MỘT BỮA CƠM, RAU... MẮM..


MỘT BỮA CƠM, RAU... MẮM.

Truyện ngắn
Lý khánh Hồng.


LTG: 
Kính quý Anh Chị,
Xin chuyển đến Quý Thầy cô, đến những bạn hữu và nhất là gởi đến Chị Huệ, tay BẾP thượng thặng của trường chúng mình.
Chị Huệ, tài nghệ của ...người này có đáng để ý không!


tom-kho-danh

Bên ngoài, mưa giờ đã tạnh.

Cơn mưa chiều nay, như những cơn mưa mùa này, thường là những cơn mưa lớn. Lớn đủ để có những đợt lũ. 


Người thanh niên ấy, mặc chiếc áo màu nâu non, quần nâu sậm.  Màu nâu, giống hệt với quần  áo của người dân thường.  

Chàng bước những bước vững vàng, cử động khoan thai. Bước tới, nhìn bức Tổng lãm đồ… mới.

Bước lui, nhìn bức Tổng lãm đồ… cũ.

Chỉ tới, lui, bên hai bức Tổng Lãm đồ. 


Trên đó toàn những vạch, những chấm. Màu sắc các vạch các chấm khác nhau, màu khác , khác nhau để phân biệt hai phe. 

Hai phe đang tranh nhau…. Là lúc phất cờ! 

Lại. Chưa sẵn!!

 

 ... Chợt, vang lên tiếng chiếc phong linh treo đâu đó, Gần thôi. 

Nhưng   tiếng nghe, lúc gần, lúc xa. Không nhỏ nhẻ như tiếng của các cái khác. Mà...  có cả tiếng ngân cao của chuông vàng cùng tiếng trầm đục của khánh bạc. Nghe lạ tai, E chỉ có nó.

Cái phong linh báo khách nơi chàng đang ngụ.

Nghe. Chàng biết ngay. Mình có khách!


Chiếc phong linh được buộc chặt vào cánh cổng, trên con ngõ quanh co dẫn vào nhà.  Khách vào nhà sẽ nhẩn nha bước sau khi đã mở toang  cái cổng. Nó chỉ cất tiếng khi  khách mở cổng. 

Nó không đón gió. Chỉ là để báo cho chủ nó. Đón khách.


Chàng biết sẽ có khách. 

Nguyễn Trãi, bước chân đã chậm lại, tự mình hỏi lấy mình.  

Ai  đây ? 

Vì cớ gì;

mà..  

Lại phải, vào lúc đêm hôm, gió mưa? 

Sao không đợi được đến ban ngày ban mặt?


Nên dù đang mãi chú tâm vào hai bức Tổng lãm đồ. Nguyễn Trãi cũng phải chép miệng, tạm lắng lòng. Sửa soạn đón người khách không mong chờ.


Khách vào, là một người vạm vỡ. Một chàng trai , độ lứa tuổi của Trãi.


Trãi nhận xét ngay.

Khách không phải người vùng này. 

Cách ăn mặc của khách cũng nói lên điều đó. Mặc dù vẫn bộ áo nâu, quần đen như mọi người. Người khách khác lạ lắm. Không như mọi người nông dân sống quanh đây.. 


Với Nguyễn Trãi, sao khách có thể nào dấu được cái gốc người miền biển của khách. Từ cái lối đứng, cái lối đi. Hệt những người cả ngày bước trên cát, quen cái tuồn tuột dưới chân, quen đứng trên ghe, trên thuyền. Lắc lư theo sóng. Thạo nghề sông nước.

Tay chân rắn rỏi. Vai như vai hổ, chân đứng chắc mà cữ động lại nhanh và gọn. Một cao thủ trong nòi nhà võ. 


Ở đây, chỉ có những người theo nghề nông. Đôi chân đứng, cũng chắc. Nhưng thẳng.

Đằng này, tuy không cong “vòng kiềng“ kiểu của dân miền biển; chân của khách nó như, theo với chân những người tháng ngày trên mình ngựa. 

Khách với đôi chân như của các kỵ mã Mông Cổ, chân như ôm lấy hông con ngựa chiến của mình. Cả ngày. Trên lưng ngựa, sao khỏi có cái cốt cách nhà nòi, Tướng quân. 


Trong khi Nguyễn Trãi thầm thẩm định người khách.


Người này, 

Tay thủ lễ, miệng nói lời chào. 

Và vì trước mắt mình là hai bức tổng lãm đồ. Khách không thể nào không để mắt vào .


Tưởng chỉ liếc qua, rồi thì….

Nào dè. đến bức thứ nhì,

Hai mắt chàng như bị giữ riệt lại, tại chỗ.  Mắt vẫn cứ như bị ai dùng thuật thôi miên, giữ cứng lấy. 

Khách không thể để mắt mình rời khỏi các bức Tổng lãm đồ.  Đặc biệt, bức sau, Nghệ An  được khoanh tròn bằng màu đỏ, rất đặc biệt


Mãi đến khi Nguyễn Trãi hắng giọng. Khách mới giật mình:  bẽn lẽn như người bị bắt quả tang đang làm điều gì không phải 

Và càng bẽn lẽn hơn, biết rằng chủ nhà quả là đã biết mình chú trọng đến việc của người ta, khi nghe  Nguyễn Trãi  nhỏ nhẻ cất tiếng... :     

- Tướng quân quả cũng chú ý, và lo đến cái  tình hình này .

  Vậy,....Xin ngồi đây. Để đệ được nghe qua ..lời… 


Không chờ cho Trãi nói tiếp, những lời khách sáo, khách đã vội hỏi:

- Dám hỏi, phải chăng bức này. Tình hình những ngày đói rã. Giết cả ngựa chiến, voi trận để ăn mà sống !? Những ngày qua, ở Chí Linh ?

- Vâng, chính nó.
- Bức kia. Sau lúc chiếm lại được Nghệ An phải không
- Vâng cũng chính là nó. Sao tướng quân biết sau khi…. chiếm lại Nghệ An ? 


Như không nghe câu hỏi của chủ nhà vừa mới hỏi. Khách hỏi thêm, 

  - Chưa chiếm lại. Sao chắc là có khí thế đến vậy ? Bằng vào những gì?  Mà có thể,.. Có được,.... cái thế ấy ? 


Người khách trẻ như bị khích động mạnh. Câu hỏi này dồn câu hỏi khác. Dường như việc gì, thấy ở đây, cũng đều là những chuyện chạm đến  gan, ruột chàng!  
 - Tướng quân tinh ý thật. Quả là ước mơ thôi. Nhưng sẽ phải như vậy! Sẽ phải thế….

 - Làm sao mà được  cái thế ấy. Từ cái thế hiện nay.
 - Thì ra tướng quân cũng có mối bận tâm về Nghệ An. Vì sao.


Người khách trả lời câu hỏi của Nguyễn Trãi, đã không mảy may dấu diếm cái khó khăn. 


Khi, giả sử,  tự thân ông, nếu như ông tự mình đến xin gia nhập đội quân của Lê Lợi . 

Ông muốn tham gia Kháng chiến . 

Để cùng với những tướng khác, những người đã và đang “ nằm gai nếm mật.” cùng ông Lê lợi. để được đóng góp phần mình. 

- Dễ dàng không?.


 Hỏi, rồi tự mình trả lời mình

-  Khó lắm, e là khó lắm! 


Như để tránh cho Nguyễn Trãi cái khó nói, khách nói tiếp. 
- Bởi cái gốc nông dân. Lê Lợi, khi khởi cuộc, quanh ông còn ai hơn những người nhà nông, các bạn ông


Cũng bởi đó mà bao năm nay ông với các Tướng và đội quân toàn những con cháu ngày cày, ngày cuốc, nay vì nghĩa lớn bỏ cả ruộng đồng theo ông để có chết như Lê Lai cũng là giấc mộng con của họ. Đạo quân đó của ông dù ai cũng muốn chết cho ông như Lê Lai, vẫn chỉ chờ bị vây khốn. 

Ba lần, chạy về lánh ở Chí Linh !.

Đội quân đó. Phải có nhiều sự  thay đổi.  Mới mong thắng !


Khách tiếp,

- Tôi mong sao được sửa đổi đội quân binh này thành một đội quân đúng nghĩa. Có thể đánh thắng kẻ địch . 

Thắng cho được. Để đuổi quân Tàu. Để giúp  cho vận nước.


Thân là võ tướng sao lại không thể tự mình phất cờ, giống trống đuổi quân Tàu. Tự lập nghiệp lớn. 

Đã mang thân vào nơi nguy hiểm. Lại còn phải uốn thân cầu cạnh những người nông dân. 


Nói như tự nói với mình, khách tiếp,
- Cái lẽ thịnh suy đã rõ.


Lấy cái uy của nhà Trần với 12 vị vua, trị vì 175 năm, mở mang bờ cõi, sửa sang việc nước. Lại chống với nhà Nguyên giữ gìn được giang san, có công với đất nước. 

Nhưng cái mục nát vào cuối đời đã hiện rõ với hai vua, vua Dụ Tông, và vua Nghệ Tông người thì ham chơi không lo việc nước lại làm loạn cả kỷ cương ; người thì không phân biệt được hiền, gian nối giáo cho quyền thần làm loạn tự hại lấy mình. Cái uy đó nay đã vỡ. Bám vào sao cho được.


Vả lại.

Nguyên khí của đất nước phải kiện toàn.

Đã có người vì vận nước  đãm đương, mưu lấy việc lớn  cho thiên hạ. Lại đang giằng co với địch. 

Ta lòng nào chỉ nghĩ đến danh tiếng dòng họ so với kẻ nông dân. Hoặc giả, tự thân ngài, sao phải phục tùng Bình Định Vương !


Vì vậy mà phải đến tìm gặp người mà tôi nghe nói là đã được Lê Lợi bái làm người giúp cho ông về các kế sách. 


Nghe khách  thổ lộ tâm tư, nhất là biết ý của khách về sự cần thiết, phải có sửa đổi trong quân. 

Như đúng ý, Trãi miệng hơi hé cười. Nghiêng người,...

Rót mời khách một bát nụ vối . 


Rót xong, Nguyễn Trãi mới nhận ra, nước nguội, 

Vốn đã để nguội, lạnh tanh; vì hai người chỉ mãi mê bàn chuyện nước non. 


Thấy khách uống ực một hơi, cạn chén. Vẫn còn chép miệng, ra cái vẻ cũng thú vị. Chẳng kém gì như khi được mời một chén nụ vối hôi hổi nóng. 


Khách uống như Hai người,... có với nhau,

Như cái đêm mưa này, mà được cùng nhau, ngồi đây luận bàn chuyện nhà chuyện nước, nhấp một hớp, hai hớp,...nước vối nóng….


Trãi thấy là mình vô tâm quá.

Có ai tiếp đãi khách vụng về như ông không?

Những cái lặt vặt này, mọi khi có “Lọ nồi “ chu toàn cho ông.  Hôm nay,..


Nguyễn Trãi chép miệng,

Nói nhỏ như, chỉ nhỏ vừa đủ, để có thể nói nó, thật  trơn tru cho qua được cái ngượng nghịu của mình về cái vô tâm 

- Chẳng dám nào. Xin hỏi huynh đã dùng bữa, chưa. Chiều nay? Trước khi đến đệ ? 

Đệ đoán , phải là chưa,...

- Thưa chưa. Thật vậy !

   Vã lại từ dạo ra ngoài nhiều như bây giờ. Đã bôn ba . 

   Thì….bỏ bữa cũng là chuyện bình thường của đệ. 

    Xin huynh đừng quá bận tâm! Đệ nhớ lại. Có khi mình cũng chưa được có chút gì trong bụng cả ! Giờ, đệ cũng thấy phải có gì cho cái bụng hẹp hòi của đệ. 

Cả đệ, cũng cần. 

Đệ xin không khách sáo. Mời huynh cùng đệ, mình đã là người nhà, xin xuống  nhà sau. 

         Để xem, may ra... Liệu chú Lọ Nồi, có như mọi khi . 

         Được vậy, có khi…


Nguyễn Trãi, mãi từ lúc khách của mình hăm hở nói. Nói như phải nói cho ra ngô, ra khoai. Một lần. Nói thao thao. 


Ông  im ắng, nhóm lấy cái bếp lửa. Thêm ít củi vào cho cháy bùng lên nhưng không làm động đến cái hăng say của khách.

Với lấy cái nồi bên cạnh bếp, lặng lẽ khoắng tay vào chiếc lu, khoắng hơn một vốc gạo, cho gạo vào nồi. Và cứ thế, cho thêm nước vào. Xấp xỉ cao hơn một lóng tay, đậy vung. Bắt nồi lên bếp.  

Bụng nghĩ. Vo với viết, sạch với dơ, Lắm lúc, phải tòng quyền! Còn phải đem gạo đi vo. Sao nỡ. 


Khách vẫn cứ thao thao. 

Riêng Nguyễn Trãi, ông biết ông cần ra vườn ngắt lấy ít nhiều những đọt lang, phần ngọn non mập ú của các dây lang dân dã, trồng để lấy củ. Khoai, củ, có để ăn thay cơm, khi túng đói. Lần này chỉ cần làm rau không cần củ.


Đứng lên ra vườn lúc này thì không được rồi. Khách vẫn hăng say nói. Nở nào!

Ông ấy mà thấy mình đi ra ! Ối chào,...

Nguyễn Trãi chỉ còn vừa chép miệng. Như chẳng đặng đừng.

- Thôi thì lo sẵn nước sôi. Lúc hái được rau, có ngay nồi nước, luộc  sẽ nhanh.

- Sẽ mời ông ấy cùng với mình cơm rau.

Đến lúc rồi đây…

Là lúc khách hỏi, 

Tôi vì tính chiến lược. Phải chọn Nghệ An để có thể đánh thắng trận chống Tàu. Còn vì lẽ gì ông khoanh tròn lấy Nghệ An. 

Thì cũng như ông. Để cuộc kháng chiến thành công. Chỉ Nghệ An như một cánh cửa mở cho mọi người muốn tham gia công cuộc, mà Chí linh đã làm nghẽn. 

Như tướng quân cũng đã thấy. Tôi cũng chỉ như tướng quân, tham gia vào công cuộc kháng chiến với những đóng góp của mình, Chỉ có những tham gia tích cực của quần chúng những người dân như tướng quân và tôi, trong cái ước mơ của tổ chức ; mong có được sự đóng góp đó của mọi người khi họ cùng ở trong tổ chức thì tổ chức lo gì mình sẽ không đến được với thành công



Nguyễn Trãi bỗng đổi giọng.

- Nhưng gượm đã. Tôi phải ra vườn hái ít rau. Ông có ra cùng không? Nếu không, xin chờ đó, lúc vào tôi sẽ nói.

- Đã thế, thì đi. Vừa đi vừa nói có được không?

- Việc gì mà ông vội thế. Tôi còn phải hỏi ông ít điều trước khi nhận lời chia với ông những việc chúng tôi làm. 

Cũng cần sòng phẳng, ông ạ!

- Đến khổ, lại còn sòng phẳng! Chả việc gì còn phải sòng phẳng. Cứ hỏi. Đáp ngay. Để tôi còn được biết các ông làm gì,...


Thấy khách háo hức bao nhiêu, Nguyễn Trãi như muốn trêu chọc, cố kéo dài câu chuyện ra thành,

- Thì cũng phải sau bữa cơm chứ ?
- Lại còn cơm nước. Không ăn có chết đâu.
- Không ăn không chết. Họa có mình ông.

Tôi, không ăn là chết ngay.


Nguyễn Trãi tiện tay  đưa ra trước mặt khách, là cái chén đầy mắm tôm được Nguyễn Trãi nặn vào với không biết bao nhiêu là chanh, nước được nặn ra  từ các quả chanh tươi ngoài vườn. 

Nặn càng nhiều chanh vào và khuấy để trộn đều, càng mạnh. Những bọt  “tăm“  bốc lên càng nhiều . 

Cũng phải đến lúc….. Cả bao nhiêu mắm trong lòng chén đều sủi tăm,...

Là lúc của,...

Một mùi gì thoang thoảng trong không khí. Nó như con thú bị nhốt trong chỗ chật hẹp. Giờ này, tung bay khắp nơi cho thỏa chí. Càng lúc như càng thơm ra!

Cái thơm ra, dù là quen thuộc, giờ này, vẫn cứ  đánh thức những con tì con vị của con người. Đánh vào cái bao tử vốn rất mau đói. khi họ, chỉ chờ để được vào bàn ăn . 

Khách còn lạ gì với cái món nước chấm cả đời mình đã ăn qua, và có khi phải bấm bụng mà ăn khi túng đói.


Chỉ lấy làm lạ. Cái cách Nguyễn Trãi thuần thục với món ăn đang được ông chuẩn bị. Nó, như toát ra một cách sống.

Nguyễn Trãi như sống với những gì ông đang làm . Hay ông đang muốn sống lại các cảm giác nào  mà ông muốn giữ, qua cách làm.

Cả qua cách nói.

- Thơm không ? 
- Có thơm. Nhưng có gì quý như vàng đâu?
- Ậy!  Xin chờ. 

         Nhờ ông một việc. Xin bẻ hay dằm ớt giúp. 

         Rồi trộn đều vào mắm hộ tôi. Tôi bận tay với cái này .


Cách nói của Nguyễn Trãi kèm với cái vói tay lên cao. Cao hơn bình thường. Như muốn với tay tới những vật treo cao trên …rõ… ràng,...trên...cái Giàn bếp ( gác bếp.) 

Khách không sao kiềm chế được cái tò mò của mình. Khi cố nhìn theo tầm tay với của chủ nhà. Cứ có lần bàn tay của Nguyễn Trãi chạm vào một thứ nào trên cái giàn bếp là khách có một  câu hỏi cho mình

Làm gì với những quả ngô chọn làm ngô giống, phơi khô, rồi hong khói.?

Làm gì với bó măng khô hong khói để giữ được lâu hơn?


Có phải ông ấy nói sẽ là món...lại còn Ậy xin chờ! Tôi còn đang bận, giở tay, đang bận. Cứ như hứa hẹn. 

Hứa hẹn gì với những thức treo gác bếp?


Rồi thì, cũng phải có lời đáp,

- Đây rồi ! Tìm mãi.


Là giọng nói của Nguyễn Trãi, giọng vui như gặp lại bạn. Mặt hớn hở,...

Tay nhón cái bọc xung quanh đầy bồ hóng, ám đầy bụi khói của những lần cây rừng dùng làm củi đốt lò, chụm bếp. Khói tỏa, những bụi than bám đầy.

- Đây rồi. 


Cứ như Nguyễn Trãi mới là người háo hức, muốn biết cái gì nằm trong đó. Nó ra sao?

Chứ như khách dù tò mò đến đâu, cái háo hức so ra phải thua hẳn . 

Chỉ là cái gì trong đó. Là cùng.


Đằng này còn cái mong muốn, được gặp lại...

Ngộ cố tri.

- Thì phải mở nó ra. 


Có dễ không. Gạt cho sạch lớp mồ hóng này. Cũng dễ.

Bày ra trước mắt. Một thỏi gì, bề mặt  chỉ nhỉnh hơn hai ngón tay ghép lại. Cả bốn bên, cùng như nhau. 

Nên không lớn lắm, cũng chỉ dài độ một bàn tay. Gọn trong một bàn tay.


Khách nhìn tay của Nguyễn Trãi, thấy  càng lúc như run hơn lên khi theo cùng từng lớp lá đã gỡ. 

Mà lá, khốn thay. Chúng là những lá tre, 

Lá tre. Những chiếc lá tre nhỏ. 

Chúng như dính cứng vào cái thỏi gì, gì,... đó. Bóc chúng ra. Khó. Chứ không dễ gì. 


Quan sát Nguyễn Trãi,

Một tay cầm cái thỏi,,..đó , đưa cao vừa với tầm mắt của mình. 

Tay kia, run rẩy vì khó nhặt các cái lá ra. 

Nhưng cứ như dở được một lá ra. Tay sẽ run hơn. Mà mặt thì lại rạng rỡ ! Rạng rỡ trông thấy.


Lấy làm lạ. Không chờ cho Nguyễn Trãi giải thích hay làm gì thêm. Tò mò khách hỏi,

- Này ông, ông làm cái trò gì vậy.  Quỷ ám hay sao thế. Ông đang cầm cái quỷ quái gì mà hớn hở như trẻ được quà vậy.

- Trẻ được quà ? Thấm thía gì. 

Tôi,... tôi nhớ lại cái lúc tôi nghĩ ra được cái lối tôi phải học. Học làm sao ? 

- Cái học, mà Bố tôi muốn, con phải về cố mà học...để trả thù cha,... trả nợ nước. Học làm sao ! 

Cái này. Là cái chúng tôi học được lúc theo đuổi lối học đó

- Ông xem, 


như tiện tay, Nguyễn Trãi dùng dao cứa lấy một đoạn của cái thỏi lạ này, dài bằng một lóng tay của mình cho vào một chén và hơ nhẹ trên bếp lửa. Những dòng như mỡ nước ứa ra, chảy dọc theo, vòng quanh, khu chén, Cùng lúc, nó tỏa lên trên không một ít khói trắng và,...một mùi vị thật thơm ngon… cũng tỏa lên theo.

- Ái chà, thơm .


Khách, vừa mới đây không mặn mà với cái ăn, với cơm, với nước;  mà bây giờ cũng bị cuốn vào với mùi thơm. Ông còn tiếp

- Thơm, thơm thật.


Nguyễn Trãi như được thể lấn tới thêm, 

- Anh phải chờ tôi, một tí nữa. Đã ăn thua gì. 


Vừa nói Nguyễn Trãi vừa một tay rót cái thứ như mỡ nước vừa rán xong, rót vào chén mắm..., từng vài giọt một,..., vài giọt một và tay kia khuấy đều mắm trong chén. 

Một nguậy, hai nguậy, ba nguậy. Cả nhà như chỉ có chờ đến cái nguậy thứ ba đó.

Một mùi... của pha trộn đất trời, hỗn hợp mùi hương của cả cái khéo tay phân chia từng lượng mắm,  lượng chanh với từng giọt mỡ làm thành cái mùi chỉ có hôm nay và chỉ có ở đây.


Cầm lấy chén của khách Nguyễn Trãi đơm vào chén cho người anh em mình vài và cơm đang bốc khói. Nói như mời

- Giờ thì xin mời ông anh. Chỉ cơm rau thôi. Mời anh. 


Khách đưa tay gắp cho mình ít đọt lang, thuận tay chấm lấy chúng vào chén mắm đang ngát mùi thơm. 

Cho vào mồm. Bụng nghĩ rằng Tưởng gì, cái món này mình đã ăn và ăn cả đời…


Bỗng như khựng người. Mồm cũng ngừng cả nhai. 

Khách như người đang bị một ai đó cầm lấy tay mình dắt đi vào từng thớ lưỡi. Ở mỗi một góc của lưỡi ông, cũng như ở mỗi một góc của những chỗ làm thành mồm miệng ông, mỗi chỗ dẫn ông đến những cảm giác riêng. 

Cái cay, cái mặn , và chua của chanh. 

Đủ cả, từng vị có từng nơi. 

Đặc biệt các mùi được phân biệt trước bây giờ làm thành chỉ một mùi thôi, ăn một lần sẽ nhớ đời. 


Cái nhớ đời ấy cũng có sự góp phần của những hạt mỡ nước không trộn hẳn được vào mắm mà cũng chả thấm hẳn vào lá vào đọt của rau. 

Giọt mỡ, hôm nay có được nhờ vào cái học của Nguyễn Trãi khi ông muốn làm tròn lời dặn dò của Bố, giọt mở chỉ bám hờ, bám hờ những chỗ khác nhau chờ để gặp các đầu mối dẫn đến con tì con vị của người tri kỹ sành ăn.


Cái lạ của món ăn dẫn cả hai người vào cái lặng im sau bữa ăn.

Nguyễn Trãi ngồi trầm ngâm một lúc, không nói gì.

Khách như lây với tâm sự của Trãi cũng ngồi im.


Trong gian bếp nhỏ, lửa bếp dần tắt. Thỉnh thoảng mới có một tia bùng lên, hãn hữu, không mấy đều đặn, chỉ thỉnh thoảng  lóe lên như để lâu lâu xô cho được cái bóng hai chàng, họ ngồi như tượng, xô chúng vào vách lá. Hai cái bóng bị xô vào vách. Hai chàng vẫn như tượng.


Ngoài trời, tối và im ắng. Không cả tiếng côn trùng. 

Thỉnh thoảng mới có tiếng cành củi trong bếp cháy nổ lép bép, mà nghe cũng, nho nhỏ, chỉ trong bếp.


Trời ở bên ngoài, hôm nay,  có cái gì khác thường.. 

Nó tĩnh lặng đến lạ. 

Không tiếng cú ăn đêm, không cả tiếng những con dơi bay vớt muỗi vẫn hay nghe. 

Tiếng trống canh đâu. Sao mãi chưa sang canh ! Chưa sang canh ư .

Lòng chờ mong một cái gì. Cái mà Nguyễn Trãi được hẹn vào hôm nay đây. 

Lòng chờ…. chàng bỏ qua mọi thứ, nên có ai biết trời đêm nay có gì khác.

Thật không.

 
28 Tháng Giêng 2024(Xem: 964)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1067)
Không biết mấy chục năm sau những lứa tuổi học trò ngày nay tại Việt Nam họ cũng sẽ họp mặt trường lớp cũ, họ cũng có những kỷ niệm đẹp dưới mái trường xưa với thày cô, bạn bè,
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 963)
Tôi chỉ kể chuyện cá nhân chứng kiến (bên đây), và xem video ( bún chửi Hà Nội), chớ không vơ đũa cả nắm cho bất cứ nơi chốn nào.
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1305)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
15 Tháng Giêng 2024(Xem: 2191)
nhưng thành phố của tôi có những góc nhỏ duyên dáng và dễ thương khiến người dân bản địa sẽ nhớ hoài như: con đường đẹp dốc tòa, con đường Nguyễn văn Trị (NVT) dọc theo bờ sông
11 Tháng Giêng 2024(Xem: 1000)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho.
02 Tháng Giêng 2024(Xem: 1366)
Nhìn cái mỏ chu chu của thằng con đưa ra chực chờ hôn phá mẹ, hai tay nó đưa ra lo le thọc lét, tôi tuột vội xuống giường chạy ra khỏi phòng: - Thằng khỉ gió đừng thọc lét mẹ, mẹ đầu hàng.
31 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1178)
Đọc tới đây ông xã tôi bảo, Tiễn Vong là Vong cả thế giới năm qua, sao em tiễn vong Chiều Nay dài thế. Vậy đó, hễ nói tới xứ đó là em không kiềm được cảm xúc tuôn trào, huyết áp tăng cao
25 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2121)
Tôi hôm nay trong lòng rất vui Giáng Sinh đến rồi rộn rã nơi nơi Ngày mai con về gia đình sum họp Nâng ly chúc mừng hạnh phúc đầy vơi.
24 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1948)
trong suốt 21 năm tồn tại của miền Nam còn rất nhiều phim hay khác của Âu, Mỹ, Hồng Kông, Ấn Độ và Việt Nam nữa mà chúng ta may mắn được sống ở vùng đất tự do nên có cơ hội thưởng thức
23 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1545)
Theo người hướng dẫn, với cư dân khoảng 15 triệu (chiếm 190/0 dân số Thổ Nhỉ Kỳ), thành phố Istanbul có gần 4 ngàn thánh đường mà đẹp nhất là Đại Thánh Đường Xanh (Blue Mosque).
16 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1628)
Sau nhiều năm đón Christmas lạnh giá ở xứ người, tôi mong có dịp trở lại BH vào dịp lễ Noel một lần, chỉ để :“Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu”,
16 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1582)
Vào tháng 9 vừa qua,vợ chồng Tôi du lịch Iceland bằng Cruiseship Hollandamerica Rotterdam Hai tuần liên tục thưởng thức Iceland Lamb-Rack tuyệt vời không đâu ngon bằng.
12 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1644)
Dù ngạn ngữ Việt Nam có câu ”nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng người dân miền Nam không quên mối hận: Henry Kissinger là người đã khai tử quốc gia Việt Nam Cộng Hoà.
02 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2062)
Vào giữa thập niên 1960s, khi còn ở quân trường trên Đà Lạt, với radio transistor, trong im vắng, lúc 10 giờ tối Thứ Năm, Chương Trình “Nhạc Chủ Đề” của Nguyễn Đình Toàn trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn,..
02 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2288)
Nguyễn đình Toàn, như một định mệnh đã an bài, anh vừa là một nhà văn, một thi sỹ và cũng là một nhạc sỹ nữa trong một công dân VNCH. Anh đã gắn chặt vào đài phát thanh Sài Gòn từ những ngày đẩu thập niên 60
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1941)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1791)
Từ lâu đã là một đối tượng được tôn sùng và xung đột, thành phố Jerusalem đã được cai trị, vừa là một thị trấn cấp tỉnh vừa là thủ đô quốc gia, bởi một loạt các triều đại và chính quyền.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1878)
học sinh ở Mỹ ngay từ nhỏ đã được dạy có niềm tin vào bản thân, không cần phải đem mình so sánh với người khác, mà phải tự so với chính mình.
22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1837)
Tôi cũng tin chắc rằng, tất cả chúng ta phải cám ơn thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trái đất này bỗng nhiên nhỏ bé, người ta gần nhau hơn, dù ở bất cứ nơi nào vẫn có thể “gặp” nhau, nói chuyện với nhau