Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS, Nguyễn Văn Lục - MỖI NGƯỜI CÓ MẶT TRỜI CHO RIÊNG MÌNH

31 Tháng Năm 20221:58 SA(Xem: 4683)
GS, Nguyễn Văn Lục - MỖI NGƯỜI CÓ MẶT TRỜI CHO RIÊNG MÌNH
Mỗi người có mặt trời cho riêng mình

Nguyễn văn Lục


Dalai-Latma



Mặt trời cũng như mặt trăng được coi là gần gũi đối với trái đất và con người. Nhưng mặt trăng xem ra một cách nào đó đã đi vào văn chương và tình tự con người, nhất là của những đôi trai gái tuổi đôi mươi. Mặt trăng nó không là một vật thể nữa mà được nhân cách hóa như một nhân chứng quan trọng qua những lời ước thệ ràng buộc.

Người ta có thói quen gọi là Trăng Thề.

Đến như mặt trăng, không biết vì đí gì cũng trở thành cõi riêng của Chú Cuội. Một mình chú độc chiếm cây đa. Chú còn được người đời thổi đu đủ  đến cha của chú cũng có tước vị là: Cha con cắt cỏ trên trời. Mẹ còn cỡi ngựa đi mời quan viên.

 Đúng là tinh thần một kẻ làm quan, cả họ được nhờ.

Riêng mặt trời- trong quan điểm dân gian và ở tầng cao là quan điểm triết học được gọi chung là: Trời- Đất- Người cùng một bọc mà con người là điểm tựa theo tinh thần: đầu đội Trời, chân đạp Đất.

Con người như thế được coi là trung tâm của vũ trụ. Riêng chữ đạp đất nghe thuận tai, nhưng không thuận lý, thuần tình tý nào cả với muôn loài trên trái đất đã nuôi dưỡng con người.

Chữ đầu đội trời ngày nay có thể cũng trở thành phi thực do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật không gian. Người ta dám nói đến bốn chữ- chinh phục không gian- với các phi thuyền không gian như phi thuyền Phoenix-nó là điểm hẹn của hàng trăm chuyến Đi-Về như con thoi giữa mặt đất và vũ trụ...

Lúc này xem ra chữ Đầu đội trời không ổn nữa rồi. Nó không đội mà nó quậy, nó xuyên phá bầu trời. Từ đó, nó cũng trở thành điểm nhắm của các cuộc tranh chấp toàn cầu  trở thành một thứ Stars War tranh dành nhau giữa các siêu cường chỉ vì cái máu tham: Mặt Trời cho riêng mình. Coi cái Cõi Chung thành cái Cõi Riêng ấy.

Cái kiểu một mình một cõi.

Dầu vậy, thực tiễn mà nói, giữa mặt trời và trái đất khoảng cách là 150 triệu cây số và sự tỏa sáng của nó tạo ra rất nhiều cảnh giới khác nhau. Việc gì cần tranh dành cho riêng mình mà mỗi nơi hưởng ân huệ khác nhau theo luật bù trừ- Được cái này thì mất cái kia.

Ai cũng biết, mặt trời tỏa sáng ở chỗ này thì tối ở chỗ kia. Nóng chỗ này lên đến 40 độ C. Lạnh chỗ kia xuống trừ 20-30C.

Vì thế Osaka (Nhật), khác với Miami, Floride (Mỹ) và khác hẳn với sườn phía đông của Madagascar. Vùng Peterhof của Nga được coi như thiên đàng hạ giới của Nga hoàng, cánh cửa mở ra Âu Châu.

 Đến nỗi, chỉ cần biết anh sống vùng mặt trời nào có thể đoán được anh thuộc xứ sở nào.

Và càng ngày, nhân loại càng có xu hướng tìm về những vùng nắng ấm như cõi riêng của mình..

Những cõi riêng ấy chỉ mặn mà thường dành cho giới giàu và siêu giầu. Nhất là chị em phụ nữ, trong cuộc chạy đua tắm nắng một cách tiềm ẩn đã biến họ thành những thần vệ nữ, phô trương vẻ đẹp thân xác chinh phục thế giới như một thứ ca tụng thân xác.

 Ở bình diện lịch sử thế giới từ thời cổ đại, trước thiên niên kỷ, mặt trời tỏa sáng ra khắp vũ trụ, tạo ra rất nhiều huyền thoại làm nên các nền văn minh nổi tiếng một thời như văn minh Ai Cập, văn minh Hy -La, văn minh Ấn Độ và nhất là Văn minh cổ đại Trung Quốc, suốt 5000 năm lịch sử.

Và chính nơi đây đã mở ra Con Đường tơ lụa, nơi giao lưu với những phát minh lớn du nhập vào phương Tây.

Lịch sử nước Tàu để lại dấu vết của thịnh suy như thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc. Với những lên voi xuống chó của các triều đại, với những nhân vật lịch sử để lại dấu ấn của một nền văm minh rực rỡ và suy tàn.   

 Chư hầu tranh bá làm cõi riêng mở đường cho sự chuyển mình của xã hội và sự co cụm suy yếu làm nước Trung Hoa có lúc chỉ còn 600 dặm vuông.

Chẳng hạn, thời đại Xuân Thu của nước Lỗ kéo dài đến năm 476 TCN. Thời Chiến Quốc kéo dài đến năm 221 TCN.

(Xem thêm cuốn: Lịch sử Trung Quốc của Tào Đại Nghi và Tôn Yến Kinh. người dịch Đặng Thúy Thúy, nxb truyền bá Ngũ Châu.)

Các triều đại ấy để lại di tích lịch sử đậm nét như:Vạn Lý trường thành nổi tiếng vĩ đại. Người ta khâm phục nó về sức người, sức của bỏ ra.

 Nhưng suy ra cho cùng. Mặt trái của nó thật ra nó chỉ là phên giậu, rào cản mà thật ra chỉ là  cũng sự lo sợ của kẻ yếu chống lại cường lực ngoại xâm.

Phần thế giới nói chung, mỗi vùng trên trái đất tự thân họ cũng coi mặt trời như của riêng họ. Họ tìm hiểu, khai trác triệt để những  gì thiên nhiên ưu đãi đã dành cho họ.

 Như rừng nhiệt đới với muôn loài, muôn thú, những dòng sông lượn khúc, những vùng đồng bằng phì nhiêu bát ngát. Vùng xa mạc như Phi Châu với những triền cát sa mạc như các đợt lượn sóng. Đặc biệt những cồn cát phun ra từ núi lửa cực nóng, tại đảo Santorin ở Hy Lạp hoặc những bãi biển mênh mông biển cả mù khơi. Nơi đây cũng là kho dự trữ nhưng quý kim chôn sâu dưới lòng đất. Vùng ôn đới với những đồng cỏ xanh rì, những loài động vật hoang dã mỗi loài mỗi ưu thế để sinh tồn, những hang động  vách núi cao vòi vọi như thách thức cái vô cùng lớn và vô cùng nhỏ của thiên nhiên.

Chấp nhận cái vô cùng lớn và cái vô cùng nhỏ của Trời-Đất là chấp nhận một sự an bài của trật tự thiên nhiên. Tôi chợt nhớ đến thi sĩ Hàn Mặc Tử trong Đà Lạt trăng mờ với câu thơ : Ai hãy làm thinh. Chớ nói nhiều..Để nghe dưới đáy mước hồ reo.  Để nghe tơ liễu run trong gió. Và để xem Trời giải nghĩa yêu...

Lạm bàn. Hãy làm thinh, chữ đắt giá nhất mà kẻ phàm phu tục tử không rớ tới được …

Tuy nhiên, sự an bài trật tự thiên nhiên ấy- thời đại ngày nay- do bàn tay của con người, có những tác động chính trị khiến những nền kinh tế kém mở mang đã tạo ra những luồng di dân khổng lồ làm thay đổi diện mạo các xứ sở, tương lai của một đất nước.

Trong thinh lặng, tôi cảm thức được những ngày tốt đẹp của thế giới vũ trụ hình như đang đe dọa đến sự sinh tồn của con người. Lá phổi của thế giới mỗi ngày bị cắt xén, phá hoại thiên nhiên đến bao giờ. Đã có tiếng gọi từ Phi Châu kêu cứu.

Tiếng gọi khẩn thiết từ Amazon về sự hủy hoại sinh thái. Nay thì có tiếng báo động khẩn thiết từ các nước tân tiến trên toàn cầu.

Mặt khác, tôi vẫn tin vào luật tuần hoàn, luật bù trừ như một trật tự thiên nhiên cho một sự cân bằng hoàn hảo. Chúng ta biết chắc rằng chúng ta không độc quyền trên trái đất này. Nhưng chính chúng ta sẽ không còn nữa, nếu chúng ta hủy hoại trái đất này.

Chúng ta sẽ không có mặt, sau hai triệu năm có mặt. Có sự Vỡ trận do lòng tham vô độ hay do chính sách bất nhân mang tính toàn cầu.

Nó mang tính toàn cầu hóa do biến đổi khí hậu, do nạn triệt sản, hoặc do không phải nạn nhân mãn mà ngược chiều là nạn không muốn có con. Tỉ lệ sinh sản quân bình là hai cho một cặp, nay chỉ đạt tỉ lệ 1.50.

Nhiều yếu tố do con người, vì tham lam vô độ, vì muốn thu tất cả về một, đã làm biến thái diện mạo vũ trụ nhân loại và thế giới.

Dưới đây, xin nêu trường hợp điển hình là nước Trung Hoa.

  • Nước Trung Hoa bước vào thiên niên kỷ thứ ba bằng sự thức tỉnh và bước nhảy vọt

Nhiều người có chút học vấn sơ thiểu hẳn còn nhớ câu nói vượt tầm kích, bất hủ của  Alain Peyrefite, một nhà văn thuộc loại Best Seller vào năm 1973 đã để lại câu nói: Quand la Chine s'éveillera, le monde tremblera... (Khi nước Trung Hoa thức tỉnh thì thế giới sẽ run rẩy).

Thật sự nước Trung Hoa đã thức tỉnh- một thứ  Big bang- sau 33 năm, nhận xét của của Alainh Peyrefitte trở thành hiện thực. Một nước Trung Hoa mà sức sản xuất được coi như Nhà máy sản xuất của thế giới, xuất cảng trên toàn thế giới các mặt hàng tiêu dùng giá cực bèo. Mức tiêu thụ nội địa cho một tỉ 300 triệu người làm chóng mặt nhiều người mà thế giới Tây Phương trước đây chỉ thấy một con quay Khổng Tử quay vù vù quanh mình trong nhiều thế kỷ, sau khi vào năm 1949, thời Mao Trạch Đông lên nắm quyền mà ngày nay chính thức là một nước cộng sản.

Từng lớp chủ nhân ông mới, siêu giầu- một thứ tư bản đỏ- thay cho lớp nông dân cùng cực nghèo đói, thất học, đi chân đất.., quần áo vá đụp như đệ tử của Hồng Thất Công.

Ngày nay, họ có thể tự hào một nhãn hiệu thời thượng: Made in China. Do bàn tay lao động của người nông dân nghèo đói hồi nào. Không mặc cảm mà chỉ có sự tự hào quá mẫn. Các chủ nhân tư bản đỏ ngự trị trong những ngôi nhà cực kỳ sang trọng và tráng lệ. Họ có đủ lý do chính đáng(cái raison d être) để được ở trong những ngôi biệt thự tráng lệ ấy. Mà người phụ nữ trước đây phải nhẫn nhục để được Cơm no, để được bò cưỡi phải tần tảo thuở nào. Nay sáng sáng, phụ nữ quần áo thể thao đúng mốt ra sân cù, hoặc thú chơi nghệ thuật trước đây chỉ dành cho vua chúa.

Phần những người  nông dân Trung Hoa nghèo đói hồi nào ở trong những túp lều xập xệ, xuyềnh xoàng bùn đọng, bẩn thỉu, không có một cái chuồng xí, quần áo váy đụp nhếch nhác, nay ở trong những ngôi nhà đủ tiện nghi sạch sẽ. Con cái được  gửi tới trường mà hàng năm có những ngày nghỉ được trả lương và có điều kiện du lịch trong nước, hoặc nước ngoài như sang Việt Nam.  

Ôi, cách đây sáu thế kỷ, vào năm 1506, nhà thám hiểm thế giới Cristoforo Colombo, nếu nay được sống lại thì giấc mơ thuộc địa ông sẽ có cảm tưởng gì…

Tham vọng của Mao Trạch Đông  đi theo vết chân C.Colombo là vô cùng vĩ đại với nhiều nét đột phá không tưởng và phá sản. Vào năm 1954, ông đã triệt phá tư hữu và người dân chỉ còn có một vài bộ quần áo xanh, một chiếc xe đạp và vài đồ dùng thường ngày. Hình tượng của ông sở dĩ còn được tôn sùng đến ngày nay, mặc dầu ông đã thảm sát cách này cách kia đến hàng trăm triệu người vì những giấc mơ vĩ cuồng của ông.

 Và thời Đặng Tiểu Bình đã biết tạm thời co mình lại, dấu mặt tham vọng, chờ thời cơ đến. Và thật sự một mặt cắt đứt với quá khứ thời Mao khi một mặt ông vẫn phủ nhận thể chế Dân chủ và chỉ tự do về kinh tế. Họ Đặng đã thực hiện nhiều cải cách liên tục về kinh tế vào năm 1989.

Về mặt kinh tế, người Trung Quốc thừa hiểu rằng, chủ nghĩa xã hội thực sự bị chôn vùi ở nghĩa địa. Nhưng một cách nghịch lý, Chủ nghĩa tư bản lại là cơ hội sống còn để nuôi và duy trì chủ nghĩa cộng sản. Cho nên, hãy để một số thương nhân làm giàu trên người khác. Con cái Đặng Tiểu Bình đã mở đường cho cánh cửa làm giàu kiểu này.

Phải chấp nhận có hai loại người giàu ở Trung Quốc. Loại con ông cháu cha như con cái đảng viên, như lá dù bao che, không bị chết đuối khi ra biển khơi.  Loại thứ hai là những cơ sở sản xuất nhỏ ở địa phương và những cơ sở buôn bán ở thành thị.

(Coi thêm GEO. www. Geomagazine.fr, mai-2006)

Vì thế, nói thẳng ra là không có tư bản, chủ nghĩa xã hội sớm muộn cộng sản cũng giẫy chết.

Việt Nam đã thuộc lòng bài học này từ Trung Quốc. Cho nên, đừng lấy làm lạ Việt Nam chỉ là phiên bản của Trung Quốc. Việt Nam theo bén gót Trung Quốc, từng giai đoạn, từng bước để khỏi lỡ đà.

Từ những con cáo già như Lê Duẩn là học trò của Lê Nin, đảng ta. Đỗ Mười, vừa là thợ sơn, thợ hoạn lợn. Đều là thứ con ngoại hôn của Trung Quốc.  Stalin chết, Tố Hữu khóc. Có cần phải trích dẫn bài thơ khóc của Tố Hữu không. Không, bẩn bài viết của tôi.  Cụ Hồ cũng giả vờ khóc. Trò đóng kịch của cụ là nhất, không ai bằng. Văn Tiến Dũng gốc thợ may nhảy lên làm tướng, bởi vì chính quyền, sức mạnh ra từ nòng súng. Con cái Nguyễn Tấn Dũng-trùm tham nhũng- cả ba con, một gái, hai trai đều đã nên ông nên bà.

 Mỉa mai thay cho cả thầy và trò.

Mà người mình có câu: Con lợn có béo, cỗ lòng mới ngon. Nhưng tôi vẫn thích lối viết huỵch tẹt như Trần Đĩnh, trong Đèn Cù, nói quá lời: Cứ nom miệng người đàn bà thì là biết ở dưới nó ra sao.

(Đọc thêm : Đèn Cù của Trần Đỉnh, do Người Việt xuất bản)

  • Tiếng thở dài của Tibet- Tây Tạng

Tây Tạng được coi là mái nhà của thế giới. (Le toit du monde). Và Tương lai nào cho  cho mái nhà thế giới ấy. Vòng quay lịch sử nào dành cho tương lai đất nước này. Vùng LHASSA nay bị bịt mồm bởi Trung Cộng. Phía Bắc của Lhassa là một hồ nước mặn, được coi là linh thiêng, ở độ cao 4718, nơi hành hương của người Tây Tạng cứ 12 năm, một lần theo đúng con giáp.

Từ Thành Đô( De Chengdu) bên Tàu và vùng Lhassa của Tây Tạng, dài 1700 cây số trên những con tàu hỏa với tốc độ từ 160 km-giờ đến 200-giờ chỉ cần mất 13 giờ.

Càng ngày khoảng cách địa lý giữa Bắc Kinh, nước Tàu với Tibet được thu ngắn lại bằng bạo lực, bằng kỹ thuật.

Nhưng khoảng cách tinh thần xem ra càng xa vời.

Cùng lắm nó càng đậm nét Tàu, nhất là giới trẻ Tây Tạng. Họ chạy theo thời trang của thế giới tiêu thụ mà tương lai đặc thù văn hóa và ngôn ngữ của Tibet dần biến dạng.

Đó là nỗi buồn nhược tiểu.

Một đất nước hiền hòa, vượt lên những bụi bậm trần thế. Và là di sản tinh thần của cả thế giới. Mà biểu tượng tinh thần ấy là Đức Đalai- Latma.  Một biểu tượng tinh thần tôn giáo và còn là biểu tượng chống đối lại nước Tàu. Và ngày hôm nay, ngài đã phải ẩn mình ở Dharamsala, bên Ấn Độ. Một con người đứng chung hàng ngũ với Gandhi, Mandela và Luther King.

 Những tiếng nói bất khuất, đượm thiêng liêng, chống lại bạo lực bất cứ từ đâu tới, chọn con đường Trung đạo (voie du Milieu). Đối với vị thánh nhân: trước khi cải tạo thế giới, phải biến đổi chính mình.

Từ năm 2008, sau những giấy loạn năm 2008, hầu như không còn bóng dáng các nhà báo ngoại quốc. Nước Tàu đã thành công trong việc thương mại văn hóa Tây Tạng. Hàng năm, có khoảng 8 triệu khách du lịch người Tàu. Có 30% đến 49% người Hán làm ăn ở Tây Tạng- một hình thức thuộc địa kiểu mới, bọc nhung với bàn tay sắt. Sự phát triển kinh tế ngày có 50 chuyến bay đến Tây Tạng. Càng phát triển kinh tế, Tây Tạng càng biến dạng.

Trường học mở rộng khắp nơi, nhưng đều dạy tiếng Quan Thoại. Tiếng Tây Tạng chỉ là ngôn  ngữ phụ. Nền kinh tế phát triển, nhưng không đem lại lợi nhuận cho người Tây Tạng.

Gớm thay sự thâm độc, tàn bạo, đểu cáng của dân Tầu. Một bên là con tầm nhả tơ, một bên là loài trăn cuốn nuốt chửng vào bụng.

Đôi dòng về Đức Dalai-Latma

Ngài sinh năm 1935 trong một ngôi làng nhỏ của Tây Tạng, con một nông dân. Vào năm hai tuổi, chính quyền Tây Tạng nhìn nhận ngài là kế thừa đời thứ 14 của dalai-latma. Từ đó, ngài được đưa về Lhassa, ngài được truyền thừa là nhà lãnh đạo tinh thần lúc bốn tuổi rưỡi. Từ đó, ngài được truyền dạy các văn bản Phật giáo cổ truyền và một cuộc sống tu trì. Năm 1950, ngài lên nắm quyền điều hành chính trị  của đất nước Tây Tạng.

Nhưng bất hạnh thay, cuộc xâm lăng của nước Tàu buộc ngài phải bỏ xứ sang Ấn Độ. Tại nơi đây, ngài đâ đi cùng khắp thế giới để bênh vực cho lý tưởng tranh đấu của Ngài.

Nhưng vào năm 2011, lúc 76 tuổi, ngài đã từ bỏ vai trò chính trị của mình để chỉ còn giữ vai trò lãnh đạo tinh thần mà thôi.

Thêm một bước nữa, ngài cho rằng có 7 tỉ người mà trong đó có một tỉ  không thuộc tôn giáo nào. Và những con người theo tôn giáo đều có tấm lòng lân tuất. Tấm lòng lân tuất ấy giúp chúng ta học được bài học biết tha thứ.  Và chúng ta phải biết kiềm chế những cảm xúc của mình.

Bỏi vì, Phật không đâu xa. Phật ở trong mỗi người. Ngài Dalai-Latma vì thế không biết giận. Ngài thường thăm nước Nhật và thấy rằng họ ít biết cười.

Tinh thần nghiêm chỉnh của người Nhật rất ngại tiếng cười, vì thiếu nghiêm chỉnh. ( esprit du sérieux) Ngài khuyên họ, các ông hãy cười đi. Các ông sẽ thấy bớt căng thẳng.

Và xa hơn nữa, ngài thấy rằng không cần thiết và cần chấm dứt vai trò truyền thống dalai-lama. Hãy chuyển giao quyền hành chính trị cho một ông thủ tướng được bầu lên.

Thật cao cả cho tấm lòng ấy, biết từ chối vinh danh mà rất có thể biến thành hư danh. (Vanitas vanitatum. Omni vanitatum)

(Đọc thêm Geo, tháng 9-1976).

Đôi lời kết luận

Có một điều chắc chắn và hiển nhiên rằng, thế giới hầu như đã không màng đến số phận nưóc Tibet. Và con trăn Tàu cộng đã nuốt chửng Tibet từng ngày, từng năm. Nó có thể đã tiêu hóa hết vào bụng nó. Nhưng nào phải chỉ có một con trăn Tầu Cộng.

Độc giả tìm hộ cho tôi một câu trả lời khác nữa đi, một con trăn nào đó bất kỳ.

Tôi hiểu rằng, tội ác trong các chế độ độc tài bao giờ cũng có mẫu số chung:  Đó là sự tàn bạo. Tàn bạo kiểu Phát Xít, Hít Le. Tàn bạo kiểu cộng sản Tầu, kiểu Bắc Hàn, kiểu cộng sản Việt Nam. Và nay có kiểu Putin. Và nó cứ diễn ra như thế, như thế.. như cùng một phiên bản.. như được bê tông hóa quyền lực..

Và sau này, ai còn nhắc tới Tibet chỉ còn là một hoài niệm quá khứ.

Trách ai bây giờ. Bởi vì trong chính mỗi người cũng có lòng tham và lòng tham đó bị lợi dụng, bị con trăn nó nuốt chửng như nhận xét của David Suzuki.

Xin trích dẫn câu nhận xét của David Suzuki như một lời nhắn nhủ gửi đến, trong bài:  La société de consommation ne répond plus à nos besoins.(Xã hội tiêu thụ không còn đáp ứng được nhu cầu của con người nữa).

(Bản dịch sang tiếng Pháp của Michel Lopez et Monique Joly trên trang nhà của của Fondation David Suzuki)


15 Tháng Hai 2012(Xem: 142289)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Châu Thùy Dương
14 Tháng Hai 2012(Xem: 121894)
Nhờ sự bùng nổ của phương tiện truyền thông, nhờ trang Web ái hữu cựu học sinh Ngô Quyền, bạn bè chúng tôi lại tìm về với nhau.
10 Tháng Hai 2012(Xem: 131616)
Ngày nào cũng sang sông, cũng đưa đẩy mái chèo mà tôi không thấy chán. Vẫn thương da diết bến sông và con đò cũ kỹ.
10 Tháng Hai 2012(Xem: 150648)
Khi anh thức giấc thì căn phòng đã ngập bóng tối. Anh gần như lạc hướng ở biên giới giữa ngủ và thức. Không gian và thời gian trộn trạo, nhập nhòa.
10 Tháng Hai 2012(Xem: 147192)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
04 Tháng Hai 2012(Xem: 184129)
Gia đình chúng tôi rất cảm kích trước thư báo tang rất sớm của các Anh Chị trong Ban Chấp Hành, và những lời chia buồn chân tình của Quý Thầy Cô, và các bạn đồng môn trước sự ra đi của Thân Phụ chúng tôi.
04 Tháng Hai 2012(Xem: 129135)
Chuyện nội bộ chúng tôi cũng chỉ như giòng chảy của một nhánh sông nếu Đại gia đình Ngô Quyền như là biển lớn.
03 Tháng Hai 2012(Xem: 137311)
Có những người ra đi thoáng chốc đã đi vào quên lãng, nhưng cũng có người đi để lại tiếc thương và kính mến cho bao người.
03 Tháng Hai 2012(Xem: 152457)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông - Hòa Âm : Đỗ Hải - Ca Sĩ : Thanh Hoa
02 Tháng Hai 2012(Xem: 147224)
Phạm Phúc Hải ơi, đến bây giờ bạn mới thực sự hết khổ hết buồn. Những dòng này thay nén nhang tôi vĩnh biệt bạn!....
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 156905)
... khi mở tung cánh cửa sổ cho làn gió sớm ùa vào phòng, Diễm mới cảm nhận được dường như thời tiết đang bắt đầu chuyển mình nhẹ nhàng để bước sang Xuân.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 131184)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Thơ : Từ Nguyễn
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 135203)
Tết năm nay, khi đi dự hội Xuân, Em sẽ đội lên bộ tóc của anh, trang điểm thật đẹp… để thấy mình được trở lại thời thanh xuân, tràn đầy sức sống…
20 Tháng Giêng 2012(Xem: 128185)
“Hoa là hiện thân của bà ngoại, một loài hoa thanh tao cao quí nhất đời…”. Má đã dạy tôi một triết lý lớn ẩn trong hồn mai nhỏ, hoa cứ lặng lẽ cho đời trọn vẹn hương sắc lẫn niềm tin…
19 Tháng Giêng 2012(Xem: 135114)
Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 127308)
Hôm nay, qua khung cửa sổ sau nhà, những cánh đồng khô vàng úa bỗng trở thành một cánh đồng đầy hoa mai vàng rực rỡ. Thì ra những ngày xuân năm nào của tôi đang bắt đầu trở lại.
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 116905)
Thá́ng 12/2011 vừa qua Ngọc Dung có gửi tặng tôi cuốn Ngộ Nhận của giáo sư Kiều Vĩnh Phúc. Sau khi đọc, tôi có mấy hàng này, hy vọng nó không quá chủ quan.
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 125769)
Cũng cùng là một con vật hình thành từ tưởng tượng, nhưng ở hai phương trời Đông, Tây, con rồng được nhìn dưới hai lăng kính trái ngược nhau.
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 143312)
Tự nghĩ, Hương Xuân không còn đầy! Cảm nhận không còn ngất ngây! Do tuổi tác hay do tâm hồn mình "chai" đi mất!?
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 123677)
ôi nhớ và tâm đắc câu hát trong bản nhạc Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”.