Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Huyền Chiêu - KIM TUẤN CHÀNG THI SĨ CỦA MÙA XUÂN

02 Tháng Hai 202111:17 CH(Xem: 8233)
Huyền Chiêu - KIM TUẤN CHÀNG THI SĨ CỦA MÙA XUÂN

Kim Tuấn, chàng thi sĩ của Mùa Xuân

Huyền Chiêu


(kỷ niệm 60 năm ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân,
Thơ Kim Tuấn, Nguyễn Hiền phổ nhạc)


muaxuanMùa Xuân – Tranh minh họa: Huyền Chiêu


Kim Tuấn tên thật Nguyễn Phước Vĩnh Khuê, cái tên làm liên tưởng đến hình ảnh một chàng trai thanh mảnh, nho nhã dù bạn thân của ông, họa sĩ Đinh Cường mô tả “Kim Tuấn hiền lành mập mạp, da hơi ngăm đen với nụ cười híp mắt”. (*)

Kim Tuấn viết bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân năm 1961, khi tác giả mới ngoài 20.

Năm 1962 nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc bài thơ. Từ đó hàng năm, sau khi ông Táo về trời, hoa mai, hoa đào bắt đầu hé nụ, mọi người lại chờ đón văng vẳng đâu đó khúc nhạc Anh Cho Em Mùa Xuân.

NTKimTuan-NSNguyenHien



Cũng như bánh chưng bánh tét, ly rượu mừng, câu đối đỏ, Anh Cho Em Mùa Xuân quá đỗi thân thương, không thân thương sao được khi mùa xuân về anh cho em tất cả.

Mỗi năm có bốn mùa nhưng hình như các thi sĩ, nhạc sĩ thiên vị nhiều cho mùa thu.

Riêng Kim Tuấn, mùa xuân được ông nhắc tới nhiều nhất dù thi sĩ sinh ra trong bối cảnh lịch sử đen tối và cũng như tất cả các thanh niên thuở ấy ông luôn mang nặng nỗi đau thân phận là người con của “nước Việt buồn”

“Khi về núi đứng trông theo
con sông nước cạn bên đèo khói mây
đỉnh cao chiều gió ngang mày
lênh đênh sương phủ vòm cây nhớ rừng
mắt buồn giọt nhỏ rưng rưng
mưa bay xuống thấp lưng chừng lũng sâu
cỏ xanh màu lá hoa sầu
đá xanh màu nhớ đêm sâu ngút ngàn”

(Biên Giới Với Ta Và Rừng)

Trong “Với Tuổi Ba Mươi” chúng ta nghe được tiếng thở dài của người đàn ông không có tương lai:

“Ba mươi tuổi đã hồng trần
đồi hoang vó ngựa bao lần xót xa
tuổi mòn chinh chiến can qua
áo thêu máu lửa đem ra sa trường”

Buồn thì buồn, đau thì đau, nhưng Kim Tuấn chỉ muốn mang niềm hạnh phúc và hy vọng đến cho mọi người.
Ông dỗ dành người yêu

“anh cho em mùa xuân
bàn tay thơm sữa ngọt
dải đất hiền chim hót
người yêu nhau trọn đời
mái nhà ai mới lợp
trẻ đùa vui nơi nơi
hết buồn mưa phố nhỏ
hẹn cho nhau cuộc đời
khi hoa vàng sắp nở
trời sắp sang mùa xuân”
(Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân)

Ông nén đau thương, “dạy cho con tiếng nói thật thà”

“Sau chiến tranh con nhớ về quê
tay cuốc tay cày
thế tay cầm súng
bỏ những ngày cơ cực gian nan
bỏ phố xưa trở lại xóm làng
cày sâu cuốc bẫm
làm lấy mà ăn
đừng xin ai đồng bạc
đừng thèm làm tôi tớ cho ai
con hãy nhớ yêu núi rộng sông dài
nhớ ta là người không là loài vật”
(Dặn Con)

Là con trai duy nhất trong gia đình, ông hiểu trong chiến tranh trái tim người mẹ dễ tan vỡ đến như thế nào. Mẹ ơi, tết con không về nhưng con trai của mẹ vẫn còn đây:

“Tết này thêm chút tiền lương lính
có dăm trăm bạc gửi quê nhà
mẹ mua thêm gạo ăn qua Tết
con ở rừng cam khổ cũng qua”
(Gửi Mẹ Mùa Xuân)

Khi lộc non trẩy lá, khi tiếng chuông chùa ngân vang trong chiều xuân êm ả, Kim Tuấn mơ một ngày về bao xiết thanh bình.

“Khi tôi trở về mẹ vừa tóc bạc. Đôi mắt nhìn vào tương lai và quên bao nỗi ưu phiền. Con cò lại bay trong đồng ruộng xanh. Lũy tre cúi xuống ưu tư cùng mùi khói un quen thuộc.

Khi tôi trở về tôi sẽ đi thăm bờ sông tuổi nhỏ, tôi sẽ buồn thầm những chuyện ngày xưa và sẽ khóc một mình – vì quê hương tôi bao lần đau khổ, bao lần đắng cay, bao nhiêu tủi hờn. Quê hương tôi ở đó. Quê hương tôi khi còn tuổi nhỏ, khi tôi lớn lên bằng tiếng ru hời. Quê hương tôi bao lần đau khổ, bao lần đắng cay, bao nhiêu tủi hờn”.
(Những Điều Ghi Được Trong Giấc Ngủ)

60 năm, kể từ mùa xuân ấy, ông nhạc sĩ tài hoa và ông thi sĩ hiền lành mơ mộng đều đã qua đời nhưng Anh Cho Em Mùa Xuân vẫn còn đó, vẫn vang vọng trong niềm mơ ước một mùa xuân “Đất mẹ gầy có lúa, đồng ta xanh mấy mùa, ngoài đê diều căng gió, thoảng câu hò đôi lứa”

Và mơ ước vẫn mãi là mơ ước.

Nhớ câu thơ buồn như một lời trăng trối:

“Khi tôi trở về, khi tôi trở về cuộc đời xuôi chảy. Có bóng trăng xưa soi trên lối vườn, có rừng cây ốm vì nhiều thương nhớ, và khi thức dậy tôi tìm thấy tôi.”

(Những Điều Ghi Được Trong Giấc Ngủ)

Xin cám ơn và chào vĩnh biệt chàng thi sĩ của mùa Xuân.

(*) trích trong “Kim Tuấn. Chiều Đông Nào Nhung Nhớ – Đinh Cường)

Huyền Chiêu
Tháng giêng 2021



Nguồn: https://tranthinguyetmai.wordpress.com/
24 Tháng Hai 2024(Xem: 1359)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1280)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1766)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1609)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1610)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1404)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1547)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1242)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 2313)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 1198)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 1212)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 2816)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 1475)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri
28 Tháng Giêng 2024(Xem: 1431)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1567)
Không biết mấy chục năm sau những lứa tuổi học trò ngày nay tại Việt Nam họ cũng sẽ họp mặt trường lớp cũ, họ cũng có những kỷ niệm đẹp dưới mái trường xưa với thày cô, bạn bè,
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1447)
Tôi chỉ kể chuyện cá nhân chứng kiến (bên đây), và xem video ( bún chửi Hà Nội), chớ không vơ đũa cả nắm cho bất cứ nơi chốn nào.
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1762)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
15 Tháng Giêng 2024(Xem: 2779)
nhưng thành phố của tôi có những góc nhỏ duyên dáng và dễ thương khiến người dân bản địa sẽ nhớ hoài như: con đường đẹp dốc tòa, con đường Nguyễn văn Trị (NVT) dọc theo bờ sông
11 Tháng Giêng 2024(Xem: 1395)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho.